Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đổi mới phương pháp giảng dạy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.5 KB, 16 trang )

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở BẬC
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Bàn về phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học, trong khoảng hơn 10 năm gần
đây, chúng ta tốn không ít thời gian và giấy mực. Song trong thực tế, phương pháp dạy học chưa
thực sự trở thành một chìa khoá, một công cụ để giúp các thầy cô giáo trong giảng dạy mà
phương pháp dạy học vẫn nằm trong chữ nghĩa giấy tờ, nhiều khi đọc để hiểu được cũng không
phải dễ, dẫn đến một thực trạng khiến những người quan tâm đến vấn đề này không khỏi băn
khoăn.
Khi bàn về hiện trạng phương pháp dạy học những năm gần đây, chúng ta phải tránh một
nhận xét chung chung là: Chúng ta đã sử dụng phương pháp dạy học lạc hậu trì trệ. Tuy nhiên,
cũng không thể nói trong thực tế ngày nay phương pháp truyền thống vẫn được coi là ưu việt, bởi
thực chất của phương pháp dạy học những năm vừa qua chủ yếu vẫn xoay quanh việc: “thầy
truyền đạt, trò tiếp nhận, ghi nhớ” thậm chí ở một số bộ môn do thúc bách của quỹ thời gian với
dung lượng kiến thức trong một giờ (đặc biệt ở các lớp có liên quan đến thi cử) dẫn đến việc “thầy
đọc trò chép” hay thầy đọc chép và trò đọc, chép”… Nói như vậy, cũng không phủ nhận ở một số
không ít các thầy cô giáo có ý thức và tri thức nghề nghiệp vững vàng vẫn có nhiều giờ dạy tốt,
phản ánh được tinh thần của một xu thế mới.
1. Phương pháp dạy học là một vấn đề có tính lịch sử, phải đổi mới trước
hết ở ý thức:
Trong một thời gian dài, người thầy được trang bị phương pháp để truyền thụ tri thức cho
học sinh theo quan hệ một chiều: Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận. Ở một phương diện nào đó, khi
sử dụng phương pháp này thì các em học sinh - một chủ thể của giờ dạy - đã “bị bỏ rơi” giáo viên
là người sốt sắng và nỗ lực đi tìm chiếc chìa khoá mở cửa cái kho đựng kiến thức là cái đầu của
học sinh, và ông ta đem bất kỳ một điều tốt đẹp nào của khoa học để chất đầy cái kho này theo
phạm vi và khả năng của mình. Còn người học sinh là kẻ thụ động, ngoan ngoãn, cố gắng và thiếu
tính độc lập. Ngoan ngoãn, bị động, nhớ được nhiều điều thầy đã truyền đạt. Để chiếm được vị trí
số một trong lớp, người học sinh phải có được không phải một tính ham hiểu biết khôn cùng của
một trí tuệ sắc sảo mà phải có một trí nhớ tốt, phải thật cố gắng để đạt được điểm số cao trong tất
cả các môn học. Ngoài ra, phải chăm lo sao cho quan điểm của chính mình phù hợp với quan
điểm của thầy cô giáo nữa.
Trong phương pháp dạy học truyền thống, khoa sư phạm chú ý đến người giáo viên và ít


quan tâm tới học sinh. Học sinh như “cái lọ” mà người thầy phải nhét đầy “lọ” này như thế nào?
Tính thụ động của học sinh được bộc lộ rất rõ ràng. Học sinh chỉ phải nhớ những gì người ta đã
cung cấp cho nó ở trạng thái hoàn thành. Trong phương pháp dạy học cũ, nguyên tắc thụ động
biểu lộ ở hình ảnh người giáo viên đứng riêng biệt trên bục cao trong lớp và cung cấp “cái mẫu”,
còn phía dưới là hình ảnh các học sinh ngồi thành hàng trên ghế, cùng làm một công việc giống
nhau là sao lại cái mẫu mà thầy đang cung cấp cho họ.
Nếu quan niệm nghệ thuật dạy học và nghệ thuật thức tỉnh trong tâm hồn các em thanh
thiếu niên tính ham hiểu biết, dạy các em biết suy nghĩ và hành động tích cực, mà tính ham hiểu
biết đúng đắn và sinh động chỉ có được trong đầu óc sảng khoái. Nếu nhồi nhét kiến thức một
cách cưỡng bức thì hiệu quả giáo dục khó có thể như mong muốn, bởi để “Tiêu hoá” được kiến
thức thì cần phải “Thưởng thức chung” một cách ngon lành.
Để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập thì tất yếu phải đổi mới phương
pháp giảng dạy.
2. Tránh suy nghĩ giản đơn hay cực đoan trong sử dụng, đổi mới phương
pháp dạy học.
Đổi mới phương pháp giảng dạy không phải là tạo ra một phương pháp khác với cái cũ, để
loại trừ cái cũ. Sự phát triển hay một cuộc cách mạng trong khoa học giáo dục thực chất là tạo
được một tiền đề để cho những nhân tố tích cực của cái cũ vẫn có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn.
Đồng thời tạo ra cái mới tiến bộ hơn, tốt hơn cái đã có. Nói như vậy, không phải chúng ta dung
hoà để làm “hơi khác hay tương tự cái đã có”. Mà phải có cái mới thực sự để đáp ứng được đòi
hỏi của sự tiến bộ.
Nếu phương pháp dạy học cũ có một ưu điểm lớn là phát huy trí nhớ, tập cho học sinh làm
theo một điều nào đó, thì phương pháp mới vẫn cần những ưu điểm trên. Song cái khác căn bản
ở đây là phương pháp giảng dạy cũ đã phần nhiều “bỏ quên học sinh”. Nên bình thường, học sinh
bị động trong tiếp nhận. Còn phương pháp giảng dạy mới phải phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh.
Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hàng loạt các tác động của giáo viên là bản
chất của phương pháp giảng dạy mới. Khi nói đến tính tích cực, chúng ta quan niệm là lòng mong
muốn hành động được nảy sinh từ phía học sinh, được biểu hiện ra bên ngoài hay bên trong của
sự hoạt động. Nhờ phát huy được tính tích cực mà học sinh không còn bị thụ động. Học sinh trở

thành các cá nhân trong một tập thể mang khát vọng được khám phá, hiểu biết. Muốn vậy, điều
khó khăn nhất với người giáo viên là: Trong một giờ lên lớp, phải làm sao cho những học sinh tốt
nhất cũng được thoả mãn nhu cầu tri thức, thấy tri thức là một chân trời mới. Còn những học sinh
học yếu nhất cũng không thấy bị bỏ rơi, họ cũng tham gia được vào quá trình khám phá cái mới.
Điều này là đặc biệt cần thiết, vì học sinh sẽ hào hứng để đi tìm tri thức chứ không còn bị động, bị
nhồi nhét nữa. Như vậy, nguyện vọng hành động thế này hay thế khác là kết quả của sự mong
muốn của chúng ta.
Khi đổi mới phương pháp dạy học cần tránh xu hướng giản đơn hay cực đơn. Có thầy, cô
thay việc “đọc, chép” bằng việc hỏi quá nhiều mà phần nhiều các câu hỏi ấy lại không tạo được
“tình huống có vấn đề”. Có thể họ đã nghĩ sử dụng phương pháp dạy học mới là việc thay đọc
chép bằng việc hỏi đáp. hỏi đáp càng nhiều thì càng đổi mới!
3. Để đổi mới phương pháp dạy học được thành công thì phải đổi mới
đồng bộ.
Vấn đề này rất lớn và phức tạp, song trước mắt lên chú ý đổi mới những vấn đề liên quan
trực tiếp tới việc dạy và học:
a. Trước hết là chương trình Sách giáo khoa.
Chương trình mà sách giáo khoa hiện nay đã đạt được yêu cầu cần thiết chưa? Điều này rất
khó xác định, bởi chương trình sách giáo khoa của ta thiên về tính “ Hàn lâm” mà chưa thực sự coi
trọng thực hành. Coi trọng từng phần từ phân môn song lại không đồng bộ dẫn đến sự vênh lệch
không cần thiết giữa lý thuyết và thực hành (giả dụ như các bài làm văn ở chương trình trung học
chưa đồng bộ với giảng văn…).Điều này đã gây cản trở cho đổi mới phương pháp dạy học.
b. Cách ra đề thi và yêu cầu thi.
Cái đích của người học lệ thuộc vào “con đường thoát thân” của họ. Nếu yêu cầu thì chỉ cần
“thuộc, nhớ” hoặc kỹ năng tối thiểu, ít tính sáng tạo thì dẫn đến phương pháp học tương ứng.
Người thầy có ý thức đổi mới mà vẫn phải dạy theo phương pháp luyện thi “thầy đọc chép, trò
nghe chép”.
c. Nên đề cao vai trò của nhà trường, của tổ nhóm chuyên môn.
Thành bại trong đổi mới Phương pháp dạy học diễn ra ở nhà trường, nên các nhà trường,
tổ nhóm chuyên môn phải đầu tư thoả đáng cho đổi mới phương pháp dạy học bằng những hành
động cụ thể.

d. Đặc biệt coi trọng tài nghệ của người thầy.
Để đổi mới phương pháp dạy học được thành công thì tài nghệ của giáo viên, lao động sư
phạm của người thầy phải được xã hội đánh giá đúng.
Tài nghệ của giáo viên trong công tác giảng dạy cũng cần thiết không kém bất cứ một lĩnh
vực sáng tạo nào khác. Công tác này có thể trở thành một hình thức sáng tạo nhất. Nếu người
giáo viên khéo léo phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thì con người đang chịu
tác động của giáo dục sẽ trở thành chủ thể của giáo dục, họ sẽ chịu trách nhiệm về sự phát triển
của bản thân, xã hội và lịch sử.
Trên đây là những suy nghĩ có tính cá nhân, rất có thể là phải trao đổi thêm. Xin bạn đọc
cùng quan tâm để làm cho đổi mới phương pháp dạy học thực sự là một phong trào tích cực trong
thi đua giảng dạy
Trong bài viết này, chúng tôi xin được tham gia một số khía cạnh xung quanh nội dung
trên.
Quả thực, không thể không đồng cảm với các tác giả về một số hiện tượng đáng buồn về
thực trạng đổi mới phương pháp dạy học trong vài thập kỷ qua. Những đợt phát động
phong trào đổi mới phương pháp dạy học rầm rộ không chỉ nằm riêng trong các đợt thay
sách GK mà thường xuyên có trong kế hoạch đầu các năm học của Bộ, Sở và trường.
Nhưng những hiện tượng đáng buồn thì vẫn đều đều diễn ra: dự lớp bồi dưỡng xong ai
cũng gật gù khen phương pháp mới là hay nhưng về trường không áp dụng được. Ngay cả
đội ngũ giáo viên giỏi được coi là xương sống, là nòng cốt cho việc triển khai các phương
pháp dạy học mới cũng chỉ "dạy giỏi" trong các giờ thao didễn (có các quan chức, đại biểu
ngồi dự), còn để áp dụng đại trà thì không thể, vì có vô số nguyên nhân cả khách quan và
chủ quan. Vì thế mới có chuyện khá phổ biến trong đội ngũ giáo viên là thày chỉ dạy tốt
trong vài giờ hội giảng còn giờ học thường nhật thì phương pháp có hiệu quả và "đỡ mệt"
là "dạy nhanh công thức và quy tắc rồi làm bài tập" bởi vì theo họ, nếu có đặt vấn đề cẩn
thận, phát vấn theo hướng phát huy tính tích cực thì học sinh cũng chẳng hiểu bài hơn là
mấy. Còn tình trạng "đọc chép" trong một số giờ dạy các môn khoa học xã hội thì chỉ là
"chuyện thường ngày ở trường". Một trong những phương pháp khá phổ biến hiện nay và
hình như đó là thước đo về năng lực sư phạm của giáo viên mà chúng tôi rất đồng tình với
tác giả Lê Nguyên Long là do lỗi của nội dung thi cử trong nhiều năm qua. Có không ít

giáo viên từ khi ra trường cho đến nay hầu như không thay đổi phương pháp dạy học
truyền thống và hình như họ đứng ngoài những cuộc vận động lớn về phương pháp dạy
học.
Vậy chẳng nhẽ bao công sức, trí tuệ, tiền bạc của cả một đội ngũ đông đảo các nhà khoa
học giáo dục, cán bộ, giáo viên đang hàng ngày hàng giờ tìm tòi, thể nghiệm, áp dụng
những thành tựu mới của khoa học giáo dục, đặc biệt là phương pháp dạy học vào các nhà
trường từ phổ thông đến đại học lại chẳng có vai trò gì trong thành quả vĩ đại của nền giáo
dục cách mạng?
Về mặt lý luận, chúng ta có nền khoa học giáo dục tuy còn non trẻ nhưng cũng không phải
quá kém, trong đó không thể không kể đến những nghiên cứu về lý luận dạy học của các
nhà khoa học như TS Nguyễn Lộc đã chỉ ra. Chúng ta cũng có một đội ngũ hùng hậu các
thầy cô giáo ở các trường học không những rất giỏi về kiến thức mà hơn nữa, giỏi về tay
nghề. Đó chính là những lực lượng nòng cốt đang nghiên cứu, vận dụng những phương
pháp dạy học tiên tiến, phù hợp với thực tiễn Việt Nam góp phần làm nên những thành quả
vĩ đại nói trên.
Ai cũng biết khoa học giáo dục nói chung và lý luận dạy học nói riêng có tính kế thừa cao
(dù muốn hay không) và đương nhiên nó gắn chặt với thực tiễn đời sống. Chúng luôn được
các nhà khoa học giáo dục chắt lọc, phát triển dựa trên những thành tựu mới nhất của các
bộ môn khoa học khác. Sự thay đổi cũng luôn diễn ra bởi khoa học giáo dục không nằm
ngoài sự phát triển của kinh tế xã hội. Phương pháp dạy học luôn thay đổi và được áp dụng
một cách linh hoạt không phải từng năm học, từng học kỳ mà ngay cả trong một bài học.
Đã từng đứng trên bục giảng, ai cũng trải qua tình trạng vẫn là nội dung SGK đó, bài đó
nhưng mỗi năm học, thầy dạy theo cách khác nhau và nói chung chất lượng giờ dạy có
khác nhau. Điều này được minh chứng rõ hơn khi trong một giờ dạy, giáo viên phải sử
dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau theo các quan điểm khác nhau. Chúng ta phê
phán cách dạy đọc chép, nhưng cũng sẽ phê phán kiểu áp dụng máy móc (ví như cứ phải
phát vấn trong giờ dạy đến nỗi chỉ còn những câu hỏi kiểu để học sinh "đớp lời") rồi nói
rằng đó là cải tiến phương pháp dạy học. Gần đây phương pháp chia nhóm được cổ động
và quả thực rất hay và phù hợp với SGK mới, lại khắc phục được những non kém của học
sinh chúng ta so với các nước khác mà lâu nay ta thường phê phán, nhưng không thể áp

dụng đại trà, vì chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất, lại gặp bao phiền toái và chưa phù hợp
với số lượng đến hơn 50 học sinh một lớp. Nhưng trong một số lớp, một số bài, vẫn có
những giáo viên áp dụng thành công phương pháp đó. Phương pháp dạy học hiện hữu
trong mỗi giáo viên không phải lúc nào cũng rạch ròi mà là sự tích hợp của nhiều lý luận,
nhiều thời kỳ, kể từ khi là một giáo sinh ngồi trên ghế nhà trường sư phạm cho đến khi ra
trường trực tiếp giảng dạy và trong suốt cả quá trình giảng dạy. Nói hình ảnh một chút là
phương pháp giảng dạy phù hợp sẽ phát huy hiệu quả, trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng
giờ dạy. Một giờ dạy tốt của một người thầy giỏi có khi in đậm trong trí nhớ của học sinh
hàng mấy chục năm và những giờ dạy đó, với phương pháp đó, ai dám nói rằng đã lạc hậu.
Nhiều khi cùng một nội dung học nhưng sử dụng các phương pháp khác nhau sẽ cho các
kết quả khác nhau, cũng như việc có những học sinh cùng giải được một bài toán nhưng lại
khác xa nhau về nhận thức, tư duy. Chúng tôi đồng tình với tác giả Lê Nguyên Long rằng
nếu không thay đổi nội dung học thì việc thay đổi phương pháp cũng chẳng ích gì, nhưng
ngược lại, nếu nội dung dạy học có khoa học, hiện đại bao nhiêu mà không thay đổi
phương pháp dạy cho phù hợp thì chất lượng cũng chẳng thể hơn.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khắc phục những "lỗi" đã mắc và bớt đi những "hiện tượng
đáng buồn" trong phương pháp dạy học như các tác giả đã nêu?
Theo chúng tôi, ngoài việc cải cách nội dung học theo SGK, tăng cường cơ sở vật chất cho
các trường như chúng ta đang làm, còn có một số hướng chính sau:
Trước hết, khoa học giáo dục của ta nên tập trung nghiên cứu theo hướng hội nhập, đón
đầu nhưng phải rất Việt Nam.
Trong một năm có không ít những công trình nghiên cứu, đề tài, luận văn về phương pháp
dạy học, nhưng số phận của những công trình đó chắc cũng không khác mấy so với những
đề tài nghiên cứu khoa học bấy lâu nay của ta. Điều đó có nghĩa là dù công trình có được
tham khảo nhiều sách Tây, Tàu bao nhiêu, có hiện đại bao nhiêu mà không có tính thực
tiễn, không xuất phát từ chính lớp học Việt Nam, học sinh Việt Nam, thầy Việt Nam thì
cũng chẳng có ý nghĩa mấy. Mặt khác, nên đầu tư có trọng điểm chứ không nên rải mành
mành như tình trạng hiện nay, vì chúng ta rất cần những công trình mang tầm cỡ quốc gia
và quốc tế về khoa học giáo dục nói chung và lý luận dạy học nói riêng, bởi có như vậy
mới có cách nhìn rộng hơn, sâu hơn.

Tiếp đó là chương trình giảng dạy cho giáo sinh các trường sư phạm. Kinh nghiệm cho
thấy đội ngũ giáo viên trẻ luôn là đội ngũ dễ tiếp thu và áp dụng những phương pháp dạy
học mới hơn cả, nhưng hiện nay đại đa số giáo sinh khi đi thực tập hoặc mới ra trường vẫn
rất "ngơ ngác" với những phương pháp giảng dạy mới, một phần vì họ có được tiếp cận
các khoa học giáo dục mới đâu; mặt khác, các phương pháp được các thầy cô ở trường phổ
thông hướng dẫn vẫn như hàng chục năm trước. Một vấn đề nữa là đội ngũ giảng viên về
phương pháp giảng dạy cũng chưa được các trường sư phạm quan tâm đúng với vị trí của
nó.
Thứ ba là, cần phổ biến áp dụng các phương pháp dạy học mới phù hợp với nội dung dạy
học, điều kiện dạy học và với đội ngũ giáo viên. Đã đến lúc chúng ta cần tổng kết một cách
toàn diện về hiệu quả, tính khả thi của các phương pháp dạy học đã được triển khai để trên
cơ sở đó mở các lớp bồi dưỡng hè, các khóa đào tạo về phương pháp dạy học đạt hiệu quả
hơn, và cũng trên cơ sở đó, có những quy định nghiêm ngặt về việc triển khai các phương
pháp dạy học thích hợp (ví như chia nhóm, sử dụng thiết bị dạy học, dùng công nghệ thông
tin...).
Tiếp theo là nội dung, hình thức thi cử. Nếu nội dung thi coi trọng việc nắm bắt các kiến
thức cơ bản trên cơ sở một phương pháp tư duy khoa học thì không thể tồn tại phương
pháp dạy học kiểu "luyện gà chọi" như trên đã nói mà buộc học sinh phải học theo đúng
quá trình nhận thức như chương trình quy định. Đúng là trong một bài học với nội dung ôn
tập thì phải dùng phương pháp "luyện" nhưng cũng không thể không cải tiến cách dạy để
học sinh được học như những "người đã biết" chứ không bị "dắt đi" một cách "nghiêm túc"
làm giờ học nặng nề như TS Nguyễn Lộc đã nêu.
Còn hình thức thi, chúng tôi đồng tình với ý kiến của tác giả Lê Nguyên Long. Thi tuyển
sinh trắc nghiệm quả thực cũng có những "cái hay" nhưng mục đích chính lại "dở đi" thì
không hiểu đổi mới để tiến hay lùi. Do vậy cần cẩn trọng trong bất cứ một cải cách nào
trên cơ sở tôn trọng mục đích và có căn cứ khoa học chặt chẽ, phù hợp với điều kiện, hoàn
cảnh Việt Nam.
Sức ì của thói quen trong mỗi giáo viên
Trong đợt tập huấn hè 2003-2004 cũng như các đợt tập huấn trước, hầu hết giáo viên đều
nhận thức được rằng: phương pháp giáo dục mới có nhiều ưu điểm mà trước hết là phát

huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh. Phù hợp với xu thế đổi
mới của thời đại. Nhưng khi thực hiện mới thấy không dễ chút nào. Trước hết phải hủy
giáo án cũ, từ bỏ mọi kỹ năng, kỹ xảo dạy học đã thành thói quen ăn sâu vào tiềm thức và
tốn ít đầu tư. Để rồi lại chong đèn lần mò, tham khảo, xây dựng, thử nghiệm phương pháp
giáo dục mới. Thành công cũng chẳng ai khen mà không thực hiện cũng chẳng ai chê. Thế
thì tội gì...
Hạn chế về năng lực chuyên môn
Nhìn chung đội ngũ giáo viên hiện nay không đồng đều về chất lượng. Một số chưa chuẩn
hóa. Lực lượng giáo viên trẻ qua dự giờ thấy bộc lộ nhiều hạn chế về nghiệp vụ chuyên
môn do hệ thống lý luận giáo dục và chương trình giảng dạy ở các trường sư phạm quá lạc
hậu, thiếu thực tế. Sinh viên học cái gì đó thì nhiều mà học nghề dạy học, cách dạy học lại
quá ít. Chỉ chưa đầy một chục tiết dạy trong mấy tuần thực tập đã thành nghề(?). Nói thiếu
tin tưởng vào lớp trẻ mới nghe trái tai nhưng thực tế không có gì là quá.
Thiếu lòng tin đối với học sinh
Một thực tế khó phủ nhận là học sinh ngày nay bị suy giảm khá nhiều về khả năng tự học
và các hoạt động tư duy như phân tích, so sánh, tóm tắt, quy nạp... Nguyên nhân cũng khó
phủ nhận là do hậu quả của phương pháp giáo dục áp đặt, nhồi nhét trong thời gian khá dài
của hệ thống giáo dục phổ thông. Vì vậy, qua thảo luận và đọc các bản thu hoạch của giáo
viên trong các đợt tập huấn, thấy đa số có quan điểm như sau: giáo dục phổ thông mới chỉ
phù hợp với học sinh khá giỏi, thích hợp cho các trường chuyên hoặc trường công lập có
chất lượng cao, không phù hợp cho các trường bán công hoặc có chất lượng đầu vào
thấp(?). Có giáo viên nói thẳng: Nếu giảng dạy những phương pháp trên thì học sinh
trường này sẽ không biết gì. Dẫn chứng đưa ra là những bài kiểm tra có tính suy luận hầu
như các em đồng loạt bỏ giấy trắng(?!).

×