Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

phương pháp sưu tầm và thiết kế bộ sưu tập hình ảnh phục vụ dạy học bằng công nghệ thông tin môn sinh học khối 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.33 KB, 14 trang )

BM-03-TMSKKN

 
!"#
# $%&'()
Để nâng cao chất lượng giáo dục, nhằm đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương
pháp dạy học, thực hiện chủ đề năm học 2008-2009, các trường học trong toàn
huyện Định Quán nói chung và trường THCS Phú Lơi nói riêng đã và đang từng
bước ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Đây là cơ hội rất tốt để giáo viên
được tiếp cận với phương tiện hỗ trợ dạy học hiện đại, tiên tiến; từ đó có thể thiết
kế được những bài giảng trên máy vi tính dựa vào một số phần mềm thông dụng
như GSP, PowerPoint…Tuy nhiên, hiện nay trong quá trình soạn, giảng trên máy
vi tính, giáo viên luôn gặp trở ngại lớn là: Bộ GD & ĐT chưa có bộ hình ảnh, thiết
bị phục vụ cho dạy học bằng CNTT cung cấp cho các trường học.
Thực tiễn cho thấy, khi dạy học có ứng dụng CNTT trong một số tiết hội giảng,
nhất là đối với bộ môn sinh học trong đó có môn sinh học khối 8, giáo viên đã gặp
rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm phim, ảnh, tư liệu để đưa vào giáo án. Do
đó, giáo viên không thể chủ động ứng dụng CNTT một cách thường xuyên, liên tục
trong quá trình dạy học.
Bản thân là một người GV, thấu hiểu mục tiêu đổi mới GD, đồng cảm với những
khó khăn của đồng nghiệp trong dạy học bằng giáo án điện tử. Vì vậy, tôi chọn đề
tài “Phương pháp sưu tầm và thiết kế bộ sưu tập hình ảnh phục vụ dạy học bằng
CNTT môn sinh học khối 8” hy vọng rằng, kết quả của đề tài sẽ đáp ứng được yêu
cầu của quý thầy cô, góp phần giảm bớt những khó khăn, trở ngại gặp phải khi
dạy học bằng CNTT.
# *++,* 
'()
/# 0123456)
- Ứng dụng CNTT vào quản lí giáo dục và dạy học là một chủ trương lớn của
ngành GD-ĐT huyện Định Quán, là chủ đề chính của năm học 2008-2009
- Hiện nay các cấp lãnh đạo từ phòng GD đến Ban Giám Hiệu nhà trường đều


quan tâm, khuyến khích GV vận dụng CNTT vào dạy học.
- Ứng dụng CNTT trong dạy học đã được đưa vào Nghị Quyết của Hội Nghị
CBCC hàng năm của nhà trường.
- Bước đầu các trường đã được đầu tư cơ bản về máy vi tính và 01 bộ đèn phóng.
- Tỉ lệ giáo viên biết làm chủ CNTT ngày càng cao. Phong trào soạn giảng bằng
CNTT đang từng bước được GV vận dụng vào dạy học ngày càng nhiều.
- Bản thân, trẻ trung, nhiệt tình, ham học hỏi và say mê tìm tòi, sáng tạo trong lao
động.
7# 0890:3)
3
BM-03-TMSKKN
- Trình độ tin học của GV không đồng đều (một số GV lớn tuổi còn gặp khó khăn
trong việc làm chủ công nghệ thông tin).
- Cơ sở vật chất: máy phóng chỉ có 1 máy, khi nhiều GV cùng sử dụng thì chưa
đáp ứng được.
- Các thiết bị hỗ trợ cho việc sưu tầm và thiết kế hình ảnh (máy quay phim, máy
ảnh, máy quét…) chưa có. Hệ thống máy tính của nhà trường chưa được nối mạng
internet (chỉ mới nối mạng ở máy tính phục vụ cho quản lí).
- Số lượng các sáng kiến đề cập đến nội dung đề tài còn rất ít.
- Việc tìm kiếm thông tin, tư liệu hình ảnh còn mất nhiều thời gian, khó tìm, tốn
kinh phí của chính bản thân và đầu tư nhiều công sức.
;# <46=1>0<3?9@)
Đề tài được thực hiện từ tháng 9 năm 2006 đến tháng 11 năm 2008.
Bảng 1. Số liệu thống kê thực trạng bộ tranh ảnh phục vụ cho các tiết dạy học bằng
CNTT trước khi thực thực hiện đề tài tại trường THCS Lê Thánh Tông
Phân loại hình
ảnh
Năm học
2005-2006
Năm học

2006-2007
Ghi chú
Hình ảnh tĩnh Rất ít Hạn chế
Chưa có GV nào sưu tập hoặc chỉ có
một số hình ảnh do GV tự tìm
tòi để phục vụ tiết hội giảng.
Hình ảnh động Chưa có Hạn chế
Nguồn tư liệu hạn chế, khó tìm, chỉ có
một số hình ảnh phục vụ cho các tiết
dạy hội giảng do GV tự tìm kiếm.
#'()
/# ABC4D4123)
- “Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh” là định hướng đổi mới phương
pháp dạy học, được khẳng định trong các nghị quyết của Ban chấp hành Trung
ương Đảng về Giáo dục- Đào tạo (lần 4 khoá VII, lần 2 khoá VIII, lần 6 khoá IX)
và được pháp chế hoá trong điều 24.2 của luật Giáo dục.
- Cụ thể hoá chủ đề năm học 2008/2009 “Ứng dụng CNTT, đổi mới công tác
quản lí tài chính, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Đổi mới chương trình, SGK và phương pháp dạy học THCS là điều kiện để có
thêm nhiều thiết bị dạy học hiện đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Tuy nhiên,
Đất nước ta đang còn nghèo chưa thể cùng một lúc đáp ứng đầy đủ về mọi phương
diện phục vụ cho việc đổi mới giáo dục toàn diện, đặc biệt là đồ dùng và các trang
thiết bị dạy học.
- Trong dạy học sinh học, việc sử dụng đồ dùng dạy học là việc làm thường
xuyên và liên tục của giáo viên trong mỗi tiết dạy; do đó ngoài việc khai thác triệt
để các đồ dùng dạy học hiện có trong phòng thiết bị, thì người giáo viên phải có kĩ
năng tự làm hay tự sưu tầm đồ dùng hình ảnh, mẫu vật, tư liệu làm bộ sưu tập phục
vụ cho dạy học của chính bản thân mình.
4
BM-03-TMSKKN

7# E6F13?GH6=3I0JI>0KL06=3LJL?6M6I0JILNOPQ>R6)
Đề tài đề cập đến 2 nội dung chính:
- Phương pháp sưu tầm nguồn tư liệu về “Giải phẫu sinh lý người”.
- Phương pháp thiết kế bộ sưu tập hình ảnh phục vụ cho dạy học bằng công nghệ
thông tin môn sinh học 8.
7#/#0SA3?I0JIBS1>TU3?1V3>S46=1WQ?6M6I0X1B6304D3?SY6)
Để sưu tầm được nguồn tư liệu (hình ảnh, phim) về giải phẩu sinh lý người, GV
thực hiện các bước cơ bản sau:
2.1.1. chuẩn bị:
- Máy vi tính cá nhân, máy scanner (nếu bản thân không có điều kiện mua máy
vi tính thì có thể sử dụng máy vi tính của nhà trường).
- Biết sử dụng vi tính và một số phần mềm ứng dụng như: Microsoft Word, Auto
Shoft, Microsoft PowerPoint, Paint, GSP, biết truy cập mạng internet.
- Máy ảnh, máy quay phim hoặc điện thoại di động có chức năng camera.
- Địa chỉ, số điện thoại liên hệ của một số trung tâm sách và thiết bị trường học,
của các thầy cô giáo là giáo sư, tiến sĩ phụ trách bộ môn sinh học ở các trường
đại học, cao đẳng.
- Ghi nhớ một số địa chỉ website (;
www.nanova.vn; www. edu.net.vn; www.google.com.vn;www.yahoo.com;
www.altavista.com; www.hotbot.com; www.snap.com…)
2.1.2. Phương pháp sưu tầm:
Trước khi sưu tầm, liệt kê những nguồn tư liệu cần sưu tầm theo nội dung của
từng tiết học, bài học; xây dựng thành kế hoạch bộ môn để công việc tiến hành
được thuận lợi hơn trong khi sưu tầm và dễ phân loại.
2.1.2.1. Sử dụng Internet để khai thác hình ảnh tư liệu:
- Để sử dụng Internet khai thác hình ảnh dữ liệu ở dạng kĩ thuật số, ta cần một
trình duyệt web (Web Browser) như: Netscape, Mozilla Firefox, Internet Explorer.
Trình duyệt Internet Explorer đã được tích hợp sẵn trong hệ điều hành Microsoft
Windows.
- Có 2 cách để tìm đến nguồn thông tin trên Internet:

Z[U96\U>]30) là sử dụng những cuốn địa chỉ Internet. Cách này giúp nhanh
chóng tìm đến nguồn thông tin cần thiết. Phải gõ chính xác dòng địa chỉ, thì có thể
tìm thấy website đó. Nếu địa chỉ website đã thay đổi hoặc không tồn tại nữa thì ta
sử dụng cách tìm kiếm động.
Z[U96\UPE3?) là tìm kiếm trực tuyến. Cách này sử dụng những địa chỉ
website là công cụ tìm kiếm (Seach Engine) như: www.yahoo.com;
www.altavista.com; www.hotbot.com; www.snap.com…Tại các dòng địa chỉ này,
ta sẽ đến các website mong muốn bằng các từ khoá (từ chủ chốt liên quan đến chủ
đề cần tìm) thông thường bằng tiếng Anh.
^Bảng một số từ khóa có liên quan đến giải phẩu sinh lí người
STT Từ khóa bằng tiếng Anh Ý nghĩa tiếng Việt
01 Motor System Hệ vận động
5
BM-03-TMSKKN
02 Respiratory tract respiratory System Hệ hô hấp
03 Cirenlatory system Hệ tuần hoàn
04 Exeretory system Hệ bài tiết
05 Digestivetract digestive system Hệ tiêu hóa
06 Nervous system Hệ thần kinh
07 Reproductive system Hệ sinh sản
08 Central nervous system Hệ thần kinh trung ương
09 Immune system Hệ miễn dịch
Sau đây là cách tìm kiếm động bằng công cụ tìm kiếm www.google.com.vn
7#/#7#/#/#[U96\UW_6``?4a)
O# [U96\ULAHM3W_6``?4a)
Mở Internet Explorer, nhập dòng địa chỉ www.google.com.vn vào thanh địa chỉ,
giao diện công cụ tìm kiếm google sẽ hiện ra
Giao diện của google có các tuỳ chọn là: Web (tìm kiếm các trang web và thông
tin nói chung); hình ảnh (thông tin ở dạng hình ảnh); nhóm (tìm nhóm trao đổi);
thư mục (tìm thông tin đi theo dạng cây thư mục); Gmail (gửi và nhận thư điện

tử), …
Ví dụ: Muốn khai thác tư liệu thông tin, hay hình ảnh về hệ thần kinh (Nervous
system), ta sử dụng tuỳ chọn “hình ảnh” để tìm kiếm hình ảnh về (Nervous
system). Ta thực hiện các bước sau:
S_L/)Xác định từ khoá tiếng Anh là Nervous system
6
Một số động tác chọn lựa,
Nhấp chuột vào từ chọn lựa
Tìm kiếm
Hình 1. Giao diện tìm kiếm trực tuyến của Google
Tìm kiếm nâng cao
BM-03-TMSKKN
S_L7)Vào trang chủ www.google.com.vn (hình2)
S_L;)Nhấp chuột vào tuỳ chọn “hình ảnh” (hình2)
S_Lb)Nhập từ khoá vào ô tìm kiếm, nhấp chuột vào “tìm kiếm hình ảnh” (H2)
S_Lc) Quan sát, lựa chon kết quả tìm kiếm (hình 3)
S_Ld) Lưu hình ảnh tìm kiếm vào máy tính: Nhấp chuột phải vào hình ảnh
muốn lưu (hình 4) -> chon save Picture As -> chọn đường dẫn đến vị trí lưu ảnh
-> đặt tên file ảnh và nhấp nút Save. (hình 5)
Hình 4 Hình 5
H# [U96\U3e3?LO`W_6``?4a)
S_L/) Xác định từ khoá tiếng Anh
S_L7) Vào trang chủ www.google.com.vn (hình 6)
S_L;) Nhấp chuột vào “tìm kiếm nâng cao” (hình 6)
S_Lb) Làm theo hướng dẫn bằng tiếng Việt trên màn hình (hình 7)
S_Lc) Quan sát, lựa chọn kết quả tìm kiếm
7
Hình 4 Hình 5
Cirenlotory
Hình 3


Hình 2
BM-03-TMSKKN
S_Ld) Lưu kết quả mong muốn tìm kiếm được vào máy tính
7#/#7#/#7#[U96\UW_6O01``f.4>OW6B>Of`>H`>f3OIg
- Mỗi một công cụ tìm kiếm trên có giao diện và cách tổ chức tìm kiếm khác
nhau, kết quả các thông tin tìm kiếm cũng khác nhau đôi chút và đều có hướng
dẫn bằng tiếng Anh.
Ví dụ: giao diện của Yahoo tuy khác với google, nhưng cũng có các tuỳ chọn
tương tự: Web (như tuỳ chọn “Web” của Google); Images (như tuỳ chọn “hình
ảnh” của Google); Directory (như tuỳ chọn “thư mục” của Google); Video (tuỳ
chọn tìm kiếm phim ảnh, video); Local (tuỳ chọn tìm kiếm theo vùng địa lý);
News (tuỳ chọn chuyên tìm các tin tức); Shopping (tuỳ chọn tìm kiếm giúp mua
sắm online).
- Nhìn chung, các công cụ tìm kiếm trên đều có các bước tìm kiếm thông tin tương
tự Google, nhưng kết quả tìm kiếm bằng bất cứ công cụ nào đều phụ thuộc rất
nhiều vào từ khoá. Nếu từ khoá có nội hàm hẹp thì kết quả tìm kiếm sẽ nhanh
chóng, ngược lại nếu từ khoá có nội hàm rộng thì việc tìm kiếm sẽ khó khăn và
không chính xác.
Ví dụ: từ khoá có nội hàm hẹp như Nervous system (hệ thần kinh) thì cho kết quả
ngay; nhưng những từ khoá có nội hàm rộng như: Giáo dục (Education) hoặc công
nghệ (Technology) thì kết quả tìm kiếm sẽ có nhiều thông tin nhiễu. Trong trường
hợp này, ta phải sử dụng logic Boole,hoặc một trong số các câu lệnh sau để tìm
kiếm. Ví dụ:
+ Education AND Technology (thông tin liên quan đến cả công nghệ và giáo dục)
hoặc giả Boole (Pseudo-Boole Logic), ta dùng dấu “+”.
Ví dụ: +Education+Technology (lệnh này dung cho Yahoo, Lycos, Excite, Alta
Vista)
+ Sử dụng NOT: Kết quả tìm kiếm sẽ loại bỏ những yếu tố đứng sau chữ NOT.
8

Tìm kiếm nâng cao
Hình 7
Hình 6
BM-03-TMSKKN
Ví dụ: “Virut” NOT Computer (thông tin liên quan đến virut trừ virut máy tính).
Hoặc giả Boole, ta dùng dấu “-“
Ví dụ: “Virut” – Computer (lệnh này dùng cho cả Goole, Yahoo, Lycos, Excite,
Alta Vista)
+ Dấu ngoặc kép: Tìm chính xác từ hoặc cụm từ nằm trong ngoặc kép.
Ví dụ: “The life cycle of virut” (để tìm chính xác chu trình nhân lên của virut).
+ Dùng phép NEAR: Tìm những nội dung mà từ khoá nằm gần nhau.
Ví dụ: “Population” NEAR “Ecology” (nói về quần thể trong sinh thái học).
+ Dấu ngoặc đơn ( ): Để rẽ nhánh khi phối hợp nhiều từ khoá.
Ví dụ: “Food chain” and (Food web or Food net) (chuổi thức ăn trong lưới thức
ăn)
8U4h6Gi1J>j[30>[U96\U>0k3?>63>j@33>aj3a>>0a`BAPVBO1)
7#/#7#7#S1>TU>S46=1>jO30M30>lLJL3?1V390JL)
- Trong khi đi tham quan, du lịch có thể dùng máy ảnh, máy quay video để chụp
ảnh, quay phim những nguồn tư liệu theo yêu cầu…
- Dùng máy ảnh, máy Scanner các hình ảnh tư liệu trong sách, báo
- Có thể liên hệ với các trung tâm sách và trang thiết bị trường học ở TP. HCM
hoặc TP. Biên Hòa để mua một số dĩa phim tư liệu …dạy theo chương trình cải
cách của Bộ GD & ĐT.
Tập hợp tất cả nguồn tư liệu sưu tầm được lưu trữ trong máy vi tính để làm
nguồn dữ liệu thô cho quá trình thiết kế tiếp theo.
7#/#;#0SA3?I0JI>06\>9\HEBS1>2I>l3?1V3>S46=1BS1>TU)
Để thực hiện thiết kế một hình ảnh hay một đoạn phim ta chọn một trong những
cách sau:
Cách 1: sử dụng phần mềm Inte Video Win DVD 6:
^0mI/0[30M30>0a`n@1LT1>lUE>W6Fa`L46I)

- Khởi động chương trình Inte Video Win DVD 6.
- Chọn source/open file/thư mục chứa tư liệu thô/open/đoạn phim tư liệu/open để
mở đoạn phim cần sử dụng.
- Xem đoạn phim và khi cần chụp một hình ảnh theo yêu cầu/chọn capture để
chụp.
- Chọn save Picture/save as/đặt tên cho hình ảnh/save để lưu trữ hình ảnh.
* o>UE>P`h36Fa`L46I>0a`n@1LT1>lUE>L01p6W6Fa`L46IFR6)
- Khởi động chương trình Inte Video Win DVD 6.
- Chọn source/open file/thư mục chứa tư liệu thô/open/đoạn phim tư liệu/open để
mở đoạn phim cần sử dụng.
9
Xác định từ khóa
(bằng tiếng Anh)
Tìm kiếm
thong tin
trên
Internet
Tìm kiếm
cơ bản
Tìm kiếm
nâng cao
Lưu giữ thông tin
Tìm kiếm
tra tìm
Tìm kiếm tĩnh
Tìm kiếm động
tra tìm
BM-03-TMSKKN
- Xem đoạn phim và khi cần cắt một đoạn video clip theo yêu cầu/chọn Quick clip
để cắt.

- Chọn Save as/đặt tên cho đoạn video clip/save để lưu trữ đoạn phim.
Cách 2: sử dụng phần mềm Hersoft 3000 để chụp ảnh hoặc cắt một đoạn video
clip:
^0mIM30)
- Khởi động chương trình Hersoft 3000.
- Mở đoạn phim video
- Xem phim và chọn cảnh cần chụp
- Chọn lệnh Save picture để lưu ảnh
* o>UE>P`h3I06UW6Fa`)
- Khởi động chương trình Hersoft 3000.
- Mở đoạn phim video
- Chọn Loop/Select/Select Start Point.
- Chọn đoạn phim cần cắt (Chọn Select End Point).
- Chọn Seve MPG để lưu trữ đoạn video clip vừa cắt.
Cách 3: Dịch thuật các hình ảnh có ghi chú bằng tiếng Anh sang tiếng Việt để
tiện cho người sử dụng:
Phần lớn các tư liệu sinh học được truy cập từ Google là của nước ngoài, nên nếu
để ở nguyên bản gốc thì rất khó cho GV sử dụng vào dạy học. Vậy để tiện lợi và dễ
sử dụng, cần tiến hành phiên dịch sang tiếng Việt bằng cách sau:
- Xem và nghiên cứu thật kỹ cơ chế của qúa trình, xác định rõ cơ chế đó thuộc lĩnh
vực kiến thức nào, mục mấy của bài nào.
- Dùng text box để ghi chú sang tiếng Việt.
- Save hình ảnh để lưu trữ.
Đối với một số hình ảnh, có thể sử dụng từ điển chuyên nghành để tra cứu và dịch
sang tiếng Việt.
Cách 4: Sử dụng phối hợp một số phần mềm như: Microsoft PowerPoint, Paint,
GSP, Flat… để thiết kế một hình ảnh động theo yêu cầu:
Các phần mềm này cho phép thiết kế được những hình ảnh động theo ý thức chủ
quan của GV. Tuy nhiên, việc thiết kế này tương đối phức tạp, tốn rất nhiều thời
gian và còn tuỳ thuộc vào trình độ tin học, kĩ năng thiết kế hình ảnh của GV, nên

phương pháp này tôi xin chỉ giới thiệu sơ qua và không đi vào phân tích cụ thể.
Tất cả những hình ảnh, video clip sưu tập và thiết kế được lưu trữ vào thư mục
Picture trong máy vi tính làm bộ sưu tập để sử dụng lâu dài trong quá trình dạy
học.
7#7# JL0HM`i1M3WRBqFm3?HEBS1>2I)
7#7#/#JL0HM`i1M3)
- Để tiện cho việc bảo quản chống mất mát hoặc tránh được viruts phá hỏng cần
lưu bộ sưu tập vào một dĩa CD để cất giữ
- Lưu trữ bộ sưu tập vào máy vi tính cá nhân và máy vi tính trong phòng CNTT
của nhà trường.
10
BM-03-TMSKKN
7#7#7#JL0BqFm3?)
- Khi dạy học có ứng dụng CNTT, giáo viên có thể sử dụng phần mềm Microsoft
PowerPoint để soạn một giáo án. Trên nền Microsoft PowerPoint, GV có thể sử
dụng hình ảnh, phim tư liệu của bộ sưu tập bằng 2 cách sau:
+ Sử dụng chức năng chèn (Insert): để chèn trực tiếp một hình ảnh, âm thanh hoặc
một đoạn Video vào slide giáo án trình chiếu.
Chèn hình ảnh (Insert/picture/from file…/bộ sưu tập hình ảnh/Insert)
Chèn phim video (Insert/Movies and Sounds/Movie from file…/bộ sưu tập
phim/Insert)
Chèn âm thanh (Insert/Movies and Sounds/Sound from file…/âm thanh/)
+ Sử dụng chức năng liên kết (Hyperlink): để liên kết một hình ảnh hoặc video với
các nút điều khiển.
Tạo nút điều khiển và thực hiện liên kết: SlideShow/Acton Buttons/Rê mouse để
tạo nút lệnh, chọn Hyperlink to/other file/hình ảnh hoặc video/Ok.
Lưu ý: Trước khi sử dụng hình ảnh vào dạy học, GV cần có thời gian nghiên cứu
kĩ nội dung của hình ảnh, tìm cách khắc phục nhược điểm của hình ảnh (nếu có),
xây dựng hệ thống câu hỏi khai thác hình ảnh hợp lí để nâng cao hiệu quả của tiết
dạy học có ứng dụng CNTT. Không nên quá lạm dụng bộ sưu tập hình ảnh điện tử

mà cần kết hợp linh hoạt với các đồ dùng truyền thống sẵn có như mô hình, mẫu
vật thật, mẫu ngâm để tiết học trở nên phong phú, đa dạng và hấp dẫn.
7#b#1WR30S5LP6rULNOHEBS1>2I)
O#1P6rU)
+ Đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học. Góp phần thực
hiện theo chủ đề năm học.
+ Đáp ứng được yêu cầu ứng dụng CNTT vào dạy học, đồng thời góp phần thúc
đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục và nâng cao chất lượng dạy học. Hiện đại hoá
các trang thiết bị dạy học.
+ Ứng dụng lâu dài, có thể bổ sung sửa chữa, không cần phòng thiết bị để lưu trữ.
+ Không mất mát hay xuống cấp…
+ Tiết kiệm đuợc quỹ thời gian của GV trong những năm tới, tạo điều kiện cho
GV nâng cao trình độ học tập và bồi duỡng chuyên môn.
+ Hình ảnh đẹp, rõ nét, phản ánh đầy đủ bản chất và cơ chế của hiện tượng sinh
học, gây hứng thú trong học tập giúp HS ghi nhớ lâu, phát triển kĩ năng quan sát,
tư duy, sáng tạo…
+ Tiết kiệm được chi tiêu ngân sách cho nhà trường.
H#0S5LP6rU)
Khi mất điện không sử dụng được (ít xảy ra). Có thể khắc phục nhược điểm này
bằng cách in thành một bộ tranh màu để sử dụng khi mất điện.
3. E>B<0[30M30U6300`hL0`HEBS1>2I :
(Có đĩa CD kèm theo)
11
BM-03-TMSKKN
#s)
1. Những lơi ích:
a. Học sinh:
- Hứng thú, say mê tìm tòi nghiên cứu, sáng tạo trong học tập.
- Chiếm lĩnh tri thức nhanh, tích cực chủ động lĩnh hội tri thức.
- Nhớ lâu, khắc sâu kiến thức, rèn luyện và phát triển kĩ năng quan sát, so sánh,

tư duy logic, phán đoán, vận dụng…
- Được tiếp cận với khoa học, kĩ thuật hiện đại và vững tin vào tương lai.
b. Giáo viên:
- Là cơ hội tốt để GV từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tin học.
Góp phần giúp GV hoàn thành mục tiêu bài học đề ra. Thúc đẩy chất lượng GD
ngày một đi lên.
- Có thêm các tư liệu để dạy, làm phong phú thêm các thiết bị dạy học.
- Tiết kiệm được thời gian cho năm học kế tiếp, tạo điều kiện cho GV đọc thêm
sách, nghiên cứu thêm tài liệu, học đại học; chăm lo cho bản thân, gia đình và xã
hội, nhất là chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho HS theo đúng tinh thần của
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
2. Kết quả nghiên cứu:
Bảng 2. Số liệu thống kê thực trạng bộ tranh ảnh phục vụ cho các tiết dạy học
bằng CNTT do kết quả của đề tài mang lại.
Bài
Tên bài có sử dụng kết quả
nghiên cứu của đề tài Tên
tranh ảnh
Thực trạng Phân loại
hình
ảnh
Đã

Chưa

Tĩnh Động
1 Mở đầu H1.1-1.3 X X X
2 Cấu tạo cơ thể người H2.1-H2.2 X X X
3 Tế bào H3.1-H3.2 X X X
4 Mô H4.1-H4.4 X X

6 Phản xạ H6.1-H6.3 X X
7 Bộ xương H7.1-H7.4 X X
8 Cấu tạo và tính chất của
xương
H8.1-H8.7 X X
9 Cấu tạo và tính chất của cơ H9.1-H9.4 X X X
11 Tiến hoá của hệ vận động H11.1-H11.5 X X
12 Thực hành1 H12.1-H12.4 X X X
13 Máu và môi trường trong
cơ thể
H13.1-H13.2 X X
14 Bạch cầu - Miễn dịch H14.1-H14.4 X X X
15 Đông máu và NT truyền
máu
H15 X X
12
BM-03-TMSKKN
16 THM và lưu thông bạch
huyết
H16.1-H16.2 X X X
17 Tim và mạch máu H17.1-H17.3 X X X
18 V/c máu qua hệ mạch H18.1-H18.2 X X X
20 Hô hấp và các cq hô hấp H20.1-H20.2 X X X
21 Hoạt động hô hấp H21.1-H21.4 X X X
24 Tiêu hoá và các cơ quan
TH
H24.1-H24.3 X X X
25 TH ở khoang miệng H25.1-H25.3 X X X
27 TH ở dạ dày H27.1-H27.3 X X X
28 TH ở ruột non H28.1-H28.3 X X X

29 Hấp thụ dinh dưỡng và thải
phân
H29.1-H29.3 X X
31 Trao đổi chất H31.1-H31.2 X X
38 Bài tiết và cấu tạo hệ bài
tiết
H38.1-H38.3 X X X
41 Cấu tạo và chức năng của
da
H41 X X
43 Giới thiệu chung hệ thần
kinh
H43.1-H43.2 X X
45 Dây TK tuỷ H44.1-H44.2 X X
46 Trụ não, tiểu não, não
trung gian
H46.1-H46.3 X X
47 Đại não H47.1-H47.3 X X
48 Hệ TK sinh dưỡng H48.1-H48.3 X X X
49 Cơ quan phân tích thị giác H49.1-H49.4 X X
50 Vệ sinh mắt H50.1-H50.4 X X
51 Cơ quan phân tích thính
giác
H51.1-H51.2 X X
52 PXCĐK- PXKĐK H51.1-H51.3 X X X
55 Giới thiệu chung hệ nội tiết H55.1-H55.3 X X
56 Tuyến yên, tuyến giáp H56.1-H56.2 X X
57 Tuyến tụy và tuyến trên
thận
H57.1-H57.3 X X

58 Tuyến sinh dục H58.1-H58.3 X X
59 Sự điều hoà và PHHĐ của
các tuyến NT
H59.1-H59.3 X X
60 Cơ quan sinh dục nam H60.1-H60.2 X X
61 Cơ quan sinh dục nữ H61.1-H61.2 X X
62 Thụ tinh- Thụ thai… H62.1-H62.3 X X X
13
BM-03-TMSKKN
3. Số liệu thống kê sau khi áp dụng đề tài:(có sử dụng kết quả so sánh)
Bảng 3. Số liệu thống kê số tiết dạy học bằng CNTT có sử dụng bộ sưu tập của đề
tài tại Trường THCS Lê Thánh Tông.
Năm học Số tiết dạy học bằng CNTT Tỉ lệ % Ghi chú
2006-2007 3/60 tiết 5 Chưa có bộ sưu tập
2007-2008 21/60 tiết 35
Vừa sưu tập vừa áp
dụng
Bảng 4. Số liệu thống kê kết quả khảo sát chất lượng học tập của HS năm học
(2006-2007) dạy học truyền thống tại trường THCS Lê Thánh Tông.
Năm học Lớp Sĩ số Học lực Ghi chú
G K TB Y
2006-2007 8a3 35 4 8 19 4
8a5 35 3 6 21 5
<4S53? tu t /b bu v
w4= x /ux /"#7x c"#vx /7#vx
Bảng 5. Số liệu thống kê kết quả khảo sát chất lượng học tập của HS năm học
(2007-2008) dạy học có sử dụng bộ sưu tập của đề tài tại trường THCS Lê Thánh
Tông.
Năm học Lớp Sĩ số Học lực Ghi chú
G K TB Y

2007-2008 8a2 42 9 16 16 1
8a4 40 11 13 14 2
<4S53? "7 7u 7v ;u ;
w4= x 7b#;bx ;;#bx ;d#dx ;#ddx
Bảng 6. Đánh giá về mức độ chiếm lĩnh tri thức của HS
Năm học
2007-2008
Sĩ số Chiếm lĩnh tri thức
nhanh, ghi nhớ lâu
Chiếm lĩnh tri thức,
ghi nhớ còn hạn
chế
Chiếm lĩnh tri
thức, ghi nhớ
chậm
Chưa áp dụng tu 11 (15.7%) 46 (65.7%) 13 (18.6%)
Đã áp dụng "7 25 (30.5%) 53 (64.6%) 4 (4.9%)
# )
1. Về phía bản thân:
- Bản thân phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
làm chủ tri thức, nhiệt tình, yêu nghề, hết lòng vì sự nghiêp đổi mới giáo dục.
14
BM-03-TMSKKN
- Được sự quan tâm giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ, về tinh thần của tổ chuyên
môn cùng các đồng nghiệp tổ Hóa sinh trường THCS Lê Thánh Tông; tổ Lý-Hoá-
Sinh-CN của trường THCS Phú Lợi.
- Được sự quan tâm giúp đỡ về tinh thần cũng như vật chất của Ban Giám Hiệu 2
trường: THCS Lê Thánh Tông và trường THCS Phú Lợi. Sự góp ý chân thành của
các thầy cô giáo là cán bộ thanh tra môn sinh-hoá PGD & ĐT Định Quán và quý
thầy cô giáo là giảng viên trường ĐH sư pham Huế đã hỗ trợ cho việc tìm kiếm

thông tin, tài liệu cho đề tài.
2. Về phía giáo viên:
- Học tập tin học từng bước làm chủ CNTT, đặc biệt là các phần mềm ứng dụng
dạy học, thiết kế đồ dùng dạy học trên máy vi tính. Nâng cao vai trò, trách nhiệm
của nghề giáo.
- Tích cực soạn giáo án trên máy vi tính và dạy học bằng giáo án điện tử.
- Đầu tư kinh phí, khắc phục khó khăn để mua sắm máy vi tính cá nhân.
3. Về phía nhà trường:
- Phát động phong trào thi đua học tập trong đội ngũ cán bộ giáo viên từng bước
làm chủ CNTT.
- Khuyến khích động viên GV tăng cường dạy học bằng giáo án điện tử trong các
tiết hội giảng và trong điều kiện cơ sở vật chất cho phép.
- Đưa chỉ tiêu CB-GV được phổ cập vi tính vào chỉ tiêu đầu năm để phấn đấu.
4. Về phía ngành GD:
- Tăng cường cơ sở vật chất và các trang thiết bị trong nhà trường:
+Xây dựng và trang bị phòng chức năng dạy học bằng CNTT đủ tiêu chuẩn cho
tất cả các trường trong toàn huyện.
+Mua sắm thêm máy phóng, loa âm thanh, máy ảnh, máy quay phim, máy quét.
+Nối mạng internet trong trường học.
- Nâng cao trình độ tin học cho giáo viên:
Phổ cập chứng chỉ A tin học và các phần mềm tiện ích như Microsoft
PowerPoint, GSP…
- Khuyến khích việc ứng dụng CNTT vào quản lí giáo dục và dạy học, từng bước
hiện đại hóa các trang thiết bị trường học.
#$)
yPhương pháp sưu tầm và thiết kế bộ sưu tập hình ảnh phục vụ dạy học bằng
CNTT môn sinh học khối 8” đã tạo ra một bộ thiết bị dạy học điện tử bao gồm
các hình ảnh tĩnh và động (có được do sưu tầm và thiết kế) phục vụ cho dạy học
bằng CNTT môn sinh học khối 8, được liệt kê và sắp xếp theo trình tự các tiết học
của phân phối chương trình sinh học 8, rất tiện dụng cho GV khi soạn giảng và

khi lên lớp.
- Các hình ảnh trong bộ sưu tập cung cấp đầy đủ các thông tin một cách chính
xác, khoa học, rõ ràng, gây được sự chú ý hào hứng cho HS.
- Góp phần giảm bớt những khó khăn của GV khi dạy học bằng CNTT, đồng thời
kích thích và thúc đẩy sự phát triển sự nghiệp giáo dục của nước nhà, nâng cao
15
BM-03-TMSKKN
chất lượng dạy và học. Tăng thêm quỹ thời gian cho GV để GV có thêm thời gian
đọc thêm sách, nghiên cứu thêm tài liệu, học tập và bồi duỡng chuyên môn nghiệp
vụ nâng cao trình độ về mọi mặt.
- Nội dung nghiên cứu của đề tài trong năm học 2007-2008 đã hoàn thành đối với
môn sinh học khối 9, nay lại tiếp tục hoàn thành ở môn sinh học khối 8 và trong
những năm tới là môn sinh học khối 6,7… thậm chí là ở tất cả các môn học. Như
vậy, phạm vi nghiên cứu và áp dụng đề tài trong tương lai là rất lớn: có thể áp
dụng cho bộ môn sinh học nói riêng và cho tất cả các môn học khác nói chung.
Mặc dù bản thân đã có rất nhiều cố gắng trong nghiên cứu, trong sưu tầm và
thiết kế để hoàn thành đề tài một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất để phục vụ cho
việc dạy và học. Tuy nhiên sự hiểu biết của bản thân là có hạn, mà kiến thức là vô
hạn nên chắc chắn đề tài còn có những sai sót. Rất mong được sự đóng góp xây
dựng của Hội đồng thẩm định và của quý đồng nghiệp.
#$ .&)
- SGK sinh học 8 NXBGD 2005.
- Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS (Bộ GD-ĐT 2004)
- Làm chủ phương pháp dạy học (NXB đại học quốc gia TP HCM).
- Dĩa CD tư liệu giải phẩu sinh lý người (Bộ GD &ĐT).
- Dĩa CD sinh học dạy theo chương trình cải cách của Bộ GD-ĐT.
- Hướng dẫn viết SKKN của Sở GD-ĐT Đồng Nai.
Phú Lợi, ngày……tháng……… năm …
Xếp loại của hội đồng khoa học Ngươi viết
………………………………………………….

………………………………………………….
………………………………………………….
………………………………………………….
…………………………………………………. Nguyễn Văn Thọ
16

×