Tải bản đầy đủ (.docx) (145 trang)

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV XI MĂNG VICEM HOÀNG THẠCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.96 MB, 145 trang )

Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH
KHOA KINH TẾ

LUẬN VĂN
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH, TẠI CÔNG TY TNHH MTV
XI MĂNG VICEM HOÀNG THẠCH

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN PHƯƠNG THÚY
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGÔ THỊ THU
KHOA : KINH TẾ
LỚP : KẾ TOÁN 3E
QUẢNG NINH – 2014
Sinh viên:Ngô Thị Thu 1 Lớp:Kế toán 3E
Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là luận văn của em, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị nơi em thực tập.
Sinh viên làm luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Ngô Thị Thu
Sinh viên:Ngô Thị Thu 2 Lớp:Kế toán 3E
Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn
NHẬN XÉT
(GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN)
Giảng viên hướng dẫn:………………………………………………………
Nhận xét:…………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
… …………………………………………………………………………
Sinh viên:Ngô Thị Thu 3 Lớp:Kế toán 3E
Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Sinh viên: Ngô Thị Thu
Ngày sinh: 3/2/1992
Lớp: Kế toán 3E
Khoa: Kinh tế
Trường: Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
Đề tài thực tập: Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
Thời gian : từ 20/2 đến 14/4 / 2014
Đơn vị thực tập: tại Công ty TNHH MTV xi măng Vicem Hoàng Thạch
Địa chỉ : Minh Tân – Kinh Môn – Hải Dương.
Nhận xét của Công ty:






Ngày tháng năm
Xác nhận của Công ty
Sinh viên:Ngô Thị Thu 4 Lớp:Kế toán 3E

Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn
( Ký tên, đóng dấu )DANH MỤC CHỮ VIẾT
TẮT
Ký hiệu Ý nghĩa
BĐS
Bất động sản.
BH
Bán hàng
BHTN
Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
CPBH
Chi phí bán hàng
CVKT
Chuyên viên kế toán
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GTGT
Giá trị gia tăng
HTK
Hàng tồn kho
K/C
Kết chuyển
KH
Khách hàng

N.m
Nhà máy
NSNN
Ngân sách nhà nước
PPKT
Phương pháp khấu trừ
PPTT
Phương pháp trực tiếp
QLDN
Quản lý doanh nghiệp
SXKD
Sản xuất kinh doanh
TK
Tài khoản
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ
Tài sản cố định
TTĐB
Tiêu thụ đặc biệt
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới
XDCB
Xây dựng cơ bản
XN
Xí nghiệp
Sinh viên:Ngô Thị Thu 5 Lớp:Kế toán 3E
Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Hình Nội dung Trang

Hình 1.1
Trình tự hạch toán thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên.
13
Hình 1.2
Trình tự hạch toán toán thành phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
14
Hình 1.3
Trình tự hạch toán hàng hóa theo phương pháp kê khai thương xuyên.
16
Hình 1.4
Trình tự hạch toán hàng hóa theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
17
Hình 1.5
Phương pháp ghi thẻ song song.
19
Hình 1.6
Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển.
20
Hình 1.7
Phương pháp ghi sổ dư
21
Hình 1.8
Trình tự hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường
xuyên. 22
Hình 1.9
Trình tự hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ
23
Hình
1.1
0

Trình tự hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
25
Hình
1.1
1
Trình tự hạch toán chiết khấu thương mại.
26
Hình
1.1
2
Trình tự hạch toán giảm giá hàng bán.
27
Hình
1.1
3
Trình tự hạch toán hàng bán bị trả lại.
28
Hình
1.1
4
Trình hạch toán phải thu của khách hàng.
29
Hình
1.1
5
Trình tự hạch toán thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ
30
Hình
1.1
6

Trình tự hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt.
31
Hình
1.1
7
Trình tự hạch toán thuế xuất khẩu.
31
Hình
1.1
8
Trình tự hạch toán chi phí bán hàng.
33
Hình
1.1
9
Trình tự hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
35
Hình 1.20
Trình tự hạch toán doanh thu hoạt động tài chính.
36
Hình
1.2
1
Trình tự hạch toán chi phí hoạt động tài chính.
37
Hình 1.22
Trình tự hạch toán thu nhập khác.
38
Hình
1.2

3
Trình tự hạch toán chi phí khác.
39
Hình 1.24
Trình tự hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
40
Hình 1.25
Trình tự hạch toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
41
Hình
1.2
6
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung.
42
Hình 1.27
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký-sổ cái.
43
Hình 1.28
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ.
44
Hình 1.29
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký –chứng từ.
45
Sinh viên:Ngô Thị Thu 6 Lớp:Kế toán 3E
Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn
Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty. 51
Hình 2.2
Sơ đồ bổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH MTV xi măng Vicem
Hoàng Thạch 60
Hình 2.3

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức ghi sổ công ty áp dụng.
65
Hình 2.4
Quy trình bán hàng và dịch vụ sau bán hàng.
75
Hình 2.5
Sơ đồ chữ T các tài khoản liên quan
123
Sinh viên:Ngô Thị Thu 7 Lớp:Kế toán 3E
Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng Nội dung Trang
Bản
g
2.1 Danh mục tài khoản của Công ty 67
Bản
g
2.2 Tình hình nhập thành phẩm xi măng bao PCB 30 trong tháng.
79
Bản
g
2.3 Phiếu nhập kho thành phẩm
80
Bản
g
2.4 Biên bản kiểm nghiệm thành phẩm nhập kho
81
Bản
g
2.5 Phiếu xuất kho thành phẩm

82
Bản
g
2.6 Thẻ kho
83
Bản
g
2.7 Trích bảng tổng hợp Nhập-Xuất-Tồn.
84
Bản
g
2.8
Sổ chi tiết thành phẩm 85
Bản
g
2.9 Sổ cái tài khoản 632-Giá vốn hàng bán.
86
Bản
g
2.1
0
Hợp đồng kinh tế.
89
Bản
g
2.1
1
Hóa đơn giá trị giá tăng.
91
Bản

g
2.1
2
Báo cáo doanh thu bán hàng
92
Bản
g
2.1
3
Sổ chi tiết-Doanh thu-TK 511211-Doanh thu bán xi măng PCB30.
93
Bản
g
2.1
4
Sổ cái tài khoản 511-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
94
Bản
g
2.1
5
Sổ cái tài khoản 521- Chiết khấu thương mại.
96
Bản
g
2.1
6
Sổ chi tiết -TK131-Phải thu cùa khách hàng.
98
Bản

g
2.1
7
Bảng cân đối phát sinh công nợ.
99
Bản
g
2.1
8
Sổ cái –TK 131 Phải thu của khách hàng.
100
Bản
g
2.1
9
Bảng kê hóa đơn dịch vụ bán ra.
102
Bản
g
2.2
0
Phiếu chi tiền mặt.
105
Bản
g
2.2
1
Bảng phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tháng 12/2013
106
Bản

g
2.2
2
Sổ cái TK641-Chi phí bán hàng.
107
Bản 2.2 Phiếu xuất kho 108
Sinh viên:Ngô Thị Thu 8 Lớp:Kế toán 3E
Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn
g
3
Bản
g
2.2
4
Sổ cái TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
109
Bản
g
2.2
5
Giấy báo có của Ngân hàng.
110
Bản
g
2.2
6
Sổ cái tài khoản 515- Doanh thu hoạt động tài chính.
111
Bản
g

2.2
7
Giấy báo nợ ngân hàng
112
Bản
g
2.2
8
Sổ cái tài khoản 635-Chi phí hoạt động tài chính.
113
Bản
g
2.2
9
Phiếu thu tiền mặt
114
Bản
g
2.3
0
Sổ cái tài khoản 711 –Thu nhập khác.
115
Bản
g
2.3
1
Phiếu chi tiền mặt
116
Bản
g

2.3
2
Sổ cái tài khoản 811 –Chi phí khác.
117
Bản
g
2.3
3
Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính
118
Bản
g
2.3
4
Sổ cái tài khoản 821- Chi phí thuế TNDN
119
Bản
g
2.3
5
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
120
Bản
g
2.3
6 Sổ cái TK 911-Xác định kết quả kinh doanh. 121
Bản
g
3.1
Tình hình nhập của xi măng Hoàng Thạch PCB30 bao 132

Sinh viên:Ngô Thị Thu 9 Lớp:Kế toán 3E
Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn
MỤC LỤC
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương
I
Lý luận chung về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh trong các
doanh nghiệp 5
1.1. Sự cần thiết tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh. 5
1.1.1
Một số khái niệm cơ bản liên quan đến quá trình tiêu thụ và xác định kết quả
kinh doanh
5
1.1.2
Yêu cầu quản lý chung về công tác kế toán quá trình tiêu thụ và xác định kết quả
kinh doanh
7
1.2
Những vấn đề chung về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh trong
doanh nghiệp
8
1.2.1 Các phương thức tiêu thụ trong doanh nghiệp 8
1.2.2 .Các phương thức thanh toán tiền hàng 9
1.2.3 Các phương pháp xác định giá vốn hàng tiêu thụ 10
1.2.4 Nhiệm vụ kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh 12
1.3
Khái quát chung về công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
trong doanh nghiệp

12
1.3.1 Kế toán thành phẩm (hoặc hàng hóa) 12
1.3.2 Kế toán giá vốn hàng bán 21
1.3.3 Kế toán doanh thu bán hàng 23
1.3.4 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 26
1.3.5 Kế toán các khoản thanh toán tiền hàng 28
1.3.6 Kế toán các khoản thuế phải nộp liên quan đến hàng hóa 30
1.3.7 Kế toán các khoản chi phí ngoài sản xuất 31
1.3.8 Kế toán hoạt động tài chính 36
1.3.9 Kế toán hoạt động khác 37
1.3.10 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 40
1.3.11 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 41
1.4 Các hình thức kế toán 42
1.4.1 Hình thức kế toán Nhật ký chung 42
1.4.2 Hình thức kế toán Nhật ký-sổ cái 43
1.4.3 Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ 44
1.4.4 Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ 45
Chương
II
Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty
TNHH MTV xi măng Vicem Hoàng Thạch 46
2.1 Khái quát chung về Công ty TNHH MTV xi măng Vicem Hoàng Thạch 46
2.1.1
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV xi măng Vicem
Hoàng Thạch
46
2.1.2
Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của Công ty TNHH MTV xi măng
Vicem Hoàng Thạch 49
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH MTV xi măng Vicem Hoàng Thạch 50

2.1.4 Công tác tổ chức kế toán tại Công ty TNHH MTV xi măng Vicem Hoàng Thạch 58
2.2 Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty
Sinh viên:Ngô Thị Thu 10 Lớp:Kế toán 3E
Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn
TNHH MTV xi măng Vicem Hoàng Thạch 74
2.2.1
Các phương thức bán hàng và phương thức thanh toán của Công ty TNHH MTV
xi măng Vicem Hoàng Thạch
74
2.2.2 Kế toán quá trình tiêu thụ tại Công ty TNHH MTV xi măng Vicem Hoàng Thạch 78
2.2.3 Kế toán các khoản chi phí ngoài sản xuất 104
2.2.4 Kế toán các hoạt động tài chính 110
2.2.5 Kế toán các hoạt động khác 114
2.2.6 Kế toán chi phí thuế Thu nhập doanh nghiệp 118
2.2.7 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 120
Chương
III
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả
kinh doanh tại Công ty TNHH MTV xi măng Vicem Hoàng
125
3.1
Nhận xét chung về công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại
Công ty TNHH MTV xi măng Vicem Hoàng Thạch 125
3.1.1 Ưu điểm 125
3.1.2 Những hạn chế 127
3.2
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty
TNHH MTV xi măng Vicem Hoàng Thạch
129
Sinh viên:Ngô Thị Thu 11 Lớp:Kế toán 3E

Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính của đề tài luận văn.
Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 7-11-2006, và được công nhận là thành
viên chính thức của tổ chức này vào ngày 11-1-2007. Việc gia nhập WTO đã mở
ra cơ hội lớn cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam vươn tới một thị trường
rộng lớn, gồm 155 nước thành viên, tuy nhiên hàng hóa và dịch vụ của nước ta
cũng phải đối mặt với những thách thức lớn nhất là sức ép cạnh tranh gia tăng
trên bình diện rộng hơn, sâu hơn do nước ta phải từng bước mở cửa thị trường
cho các doanh nghiệp nước ngoài có nền kinh tế hàng hóa phát triển. Vì vậy các
doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có để đạt mục đích
hướng tới là tối đa hóa lợi nhuận.
Có thể nói, tiêu thụ là khâu cuối cùng cũng là khâu quan trọng của quá
trình sản xuất kinh doanh. Kết quả tiêu thụ không chỉ phản ánh địa vị cũng như
thị phần mà trên thị trường của doanh nghiệp mà thông quá đó còn là cơ sở để
doanh nghiệp lập các kế hoạch kinh doanh phù hợp, có hiệu quá trong tương lai.
Vì vậy để hoạt động tiêu thụ đạt hiệu quả thì việc tổ chức công tác hạch
toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh là quan trọng, từ đó cung cấp thông
tin chính xác, kịp thời cho quyết định của nhà quản trị. Đó là lý do em quyết
định chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh”
2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.
Năm 2008 khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo
theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng
khoán khuynh đảo , điều này đã làm ảnh hưởng đến các khoản đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam giảm mạnh và lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nước
bị ảnh hưởng . Đặc biệt, ở nước ta suy thoái kinh tế kéo dài đã dẫn đến tình
trạng “đóng băng” trên thị trường bất động sản . Nguyên nhân của hiện tượng
này, bên cạnh tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu còn do những yếu kém
trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô như những bất cập trong hệ thống
chính sách tiền tệ và ngân hàng, tốc độ tăng trưởng GDP thấp, sức mua hay tổng

Lớp : Kế toán 3E
Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn
cầu nền kinh tế suy giảm nghiêm trọng, tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế chậm
hơn so với kế hoạch, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng cao và có những
biến động phức tạp, hạn chế sự khơi thông nguồn vốn cho thị trường. Thị trường
BĐS Việt Nam hiện nay cũng giống như các nước trên thế giới - là một thị
trường quan trọng của nền kinh tế do có liên quan trực tiếp tới một lượng tài sản
rất lớn cả về quy mô, tính chất cũng như giá trị trong nền kinh tế. Tỷ trọng BĐS
thông thường chiếm tới 40% tổng của cải xã hội ở mỗi quốc gia; các hoạt động
liên quan đến BĐS chiếm 30% tổng hoạt động của nền kinh tế, những giao dịch
thông qua thế chấp BĐS cũng chiếm khoảng 80% tổng dư nợ tín dụng ngân
hàng. Chính vì vậy, khi thị trường này mất đi tính hữu dụng vốn nó sẽ tác động
không nhỏ tới nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế. Cụ thể nó đã tác động mạnh mẽ
trực tiếp đến thị trường vật liệu xây dựng, điều này làm ảnh hưởng đến các
doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh về vật liệu xây dựng. Nhu cầu
về cung ứng vật liệu xây dựng đình trệ làm tồn kho sản phẩm tăng cao ,điều này
chứng tỏ khả năng tiêu thụ về vật liệu xây dựng giảm mạnh , cụ thể như vật liệu
xây dựng :xi măng ,thép, gạch…
Công ty TNHH MTV xi măng Vicem Hoàng Thạch là một doanh nghiệp
có quy mô sản xuất lớn về vật liệu xây dựng cũng không nằm ngoài sự ảnh biến
động của thị trường vật liệu xây dựng cụ thể là thị trường xi măng. Trước
những bế tắc của thị trường thì hoạt động bán hàng của doanh nghiệp được đặt
lên hàng đầu , chính vì vậy “ Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác
định kết quả hoạt động kinh doanh “ là một phần hành cần được quan tâm
trong bộ máy kế toán trong doanh nghiệp .
Xuất phát từ lập luận đó, là một sinh viên chuyên ngành kế toán em đã
quyết định lựa chọn đề tài làm luận văn là : “ Hoàn thiện công tác kế toán tiêu
thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh “ tại Công ty TNHH MTV xi
măng Vicem Hoàng Thạch.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.

Lớp : Kế toán 3E
Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn
-Mục đích: Khái quát một cách hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn
về công tác tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.
-Nhiệm vụ: Nắm được thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết
quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV xi măng Vicem Hoàng Thạch. Từ đó
thấy được những ưu điểm, những hạn chế còn tồn tại để định ra những phương
hướng, giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh
doanh tại Công ty.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
-Đối tượng nghiên cứu: Mỗi vấn đề nghiên cứu khoa học đều có đối tượng
nghiên cứu phân tích. Vì vậy đối tượng nghiên cứu của đề tài: “ Hoàn thiện
công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh “ bao
gồm: Phương thức tiêu thụ, phương thức thanh toán, trình tự hạch toán tiêu thụ
và xác định kết quả kinh doanh.
-Phạm vi nghiên cứu:
+Về không gian: Nghiên cứu đề tài tiến hành tại Công ty TNHH MTV xi
măng Vicem Hoàng Thạch.
+Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả
kinh doanh tại Công ty TNHH MTV xi măng Vicem Hoàng Thạch trong tháng
12 năm 2013.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.
-Cơ sở lý luận: Dựa trên các cơ chế tài chính ( Quyết định 15/2006/QĐ-
BTC, Thông tư 153/2010/TT-BTC , Chuẩn mực kế toán Việt Nam, ) và các bộ
luật, văn bản pháp luật ( Luật Kế toán, Luật Thuế giá trị giá tăng, ), …
-Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu thu thập được
trong quá trình thực tập tại đơn vị ( tài liệu cơ cấu tổ chức, quy định của Công ty
Lớp : Kế toán 3E
Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn

TNHH MTV xi măng Vicem Hoàng Thạch và các tài liệu khác làm cơ sở cho lý
luận cho đề tài nghiên cứu.
+ Phương pháp quan sát, phỏng vấn: Quan sát các công việc hàng ngày ,
cách thức làm việc của nhân viên kế toán, phỏng vấn nhân viên kế toán các vấn
đề có liên quan đến phần hành kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
tại Công ty.
+ Phương pháp phân tích kinh doanh, phân tích tài chính, phân tích so
sánh: dựa trên các số liệu thu thập được tại đơn vị thực tập tiến hành phân tích,
so sánh nghiên cứu phục vụ đề tài.
Nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh
doanh trong các doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng công tác tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại
Công ty TNHH MTV xi măng Vicem Hoàng Thạch
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và
xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV xi măng Vicem Hoàng
Thạch
Tuy nhiên do trình độ còn hạn chế nên bài báo cáo tốt nghiệp khó tránh
khỏi những sai sót và hạn chế, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các
thầy cô trong bộ môn kế toán để bài luận văn pcủa em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Lớp : Kế toán 3E
Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1.Sự cần thiết tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh
doanh.
1.1.1.Một số khái niệm cơ bản liên quan đến quá trình tiêu thụ và xác định
kết quả kinh doanh.

Thành phẩm : là những sản phẩm đã kết thúc giai đoạn cuối cùng của
quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm đó, đã qua kiểm tra đạt tiêu chuẩn kỹ
thuật quy định, được nhập kho hoặc giao trực tiếp cho khách hàng.
Hàng hoá: là những vật phẩm các doanh nghiệp mua về để bán phục vụ
cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội
Giá vốn hàng bán: là toàn bộ chi phí để tạo ra một thành phẩm. Kế toán
cần phải xác định kết quả để cung cấp thông tin trình bày báo cáo tài chính.
Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được
trong kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông
thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
Chiết khấu thương mại :là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc
đã thanh toán cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn theo thoả thuận
về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc cam kết mua bán
hàng.
Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm hàng
hóa kém chất lượng hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng
kinh tế.
Hàng bán bị trả lại : là số sản phẩm, hàng hoá doanh nghiệp đã xác
định tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết
trong hợp đồng kinh tế như: hàng kém chất lượng, sai quy cách, chủng loại
Lớp : Kế toán 3E
Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn
Các khoản phải thu: là khoản nợ của các cá nhân, các tổ chức đơn vị bên
trong và bên ngoài doanh nghiệp về số tiền mua sản phẩm, hàng hoá, vật tư và
các khoản dịch vụ khác chưa thanh toán cho doanh nghiệp.
Thuế GTGT: là một loại thuế gián thu, được tính trên khoản giá trị tăng
thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến
tiêu dùng.
Thuế tiêu thụ đặc biệt: là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng
hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của Luật Thuế Tiêu thụ đặc

biệt.
Chi phí bán hàng: là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình
bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động
quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính
chất chung toàn doanh nghiệp.
Doanh thu hoạt động tài chính: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh
nghiệp thu được từ hoạt động tài chính hoặc kinh doanh về vốn trong kỳ kế toán.
Chi phí hoạt động tài chính: là những chi phí liên quan đến các hoạt
động về vốn, các hoạt động đầu tư tài chính và các nghiệp vụ mang tính chất tài
chính của doanh nghiệp.
Thu nhập khác: là các khoản thu nhập không phải là doanh thu của doanh
nghiệp. Đây là các khoản thu nhập được tạo ra từ các hoạt động khác ngoài hoạt
động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp.
Chi phí khác: là các khoản chi phí của các hoạt động ngoài hoạt động sản
xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Đây là những khoản lỗ do
các sự kiện hay các nghiệp vụ khác biệt với hoạt động kinh doanh thông thường
của doanh nghiệp.
Kết quả hoạt động kinh doanh: là kết quả cuối cùng của hoạt động sản
xuất kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong
một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ.
Lớp : Kế toán 3E
Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn
1.1.2.Yêu cầu quản lý chung về công tác kế toán quá trình tiêu thụ và xác
định kết quả kinh doanh
Sau một quá trình hoạt động, doanh nghiệp xác định được kết quả của
từng hoạt động; trên cơ sở so sánh doanh thu, thu nhập với chi phí của từng hoạt
động. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phải được phân phối và sử dụng
theo đúng mục đích phù hợp với cơ chế tài chính quy định cho từng loại hình
doanh nghiệp cụ thể.

Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng
không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quôc dân.
Đối với bản thân doanh nghiệp có bán được hàng thì mới có thu nhập để bù đắp
những chi phí bỏ ra, có điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh ,nâng cao
đời sống của người lao động ,tạo nguồn tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân. Việc
xác định chính xác kết quả bán hàng là cơ sở xác định chính xác hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp đối vối nhà nước thông qua việc nộp thuế, phí ,lệ phí
vào ngân sách nhà nước, xác định cơ cấu chi phí hợp lý và sử dụng có hiệu quả
cao số lợi nhuận thu được giải quyết hài hoà giữa các lợi ích kinh tế: Nhà nước,
tập thể và các cá nhân người lao động. Cụ thể:
-Giám sát chặt chẽ hàng hoá tiêu thụ trên tất cả các phương diện : số lượng,
chất lượng…
-Tránh hiện tượng mất mát hư hỏng hoặc tham ô lãng phí, kiểm tra tính hợp
lý của các khoản chi phí đồng thời phân bổ chính xác cho đúng hàng bán để xác
định kết quả kinh doanh.
-Phải quản lý chăt chẽ tình hình thanh toán của khách hàng, yêu cầu thanh
toán đúng hình thức và thời gian tránh mất mát ứ đọng vốn …
-Quản lý có hiệu quả doanh thu bán hàng và các khoản thu nhập khác đòi
hỏi kế toán phải thường xuyên theo dõi, phản ánh kịp thời đúng bản chất các
nghiệp vụ phát sinh liên quan đến doanh thu
Lớp : Kế toán 3E
Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn
-Sử dụng hợp lý, hợp pháp chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật.
Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải có đầy đủ chứng từ phản ánh nghiệp
vụ kinh tế phát sinh phù hợp.
-Quản lý tốt chi phí kinh doanh phát sinh trong kỳ đòi hỏi kế toán viên
phải theo dõi chặt chẽ để phát hiện những chi phí bất hợp lý và phản ánh không
đúng bản chất trong công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
1.2.Những vấn đề chung về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
trong doanh nghiệp

1.2.1.Các phương thức tiêu thụ trong doanh nghiệp
Bán buôn hàng hóa: Hàng bán buôn thường được bán theo lô hàng hoặc
bán với số lượng lớn. Giá bán biến động tuỳ thuộc vào số lượng hàng bán và
phương thức thanh toán. Trong bán buôn thường bao gồm hai phương thức:
Ph ươ ng th ứ c bán buôn h à ng hoá qua kho:
Bán buôn hàng hoá qua kho là phương thức bán buôn hàng hoá mà trong
đó, hàng bán phải được xuất từ kho bảo quản của doanh nghiệp. Bán buôn hàng
hoá qua kho có thể thực hiện dưới hai hình thức:
+ Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp
+ Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức chuyển hàng:
Ph ươ ng th ứ c bán buôn h à ng hoá v ậ n chuy ể n th ẳng:
Theo phương thức này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận
hàng mua, không đưa về nhập kho mà chuyển bán thẳng cho bên mua. Phương
thức này có thể thực hiện theo hai hình thức:
Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp
Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng:
Bán lẻ hàng hoá là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng
hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất
tiêu dùng nội bộ. Bán lẻ thường bán đơn chiếc hoặc bán với số lượng nhỏ, giá
bán thường ổn định. Bán lẻ có thể thực hiện dưới các hình thức sau:
Lớp : Kế toán 3E
Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn
-Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung
-Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp
-Hình thức bán lẻ tự phục vụ (tự chọn)
-Hình thức bán trả góp
-Hình thức bán hàng tự động:
-Hình thức gửi đại lý bán hay ký gửi hàng hoá:
Tiêu thụ ra thị trường nước ngoài:
Gồm hai phương thức tiêu thụ là phương thức xuất khẩu trực tiếp và

phương thức xuất khẩu uỷ thác. Đặc điểm của hai phương thức này như sau:
Ph ươ ng th ứ c xu ấ t kh ẩ u tr ự c ti ế p
-Xuất khẩu trực tiếp là phương thức kinh doanh mà trong đó, đơn vị tham
gia hoạt động xuất khẩu có thể trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng với nước
ngoài, trực tiếp giao hàng và thanh toán tiền hàng.
Ph ươ n g thức xuất khẩu uỷ thác
Xuất khẩu uỷ thác là phương thức kinh doanh mà trong đó, đơn vị tham gia
hoạt động kinh doanh xuất khẩu không đứng ra trực tiếp đàm phán với nước
ngoài mà phải nhờ qua một đơn vị xuất - nhập khẩu có uy tín thực hiện hoạt
động xuất - nhập khẩu cho mình.
1.2.2.Các phương thức thanh toán tiền hàng
Các phương thức thanh toán tiền mua hàng trong nước:
Thông thường, việc thanh toán tiền mua hàng trong nước được thực hiện
theo hai phương thức:
 Phương thức thanh toán trực tiếp:
Lớp : Kế toán 3E
Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn
Sau khi nhận được hàng mua, doanh nghiệp thương mại thanh toán ngay tiền
cho người bán, có thể bằng tiền mặt, bằng tiền cán bộ tạm ứng, bằng chuyển
khoản, có thể thanh toán bằng hàng (hàng đổi hàng)
 Phương thức thanh toán chậm trả
Trả chậm tính lãi.
Trả chậm không tính lãi.
Các phương thức thanh toán tiền mua hàng nhập khẩu.
- Trong nhập khẩu hàng hoá, người ta thường dùng một trong các phương
thức thanh toán quốc tế sau để thanh toán tiền hàng:
+ Phương thức chuyển tiền (Remittance)
+ Phương thức ghi sổ (Open account)
+ Phương thức nhờ thu (Collection of payment)
Trong phương thức thanh toán nhờ thu bao gồm: nhờ thu phiếu trơn và nhờ

thu kèm chứng từ.
Nhờ thu phiếu trơn (clean collection).
Nhờ thu kèm chứng từ ( documentary collection)
+ Phương thức tín dụng chứng từ (documentary credit)
1.2.3.Các phương pháp xác định giá vốn hàng tiêu thụ
Theo nguyên tắc giá gốc thì thành phẩm được đánh giá theo giá thành sản
xuất thực tế, tùy theo sự vận động của thành phẩm mà ta đánh giá cho phù hợp.
Lớp : Kế toán 3E
Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn
* Đối với thành phẩm nhập kho:
- Thành phẩm do DNSX hoàn thành nhập kho được phản ánh theo giá
thành sản xuất thực tế (Zsxtt) của thành phẩm hoàn thành trong kì, bao gồm chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất
chung.
- Thành phẩm do thuê ngoài gia công chế biến hoàn thành nhập kho: Được
tính theo giá thực tế gia công, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
thuê gia công và chi phí liên quan trực tiếp khác (chi phí vận chuyển, bốc dỡ,
hao hụt trong gia công ).
- Thành phẩm đã bán bị trả lại nhập kho: Đánh giá bằng giá thực tế tại thời
điểm xuất trước đây.
* Đối với thành phẩm xuất kho:
Thành phẩm xuất kho cũng được phản ánh theo giá thành sản xuất thực tế
xuất kho. Thành phẩm thuộc nhóm tài sản hàng tồn kho, do vậy theo chuẩn mực
số 02 “Hàng tồn kho”, việc tính giá thành thực tế của sản phẩm tồn kho (hoặc
xuất kho) được áp dụng một trong bốn phương pháp sau:
Ph ươ ng ph á p t í nh theo gi á đ í ch danh
Theo phương pháp này thành phẩm xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì
lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Phương pháp này tuân thủ nguyên
tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị
của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra, giá trị thành

phẩm được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.
Phương pháp bình quân giá quyền (cả kỳ)
Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo
giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn
kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Phương pháp bình quân có thể được tính
Lớp : Kế toán 3E
Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn
theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng, phụ thuộc vào tình hình của
doanh nghiệp.
+Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ
Phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong
kỳ. Tuỳ theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn
cứ vào giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị
bình quân:
+Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm)
Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại
giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. Giá đơn vị bình quân
được tính theo công thức sau:
Phương pháp nhập trước, xuất trước
Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc
sản xuất trước thì được xuất trước và giá trị hàng xuất kho được tính theo giá
của lô hàng nhập trước hoặc sản xuất trước và thực hiện tuần tự cho đến khi
chúng được xuất ra hết.
Ph ươ ng ph á p nh ậ p sau, xu ấ t tr ướ c
Phương pháp này giả định là hàng được mua sau hoặc sản xuất sau thì
được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là những hàng được mua hoặc
sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính
theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được
tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ.
Lớp : Kế toán 3E

Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn
1.2.4.Nhiệm vụ kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
Để đáp ứng được các yêu cầu quản lí về thành phẩm, háng hóa; bán hàng
xác định kết quả và phân phối kết quả của các hoạt động. Kế toán phải thực hiện
tốt các nhiệm vụ sau đây:
-Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sự
biến động của từng loại thành phẩm, hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng, chất
lượng, chủng loại và giá trị.
-Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các khoản doanh thu
,các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong doanh nghiệp
.Đồng thời theo dõi và đôn đốc các khoản phải thu của khách hàng.
-Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động, giám sát
tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và tình hình phân phối kết quả các
hoạt động.
- Cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính
và định kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình bán hàng, xác
định và phân phối kết quả.
1.3.Khái quát chung về công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh
doanh trong doanh nghiệp
1.3.1.Kế toán thành phẩm (hoặc hàng hóa)
1.3.1.1 Kế toán thành phẩm
Hạch toán chi tiết sản phẩm- hàng hoá là việc hạch toán kết hợp giữa thủ
kho và phòng kế toán trên cùng cơ sở các chứng từ nhập, xuất kho; nhằm đảm
bảo theo dõi chặt chẽ số hiện có và tình hình biến động từng loại, nhóm, thứ sản
phẩm- hàng hoá về số lượng và giá trị.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh liên quan đến việc nhập, xuất sản phẩm- hàng hoá đều phải
lập chứng từ đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ qui định.
Phương pháp hạch toán
+Tài khoản sử dụng.

Lớp : Kế toán 3E
Xuất thành phẩm góp vốn liên doanh
TK 155
Xuất thành phẩm gửi bán
Xuất thành phẩm bán ,tiêu dùng nội bộ
Kiểm kê phát hiện thiếu
Nhập kho thành phẩm
TK 154
Kiểm kê phát hiện thừa
TK 632
Hàng bán bị trả lại
TK 222
TK 157
TK 632
TK 1381
TK 3381
Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn
TK155 - Thành phẩm : Phản ánh sự biến động và số liệu có theo giá
thành sản xuất thực tế của các loại thành phẩm của doanh nghiệp.
+Trình tự hạch toán.
Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên
Hình 1.1-Trình tự hạch toán thành phẩm theo phương pháp kê khai thường
xuyên
Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kì
Theo phương pháp này, giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm xuất
kho được xác định được vào thời điểm cuối kỳ trên cơ sở kết quả kiểm kê và
đánh giá thành phẩm tồn kho.
Giá thành thực tế
thành

phẩm xuất kho
trong kỳ
=
Giá thành thực
tế thành phẩm
tồn kho đầu kỳ
+
Giá thành thực tế thành
phẩm nhập kho trong
kỳ -
Giá thành thực
tế thành phẩm
tồn kho cuối kỳ
Lớp : Kế toán 3E

×