Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC CỦA ARIXTỐT VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.72 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
  
ĐỀ TÀI: TRIẾT HỌC CỦA ARIXTỐT VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG
CỦA NÓ ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY
Học viên thực hiện: Trần Thị Bích Kiều
STT: 29 Nhóm: 3
Lớp: Ngày 4 Khóa: 22
Giảng viên phụ trách: Ths. Bùi Văn Mưa
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
Ký tên
LỜI MỞ ĐẦU
Aristotle (384-322 TCN) là nhà triết học, tự nhiên học danh tiếng nhất của nền văn
minh Hy Lạp cổ, và là một trong số các nhà triết học vĩ đại nhất của mọi thời đại. Cuộc đời


ông là một câu chuyện thú vị bởi ngoài tư cách là một nhà khoa học vĩ đại thời cổ ông còn
là một người học trò lớn của nhà triết học Platon, là một người thầy, một người bạn tâm
giao của nhà quân sự và chính trị lẫy lừng nhất thời bấy giờ- Alexander Đại đế. Các tác
phẩm của Aristotle có ảnh hưởng lớn đối với triết học qua nhiều thế kỷ từ thời kỳ cổ đại
đến thời kỳ Phục Hưng, và ngay cả ngày hôm nay vẫn tiếp tục được nghiên cứu với những
quan điểm sắc sảo và hiện đại. Là một nhà triết học và một nhà văn phi thường, Aristotle đã
để lại một lượng tác phẩm đồ sộ, con số có thể lên đến hàng trăm cuốn, trong đó có khoảng
31 tác phẩm còn tồn tại đến ngày nay. Các tác phẩm của ông trải rộng trên hàng loạt các
lĩnh vực, từ lý luận (logic), siêu hình học, tâm lý học đến đạo đức học, chính trị học, thiên
văn học, thơ ca, …
Những con người vĩ đại luôn ý thức cao độ về tài năng của họ. Aristotle cũng chính
là một người như thế, điều đó được thể hiện qua câu châm ngôn quen thuộc của ông:
“Không hâm mộ một thứ gì, không kinh ngạc trước một thứ gì''. Quả thực, chính ông – một
nhà khoa học lừng danh của mọi thời đại, người đã đặt nền móng cho nguyên tắc mỹ học
chủ nghĩa hiện thực phương Tây, lại là niềm kinh ngạc và thán phục cho tất cả những người
xung quanh.
Qua đề tài này, chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu triết học của Aristotle để thấy được
khả năng vĩ đại và bộ óc bách khoa toàn thư của ông. Qua đó nhìn rõ sự ảnh hưởng của nó
đến xã hội phương Tây như thế nào?
Do kiến thức và nghiên cứu còn hạn hẹp nên trong bài viết còn nhiều thiếu sót mong
thầy giúp đỡ em hoàn thành đề tài tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ARISTOTLE
1. Cuộc đời của Aristotle:
Aristotle chào đời tại Stagira thuộc miền Thrace năm 384 trước Công Nguyên.
Stagira là một tỉnh nhỏ, là thuộc địa của Hy Lạp bên bờ phía bắc biển Aegean mà ngày nay
có lẽ là Stavro. Cả hai cha và mẹ của Aristotle đều là người gốc Ionien. Cha Aristotle, ông
Nichomachus, là một thầy thuốc danh tiếng tại triều đình Vua Amyntas II, cha của Vua
Philip of Macedonia. Mẹ của Aristotle vốn là người miền Chalcis. Năm 18 tuổi, Aristotle
tới thành Athens và theo hoc nghề thầy thuốc.

Năm 367 trước Công Nguyên, Aristotle vào học trường Academos của Plato. Ông đã
miệt mài nghiên cứu bên cạnh người thầy nổi tiếng của mình trong suốt 20 năm ròng. Dưới
ảnh hưởng của Platon, niềm đam mê của Aristotle cũng hướng vào triết học. Mặc dù
Aristotle là một môn đệ nhiều triển vọng nhất của Plato, nhưng Aristotle không kế thừa
Plato làm người đứng đầu học viện, vì Aristotle có những quan điểm đối lập về nhiều vấn
đề triết học căn bản, nhất là đối với học thuyết ý niệm của Plato. Sau khi Plato qua đời năm
347 Tr.CN, Aristotle cùng với Xenocrates đến Assos, một thành phố ở vùng Tiểu Á, ở đó có
một người bạn là Hermias đang trị vì. Trong thời gian ở triều đình Hermeias, Aristotle cưới
Pythias, cháu gái và là con nuôi của vua. Khi Hermias bị giết trong một vụ phiến loạn,
Aristotle đến Pella, kinh đô của Macedonia. Theo lời mời của vua Philip II, Aristotle làm
thầy day cho Alexander, con trai của nhà vua lúc đó mới 12 tuổi, về sau trở thành Alexander
Đại đế.
Năm 336 Tr.CN, Aristotle trở lại Athens và mở một trường dạy triết học riêng của
mình, gọi là Lyceum ( Học viện). Trường cũng còn được gọi là Trường tản bộ, vì Aristotle
thích bàn luận các vấn đề triết học với học trò trong lúc đi dạo. Học trò của ông cũng được
gọi là phái Tản bộ. Trong số những học trò nổi tiếng nhất của Aristotle có Theophrastus,
Eudemus, Strato và Andronicus.
Năm 323 Tr.CN, Alexander Đại đế qua đời một cách đột ngột và chế độ cại trị ở
Athen bị lật đổ bởi những thế lượng chống Macedonia, Aristotle không được chính quyền
mới ưa chuộng. Chính quyền mới buộc Aristotle tội nghịch đạo, nhưng ông đã chạy trốn về
quê nhà ở Chalcis, Euboea để tránh bị truy nã. Khoảng một năm sau Aristotle qua đời.
2. Các tác phẩm của Aristotle:
Aristotle viết về nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm siêu hình học, vật lý học, logic
học, thi học, sinh học và động vật học, thuật hùng biện, chính trị học, đạo đức học…
Những tác phẩm này của Aristotle được lưu giữ trong các thư viện của những người học trò
trong vài trăm năm và bị hư hỏng nhiều. Sau khi tướng Sulla chiếm Athen năm 86 Tc.CN,
những gì còn sót lại được đưa sang Roma, cuối cùng được xuất bản dưới hình thức sắp xếp
lại do Andronicus ở Rhodes, người đứng đầu Học viện ở Roma, khoảng năm 58 Tr.CN.
Những tác phẩm của Aristotle mà chúng ta có hôm nay là dựa vào bộ sưu tập này.
Xét về toàn bộ, Aristotle viết ba loại công trình: 1- Những đối thoại và các công trình

có tính chất phổ thông; 2- Các sưu tập cứ liệu và quan sát khoa học; và 3- Những chuyên
luận có tính hệ thống.
Các bài viết phổ thông gồm các tập đối thoại (dialogues) theo kiểu đối thoại của
Plato và được viết ra khi Aristotle còn ở Viện Hàn lâm của Plato. Các công trình có mục
đích dành cho công chúng bên ngoài trường học hơn là các học viên của trường. Vì thế
Aristotle gọi chúng là các bài viết phổ biến ra ngoài (exoteric writings). Không một bài viết
nào thuộc loại này tồn tại, ngoại trừ một số đoạn ngắn và mấy trăm câu trích dẫn hoặc chú
thích nằm trong các bài viết của các tác giả sau này.
Những công trình thuộc nhóm thứ hai gồm có 200 đầu đề nhưng chỉ có 31 công trình
còn tồn tại, phần lớn là những đoạn ngăn do trường phái Aristotle sưu tầm và sử dụng để
nghiên cứu. Một số công trình được sưu tập dưới thời Theophrastus, người kế tục Aristotle.
Nằm trong nhóm này có những thể chế chính trị của 158 thành bang Hi Lạp, nhưng chỉ có
một bản còn tồn tại có tiêu đề Chính thể của người Athens.
Trong số những công trình thuộc loại thứ ba, có những chuyên luận về logic học
được gọi là Organon ( tiếng Hy Lạp: ópyavov – “công cụ”, bởi vì nó cung cấp những
phương tiện để đạt được tri thức thực chứng) được biên soạn thành sáu tập.
Những công trình về khoa học tự nhiên gồm có vật lý học ( Phusika) nó chứa đựng
một khối lượng lớn những thông tin về thiên văn học, khí tượng học, thảo mộc và động vật (
xuất bản thành tám tập).
Siêu hình học ( tiếng Hy Lạp: Metaphusika) gồm những bài viết của Aristotle về bản
chất, phạm vi và thuộc tính tồn tại mà ông gọi là triết học thứ nhất ( Prote philosophia). Siêu
hình học được xuất bản thành 14 tập, là một trong những tác phẩm chính của Aristotle và là
một trong những tác phẩm lớn trong lịch sử triết học. Siêu hình học được mô tả như là sự
nghiên cứu về tồn tại nằm ngoài và sau vật lý (ta meta ta phusika)
Tác phẩm viết về đạo đức học có tiêu đề Đạo dức học Nicomachus ( Ethika
Nikomacheia), gồm 10 tập, viết dành cho người con trai Nicomachus hoặc do Nicomachus
biên tập.
Những công trình khác gồm có Thuật hùng biện, Thi học (không còn đầy đủ) và
Chính trị học (cũng không còn đầy đủ).
3. Phương pháp nghiên cứu của Aristotle :

Mặc dù Aristotle luôn coi mình là một người theo chủ nghĩa Plato và tôn kính người
thầy của mình, tuy nhiên ông khác với Plato ở nhiều điểm. Các đối thoại của Plato và những
chuyên luận của Aristotle đối lập nhau về phương pháp nghiên cứu, bởi vì hai nhà triết học
này khác nhau ít nhất ở 3 phương diện quan trọng: thái độ đối với sự nghiên cứu, quan niệm
về bản chất của sự nghiên cứu và về mục tiêu của phép biện chứng.
Sự khác nhau căn bản giữa hai nhà triết học là ở chổ, Plato nghĩ rằng chỉ cần có tư
duy toán học thuần túy là đủ, vì vậy tập trung tất cả vào siêu hình học và toán học. Aristotle
ngược lại nghĩ rằng, để bổ sung cho triết học thứ nhất này còn cần phải tiến hành những
nghiên cứu kinh nghiệm cụ thể về tự nhiên , và vì thế phải nghiên cứu về cái mà ông gọi là
“triết học thứ hai”, bao gồm những môn như vật lý học, cơ học và sinh vật học.
Như vây, phương pháp triết học của Aristotle có liên quan không chỉ suy luận diễn
kịch, mà còn có cả suy luận quy nạp, bằng cách quan sát sự vận hành của thế giới chung
quanh mình để rồi lập luận từ cái riêng đến tri thức về bản chất và quy luật phổ biến. Theo
một nghĩa nào đó, Aristotle là người đầu tiên khởi xướng phương pháp khoa học hện đại.
Aristotle có thể được coi là người cha của phương pháp khoa học.
CHƯƠNG II : TRIẾT HỌC CỦA ARISTOTLE
1. Siêu hình học:
Trong khi Plato tin rằng tất cả những gì mà chúng ta cảm nhận được bằng giác quan
chỉ là bản sao không hoàn chỉnh của những ý niệm hoàn chỉnh và vĩnh cửu, ý niệm mới là
cơ sở cho sự vật cảm tính, vì thế cứ liệu cảm tính là không có giá trị; trái lại Aristotle cho
rằng tất cả những gì chúng ta nhận thức về thế giới phải bắt đầu không phải bằng những ý
niệm trừu tượng mà bằng những cái chúng ta cảm nhận được thông qua giác quan. “ Không
có gì trong trí tuệ mà trước đó không có trong cảm giác” là một nguyên tắc căn bản đối với
Aristotle cũng như đối với học trò của ông sau này.
Aristotle cho rằng, tồn tại nói chung phải xuất phát từ bốn nguyên nhân cơ bản: vật
chất ( vật liệu ), hình thức ( hình dạng ), vận động ( thao tác ) và mục đích (cứu cánh );
trong đó, hình thức và vật chất giữ vai trò quan trọng nhất ( nhị nguyên luận). Tuy nhiên,
ông lại cho rằng, hình thức giữ vai trò quyết định hơn so với vật chất ( nhất nguyên luận duy
tâm ); bởi vì, nếu không có hình thức thì vật chất chỉ là khả năng thụ động chứ không phải
là hiện thực. Hình thức là thực chất của tồn tại, là bản chất tích cực của sự vật; nó chứa

trong mình vận động và mục đích. Qua đó, Aristotle phát triển thuyết nguyên nhân – cơ sở
giải thích tất cả mọi vật thể hay thực thể theo nguyên tắc kết hợp giữa hình dạng và vật chất.
Quan niệm về hình dạng và vật chất được áp dụng cho tất cả mọi tồn tại, có sự sống hay
không có sự sống, nhưng Aristotle coi mối quan hệ giữa linh hồn và cơ thể là một trường
hợp đặc biệt của mối quan hệ hình dạng và vật chất.
Nhờ tính tích cực của hình thức mà mọi sự vật vận động được; còn vận động của sự
vật là một quá trình khách quan diễn ra theo những trình tự xếp đặt trước, tức có mục đích
của Thượng đế. Aristotle còn cho rằng, tồn tại cả vật chất ban đầu phi hình thức ( cái khả
năng thụ động) lẫn hình thức ban đầu phi vật chất ( hình thức của mọi hình thức, lý tính
thuần túy, Thượng đế, động cơ đầu tiên của thế giới, nguyên nhân tận cùng, mục đích tối
thượng của mọi hiện tượng ) Như vậy khi chuyển từ lập trường nhị nguyên sang duy tâm,
Aristotle đã rơi vào mục đích luận của thần học. Tại đây thay vì phải tách xa thuyết ý niệm
của Plato thì ngược lại. thuyết nguyên nhân của Aristotle lại tiến lại gần, thậm chí hòa nhập
vào thuyết ý niệm của Plato.
2. Vật lý học và thiên văn học:
Aristotle là nhà triết học tự nhiên chủ nghĩa. Ông cho rằng, giới tự nhiên là toàn bộ
các sự vật, quá trình luôn vận động có liên hệ với nhau và được cấu thành từ một bản thể vật
chất. Vận động không thể bị tiêu diệt và cũng không thể tách ra khỏi sự vật, quá trình tự
nhiên. Có sáu hình thức vận động là phát sinh, tiêu diệt, thay đổi trạng thái, tăng, giảm, di
chuyển vị trí. Aristotle đã dừng lại trước quan niệm vận động tự thân của vật chất mà thừa
nhận cái đích đầu tiên của Thượng đế nằm bên ngoài giới tự nhiên là nguồn gốc thần thánh
của mọi vận động xảy ra trong giới tự nhiên. Aristotle cho rằng, vũ trụ là hữu hạn, liên tục
và khép kín trong không gian nhưng vĩnh viễn về thời gian. Ông lập luận rằng, trật tự và
mục đích là những cái vốn có trong tự nhiên. Tự nhiên là có mục đích. Vật chất cung cấp
“cơ hội”, hình thức cung cấp phương hướng. Hình thức không thể tồn tại ngoài vật chất; vật
chất không thể tồn tại nếu không có hình thức. Vũ trụ của Aristotle là một thể thống nhất
liên tục của hình thức – vật chất, từ sự vật thấp nhất, trơ ì nhất đến sự vật phức tạp, độc lập
và năng động nhất.
Aristotle đưa ra quan điểm cho rằng, vạn vật trong vũ trụ từ Mặt Trăng trở xuống
Trái Đất đều được cấu thành từ bốn yếu tố vật chất ( đất, nước, lửa, không khí ) mang bốn

tính chất nguyên thủy ( nóng, lạnh, khô và ẩm), được đặc trưng bằng chuyển động thẳng,
mang tính cưỡng bức, dựa trên nguyên lý vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ; do vậy mà mỗi
yếu tố có một xu hướng vận động riêng, chiếm giữ một vị trí nhất định trong trật tự cấu trúc
vũ trụ. Tuy nhiên, vũ trụ bên ngoài Mặt Trăng được bao trùm bởi ete (éther), được đặc trưng
bằng chuyển động tròn, mang tính tự do, lấy Trái Đất làm tâm. Aristotle đặt nền móng cho
thuyết vũ trụ địa tâm.
3. Quan điểm về sinh thể, con người và linh hồn:
Một vấn đề cốt lõi với người Hy Lạp cổ đại (cũng như đối với nhiều người hiện nay)
là liệu linh hồn có thể tồn tại độc lập với cơ thể được không. Bất cứ ai tin vào sự bất tử của
cá nhân đều tin vào sự tồn tại độc lập của linh hồn. Khi phủ nhận quan điểm của Plato coi
thể xác là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn bất tử, Aristotle dựa trên thuyết nguyên nhân
cho rằng, cũng như những sự vật được hình thành từ hình thành từ hình thức và vật chất,
sinh thể con người được cấu thành từ thể xác và linh hồn. Không có linh hồn bất tử, không
có linh hồn trong cơ thể chết và không có linh hồn nằm bên ngoài thể xác vật chất.
Aristotle cho rằng có ba loại linh hồn với một đẳng cấp cao thấp khác nhau. Cấp cao
hơn chưa đựng những yếu tố của cấp thấp hơn, nhưng cấp thấp hơn thì không chứa đựng
cấp cao hơn.
+ Loại thứ nhất là linh hồn thực vật hay linh hồn có dinh dưỡng, khả tử thực hiên
chức năng nuôi dưỡng và sinh sản.
+ Loại thứ hai là linh hồn động vật hay linh hồn có cảm xúc, khả tử thực hiện chức
năng cảm ứng với môi trường xung quanh.
+ Loại thứ ba là một bộ phận linh hồn con người. thuộc cấp cao hơn và có mục đích,
được gọi là linh hồn có lý trí, thực hiện chức năng hoạt động nhận thức, nó bao gồm linh
hồn thực vật và linh hồn động vật, cộng với năng lực biết phân tích, hiểu biết những hình
thức quan hệ khác nhau và đưa ra những quyết định có lý trí.
Trong thể xác con người có đủ ba loại linh hồn trên, khi con người chết đi linh hồn
thực vật và linh hồn động vật mất đi cùng với sự tan rã của thể xác nhưng linh hồn lý tính
chứa tri thức vẫn tồn tại bất diệt. Theo ông, con người là một sinh thể có lý trí.
4. Quan niệm về nhận thức :
Aristotle cho rằng, bản chất con người là khát vọng hướng đến tri thức, con người

sinh ra để nhận thức, kẻ nào không nhận thức kẻ đó không phải là con người. Nhận thức là
một quá trình xuất phát từ thực tại khách quan trải qua giai đoạn cảm giác, biểu tượng để
đến tư duy, lý luận. Không có sự tác động của đối tượng nhận thức ( hiện thực khách quan )
vào giác quan ( cơ sở của nhận thức ) thì sẽ không có một tri thức nào; nhưng nhận thức
cảm tính đó không có khả năng đi sâu vào bản chất sự vật; mà chỉ có nhận thức lý tính (khái
quát hóa, trừu tượng hóa…) mới khám phá được cái phổ biến, tất yếu, tức cái quy luật, bản
chất của sự vật. Dù nhận thức là hoạt động bản tính của linh hồn con người, nhưng linh hồn
con người vừa mới sinh ra như một tấm bảng trắng. Nhận thức là quá trình phản ánh hiện
thực khách quan bên ngoài vào bên trong linh hồn, là ghi chép lên linh hồn những dòng chữ
tri thức. Nhiệm vụ của khoa học là khám phá ra cái phổ biến – tất yếu (cái bản chất, cái quy
luật) trong các sự vật, hiện tượng riêng lẻ nhằm tích lũy tri thức… Với bộ óc “bách khoa
toàn thư” của mình, Aristotle vươn lên bao quát và nắm bắt được mọi tri thức khoa học có
được lúc bấy giờ . Đối với ông, khoa học là một hệ thống tri thức phức tạp nhằm hướng tới
ba mục đích: hoạt động đời sống, sáng tạo và tư biện. Vì vậy, có ba nhóm khoa học: khoa
học thực hành (đạo đức học, chính trị học…), khoa học sáng tạo (hùng biện, thi ca, nghệ
thuật…) và khoa học tự biện – lý thuyết (siêu hình học, vật lý học, toán học, logic học…).
Càng ngày, khoa học càng nhận thức đầy đủ thế giới và càng đạt được nhiều chân lý, nghĩa
là càng có nhiều tri thức hay tư tưởng phù hợp với hiện thực khách quan; còn thực tiễn,
cuộc sống là tiểu chuẩn để xác định sự phù hợp đó… Muốn đạt được chân lý, tránh sai lầm
trong quá trình tìm hiểu bản chất, khám phá quy luật của hiện thực khách quan thì linh hồn
lý tính phải được trang bị các phương pháp suy nghĩ đúng đắn, phải tuân thủ những yêu cầu
của logic học. Đó là tuân theo yêu cầu của quy luật đồng nhất, quy luật phi mâu thuẫn, quy
luật triệt tam; hướng tư duy theo các quy tắc tam đoạn luận… Bộ Organon đã dặt nền móng
vững chắc cho bộ môn logic hình thức.
5. Quan niệm về đạo đức:
Aristotle coi đạo đức học là sự mở rộng nhận thức vào lĩnh vực hành vi con người.
Khi phủ nhận quan điểm Plato coi hạnh phúc của con người gắn liền với thế giới ý niệm,
Aristotle cho rằng: Ngu dốt, sai lầm là nguồn gốc của cái ác; lý trí và lẽ phải đời thường là
cơ sở của điều thiện, là nền tảng của phẩm hạnh (làm một cách tự nhiên, không gò bó) của
con người. Phẩm hạnh của con người có được nhờ vào việc hiểu thấu và làm theo chân lý

( hành động dựa thao cái tất yếu – phổ biến, do thông qua giáo dục và đào tạo) thì đó là
phẩm hạnh lý tính; Còn phẩm hạnh của con người có được nhờ vào thói quen làm theo lẽ
phải đời thường (hành động dựa theo cái trung dung, tức là không thái quá, thông qua tập
quán lâu đời của cộng đồng) thì đó là phẩm hạnh nhân lý. Aristotle cho rằng ‘cái thiện
không phải là cái vốn có trong bản tính tự nhiên của con người, nhưng cũng không đi ngược
lại cái bản tính tự nhiên đó. Ông nói: “Như vậy, những phẩm chất đạo đức được tạo ra trong
chúng ta không phải do tự nhiên nhưng vũng không trái với tự nhiên. Tự nhiên thật ra chỉ
chuẩn bị cơ sở để chúng ta tiếp thu chúng, nhưng sự hình thành chúng một cách đầy đủ lại
là sản phẩm của thói quen”. Do đó, việc phát triển một thói quen tốt có thể tạo ra một con
người tốt và việc rèn luyện sử dụng “nguyên tắc trung dung” áp dụng vào đạo đức sẽ cho
phép một con người sống khỏe mạnh và hạnh phúc.
Con người cảm thấy khoái lạc khi bản thân sống có đức hạnh, khi mình làm điều
thiện một cách tự nhiên. Khoái lạc chỉ là một cơ sở của cuộc sống hạnh phúc. Hạnh phúc
thực sự của con người phải gắn liền với cuộc sống trần gian, gắn liền với bản tính tự nhiên
của mình. Hạnh phúc của con người không chỉ bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan như sự
khôn ngoan của lý trí, đức hạnh trong hành vi, sự khoái lạc trong trạng thái… mà còn bị chi
phối bởi các điều kiện khách quan như tiền bạc, sức khỏe, tình bạn, xã hội công bằng… Vậy
theo Aristotle, đời sống đạo đức, đạo đức của con người không nằm trong thế giới hiện thực
dưới đất, nơi trần gian; đồng thời chúng phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, nhu cầu của
từng người trong cộng đồng xã hội.
6. Quan niệm về chính trị - xã hội:
Aristotle coi chính trị học là sự khai triển đạo đức học vào trong đời sống xã hội.
Aristotle vận dụng thuyết trung dung xây dựng lý luận về nhà nước. Khác với Plato,
Aristotle không vẽ ra một nhà nước lý tưởng. Mặc dù ông quan niệm nhà nước là cơ quan
giúp cho dân chúng đạt các mục tiêu cuối cùng của họ là những con người, nhưng ông hiểu
rằng mọi lý thuyết thực tiễn về nhà nước phải lưu ý đến “loại chính quyền nào thích hợp
cho những nhà nước đặc thù nào… [ông cũng hiểu rằng] điều tốt nhất thường không thể đạt
tới được…” và nhà làm luật phải biết rõ “cái gì là tốt nhất liên quan tới các hoàn cảnh khác
nhau…có thể thành lập một nhà nước thế nào trong bất hoàn cảnh nhất định nào…làm thế
nào nó có thể tồn tại lâu dài nhất” và ông kết luận rằng “các cây viết chính trị tuy có nhiều ý

niệm tuyệt vời, nhưng họ thường thiếu thực tiễn.”Vì vậy Aristotle không muốn chấp nhận
những ý niệm cực đoan nhất của Plato.
Theo Aristotle con người không chỉ là sinh thể biết nhận thức, biết sống có đạo đức
mà còn là một động vật chính trị. Con người không thể sống ngoài cộng đồng, bên ngoài sự
giao tiếp. Nhà nước là một hình thức giao tiếp cộng đồng cao nhất, trên cả gia đình, dòng
họ, làng xã. Con người, về bản chất, phải thuộc về nhà nước. Chỉ có động vật thuần túy hay
Thượng đế mới tồn tại ngoài nhà nước. Sứ mạng của nhà nước là đảm bảo cho mọi người
( trừ nô lệ, vì nô lệ không phải là con người mà chỉ là công cụ biết nói) trong cộng đồng một
cuộc sống hạnh phúc với mức độ phúc lợi ngày càng cao. Để thực hiện sứ mạng này nhà
nước phải tiến hành hoạt động trên ba lĩnh vực lập pháp, hành chính và xét xử. Theo ông
chính quyền không nên thộc về người giàu mà cũng chẳng nên rơi vào tay người nghèo,
chính quyền nên thuộc về tầng lớp chủ nô trung lưu. Chế độ chính trị tốt nhất không phải là
chế độ dân chủ hay chế độ quân chủ mà là chế độ cộng hòa quý tộc. Trật tự xã hội bấy giờ
( chiếm hữu nô lệ ) đối với Aristotle là một trật tự xấu, nhưng đó lại là một trật tự xấu cần
thiết, vì vậy cần phải bảo vệ nó… Aristotle xem xét cả mối quan hệ giữa đạo đức và kinh tế
trên bình diện xã hội. Theo ông công bằng trong trao đổi sản phẩm là nền tảng của công
bằng xã hội và bình đẳng giữa các cá nhân trong cộng đồng. Aristotle đòi hỏi phải quan tâm
đến lao động và phân công lao động.
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC ARISTOTLE ĐẾN XÃ
HỘI PHƯƠNG TÂY
1. Về vật lý học, thiên văn học và sinh vật học:
Trong lĩnh vực sinh vật học, với quan sát của mình, Aristotle đã phân loại động vật
về một số hệ thống loài. Lúc đó có vài nhà tư tưởng cũng đã cố gắng làm điều này, dựa vào
ngoại hình của động vật chia thành “loài có cánh” và “không có cánh”. Nhưng Aristotle lại
cho rằng cách phân loại này là sai, ông chia thế giới sinh vật ra làm hai loại: động vật và
thực vật. Tiếp đó ông lại chia động vật thành động vật có xương sống và động vật không
xương sống. Đến năm 1735, một hệ thống phân loài tổng hợp lấy cách phân loài sinh vật
của Aristotle làm cơ sở, mới được nhà tự nhiên học người Thụy Điển Linyes xây dựng. Hệ
thống Linyes phân loại các loài động vật này dựa vào dạng kim tự tháp từ dơn giản dần dần
đến phức tạp. Tư tưởng này sau đó đã trực tiếp giúp đỡ Đacuyn hình thành thuyết tiến hóa,

đánh dấu một cột mốc quan trọng trong ngành sinh vật học. Đương nhiên, kết quả quan sát
trực quan của ông nhiều khi cũng gây nên những kết luận sai, ví dụ ông cho rằng tim là nơi
của trí năng.
Trong lĩnh vực vật lý học và thiên văn học, qua tác phẩm của mình Aristotle đã công
kích khái niệm chân không của một học giả đương thời, ông cho rằng trong vũ trụ không
làm gì có chân không. Ngày nay thuyết của Aristotle đã bị khoa học chứng minh là sai
nhưng chính nhờ sự công kích đó mà chúng ta biết được một thuyết khoa học có giá trị. Ông
cũng công kích thuyết của Pythagore cho rằng mặt trời là trung tâm điểm của thái dương hệ,
ông muốn dành vinh dự đó cho trái đất, đồng thời quan niệm khác của ông về vận động vật
thể cho rằng vật thể nặng rơi xuống nhanh hơn vật thể nhẹ , cũng đã làm trở ngại sự phát
triển thuận lợi của vật lý học và thiên văn học trong một thời gian dài, mãi đến thế kỷ XVI
điều này mới bị Gallile phủ định. Tuy nhiên, ông cũng có nhiều nhận xét giá trị về sức nóng
của mặt trời làm bốc hơi nước biển, làm cạn sông ngoài, nước bốc hơi thành mây và xuống
thành mưa. Aristotle cũng đã diễn giải một cách thỏa đáng sự thành lập các lục địa trên trái
đất, ông cho rằng các lục địa được nảy sinh và dần dần biến mất dưới đáy biển, cùng với tất
cả những nền văn minh ở trên ấy trong một sự thay đổi tuần hoàn. Con người đi từ trạng
thái sơ khai đến trạng thái văn minh cực độ rồi sẽ trở về trạng thái sơ khai do những biến cố
vĩ đại của tạp hóa. Những nhận xét, diễn giải giá trị của Aristotle đã tạo một nền tảng cơ bản
cho những nghiên cứu khoa học sau này.
2. Về chính trị - xã hội:
a. Các loại nhà nước:
Aristotle sẵn sàng chấp nhận rằng, trong một số hoàn cảnh thích hợp, một cộng có
thể tự tổ chức ít nhất thành ba loại chính quyền khác nhau. Sự khác biệt cơ bản giữa ba loại
chính quyền này chủ yếu dựa trên con số người cai trị. Một chisnhquyeefn có thể do một,
một ít hay nhiều người cai trị. Nhưng loại nào cũng có thể là tốt hay xấu. Một chính quyền
tốt là khi nó cai trị vì lợi ích chung của toàn dân. Một chính quyền xấu là khi người cai trị
chỉ tìm lợi ích hay sở thích rieng của mình. Theo Aristotle các hình thức chính quyền chân
chính gồm có chế độ quân chủ (một), quý tộc (một ít) và tổ chức nhà nước (nhiều). Các hình
suy đồi gồm chế độ chuyên quyền (một), đầu sỏ (một ít) và dân chủ (nhiều). Lý tưởng của
Aristotle là một cá nhân xuất sắc cai trị thì vẫn tốt hơn, nhưng mấy khi kiếm được một cá

nhân xuất sắc như thế. Cho nên bản thân Aristotle vẫn thích chế độ quý tộc hơn. Trong chế
độ quý tộc việc cai trị do một nhóm người có trình độ, tài năng và của cải khiến họ có trách
nhiệm và năng lực lãnh đạo hơn.
b. Sự khác biệt và Bất bình dẳng:
Vì quá dựa nào sức quan sát của mình, tất nhiên Aristotle mắc phải những sai lầm,
điều này đặc biết đúng trong cách đánh giá của ông về nô lệ. Nhận thấy rằng tất cả nô lệ đều
là những người có than hình vạm vỡ, mạnh khỏe, ông kết luận rằng chế độ nô lệ là một sản
phẩm của tự nhiên. Tất nhiên Aristotle rất thận trọng phân biệtnhững người là nô lệ tự bản
chất, và những người là nô lệ do các cuộc chinh phục quân sự. Ông chấp nhận loại nô lệ thứ
nhất nhưng không chấp nhận loại nô lệ thứ hai. Ông phản đối chế độ nô lệ thứ hai này dựa
trên những lý do rất thích hợp rằng mình thắng một người không có nghĩa là về bản tính
mình cao hơn người ấy. Đồng thời, khi nói về việc đối xử thích hợp các nô lệ, ông đề nghị
rằng nên luôn sẵn sàng trả tự do cho các nô lệ như phần thưởng cho việc phục vụ của họ. Và
cuối đời trong chúc thư của mình, ông đã trả tự do cho một số nô lệ của ông.
Aristotle cũng tin vào sự bất bình đẳng của quyền công dân. Ông nhìn nhận rằng điều
kiện cơ bản của quyền công dân là khả năng một người có thể tham gia việc cai trị và bị trị.
Do đó, vì một công dân sẽ có thể phải có thể chủ tọa các đại hội và tòa án, họ vừa phải có
dư dật thời giờ, vừa phải có tính cách thích hợp. Nên Aristotle tin rằng người lao động
không nên là công dân, vì họ vừa không có thời giờ, vừa không có sự phát triển trí óc thích
hợp, cũng không thể hưởng lợi ích gì trong kinh nghiệm tham gia chính trị.
3. Về nghệ thuật:
Trong thi ca, ông nhấn mạnh khía cạnh nhận thức của thi ca bằng cách đặt nó tương
phản với lịch sử. Ông cho rằng thi có tính triết học hơn và cao hơn hơn lịch sử vì thi ca
nhằm diễn đạt cái phổ quát, cò lịch sử chỉ diễn đạt cái riêng. Ngoài giá trị nhận thức của nó,
nghệ thuật còn có một ý nghĩ tâm lý quan trọng. Một đằng, nghệ thuật phản ánh một khía
cạnh thâm sâu của bản chất con người, là cái phân biệt giữa con người với con vật và đó là
bản năng bắt chước. Ngoài bản năng này còn có sự kiện là con người cảm thấy vui thú khi
đứng trước nghệ thuật. Tuy Aristotle có những phân tích chi tiết về các thể loại anh hùng ca,
bi kịch và hài kịch, nhưng đặc biệt các nhận xét của ông về bi kịch đã làm ông nổi tiếng
nhất trong tư tưởng thời sau.

• NHẬN XÉT:
Aristotle là một trong những nhà triết học lớn nhất, có bộ óc bách khoa của triết học
Hy Lạp cổ đại, là người đầu tiên không chỉ đặt nền móng vững chắc cho lâu đài triết học,
logic học và khoa học hiện đại, mà còn là người đầu tiên đặt nền móng cho lịch sử triết học.
Triết học của ông có nhiều yếu tố duy vật, nhất là quan niệm về cơ sở vật chất của mọi tồn
tại. Tuy nhiên học thuyết về bốn nguyên nhân của tồn tại vẫn còn mang dấu ân của sự tách
rời giữa vật chất và hình thức, vật chất và vận động.
Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng học thuyết về chính trị của Aristotle có tính thực tế
cao. Ông phân tích, so sánh những hình thức cai trị khác nhau thời bấy giờ, và tin rằng giá
trị của mỗi hình tức cai trị phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi nước. Ông cũng
chỉ ra sự hạn chế của chế độ quý tộc và chế độ dân chủ và chủ trương một chế độ cai trị hỗn
hợp. Học thuyết chính trị của Aristotle có thể được nghiên cứu vận dụng trong thời đại ngày
nay. Với những giá trị của triết học Aristotle, chúng ta có thể sử dụng những lời khuyên
răn quý báu của Aristotle khi bàn về giáo dục trong việc rèn luyện ý chí, về không ngừng
học tâp, tu dưỡng đạo đức, về cuộc sống gia đình, về quản lý đất nước, về giao tiếp xã hội,
về cộng đồng nhân loại trong thời đại ngày nay để góp phần xây dựng một đất nước ngày
càng giàu mạnh và văn minh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1. Đại cương về lịch sử Triết Học_ Chủ biên: TS. Bùi Văn Mưa
2. Lịch sử triết học và các luận đề_ NXB Lao Động_Tác giả: Samuel Enoch Stump
3. Câu truyện Triết học_NXB Văn Hóa Thông Tin_ Tác giả: Will Durant
4. Lịch Sử Triết Học Phương Tây_NXB chính trị Quốc gia_ PGS.TS Nguyễn Tấn Hùng.
5. Trang web điện tử: khotangtrithuc.vn

×