Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SKKN: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn trường trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (825.6 KB, 30 trang )


MỤC LỤC
Tra
ng
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………… 4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ……… …… 2
1.Thực trạng ban đầu của vấn đề…………………………………… 2
2. Biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành………………………… 3
2.1.Tính mới của vấn đề………………………………………………… 3
2.2 Biện pháp và quá trình tổ chức , tiến hành………………………… … 6
3. Các tồn tại nảy sinh và cơ sở thực tiễn của vấn đề………………… … 21
3.1. Tồn tại………………………………………………………………… 21
3.2. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn…………………………………… … 21
4. Kết quả đạt được…………………………………………………… … 23
4.1. Đối với bản thân…………………………………………………………… 23
4.2. Về phía học sinh…………………………………………………………… 24
4.3. Về tổ chuyên môn…………………………………………………………… 25
4.4. Đối với đơn vị………………………… ………………………………… 25
5.Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm …………….…………… ……… 25
6. Phạm vi và tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm…………………… 26
6.1 Phạm vi…………………………………………………………… … 26
6.2. Tác dụng………………………………………………………… … 26
7. Những bài học kinh nghiệm ………………………………………… 27
PHẦN III. KẾT LUẬN…………………………………………………….……. 27
PHẦN IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 28
1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế đã làm đổi mới xã
hội Việt Nam. Chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng được nâng cao, đời sống văn
hóa tinh thần không ngừng được cải thiện. Tuy vậy sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo
cân bằng với việc bảo vệ môi trường, vì vậy môi trường Việt Nam đã xuống cấp, nhiều


nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống của
người dân, những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống
của loài người trên Trái Đất.
Nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều
chủ trương biện pháp tích cực, đồng bộ. Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp,
các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu đã thu được một
số kết quả đáng khích lệ. Nhiều văn bản mang tính pháp qui được thông qua, ban hành
như: Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc Hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam khóa XI kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005; Quyết định
1363/QĐ - TT ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án : “
Đưa nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân”; Chỉ thị số 40/2008/CT-
BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/7/2008 phát động phong trào
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Để thực hiện yêu cầu trên, nhiều môn học của cấp Trung học cơ sở được chọn
tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong đó có môn Ngữ Văn. Với mục đích giúp
học sinh có những kiến thức cơ bản về môi trường và rèn luyện những kĩ năng cần
thiết trong việc bảo vệ môi trường thông qua giờ học Ngữ văn, tôi mạnh dạn thực hiện
đề tài nghiên cứu “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn trường
trung học cơ sở”.
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng ban đầu của vấn đề
Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là
tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con
người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế -
xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết
2
vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó
còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội.
1.1. Nguyên nhân khách quan:

Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát
triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế
với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác bảo vệ
môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp,
dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm
trọng. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy
trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn. Ô
nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: Ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm
không khí. Trong ba loại ô nhiễm đó thì ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, khu
công nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu
chuẩn cho phép.
1.2. Nguyên nhân chủ quan:
- Cá nhân học sinh: Chưa ý thức sâu sắc việc bảo vệ môi trường.
- Trường học chưa thực sự có khuôn viên xanh, sạch đẹp do còn hạn chế về
kinh phí.
- Địa phương chưa có những buổi tổ chức phát động cho học sinh bảo vệ môi
trường để các em thấy hết tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.
2. Biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành
2.1. Tính mới của vấn đề:
Trước thực trạng ô nhiễm môi trường, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho học sinh là đòi hỏi cấp bách của xã hội để xây dựng hoàn thiện những giá trị cơ
bản của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền
kinh tế tri thức.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
học sinh đã giúp cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí xác định đúng tầm quan trọng
của công tác giáo dục học sinh ở nhà trường để có kế hoạch hoàn chỉnh, có sự quan
3
tâm đúng mực trong việc giáo dục học sinh, từ đó giúp cho tập thể sư phạm của trường
thấy được nhiệm vụ quan trọng này để ngoài việc dạy chữ cho tốt còn phải lưu tâm,
hết lòng giáo dục các em có ý thức trong việc bảo vệ môi trường.

Những kiến thức cơ bản về môi trường cần trang bị cho học sinh thông qua giảng
dạy môn Ngữ văn. Tích hợp liên môn từ môn Địa lí.
2.1.1. Khái niệm về môi trường:
Theo Điều 1, Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam thì môi trường bao gồm các
yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con
người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
thiên nhiên.
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho
sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất,
nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có
xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.
2.1.2. Ô nhiễm môi trường:
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường là sự làm
thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường".
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc
năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến
sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm
bao gồm các chất thải ở dạng: khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa
hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng,
nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến
con người, sinh vật và vật liệu.
2.1.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:
- Dân số tăng, lượng tài nguyên thiên nhiên khai thác sử dụng nhiều, tạo ra
lượng phế thải lớn, tình trạng khai thác lạc hậu, bừa bãi.
4
- Khí thải công nghiệp, chất thải công nghiệp của các ngành sản xuất khác
nhau, quy trình thu gom, xử lí còn hạn chế.
- Các loại phân bón trong nông nghiệp, nhất là lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc
diệt cỏ…

- Do hoạt động sản xuất của con người ở nhiều lĩnh vực khác nhau như phá
rừng, xây dựng, khai thác các loại tài nguyên…
- Do chiến tranh (khí độc do khói súng, cháy nhà, cháy rừng; chất độc hóa học,
chất phóng xạ, xác chết của người và động vật chưa được chôn cất kịp thời …) di
chứng đến ngày hôm nay.
2.1.4. Thực trạng môi trường Việt Nam:
Cùng với sức ép gia tăng dân số, sự nghèo nàn, quá trình đô thị hóa, sự di dân
và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tác động mạnh mẽ tới môi trường.
Nguy cơ mất rừng và tài nguyên rừng đang đe dọa nghiêm trọng. Trung bình
rừng bị phá hàng năm từ 150.000 – 200.000 ha/năm. Mất rừng, đồi núi trọc, đất bị xói
mòn rửa trôi, chế độ thủy văn và khí hậu thay đổi theo chiều hướng xấu, mất đa dạng
sinh học, nhất là những động vật quý hiếm.
Sự suy giảm nhanh chất lượng đất và diện tích canh tác, tài nguyên đất tiếp tục
bị lãng phí do canh tác không hợp lí, thiếu phân bón hữu cơ, phương thức canh tác lạc
hậu. Đặc biệt là sự lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu đã làm cho môi trường đất, nước
và không khí bị ô nhiễm ngày càng nặng nề, nhiều bệnh tật ngày càng phát sinh.
Tài nguyên biển, đặc biệt là tài nguyên sinh vật vùng ven biển đang bị suy giảm
nhanh, môi trường bị ô nhiễm: khai thác hải sản quá mức, đánh bắt sinh vật còn non,
công cụ khai thác còn lạc hậu, đánh bắt chủ yếu ven bờ…
2.1.5. Thực trạng môi trường huyện Thoại Sơn và trường THCS :
- Địa bàn Thoại Sơn là vùng trồng nhiều lúa, nước từ các con kênh trực tiếp đổ
ra sông, làm cho môi trường nước dễ bị ô nhiễm. Trường học gần ruộng lúa, trong khi
ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận nhân dân gần trường học và nơi học sinh
sinh sống còn hạn chế nên ảnh hưởng phần nào đến môi trường trường học.
5
- Hầu hết học sinh là con em nông dân, điều kiện kinh tế còn thiếu thốn và khó
khăn, ý thức về bảo vệ môi trường chưa cao, tình trạng vứt rác xuống sông, xuống bờ
kênh còn khá phổ biến.
- Về phía nhà trường tuy được đầu tư nhiều về cơ sở vật chất nhưng còn nhiều
hạn chế: Sân trường chưa được bằng phẳng, hệ thống nước sạch chưa được đảm bảo

về chất lượng, khu vực quanh trường còn nhiều chỗ trũng.
- Xã hội chưa có nơi xử lí rác đúng quy trình.
2.2. Biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành
2.2.1. Xác định các bài học có nội dung, mức độ, từng phần hoặc toàn phần
tích hợp về bảo vệ môi trường. ( khối 6)
TT TÊN BÀI VĂN TV TLV NỘI DUNG TÍCH HỢP
HỌC KỲ I
1 Sơn Tinh ,
Thủy Tinh.
x Môi trường thiên nhiên ( hiện tượng lũ
lụt).
2 Luyện tập kể
chuyện tưởng
tượng.
x Ra đề bài về chủ đề môi trường bị thay
đổi.
3 Chương trình
địa phương .
( phần TV , rèn
luyện chính tả).
x Cho viết bài chính tả có từ ngữ về môi
trường.
HỌC KỲ II
4 Sông nước Cà
Mau.
x Liên hệ: Môi trường tự nhiên, hoang dã.
5 Vượt thác. x Liên hệ: Việc con người chinh phục thiên
nhiên; vượt qua những trở ngại khắc
nghiệt của môi trường tự nhiên.
6 Viết bài TLV số

5- văn tả cảnh
x Ra đề tả cảnh liên quan đến môi trường.
6
( làm ở nhà).
7 Cô Tô. x Môi trường biển đảo đẹp.
8 Lao xao. x Bảo vệ các loài chim, giữ cân bằng sinh
thái.
9 Bức thư của thủ
lĩnh da đỏ.
x Trực tiếp khai thác về đề tài môi trường.
10 Động Phong
Nha.
x Liên hệ môi trường và du lịch.
2.2.2. Chọn phương pháp phù hợp với từng loại bài, từng lớp, từng đối
tượng học sinh, sao cho hiệu quả nhất:
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn rất phong phú, đa
dạng, mỗi phương pháp đều có mặt tích cực và hạn chế riêng. Vì vậy, giáo viên cần
lựa chọn và sử dụng kết hợp các phương pháp cho phù hợp với nội dung, tính chất
từng bài, trình độ nhận thức của học sinh, năng lực sở trường của giáo viên và điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của trường mình.
Các tình huống, phương pháp được sử dụng phải gắn với nội dung bài học, giáo
viên giúp tự đánh giá, xử lí các tình huống từ đó giáo viên kết luận để giáo dục học
sinh các chuẩn mực đạo đức hoặc pháp luật liên quan đến bài học và ý thức bảo vệ môi
trường .
Các phương pháp thường được sử dụng và mang lại hiệu quả cao như: Thảo
luận nhóm, giải quyết vấn đề, trực quan (tranh ảnh), nghiên cứu trường hợp điển
hình
2.2.3. Chuẩn bị phương tiện, các điều kiện cần thiết đặc biệt là nguồn tư
liệu phục vụ bài học.
Đây là là một bước vô cùng quan trọng giúp cho tiết học thành công. Máy chiếu

sẽ giúp cho quá trình đưa những tư liệu, hình ảnh một cách sinh động nhất đến với học
sinh. Bên cạnh đó nguồn tư liệu hiện nay vô cùng phong phú qua báo chí, truyền hình,
7
đặc biệt là Internet sẽ giúp cho việc thực hiện phương pháp trực quan dễ dàng và hiệu
quả hơn.
Việc chuẩn bị tư liệu phải được tiến hành trong thời gian dài, được tích lũy và
sắp xếp khoa học theo từng bài: hình ảnh, video clip, câu chuyện, gương điển hình
để khi cần có thể sử dụng ngay.
2.2.4. Ví dụ minh họa:
- Khi dạy Bài: Sơn Tinh, Thủy Tinh giáo viên có thể nêu câu hỏi:
(?) Ngày nay KHKT phát triển, theo em hiện tượng lũ lụt ngày càng nhiều là do
đâu?
(HS): Hiện tượng lũ lụt do diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, môi trường bị ô
nhiễm nặng nề…
(?) Hiện nay, nhà nước ta chủ trương như thế nào để đối phó với thiên tai lũ lụt?
( HS): Chung tay quan tâm, chú trọng, có kế hoạch cụ thể và đầu tư cho củng cố
đê điều. nghiêm cấm nạn phá rừng xử phạt nghiêm những kẻ cố tình chặt phá rừng. Có
nhiều dự án cho việc trồng rừng, giao đất, giao rừng cho người dân
- Khi dạy bài: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng giáo viên có thể ra đề bài về môi
trường bị ô nhiễm: Hãy tưởng tượng em là một loài cá sống ở dưới dòng sông quê em
để kể về nơi mình sinh sống hiện nay.
- Khi dạy bài: Chương trình địa phương (rèn luyện chính tả) giáo viên cho viết bài
chính tả có từ ngữ về môi trường như đoạn văn: “ Ô nhiễm môi trường, trước hết là
môi trường nước, không khí và đất đã xuất hiện ở nhiều nơi, nhiều lúc đến mức trầm
trọng, nhiều vấn đề về vệ sinh môi trường phức tạp đã phát sinh ở các khu vực thành
thị, nông thôn”
- Khi dạy bài: Sông nước Cà Mau, giáo viên liên hệ môi trường tự nhiên hoang dã
bằng cách cho học sinh quan sát những hình ảnh hay đọc những câu ca dao, tục ngữ:
“Cà Mau là xứ quê mùa
Muỗi bằng gà mái, cọp tùa bằng trâu”…

8

RỪNG ĐƯỚC CÀ MAU CHỢ NỔI CÀ MAU

SÔNG NƯỚC CÀ MAU RỪNG TRÀM CÀ MAU

SÔNG NƯỚC CÀ MAU NGÀY NAY
9
+ Qua quan sát ảnh em có nhận xét gì về thiên nhiên xưa và nay?
- Hoặc khi dạy bài : Vượt thác của Võ Quảng giáo viên có thể liên hệ việc con người
chinh phục thiên nhiên, vượt qua những trở ngại khắc nghiệt của môi trường tự nhiên
bằng cách đặt câu hỏi.

Sông Thu Bồn Sông Thu Bồn, đoạn qua Duy Xuyên
(?) Em có nhận xét gì về hoàn cảnh lao động của dượng Hương Thư trong quá trình
vượt thác?
(HS) Dượng Hương Thư cố gắng vượt qua những trở ngại khắc nghiệt của thiên nhiên
chống thuyền vượt qua con thác dữ
(?) Qua hình ảnh lao động của dượng Hương Thư em cảm nhận được gì về tinh thần
của người lao động trên sông nước?
(HS) Là những con người quả cảm, hùng dũng, rắn chắc , bền bỉ vượt lên gian khó
trong quá trình chinh phục thiên nhiên
- Khi cho học sinh viết bài tập làm văn số 5- văn tả cảnh (làm ở nhà) giáo viên ra đề tả
cảnh liên quan đến môi trường như:
+ Tả cảnh dòng sông quê em.
Hoặc + Tả cảnh cánh đồng lúa quê em vào mùa gặt….
Và nếu dạy bài: Cô Tô để liên hệ môi trường biển đảo giáo viên có thể cho học sinh
xem tranh

10




MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐẢO CÔ TÔ
(?) Để môi trường biển đảo luôn luôn đẹp và thu hút khách du lịch em sẽ làm gì?
- Và khi dạy bài : Lao xao giáo viên giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ các loài chim,
giữ cân bằng sinh thái bằng cách cho học sinh xem tranh một số loài chim và hỏi:


11




HÌNH ẢNH MỘT SỐ LOÀI CHIM
(?) Các loài chim trong thiên nhiên hiện nay còn nhiều như trong văn bản miêu
tả không?
(?) Để bảo vệ các loài chim, giữ cân bằng sinh thái chúng ta sẽ làm gì?
- Bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ giáo viên trực tiếp khai thác về đề tài môi trường
thiên nhiên.
(?) Chỉ ra quan niệm khác biệt về thiên nhiên của người da đỏ và người da trắng.
Quan niệm Người da đỏ. Người da trắng.
- Đất đai - Đất đai là anh em;
- Đất là mẹ.
- Cư xử như vật mua được,
tước đoạt được…, bán đi ngấu
nghiến.
- Chẳng có nơi nào yên tĩnh,
12
-Thiên nhiên,

cảnh vậ.
- Không khí.
- Muông thú.
- Say sưa với tiếng lá cây
lay động, âm thanh êm ái
của tiếng gió thoảng.
- Quý giá, là của chung
- Chỉ giết để duy trì sự
sống.
chỉ là những tiếng ồn ào, lăng
mạ.
- Chẳng để ý gì.
- Bắn chết cả ngàn con.
(?) Em sẽ chọn cách sống nào? Vì sao?
(?) Trong kí ức của người da đỏ điều gì là thiêng liêng cao quý? Điều đó phản
ánh lên được điều gì của người da đỏ ?
(HS) “Đất là bà mẹ”; “những bông hoa ngát hương, là người chị, người
em”;“những dòng sông, con suối, đâu chỉ là những giọt nước mà còn là máu của Tổ
tiên”.
(HS) Người da đỏ sống gắn bó với đất đai, môi trường, thiên nhiên => Quan hệ
ruột thịt thiêng liêng, cao quý àThiên nhiên đồng hành cùng người da đỏ.
(?) Từ nội dung yêu cầu của bức thư, em hãy cho biết tác giả muốn gởi đến
người đọc bức thông điệp gì?
(?) Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, chăm lo, bảo vệ môi trường
và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.
- Dạy bài Động Phong Nha giáo viên liên hệ môi trường và du lịch
(?) Để động Phong Nha nói riêng và các danh lam thắng cảnh của đất nước nói
chung luôn tươi đẹp mỗi chúng ta cần phải làm gì?



13
BÀI MINH HỌA
Ngày dạy ….lớp… tiết…
TUẦN 13
TIẾT 9


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở Bắc Bộ và khát vọng của người Việt
cổ trong việc chế ngự thiên tai bảo vệ cuộc sống.
- Những nét chính về nghệ thuật của truyện: sử dụng nhiều chi tiết kì lạ, hoang
đường.
- Tích hợp: Môi trường thiên nhiên (hiện tượng lũ lụt).
2/ Kĩ năng:
- Đọc –hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
- Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện.
- Xác định ý nghĩa của truyện.
- Kể lại được truyện.
- Tích hợp kĩ năng sống: Giao tiếp, tự nhận thức, ra quyết định….
3/ Thái độ:
14
SƠN TINH, THỦY TINH
Truyền thuyết
HS hiểu được ý nghĩa của công sức cha ông, phát huy và sáng tạo học tập tốt để
phát triển và sáng tạo trong việc xây dựng đất nước, có ý thức bảo vệ các công trình
thủy điện, thủy lợi.
B. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Tranh, một số tài liệu có liên quan.

- Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu.
C. PHƯƠNG PHÁP
Đọc diễn cảm, nêu vấn đề, bình giảng….
D. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Kiểm tra bài cũ
- Kể tóm tắt truyện Thánh Gióng và nêu ý nghĩa truyện?
- Kể một vài chi tiết tưởng tượng mà em thích và giải thích tại sao em thích chi
tiết ấy?
2. Bài mới
HĐ 1: GIỚI THIỆU BÀI
Dọc dãy đất hình chữ S, bên bờ biển đông, Thái Bình Dương, nhân dân Việt
Nam chúng ta, nhất là nhân dân miền Bắc, hằng năm phải đối mặt với mùa mưa bão,
lũ lụt rất khủng khiếp. Để tồn tại nhân dân ta phải tìm mọi cách để chiến đấu và chiến
thắng giặc nước. Cuộc chiến đấu trường kì, gian truân ấy đã được thần thoại hóa trong
truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Vì vậy ca dao có câu:
Núi cao sông hãy còn dài
Năm năm báo oán đời đời đánh ghen
Câu chuyện có ý nghĩa gì ? Nhằm giải thích điều gì? Ta đi vào tìm hiểu văn bản.
HĐ 2 : TÌM HIỂU CHUNG VỀ VB
(?) Theo em, truyện bắt nguồn từ đâu?
(GV) Thần thoại là truyện kể dân gian về các vị thần
hoặc các nhân vật anh hùng đã được thần thánh hoá,
I- TÌM HIỂU CHUNG
- Truyện bắt nguồn từ
thần thoại cổ được lịch sử
hóa.
15
phản ánh những quan niệm ngây thơ của con người thời
xa xưa về các hiện tượng tự nhiên và khát vọng trong
đấu tranh chinh phục thiên nhiên.

(?) Truyện thuộc thời đại nào trong lịch sử?
(GV) Truyện được gắn với thời đại các vua Hùng, gắn
với công cuộc trị thủy, với thời đại dựng nước, mở nước
đầu tiên của người Việt cổ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc truyện: Học sinh
chú ý lời của vua Hùng thể hiện sự uy nghiêm. Đoạn tả
cuộc giao chiến đọc nhanh. Đoạn cuối đọc chậm.
(?) Truyện gồm những sự việc nào?
(HS) Vua Hùng kén rểà Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu
hônà Sơn Tinh được vợà Sơn Tinh, Thủy Tinh đánh
nhauà hiện tượng lũ lụt hàng năm.
(?) Văn bản có mấy phần? Nội dung mỗi phần.
(HS) 3 phần
_ Từ đầu … mỗi thứ 1 đôi: Vua Hùng kén rể.
_ Tiếp theo…đành rút quân về: Cuộc giao tranh của Sơn
Tinh, Thủy Tinh.
_ Còn lại: Sự trả thù hàng năm của Thủy Tinh và sự
chiến thắng của ST.
(?) Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao?
(HS) Sơn Tinh , Thủy Tinh vì cả hai đều xuất hiện ở mỗi
sự việc.
(?) Bức tranh sách giáo khoa minh họa cảnh nào?
( HS xem tranh)
(?) Vua Hùng kén rể trong hoàn cảnh nào? Mục đích
làm gì chúng ta tìm hiểu phần 1
-Truyện thuộc nhóm các
tác phẩm truyền thuyết
thời đại Hùng
Vương.
II. ĐỌC-HIỂU VB

16
HĐ3: TÌM HIỂU CHI TIẾT VB
(?) Vua Hùng kén rể trong hoàn cảnh đất nước ntn? Mục
đích chọn rể của vua Hùng là để làm gì?
(?) Vì sao khi Sơn Tinh và Thùy Tinh đến cầu hôn thì
vua Hùng lại boăn khoăn?
(HS) Vì Sơn Tinh và Thủy Tinh đều ngang tài ngang
sức.
(?) Vậy vua Hùng quyết định như thế nào?
(HS) Cho Sơn Tinh và Thủy Tinh thi tài.
(?) Sơn Tinh và Thủy Tinh có tài gì? em có nhận xét gì
về tài của 2 thần?
(?) Trước sự việc này vua Hùng giải quyết như thế nào?
(HS) Đưa ra điều kiện thách cưới.
(?) Lễ vật thách cưới mà vua Hùng đưa ra có lợi cho ai?
Vì sao?
(HS) Có lợi cho Sơn Tinh vì những thứ này sống ở trên
cạn.
GV chốt. Rõ ràng qua đây ta thấy vua Hùng đã ngầm
chọn Sơn Tinh, đưa ra lễ vật như thế mà còn đến sớm
nữa.
(?) Vì sao thiện cảm vua Hùng giành cho Sơn Tinh?
(HS) Vua biết sức mạnh tàn phá của Thủy Tinh.
Tin vào sức mạnh của ST có thể chiến thắng Thủy Tinh
để bảo vệ cuộc sống.
1. Vua Hùng kén rể:
- Hoàn cảnh: Xây dựng
đất nước
-Mục đích: tìm cho con
một người chồng xứng

đáng
2. Cuộc thi tài giữa Sơn
Tinh, Thủy Tinh:
- Sơn Tinh dời non lấp bể.
- Thủy Tinh hô mưa, gọi
gió.
àCả 2 đều có tài cao,
phép lạ.
17
(?) Qua việc chọn rể của vua Hùng người xưa muốn bày
tỏ tình cảm gì đối với ông cha ta trong thời kì dựng
nước?
(HS) Ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
(?) Kết quả cuộc thi như thế nào? Dẫn đến hậu quả gì?
(?) Vì sao Thủy Tinh chủ động dâng nước đánh Sơn
Tinh?
(HS) Vì ghen tức và tự ái.
(?) Cảnh Thủy Tinh hô mưa, gọi gió sóng dâng cuồn
cuộn làm nên bão tố ngập trời gợi cho em hình dung ra
cảnh gì mà nhân dân ta thường gặp hằng năm?
(HS) Cảnh lũ lụt.
(GV) Đó chính là sự kì ảo hóa cảnh lũ lụt vẫn thường
xảy ra ở đồng bằng châu thổ sông Hồng hằng năm. Hiện
tượng tự nhiên, hiện thực khách quan đã được giải thích
một cách ngây thơ và lí thú của người xưa.
(?) Sơn Tinh đối phó như thế nào? Kết quả ra sao?
(HS) Sơn Tinh không hề run sợ, chống cự kiên cường,
càng đánh càng mạnh. Cuối cùng không làm gì nổi Thủy
Tinh đành phải rút quân.
Thảo luận: Câu “Nước dâng lên cao bao nhiêu, đồi núi

cao lên bấy nhiêu” cho ta thấy cuộc chiến đấu diễn ra
như thế nào?
(HS) Cuộc chiến đấu giằng co, bất phân thắng bại, quyết
tâm bền bỉ, sẵn sàng đối phó nhất định chiến thắng bão
lũ của nhân dân ta.
(?) Truyện kể, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh
Sơn Tinh và lần nào cũng thua. Theo em, người xưa
- Kết quả: Sơn Tinh mang
lễ vật đến trước, lấy được
Mị Nương khiến Thủy
Tinh nổi giận, làm ra mưa
gió, dâng nước lên cao
đuổi đánh Sơn Tinh.
18
muốn mượn truyện này để giải thích điều gì?
(HS) Giải thích hiện tượng bão lụt và phản ánh ước mơ
chiến thắng thiên tai.
(?) Ngoài ý nghĩa giải thích hiện tượng bão lụt và phản
ánh ước mơ chiến thắng thiên tai truyện còn thể hiện
khát vọng gì của người Việt cổ?
(?) Ngày nay khoa học kĩ thuật phát triển, theo em
hiện tượng lũ lụt ngày càng nhiều là do đâu?
(HS phát biểu)
(?) Hiện nay, nhà nước ta chủ trương như thế nào để
đối phó với thiên tai lũ lụt?
(HS) Quan tâm, chú trọng, có kế hoạch cụ thể và đầu
tư cho chủ trương xây dựng, củng cố đê điều.
- Nghiêm cấm nạn phá rừng, xử phạt nghiêm những
kẻ cố tình chặt phá rừng.
- Có nhiều dự án cho việc trồng rừng, giao đất giao

rừng cho người dân.
(?) Nhận xét cách xây dựng hình tượng nhân vật trong
truyện?
(GV) Sơn Tinh, Thủy Tinh là những nhân vật tưởng
tượng hoang đường không có thật, xong lại có ý nghĩa
rất thực vì nó khái quát được hình tượng lũ lụt và sức
mạnh, ước mơ của con người.
(?) Qua các sự việc em thấy sự việc nào thú vị nhất? Tại
sao?
3. Cốt lõi lịch sử.
- Cuộc sống lao động vật
lộn với thiên tai, lũ lụt
hằng năm của cư dân
đồng bằng Bắc Bộ.
- Khát vọng của người
Việt cổ trong việc chế ngự
thiên tai, lũ lụt, xây dựng,
bảo vệ cuộc sống của
mình.
4. Nghệ thuật:
- Xây dựng hình tượng
nhân vật mang dáng dấp
thần linh Sơn Tinh và
Thủy Tinh với nhiều chi
tiết tưởng tượng kì ảo.
- Tạo sự việc hấp dẫn:
Sơn Tinh, Thủy Tinh
cùng cầu hôn Mị Nương.
- Dẫn dắt, kể chuyện lôi
cuốn, sinh động.

19
(?) Truyện giải thích hiện tượng gì ở nước ta? Việc đó
xảy ra ở đâu? Qua đó thể hiện được ước mơ nào của
người gì của người Việt?
HĐ 3: HỆ THỐNG KIẾN THỨC ĐÃ HỌC
(?) Ý nghĩa tưởng tượng của các nhân vật Sơn Tinh,
Thủy Tinh?
(HS) Sơn Tinh là đại diện cho lực lượng cư dân người
Việt đắp đê chống lụt.
Thủy Tinh là đại diện cho hình tượng mưa gió, bão lũ
xảy ra hàng năm.
5. Ý NGHĨA VB:
- Truyện giải thích hiện
tượng mưa gió, bão lụt
xảy ra ở đồng bằng Bắc
Bộ thuở các vua Hùng
dựng nước.
-Thể hiện sức mạnh, ước
mơ chế ngự thiên tai, bảo
vệ cuộc sống của người
Việt cổ.
III.TỔNG KẾT (SGK)
HĐ4: HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI VÀ CHUẨN BỊ BÀI
1. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI:
- Nhớ các sv chính và kể lại truyện.
- Liệt kê các chi tiết kì ảo về Son Tinh, Thủy Tinh và cuộc giao tranh giữa hai
thần.
- Nắm ý nghĩa tượng trưng của hai nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh.
2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI MỚI :
- Nghĩa của từ

+ Nghĩa của từ là gì?
+ Cách giải thích nghĩa của từ.
20
+ Bài tập: Học sinh tự thực hiện.
Tóm lại: Qua việc tích hợp môi trường vào bài dạy cụ thể tôi nhận thấy học
sinh hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và có cái nhìn tích cực
hơn trong việc bảo vệ môi trường.
3. Các tồn tại nảy sinh và cơ sở thực tiễn của vấn đề:
3.1. Tồn tại:
- Ý thức một bộ phận nhỏ học sinh trong việc bảo vệ môi trường chưa tốt. Làm
chiếu lệ, khi có giáo viên thì làm không có giáo viên thì không làm.
- Thiết bị, phương tiện dạy học chưa đồng bộ, máy chiếu chỉ có một cái đã ảnh
hưởng đến việc đưa những thông tin có liên quan đến học sinh.
- Tranh ảnh về môi trường chưa thật phong phú.
- Chưa tổ chức được cho các em có những buổi thực tế để thấy hết được tác hại
của việc ô nhiễm môi trường hay những cảnh đẹp thiên nhiên để các em có thể tự cảm
nhận và bày tỏ thái độ của mình.
3.2. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề:
Môn Ngữ văn trong nhà trường nói chung và ở trường trung học cơ sở nói riêng
có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Để phát
triển toàn diện nhân cách học sinh, các môn học, các hoạt động giáo dục trong nhà
trường đều có ý nghĩa, vai trò nhất định trong đó môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt quan
trọng trong việc bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, sự phát triển đúng đắn của thế hệ trẻ.
Nhờ được cung cấp hệ thống những tri thức, tình cảm, kĩ năng hành vi phù hợp với
những yêu cầu, tiêu chuẩn của cuộc sống xã hội mà học sinh của chúng ta có thể sống
hòa nhập trong xã hội với tư cách là một công dân thực thụ, đầy năng động và sáng
tạo, có đủ bản lĩnh để sống hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay với những
năng lực cơ bản của con người thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như:
Năng lực tự hoàn thiện, tự khẳng định mình; năng lực giao tiếp ứng xử; năng lực tổ
chức quản lí; năng lực họat động xã hội; năng lực hợp tác

Ở trường trung học cơ sở, nhiều môn học được tập huấn kế hoạch lồng ghép
giáo dục bảo vệ môi trường trong từng tiết học, trong đó có môn Ngữ văn. Ngoài việc
21
giúp học sinh hiểu được những quyền và nghĩa vụ cơ bản của một công dân, có niềm
tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực, có ý thức tuân thủ Pháp luật và có khả năng
thực hiện đúng những quy định của Pháp luật. Học sinh ngày càng có ý thức đối với
tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên, thân thiện với môi trường, có kĩ
năng phát hiện các vấn đề về môi trường và ứng xử tích cực với các vấn đề môi trường
nảy sinh, có hành động cụ thể để bảo vệ môi trường, biết tuyên truyền vận động bảo vệ
môi trường trong gia đình, nhà trường, cộng đồng đồng thời biết nghiêm chỉnh chấp
hành quy định của Luật bảo vệ môi trường.
Vì vậy, cùng với nhiều môn học khác, môn Ngữ văn cấp THCS đã góp phần
trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kỹ năng
bảo vệ môi trường, đây là sự cần thiết và không thể thiếu trong quá trình góp phần bảo
vệ môi trường của chúng ta.
Tại trường trung học cơ sở của chúng tôi đã thực hiện nhiều hoạt động có ý
nghĩa như: Đưa trò chơi dân gian vào các buổi sinh hoạt chủ điểm truyền thống, sinh
hoạt ngoài giờ lên lớp; đổi rác lấy quà; hoạt động tổng vệ sinh trường lớp; trồng cây
xanh; giữ vệ sinh cá nhân, phòng học được thực hiện thường xuyên đã làm cho diện
mạo nhà trường có nhiều thay đổi đáng kể, môi trường cảnh quang được cải thiện rất
nhiều.
Là giáo viên dạy Ngữ văn, tôi luôn băn khoăn, trăn trở về vấn đề làm thế nào
vừa dạy học sinh nắm bắt những kiến thức cơ bản của bộ môn, vừa lồng ghép những
kiến thức bảo vệ môi trường cho học sinh một cách hiệu quả nhất để không những gây
được sự hứng thú học tập cho các em về môn học mà còn có thể lồng ghép kiến thức
về môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường có hiệu quả nhất, từ đó xây dựng ý thức
bảo vệ môi trường cho học sinh một cách tốt nhất.
Từ những tồn tại như đã trình bày, sáng kiến “Giáo dục bảo vệ môi trường
trong môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở” góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho các em học sinh ngay từ những lớp đầu cấp học, cũng qua đây các em sẽ

trở thành những tuyên truyền viên tích cực, có thể góp một phần nhỏ bé của mình vào
phong trào bảo vệ môi trường trong và ngoài nhà trường góp phần thực hiện thành
công cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo
dục và Đào tạo phát động.
22
4. Kết quả đạt được:
4.1. Đối với bản thân:
Giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ cung cấp kiến thức về môi trường mà
điều quan trọng là hình thành thái độ tích cực và làm thay đổi hành vi của học sinh nên
trong quá trình thực hiện tôi đã:
- Tạo những cơ hội để học sinh được tự do bày tỏ, trao đổi quan điểm, tìm kiếm
giải pháp cho những vấn đề mà bài học đặt ra và lựa chọn cách ứng xử đúng đắn, tối
ưu bằng cách sử dụng các phương pháp cùng tham gia như động não, giải quyết vấn
đề, hoạt động nhóm, phân tích xử lí tình huống
- Tạo môi trường trong lành để học sinh phát triển toàn diện, phát huy mọi năng
lực sáng tạo của mình, yên tâm, phấn khởi học tập. Nếu môi trường xung quanh ô
nhiễm sẽ ảnh hưởng đến học sinh về mọi mặt, dẫn đến các mặt giáo dục sẽ hạn chế. Vì
vậy tôi nghĩ nhà trường cần tổ chức phong trào thi đua bảo vệ môi trường trong tập thể
và toàn thể học sinh, lấy bảo vệ môi trường làm tiêu chí đánh giá thi đua giữa các lớp,
điều đó sẽ tạo thêm khí thế trong phong trào, vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi trường
sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
- Giáo dục bảo vệ môi trường chỉ là hoạt động lồng ghép, do đó thời gian dành
cho việc lồng ghép không kéo dài. Tình huống tôi đưa ra luôn gắn liền với nội dung
kiến thức bài học, có tính thực tế sẽ có hiệu quả giáo dục cao.
- Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học làm tăng tính hấp dẫn của giờ học và sử
dụng.
- Qua việc lồng ghép tôi nhận thấy:
+ Bồi dưỡng những tình cảm tự nhiên, trong sáng ở các em: Bảo vệ môi trường
là bảo vệ cuộc sống chính mình, yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.
+ Giảm bớt tâm lí chán học văn ở học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục của

trường.
4.2. Về phía học sinh : Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu đề tài “Tích hợp
giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn THCS” đã mang lại những hiệu quả
đáng kể:
23
- Học sinh đã hiểu được bản chất của môi trường: tính phức tạp, quan hệ nhiều
mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của cảnh quang thiên nhiên và môi trường; Những điều
tốt đẹp mang lại từ những nỗ lực bảo vệ môi trường của bản thân và những người xung
quanh.
- Học sinh nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường
như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng,
quốc gia và quốc tế. Từ đó có thái độ, tình cảm yêu quý, tôn trọng môi trường – thiên
nhiên; có tình yêu quê hương đất nước, tôn trọng thắng cảnh thiên nhiên; có thái độ
thân thiện với môi trường và ý thức được hành động trước vấn đề môi trường nảy sinh;
có ý thức quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, gia đình và cộng
đồng; bảo vệ đất đai, bảo vệ nguồn nước, không khí; biết giữ gìn vệ sinh cá nhân
trường lớp, không vứt rác bừa bãi, biết yêu quý, chăm sóc bảo vệ cây cối trong sân
trường, không bẻ cành vặt lá mà còn góp phần bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống,
tham gia trồng cây trong sân trường
- Có kĩ năng đánh giá hiện trạng môi trường, phương pháp hành động để nâng
cao năng lực lựa chọn phong cách sống thích hợp với việc sử dụng hợp lí và khôn
ngoan các loại rác thải; Kĩ năng tuyên truyền vận động mọi người cùng tham gia; Kĩ
năng phát hiện, ngăn chặn những hành vi làm ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận học sinh chưa thấy hết được
tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, các em còn hay vứt rác trong khu vực sân
trường và gần lớp học khi không có giáo viên.
Để kiểm tra lại những điều đã thực hiện và xem mức độ nhận thức của học sinh
như thế nào ? Tôi đã đưa ra một số tình huống xoay quanh những vấn đề về thiên
nhiên, môi trường, tình yêu quê hương, đất nước…trong lớp học. Các em đã có cái
nhìn đúng mực hơn, thể hiện được ý thức và trách nhiệm của người công dân….qua

cách trả lời của các em, tôi nhận thấy sự chân thực mà các em tự bộc lộ. Các em đã thể
hiện bằng hành động cụ thể : Vệ sinh lớp học, sân trường, bỏ rác đúng nơi quy định,
nhắc nhở lẫn nhau khi có bạn chưa bỏ rác đúng quy định…đọc những câu khẩu hiệu
về môi trường như “ Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính mình” , “ Vì một môi trường
xanh, sạch, đẹp”…
24
Học sinh có dư luận tập thể tốt, ủng hộ cái tốt, cái tiến bộ, phê phán hành vi sai
trái, có phong trào thi đua lao động sôi nổi đúng thực chất.
Nhận được kết quả thành công của bản thân trong công tác giảng dạy. Tôi đem
ra bàn bạc và trao đổi với các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn và đã được các đồng
nghiệp tán thành cùng nhau thống nhất cách lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường
trong giờ Ngữ văn (ở khối 6 nói riêng, toàn trường nói chung).
4.3. Về tổ chuyên môn:
- Tập thể tổ nhiệt tình hơn nữa trong việc giáo dục hành vi, ý thức bảo vệ môi
trường cho học sinh.
- Trao đổi kinh nghiệm qua giờ họp, dự thao giảng tổ, kết hợp với giáo viên chủ
nhiệm, giáo viên bộ môn, học tập qua sách báo, kết hợp tốt các lực lượng giáo dục.
4.4. Đối với đơn vị: Để đảm bảo cho việc dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường trong môn Ngữ văn đạt hiệu quả cao, tôi xin có một số kiến nghị với Ban giám
hiệu nhà trường trung học cơ sở và các cấp lãnh đạo như sau:
- Tạo không gian và môi trường sư phạm Xanh- Sạch- Đẹp: Bê tông sân trường
bằng phẳng, trồng thêm cây xanh, đầu tư nguồn nước sạch
- Quan tâm đầu tư các phương tiện, trang thiết bị dạy học (máy tính, đèn chiếu),
tư liệu tuyên truyền bảo vệ môi trường.
5.Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm:
Khi tiến hành xây dựng đề tài này tôi chủ yếu lấy hình thức thực nghiệm thông
qua quá trình giảng dạy trên lớp. ngoài ra còn sử dụng phương pháp quan sát, thống kê
để làm nổi bật lên vấn đề môi trường từ đó thống kê số liệu khảo sát về việc nắm kiến
thức, kỹ năng, chuyển biến về thái độ tình cảm của học sinh để đưa vào tiêu chí đánh
giá hạnh kiểm của HS ở cuối học kì

Chọn lớp 6A1 và 6A4 làm đối tượng thực nghiệm tôi tiến hành khảo sát ở cuối
HKI năm học 2012-2013 như sau:
Lớp Sĩ số Tốt Khá Trung bình Yếu kém
6A2 30 26 4
6A4 30 25 5
25

×