Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

đầu tư của các công ty xuyên quốc gia hoa kỳ và yêu cầu với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.42 KB, 43 trang )

Đầu tư của các công ty xuyên Quốc gia Hoa kỳ và những yêu cầu đặt ra với Việt Nam
A Khái niệm về công ty xuyên quốc gia v à v ị trí của chúng trong
n ền kinh t ế Thế giới:
I.Khái niệm về công ty xuyên quốc gia (TNCs):
Các chuyên gia UNCTAD( United Nations Conference on Trade and
Develpoment) định nghĩa TNCs – Transnational Corporations như sau:
TNCs là các công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn, có cơ cấu tổ chức
gồm công ty mẹ và hệ thống công ty chi nhánh ở nước ngoài, theo nguyên tắc
công ty mẹ sẽ kiểm soát tài sản của các công ty chi nhánh thông qua góp vốn cổ
phần. Điều kiện để được kiếm soát tài sản là số vốn cổ phần 10% hay hơn, ở
một số nước thì 10% là mức tối ưu được sử dụng, tuy nhiên như ở Vương quốc
Anh chẳng hạn thì mức hơn 20% được áp dụng cho đến năm 1997. Công ty chi
nhánh là một công ty hoặc phi công ty trong đó nhà đẩu tư là người thuộc nền
kinh tế khác, sở hữu một số vốn cổ phần cho phép trong sự quản lý của doanh
nghiệp đó. Số lượng cổ phần cho phép ở một công ty hoặc phi công ty là 10% cổ
phần
* Cấu trúc của TNCs:
TNC là 1 doanh nghiệp theo cấu trúc công ty mẹ và công ty con, theo
UNCTAD, cấu trúc của 1 TNC bao gồm các thành phần sau:
- Công ty mẹ: có thể là 1 công ty, 1 doanh nghiệp hoặc một nhóm các doanh
nghiệp có sự đầu tư trực tiếp ra nước ngoài .
- Doanh nghiệp hội nhập: là 1 công ty hoặc 1 doanh nghiệp mà nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư có hiệu quả. Doanh nghiệp đó có thể là doanh nghiệp phụ
hoặc chi nhánh
Nhóm I, Lớp Trung 2 - K44F - Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Đầu tư của các công ty xuyên Quốc gia Hoa kỳ và những yêu cầu đặt ra với Việt Nam
- Doanh nghiệp phụ thuộc: là doanh nghiệp hợp tác với công ty mẹ, chiếm
nửa số cổ đông hoặc là 1 cổ đông chính, có quyền chỉ định hoặc loại bỏ thành
viên.
- Liên doanh: là doanh nghiệp hợp tác với nước chủ nhà và sở hữu tối thiểu là
10% cổ phần.


- Chi nhánh: đó là 1 doanh nghiệp tại nước chủ nhà, có thể trong các trường
hợp sau đây:
+ Trụ sở chính hoặc văn phòng của nhà đầu tư
nước ngoài.
+ Là sự hợp tác hay liên doanh giữa nhà đầu tư
nước ngoài với một hoặc nhiều doanh nghiệp khác
* Những đặc trưng của TNCs:
- Đa dạng hóa(Diversification)
- Tiêu chuẩn hóa(Standardization)
- Quốc tế hóa(Internatinalization)
- Toàn cầu hóa(Globalisation)

*Phân biệt các công ty xuyên quốc gia (TNCs) và công ty đa quốc gia
(MNCs)
Khái niệm về MNCs: Công ty đa quốc gia, thường viết tắt là MNC (từ các chữ
Multinational corporation) hoặc MNE (từ các chữ Multinational enterprises), là
công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia. Các công ty đa
quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia. Công ty đa
quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh
tế của các quốc gia. Các công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong
quá trình toàn cầu hóa; một số người cho rằng một dạng mới của MNC đang
hình thành tương ứng với toàn cầu hóa – đó là xí nghiệp liên hợp toàn cầu.
Nhóm I, Lớp Trung 2 - K44F - Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Đầu tư của các công ty xuyên Quốc gia Hoa kỳ và những yêu cầu đặt ra với Việt Nam
Từ đó ta có thể phân biệt giữa MNCs và TNCs theo một số tiêu chí sau:
MNCs TNCs
Cơ cấu tổ
chức
Gồm công ty mẹ và các công
ty con nằm ở các nước khác

trong đó công ty mẹ được đặt
tại nước sở tại
Công ty mẹ đặt tại
nước khác
Hình thức tài
sản
Do các quốc gia tự túc và toàn
quyền
Có quan hệ phụ thuộc
chặt chẽ với nhau
Tuy nhiên nhìn nhân dưới giác độ tổ chức sản xuất, công ty đa quốc gia
(MNC - multinational corporation) được định nghĩa là chủ thể của quá trình
sản xuất mang tính quốc tế, khi quá trình này có thể diễn ra ở một nước,
nhưng lại do một công ty có trụ sở ở nước khác kiểm soát. Theo cách hiểu
đó, công ty đa quốc gia được hợp nhất với khái niệm công ty xuyên quốc gia
(TNC - transnational corporation). Chính vì thế mà người ta thường gộp 2
khái niệm về TNC và MNC là một.
II .Vài nét về vị trí của các TNCs Hoa Kỳ trên Thế giới:
Các công ty xuyên quốc gia ngày nay là thế lực chi phối tuyệt đại bộ phận
nền kinh tế thế giới. Phạm vi ảnh hưởng của TNCs không chỉ giới hạn trong lĩnh
vực kinh tế mà đã mở rộng sang chính trị, văn hoá, tôn giáo, quốc phòng… Thế
lực đó không ngừng bành trướng, phát huy tác động dưới nhiều hình thức khác
nhau và ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của hơn 6 tỷ người trên thế giới.
Ngày nay có khoảng 40.000 công ty công ty xuyên quốc gia với khoảng
250.000 chi nhánh trên khắp thế giới. Các công ty này đang hình thành nên một
Nhóm I, Lớp Trung 2 - K44F - Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Đầu tư của các công ty xuyên Quốc gia Hoa kỳ và những yêu cầu đặt ra với Việt Nam
thế giới mới thông qua sự thống trị của họ trong lĩnh vực thương mại cùng khả
năng tài chính dồi dào, ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất, sự quốc tế hoá
nền sản xuất xã hội và nguồn đầu tư toàn cầu tăng nhanh. Và không phải TNC

nào cũng có quy mô lớn. Quy mô của nhiều TNC đôi khi nhỏ, hoạt động với
một lĩnh vực, nguồn lực và đầu tư nước ngoài giới hạn.
2/3 thương mại toàn cầu về hàng hoá và dịch vụ là nằm trong tay TNCs.1/3
hoạt động thương mại của TNCs là các hoạt động nội bộ, tức là giữa công ty mẹ
với công ty con, hay giữa các công ty con (thuộc cùng một công ty mẹ) với
nhau.1/3 còn lại của thương mại toàn cầu là giữa TNCs với các công ty nước
ngoài không trực thuộc TNC đó. Chỉ có 1/3 thương mại toàn cầu không bị chi
phối trực tiếp bởi TNCs và không chịu ảnh hưởng bởi giá độc quyền cũng như
các hoạt động độc quyền khác.4/5 giá trị hàng hoá do các công ty Mỹ bán ở
nước ngoài là ở các nước có chi nhánh hoặc do các nước này sản xuất.
Sau đây là danh sách các nước có nhiều TNC nhất theo số liệu năm 1993:
Đức 7003, Nhật 3650, Thuỵ Điển 3700, Thuỵ Sĩ 3000, Mỹ 2966, Pháp 2216,
Anh 1443, Canada 1447 , Hàn Quốc 1049
UNCTAD ước tính rằng tổng lợi nhuận từ các chi nhánh của TNCs là khoảng
175 tỷ USD vào năm 1994. Đối với TNCs của Mỹ, hơn phân nửa khoảng lợi
nhuận này đã được tái đầu tư và phần còn lại thì chuyển về chính quốc chia cho
các cổ đông.
Báo cáo đầu tư thế giới năm 1995 đã đưa ra danh sách 100 TNCs lớn nhất thế
giới dựa trên tổng trị giá tài sản ở nước ngoài. 100 TNCs này chiếm 1/6 tổng
FDI của thế giới. Tất cả đều thuộc về các nước phát triển. Tổng trị giá của chúng
là vào khoảng 3.700 tỷ USD năm 1993.
Nhóm I, Lớp Trung 2 - K44F - Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Đầu tư của các công ty xuyên Quốc gia Hoa kỳ và những yêu cầu đặt ra với Việt Nam
10 TNCs đầu danh sách chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực dầu mỏ, điện tử
và xe hơi. Cụ thể như sau:Royal Dutch Shell, Exxon, IBM, General Motors,
General Electric, Toyota, Ford, Hitachi, Sony, Mitsubishi.
Trong top 100 TNCs có 23 công ty trong lĩnh vực điện tử, 13 về xe hơi và các
bộ phận, 13 về dầu mỏ và khai khoáng, 13 về hoá chất, 9 về thực phẩm, 7 về
thương mại và 6 về kim loại.Siemens, General Electric, IBM, Philips và NEC
hoạt động sâu trong ngành công nghiệp quốc phòng béo bở. Các lĩnh vực khác

bao gồm máy tính, thuốc lá, vũ trụ, vật liệu xây dựng, dược phẩm, sản phẩm lâm
nghiệp, nhà hàng, xà phòng và mỹ phẩm, các dịch vụ đa dạng và giấy.
Các chi nhánh nước ngoài của 23 TNCs về hàng thiết bị điện chiếm 80% tổng
doanh số ước tính toàn thế giới về loại hàng này. Điều này cho thấy những
ngành sản xuất quan trọng nhất đã trở nên độc quyền đến mức nào.42 trong 100
TNCs này là thuộc về châu Âu; 35 của Bắc Mỹ (trong đó Mỹ có 32 và Canada
có 3); 21 của Nhật; Úc và New Zealand mỗi nước có 1. Khu vực châu Âu thì
Đức dẫn đầu với 11, tiếp đến là Anh và Pháp – mỗi nước có 9.
TNCs thuê mướn một số nhân công khổng lồ cả trong và ngoài nước. Họ
cũng là những người dẫn đầu trong sa thải nhân công. General Motors có số lao
động nước ngoài cao nhất (270.0000, tiếp đến là Nestle (203.100), Philips
(200.000), Asia Brown Boveri (193.000).
42 trong 100 TNCs này tiến hành hơn phân nửa hoạt động của mình tại nước
ngoài.
V ề tình hình đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia hiện nay: Các
TNCs luôn đóng vai trò chủ thể của các dòng vốn đầu tư trên toàn thế giới.
Trong những năm gần đây, nguồn vốn FDI liên tục tăng cao. Nếu những năm
Nhóm I, Lớp Trung 2 - K44F - Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Đầu tư của các công ty xuyên Quốc gia Hoa kỳ và những yêu cầu đặt ra với Việt Nam
1982 tổng vốn FDI trên thế giới là 59 tỷ USD thì đến năm 1990 là 202 tỷ USD
và năm 2005 là 916 tỷ USD.
Điều này cũng phản ánh các hoạt động M&A tăng lên cả về số lượng và giá trị.
Nếu như năm 1987 chỉ có 14 vụ M&A với giá trị 30 tỷ USD thì đến năm 2005
đã tăng lên 141 vụ với tổng giá trị là 454,2 tỷ USD. Lượng vốn FDI tăng lên cả
ở các nước phát triển và đang phát triển.
Theo điều tra của UNCTAD tiến hành năm 2005 với 355 TNCs lớn nhất của thế
giới cho thấy triển vọng của dòng FDI khá sáng sủa và sẽ tiếp tục tăng trong
những năm tới, đặc biệt là khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Trung và Đông
Âu.Trung Quốc và Ấn Độ ở Châu Á, Phần Lan ở Châu Âu được coi là những
nước sẽ có sự tăng trưởng lớn nhất về FDI. Theo các chuyên gia đầu tư thì triển

vọng rất sáng sủa đối với các ngành: dịch vụ, thiết bị điện, điện tử, chế tạo ô tô
và máy móc. Những dự án đầu tư xây dựng mới sẽ được các TNCs tiếp tục thực
hiện ở nhiều nước đang phát triển và các giao dịch M&A sẽ diễn ra phần lớn ở
các nước phát triển.
Sự phục hồi FDI hơn nữa còn đẩy mạnh sản xuất quốc tế đang được thực hiện
bởi 77.000 TNCs và 900.000 chi nhánh mang lại tổng vốn FDI khoảng 7.000 tỷ
USD. Tổng doanh thu của các chi nhánh TNCs tại nước ngoài năm 2005 đạt
22.171 tỷ USD.
Nhóm I, Lớp Trung 2 - K44F - Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Đầu tư của các công ty xuyên Quốc gia Hoa kỳ và những yêu cầu đặt ra với Việt Nam
Bảng : Các chỉ tiêu FDI và hoạt động của TNCs
Chỉ tiêu
Giá trị (tỷ USD)
1982 1990 2003 2004 2005
FDI vào 59 202 633 711 916
FDI ra 28 230 617 813 779
Doanh thu từ chi nhánh nước
ngoài
2.620 6.045 16.963 20.986 22.171
Tổng giá trị sản phẩm từ Chi
nhánh nước ngoài
646 1.481 3.573 4.283 4.517
Tổng giá trị tài sản từ Chi nhánh
nước ngoài
2.108 5.956 32.186 42.807 45.564
Giá trị xuất khẩu của các chi
nhánh nước ngoài
647 1.366 3.073 3.733 4.214
Số lao động tại các chi nhánh
nước ngoài (nghìn người)

19.537 24.551 54.170 59.458 62.095
Nguồn: UNCTAD, World Investment report 2006.
Liệu TNCs có lớn hơn các nền kinh tế quốc gia?
Theo một bản danh sách mới (năm 2000) của UNCTAD sắp xếp các quốc
gia và TNCs trên tiêu chí giá trị gia tăng (hay GDP quốc gia) thì 29 trong tổng
số 100 thực thể kinh tế lớn nhất thế giới là TNCs. Trong số 200 TNCs có giá trị
tài sản lớn nhất thì Exxon xếp đầu về giá trị gia tăng (63 tỷ USD). Nó xếp thế 45
trong danh sách của UNCTAD, tương đương với quy mô kinh tế của Chile hay
Pakistan .Nigeria xếp giữa DaimlerChrysler và General Electric, trong khi Philip
Morris cùng hạng với Tunisia, Slovakia và Guatemala.
Giá trị gia tăng của TNCs tăng mạnh hơn so với các quốc gia trong những
năm gần đây, chiếm 4,3% GDP thế giới năm 2000 (năm 1990 là 3,5%). Điều đó
cho thấy tầm quan trọng tương đối của các công ty này đối với kinh tế toàn cầu
Nhóm I, Lớp Trung 2 - K44F - Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Đầu tư của các công ty xuyên Quốc gia Hoa kỳ và những yêu cầu đặt ra với Việt Nam
đang tăng. Mặt khác, đối với 50 TNCs hàng đầu, tỷ trọng giá trị gia tăng trong
GDP thế giới đã giảm trong thập kỷ qua. Trong danh sách tổng hợp 100 công ty
và quốc gia, năm 1990 có 24 TNCs (ít hơn 5 so với năm 2000).
B. Đặc điểm, tình hình đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa
Kỳ:
I. Đặc điểm hoạt động đầu tư và các nhân tố tác động đến chính sách đầu tư
ra nước ngoài của TNCs Hoa Kỳ
Nếu như mục tiêu hàng đầu của TNCs Nhật Bản là phát triển tập đoàn, chú trọng
tăng tỷ lệ chiếm lĩnh và khai thác thị trường thế giới, phát triển sản phẩm mới,
kỹ thuật mới, tăng cường vị trí cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước…
thì mục tiêu kinh doanh của TNCs Hoa Kỳ là luôn vươn tới tối đa hoá lợi nhuận
trong các hoạt động của mình. Từ mục tiêu đó, hoạt động đầu tư của TNCs Hoa
Kỳ mang những đặc điểm riêng, cũng như chịu ảnh hưởng của các nhân tố tác
động riêng, đặc trưng cho mục tiêu kinh doanh mà TNCs theo đuổi.
Đặc điểm đầu tiên phải kể đến là hoạt động đầu tư của TNCs Hoa Kỳ mang

tính tập trung cao. Đối với TNCs Hoa Kỳ, họ rất chú trọng đến khả năng tiếp
cận thị trường của nước nhận đầu tư và coi đó là nền tảng để xây dựng chiến
lược đầu tư của mình. Điều này lý giải nguyên nhân trong suốt thời gian qua,
các nước Châu Âu nói riêng và các nước phát triển nói chung vẫn là lựa chọn
đầu tư của các TNCs Hoa Kỳ. Đó là vì khu vực này có quy mô thị trường lớn,
những khách hàng giàu có và đặc biệt là tính liên kết của các thị trường cao.
Ngoài ra cũng phải kể đến việc TNCs Hoa Kỳ rất quan tâm đến vị trí chiến lược
của nước nhận đầu tư. Họ muốn phát triển mạng lưới sản xuất và phân phối
khép kín trong châu lục chứ không chỉ ở một nước với sự liên kết cao và phân
Nhóm I, Lớp Trung 2 - K44F - Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Đầu tư của các công ty xuyên Quốc gia Hoa kỳ và những yêu cầu đặt ra với Việt Nam
công chặt chẽ rõ ràng. Do đó vị trí địa - kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với
TNCs Hoa Kỳ. Singapore là một ví dụ ở khu vực Đông Nam Á, bên cạnh chính
sách kinh tế mở của Singapore thì vị trí địa lý thuận lợi của Singapore là một
yếu tố chính thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nói chung và các
TNCs nói riêng. Liên hệ với Việt Nam, có thể thấy lợi thế của Việt Nam là rất
lớn với vị trí địa lý hết sức thuận lợi, là nơi thông thương giao lộ hàng hải, hàng
không khu vực Đông Nam Á và thế giới. Việt Nam cần sớm tranh thủ lợi thế
này để thu hút đầu tư về nước mình.
Một đặc điểm về hình thức đầu tư của TNCs Hoa Kỳ, đó là các công ty này
thường muốn đầu tư với tỷ lệ góp vốn cao, nhằm đảm bảo có được lợi ích lâu dài
ở nước nhận đầu tư cũng như có được ảnh hưởng đối với hoạt động của các cơ
sở mới thành lập tại nước nhận đầu tư. Và như thế, hầu hết các nhà đầu tư Hoa
Kỳ đều muốn thành lập các chi nhánh 100% vốn để có thể kiểm soát tối đa các
hoạt động của các chi nhánh đó, thu được tỷ lệ lợi nhuận tối đa trong hoạt động
sản xuất kinh doanh. Theo số liệu điều tra cho thấy, đến 80% số các chi nhánh ở
nước ngoài là các chi nhánh có 100% vốn của Mỹ. Nếu gộp cả các chi nhánh mà
Mỹ sở hữu đa số vốn (trên 50%) thì con số tương ứng sẽ lên tới 89%.
Vấn đề cơ sở hạ tầng của nước nhận đầu tư cũng là một yếu tố rất quan trọng
ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của các TNCs Hoa Kỳ. Hoạt động sản xuất và

kinh doanh của các công ty này có diễn ra trôi chảy và thuận lợi không phụ
thuộc khá lớn vào điều kiện cơ sở hạ tầng của nước nhận đầu tư. Các cơ sở về
thông tin liên lạc, điện, giao thông vận tải…có ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu
vào của quá trình sản xuất cũng như ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh sản
phẩm trên thị trường của các TNCs.
Một nhân tố khác mà các TNCs Hoa Kỳ cũng đặc biệt quán tâm khi quyết định
đầu tư đó là chất lượng nguồn nhân lực của nước nhận đầu tư. Không giống
như các TNCs Nhật Bản luôn chú trọng đến nguồn lao động rẻ, tài nguyên thiên
Nhóm I, Lớp Trung 2 - K44F - Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Đầu tư của các công ty xuyên Quốc gia Hoa kỳ và những yêu cầu đặt ra với Việt Nam
nhiên dồi dào nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất…, TNCs Hoa Kỳ lại rất chú trọng
đến trình độ của nguồn nhân lực. Điều đó được giải thích bởi những ngành
TNCs Hoa Kỳ quan tâm là những ngành chế tạo, công nghệ cao và những dịch
vụ đòi hỏi trình độ chuyên môn và khả năng quản lý của lao động cao. Đây là
một thách thức lớn đặt ra với Việt Nam trong việc thu hút nguồn đầu tư từ các
TNCs Hoa Kỳ, khi lợi thế của Việt Nam chỉ dừng lại ở nguồn lao động dồi dào
chứ không phải là độ phổ biến và đồng đều của lực lượng lao động trình độ cao.
Một trong những yếu tố không thể không kể đến đã và đang tác động to lớn đến
hoạt động của TNCs Hoa Kỳ trên thế giới đó là chính sách đầu tư ra nước ngoài
của Chính phủ Hoa Kỳ. Cơ chế chính sách đầu tư của Hoa Kỳ luôn hướng vào
việc khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài, điều này
thể hiện qua việc Chính phủ Mỹ đã thành lập nhiều tổ chức hộ trợ việc đầu tư
của các doanh nghiệp trong nước như Ngân hàng xuất khẩu (EXIMBANK),
công ty đầu tư tư nhân hải ngoại (OPIC); bên cạnh đó Chính phủ Mỹ cũng có
những chính sách nhằm bảo hộ quyền sở hữu tài sản cho các công ty Hoa Kỳ.
Ngoài ra, Chính phủ Hoa Kỳ cũng thực hiện việc ký kết các hiệp định song
phương với các đối tác như: Hiệp định bảo hộ đầu tư, Hiệp định thương mại…
và các hiệp định đa phương về thương mại khác. Việc tuân thủ những nguyên
tắc của WTO đã được Chính phủ Mỹ quan tâm trong khi đề ra các chính sách
của mình. Do đó, có thể thấy Chính phủ Mỹ luôn hướng tới mục tiêu tạo lập một

vị trí vững chắc cho mình trên trưòng quốc tế, đồng thời tạo ra môi trường kinh
doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại nước ngoài, giảm thiểu
các rủi ro về chính trị hay thương mại có thể xảy ra đối với các công ty này.
II. Những điều chỉnh trong chính sách đầu tư của các công ty xuyên quốc
gia Hoa Kỳ vào Việt Nam:
Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, khi mà hàng rào bảo hộ kỹ
thuật của các quốc gia được dựng lên dường như ngăn cách các công ty nước
Nhóm I, Lớp Trung 2 - K44F - Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Đầu tư của các công ty xuyên Quốc gia Hoa kỳ và những yêu cầu đặt ra với Việt Nam
ngoài xâm nhập vào lãnh thổ nước mình thì bất kỳ một TNCs nào cũng phải đa
dạng hóa đầu tư để tránh mạo hiểm và vượt qua hàng rào bảo hộ kỹ thuật đang
ngày càng chặt chẽ. Và TNCs Hoa Kỳ cũng không phải là ngoại lệ. Chính vì
vậy, chính sách đầu tư của TNCs Hoa Kỳ có những điều chỉnh nhất định.
Thứ nhất, trong quan hệ giữa công ty mẹ và chi nhánh của chúng đã có những
thay đổi.TNCs Hoa Kỳ thực hiện chính sách phi tập trung hóa, tức là các vấn đề
chiến lược không chỉ do các công ty mẹ quyết định mà nó đã được giao cho các
chi nhánh nhiều hơn. Do đó, các chi nhánh chủ động hơn trong việc tìm kiếm thị
trường và đầu tư. Đặc biệt, các quyết định được đưa ra nhanh hơn. Điều này
cũng phần nào lý giải tại sao các chi nhánh đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn các
công ty mẹ của chúng thời gian qua.
Thứ hai, nếu trước kia, Mỹ tập trung nguồn vốn vào các nước châu Âu và các
nước phát triển thì xu hướng hiện nay của Mỹ là tăng đầu tư của mình sang khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương bởi sự hấp dẫn của các thị trường mới nổi và
những cơ hội đầu tư mới được tạo nên do làn sóng tự do hóa kinh tế đang diễn ra
mạnh mẽ ở đây. Xét về tổng thể, đây là các nước có thu nhập thấp, do đó đầu tư
sang các nước này Mỹ sẽ có cơ hội tiếp cận với nguồn lao động rẻ. Nhưng do
yếu tố tiếp cận thị trường vẫn là cơ bản, nên đầu tư của Mỹ vào Châu á - Thái
Bình Dương không ồ ạt lắm. Một trong những nước mà TNCs Hoa Kỳ quan tâm
là Singapore. Sự hấp dẫn của Singapore đối với TNCs Mỹ bắt nguồn từ những
biện pháp khuyến khích đầu tư của chính phủ nước này và vị trí địa lý quan

trọng của nó như là chiếc cầu nối cho TNCs Mỹ vào thị trường châu á rộng lớn.
Thứ ba, ngay trong thị trường châu á, TNCs Hoa Kỳ cũng có những điều chỉnh
nhất định. TNCs Hoa Kỳ đã đầu tư nhiều vào các thị trường lớn như Trung
Quốc, Singapore, Thái Lan , nhưng hiện nay cũng muốn phân tán các đầu tư
của mình, không muốn tập trung quá mức vào các thị trường này. Lý do rất đơn
giản là để tránh mạo hiểm, tránh hiện tượng “trứng bỏ vào một giỏ”, phân tán rủi
Nhóm I, Lớp Trung 2 - K44F - Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Đầu tư của các công ty xuyên Quốc gia Hoa kỳ và những yêu cầu đặt ra với Việt Nam
ro đầu tư ở những nước TNCs Hoa Kỳ đã đầu tư nhiều, hơn thế nữa TNCs Hoa
Kỳ còn muốn khám phá ‘miền đất mới’ để tìm kiếm lợi nhuận cho mình. Đó
cũng là một trong những đặc điểm của TNCs Hoa Kỳ đã được phân tích ở trên là
phát triển mạng lưới sản xuất và phân phối khép kín trong châu lục chứ không
chỉ ở một nước với sự liên kết cao và phân công chặt chẽ rõ ràng. Bởi vậy, nơi
mà họ tìm đến sẽ là Việt Nam và một vài nước đang nổi khác.
Thứ tư, TNCs Hoa Kỳ đang tích cực tận dụng những ưu đãi trong việc thu hút
đầu tư nước ngoài ở các nước đang phát triển. Châu á - Thái Bình Dương là khu
vực có nhiều ưu đãi đó. Năm 2003, Mỹ đã đầu tư vào khu vực châu á - Thái
Bình Dương tới 463 tỷ USD (28,7% tổng đầu tư ra nước ngoài của Mỹ so với
24% năm 1990). Đặc biệt, những nước có ưu đãi thuế, đánh thuế vào lợi nhuận
thấp và tự do di chuyển lợi nhuận, càng thu hút được nhiều TNCs Mỹ. Với
những điều chỉnh này, trong những năm 1999-2002, lợi nhuận của TNCs Hoa
Kỳ tăng 68%, trong khi lợi nhuận của các chi nhánh TNCs Hoa Kỳ ở các nước
Anh, Đức và hàng loạt các nước khác giảm mạnh. Theo Bộ Thương mại Mỹ, có
17 cent trong 1 USD lợi nhuận Mỹ nhận được ở nước ngoài (năm 2003) là từ
các nước có mức thuế thấp, con số này năm 1999 chỉ là 10 cent.
Ngoài ra, sự điều chỉnh chiến lược của TNCs Hoa Kỳ còn thể hiện ở những mặt
khác, có ảnh hưởng lớn đến chính sách thu hút đầu tư TNCs Hoa Kỳ của Việt
Nam.
Một là, chính sách đầu tư của TNCs Hoa Kỳ trong những năm gần đây chủ yếu
là đầu tư để phục vụ cho các thị trường ở nước ngoài chứ không phải để xuất

khẩu vào Mỹ như những năm 70, 80 thế kỷ trước. Cuối thập kỷ 90, trên 63%
tổng số hàng hóa và 40% số dịch vụ là do các chi nhánh TNCs Hoa Kỳ bán ra ở
các thị trường địa phương nước ngoài. Các nước Châu á, nơi có mức sống của
dân cư và sức mua tăng nhanh thì các chi nhánh của TNCs Hoa Kỳ cũng tăng
nhanh, từ 4,1% năm 1982 lên đến khoảng 70% năm 2000. Trong đó, Trung
Nhóm I, Lớp Trung 2 - K44F - Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Đầu tư của các công ty xuyên Quốc gia Hoa kỳ và những yêu cầu đặt ra với Việt Nam
Quốc đã thu hút một lượng lớn TNCs Hoa Kỳ. Các nhà đầu tư Hoa Kỳ cũng
nhìn nhận Việt Nam với chiều hướng tích cực hơn, bởi lẽ sức mua của thị trường
Việt Nam hiện nay đang tăng trưởng rất nhanh, cộng với dân số hơn 80 triệu
người, phần lớn là trong độ tuổi lao động. Đặc điểm này cho thấy Việt Nam có
triển vọng lớn trong việc thu hút TNCs Hoa Kỳ.
Hai là, cơ cấu đầu tư thay đổi. Vào cuối những năm 90 của thế kỷ XX và những
năm đầu thế kỷ thế kỷ XXI, các nước phát triển chiếm 76% đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của Mỹ (1987) giảm còn 71,1% (2003). Hơn nữa, đầu tư TNCs Mỹ
cũng tập trung vào nhóm các nước có tốc độ phát triển nhanh nhất. Năm 2003,
phần của 12 nước trong nhóm phát triển nhanh nhất này chiếm gần 72% đầu tư
trực tiếp tích lũy của Mỹ ở các nước đang phát triển - với đảo Bermuda (84,6 tỷ
USD), Mexico (61,5 tỷ USD), Singapore (57,6 tỷ USD), Hồng Kông (44,3 tỷ
USD), Brazil (29,9 tỷ USD). Trong khi đó, 48 nước châu Phi phía Nam Sahara
chỉ chiếm 1% đầu tư của Mỹ vào các nước đang phát triển. Việt Nam rất thuận
lợi khi nằm trong khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế năng động nhất thế giới,
và bản thân Việt Nam cũng là nước có tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao nhất thế
giới vài năm qua.
Những thay đổi trong cơ cấu ngành cũng rõ nét. Nếu như trong thập kỷ 60,
TNCs Mỹ chủ yếu đầu tư vào ngành nguyên liệu, đặc biệt là khai thác dầu, thì
thập kỷ 70 là vào ngành công nghiệp chế tạo, thập kỷ 90 đến nay lại tập trung
vào ngành dịch vụ (thông tin, thương mại, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm ).
Năm 2003, lĩnh vực dịch vụ chiếm 71,2% tổng đầu tư của Mỹ ra nước ngoài.
Trong 14 năm (1990-2003) đầu tư trực tiếp của Mỹ vào dịch vụ đã tăng 6,7 lần

và đạt 1.274 tỷ USD; trong đó, dịch vụ tài chính và bảo hiểm là 299,8 tỷ USD,
bán buôn 140,6 tỷ USD, ngân hàng 63,7 tỷ USD, thông tin 47,5 tỷ USD, dịch vụ
khoa học kỹ thuật 40,6 tỷ USD. Sự điều chỉnh này là thách thức với Việt Nam.
Thời điểm hiện nay, Việt Nam vẫn còn hạn chế đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực
dịch vụ đặc biệt là tài chính - ngân hàng, bưu chính viễn thông, bảo hiểm
Nhóm I, Lớp Trung 2 - K44F - Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Đầu tư của các công ty xuyên Quốc gia Hoa kỳ và những yêu cầu đặt ra với Việt Nam
III. Tình hình chung về hoạt động của TNCs Hoa Kỳ những năm gần đây:
Về lượng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (DIA): Theo Cơ quan nghiên cứu
và phục vụ Quốc hội Hoa Kỳ (CRS) 2006 thì : “Hoa Kỳ là quốc gia có lượng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào lớn nhất trên thế giới và cũng là nhà đầu
tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trên thế giới”. Hoa kỳ là quốc gia thu hút FDI
mạnh nhất, là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư quốc tế. Nhưng không chỉ
có thế, các nhà đầu tư Hoa Kỳ với những khoản vốn họ bỏ ra hang năm để đầu
tư vào thị trường ngoài nước cũng luôn dẫn đầu thế giới. Và phần lớn những
khoản đầu tư trực tiếp ra nước ngoài này là của các công ty xuyên quốc gia Hoa
Kỳ trong việc phát triển chi nhánh ở các quốc gia khác.Tuy nhien, dòng vốn này
trong 7 năm trở lại đây cũng gặp những biến cố thăng trầm. Trong các năm đầu
thập kỷ, thế kỷ và thiên niên kỷ hiện nay nền kinh tế Hoa kỳ đã bị vấp vào cuộc
suy thoái kinh tế kéo dài gần 10 tháng (từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2001).
Thêm vào đó, sự kiện diễn ra ngày 11/9 càng phủ bóng đen dày đặc hơn vào nền
kinh tế vốn không khả quan của nước này. Thời điểm đó,tình hình kinh tế toàn
cầu xấu đi; số các vụ sáp nhập và mua lại (M&A) của những công ty lớn giảm;
quá trình tư hữu hóa ở các nước có nền kinh tế chuyển tiếp tạm ngưng lại; và sự
mất lòng tin đối với các công ty bị bê bối tài chính và phá sản ở Mỹ là những gì
người ta nhận thấy ở giai đoạn này. Lượng FDI của thế giới giảm lien tiếp trong
3 năm 2001, 2002 , 2003, đến năm 2004 bắt đầu tăng nhẹ( theo báo cáo Đầu tư
Thế giới(WIR)2005 của Diễn đàn đàn về Thương mại và Phát triển của Liên
hợp quốc UNCTAD). Cũng theo báo cáo này, lượng vốn đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài của các TNCs thế giới nói chung của Hoa Kỳ nói riêng cũng bị giảm theo.

Trong năm 2001, lượng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (DIA) của Mỹ giảm còn
103,7 tỷ USD (giảm 27% so với năm 2000) và năm 2002 tăng lên một chút tới
115,3 tỷ USD. Tuy nhiên con số này vẫn cao hơn so với mức trung bình từ năm
1986-1991 (26 tỷ USD).Khi nền kinh tế Hoa Kỳ phục hồi sau cơn khủng hoảng
thì cũng là luc dòng vốn DIA của nước này tăng nhanh trở lại. Năm 2003, DIA
Nhóm I, Lớp Trung 2 - K44F - Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Đầu tư của các công ty xuyên Quốc gia Hoa kỳ và những yêu cầu đặt ra với Việt Nam
của Mỹ đã tăng lên 152 tỷ USD. Năm 2004 đạt 252 tỷ USD. Theo đánh giá của
IMF, trong những năm tới DIA của Mỹ sẽ tăng mạnh, và các công ty Mỹ sẽ
ngày càng củng cố vị trí là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới. Nếu tính vốn
tích lũy, Hoa Kỳ giữ vai trò nổi bật trên thế giới. Trong 10 năm (1993-2002),
DIA của Mỹ tăng 2,7 lần, lên đến 1.601,4 tỷ USD, chiếm tới 23% tổng DIA trên
thế giới; bỏ xa các nước đứng thứ hai là Anh 15%, Pháp 9,5%, Đức 8,4%, Hà
Lan 5,2%, Nhật Bản 4,8%. Đến năm 2003, DIA của Mỹ đã lên đến 1.789 tỷ
USD. Vì thế, xu hướng đầu tư ra nước ngoài đối với TNCs Hoa Kỳ vẫn là một
xu hướng chủ đạo với chiến lược phát triển của TNCs. Châu Á hiện nay đang là
điểm thu hút đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Hoa kỳ, trong đó phải kể đên
các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore…
Về quy mô: Hoa Kỳ là nước có nhiều TNC lớn nhất. Trong báo cáo hàng năm về
500 công ty lớn nhất thế giới của Tạp chí Fortune, các TNC Hoa Kỳ luôn chiếm
số lượng lớn. Cụ thể, trong 500 công ty lớn nhất toàn cầu về doanh thu năm
2003 thì Hoa Kỳ có 189 công ty, chiếm 37,8%; còn Nhật Bản chỉ có 82 công ty,
chiếm 16,4%. Những vị trí đứng đầu phần lớn đều thuộc về công ty Hoa Kỳ như
Wal-Mart Stores, Exxon Mobil, General Motors. Nếu xét về hoạt động, Hoa Kỳ
cũng có nhiều TNCs có mức lợi nhuận cao nhất. Trong số 50 công ty có lợi
nhuận lớn nhất năm 2003, Hoa Kỳ có 25 công ty, trong đó 4 vị trí đứng đầu đều
thuộc TNCs Hoa Kỳ. Trong khi đó, Nhật Bản chỉ có 4 TNCs nằm trong top 50
này.
Trong công bố của Fortune về 500 công ty lớn nhất của Mỹ năm 2005, tổng
doanh thu của 500 công ty Hoa Kỳ lớn nhất tăng liên tục trong vòng 5 năm qua,

từ mức 66% GDP năm 2001 lên 73% GDP năm 2004 và 74% GDP năm 2005,
với giá trị lên tới 9.088.019,2 tỷ USD. Giá trị tài sản của 500 công ty này cũng
lên đến 23.977.197,8 tỷ USD và lợi nhuận là 610.074,4 tỷ USD.
Nhóm I, Lớp Trung 2 - K44F - Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Đầu tư của các công ty xuyên Quốc gia Hoa kỳ và những yêu cầu đặt ra với Việt Nam
Còn theo bản thống kê 100 công ty xuyên quốc gia hang đầu thế giới của
UNCTAD năm 2005 thì Hoa Kỳ có tất cả 24 công ty, trong 10 công ty dẫn đầu
thì Hoa Kỳ có 4 công ty, công ty có tổng khối lượng tài sản lớn nhất là General
electric của Hoa Kỳ (673342 triệu USD) bằng tổng của hai công ty đứng vị trí
thứ 2 và thứ 3 cộng lại là Vodafone group PLC của Anh (220499triệu USD) và
General motor của Hoa Kỳ (476078 triệu USD).
Về hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A): Do nhu cầu phát triển và tăng khả
năng cạnh tranh, ngoài việc thành lập các cơ sở mới, TNCs Hoa Kỳ đặc biệt ưa
chuộng hình thức sáp nhập và mua lại (M&A). Tăng tính cạnh tranh, giảm chi
phí và nâng khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ đa dạng là những lý do hàng
đầu khiến các tập đoàn tìm mọi cách thâu tóm các doanh nghiệp khác. Sáp nhập
tạo ra nguồn tài chính lớn cho các tập đoàn đa quốc gia, song cũng thường đồng
nghĩa với việc cắt giảm nhân lực và thay thế ban lãnh đạo tại các công ty bị thâu
tóm, do yêu cầu giảm chi phí và tái cơ cấu ở các doanh nghiệp này. Từ thập kỷ
90 đến nay, TNCs Hoa Kỳ luôn đi đầu về M&A trên thế giới. Đây là biểu hiện
của quá trình tập trung sản xuất lớn để thích ứng với quá trình toàn cầu hoá đang
diễn ra với cường độ cao như hiện nay, các doanh nghiệp cần phải có tầm vóc
đủ lớn để cạnh tranh toàn cầu.
Hoạt động của các M&A đã trải qua nhiều thăng trầm.Trong vòng hơn 100 năm
qua, Hoa Kỳ đã chứng kiến 5 chu kỳ đỉnh cao của các hoạt động sáp nhập công
ty, bước vào thế kỷ XXI nền kinh tế Hoa Kỳ lại tiếp tục chứng kiến một làn
song M&A mới, dưới những hình thức đa dạng và quy mô lớn chưa từng có.
Năm 2006, tổng giá trị M&A toàn cầu đạt mức cao 3460tỷ USD, con số này của
năm 2007 là 4400 tỷ, tăng 21% so với năm ngoái ( theo số liệu thống kê sơ bộ
của hang thong tin tài chính Thomson Financial).

Nhóm I, Lớp Trung 2 - K44F - Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Đầu tư của các công ty xuyên Quốc gia Hoa kỳ và những yêu cầu đặt ra với Việt Nam
Tuy nhiên, tốc độ diễn ra các thỏa thuận trong 6 tháng cuối năm nay đã chậm lại
đáng kể do hoạt động tín dụng bị thắt chặt vì những lo ngại trước cuộc khủng
hoảng tín dụng ở Mỹ.
Về tăng trưởng lợi nhuận: công ty ở vị trí giữa trong 500 công ty này cũng có
tốc độ 14,7% năm 2005 so với 2004; trong đó có những công ty tăng trưởng lợi
nhuận chóng mặt như: Kerr-Mcgee (668,8%); Lyondell Chemical (603,4%).
Nếu xét trong giai đoạn từ 2001-2005, tăng trưởng trung bình hàng năm của
công ty ở vị trí giữa là 10,5%.
Về sử dụng vốn, có bảng số liệu sau:
Bảng 1: Sử dụng vốn của TNCs Mỹ
Đơn vị: triệu USD
NĂM Công ty mẹ MOFA(*) Tổng
2000 396.313 110.637 506.950
2001 413.457 110.758 524.215
2002 333.113 110.275 443.388
2003 321.432 114.973 436.405
(*) Chi nhánh có cổ phần đa số (trên 50%).
Tien hanh so sanh so lieu cua cac nam ta duoc
nam % tang giam
trong su dung
von cua cong ty
me
% tang giam
trong sudung von
cua m ofa
% tang giam
trong tong
2001 so 2000 5,2 0,2 4,3

2002 so 2001 -17,5 -13,3 -2,2
2003 so 2001 -3,5 -1,6 4,3
Bảng trên cho thấy, trong thời kỳ suy giảm đầu tư thế giới, tình hình sử dụng
vốn của TNCs Mỹ cũng chậm lại. Trong hai năm 2002 và 2003, giá trị vốn sử
dụng đều giảm so với năm trước, đặc biệt năm 2002 với tốc độ giảm 13,3%. Tuy
nhiên, ở các chi nhánh thì không như vậy, tình hình sử dụng vốn vẫn tăng. Điều
đó cho thấy hoạt động TNCs ở nước ngoài vẫn được đầu tư phát triển.
Nhóm I, Lớp Trung 2 - K44F - Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Đầu tư của các công ty xuyên Quốc gia Hoa kỳ và những yêu cầu đặt ra với Việt Nam
Về công nghệ: nhiều chuyên gia kinh tế cho răng: vị trí số 1 của Mỹ là do phát
kiến các kỹ thuật mới và triển khai công nghệ mới nhanh hơn bất kỳ nước nào.
Nhưng hiện nay Hoa Kỳ đang đứng trước nguy cơ tụt hậu do các nước châu Á,
đặc biệt là Trung Quốc đang đuổi theo về hoạt động R&D. Năm 2003, Hoa Kỳ
chi 189 tỷ USD cho hoạt động này( bằng của Anh, Canada, Đức, Nhật, Pháp, Ý
cộng lại ), năm 2004 là 290 tỷ USD. Đối với các TNCs, họ luôn coi hoạt động
R&D và công nghệ là những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm bảo đảm vị trí
cao của Mỹ trên thế giới. .Ví dụ như theo thời báo kinh tế viễn đông (FEER)
công bố danh sách top 10 tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới năm 2003 do
độc giả bình chọn thì nguyê n nhân chủ yêú tạo nên sự thành công của các
công ty này đều gắn liền với đầu tư cho nghiên cứu phát triển, cải tiến công
nghệ. Trong 10 công ty đa quốc gia này (gồm Microsoft, Nokia, Toyota, Intel,
Coca cola, Sony, IBM, General electric, Nike và Citigroup)thì đã có tới 7 tâp
đoàn là của Hoa Kỳ (Microsoft, Intel, Coca cola, IBM, General electric, Nike,
Citigroup)Hàng năm, TNCs Hoa Kỳ đã chi một lượng vốn khổng lồ cho các
hoạt động R&D. Do đặc điểm của hoạt động này - cần nhiều vốn, qui mô lớn và
mang tính tập trung cao - nên nó được tiến hành chủ yếu ở các công ty mẹ
(chiếm khoảng 87%), tức là chủ yếu ở lãnh thổ Mỹ, và độc quyền công nghệ vẫn
là vũ khí quan trọng của TNCs Mỹ. Các MOFA có chi phí R&D khoảng 7-8%
tổng chi cho R&D của các công ty mẹ. Cơ cấu này cho phép Mỹ có thể chuyển
giao công nghệ thuận lợi và tận dụng được chất xám ở nước sở tại. Hiện nay,

TNCs Mỹ tập trung vốn chủ yếu cho các ngành công nghiệp chế tạo, trong đó
đặc biệt là các ngành cơ khí, điện - điện tử, thiết bị giao thông vận tải, dịch vụ.
Điều này cho thấy TNCs Mỹ tập trung cao vào các ngành hiện đại, có khả năng
sản xuất lớn, cạnh tranh cao.
Phần lớn công nghệ được chuyển giao giữa các chi nhánh TNCs sang nước chủ
nhà qua hình thức 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh có phần
Nhóm I, Lớp Trung 2 - K44F - Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Đầu tư của các công ty xuyên Quốc gia Hoa kỳ và những yêu cầu đặt ra với Việt Nam
lớn vốn nước ngoài. Nhìn chung TNCs cũng hạn chế chuyển giao những công
nghệ mới, có tính cạnh tranh cao cho các chi nhánh của chúng ở nước ngoài vì
sợ lộ bí mật hoặc mất bản quyền, hoặc cũng có thể nước nhận chưa sẵn sàng.
Tuy nhiên, chuyển giao công nghệ giữa chi nhánh TNCs Hoa Kỳ đã tăng rất
nhanh trong những năm gần đây. Trong số các hợp đồng chuyển giao công nghệ
vào các nước đang phát triển, TNCs Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng
2/5), tiếp đến là TNCs Châu Âu và Nhật Bản.
C. Đầu tư của TNCs Mỹ ở Việt Nam và một số vấn đề đặt ra đối với Việt
Nam
I.Tình hình đầu tư của các TNCs Hoa Kỳ ở Việt Nam
Ngay khi Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam, đã có rất nhiều công ty Mỹ xúc tiến việc
sản xuất kinh doanh ở Việt Nam. Luồng vốn đầu tư từ các công ty Mỹ đã tăng
rất nhanh so với các luồng vốn từ các nước khác vào Việt Nam. Sự tăng trưởng
về đầu tư của Mỹ ở Việt Nam ngày càng trở nên vững chắc khi các bước phát
triển quan hệ kinh tế Việt - Mỹ ngày càng được củng cố. Song, việc xem xét đầu
tư của TNCs Mỹ vào Việt Nam lạI có những khác biệt so với đầu tư của Mỹ vào
Việt Nam. Thực tế cho thấy là lâu nay chúng ta vẫn chưa thực sự đánh gía 1
cách chính xác về đầu tư của TNCs Mỹ vào Việt Nam. Nguyên nhân là do, mặc
dù công ty mẹ của TNCs Hoa Kỳ ít đầu tư vào Việt Nam, nhưng rất nhiều các
chi nhánh của chúng ở các nước khác vẫn đầu tư vào Việt Nam mà không được
xem xét theo nguồn gốc công ty mẹ của chúng. Tốc độ tăng vốn đầu tư trực tiếp
từ Mỹ vẫn còn thấp, song đầu tư từ các công ty Mỹ đặt tại các nước thứ ba đã

tăng đáng kể. Ngay khi Hiệp Định Thương Mại Song Phương Việt-Mỹ có hiệu
lực vào tháng 12/2001, tuy chưa tác động nhiều đến tốc độ gia tăng vốn đầu tư
trực tiếp từ các TNCs Mỹ tại chính quốc, song lại có tác động rất tích cực đến
tốc độ tăng vốn đầu tư từ các TNCs Mỹ tại các nước thứ 3. Cụ thể, đã tăng từ
mức 3,2%/năm trong giai đoạn 1996-2001 lên 27,3%/năm trong khoảng 2002-
Nhóm I, Lớp Trung 2 - K44F - Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Đầu tư của các công ty xuyên Quốc gia Hoa kỳ và những yêu cầu đặt ra với Việt Nam
2004. Điều này cho thấy thị trường Việt Nam đã và đang thu hút được rất nhiều
sự quan tâm của các chi nhánh TNCs Mỹ. Đến nay, Việt Nam đã thu hút được
một số TNC nổi tiếng của Hoa Kỳ như: Coca Cola, PepsiCo, Ford, Citigroup,
Cargiel, American International Group, Cisco, Intel, P&G Theo Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Singapore, Hà Lan và Hong Kong là 3 vị trí dẫn đầu trong số 17 nước
và vùng lãnh thổ có chi nhánh của TNC Mỹ đầu tư vào Việt Nam. Những
thương hiệu nổi tiếng của Mỹ mà vừa được nhắc đến ở trên như : Coca Cola,
Procter & Gamble cũng được đầu tư từ TNC Mỹ tại Singapore, hay Exxon
Mobil lại được đầu tư từ Hồng Kông
Thống kê cho thấy, tốc độ tăng và lượng vốn đầu tư từ các TNC Mỹ tại các nước
thứ 3 cao hơn từ các TNC tại chính quốc, song, một thực tế cho thấy tuy các dự
án đầu tư của các TNC Mỹ thuộc diện này cao hơn nhưng quy mô dụ án thường
ở mức vừa phải, không lớn, công nghệ họ chuyển giao không phải là công nghệ
nguồn và đặc điểm hoạt động cũng có nhiều khác biệt với công ty mẹ ở Hoa Kỳ.
Chính vì vậy, điều mà Việt Nam hướng đến không chỉ là thu hút đầu tư từ các
chi nhánh TNCs Mỹ mà còn phải đặc biệt quan tâm đến việc thu hút đầu tư từ
các công ty mẹ tại chính quốc để có cơ hội tiếp cận được với nguồn công nghệ
hiện đại nhất.
Xem xét tình hình hoạt động đầu tư của các TNC Mỹ tại Việt Nam, có thể xem
xét ở 3 khía cạnh cụ thể sau đây :
- Về cơ cấu đầu tư, TNCs Mỹ quan tâm đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Việt
Nam, song lình vực mà họ quan tâm chú trọng nhất là các ngành công nghiệp
chế tạo, các ngành công nghệ cao, các lĩnh vực xây dựng và dịch vụ. Minh

chứng cho điều này là việc các TNC Mỹ đã đầu tư khá lớn vào các dự án sản
xuất, lắp ráp. Cụ thể là dự án sản xuất lắp ráp ôtô Ford với số vốn đăng ký 102
triệu USD; dự án công ty sản xuất xà phòng, kem đánh răng Colgate Palmolive
(40 triệu USD)…; và gần đây nhất là dự án xây dựng nhà máy lắp ráp và kiểm
Nhóm I, Lớp Trung 2 - K44F - Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Đầu tư của các công ty xuyên Quốc gia Hoa kỳ và những yêu cầu đặt ra với Việt Nam
định chíp bán dẫn của Intel với số vốn 605 triệu USD. Tiếp đến là các dự án đầu
tư vào lĩnh vực dịch vụ. Lĩnh vực này được TNCs Mỹ rất quan tâm nhưng số
vốn đầu tư chưa nhiều, chỉ bằng 1/3 trong ngành công nghiệp và xây dựng, trong
đó có lý do Việt Nam chưa có “độ mở” lớn cho khu vực này.
- Về địa bàn đầu tư, Khu vực phía Nam Việt Nam có xu hướng thu hút được
nhiều nguồn vốn đẩu tư từ các TNC của Mỹ hơn các tỉnh, thành phía Bắc. Điển
hình là một số tỉnh, thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Tỉnh Bình Dương, Đồng Nai,
Bà Rịa Vũng Tàu với các dự án có vốn đầu tư lớn. Đây cũng chính là điểm khác
biệt giữa hoạt động đầu tư của TNC Mỹ với các nước khác, đặc biệt là Nhật
Bản. TNC Mỹ có xu hướng đầu tư tập trung cao, trong khi đó TNC Nhật Bản lại
có xu hướng đầu tư phi tập trung. Cụ thể, trong khi các TNC Mỹ chủ yếu đầu tư
ở miền Nam thì các TNC Nhật lại đầu tư trải dài giữa Miền Bắc và miền Nam
Việt Nam. Tìm hiểu kỹ về thực tế này, có thể khẳng định TNCs Hoa Kỳ rất quan
tâm đến môi trường đầu tư của các địa phương. Theo đánh giá chung, một số
tỉnh miền Nam có môi trường đầu tư tốt hơn ở miền Bắc. Bảng xếp hạng về
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của VCCI và Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh
Việt Nam được công bố 01/06/2006 chỉ rõ: Các vị trí đứng đầu đều thuộc về các
tỉnh phía Nam (Bình Dương, Đà Nẵng, Bình Định). Đồng thời những tỉnh cải
thiện vị trí so với bảng xếp hạng năm 2005 cũng chủ yếu thuộc về các tỉnh phía
Nam. Chứng minh cho nhận định này là việc Tập đoàn Intel đã có ý định đầu tư
ở miền Bắc và họ đã khảo sát rất kỹ Khu công nghệ cao Hoà Lạc nhưng cuối
cùng họ lại đầu tư ở Thành phố Hồ Chí Minh. Theo ông Craig Barrett, Chủ tịch
tập đoàn Intel, các yếu tố điện - nước, hạ tầng giao thông, vận tải, hạ tầng giáo
dục, nguồn nhân lực được đào tạo và sự hỗ trợ của chính quyền của Thành phố

Hồ Chí Minh trội hơn các nơi khác.
- Về hình thức đầu tư, đầu tư của các TNC Mỹ thường tồn tại dưới 3 hình thức:
hình thức đầu tư 100% vốn, hình thức liên doanh và hình thức hợp đồng hợp tác
kinh doanh. Song, hình thức chủ yếu mà các TNC của Mỹ lựa chọn không chỉ ở
Nhóm I, Lớp Trung 2 - K44F - Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Đầu tư của các công ty xuyên Quốc gia Hoa kỳ và những yêu cầu đặt ra với Việt Nam
VIệt Nam mà còn ở tất cả các nước khác trên thế giới là hình thức đầu tư 100%
vốn. Đơn giản vì mục tiêu chủ yếu của các TNC Mỹ là lợi nhuận, trong khi đó,
họ lại là nước có nguồn vốn và trình độ chuyên môn, đặc biệt là trình độ quản lý
rất cao. Vì vậy, chọn hình thức đầu tư 100% vốn họ sẽ thu được nguồn lợi nhuận
lớn nhất. Ngoài ra, cũng phải kể đến là hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Đây là hình thức mà TNCs Mỹ lựa chọn bước đầu để tiến tới xây dựng nhà máy
và tiến hành đầu tư kinh doanh lâu dài ở Việt Nam. Có rất nhiều TNCs lớn của
Mỹ đang tiến hành đầu tư theo hình thức này ở Việt Nam.
II. Đánh giá hoạt động thu hút đầu tư của TNCs Hoa Kỳ vào Việt Nam
1. Những mặt tích cực
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư nhanh hơn so với đầu tư trực tiếp từ
Mỹ. Các công ty Mỹ có vị trí hết sức quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam.
Điều đáng quan tâm là những công ty tầm cỡ thế giới của Mỹ đều đã có các dự
án qui mô lớn trong những lĩnh vực quan trọng của Việt nam. Chẳng hạn, các dự
án của Ford, Intel
Thứ hai, các dự án đầu tư từ TNCs Mỹ thường có quy mô lớn hơn hẳn so v ớI
các dự án đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Mức vốn đầu tư trung bình của các dự
án TNCs Mỹ là 20 triệu USD. Trong khi mức trung bình 1 dự án đầu tư nước
ngoài ở Việt Nam chỉ khoảng 5,6 triệu USD, còn trung bình của các công ty
Nhật Bản là 9,5 triệu USD/dự án. Không những thế, dự án của các công ty Mỹ
đều được nhận xét là hoạt động khá hiệu quả. Theo đánh giá của Chủ tịch Hội
đồng thương mại Mỹ-Việt (USVTC), bà Virginia Foote, các công ty Mỹ đã có
mặt ở Việt Nam cách đây hơn 10 năm đều rất thành công, tỷ lệ dự án giải thể
trước thời hạn thấp. Có một số TNC đã mở rộng sản xuất, kinh doanh ở Việt

Nam như P&G, Cargill, Citigroup. Và điều quan trọng hơn cả, đó là các dự án
này đều đã tiến vào những ngành quan trọng như công nghiệp dầu khí, cơ khí ô
tô, dịch vụ tài chính - bảo hiểm, công nghệ mới, du lịch, hạ tầng - là những
Nhóm I, Lớp Trung 2 - K44F - Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Đầu tư của các công ty xuyên Quốc gia Hoa kỳ và những yêu cầu đặt ra với Việt Nam
lĩnh vực then chốt của Kinh tế Việt Nam. Chính vì vậy, tuy số lượng còn hạn
chế, nhưng những dự án có quy mô lớn của các TNCs Mỹ đã giữ 1 tầm quan
trọng nhất định đối với nền kinh tế Việt Nam.
Thứ ba, những năm gần đây, trên thị trường Việt nam đang có làn sóng đầu tư
từ TNCs Hoa Kỳ vào Việt Nam, điều đó cho thấy thị trường Việt Nam đang
được TNCs Hoa Kỳ quan tâm. Đó có thể coi là 1 tín hiệu tốt cho nền kinh tế
Việt Nam. Đầu năm 2006, nhiều lãnh đạo các tập đoàn lớn của Mỹ đã đích thân
sang Việt Nam với mục đích chủ yếu không ngoài việc - nhằm tìm hiểu môi
trường đầu tư của Việt Nam. Nguyên nhân để có được điều này chính là do sức
mua của thị trường VIệt Nam trong những năm vừa qua đã được cải thiện đáng
kể - một trong những vấn đề mà TNCs Mỹ đặc biệt quan tâm. Theo nghiên cứu
của Tập đoàn tư vấn Mỹ, AT Kearney, trong những năm gần đây, thị trường bán
lẻ Việt Nam với tốc độ tăng trưởng 30% và doanh thu khoảng 20 tỷ USD mỗi
năm, đã trở thành nét hấp dẫn đặc biệt đối với các nhà đầu tư. Sức mua tăng
giúp cho các hoạt động nội thương phát triển, chi tiêu tiêu dùng của khu vực dân
cư ngày càng tăng cao và cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ giữa tổng
mức chi tiêu của các hộ gia đình so với tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ
ngày càng tăng (từ 75,1% năm 2000 đến trên 80% năm 2005). Nghiên cứu cho
biết, chi tiêu của người tiêu dùng tăng 16% và doanh số bán lẻ tăng 20% giai
đoạn 2004-2005. Chính vì vậy, rất nhiều các TNCs bán lẻ mong muốn đầu tư ở
Việt Nam, trong đó có Wal-Mart của Hoa Kỳ với kế hoạch xây dựng trung tâm
bán lẻ ở miền Bắc Việt Nam.
Thứ tư, rất nhiều dự án có chất lượng của các TNCs Mỹ đầu tư vào những
ngành công nghệ cao đã và đang có kế hoạch triển khai. Đây là mong muốn lớn
nhất của Việt Nam đối với TNCs Hoa Kỳ. Việt Nam đã bắt đầu tạo được sự tin

tưởng của các nhà đầu tư Mỹ. Việc tập đoàn Intel chọn Việt Nam là địa điểm
đầu tư là minh chứng rõ ràng nhất cho khẳng định trên. Đây là dự án lớn nhất
của TNCs Mỹ ở Việt Nam và cũng là dự án lớn nhất đầu tư vào công nghệ cao ở
Nhóm I, Lớp Trung 2 - K44F - Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Đầu tư của các công ty xuyên Quốc gia Hoa kỳ và những yêu cầu đặt ra với Việt Nam
Việt Nam từ trước tới nay.Điều này mở ra hy vọng mới về chuyển giao công
nghệ, đưa nước ta vào lĩnh vực sáng tạo và thiết kế các sản phẩm công nghệ cao.
Nó không chỉ là tín hiệu lạc quan cho nền kinh tế, mà qua đó, vị trí của Việt
Nam ngày càng được nhìn nhận trên trường quốc tế và hứa hẹn sẽ xuất hiện làn
sóng đầu tư mới từ các nước vào lĩnh vực công nghệ cao, nhất là công nghệ
nguồn.
2. Những mặt hạn chế
Việc thu hút và nhận được các dự án đầu tư từ các TNCs của Mỹ đã tạo ra
không ít những tác động tích cực đối với sự phát triển của kinh tế Việt Nam.Tuy
nhiên, không thể phủ nhận hoạt động thu hút đầu từ từ các TNCs của Mỹ vào
Việt Nam vẫn có những điểm hạn chế.
Thứ nhất, số các dự án đầu tư trực tiếp từ công ty mẹ tại chính quốc còn rất hạn
chế. Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã thu hút được rất nhiều các dự án
đầu tư từ các TNCs của Mỹ. Song, hầu hết các dự án đó đều xuất phát từ các
TNCs của Mỹ ở một nước thứ 3 như Singapore, Hongkong hay Hà Lan Nếu
xét riêng đầu tư trực tiếp của các công ty mẹ từ Mỹ thì con số đó còn rất khiêm
tốn và không gia tăng đáng kể ngay cả khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có
hiệu lực. Dù tổng vốn đầu tư của Mỹ tại Việt Nam đã tăng lên trong mấy năm
qua, nhưng số vốn này vẫn chỉ chiếm chưa đến 0,72% tổng đầu tư của Mỹ trong
khu vực, bằng 28% đầu tư Mỹ tại Thái Lan và 20% tại Indonesia trong năm
2003. Đây là điều mà chúng ta cần phải quan tâm. Việt Nam không chỉ chú
trọng vào thu hút đầu tư của các TNCs chi nhánh mà còn cần phải thu hút được
các công ty mẹ ở Mỹ đầu tư trực tiếp và có chiến lược lâu dài ở Việt Nam để có
cơ hội được tiếp cận với công nghệ nguồn - một trong những điều hết sức quan
trọng đối với mục tiêu phát triển kinh tế, đặc biệt là mục tiêu Công nghiệp hoá -

Hiện đại hoá của đất nước.
Nhóm I, Lớp Trung 2 - K44F - Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Đầu tư của các công ty xuyên Quốc gia Hoa kỳ và những yêu cầu đặt ra với Việt Nam
Thứ hai, số lượng các dự án ở quy mô lớn, quan trọng với chiến lược phát triển
của Việt Nam còn khá hạn chế. Trong những dự án của TNCs Hoa Kỳ, số dự án
trên 100 triệu USD còn rất ít. Trong khi đó, hầu hết các TNCs lớn mạnh nhất
của Nhật Bản đã vào Việt Nam như: Sony, Mitsubishi, Toyota, Honda, Canon,
Normura… với những dự án khá lớn và có chiến lược mở rộng sản xuất, kinh
doanh lâu dài ở Việt Nam, như dự án sản xuất xi măng của Misubishi trị giá 347
triệu USD; dự án viễn thông của NTT 194 triệu USD; dự án xây dựng khu công
nghiệp của Normura 151 triệu USD; dự án của Nisho Iwai sản xuất phân bón
151 triệu USD. Ngoài ra còn nhiều dự án khác có vốn đăng ký trên 100 triệu đầu
tư ở Việt Nam. Nhiều TNCs Nhật Bản đã tăng vốn xây dựng đến nhà máy thứ
ba ở Việt Nam như công ty Canon, công ty SEI.
Thứ ba, rất nhiều TNCs lớn của Mỹ vẫn còn đứng ngoài, vẫn chưa thực sự
“nhập cuộc”. Lý do đơn giản là để chờ đợi sự thay đổi của Việt Nam. Họ vẫn
còn dè dặt, có tâm lý thăm dò thị trường Việt Nam. Nhiều TNCs mới chỉ đặt văn
phòng đại diện, hoặc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh với số vốn nhỏ. Số
TNCs của Hoa Kỳ đầu tư sản xuất thực sự còn rất hạn chế. Các TNCs lớn nhất
của Hoa Kỳ như: Exxon Mobil, Wal-Mart Stores, General Motors, Chevron,
General Electric, hay Microsoft cũng vẫn chưa hoạt động sản xuất ở Việt Nam.
3. Nguyên nhân của hạn chế
Thứ nhất , Quan hệ Việt - Mỹ tuy đã được cải thiện rất nhiều trong những năm
vừa qua, song vẫn còn những vướng mắc nhất định. Tháng 12/2006, Chính phủ
Mỹ đã chính thức thông qua Quy chế Quan hệ Thương Mại Bình Thường Vĩnh
Viễn (PNTR). Điều này đã mở ra tương lai cho 1 mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt
Nam và Mỹ, đặc biệt có tác động rất lớn tới nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên,
vấn đề đáng nói là chính phủ Mỹ cũng như rất nhiều các quốc gia khác trên thế
giới hiện nay vẫn chưa công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị
trường. Và như thế, môi trường đầu tư của Việt Nam, trong con mắt các nhà đầu

Nhóm I, Lớp Trung 2 - K44F - Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế

×