Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

tìm hiểu luật phòng chống bạo lực gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.71 KB, 34 trang )

Mục lục
Lời cảm ơn
Phần 1: Giới thiệu
Phần 2: Khái niệm
Phần 3: Thực trạng
Phần 4: Nguyên nhân
Phần 5: Các điều luật quan trọng
Phần 6: Hoạt động phòng chống
Phần 7: Kết luận
Phần 8: Khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Nhóm sinh viên thực hiện
Phùng Thiện Tâm 3305110568
Trương Minh Nhựt 3305110479
Nguyễn Thị Lệ Thu 3305110653
Nguyễn Thị Ngọc Nhung 3305110468
Lê Đẳng 3305110943
Lê Thị Hồng Phương 3305110516
Thạch Thị Tuyết Phụng 3305110925
Trần Thị Phượng 3311110329
LỜI CẢM ƠN
Nhóm 9 của chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy
Phan Quốc Thái đã tận tình hướng dẫn chúng em hoàn thành bài tiểu
luận này.
Trong quá trình học tập, cũng như trong quá trình hoàn thành
bài tiểu luận khó tránh khỏi những sai sót. Rất mong thầy bỏ qua và
góp ý tận tình thêm cho nhóm chúng em.
Nhóm 9 chúng em xin chân thành cảm ơn !
Chữ viết tắt
BCH Ban chấp hành
BĐG Bình đẳng giới


BLGĐ Bạo lực gia đình
BL Bạo lực
CEDAW
Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân
biệt đối xử với phụ nữ
CLB Câu lạc bộ
Gencomne
t
Mạng Giới và phát triển cộng đồng
HĐND Hội đồng Nhân dân
HLHPN Hội Liên hiệp Phụ nữ
HPN Hội phụ nữ
PN Phụ nữ
PCBLGĐ Phòng chống bạo lực gia đình
UBND Uỷ ban Nhân dân
TÓM TẮT
GVHD.Thầy Phan Quốc Thái
2
2
Sau gần hai năm thực hiện luật PCBLGĐ (có hiệu lực từ ngày
1/7/2008), đại đa số người dân đã nghe nói đến luật với mức độ hiểu
biết khác nhau. Các địa phương đều đã triển khai công tác thông tin,
tuyên truyền về luật dưới nhiều hình thức nhưng nhiều cán bộ và
người dân vẫn chưa có nhận thức chính xác về các loại BLGĐ. Các ý
kiến của cán bộ và người dân cho biết tình trạng bạo lưc vẫn đang
xảy ra với nhiều các hình thức phức tạp, trong số đó hành vi “chồng
mắng chửi vợ” và thậm chí là “chồng đánh vợ” được nhiều người cho
rằng đã xảy ra trong vòng một năm qua. Khi xảy ra bạo lực gia đình,
đa số người được hỏi cho rằng “hàng xóm” là người đã can ngăn
trong vụ BLGĐ, tiếp đến là “thành viên tổ hòa giải”, “cán bộ thôn xã”

và “công an” và những người khác. Rất có thể là BLGD là việc của
nội bộ nên các “thành viên gia đình” đã can ngăn nhưng không được
và BLGĐ bung ra đến mức người ngoài gia đình đã biết và can ngăn.
Hơn một nửa số người được hỏi đã giải thích rằng “không có ai can
ngăn” trong vụ BLGĐ vì “người ta coi đấy là việc riêng của gia
đình”. Trong số 15 các nguyên nhân gây ra BLGĐ, nhiều người nói
đến nhất là những nguyên nhân như “nghèo đói, thất nghiệp”,
“nghiện rượu, bia”, “cha mẹ ít quan tâm đến con cái”, “học vấn thấp,
ít hiểu biết”, “do nam giới nóng tính”, “vợ hoặc chồng ngoại tình”,
“ham mê cờ bạc, số đề”. Trong số 9 lý do biện hộ cho việc chồng có
thể ngược đãi, hành hạ vợ, nhiều người nhấn mạnh đến lý do ”chồng
phát hiện vợ không chung thuỷ”.
Về hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con cái. Ở Việt Nam tình
trạng cha mẹ đánh hoặc mắng con không phải là hiếm, thậm chí còn
phổ biến, nhất là khi không ít người giáo dục con theo kiểu ”yêu cho
roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Gần một nửa số người được hỏi
tỏ ra đồng ý với việc ”cha mẹ có quyền dùng roi vọt dạy con”. Hơn
một phần ba số người được hỏi đồng ý với việc ”cha mẹ có quyền
chửi mắng con cái”. Nhưng gần một nửa những người được hỏi đã
không đồng ý với nhận định ”cha mẹ có quyền đánh đập con”. Hơn
một nửa số người được hỏi cho biết lý do BLGD giữa con cái với
cha, mẹ là do con cái “hư” vướng vào “tệ nạn xã hội” như ”nghiện
hút ma túy”, ”nghiện bia, nghiện rượu”, ”chơi cờ bạc, số đề”. Đồng
thời là do ”cha mẹ giáo dục con không tốt”, ”cha mẹ không làm
gương cho con cái”, ”cha mẹ không quan tâm đến con cái” và một lý
do liên quan đến lợi ích vật chất là ”do tranh chấp tài sản, phân chia
tài sản”.
GVHD.Thầy Phan Quốc Thái
3
3

Về các hình thức tuyên truyền phòng chống BLGĐ gồm có:
Tuyên truyền qua họp tổ dân phố/họp thôn/ấp, Tuyên truyền qua sinh
hoạt đoàn thể, Tuyên truyền qua loa truyền thanh, Qua chương trình
văn hoá văn nghệ, Tuyên truyền qua panô/áp phích, Cộng tác viên
DS-GĐ-TE đến từng gia đình, Tuyên truyền qua bảng tin. Trong đó
họp tổ dân phố, thôn ấp là hình thức phổ biến nhất để tuyên truyền
nội dung phòng chống BLGĐ ở các thôn, bản, ấp là ”họp dân”. Đối
tượng của các buổi tuyên truyền này là phụ nữ chứ không phải cả
nam và nữ như vậy chưa đủ, chưa hiệu quả.
Hoạt động của tổ hòa giải còn gặp rất nhiều khó khăn về cả các
điều kiện kinh tế, xã hội, tâm lý tại địa phương. Hoạt động hòa giải
cùng với tư vấn tuy chưa có điểm tư vấn chính thức, nhưng bước đầu
có hiệu quả.
Việc thực hiện luật PCBLGĐ cũng có các yếu tố thuận lợi nhất
định như mọi người ít nhiều “được trang bị kiến thức về luật
PCBLGĐ”, “có sự phối hợp đồng bộ của chính quyền và các đoàn
thể”, “công tác phòng, chống BLGĐ được lồng ghép vào kế hoạch
phát triển của địa phương”. Luật PCLBLGĐ đã được triển khai với
nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn: trong bảy
khó khăn đã nêu ra, nhiều người nhấn mạnh khó khăn do “thiếu kinh
phí cho hoạt động Phòng chống BLGĐ” và “nạn nhân BLGĐ không
tự nguyện khai báo”.
Trong số các chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện luật PCBLGĐ
thì chủ thể gia đình được nhiều người nhấn mạnh nhất. Trong số các
biện pháp thực hiện luật PCBLGĐ thì nhiều người nhấn mạnh biện
pháp hàng đầu là “tăng cường tuyên truyền về bình đẳng giới trong
gia đình”, “phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi BLGĐ” và “tạo dư
luận cộng đồng lên án mạnh mẽ các hành vi BLGĐ”.
Tóm lại, về việc thực hiện luật PCBLGĐ đã thực hiện được mục
đích đề ra là cung cấp thông tin khách quan, khoa học về những thuận

lợi, khó khăn - thách thức của việc thực thi Luật PCBLGĐ để các nhà
hoạch định chính sách, các cơ quan thực hiện pháp luật, cơ quan tài
trợ, các nhà tư vấn, nghiên cứu, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực
bình đẳng giới nói chung và BLGĐ nói riêng tham khảo trong việc
góp phần hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu quả thực hiện và
hiệu quả tài trợ cho việc thực hiện Luật PCBLGĐ ở Việt Nam trong
thời gian tới.
GVHD.Thầy Phan Quốc Thái
4
4
Đối với một thiết chế xã hội lâu đời như gia đình thì luật
PCBLGĐ cần phải có nhiều thời gian hơn nữa để đi vào cuộc sống.
Luật và chính sách liên quan cần liên tục được hoàn thiện theo hướng
nâng cao vai trò của Hội phụ nữ, thu hút sự tham gia của nam giới,
tăng cường trách nhiệm phối hợp liên ngành của các cơ quan tổ chức
các cấp, tổ chức xã hội dân sự, đổi mới các hình thức giáo dục, truyền
thông thay đổi hành vi trong thực hiện luật PCBLGĐ và bình đẳng
giới.
GVHD.Thầy Phan Quốc Thái
5
5
Phần 1: Giới thiệu
Luật phòng chống Bạo lực gia đình (PCBLGĐ), được Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày
21/11/2007, đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2008. Đây là cơ sở
pháp lý hết sức quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của các thành
viên trong gia đình, nhất là người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em, những
người rất dễ trở thành và thường là nạn nhân của BLGĐ. Luật
PCBLGĐ khẳng định rằng cuộc đấu tranh ngăn chặn tệ nạn BLGĐ
đang tồn tại dai dẳng trong đời sống gia đình là nhiệm vụ của toàn xã

hội, bởi BLGĐ không phải là chuyện riêng của từng gia đình mà là
một vấn đề xã hội.
Sự ra đời của bộ Luật này cũng thể hiện rõ quyết tâm của chính
phủ Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết với cộng đồng quốc tế
về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Bộ Luật ra đời
là kết quả của những nỗ lực và tinh thần trách nhiệm cao của các cơ
quan pháp luật, các chuyên gia, các tổ chức quần chúng, các nhà hoạt
động thực tiễn trong lĩnh vực Bình đẳng Giới, đồng thời là sự phản
ánh nguyện vọng của nhân dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng
một xã hội tiến bộ, bình đẳng, dân chủ và văn minh.
Luật PCBLGĐ là bộ luật thể hiện rõ tính nhạy cảm giới, để thực
hiện được, đòi hỏi sự thay đổi mạnh mẽ định kiến giới và các chuẩn
mực truyền thống về gia đình, vị trí và vai trò của người nam và
GVHD.Thầy Phan Quốc Thái
6
6
người nữ trong gia đình. Những điều này vốn đã ăn sâu trong nhận
thức của phụ nữ và nam giới, của những người lãnh đạo trong bộ máy
chính quyền, các tổ chức xã hội, cộng đồng và chính những người có
chức năng thi hành luật. Đây là một thách thức rất lớn đối với việc
thực hiện Luật PCBLGĐ, cho dù ngày 4/2/2009, chính phủ cũng đã
ban hành Nghị định số 08/2009/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật PCBLGĐ.
Luật PCBLGĐ có được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả hay
không phụ thuộc rất nhiều vào sự tích cực của bộ máy thực thi và
giám sát, của hoạt động thông tin tuyên truyền phổ biến pháp luật tới
mọi tầng lớp nhân dân. Nghiên cứu đánh giá việc thực hiện Luật
PCBLGĐ là một hoạt động cần thiết và cấp bách nhằm tìm hiểu tình
hình triển khai thực hiện luật, những thành công và những hạn chế,
nguyên nhân của thành công và hạn chế, để từ đó đề xuất những kiến

nghị cho việc hoàn thiện khung pháp lý và các giải pháp đối với các
bên liên quan để nâng cao hiệu quả thực hiện Luật.
GVHD.Thầy Phan Quốc Thái
7
7
Phần 2: Khái niệm
Bạo lực gia đình: Luật phòng chống bạo lực gia đình được
quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày
21/11/2007 định nghĩa: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành
viên trong gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại vể thể
chất, tinh thần, kinh tế, đối với thành viên khác trong gia đình.”
Về mặt hình thức, có thể phân biệt bạo lực gia đình thành những
hình thức chủ yếu là bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực kinh
tế. Về mức độ gây tổn hại có thể phân biệt bạo lực gia đình cực kỳ
nghiêm trọng, nghiêm trọng và ít nghiêm trọng. Tương ứng với mỗi
loại bạo lực này có những cách thức, biện pháp phòng, chống phù
hợp cần phải tính đến khi thực hiện Luật PCBLGĐ ở địa phương.
Bạo hành trẻ em: đó là hành vi bạo lực thô bạo, biểu hiện trạng
thái tâm lý tức giận. Mục đích của bạo hành là trừng phạt, khuất phục
trẻ để thỏa mãn.
Ở Việt Nam tình trạng cha mẹ đánh hoặc mắng con không
phải là hiếm, thậm chí còn phổ biến nhất là khi có người giáo dục con
theo kiểu ”yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Cuộc khảo sát
đã đề nghị người trả lời cho biết ý kiến có đồng ý hay không đồng ý
với từng nhận định về quyền của cha mẹ trong việc sử dụng các biện
pháp bạo lực trong giáo dục con cái.
GVHD.Thầy Phan Quốc Thái
8
8
Qua các kết quả này có thể thấy trong giáo dục gia đình, các bậc

cha mẹ dễ dàng vi phạm luật PCBLGĐ khi nhiều người vẫn đồng ý
rằng ”cha mẹ có quyền dùng roi vọt, đánh đập, chửi mắng con cái”.
Trên thực tế, do thói quen và nhận thức còn hạn chế nên tình trạng
bạo lực gia đình dưới hình cha mẹ đánh đập hay chửi mắng con cái
chưa được coi là ”hành vi bạo lực” cần phải xử lý, điều chỉnh bằng
các quy định của luật PCBLGĐ. Đây là một vấn đề cần tiếp tục tìm
hiểu và làm rõ để có biện pháp phù hợp.
Việc có nhiều người, trung bình một phần ba số ý kiến đồng ý
với việc cha mẹ có ”quyền bạo lực” với con cái như ”đánh đập, chửi
mắng hay dùng roi vọt dạy con” cho thấy công tác phòng, chống
BLGĐ đang gặp phải không ít khó khăn từ chính thói quen lạc hậu,
gia trưởng của cha mẹ trong cách ứng xử với con cái.
GVHD.Thầy Phan Quốc Thái
9
9
Phần 3: Thực trạng
Trên thực tế ở Việt Nam, tình trạng bạo lực gia đình đang diễn
ra ngày càng phổ biến ở nhiều nơi, số vụ bạo hành gia đình gây hậu
quả nghiêm trọng có chiều hướng tăng cao, tình trạng xúc phạm danh
dự, nhân phẩm và tính mạng của con người xảy ra hàng ngày chủ yếu
đối với phụ nữ và trẻ em. Cụ thể có thể dẫn chứng như:
 Có 66% các vụ ly hôn ở Việt Nam liên quan đến bạo hành gia
đình.
 Trong 5 năm từ 2000 - 2005, có 186.954 vụ ly hôn do bạo lực
gia đình, hành vi đánh đập, ngược đãi chiếm 53,1% trong các
nguyên nhân dẫn tới ly hôn.
 Riêng trong năm 2005, có tới hơn 39,7 nghìn vụ ly hôn có
nguyên nhân từ bạo hành trong tổng số gần 65 nghìn vụ án về hôn
nhân và gia đình, chiếm tỷ lệ 60,3%
 25% gia đình có hành vi bạo lực tinh thần, 23% gia đình có bạo

lực về thể chất, 30% cặp vợ chồng xảy ra hiện tượng ép buộc quan
hệ tình dục, tại đồng bằng sông Cửu long có 1.319 ca nhập viện
do bạo hành gia đình, trong đó khoảng 1.000 ca tự tử, và 30 trường
hợp tử vong.
 Gần 5% phụ nữ thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ
 Đến 82% hộ dân nông thôn và 80% hộ ở thành phố có xảy ra
bạo lực, 9-10% trường hợp nạn nhân của bạo lực gia đình là nam
giới và thủ phạm chính là người vợ.
Một cuộc điều tra khác cũng cho biết có 21,2% cặp vợ chồng đã
kết hôn cho biết đã trải qua một trong những hình thức bạo lực gia
đình như bị đánh, mắng, nhục mạ Cuộc điều tra cho thấy hành vi
bạo lực gia đình vẫn tồn tại ở 1/5 các cặp vợ chồng. Nạn nhân chủ
yếu là người phụ nữ và con cái trong gia đình. Tình trạng bạo lực
xuất hiện ở các cặp vợ chồng từ 31 đến 40 tuổi phổ biến hơn các
nhóm tuổi khác.
Bạo hành gia đình để lại một hậu quả nghiêm trọng, có thể các
vết thương về thể xác sẽ nhanh chóng phục hồi và lành lặn nhưng
những vết thương về tình thần rất khó để xóa nhòa. Thực tế đó cho
thấy cần một thể chế pháp lý đủ mạnh để có thể góp phần phòng và
chống bạo hành gia đình bảo vệ các đối tượng yếu thế bên cạnh các
phương pháp như kinh tế, giáo dục, tuyên truyền, thuyết phục
GVHD.Thầy Phan Quốc Thái
10
10
Luật PCBLGĐ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2008 tức là
cách thời điểm điều tra khoảng hai năm – một khoảng thời gian dài
đủ đế mọi người người dân biết về luật này. Vậy câu hỏi đặt ra là có
bao nhiêu phần trăm người dân đã “nghe nói đến luật PCBLGĐ”? Kết
quả điều tra cho biết gần 90% số người được hỏi trả lời là “có nghe
nói đến luật PCBLGĐ”, trong đó tỉ lệ nam giới là 91.3%, cao hơn tỉ lệ

nữ không nhiều (88.4%) . Như vậy, đại đa số nam nữ đều có nghe nói
đến luật PCBLGĐ.
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ nam và nữ "có nghe nói đến" Luật phòng,
chống bạo lực gia đình
Đây là nhận định của bà Lê Hồng Loan, Trưởng phòng Bảo vệ
trẻ em (Unicef) khi trao đổi về thực trạng phòng chống bạo lực xâm
hại trẻ em hiện nay tại Việt Nam. Theo bà Loan, một khi hệ thống bảo
vệ trẻ em chưa được hoàn thiện sẽ dẫn đến hậu quả di chứng tâm lý
thậm chí là những vụ tự tử đau lòng của nạn nhân là trẻ nhỏ.
GVHD.Thầy Phan Quốc Thái
11
11
Bà Lê Hồng Loan.
Dư luận ngày càng nóng lên với những vụ bạo lực xâm hại trẻ
em, đặc biệt trong thời gian gần đây. Theo bà, luật pháp Việt Nam đã
đủ sức răn đe, trừng trị những hành vi này chưa?
Những năm vừa qua Chính phủ Việt Nam đã có nhiều bổ sung
hệ cho thống pháp luật. Tuy nhiên, dù có những quy định chung rất
tốt, nhưng lại đang thiếu những quy định chi tiết, ví dụ như khái niệm
về trẻ em bị xâm hại của Việt Nam thì rất bó hẹp, đặc biệt với những
hành vi ở dưới mức vi phạm thì chưa được quy định rõ ràng.
Theo quy định thì xâm hại về thể chất tới 9% là cơ sở để khởi
tố, mang tính chất hình sự nhưng có những mức xâm hại dưới đó vẫn
cần phải xử lý nghiêm minh. Chúng ta có quy định về xâm hại, hiếp
dâm trẻ em tuy nhiên định nghĩa về xâm hại tình dục của trẻ em còn
rất hẹp, ví dụ như là người lớn xem tranh ảnh, xem phim, có hành
động xấu trước mặt trẻ gây ra kích dục với trẻ, không phù hợp, thì
trong hệ thống của Việt Nam chưa có quy định cụ thể.
Ngoài ra, Việt Nam cũng chưa có hệ thống thông báo về tình
trạng xậm hại của trẻ em một cách rõ ràng; chưa rõ đơn vị nào chịu

trách nhiệm chính về tình trạng báo cáo, hay những quy định bắt buộc
GVHD.Thầy Phan Quốc Thái
12
12
với những người chứng kiến, nghi ngờ, xâm hại mà không báo cáo
lại.
Bé gái Như Ý, 9 tháng tuổi, bị mẹ ruột và cha
dượng hành hạ dã man. Ảnh: CTV
Thiếu hệ thống thông báo cũng dẫn đến việc không phát hiện
sớm, ngăn ngừa hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em. Việc này dẫn đến
hậu quả như thế nào thưa bà?
Đúng là Việt Nam đang thiếu một hệ thống dịch vụ chuyên
nghiệp, hệ thống được lồng ghép, đưa ra các khâu phòng ngừa, can
thiệp với trẻ em bị xâm hại. Cần phải có cấu trúc liên ngành chặt chẽ,
trong vấn đề hỗ trợ phục hồi cho trẻ em bị xâm hại để tránh hậu quả
dẫn đến những hành vi rối loạn, trầm cảm, hung hãn, thậm chí tử tự
của trẻ. Gần đây, Chính phủ đã ban hành thông tư về quy trình can
thiệp trẻ bị xâm hại tình dục và bạo lực. Tuy nhiên để thực hiện được
quy trình này phải có đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên trách, song
GVHD.Thầy Phan Quốc Thái
13
13
đây cũng là thách thức của Việt Nam khi Ủy ban Dân số - Gia đình và
Trẻ em bị giải thể khiến số cán bộ làm công tác này vốn đã thiếu nay
lại càng thiếu hơn, đặc biệt là tại cấp cơ sở.
Theo số liệu điều tra, những vụ xâm hại, bạo lực trẻ cho thấy
phần lớn thủ phạm lại là chính người thân của các em, đặc biệt là
những người làm cha làm mẹ. Có ý kiến cho rằng cần phải tước
quyền chăm sóc của cha mẹ của những đối tượng này. Bà nhận định
như thế nào?

Trên thế giới, nếu cha mẹ có hành vi cố tình ngược đãi gây nguy
hiểm đối với trẻ, luật pháp có thể tước quyền chăm sóc của cha mẹ
trong thời gian ngắn hoặc lâu dài tùy vào mức độ nghiêm trọng cũng
như sự hợp tác của cha mẹ. Đối với những trường hợp sau khi đã
được hỗ trợ vẫn cố tình xâm hại trẻ, tòa án sẽ có giải pháp tước bỏ
quyền vĩnh viễn. Ở nước ta, chỉ khi tới vụ bé gái 9 tháng tuổi ở Đồng
Tháp bị mẹ ruột và cha dượng hành hạ dã man, vấn đề này mới được
đặt ra. Tuy nhiên tôi vẫn muốn nhấn mạnh rằng cha mẹ và gia đình
vẫn là nơi chăm sóc tốt nhất của trẻ, nhà nước và cộng đồng cần có
những biện pháp hỗ trợ cha mẹ làm tốt nhất vai trò trách nhiệm chăm
sóc bảo vệ con em mình. Theo tôi tước quyền cha mẹ chỉ là biện pháp
cuối cùng khi không còn cách nào khác.
GVHD.Thầy Phan Quốc Thái
14
14
Phần 4: Nguyên nhân
Do cách nghĩ, cách ứng xử nhấn mạnh đến cái gọi là quyền gia
trưởng, quyền gây bạo lực của chồng đối với vợ hay đối với con cái.
Bạo lực gia đình xuất phát từ nguyên nhân bất bình đẳng giới
được nhiều ý kiến của phụ nữ đề cập đến. Trong các cuộc thảo luận
nhóm khi nam giới đưa ra các ý kiến “đổ lỗi” cho phụ nữ thì để biện
hộ cho hành vi BLGĐ của mình, thì phụ nữ cũng đã đưa ra những lý
lẽ phân tích nguyên nhân tại sao phụ nữ “hay nói và hay đề cập đến
vấn đề tiền nong”.
Bạo lực gia đình thể hiện trong vòng luẩn quẩn của sự nghèo
đói của gia đình – sự nóng nảy của người chồng và sự nhiều lời của
người vợ.
Nhưng chính nam giới lại có thể giải thích một cách sâu sắc
nguyên nhân gốc rễ của BLGĐ là tư tưởng trọng nam khinh nữ là lối
sống gia trưởng và thói quen xấu của nam giới trong ứng xử với phụ

nữ. Điều này liên quan tới “quan niệm truyền thống” như quan niệm
về vai trò của chồng và vợ trong gia đình, mà theo quan niệm này thì
người chồng là trụ cột, có vai trò quan trọng hơn và có quyền lực
hơn, có quyền “chỉ huy” các thành viên khác trong gia đình, kể cả vợ,
và theo quan niệm này thì người vợ phải phục tùng chồng, không
được cãi lại, không được làm trái ý kiến của chồng.
Hoàn cảnh xảy ra bạo hành, đặc biệt là bạo hành thân thể,
thường là khi người nam say rượu, nhưng rượu không phải là nguyên
nhân căn bản, nó chỉ là cái cớ cho những vướng mắc vốn tồn tại từ
trước. Bạo hành được nhận thấy có tỷ lệ cao ở các gia đình có hoàn
cảnh đặc biệt, chẳng hạn như kinh tế khó khăn, trình độ văn hóa thấp,
người chồng không có việc làm… Tuy nhiên điều này không có nghĩa
GVHD.Thầy Phan Quốc Thái
15
15
là giàu có hay được học hành đầy đủ bảo đảm chắc chắn gia đình hòa
thuận. Ở những gia đình như vậy, bạo hành xảy ra với hình thức mà
người ngoài khó nhận biết hơn.
Bạo hành giữa cha mẹ và con cái cũng không hiếm và thường
được biện hộ với mục đích giáo dục theo kiểu "thương cho roi cho
vọt". Đó có thể là hành vi đánh thậm tệ, bỏ mặc không cho ăn uống
hoặc không thèm quan tâm đến con dưới mọi hình thức Hậu quả
thường là rất nghiêm trọng, một bộ phận trẻ có thể bỏ nhà, bỏ học hay
nghiện ma túy. Gái mại dâm (ở trẻ nữ) thường có liên quan trực tiếp
đến tuổi thơ bất hạnh.
Các nguyên nhân khác dẫn đến BLGĐ như sau:
• Cha mẹ ít quan tâm tới con cái
• Học vấn thấp, ít hiểu biết
• Do nam giới nóng tính
• Quan niệm trọng nam khinh nữ

• Thiếu hiểu biết về pháp luật
• Sử dụng rượu, bia, chất kích thích
• Liên quan tới gái mại dâm
• Ham mê cờ bạc, số đề
• Nghèo đói, thất nghiệp
• Vợ/chồng ngoại tình
GVHD.Thầy Phan Quốc Thái
16
16
Phần 5: Các điều luật quan trọng
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Luật này quy định về phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ,
hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; trách nhiệm của cá nhân, gia đình,
cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình và xử lý vi
phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây
tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối
với thành viên khác trong gia đình.
Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm
hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân
phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây
hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia
đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng;
giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn
nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm
hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản
chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài
chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia
đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ
ở.
2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp
dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam,
nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.
Điều 3. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình
GVHD.Thầy Phan Quốc Thái
17
17
1. Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống
bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên
truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền
thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
2. Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý
kịp thời theo quy định của pháp luật.
3. Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù
hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của
đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người
cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ.
4. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng
đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều 4. Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình

1. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt
ngay hành vi bạo lực.
2. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn
nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
4. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu
cầu và theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình
1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức
khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của
mình;
b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp
ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và
thông tin khác theo quy định của Luật này;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin
liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm
quyền khi có yêu cầu.
Điều 6. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia
đình
GVHD.Thầy Phan Quốc Thái
18
18
1. Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng,
chống bạo lực gia đình.
2. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, tài trợ cho
hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình; phát triển các mô hình

phòng ngừa bạo lực gia đình và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
3. Khuyến khích việc nghiên cứu, sáng tác văn học, nghệ thuật
về phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Tổ chức, hỗ trợ việc bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng,
chống bạo lực gia đình.
5. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà
có thành tích thì được khen thưởng, nếu bị thiệt hại về sức khoẻ, tính
mạng và tài sản thì được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.
GVHD.Thầy Phan Quốc Thái
19
19
Phần 6: Hoạt động phòng chống
Tuyên truyền Luật Phòng chống bạo lực gia đình
Hình thức tuyên truyền luật PCBLGĐ có thể thấy các tổ dân
phố, thôn, bản, ấp thường sử dụng hình thức giao tiếp trực tiếp và
chính thức là “họp dân, họp tổ dân phố, thôn, bản, ấp”, “sinh hoạt tập
thể” và tuyên truyền qua “loa truyền thành”. Các hình thức tuyên
truyền mang tính chất tiếp cận một chiều từ trực tiếp cá nhân như
“tiếp xúc trực tiếp cá nhân và gia đình” đến gián tiếp qua “bảng tin”,
“pano, áp phích” không phải là phổ biến ở địa bàn dân cư.
Hình thức tuyên truyền phổ biến về pháp luật nói chung và luật
PCBLGĐ nói riêng là lồng ghép vào nội dung họp hay sinh hoạt của
cơ quan, tổ chức. Hình thức này rất phổ biến trong công tác của Hội
phụ nữ các cấp nhất là ở địa phương:.
Đối tượng tuyên truyền giáo dục về luật PCBLGĐ chủ yếu là
phụ nữ chứ không phải cả nam và nữ. Trên thực tế, công tác vận động
về phòng chống BLGĐ do phụ nữ thực hiện là chủ yếu, chỉ phụ nữ
nghe. Như vậy thì chưa đủ, chưa hiệu quả và khó có thể giảm bớt một
cách triệt để BLGĐ ở các địa phương.
Như vậy có thể thấy công tác phòng chống bạo lực gia đình

hiện nay ở các địa phương chủ yếu là do tổ chức của Hội phụ nữ, tổ
dân phố và tổ hòa giải thực hiện. Rất có thể BLGĐ chủ yếu là vấn đề
của phụ nữ nên tổ phụ nữ ở địa phương được đánh giá là tham gia
nhiều nhất và có hiệu quả nhất. BLGĐ có lẽ cũng chủ yếu là vấn đề
GVHD.Thầy Phan Quốc Thái
20
20
quan hệ xã hội mang tính dân sự chứ không phải là vấn đề pháp lí,
vấn đề chính quyền hay vấn đề chuyên môn, chuyên ngành đòi hỏi sự
tham gia và thực hiện có hiệu quả của các cơ quan chính quyền, cơ
quan chức năng.
Trong đội ngũ cán bộ tại địa phương, một cá nhân có thể kiêm
nhiệm cùng lúc nhiều chức vụ khác nhau. Họ có thể ở trong hội phụ
nữ, hội người cao tuổi, hội tư pháp Nhưng vẫn là thành viên thuộc tổ
hòa giải hoặc phụ trách công tác phòng chống BLGĐ. Tuy nhiên theo
đánh giá của người dân và lãnh đạo đại phương thì trong công tác
phòng chống BLGĐ. vai trò của hội phụ nữ,tổ dân phố/thôn và tổ
hòa giải cơ sở. Đặc biệt, tổ chức hội phụ nữ là tích cực và chủ động
nhất trong phòng, chống BLGĐ. Điều này thể hiện rõ ở việc cán bộ
của hội phụ nữ luôn có mặt sớm nhất, kịp thời nhất và tiếp cận, xử lý
các vụ BLGĐ nhanh nhất, có hiệu quả nhất, hợp tình hợp lý nhất.
Tuy nhiên cũng có ý kiến của một nam giới tham gia thảo luận
nhóm đã nhắc đến sự kém “sôi nổi” của các đoàn thể, cho rằng chỉ
Hội phụ nữ tích cực là không đủ, mà cần có sự tham gia tích cực của
nhiều đoàn thể khác.
Giải quyết và xử lý các hành vi bạo lực gia đình vẫn chủ yếu
dựa vào hòa giải. Vì vậy tại nhiều địa phương vai trò của Ban hòa
giải luôn được đề cập đến và có được những đánh giá cao.
Dường như đã trở thành một phần rất quan trọng, có hiệu quả
nhất định trong cơ chế giải quyết xung đột tại cộng đồng, tổ hòa giải

thôn luôn là giải pháp sau khi việc giải quyết nội bộ, sự can thiệp của
xóm giềng không còn hiệu lực.
Các tổ hòa giải cũng có những hạn chế:
Chưa được tập huấn nâng cao kỹ năng hòa giải và kỹ năng tư
vấn và kỷ năng truyền thông trên cơ sở Luật PCBLGĐ.
• Các thành viên của tổ hòa giải chưa thật sự nẵm vững nội dung của
Luật PCBLGĐ, và hiện tại chỉ mới có tổ trưởng có văn bản luật
PCBLGĐ, các thành viên khác vẫn chưa có.
• Thiếu kinh phí hoạt động.
• Cán bộ kiêm nhiệm và hoạt động tự nguyện không có lương.
• Mẫu Cam kết: Còn chưa quy trách nhiệm cho cá nhân, mà quy trách
nhiệm cho cả vợ và chồng, cho nên chưa có tính giáo dục, răn đe đối
với cá nhân người gây ra bạo lực.
• Có biểu hiện trả thù thành viên tổ hòa giải như ném đất đá vào nhà
nên một số trường hợp không muốn giải quyết triệt để.
GVHD.Thầy Phan Quốc Thái
21
21
Tâm lý bảo vệ sự toàn vẹn của gia đình và “bảo vệ bà mẹ
và trẻ em” vẫn còn khá phổ biến
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguyên tắc quan trọng nhất trong
hòa giải là bảo vệ sự toàn vẹn gia đình và “bảo vệ bà mẹ và trẻ em”
theo quan niệm của những người ngoài cuộc, họ luôn cho rằng trẻ
em là người bị thiệt thòi nhất khi bố mẹ chia tay nhau, và phụ nữ là
người bị thiệt thòi hơn nam giới trong ly hôn, cho nên dù mức độ
BLGĐ như thế nào thì hầu hết các thành viên trong nhóm hòa giải khi
phân tích phải trái đều đặt quyền lợi của trẻ em lên trên hết, sau đó là
tính toàn vẹn của gia đình. Một số ý kiến cho rằng nếu hòa giải mà
dẫn đến ly hôn là hoạt động không hiệu quả, là sự “thất bại” của tổ
hòa giải, cho nên bằng mọi cách họ cũng vẫn khuyên hai vợ chồng

đoàn tụ để con cái không bị khổ. Quan điểm này của tổ hòa giải được
thể hiện trong thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu, cũng như trong biên
bản hòa giải được lưu tại HLHPN phường.
Quan niệm cố sống vì con đã trở thành vấn đề ăn sâu vào tiềm
thức của người phụ nữ, họ cũng cho rằng, họ sống là vì con cái, nếu
không họ đã chia tay người chồng bạo lực từ lâu.
Hoạt động tư vấn
Tuy chưa chính thức xây dựng điểm tư vấn, nhưng trong hoạt
động hòa giải của các thành viên trong Ban hòa giải và trong Câu lạc
bộ phòng chống Bạo lực gia đình đã kết hợp hoạt động hòa giải với tư
vấn. Các cặp vợ chồng có hành vi bạp lực đều được phép trình bày
nguyên nhân xẩy ra bạo lực và sau đó các thành viên trong tổ hòa giải
phân tích phải trái cho từng người, kết hợp với tư vấn về kỹ năng làm
chồng làm cha cho nam giới và kỹ năng làm mẹ làm vợ cho phụ nữ.
Tuy nhiên, theo ý kiến của người dân, cách tuyên truyền và lồng
ghép nội dung phòng, chống BLGĐ hiện nay ở các địa phương là
chưa có hiệu quả vì chủ yếu là “nói”, “khuyên can” chứ chưa có các
nguồn lực vật chất để hỗ trợ.
Biện pháp xử lý hành chính như phạt người gây ra BLGĐ được
nhiều người đề nghị phải thực hiện một cách nghiêm minh. Tuy
nhiên, trên thực tế, đây là loại biện pháp tình thế bắt buộc phải làm
khi thực sự cần thiết bởi vì việc nộp phạt không đơn giản đối với gia
đình có BLGĐ.
Các hoạt động liên quan đến truyền thông các vấn đề về bạo lực
gia đình chưa có sự tham gia tích cực của nam giới. Theo báo cáo của
lãnh đạo xã, trong các vấn đề liên quan đến gia đình và bạo lực gia
GVHD.Thầy Phan Quốc Thái
22
22
đình phụ nữ vẫn đảm nhiệm vai trò chính và họ cũng là thành phần

chủ yếu đón nhận những thông tin có liên quan. Hầu hết nam giới và
những người gây bạo lực còn khá thờ ơ và thậm chí đứng ngoài cuộc
trong việc tiếp thu các thông tin và truyền thông tin tới những người
xung quanh trong cộng đồng.
Tuy nhiên, chỉ vận động phụ nữ, chỉ phụ nữ nghe, phụ nữ học
thì chưa đủ, không thể cải thiện được tình hình bạo lực gia đình mà
người trực tiếp thực hiện các hành vi bạo lực là nam giới.
Cả phụ nữ và nam giới đều nhận biết rõ điểm hạn chế trong việc
triển khai thực hiện luật phòng, chống BLGĐ là chưa thu hút được
nam giới tham gia, trong khi họ chưa biết đến luật và không quan tâm
tìm hiểu về luật.
Nạn nhân BLGĐ không tự nguyện khai báo vì muốn giữ thể
diện cho chồng và cam chịu đã lấy phải người chồng vũ phu. Điều
này rõ ràng là một trở ngại lớn cho công tác phòng, chống BLGĐ ở
địa phương. Về điều này một nạn nhân BLGĐ đã nói rõ như sau.
Mặc dù đã có nhiều ý kiến cho rằng hiện nay phụ nữ đã được
nâng cao nhận thức và mạnh dạn tố cáo những hành vi BLGĐ, nhưng
qua kết quả thảo luận nhóm cho thấy vẫn còn nhiều cản trở phụ nữ để
có thể đứng lên tố cáo hành vi bạo lực gia đình và phận lớn đầu do
nhận thức chưa đầy đủ về quyền của người phụ nữ và quan niệm
truyền thống “việc riêng của gia đình” vẫn còn nằm trong tiềm thức
của cả nam và nữ.
Người vợ có vai trò khá quan trọng đối với việc ngăn ngừa hoặc
thúc đẩy bạo lực gia đình. Và không ít trường hợp phụ nữ là nguyên
nhân của bạo lực.
Bạo lực gia đình diễn ra âm thầm, ít được xử lý đến nơi đến
chốn cũng chính là bởi quan điểm muốn che giấu những điều dở,
không hay .
Hình thức “đóng cửa bảo nhau” dường như cách giải quyết này
chiếm ưu thế trong quan niệm của người dân địa phương, vì họ quan

niệm đó là chuyện riêng của các cặp vợ chồng.
Cho dù, có người hiểu chưa thật đúng câu nói “đóng cửa bảo
nhau”, nhưng họ vẫn thích được tự giải quyết chuyện gia đình.
Lựa chọn cách tự giải quyết, người phụ nữ thường “nín nhịn”
hay “cam chịu” để mọi chuyện em xuôi, chứ không để “chuyện bé xé
ra to”.
GVHD.Thầy Phan Quốc Thái
23
23
Ngay cả nữ giáo viên ở thành phố cũng áp dụng chiến thuật
“nhường nhịn” kiểu tự giải quyết.
Cũng có trường hợp con cái tham gia vào can ngăn hành vi bạo
lực của cha mẹ, nhưng vẫn sợ mọi người xung quanh biết trong nhà
xảy ra BLGĐ.
Nhiều ý kiến trong thảo luận nhóm nữ cũng cho thấy sự nhất
quán trong giải quyết bạo lực gia đình theo kiểu “tự mình cứu mình”.
Mặt khác, nhận thức về pháp luật và về Bình đẳng giới còn hạn
chế. Qua thảo luận nhóm nam và nhóm cán bộ cho thấy, nhận thức về
pháp luật và bình đẳng giới của một bộ phận cán bộ và của người dân
nói chung và người phụ nữ nói riêng còn hạn chế. Đây cũng được coi
là nguyên nhân gốc rễ của bạo lực gia đình.
Có khá nhiều ví dụ cho thấy, tổ hòa giải, trong đó có hội phụ nữ,
quá coi trọng vấn đề hòa giải mà dường như không tính đến lợi ích và
quyền chính đáng của người phụ nữ, nạn nhân của bạo lực gia đình.
Quan điểm “cố gắng giữ gìn hạnh phúc gia đình” không rõ có đem lại
hạnh phúc thực sự cho người phụ nữ và cho các thành viên khác
trong gia đình hay không? Trường hợp dưới đây của một nạn nhân
bạo lực gia đình rất đáng để suy nghĩ và đặt ra câu hỏi như thế.
Chính nam cán bộ cơ sở cũng cho rằng không nên tố cáo, nếu
đã tố cáo thì chỉ có chia tay không thể hòa giải được

Vị trí phụ nữ trong gia đình còn thấp và còn lệ thuộc vào chồng.
Do lịch sử để lại, một bộ phận phụ nữ còn ít tham gia hoạt động kinh
tế, trình độ học vấn thấp, thu nhập còn thấp và thiếu ốn định, cho nên
dễ bị lệ thuộc và chấp nhận hành vi bạo lực để được tồn tại cùng với
chồng con.
Thậm chí chấp nhận cũng được xem là một giải pháp đối phó
với người chồng vũ phu.
Quan điểm: chịu đau khổ một mình hoặc tốt đẹp thì khoe ra xấu
xa đậy lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự im lặng của người phụ nữ khi
bị bạo lực.
Ngoài ra, sức ép từ những lời khuyên cũng là một trong những
nguyên nhân khiến số liệu định tính cho thấy phụ nữ chọn giải pháp
im lặng khi chồng bạo lực hoặc chấp nhận cuộc hôn nhân không lối
thoát phần nhiều vì phải chịu sức ép từ những lời khuyên của người
thân. Hình ảnh phụ nữ nhịn chồng để giữ gìn sự tòan vẹn của gia đình
như là một chuẩn mực quàng lên vai người vợ khiến họ khó có thể
bứt phá khỏi vòng vây của hôn nhân.
GVHD.Thầy Phan Quốc Thái
24
24
Tâm lý chung của người dân là rất ngại rắc rối, dính dáng đến
xử lý của chính quyền, pháp luật.
Sự lựa chọn được ưa thích hơn cả chính là giải quyết tại thôn.
Đặc biệt hơn, phụ nữ lại càng không muốn để gia đình, người nhà
mình rơi vào các tình huống bị xử lý vi phạm hành chính, pháp luật.
Chia sẻ của một người vợ, nạn nhân của bạo lực gia đình dưới đây rất
tiêu biểu cho quan điểm của những người vợ, dù thế nào vẫn cứ muốn
“bảo vệ” cho chồng.
Ngoài các khó khăn nêu trên, công tác phòng chống BLGĐ còn
gặp phải rất nhiều những khó khăn khác như tệ nạn xã hội như lạm

dụng rượu và nhậu nhẹt cũng gây khó khăn cho hoạt động phòng
chống bạo lực gia đình.
Xoay quanh các yếu tố của gia đình, yếu tố nào cũng xuất hiện
những khó khăn khiến việc thực hiện hiệu quả luật phòng chống bạo
lực gia đình bị hạn chế và gặp nhiều cản trở. Đó không chỉ là thách
thức với chính quyền địa phương mà còn tạo ra thách thức lớn đối
với các cơ quan chuyên trách, các nhà hoạch định chính sách và các
tổ chức tài trợ thực hiện việc triển khai sâu rộng luật phòng chống
bạo lực gia đình với người dân.
Các biện pháp phòng chống bạo lực gia đình
Biện pháp “phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi BLGĐ” với
điểm ưu tiên là 2.08. Đây là biện pháp rất cần thiết và quan trọng bởi
vì hành vi BLGĐ có bị phát hiện và xử lý kịp thời theo đúng pháp
luật thì luật PCBLGĐ mới có hiệu lực trên thực tế và mới đảm bảo
ngăn chặn được tình trạng BLGĐ. Nói cách khác, việc ưu tiên thực
hiện biện pháp này sẽ giúp đạt được cùng một lúc hai mục tiêu: vừa
trực tiếp phòng chống BLGĐ trên thực tế và vừa nâng cao hiệu lực và
tính nghiêm minh của luật PCBLGĐ.
Biện pháp tiếp theo là “tạo dư luận cộng đồng lên án mạnh mẽ
các hành vi BLGĐ”. Biện pháp này gắn liền với biện pháp tuyên
truyền pháp luật và xử lý kịp thời các hành vi BLGĐ. Trên thực tế,
không ít các hành vi BLGĐ bị coi là “bình thường”, “tự nhiên”,
“chấp nhận được” do vậy các hành vi đó vẫn tiếp tục xảy ra hàng
ngày. Trước tình hình như vậy, rõ ràng là cần phải ưu tiên hàng đầu
biện pháp tuyên truyền về bình đẳng giới, tiếp đến là phát hiện, xử lý
các hành vi BLGĐ và thứ ba là “tạo dư luận cộng đồng lên án mạnh
mẽ các hành vi BLGĐ” chứ không thể tỏ thái độ đồng tình với các
hành vi đó.
GVHD.Thầy Phan Quốc Thái
25

25

×