Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

một số lý thuyết về thị trường tiền tệ và ngân hàng trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.68 KB, 53 trang )

Câu 1:
*Mức cầu tiền tệ là số lượng tiền tệ mà dân chúng, các DN và các tổ chức
XH, các cơ quan NN cần nắm giữ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và bảo
toàn giá trị trong điều kiện giá cả và các biến số vĩ mô cho trước.
*Thành phần:
+Mức cầu tiền giao dịch: là nhu cầu tiền tệ với tư cách là phương tiện trao đổi
nhằm phục vụ cho nhu cầu giao dịch hang ngày của các chủ thể kinh tế trong
xã hội.
+Mức cầu tiền dự phòng: nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu bất thường, ko có kế
hoạch trước (ốm đau, thăm bạn bè…). Nhu cầu này giúp người sở hữu có thể
chủ động trong cuộc sống và lợi dụng được thời điểm thuận lợi của thị trường.
+Nhu cầu đầu tư: Lượng tiền nắm giữ nhằm quản lý tài sản 1 cách linh hoạt và
có hiệu quả trên cả 2 góc độ: tối đa hóa lợi nhuận và an toàn. Tiền ở đây đóng
vai trò là công cụ đầu tư chứ ko phải là phương tiện thanh toán.
*Các nhân tố ảnh hưởng mức cầu tiền
-Mức lãi suất thị trường
Mức cầu tiền tệ biến động ngược chiều với sự biến động của mức lãi suất thị
trường. Khi cố định các nhân tố khác, mức lãi suất tăng lên sẽ làm cho nhu cầu
thực tế về tiền tệ giảm xuống và ngược lại. Vì lãi suất của các công cụ đầu tư
phản ánh chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền, chi phí này tăng lên sẽ làm giảm
mong muốn nắm giữ tiền của công chúng. Mặt khác, khi lãi suất tăng lên sẽ
đẩy nhanh tốc độ lưu thông tiền tệ và làm giảm khối lượng tiền cần nắm giữ.
-Mức giá cả
Con người có nhu cầu tiền tệ ko phải bởi bản thân tiền tệ cũng như số lượng
tiền tệ mà bởi sức mua cả nó. Vì thế khi giá cả tăng lên, sức mua tiền tệ giảm
xuống, ngta có nhu cầu số lượng tiền nhiều hơn nhằm đảm bảo sức mua của
khối lượng tiền nắm giữ ko đổi. Nếu mức giá cả tăng lên 10%(trong đk các
yếu tố khác ko đổi), nhu cầu tiền tệ danh nghĩa cũng tăng lên 10% để đảm bảo
cho nhu cầu chi tiêu thực tế.
1
-Mức sản lượng thức tế


Sự thay đổi mức sản lượng thực tế sẽ làm thay đổi mức cầu tiền tệ thực tế. Nhu
cầu tiền thực tế phụ thuộc vào khối lượng chi tiêu mong muốn. Vì thế khi thu
nhập thực tế tăng và giá cả ko đổi, công chúng có nhu cầu chi tiêu nhiều hơn
và do đó nhu cầu tiền thực tế tăng lên. Ngược lại khi thu nhập giảm xuống,
nhu cầu tiền tệ giảm.
-Tốc độ lưu thông tiền tệ
Tốc độ lưu thông tiền đo lường số lần mà khối lượng tiền thực tế trong lưu
thông phải quay vòng để thực hiện giá trị của khối lượng hh và dvụ trong một
thời kỳ nhất định thường là 1 năm. Nó được xác định bằng công thức: V=Q/
(M/P) phản ánh tỷ lệ giữa mức sản lượng thực tế và khối lượng tiền thực tế.
Khi tốc độ lưu thông tiền tệ tăng lên và các yếu tố khác ko đổi thì nhu cầu tiền
thực tế giảm xuống và ngược lại.
Ngoài ra mức cầu tiền tệ còn bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khác như: thói quen
sử dụng tiền của công chúng, độ tuổi bình quân của dân số và sự dự đoán của
họ về tình hình biến động kinh tế XH trong nước cũng như quốc tế.
* Ý nghĩa của việc nghiên cứu:
- Chỉ ra sự cần thiết kiểm soát mức cung tiền đảm bảo cho sự ổn định giá trị
tiền tệ, sức mua đồng tiền.
- Cơ sở NHTW đưa ra quyết định cung ứng tiền.
- Nắm được độ nhạy cảm cầu tiền với lãi suất phục vụ lựa chọn chính sách tiền
tệ.
VD: Đầu tư I nhạy cảm LS
MD không nhạy cảm với LS
=> Lựa chọn CSTT thắt chặt và ngược lại.
* Liên hệ:
- thời gian vừa qua, các yếu tố ảnh hưởng mạnh đến cầu tiền VN bao gồm yếu
tố dịch chuyển đường cầu tiền: mức giá cả. tốc độ tăng giá 2008 tăng chậm
2
hơn nhg vẫn tăng -> Tăng nhu cầu dự trữ tiền của công chúng -> Giảm bớt
phần tiền nhàn rỗi để cho vay -> LS tăng.

-NHNN đã tiếp tục ngiên cứu cầu tiền phục vụ cho điều hành CSTT cụ thể
NHTW đã xd hàm cầu tiền, dùng mô hình kte lượng xác định mức độ tác động
từng nhân tố đến mức cầu tiền.
Câu 2:
*Các nhân tố ảnh hưởng đến M2:
M2 = m2 x MB
-Các ntố ả/h đến MB:
+Hoạt động can thiệp của NHTW trên thị trường ngoại hối
+Quan hệ về vốn đvới hệ thống NHTG (mua bán GTCG qua nghiệp vụ thị
trường mở, tái cấp vốn)
+Tài trợ NSNN
+Các khoản mục ròng khác
-Các nhân tố ả/h đến hệ số nhân tiền
+tỷ lệ DTBB (do NHTW quyết định): có mqh tỷ lệ nghịch
+tỷ lệ DT dư thừa (do NHTM quyết định): có mqh tỷ lệ nghịch
Tỷ lệ DT dư thừa còn phụ thuộc: lãi suất TT, các dòng tiền rút ra dự tính.
+tỷ lệ sử dụng tiền mặt (do dân chúng quyết định): nếu c tăng -> có sự chuyển
từ tiền gửi KKH sang TM, mà TM ko tgia qtrinh tạo tiền-> giảm khả năng mở
rộng TG của hệ thống NH. Các nto ả/h đến c: LS tiền gửi KKH(-),mức thu
nhập(-),các cuộc KHoảng NH, các hoạt động bất hợp pháp(+).
*Đánh giá khă năng kiểm soát mức cung tiền.
-NHTW kiểm soát hoàn hảo MB vì nắm độc quyền phát hành tiền. Tuy nhiên
xét từng kênh phát hành MB thì khả năng MB khác nhau.
- Khả năng kiểm soát yếu tố cấu thành số nhân tiền m2
Rd, rf: NHTW kiểm soát hoàn hảo có quy định DTBB. 2 yếu tố này chịu sự
chi phối nhìu bởi chính phủ.
3
Re, t, b, c: o kiểm soát hoàn hảo mà chỉ có thể ksoat các yếu tố này thông qua
LS thị trường.LS thị trường có thể biến động tăng hoặc giảm ngoài dự đoán
của NHTW. NHTW đã quay lại kiểm soát khống chế LS vào tky 19/5/08 đến

2010.
* Liên hệ.
-Đầu những tháng năm 2008, NHTW sử dụng CSTT thắt chặt quyết liệt:bán
tín phiếu bắt buộc, nâng tỷ lệ DTBB.
-Những tháng cuối 2008-> 2009: NHTW thực hiện CSTT nới lỏng: Nhiều lần
cặp LS chỉ đạo(7 lần), 5 lần giảm DTBB(Mức cao nhất 11%-> 3%), thực hiện
nhìu phiên mua trên thị trường mở, quy mô lớn-> LS thị trường giảm mạnh.
- Đầu 2010 đến nay, NHTW tiếp tục nhìu phiên mua trên thị trường mở, tăng
cường khả năng thanh khoản cho NH, thực hiện 1 lần nâng LS chỉ đạo-> duy
trì ổn định LS ngắn hạn.
Câu 3: Phân tích các nguyên nhân của LP trong nền kinh tế thị trường.
Liên hệ ở VN từ 2007 đến nay.
TL: K/n:
+ Theo quan điểm của Mác:LP là sự tràn ngập trong lưu thông trong 1 klg tiền
giấy quá thừa dẫn đến sự mất mát giá của tiền và sự phân phối lại thu nhập
quốc dân có lợi cho gc thồng trị và làm thiệt hại quyền lợi của nhân dân lai
động.
+ Theo quan điểm các nhà kinh tế học hiện đại:
• Lạm phát xra khi mức chung về giá cả và cp tk này tăng lên so với tk
trước
• Giảm phát xra khi mức giá chung về giá cả và cp tk này giảm sv tk trước
+ Theo quan điểm của các nhà kinh tế học tiền tệ:LP xảy ra khi mức chung về
giá cả và CP tk này tăng sv tk trước ở mức độ cao và kéo dài
Các loại LP:
+ LP vừa phải:mức giá TB tăng 1 con số hàng năm(< 10%)
+LP fi mã:mức giá TB tăng 2 hoặc 3 con số hàng năm
4
+siêu LP: mức giá TB hàng năm tăng 4 con số trở lên
Nguyên nhân LP
1) LP do cầu kéo:đây là nguyên nhân do tổng cầu(AD)-tổng chi tiêu của

xã hội tăng lên vượt quá mức cung ứng hàng hóa của XH dẫn đến áp lực làm
tăng giá cả.
AD = C+ I + G + NX
Ngyên nhân LP do cầu kéo:có thể giải thích điều này thông qua mô thích diều
này thông qua mô hình AD-AS.Khi tổng cầu Ado tăng lên AD1 thì mức giá cả
chung tăng từ Po đến P1,nền KTcó lp Tổng cầu phản ánh nc có khả năng thanh
toán về hh,dv của các hộ gd,nc hh đầu tư của các doanh nghiệp,nc hh,dv của
CP và nc hh XK ròng của ttrường nước ngoài.Khi nc có khả năng tt của các
chủ thể này tăng lên,tiền chi tiêu nhiều hơn,giá cả tăng lên.
• Chi tiêu của CP tăng lên:khi chi tiêu của CP tăng lên,tổng cầu có thể
tăng lên trực tiếp thông qua các khoản đầu tư vào các lĩnh vực thuộc phạm vi
CP quản lý hoặc có thể gián tiếp thông qua các khoản chi phúc lợi xã hội,trợ
cấp thất nghiệp tăng lên và kết quả là giá cả hh tăng lên.Trong TH nc chi tiêu
vượt quá khả năng thu ns và được bù đắp bằng vốn phát hành hoặc vay NHTM
rất dễ dẫn đến TH LP cao và kéo dài.
• Chi tiêu dùng của các hộ gd tăng lên có thể do mức thu nhập thực tế
tăng lên,do lãi suất giảm xuống,do điều kiện vay tiêu dùng thuận lợi….đều có
tác dụng đẩy tổng cầu lên và gây áp lực đối với LP
• Nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp tăng lên xuất fat từ dự đoán về
triển vọng phát triển KT, và knang mở rộng ttruong, do ls đầu tư giảm,do điều
kiện vay vốn đầu tư dễ đàng hơn về mặt ngắn hạn nó làm cho mức giá cả tăng
lên.
• Xuất nhập khẩu ròng NX tăng :do động nội tệ giảm giá làm tăng sức
ctranh của hh XK,do tương quan về thu nhập trong nước với thu nhập của dân
cư ở nước xuất khẩu
• Do CSTT mở rộng:
5
+ Trong đk nền kt chưa đạt mức sản lượng thành 1 csách Lp có hiệu quả để
đẩy mạnh khả năng sx của xh và kết quả là cùng với sự dịch chuyển giá cả từ P
đến P* kéo theo sự tăng lên của sản lượng với tốc độ cao hơn

+ Trong dk nên kt đã đạt mức sản lượng tiềm năng,sự tăng lên của tổng
cầu bởi các nguyên nhân trên chỉ làm cho giá cả tăng lên trong khi sản lượng
chỉ tăng chút ít trong ngắn hạn thậm chí không tăng.Đây là TH được các nhà
kinh tế học đặc biệt chú ý vì tác hại của nó có thể gây ra cho nền kt
Sự tác động qua lại của việc tăng tiền lương và tăng tổng cầu làm cho mức giá
cả bị đẩy lên trong khi mức sản lượng thực tế được duy trì ở mức sản lượng
tiềm năng chính là bản chất của LP cầu kéo
2) Lạm phát chi phí đẩy:LP do CP đẩy xra khi tốc độ tăng cp sx nhanh
hơn tốc độ tăng NSLD làm giảm mức cung ứng hh của xh
Nguyên nhân:chi phí sx có thể tăng do:
Mức tăng tiền lương vượt quá mức tăng của NSLD.Tiền lương tăng lên có thể
do thị trường ld khan hiếm Sự tăng lên của mức LN ròng của người sx đẩy giá
cả hh lên Do giá nội địa của hàng NK tăng lên,có thể do áp lực LP của nước
XK, hoặc do giá trị nội tệ giảm so với ngoại tệ hoặc do ảnh hưởng của khủng
hoảng…nếu các loại hh,dv NK này dc sử dụng cho nc tiêu dùng thì nó sẽ ah tt
tới giá cả nội địa,nếu nó được sử dụng như đầu vào của qtr sx thì sẽ làm tăng
giá thành sx và do đó tăng giá
• Do sự tăng lên của thuế và các khoản nghĩa vụ với NSNN ảnh hưởng
đến mức sinh lời của hd đầu tư,giá cả tăng lên là tất yếu nhằm duy trì mức
sinh lời thực tế
Các yếu tố trên hoặc là tác động trực tiếp vào mức lương thực tế của người
làm công hoặc là tác động vào các chi phí ngoài lương và làm tăng cp sx đẩy
mức giá bq lên P2 trong khi giảm mức sx của xh xuống Y*.Tuy nhiên các lý
do này chỉ dẫn đến lp về mặt ngắn hạn do cơ chế tự điều chỉnh của tt
Nếu tổng cầu không thay đổi,mức sx sẽ quay về mức slg tiềm năng và giá cả
quay về vị trí ban đầu của nó
6
Nhưng nếu tổng cầu tăng lên do cp mong muốn khôi phục lại tỷ lệ thất nghiệp
và sản lượng tiềm năng
,đường tổng cầu sẽ dịch đến AD1 với mức giá tăng lên P3.Tại mức giá cao

hơn,các nguyên nhân làm tăng cp
lại xhien,quá trình điều chỉnh của tổng cung và sự đáp lại của tổng cầu được
lặp lại,làm cho giá cả tiếp tục tăng trong khi mức sx dao động dưới mức sản lg
tiềm năng.
Liên hệ LP từ năm 2007 đến nay
Diễn biến LP từ 2007 đến nay
Năm 2007:12.63% năm 2008:19,89% năm
2009:6,88%
Từ đầu năm 2010 đến nay:2 tháng đầu năm CPI tăng nhanh.từ tháng 3 đến nay
tăng chậm hơn.chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2010 tăng 0,23% so với tháng
7,tăng 8,18% so vs cùng kỳ,tăng 8,61% sv năm trc.CPI 8 tháng đầu năm 2010
tăng 8,61% sv cùng kỳ.
Nguyên nhân LP:
Từ năn 2007 đến 9/2008:do 2 ng nhân
a. Lạm phát do cầu kéo:
 do C tăng:có 4 lần tăng lương làm cho khu vực sx tăng theo
 do I tăng:kích thích các DN đầu tư
 G tăng:do chi tiêu vượt quá thu ngân sách,bội chi thường xuyên-> vay
của dân,vay các chủ thể,NHTG.Xét lý
do chủ yếu tăng tổng cầu,thực hiện CSTT nới lỏng trong nhiều năm làm cho
lượng tiền cung ứng tăng lên gây áp lực lạm phát.
 AD tăng: do tăng trưởng tín dụng quá nóng
Tỷ lệ bội chi NS quá cao trong nhiều năm cùng với sự yếu kém
trong sd vốn NS
b. Lạm phát do chi phí đẩy:
7
 Yếu tố thuộc lương:do hệu ứng tăng lương khu vực nhà nước,hiệu ứng
ngoài lương,NL đầu vào của các DN tăng->giá thành tăng
 Yếu tố thuộc ls:do yếu tố cạnh tranh đẩy ls tăng,do các DN sử dụng vốn
vay lớn từ NH nên DN đã đưa ls vào cp(cp vốn)làm tăng giá bán sp

 Hạn hán kéo dài,lũ lụt,dịch cúm gia cầm cũng làm cho giá thành sp tăng
lên
Từ tháng 12/08 đến tháng 8/09:giá cả tăng chậm lại do các nguyên nhân
CSTT thắt chặt rất quyết liệt của NHTW.I giảm,C giảm do giá của hàng nhập
khẩu nglieu trên TG giảm xuống.
Từ tháng 9/09 đến nay:tốc độ tăng giá chậm hơn nguyên nhân vẫn chịu sự tác
động của CSTT thắt chặt
Câu 4: trình bày các giải pháp kiềm chế LP trong nên KTTT. Nêu các giải
pháp NHNNVN đã sử dụng để kiềm chế LP từ 2007 đến nay.
TL:
1. Giá của chính sách chống LP:đường cong Phi Líp(PC):phản ánh mqh
nghịch biến giữa LP và thất nghiệp vs 1 mức LP dự tính và tỷ lệ thất nghiệp
tự nhiên cho trc
2. Các giải pháp kiềm chế LP:
Nhóm giải pháp tác động vào tổng cầu:các giải fap này nhằm hạn chế sự gia
tăng quá mức của tổng cầu.
+ Thực hiện CSTT thắt chặt:nguyên nhân cơ bản của LP cầu kéo là sự gia
tăng của tiền cung ứng,sự hạn chế cung ứng tiền sẽ có hiệu quả ngay đến sự
giảm sút của nhu cầu có khả năng thanh toán của xh.Kiểm soát và hạn chế
cung ứng tiền TW,từ đó hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của NHTM.lãi
suất NH và LSTT tăng lên sau đó sẽ làm hạn chế nhu cầu tiêu dùng và đầu
tư,giảm áp lực đối vs hh và dv cung ứng.Cùng với việc thực thi CSTT thắt chặt
là sự kiểm soát khắt khao chất lượng tín dụng cung ứng nhằm hạn chế khối
lượng tín dụng,đồng thời đảm bảo hiệu quả của kênh cung ứng tiền cũng như
chất lượng tiền tệ.
8
+ Kiểm soát chi tiêu NSNN từ TW đến địa phương:nhằm đảo bảo tiết kiệm
và hiệu quả trong chi tiêu NS rà soát lại cơ cấu chi tiêu,cắt giảm các khoản đầu
tư không có tính khả thi và các khoản chi phúc lợi vượt quá khả năng của phí
NS.Khai thác nguồn thu,đặc biệt là thu thuế nhằm giảm mức bội chi,cổ phần

hóa cac DNNN…và cuối cùng là hạn chế phát hành tiền để bù đắp bội chi NS.
+ Thực hiện chính sách khuyến khích tiết kiệm,giảm tiêu dùng.LSDN được
đưa lên cao hơn tỷ lệ LP để hấp dẫn người gửi tiền.Biện fap này thường được
sử dụng trong TH LP cao và có tác động tức thời.Tuy nhiên trong thời gian áp
dụng CS ls cao,cần có sự điều chỉnh linh hoạt cho fu hợp với mức độ biến
động của LP và hạn chế hậu quả tiềm năng cho các tổ chực nhận tiền gửi
Trong điều kiện kinh tế mở,sự can thiệp vào tỷ giá nhằm điều chỉnh tý giá dần
dần theo mức độ LP cũng được áp dụng như 1 giải pháp nhằm giảm cầu do tác
động vào nhu cầu xuất khẩu.Mặt khác,sự điều chỉnh giá từ từ cũng sẽ làm cho
giá nội địa của hàng NK trở nên rẻ hơn,giảm bớt áp lực tăng mặt hàng giá
trong nước
.Nhóm giải pháp tác động vào cung:giải pháp quan trọng nhất là tác động vào
mqh giữa mức tăng tiền lương và mức tăng của NSLĐ xh.Thực chất là thiết
lập 1 cơ chế đảm bảo mức chi trả tiền lương phù hợp với hiệu quả KD của
từng DN cũng như toàn bộ nền kinh tế.Sự thành công của cơ chế này sẽ hạn
chế những đòi hỏi tăng tiền lương(cp chủ yếu trong giá thành sp) bất hợp lý
dẫn đến vòng luẩn quẩn tăng lương-tiền-giá-tăng lương….Chính sách kiểm
soát giá cả phải được tiến hành đồng thời với cơ chế tiền lương nhằm hạn chế
sự biến động của tiền lương thực tế,tránh rơi vào vòng xoáy LP lương-giá-tiền
+ Các giải pháp tác động vào cp ngoài lương nhằm tạo ra sự sử dụng các
nguồn lực 1 cách tiết kiệm và hiệu quả.Xây dựng định mức tiêu hao nguyên
liệu và kỷ luật lao động nhằm tôn trọng định mức đó.Hợp lý hóa nguồn khai
thác,vận chuyển và sử dụng nguyên liệu,hạn chế tối đa các chi phí trung gian
làm tăng giá nguyên liệu.Trong TH sd nguyên liệu nhập ngoại,cần quan tâm
đến những ảnh hưởng bên ngoài đếm giá nhập khẩu và có xu hướng tìm
9
nguyên liệu thay thế nếu giá tăng quá cao,sự giúp sức của chính sách tỷ giá
cũng như thuế NK đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm giá nội địa
nguyên liệu nhập.Ngoài ra các chi phí quản lý gián tiếp cũng như các cp liên
quan đến việc bố trí dây truyền công nghệ bất hợp lý cũng phải được xét và

giảm thiểu tối đa.
Tăng khối lượng hh,dv trong nền kt:
+ Giải pháp tình thế và tác động tức thời đến cân đối tiền hàng là nhập khẩu
hh,nhất là các hh khan hiếm góp phân làm giảm áp lực đối với giá cả.Tuy
nhiên giải pháp này chứa đựng những nguy cơ tiềm năng:làm cạn kiệt nguồn
dự trữ quốc tế,tạo thói quen dùng hàng ngoại và đặc biệt làm suy giảm sức sx
trong nước.
+ Tăng khả năng sx hàng hóa trong nước được coi là giải pháp chiến lược cơ
bản nhất tạo cơ sở ổn định tiền tệ một cách vững chắc.Thực chất đây là giải
pháp tăng mức sản lượng tiềm năng của xh.Đây là chiến lược dài hạn,tập trung
vào việc khai thác triệt để năng lực sx của xh,nâng cao trình độ của ll lao
động,đổi mới thiết bị,hiện đại hóa dây truyền sx và quan trọng nhất là đổi mới
cơ chế quản lý kt,khuyến khích cạnh tranh và hiệu quả.
3. các GP NHNNVN đã sd để kiềm chế LP từ 2007 đến nay.
a.giải pháp của cp VN những tháng đầu năm 2008:
Một là, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Cho dù do nhiều nguyên nhân,
nhưng lạm phát luôn có nguyên nhân tiền tệ. Mức cung tiền trong lưu thông và
dư nợ tín dụng tăng liên tục từ năm 2004 qua các năm và tăng cao trong năm
2007 là nguyên nhân quan trọng gây lạm phát. Nhận thức được tình hình đó,
Chính phủ chủ trương kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và tổng
dư nợ tín dụng ngay từ đầu năm. Ngân hàng Nhà nước, thông qua việc chủ
động, linh hoạt sử dụng hợp lý các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc
thị trường để thực hiện bằng được yêu cầu này.
Hai là, cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử
dụng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà
10
nước, cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách. Đầu tư từ nguồn ngân sách
nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước hiện chiếm khoảng 45% tổng
đầu tư xã hội. Cắt giảm nguồn đầu tư này sẽ làm giảm áp lực về cầu, giảm
nhập siêu, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.

Ba là, tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khắc
phục nhanh hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương
thực, thực phẩm. Hiện nay, tiềm năng tăng trưởng của nước ta còn rất lớn,
nhất là khi Việt Nam đã là thành viên đầy đủ của Tổ chức Thương mại thế
giới, đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân tăng mạnh, thị trường xuất khẩu
được mở rộng, vì vậy, phát triển sản xuất là giải pháp gốc, tạo hiệu quả nhiều
mặt, vừa tăng nguồn cung cho thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần
kiềm chế lạm phát, giảm nhập siêu, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lại không
gây phản ứng phụ.
Bốn là, bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm
nhập siêu. Cân đối cung cầu về hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho
sản xuất và đời sống nhân dân là tiền đề quyết định để không gây ra đột biến
về giá, ngăn chặn đầu cơ.
chưa tăng giá điện, giá than, giá xăng dầu; giữ ổn định giá xi măng, phân bón,
nước sạch, thuốc bệnh, vé máy bay, tàu hoả; giao Bộ Tài chính rà soát để cắt,
giảm các loại phí thu từ nông dân
Chính phủ chủ trương áp dụng tỷ giá linh hoạt với biên độ thích hợp, phản
ánh quan hệ cung cầu trên thị trường, giúp cho việc kiềm chế lạm phát nhưng
không ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu, bảo đảm việc mua bán, chuyển đổi ngoại
tệ diễn ra thuận lợi.
Năm là, triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. Hiện nay, tình trạng
lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan, đơn
vị. Tiềm năng tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng là rất lớn. Vì vậy, Chính
phủ yêu cầu các cơ quan nhà nước cắt giảm 10% chi tiêu hành chính, các
doanh nghiệp phải rà soát tất cả các khoản chi nhằm hạ giá thành và phí lưu
11
thông. Chính phủ kêu gọi mọi người, mọi nhà triệt để tiết kiệm tiêu dùng, nhất
là nhiên liệu, năng lượng. Đây là giải pháp vừa có tác dụng giảm sức ép về
cầu, giảm nhập siêu, vừa góp phần nâng cao hiệu quả của cả nền sản xuất xã
hội.

Sáu là, tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành
pháp luật nhà nước về giá. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng lạm dụng
các biến động trên thị trường để đầu cơ, nâng giá, nhất là các mặt hàng thiết
yếu cho sản xuất và tiêu dùng, như: xăng dầu, sắt thép, xi măng, thuốc chữa
bệnh, lương thực, thực phẩm…; ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua biên giới,
đặc biệt là buôn lậu xăng dầu, khoáng sản.
Bảy là, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội. Trước tình
hình giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, nhất là vùng
nghèo, hộ nghèo, vùng bị thiên tai, người lao động có thu nhập thấp, Chính
phủ đã chủ trương mở rộng các chính sách về an sinh xã hội.
Chính phủ đã quyết định tăng 20% mức lương tối thiểu cho những người lao
động thuộc khối cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội từ ngày 1 tháng 1 năm 2008
b. Giải pháp kiềm chế LP của NHNN
- tăng tỷ lệ DTBB lên 1% + mở rộng diện kỳ hạn tỷ lệ DTBB
- tiếp tục tăng lãi suất…
- phát hành tín phiếu bắt buộc từ 17.3.08
- thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá
- chỉ đạo các ngân hàng hạn chế tăng trưởng tín dụng không vượt quá 30%
- thời kỳ 2008 -> cuối 2009 chính phủ + NHNN lo sợ giá cả tăng ->1 lần
nâng cặp lãi suất chỉ đạo

12
Câu 5 : Phân biệt và và giải thích mối quan hệ giữa lãi suất cho vay của
NHTM, lãi suất LNH, lãi suất TCV của NHTW . Cơ chế điều hành cs ls of
NHTW từ 07  nay.
* Phân biệt:
Ls cho vay:+ thuộc nhóm ls tín dụng NH 1: ls áp dụng trong quan hệ tín
dụng giữa NHTG với chủ thể phi NH.
+ khái niệm: là ls áp dụng khi NHTG cho khách hàng vay vốn

+ đặc điểm: đa dạng mức ls, tác động tới quy mô dư nợ, tới MS
+ các loại lscv: ls chiết khấu, ls cho vay cầm cố, thế chấp
Ls LNH: + thuộc nhóm ls tín dụng NH 2: ls áp dụng trong quan hệ TD giữa
các NHTG với nhau.
+ khái niệm: là ls mà các NHTG áp dụng khi cho nhau vay trên thị trường lien
NH.
+ đặc điểm : chủ thể xác định: ls LNH thường đc ấn định hàng ngày vào mỗi
buổi sang ; yếu tố ảnh hưởng : nó đc hình thành bởi quan hệ cung- cầu tiền
trung ương of các tổ chức TD và chịu sự chi phối bởi ls TCV of NHTW ; tính
chất: mức độ ảnh hưởng này phụ thuộc vào sự phát triển of nghiệp vụ thị
trường mở và tỷ trọng sử dụng vốn vay NHTW of các tổ chức TD.
+ kí hiệu ls LNH ở 1 số nước : Vnibor, Sibor, Libor…
Ls TCV: + thuộc nhóm ls tín dụng NH 3: ls áp dụng trong quan hệ TD giữa
NHTW với NHTG.
+ khái niệm: ls TCV of NHTW là ls áp dụng cho các khoản tái cấp vốn mà
NHTW dành cho các NHTM dưới hình thức chiết khấu lại các giấy tờ có giá
ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán of các NH hoặc cho vay cầm cố giấy tờ có
giá.
+ đặc điểm : ls TCV do NHTW ấn định căn cứ vào mục tiêu of chính sách tiền
tệ of CSTT trong từng thời kỳ và chiều hướng biến động ls trên thị trường tiền
tệ.
13
+ tính chất: NHTW các nước thường hình thành 1 cặp ls TCV tạo nên 1 khung
ls chỉ đạo nhằm kiểm soát và điều tiết sự biến động ls trên thị trường, đặc biệt
là các mức ls ngắn hạn.
* Mối quan hệ giữa các loại ls trên: 3 loại ls trên có mqh chặt chẽ với nhau.
Khi ls TCV tăng làm cung tiền tệ trên thị trường lien NH giảm và đẩy ls LNH
tăng. Cùng với đó là lượng tiền gửi tại NH khác giảm đi và đẩy ls tiền gửi
dành cho các khoản tiền of NH khác gửi tại NH cũng tăng lên và ngược lại.
LIÊN HỆ:

Trong những thập kỉ gần đây, thị trường tài chính - tiền tệ thế giới có sự phát
triển vượt bậc về quy mô và chiều sâu, cơ chế điều hành lãi suất của Ngân
hàng Trung ương ( NHTW ) các nước thay đổi theo hướng tự do hóa. Tuy
nhiên ở mỗi nước, NHTW cắn cứ vào luật định, điều kiện và bối cảnh phát
triển kinh tế - xã hội, thị trường tài chính – tiền tệ, cũng như đại vị pháp lý của
NHTW, mục tiêu chính của chính sách tiền tệ ( lạm phát hoạc đa mục tiêu ) để
áp dụng co chế điều hành lãi suất cho phù hợp trong từng thời kì nhằm ổn
định và phát triển thị trường tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân
hàng và sự phân bố có hiệu quả các nguồn vốn trong nền KT
1. 2007

18/5/2008.
Những tháng đầu năm 2007, mặt bằng các loại lãi suất tương đối ổn định.
Riêng ls VND có xu hướng giảm nhẹ. Cụ thể:
+ ls huy động vốn: phổ biến ở mức 2,4 -3% / năm ( ko kỳ hạn) đối với VND
và 1,2-1,6%/năm đối với USD
+ ls cho vay VND ngắn hạn phổ biến ở mức 9,84-13,8%, trung dài hạn ở mức
11,4-16,2%/ năm, ls cho vay ngắn hạn ÚSD phổ biến ở mữa 5,7-6,7%/năm,
trung dài hạn ở mức 6-7,8%/năm.
+ls lnh: có xu hướng tăng nhẹ ở tất cả các kỳ hạn.
Trong những tháng cuối năm 2007 ls thị trường liên NH biến động mạnh có
thời điểm vọt lên 12%/năm, cao hơn cả lãi suất cho vay của các ngân hàng
thương mại. NHNN đã can thiệp, điều chỉnh lại ls LNH về 8% Từ tín hiệu trên
14
thị trường liên ngân hàng, lãi suất huy động VNĐ của các ngân hàng thương
mại bắt đầu bước vào đợt tăng mới, ls huy động vốn VND của 1 số NH đã
vượt trên 10%/ năm kỳ hạn 24 tháng.
Nguyên nhân của tình trạng trên :
- Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng bị đẩy cao xuất phát từ những nguyên
nhân, như Ngân hàng Nhà nước chủ trương thắt chặt tín dụng nhằm kiềm chế

lạm phát bằng việc tăng dự trữ bắt buộc, đồng loạt tăng các lãi suất chủ chốt;
cầu VND tăng mạnh mùa cuối năm; vốn khả dụng của nhiều ngân hàng “buộc”
phải giải ngân mạnh cuối năm 2007 để tăng tổng dư nợ kịp “hẹn” Chỉ thị 03,
vốn VND để mua ngoại tệ…
2. 19/5/2008

25/2/2010
* từ giữa tháng 5/2008 , Ngân hàng Nhà nước ( NHNN ) Việt Nam áp dụng cơ
chế điều hành lãi suất cơ bản :
• Thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, mà theo đó, các NHTM ấn
định lãi suất cho vay tối đa = 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố trong
từng thời kỳ. Đây là công cụ trực tiếp để kiểm soát lãi suất kinh doang của
NHTM ; đồng thời, NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt các mức lãi suất
nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu để điều tiết lãi
suất thị trường tiền tệ. Lãi suất cơ bản được xác định và công bố trên cơ sở xu
hướng biến động cung – cầu vốn thị trường, mục tiêu của chính sách tiền tệvaf
các nhân tố tác động khác của thị trường tiền tệ, ngoại hối ở trong và ngoài
nước
• Thiết lập 1 hành lang lãi suất thị trường liên ngân hàng với biên độ
chênh lệch khoảng 2% để điều tiết lãi suất thị trường : ( i ) “ Trần “ là lãi suất
tái cấp vốn, “ sàn “ là lãi suất tái chiết khấu ( hiện nay là 7% - 5%/năm ); lãi
suất cơ bản và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở biến động trong phạm vi hành
lang này; ( ii ) Lãi suất nghiệpj vụ thị trường mở đóng vai trò định hướng và
thực hiện việc “ bơm “ tiền ra hoặc “ hút “ tiền về , từ đó tác động đến cung –
15
cầu vốn, lãi suất thị trường liên ngân hàng và lãi suất huy động vốn cho vay
của NHTM
Từ tháng 5 – 9/2008, NHNN điều hàng chính sách tiền tệ “ thắt chặt “, các
mức lãi suất chủ đạo được điều chỉnh tăng, lãi suất cơ bản từ 12%/năm lên
14%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 13% /năm lên 15%/năm, lãi suất tái chiết

khấu từ 11%/năm lên 13%/năm, lãi suất nghiệp vụ thị trường nhỏ từ
11,7%/năm lên 15%/năm. Từ tháng 10/2008 đến nay, NHNN chuyển hướng
sang điều hành chính sách tiền tệ từ “ thắt chặt “ để chống lạm phát sang “ nới
lỏng “ nhằm mục tiêu hàng đầu là ngăn chắnuy giảm kinh tế, điều chỉnh giảm
mạnh lãi suất cơ bản từ 14% - 13% -11% - 8,5% - 7%/năm, lãi suất tái cấp vốn
từ 15 13 12 9,5 6%/năm, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở từ 15% - 14%
-13,5% - 11% - 9% - 8% - 7,5 - 7%/năm
Từ thực tế diễn biến tiền tệ, lãi suất cơ bản trong thời gian qa, có thể rút ra
một số nhận xét sau đây :
• Một là, việc áp dụng kịp thời cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đã ngăn
chặn được nguy cơ xáo trộn thị trường tiền tệ và mất khả năng thanhtoán của
các NHTM trong những tháng đầu năm 2008, nhất là đối với NHTMCP quy
mô nhỏ chuyển đổi mô hình từ nông thôn lên ; an toàn hệ thống ngân hàng
được đảm bảo, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư, doang nghiệp và người
dân đối với hệ thống ngân hàng. Khắc phục được tình trạng cạng tranh ko lành
mạnh trong huy động vốn giữa cá NHTM bằng cách đẩy lãi suất lên cao. Cùng
với diễn biến lạm phát có xu hướng giảm, kinh tế vĩ mô ổn định và hoạt động
của các NHTM đảm bảo khả năng thanh toán, làm cho thị trường tiền tệ và lãi
suất trong những tháng đầu năm 2009 tương đối ổn định
• Hai là, cơ chế truyền dẫn của các biện pháp điều hành lãi suất đã có hiệu
lực và hiệu quả đối với kinh doanh của NHTM và lãi suất thị trường, thể hiện
là lãi suất thị trường liên ngân hàng đã biến động xoay quanh các mức lãi suất
chủ đạo của NHNN, đã tác động làm thu hẹo hoặc mở rộng tín dụng. Năm
2008 và những tháng đầu năm 2009, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán
16
và tín dụng phù hợp với chủ trương thắt chặt hoặc nới lỏng tiền tệ 1 cách thận
trọng
• Ba là, việc điều hành linh hoạt lãi suất cơ bản, vừa là công cụ điều tiết
thị trường, vừa là động thái phát tín hiệu về chủ trương của Chính phủ và giả
pháp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN là “thắt chặt” hay “nới lỏng”

tiền tệ, đã và đang trở thành 1 chỉ số kinh tế qua trọng trên thị trường tài chính,
tiền tệ, được các doanh nghiệp, người dân, các nhà đầu tư trong và ngoài nước,
các NHTM quan tâm, theo dõi, dự báo và có phản ứng trong và ngoài nước,
các NHTM quan tâm, theo dõi, dự báo và có phản ứng khá nhanh nhạy, tích
cực về hoạt động đầu tư, tiết kiệm và tiêu dùng. Kết quả này có ý nghĩa rất
quan trọng, thể hiện được vai trò và những tác động tích cực của chính sách
tiền tệ đối với việc kiềm chế lạm phát và điều tiết kinh tế vĩ mô
• Bốn là, cơ chế điều hành lãi suất cơ bản phù hợp với quy định của Luật
NHNN và Bộ luật Dân sự, mục tiêu của chính sách tiền tệ hiện nay và các năm
năm tới đây là kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng KT ở mức cao và bền
vững
Tuy vậy, cơ chế điều hành lãi suất cơ bản là công cụ can thiệp trực tiếp đối
với lãi suất kinh doanh của NHTM, có hạn chế nhất định việc thử nghiệm và
đưa ra thị trường các sản phẩm tín dụng có độ rủi ro cao nhằm tìm kiếm lợi
nhuận trên thị trường. Xử lý vấn đề này, NHNN đã ban hành cơ chế lãi suất
cho vay thỏa thuận.
* Ls cho vay do các bên thỏa thuận nhưng ko vượt quá 150% ls cơ bản of NN
trong từng thời kỳ.
* riêng đối với cho vay phục vụ đời sống + qua nghiệp vụ phát hành thẻ đc áp
dụng ls cho vay thỏa thuận.
* Ls cơ bản vẫn đc công bố hàng tháng và điều chỉnh kịp thời khi cần thiết.
* Sự thay đổi ls cơ bản thay đổi mức ls trần` trong huy động vốn + cho vay.
* NHNN vẫn tiếp tục sử dụng các công cụ gián tiếp trong điều tiết thị trường.
3. 26/2/2010

nay:
17
26/2/2010  13/4/2010: NHTW cho phép NHTM áp dụng chính sách thỏa
thuận đối với khoản vay trung dài hạn, cho vay ngắn hạn áp dụng ls cũ.
14/4/2010  nay: NHTW tiếp tục cho phép tổ chức TD đc áp dụng ls thỏa

thuận đối với cho vay ngắn hạn = đồng VN. Cơ chế điều hành ls cơ bản đã bị
xóa bỏ.
Ls cơ bản đc NHNN công bố hàng tháng + điều chỉnh kịp thời khi cần thiết.
Tuy nhiên mục đích of ls cơ bản đã đc bổ sung thêm nhằm để chống cho vay
nặng lãi. NHNN tiếp tục sử dụng các công cụ gián tiếp đến ls thị trường.
Câu 6: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất tiền tệ. Giải thích
nguyên nhân biến động lãi suất ttVN từ 2008- nay.
Ls là giá cả of quyền đc sd vốn vay trong 1 tg nhất định mà người sử dụng trả
cho ng SH nó.
Các nhân tố ảnh hưởng đến LS:
1, Nhìn từ góc độ cung cầu quỹ cho vay
1.1 Cung cầu quỹ cho vay:
* Cầu quỹ cho vay: là nhu cầu vốn vay cho sxkd hoặc tiêu dung of các chủ thể
khác nhau trong nền kt.
Nguồn hình thành:nc vay vốn of các dn, cá nhân và hộ gd (phụ thuộc biến
động ls) ; nc vay vốn of CP (ko phụ thuộc vào ls, đg cầu thẳng đứng) ; nc of
chủ thể nc ngoài (phụ thuộc chênh lệch ls 2 nc,kn di chuyển vốn giữa 2 nc, vấn
đề chính trị)
Cầu quỹ cho vay biến động ngược chiều với ls và lượng cầu. là đường dốc
xuống, độ dốc càng thoải p/a lượng cầu quỹ cho vay càng nhạy cảm nhiều với
ls.
* Cung quỹ cho vay: là khối lượng vốn dung để cho vay of các chủ thể khác
nhau
Nguồn hình thành: các cá nhân,hộ gd (là bộ phận chủ yếu phụ thuộc vào các
yt: thu nhập. ls, tình trạng nền kt, thói quen td và tk) ; các DN sử dụng vốn tạm
18
thời nhàn rỗi( phụ thuộc ls) ; NSNN: các khoản thu chưa sd đến( ko phụ thuộc
vào ls) ; từ các chủ thể nc ngoài.
Đường cung quỹ cho vay bd mqh giữa ls và lượng cung là đường dốc lên, độ
dốc càng thoải càng thể hiện cung quỹ cho vay càng nhạy cảm với ls.

1.2 Các nhân tố làm dịch chuyển đường cung- cầu: a
* đường cầu:
__ lợi tức dự tính of các cơ hội đầu tư: trong nền kt đang tăng trưởng, có nhiều
cơ hội đt đc cho là sinh lời, lượng cầu quỹ cho vay tăng lên ở mọi mức ls và
đường cầu quỹ cho vay dịch chuyển sang phải. ngược lai, giảm sút các cơ hội
đt có khả năng sinh lời làm cho lượng cầu quỹ cho vay giảm và đường cầu quỹ
cho vay dịch chuyển sang trái.
__ lạm phát dự tính: sự tăng lên of mức LP dự tính làm cho chi phí thực dự
tính of việc vay vốn ở mọi mức ls giảm đi.Người vay vốn đc lợi. Điều này làm
cho tăng nhu cầu vốn,lượng cầu quỹ cho vay tăng lên ở mọi mức ls, đường cầu
dịch chuyển sang trái. Sự giảm xuống of LP dự tính có tác động ngược lại, cầu
quỹ cho vay ở mọi mức ls giảm xuống, đường cầu quỹ cho vay dịch chuyển
sang trái.
__Tình trạng thâm hụt của NSNN
+ Khi mức bội chị NS tăng thì nhu cầu vốn tài trợ thiếu hụt của NSnn tăng ở
mọi mức NS làm lượng cầu quỹ cho vay dich chuyển sang phải.
+ ngoài ra hành vi phát hành công cụ nợ để duy trì vốn tài trợ thâm hụt NS địa
phương của chính quyền địa phương cũng có thể tác động lượng cầu quỹ cho
vay theo chiều tăng lên và sự dịch chuyển sang phải của cầu quỹ cho vay.
* đường cung:
__Tài sản và thu nhập
+ Khi nền KT tăng trưởng đường cung dịch chuyển sang phải
+ trong giai đoạn suy thoái ngược lại ( vẽ hình )
__Tỷ suất lợi tức dự tính của công cụ nợ: Trong trường hợp LS thị trường có
xu hướng tăng lên trong tương lai, giá thị trường của các công cụ nợ dài hạn sẽ
19
giảm đi, tỉ suất lợi tức dự tính của nó cũng theo đó giảm đi. Công cụ nợ hiện
tại trở nên kém hấp dẫn làm nhu cầu mua của các chủ thể KT, cung quỹ cho
vay giảm và đường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang trái, ngược lại cung
quỹ cho vay tăng và đường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang phải.

Sự thay đổi về lạm phát dự tính cũng sẽ thay đổi làm thay đổi mối tương quan
về tỉ suất dự tính của tài sản thực và tỷ suất dự tính của công cụ nợ do đó ảnh
hưởng đến sự dịch chuyển cả đường cong quỹ cho vay
__Rủi ro; Khi mức độ rủi ro của các công cụ nợ tăng lên so với các công cụ
đầu tư khác thì nhà đầu tư mua công cụ nợ giảm đi, làm cho quỹ vay giảm,
đường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang trái và ngược lại
__Tính lòng của các công cụ đầu tư: Nếu tính lòng của các công cụ nợ cao hơn
so với tính lòng của các công cụ đầu tư khác sẽ làm tăng tính hấp dẫn của các
công cụ nợ, làm cầu các công cụ nợ tăng lên ở mọi mức lãi suất. Lượng cung
quỹ cho vay tăng lên, đường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang phải và
ngược lại
2. Nhìn từ góc độ cung - cầu tiền
__Mức cầu tiền là lượng tiền mà các doanh nghiệp, các tổ chức và các nhân
muốn nắm giữ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện tại và trong tươnng lai với
giá cả và các biến số king tế cho trước
__Cầu tiền tạo bởi nhu cầu tiền tệ của các doanh nghiệp, các tổ chức , các cá
nhân
__Mức cung tiền đề cập trong mô hình là mức cung tiền M1 bao gồm tiền
ngoài ngân hàng và tiền gửi không kì hạn. Vì mức cung tiền do NHTW đưa ra
làm mục tiêu cố định với mọi mức LS nên đường biểu diễn mối quan hệ giữa
cung tiền và LS là thẳng đứng
__Đường cung tiền và câu tiền gặp nhau tại điểm cân bằng tạo thành mức LS
của thị trường
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến LS thị trường
Chính là các nhân tố làm dịch chuyển đường cầu và đường cung tiền
20
2.2 Các nhân tố làm dịch chuyển đường cầu tiền
__Thu nhập thực tế: Loại trừ khả năng biến động của giá cả thu nhập danh
nghĩa, khi nền KT tăng trưởng thì thu nhập tăng lên, các chủ thể muốn giữ
thêm tiền đồng thời muốn tiêu dùng nhiều hơn làm cầu tiền tăng. Sự suy thoái

KT có tác động ngược lại.
__Mức giá cả: Khi mức giá cả hàng hóa tăng, sức mua của tiền giảm, người ta
muốn nắm giữ lượng tiền nhiều hơn để đảm bảo vẫn mua đc hàng hóa dv trước
kia. Điều này làm cầu tiền tăng, đường cầu dịch chuyển sang phải , ngược lại,
sự giảm xuống cảu mức giá cả làm cho cầu tiền giảm đẩy đường cầu tiến dịch
chuyển sang trái
2.3nhân tố làm dịch chuyển đường cung tiền
Sự thay đổi của mức cung tiền ứng tiền do NHTW quyết định, khi NHTW
tăng cung tiền thì đẩy đường cung tiền dịch chuyển sang phải và ngược lại
LIÊN HỆ:
Từ đầu năm 2008 đến nay ls trên thị trường VN ko những biến động rất mạnh
mà còn hết sức phức tạp. Ban đầu là sự tăng vọt of ls trên thị trường tiền tệ
LNH.
Trước tình trạng tăng trưởng tín dụng of năm 2007 quá nóng, có ko ít NH đã
dung TD ngắn hạn cho vay trung, dài hạn, đặc biệt là cho vay đầu tư địa ốc và
chứng khoán. Thắt chặt chính sách tiền tệ là cần thiết, vừa để “siết” lượng tiền
lưu thông, giảm LP, vừa để tránh các nguy cơ về sau cho hệ thống các NHTM.
Tuy nhiên, nhg quyết định mang tính mệnh lệnh hành chính đã ngay lập tức
gây những hiệu ứng tiêu cực cho thị trường.
Mấy tháng cuối tháng 1.2008, ls qua đêm thị trường LNH vọt lên tớ 27%,
trong khi đầu tháng, thị trường này bắt đầu với ls 6,52%. Sở dĩ ls qua đêm cao
như vậy là bởi các NH phải nhanh chóng tập trung 1 lượng tiền mặt lên tới
khoảng 20.000 tỉ đồng, nhằm đáp ứng quy định tăng dự trữ bắt buộc từ 10%
lên 11%. Ngày 13.2, NHNN lại ra quyết định, buộc các NHTM phải mua 1
21
lượng tín phiếu trị giá 20.300 tỉ đồng. Nhu cầu tiền mặt, ngay lập tức, lên tới
hơn 40.000 tỉ đồng đã làm náo loạn các tổ chức TD.
Các NH cổ phần buộc long phải tăng ls huy động. sự chênh lệch về ls đã khiến
cho các tổng công ty NN rút tiền, đang cho vay lãi xuất thấp ở các NHquốc
doanh, gửi sang NH cổ phần. Chỉ trong ngày 18.2, các tổng công ty NN đã rút

ra hơn 4.000 tỉ đồng. Các NH quốc doanh, vốn vẫn dung những nguồn tiền lãi
thấp từ NN đem cho các NH nhỏ vay lại. Nay thiếu tiền đột ngột, vội vàng ép
các NH này. “ Cơn khát” tiền mặt toàn hệ thống đã đẩy ls thị trường LNH
trong những ngày này có khi lên tới trên 40 %.
Lãi xuất huy động tăng, đã khiến cho các NH phải tăng ls cho vay. Nhiều NH
đang buộc khách hàng chấp nhận 1 ls cho vay 24-25%, cao hơn nhiều mức mà
bộ luật Dân sự cho phép. Các DN cũng ‘khát” tiền mặt, tình trạng bán hàng
dưới giá, hoặc vay với ls cao đang khiến cho chi phí sản xuất tăng đột biến. ko
có j` ngạc nhiên khi LP 3 tháng đầu năm đã lên tới 9.19%. Các biện pháp of
NHNN nói là chống LP, nhưng lại trực tiếp làm “mất giá” đồng tiền khi đặt
các NH trong tình thế phải nâng ls lên cao như vậy. Ls còn tác động nhiều hơn
nữa trong các tháng tới, khi các khoản TD này thực sự đc “ đưa vào sản xuất
kinh doanh”
Năm 2004,mức tăng trưởng tín dụng đã từng lên đến 41%;biện pháp hiệu
quả sau đó đã khiến cho tăng trưởng tín dụng xuống còn trên dưới 20%;năm
2006; 21,4%. Nhưng năm 2007,do dự báo kém và thiếu những biện pháp kịp
thời,tăng trưởng tín dụng lên tới 38,7%. Lẽ ra phải có những bước đi vững
chắc từ trước,ngân hàng Nhà nước đã lâp tức “sửa sai”.Không phủ nhận là
những biện pháp ấy có một giá trị cảnh báo rất lớn.Các doanh nghiệp ,kể cả
doanh nghiệp ngân hàng đã ý thức đầy đủ về những rủi ro vốn đầu tư vào
chứng khoán và đại ốc bắt đầu chững lại. tuy nhiên cách làm cấp tập đó đã xảy
ra không ít các sự cố cho một nền kinh tế đang ở trạng thái yên lặng,chưa kể
về sau,còn có thể gây ra nhiều hậu quả.
22
Trước tiên thị trường tiền tệ nóng lên chưa từng thấy trong lịch sử nên kinh
tế Việt Nam,vốn VND khan hiếm. trên thị trường liên ngân hàng hầu như chỉ
có người vay mà không có người cho vay. Trên thị trường tiền tệ các NHTM
liên tục bám đuổi nhau tăng lãi suất huy động vốn ngoại tệ. chỉ trong 1 tuần có
một số NHTM điều chỉnh lãi suất tới 2-3 lần.
Ngày 20/2/2008, NHTM CP Đông Á (Sea Bank) công bố biểu lãi suất mới

được coi như “một quả bom” dội vào cuộc chạy đua cạnh tranh tăng lãi suất
trên thị trường hiện nay, với mức lải suất kỉ lục là 12%/năm.
Không chịu thua, ngày 21/2/2008 NHtM cổ phần Sài Gon-Hà Nội (SHB)
đưa ra chương trình siêu lãi suát,với mứa lãi suất cao nhất lên tới 12/5%/năm
cho kì hạn 1 tháng.
Đây được coi là mức lãi suất “cục kì nguy hiểm” vì nó làm cho nhiều
người nhớ đến mức lãi suất tiền gửi lên cao cách đây 20 năm khi xảy ra cơn đổ
vỡ gân 6000 quỹ tín dụng và hợp tác xã tín dụng, trong thời điểm lạm phát tới
200%-300% trong các năm 1987-1988 ở nước ta. Còn NHTM cổ phần An
Bình tnag8 lãi suất nhưng chủ yếu ở kì hạn ngắn: 1 tuần,2 tuần,3 tuần…lãi suất
tiền VND kí hạn 4 tuần lên tới 7,8% 1 năm.
Tiếp theo, một phản ứng dữ dội hiếm thấy và cũng được coi là rất nguy
hiểm khi lãi suất nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất liên ngân hàng tăng cao
chóng mặt. đặc biệt lãi suất liên ngân hàng ngày 15/2/2008 lên tới 31/1%/năm;
ngày 18/2/2008 lập 1 kỉ lục mới khi lên tới 33,3%/năm,ngày 19/2/2008 lỷ lục
cao hơn nữa khi lên tới 43%/năm.
Lãi suất thị trường mở qua đấu thấu giấy tờ có giá trị ngắn hạn tại NHNN
lên tới 10% thậm chí là 15%/năm cho lì hạn vay chỉ có 2 tuần, gấp 2-3 lần mức
lãi suất bình thường. thị trường “căng” đến mức ngày 22/2/2008 NHNN phải
bo8m thêm 6.000 tỷ đồng qua nghiệp vụ thị trường mở cho một số NHTM
trúng thầu, với lãi suất tới 13%/năm của kì hạn 14 ngày, giảm 2% so với mức
15%/năm của ngày 21/2/2008.
23
Tình tổng cộng chỉ trong vòng 1 tuần, NHNN phải bơm ra tới 39.000 tỷ
đồng, mức hỗ trợ thanh khoản chưa từng có trong lịch sử can thiệp của NHNN
từ trước đến giờ, bằng trên 50% so với mức 61.133 tỷ đồng mua vào giấy tờ có
giá trị ngắn hạn của cả năm 2007. tuy nhiên hầu như chỉ có các NHTM Nhà
nước, một số ít NHTM cổ phần quy mô lớn,một số chi nhánh Ngân hàng nước
ngoài có điều kiện đang sở hữu tín phiếu NHNN và Tìn phiếu Kho Bạc Nhà
nước,trái phiếu đô thị TP.HCM… thì mới có cơ hội vay với khối lượng vốn

lớn đó,còn phần đông các NHTM cổ phần thì không.
Do đó các NHTM cổ phần quy mô nhỏ và trung bình phải đi vay lại trên
thị trường liên ngân hàng khoản vay của các NHTM đó với lãi suất từ 30% đến
43%/năm, gấp 2-3 lần lải suất họ vay được của NHNN. Không phải làm gì,các
Ngân hàng thương mại Nhà nước kiếm được các khoản lãi lớn. một tình trạng
vốn chạy lòng vòng đẩy lãi suất lên cao trong nền kinh tế hiện nay,rõ ràng tác
động tiêu cực chung đến tăng trưởng GDP,đến hiệu quả nền kinh tế và tính an
toàn của hệ thống NHNM tiếp đến cả các NHTM quốc doanh cũng tăng lãi
suất huy động.
Và để kết thúc cuộc đua lãi suất này, hiệp hội NHVN đã đưa ra mức trần lải
suất huy động là 12%. Nhưng chưa dừng ở đó, nhiều ngân hàng không tăng lãi
suất được nữa thì tổ chức các chương trình khuyến mại ,mà lớn nhất là
Techcombank với khẩu hiệu “gửi tiền tiết kiệm trúng 1 tỷ đồng” gửi tiền tặng
tiền,hay gửi tiền trúng ô tô…
**** Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể giải thích bằng các lý do
sau:
 Do tình trạn lạm phát năm 2007 lên đến 12,6%,3 tháng đầu năm 2008 là
9,19% làm tăng nhu cầu tiền.
 Do công tác dự báo quá kém dẫn đến tăng trưởng tín dụng năm 2007 là
38,75 làm tăng nhu cầu tiền
 NHTW tiếp tục tăng dự trữ bắt buộc để kiềm chế lạm phát và làm khan
hiếm vốn của NHTM
24
 Ngày 13/2 NHNN lại ra quyết định,buộc các NHTM phải mua 1 lượng
tín phiếu trị giá 20.300 tỷ đồng.Nhu cầu tiền mặt ,ngay lập tức lên tới
40.000 tỷ đồng đã làm náo loạn các tộ chức tín dụng.
 Ngày 25/3,ngân hàng NN yêu cầu thu về 52.000 tỷ đồngcủa ngân sách
đang được đem cho các NH quốc doanh vay với lãi suất 3%/nămđây là 1
nhân tố nữa đấy lãi suất tăng cao do cung tiền giảm.
Câu 7: Trình bày các nhiệm vụ chủ yếu của NHTM. Nhận xét khái

quát về hoạt động của hệ thống NHTM VN từ 2008 đến nay
1.Nghiệp vụ thuộc TS nợ và vốn:
-KN:Là n/v hthành nên nguồn vốn của NHTM. Vốn: là toàn bộ gt tiền tệ tạo
;ập đc dùng để cho vay, I và hthành các vốn hiện vật.
-Kết cấu nguồn vốn của NHTM:
A_Vốn huy động:
*Về Vốn tiền gửi:đc huy động từ hđ nhận TG, đc huy động thường xuyên. Bao
gồm: Vốn TG thanh toán, TG có kỳ hạn, TG tiết kiệm.
-Về TG thanh toán:là loại tiền đc kí gửi cào NH mà người gửi đc quyền sd để
thanh toán chuyển khoản or rút ra bằng TM bất cứ lúc nào.
+Đặc điểm: đc hưởng ls thấp or k đc hưởng lãi vì mục đích chủ yếu của KH
khi gửi loại tiền này để nhờ NH thanh toán hộ. Mang t/c giao dịch. Đặc điểm
sự biến động:biến động k ổn định.
+Tầm quan trọng:Tạo 1 bp nguồn vốn cho vay của NH xét trên bình diện toàn
bộ KH. Là bp vốn có cf rẻ nhất. Thông qua theo dõi biến động số dư TG KH,
NH có thể nắm đc tình hình kinh doanh của KH, góp phần hạn chế RR trong
hđ cho vay.Mặc dù k ổn định xong xét trên bình diện toàn bộ KH thì NH vẫn
có thể sd 1 faanf TG thanh toán cho vay dài hạn.
-Về TG có kỳ hạn: là loại tiền đc gửi vào NH trên cơ sở sự thỏa thuận về thời
hạn và ls giữa KH và NH.
25

×