Đổi mới phương pháp giảng dạy phép nhân, chia số tự nhiên để giúp nâng
cao kết quả học tập môn toán lớp 4 của học sinh
- 1-
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong chương trình Toán ở tiểu học, Số học là nội dung trọng tâm của
toàn bộ quá trình dạy học toán từ lớp 1 đến lớp 5. Trong đó phép nhân, phép
chia các số tự nhiên là nội dung cơ bản, quan trọng trong nội dung số học. Bởi
vì, nhiệm vụ trọng yếu của môn toán Tiểu học là hình thành cho học sinh kĩ
năng tính toán – một kĩ năng rát cần thiết trong cuộc sống, lao động và học tập
của học sinh. Vì vậy giáo viên cần tìm hiểu, nghiên cứu để dạy tốt cho học sinh
bộ môn này.
Hiện nay chương trình sách giáo khoa mới ở Tiểu học có rất nhiều đổi
mới về cấu trúc nội dung, cách thể hiện nội dung nhằm đổi mới phương pháp
dạy học. Vì vậy, người giáo viên cần nắm được cấu trúc của phép nhân, phép
chia các số tự nhiên trong chương trình Toán tiểu học, nội dung và cách thể
hiện nội dung phép nhân, phép chia các số tự nhiên. Bên cạnh đó giáo viên
cũng nắm được phương pháp dạy học các nội dung này theo hướng đổi mới về
phương pháp dạy học Toán. Điều này giúp cho việc dạy học phép nhân, phép
chia các số tự nhiên đạt chất lượng cao hơn.
Vì những lý do trên, đồng thời để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ sư phạm tôi đã chọn đề tài: “Đổi mới phương pháp giảng dạy phép nhân,
chia số tự nhiên để giúp học sinh học tốt toán lớp 4”
B- THỰC TẾ DẠY PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA CÁC SỐ TỰ NHIÊN
LỚP 4
I-Cơ sở lý luận
Để giúp giáo viên Tiểu học hiểu rõ hơn cơ sở của việc lựa chọn và sắp
xếp các nội dung về phép nhân, phép chia các số tự nhiên, đồng thời giúp giáo
viên biết được định hướng của việc lựa chọn và tận dụng các phương pháp dạy
học đối với các thể hiện nội dung phép nhân, phép chia các số tự nhiên cần đi
vào các vấn đề sau:
- 2-
1- Mục tiêu dạy học phép nhân, phép chia các số tự nhiên trong sách
giáo khoa lớp 4.
- Ở lớp 3, học sinh đã học các bảng nhân 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9 chia 2 ; 3 ;
4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9 và kĩ thuật nhân số có hai, ba, bốn, năm chữ số với số có một
chữ số ; chia số có hai, ba, bốn, năm chữ số với số có một chữ số. Đến lớp 4,
học sinh học nhân số tự nhiên với số tự nhiên có đến ba chữ số ; chia số tự
nhiên có đến sáu chữ số cho số tự nhiên có đến ba chữ số ( chủ yếu là chia cho
số có đến hai chữ số. Chia hết hoặc chia có dư )
- Biết tính giá trị các biểu thức số có đến ba dấu phép tính ( có hoặc không
có dấu ngoặc )
- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
2- Nội dung dạy học phép nhân, phép chia các số tự nhiên trong chương
trình toán lớp 4.
a).Về phép tính:
- Củng cố phép nhân với số có một chữ số ; phép chia cho số có một chữ
số
- Nhân số tự nhiên với số tự nhiên có đến ba chữ số ( Tích có không có
quá sáu chữ số ) ; Chia số tự nhiên có đến sáu chữ số cho số tự nhiên có đến ba
chữ số ( Chia hết và chia có dư )
- Biết cách tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính, nhân với 10 ; 100 ;
1000 ; ; chia cho 10 ; 100 ; 1000 ; ; nhân số có hai chữ số với 11
- Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9
- Biết vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng và phép
nhân. Tính chất nhân một tổng với một số để tính bằng cách thuận tiện nhất.
b) Biểu thức
Biết tính giá trị của biểu thức số có đến ba dấu phép tính ( có hoặc không
có dấu ngoặc ) và biểu thức có chứa một, hai, ba chữ dạng đơn giản.
- 3-
c) Bài tập
Giải các bài tập dạng tìm x có liên quan đến các phép tính nhân, chia vừa
học.
3) Một số lưu ý về phương pháp dạy học các nội dung về phép nhân, phép
chia các số tự nhiên ở lớp 4
Qua việc tìm hiểu nội dung, phương pháp dạy học các nội dung về phép
nhân phép chia các số tự nhiên ở lớp 4 cần lưu ý những điều sau để dạy tốt các
nội dung này
Về việc dạy giai đoạn chuẩn bị: Trước khi học phép tính mới ( phép
nhân, phép chia ) học sinh đều có giai đoạn chuẩn bị. Đây là cơ sở cho việc
hình thành kiến thức mới, cầu nối giữa kiến thức đã học và kiến thức sẽ học. Vì
vậy, khi dạy học các bài học trong giai đoạn này, giáo viên cần chuẩn bị kiến
thức cho học sinh để làm cơ sở vững chắc cho các em học những kiến thức mới
tiếp theo. Cụ thể là:
- Học sinh được học bài “nhân với số có một chữ số” ; “ nhân với số
tròn chục từ 10 đến 90” và “nhân một số với một tổng”. Trước khi học bài
nhân với số có hai, ba chữ số.
- Học sinh được học bài “chia cho số có một chữ số”. Trước khi học bài
chia cho số có hai, ba chữ số.
Về phương pháp dạy: Phương pháp chủ yếu được sử dụng là làm mẫu
trên các ví dụ cụ thể. Từ đó hướng dẫn học sinh cách đặt tính và tính. Đối với
những trường hợp cần lưu ý như: Phép chia có chữ số 0 ở thương, ước lượng
thương chưa hết, nhớ khi nhân chưa đúng giáo viên thường đưa ra các bài tập
dưới dạng trắc nghiệm để học sinh biết cách làm đúng.
Tóm lại: Với nội dung về phép nhân, phép chia các số tự nhiên ở lớp 4
để hình thành kiến thức mới cho học sinh thì phương pháp chủ yếu là trực quan
kết hợp làm mẫu; Để rèn kĩ năng thì phương pháp chủ yếu là thực hành – luyện
tập. Tuy nhiên, trong quá trình học sinh thực hành luyện tập, giáo viên phải
- 4-
tăng dần mức độ yêu cầu, độ khó của bài tập ; tạo điều kiện cho học sinh tự
huy động kiến thức sẵn có để làm bài, đồng thới rèn cho học sinh khả năng tự
kiểm tra, đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau.
Như vậy, khi sử dụng phương pháp dạy học phép nhân, phép chia số tự
nhiên ở lớp 4 người ta đã quan tâm đến đặc điểm nhận thức của học sinh ( tư
duy cụ thể phát
triển hơn tư duy trừu tượng, tri giác bằng nhiều giác quan ) và đã có sử dụng
các phương pháp dạy học kích thích tư duy trừu tượng, khả năng so sánh, khái
quát hóa, tổng hợp hóa cho học sinh
4)Đặc điểm nhận thức chung của học sinh bậc tiểu học:
- Khả năng tư duy của các em còn chưa phát triển cao
- Các em chưa có thói quen tự học, tự bồi dưỡng sách báo, nếu có cũng
còn yếu và thiếu.
- Khả năng diễn đạt của các em còn chậm.
- Các em chưa mạnh dạn bày tỏ ý kiến trước tập thể, khả năng trình bày
và dùng từ để trình bày chưa được tốt.
- Khả năng nắm bắt câu hỏi chưa nhanh nhạy.
- Một số bài trong chương trình phần vận dụng mở rộng còn quá cao so
với trình độ của học sinh lớp 4. Dung lượng kiến thức còn khá lớn.
5)Từ những đặc điểm trên của học sinh tiểu học về quá trình nhận thức,
khi dạy học sinh ở bậc tiểu học nói chung và dạy học môn toán nói riêng,
giáo viên cần:
- Tổ chức cho học sinh hoạt động là giải pháp tối ưu nhất vì đặc điểm
khi tham gia họat động học sinh có điều kiện tri giác bằng nhiều giác quan:
mắt- nhìn, tai- nghe, miệng- nói, tay- thao tác Đây là cơ sở để tư duy và ghi
nhớ kiến thức.
- 5-
- Giáo viên phải tạo cho học sinh những đặc điểm để ghi nhớ, hướng dẫn
học sinh thủ thuật để ghi nhớ, chỉ ra những điểm quan trọng, có nội dung cơ
bản để học sinh ghi nhớ.
- Song song học sinh cần phát huy vai trò của mình bằng cách tự phát
hiện lĩnh hội tri thức của mình thông qua tư duy của mình hoặc từ các bạn khác
thông qua hình thức thảo luận nhóm.
6)Một số vấn đề về phương pháp dạy học toán ở bậc Tiểu học.
a) Định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở bậc tiểu học
Phương pháp dạy học toán là cách thức tổ chức các họat động học toán
cho học sinh. Việc tổ chức giờ học môn toán thành các họat động là định
hướng đổi mới phương pháp. Dạy học trong đổi mới giáo dục phổ thông là dạy
học sinh tự tìm tòi, phát hiện kiến thức mới, là cách dạy cho học sinh.
Giáo viên căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình được
trình bày trong sách giáo khoa để thiết kế các họat động và tổ chức học sinh
tham gia, thực hiện nhiệm vụ học tập, giúp các em hình thành kiến thức qua
chính các họat động đó.
Giáo viên không áp đặt, thông báo kiến thức có sẵn mà tổ chức hướng
dẫn học sinh tìm tòi, phát hiện, tự chiếm lĩnh kiến thức. Giáo viên tổ chức sao
cho mọi học sinh đều tham gia họat động học, sao cho học sinh thấy tự mình
phát hiện, tìm ra kiến thức chứ không phải nhìn vào sách giáo khoa hay nghe
giáo viên thông báo kết quả có sẵn trong sách giáo khoa.
Giáo viên hướng dẫn để học sinh sử dụng vốn hiểu biết của mình để
hình thành kiến thức mới một cách nhẹ nhàng, động viên học sinh tập suy nghĩ,
quan sát, diễn đạt, thực hiện họat động học tập theo cách riêng của mình.
b). Yêu cầu cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học.
Dạy học trên cơ sở tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Thông
qua hoạt động học tập này, học sinh được phát huy tính tích cực, chủ động
- 6-
trong học tập, tự trải nghiệm khám phá, phát hiện vấn đề và tự chiếm lĩnh kiến
thức.
c) Thực hiện định hướng trên trong việc dạy bài mới và dạy thực hành
luyện tập, giáo viên cần:
Trong dạy bài mới: Giúp học sinh:
- Tự phát hiện và giải quyết các vần đề của bài học.
- Chiếm lĩnh tri thức mới.
- Hướng dẫn học sinh cách thức phát hiện, chiếm lĩnh tri thức.
- Thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học.
- Thực hành, rèn luyện cách diễn đạt thông tin bằng lời nói, bằng kí
hiệu.
Trong dạy bài thực hành luyện tập: Giáo viên cần tổ chức và động viên mọi
học sinh tham gia vào hoạt động thực hành luyện tập.
- Giúp học sinh thực hành, luyện tập theo khả năng của mình. Chấp
nhận thực tế: Có những học sinh ít làm hơn hay nhiều hơn số lượng bài tập
đưa ra.
- Tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau giữa các đối tượng học sinh.
- Khuyến khích học sinh tự kiểm tra kết quả thực hành luyện tập.
- Tập cho học sinh thoái quen không thỏa mãn với bài làm của mình.
Tóm lại, cần thông qua hoạt động thực hành, luyện tập cho các em thấy
học không chỉ để biết, để thuộc mà còn để làm, để vận dụng.
7) Giới thiệu một số phương pháp dạy học thường được sử dụng trong dạy
học toán ở bậc tiểu học:
* Căn cứ vào đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học, các phương
pháp dạy học thường được sử dụng trong dạy học toán ở bậc iểu học gồm:
phương pháp trực quan, phương pháp thực hành-luyện tập, phương páp gợi
- 7-
mở-vần đáp, phương pháp giảng giải minh họa. Hình thức trắc nghiệm kiểm tra
bài cũ.
* Bên cạnh đó, để thực hiện định hướng đổi mới phương pháp dạy học
toán ở bậc tiểu học, hiện nay người ta chú trọng sử dụng các phương pháp dạy
học theo phương hướng phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của người học
sinh.
II. TÌNH HÌNH THỰC TẾ
Qua thực tế tìm hiểu tình hình dạy học phép nhân, phép chia cho học
sinh lớp 4 ở trường tiểu học tôi rút ra được một số nhận xét sau:
1.Thuận lợi:
a) Do các bài học và bài tập về phép nhân, phép chia các số tự nhiên ở
lớp 4
được trình bày một cách khoa học, chính xác; cấu trúc các bài tương đối giống
nhau nên nếu nghỉ học, nhờ vào việc làm bài tập, học sinh có thể tự rèn luyện
kỹ năng tính cho mình.
b) Hết lớp 4 học sinh đã có những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất về
phép nhân, phép chia; tự mình có thể đặt tính và tính: nhân số tự nhiên với số
tự nhiên có đến 3 chữ số; chia số tự nhiên có đến 6 chữ số cho số tự nhiên có
đến 3 chữ số ( chủ yếu là chia cho số có đến 2 chữ số )
c) Học sinh biết vận dụng kỹ năng nhân, chia vào làm toán:tìm thành
phần chưa biết, tìm giá trị của biểu thức, giải toán có lời văn.
d) Học sinh có kỹ năng tính nhanh, tính nhẩm: nhân với 10;100;1000;
chia cho 10;100;1000;
Nhìn chung, khi học nội dung về phép nhân, phép chia các số tự nhiên ở
lớp 4, hầu hết học sinh đều nắm được kiến thức, có kỹ năng nhân chia. Những
sai lầm trên đây chỉ xảy ra với một số ít học sinh ở giai đoạn đầu học về nội
dung này.
- 8-
* Giáo viên đã sử dụng phương pháp trực quan ( nhất là trong giai đoạn
đầu ), giảng giải – minh họa, gợi mở – vấn đáp khi hình thành cách nhân, chia (
dựa vào những kiến thức về phép nhân, phép chia đã học ở lớp 3 ); hướng dẫn
học sinh làm bài tập để định hướng cho học sinh làm bài
* Giáo viên luôn sử dụng phương pháp thực hành luyện tập trong quá
trình rèn luỵên kỹ năng thực hiện phép nhân, phép chia số tự nhiên. Điều này
có lợi cho cả học sinh lẫn giáo viên: giáo viên không phải giảng giải nhiều, còn
học sinh có điều kiện tự rèn luyện kỹ năng cho mình.
* Giáo viên luôn bám sát và theo dõi từng bước thực hiện tính của học
sinh, có biện pháp sửa sai kịp thời.
* Ngoài ra giáo viên có những điều chỉnh, phân tích kỹ, mở ra các hướng
đối với bài tập rèn luyện kỹ năng tính đưa ra trong sách giáo khoa ( chẳng hạn
dạy qua các trò chơi). Trong quá trình giảng dạygiáo viên biết lựa chọn bài tập
hợp lý tùy theo đối tượng học sinh.
2.Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm trên, khi dạy học để rèn luyện kỹ
năng nhân, chia cho học sinh lớp 4, về phía giáo viên còn một số tồn tại sau:
* Giáo viên còn chưa chú ý phân tích và khai thác triệt để mục tiêu trọng
tâm mỗi tiết học, mỗi bài tập rèn luyện kỹ năng tính cho học sinh.
* Việc dạy học theo định hướng đướng đổi mới đôi lúc còn chưa được
chú trọng.Trong quá trình hình thành các phép nhân, phép chia ngay sau khi
giảng giải và hỏi – đáp, giáo viên thường rút ra qui tắc thực hiện phép toán
nhưng ít chú ý đến việc cho học sinh tự thực hành, tự rút ra qui tắc.
* Nhiều lúc phương pháp luyện tập thực hành bị lạm dụng để luyện kỹ
năng tính cho học sinh bằng cách yêu cầu học sinh làm nhiều bài tập mà chưa
chú ý đến những khó khăn của học sinh để giảng giải cho các em hiểu. Một số
tiết học luyện tập còn buồn
tẻ, có nhiều dạng bài tập lặp lại mà giáo viên không đổi mới các hình
thức chữa bài chủ yếu chữa bài một cách đơn điệu. VD: học sinh đứng đọc bài
- 9-
làm hoặc lên bảng làm và lớp chữa. Vì vậy, không kích thích được hứng thú
học tập của học sinh.
* Có lúc giáo viên không cho học sinh tự củng cố lại: cách đặt tính thế
nào ? Thực hiện phép nhân, phép chia thứ tự ra sao ? Vì thế học sinh rất dễ
mắc sai lầm khi thực hiện phép tính, đặt biệt là đối với những phép chia có số 0
ở thương. Chỉ một số ví dụ ở bài mới thì học sinh rất khó nắm bắt dược cách
đặt tính, cách tính, , nên học sinh thường làm sai.
III-GIẢI PHÁP
1. Xác định chính xác mục tiêu chuẩn kiến thức kỹ năng mỗi tiết dạy,
mỗi bài tập; Dự kiến những khó khăn, sai lầm học sinh có thể mắc phải để
lựa chọn phương án dạy học.
Trong mỗi tiết dạy,mỗi bài tập sự thành công của giáo viên có hay không
thể hiện ở việc giáo viên xác định đúng mục tiêu của bài học.đối với các loại
bài.Cụ thể như ở bài Nhân với số có hai chữ số cần xoáy trọng tâm vào hai
mục tiêu lớn:
- HS biết cách nhân với số có hai chữ số.
- Nhận biết tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ hai.
Ở mục tiêu thứ hai, chắc chắn HS sẽ gặp khó khăn khi đặt vị trí của tích
riêng thứ hai, giáo viên cần làm rõ bằng cách nhấn mạnh ở bước hướng dẫn các
em đặt tính.
VD: 37
X 22
74 tích riêng thứ nhất
81 tích riêng thứ hai (Tích của 37 và 2 chục)
884 Vì đây là 81 chục, tức là 810 nên ta viết lùi bên trái
một
So với 74
- 10-
* Mục tiêu thứ hai được nhấn rõ hơn ở bài tập số 1 trong phần luyện tập
86
X 53
258 Tích riêng thứ nhất
430 Tích riêng thứ hai (Tích của 86 và 5 chục)
4558
Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu được tích riêng thứ hai viết lùi sang
bên trái một cột ( Đây chính là điểm nhấn của mục tiêu thứ hai )
* Với hai làn làm rõ mục tiêu thứ hai như vậy, học sinh được khắc sâu hơn
ở những bài tập tiết theo. Từ đó khi gặp phép nhân với số có hai chữ số, học
sinh sẽ không phạm sai lầm khi đặt vị trí tích riêng thứ hai.
2. Sử dụng các hình thức, phương pháp dạy học tích cực để học sinh có
thể thực hành, rút ra kết luận qui tắc và tự thực hành.
Việc hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới có vai trò rất
quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển tư duy toán học của học
sinh. Sử dụng các hình thức phương pháp dạy học tích cực để học sinh có thể
thực hành, rút ra kết luận, quy tắc và tự thực hành.
VD: Khi dạy bài “ Chia hai số có tận cùng là chữ số 0 ”. Giáo viên nêu vấn
đề cần tìm hiểu ( 320: 40 = ? ) để học sinh nhận xét tư duy cá nhân trả lời một
số câu hỏi giáo viên gợi ý. Từ đó học sinh có thể đưa ra nhận xét 320: 40 =
32: 4 ; Đây chính là vấn đề cần giải quyết, giáo viên có thể gọi học sinh đại
diện lên để đặt tính trong khi các học sinh khác tự tính vào bảng con.
Nêu ví dụ thứ hai để học sinh tự giải quyết vào phiếu học tập( 32 000: 400
=? ) Học sinh sửa bài và cũng đưa ra nhận xét 32 000: 400 = 320: 4. Từ ví dụ
thứ hai này học sinh rút ra cách thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số
0 ( Giài quyết bằng cách đặt tính ) Học sinh tự nêu cách thực hiện.
- 11-
Học sinh được luyện tập thực hành bằng ba bài tập trong phần thực hành để
khắc sâu kiến thức vừa tìm được (Chú ý khắc sâu kiến thức bằng cách sau mỗi
bài tập học sinh cần nêu lại cách thực hiện).
3. Thay đổi hình thức dạy học để gây hứng thú cho học sinh.
4. Theo dõi, nhắc nhở thường xuyên những sai lầm của học sinh (được tích
lũy từ kinh nghiệm dạy học nhiều lượt học sinh)
Khi thực hiện các phép tính nhân, chia ở lớp 4 học sinh thường gặp một số
khó khăn sai lầm sau:
a. Học phép nhân:
Khi nhân số tự nhiên có 3 chữ số với số tự nhiên có 2,3 chữ số có nhớ
2,3….liên tiếp, học sinh thường chỉ nhớ lna62 dầu tine6 mà không nhớ các lần
tiếp theo.
VD: 234
X 24
836
468
5516
Nguyên nhân sai lỗi này là: Học sinh không viết tích thứ hai lùi vào hàng
chục
=>Khắc phục: Đối với lỗi trên giáo viên cần khắc phục cho học sinh bằng
cách yêu cầu các em nhẩm thầm trong khi tính ( vừa tính, vừa nhẩm ) như phép
tính mẫu trong sách giáo khoa và viết số cần nhớ ra lề phép tính.
- Cũng với phép nhân số tự nhiên có ba chữ số với số tự nhiên có hai, ba chữ số
có nhớ 2,3 liên tiếp, học sinh còn vướng thêm sai lầm khi nhận biết tích riêng
thứ nhất,tích riêng thứ hai,tích riêng thứ ba. Đặt sai vị trí của các tích này
- 12-
VD: 36
X 23
108
72
828
=>Khắc phục: Giáo viên cần giải thích cho học sinh rõ
- 108 là tích riêng thứ nhất.
- 72 là tích riêng thứ hai. Tích riêng thứ hai được viết lùi sang bên trái
một cột vì nó là 72 chục, nếu viết đầy đủ phải là 720.
b. Học phép chia:
* ) Học sinh thường ước lượng thương sai trong phép chia có dư nên dẫn đến
tìm được số dư lớn hơn( hoặc bằng số chia) và thực hiện chia số dư đó cho số
chia. Cuối cùng, tìm được thương lớn hơn số chia.
VD: 4674 82
574 561
82
0
Nguyên nhân lỗi sai này là:
- Học sinh chưa nắm được qui tắc “ Số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia”
- Học sinh không nắm được quy tắc thực hiện phép chia viết “ Có bao nhiêu
lần chia thì có bấy nhiêu chữ số được viết ở thương”
=>Khắc phục:Khi dạy học sinh cách ước lượng thương trong phép chia,
cần lưu ý cho học sinh quy tắc trong phép chia có dư: “ Số dư bao giờ cũng
nhỏ hơn số chia”.
Giúp học sinh tập ước lượng tìm thương, cụ thể:
- 13-
467: 82 =? Có thể ước lượng: 46: 8 = 5 ( dư 6 )
574: 82 = ? Có thể ước lượng: 57: 8 = 7 ( dư 1)
* ) Một sai lầm nữa thường thấy ở học sinh khi học sinh khi học chia viết
là:Các em thường quên chữ số “0” trong phép chia có chữ số “0” ở thương.
VD: 2448 24
048 12
0
=> Khắc phục: Khắc sâu cho các em ở lần chia thứ hai ta có 4 chia 24
được 0 ; phải viết 0 ở vị trí thứ hai ở thương.
- 14-
C. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Trong quá trình giảng dạy, áp dụng các phương pháp trên, tôi nhận thấy học
sinh lớp tôi hứng thú học tập. Các em mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài,
tính toán nhanh, chính xác. Học sinh ham học, tự tin, chất lượng học tập được
nâng lên một cách rõ rệt. Trong quá trình học toán, học sinh dần dần biết cách
phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức mới và cách giải quyết các vấn đề gần gũi với
đời sống. Sự tiến bộ của các em biểu hiện cụ thể qua điểm số. Cha mẹ học sinh
yên tâm, tích cực ủng hộ việc dạy học của giáo viên.
B. KẾT LUẬN
- Qua tìm hiểu những vấn đề trên tôi nhận thấy: giáo viên cần nắm vững sự
thể hiện các nội dung kiến thức toán học lớp 4 nói chung và phần Số học nói
riêng ở trong sách giáo khoa thì chắc chắn việc dạy học sẽ tốt hơn. Có hiểu
đúng, chính xác kiến thức thì giáo viên mới truyền thụ cho học sinh kiến thức
đúng được.
- Bằng việc tìm hiểu cách sắp xếp nội dung dạy học trong sách giáo khoa,
giáo viên sẽ thấy được mối liên hệ giữa các bài học. Từ đó chú ý huy động kiến
thức học sinh đã có để học bài mới, đồng thời trang bị cho học sinh những kiến
thức cần thiết để làm cơ sở học tiếp các bài tiếp theo.
- Việc nắm được đăc điểm nhận thức của học sinh, các phương pháp dạy
học phép nhân, phép chia các số tự nhiên, định hướng đổi mới phương pháp
dạy học sẽ giúp giáo viên lựa chọn và vận dụng phương pháp dạy học đúng,
hiệu quả và phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh.
- Tóm lại việc tìm hiểu về nội dung, phương pháp dạy học toán nói chung, nội
dung phương pháp dạy học phép nhân, phép chia số tự nhiên nói riêng là rất cần
thiết.
- 15-