Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác báo cáo thống kê tín dụng tại ngân hàng agribank thanh hóa thông qua việc ứng dụng công nghệ tin học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 32 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động của Agribank trong những
năm vừa qua không ngừng được cải thiện, đặc biệt là việc hoàn thiện hệ thống giao
dịch trên IPCAS từ đó góp phần không nhỏ vào việc tăng cường hiệu quả trong
hoạt động kinh doanh. Agribank đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là đảm bảo tính
sẵn sàng, ổn định hoạt động hệ thống công nghệ thông tin tập trung dữ liệu đã được
triển khai, khẳng định vai trò quan trọng của công nghệ thông tin trong quản trị và
điều hành kinh doanh ngân hàng, trong cạnh tranh và phát triển thương hiệu
Agribank.
Trước khi chưa chuyển đổi sang IPCAS, mỗi khi gửi báo cáo về NHNo Tỉnh,
các chi nhánh phải làm thủ công, lập báo cáo giấy gửi qua bưu điện hoặc chuyển
trực tiếp, đối với các chi nhánh ở xa như Quan Hóa, Mường Lát, Quan Sơn, Bá
Thước…tốn rất nhiều công sức và chi phí. Sau khi chương trình IPCAS được vận
hành đã hiện đại hóa rất nhiều trong giao dịch cũng như báo cáo thống kê của
Agribank, có hệ thống dữ liệu tập trung trên máy chủ nên việc khai thác các số liệu
trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.
Hiện nay IPCAS đang trong giai đoạn hoàn thiện nên mới chỉ cung cấp một số
các loại báo cáo chung nhất, chưa có nhiều báo cáo theo yêu cầu của từng chi
nhánh, bên cạnh đó vẫn còn nhiều báo cáo thủ công chưa khai thác tự động.
Để đáp ứng được yêu cầu chi nhánh, mỗi chi nhánh phải tự nghiên cứu và tạo
lập các báo cáo tự động trên MIS hoặc phát triển các công cụ hỗ trợ nhằm giúp cho
việc giải quyết công việc tổng hợp số liệu tín dụng nhanh, đơn giản, chính xác và
hiệu quả hơn.
Vì thế việc tự tạo lập và phát triển các công cụ báo cáo tín dụng trở nên cấp
thiết hơn bao giờ hết đó cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài “Một số giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác báo cáo thống kê tín dụng tại Agribank Tỉnh Thanh
Hóa thông qua việc ứng dụng công nghệ tin học”.
1
1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- Đánh giá thực trạng công tác báo cáo thống kê tín dụng tại Agribank Thanh
Hóa, những mặt làm được, những tồn tại yếu kém, phân tích nguyên nhân dẫn đến


những kết quả đạt được và những tồn tại yếu kém.
- Đề tài nghiên cứu và ứng dụng hệ thống báo cáo động sẵn có của IPCAS là
hệ thống MIS và ngôn ngữ lập trình trên phần mềm Excel để nâng cao năng suất
lao động trong nghiệp vụ tín dụng cũng như báo cáo thống kê.
- Xây dựng mục tiêu, định hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng công
tác thống kê báo cáo tín dụng.
2. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI.
Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, đề tài gồm 3 phần:
PHẦN 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG IPCAS VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC BÁO
CÁO THỐNG KÊ TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK THANH HÓA.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BÁO CÁO THỐNG KÊ TÍN DỤNG TẠI
AGRIBANK THANH HÓA.
PHẦN 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK THANH HÓA
Quá trình thực hiện thí điểm tại Phòng tín dụng và các NHNo cơ sở từ năm
2011 đến nay cho thấy đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác báo
cáo thống kê tín dụng tại Agribank Tỉnh Thanh Hóa thông qua việc ứng dụng công
nghệ tin học” đã có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả điều hành tín dụng của Ban
giám đốc NHNo Tỉnh đồng thời đề tài đã khắc phục được những tồn tại cơ bản
trong công tác thống kê mà Phòng tín dụng và các chi nhánh chưa làm được trong
những năm về trước.
Tuy nhiên đề tài vẫn nhiều nội dung cần phải hoàn thiện, bổ sung trong thời
gian tới, rất mong sự góp ý của Ban lãnh đạo và những cán bộ quan tâm đến lĩnh
vực này để đề tài có tác dụng thiết thực hơn nữa trong quá trình Phòng tín dụng
triển khai, thực hiện.
Xin trân trọng cảm ơn !
2
PHẦN 1
TỔNG QUAN HỆ THỐNG IPCAS VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC BÁO
CÁO THỐNG KÊ TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK THANH HÓA

1. Vai trò của IPCAS trong hoạt động của Agribank
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và được sử dụng rộng rãi trong tất
cả các ngành, các lĩnh vực như: giải trí, truyền tin, nghiên cứu. Việc sử dụng Công
nghệ thông tin vào công việc giúp cho con người giải quyết công việc nhanh hơn,
đơn giản hơn, cũng như giải quyết được bài toán về khoảng cách địa lý và đặc biệt
là đảm bảo được tính an toàn và tin cậy cho người sử dụng.
Trong hệ thống Agribank Thanh Hóa bao gồm 31 chi nhánh loại III, 6 phòng
giao dịch trực thuộc NHNo tỉnh, 27 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại 3 có
mặt ở hầu hết tại thành phố, huyện thị, thị trấn, thị tứ. Chính vì vậy việc quản lý và
truyền số liệu, báo cáo định kỳ của mỗi chi nhánh về Agribank Thanh Hóa trở nên
rất quan trọng và cần thiết. Nó không chỉ đòi hỏi các số liệu, báo cáo được bảo mật
an toàn mà cần phải quản lý một cách chi tiết đến từng loại khách hàng, chi nhánh
xã, phường, cán bộ tín dụng quản lý; …
Trước đây, các nghiệp vụ tại Agribank Tỉnh Thanh Hóa được tiến hành trên
nền hệ thống cũ, gồm nhiều ứng dụng đơn lẻ, được xây dựng trên nền tảng công
nghệ thấp (cơ sở dữ liệu trên nền FOXPRO). Với hệ thống giao dịch này, quá trình
giao dịch với khách hàng diễn ra chậm, khách hàng phải trải qua nhiều khâu trung
gian mới thực hiện xong một giao dịch. Khả năng bảo mật và toàn vẹn dữ liệu thấp,
dữ liệu quản lý không tập trung, không kịp thời dẫn đến việc quản lý, điều hành
kém hiệu quả, rủi ro cao. Việc tạo lập các báo cáo không kịp thời, chính xác và khó
khăn khâu tổng hợp do đó chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý.
Từ khi chuyển sang giao dịch trên IPCAS cuối năm 2008, đây là một hệ thống
mở, có thể dễ dàng mở rộng và tích hợp với các hệ thống ứng dụng nghiệp vụ ngân
hàng khác trong một hệ thống đồng nhất. IPCAS gồm các phân hệ có khả năng xử
lý toàn bộ và cải tiến một số nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Được xây dựng trên
nền tảng công nghệ hiện đại và theo mô hình tập trung nên có khả năng xử lý đa tệ,
3
duy trì kế toán đồ, duy trì dấu vết kiểm toán, báo cáo thống kê theo đúng các chuẩn
và thông lệ quốc tế.
Việc tiến hành dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng

của chi nhánh mục đích trước hết là hướng tới mục tiêu phục vụ khách hàng, không
ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Chương trình IPCAS có một số ưu điểm cốt lõi như sau:
Thứ nhất: Thực hiện giao dịch thông qua chương trình IPCAS giúp tiết kiệm
thời gian, giảm phiền hà cho khách hàng. Trước đây, khi làm thủ tục vay vốn tại
ngân hàng, khách hàng sẽ phải trải qua nhiều khâu, từ làm hồ sơ vay vốn tại phòng
tín dụng, làm thủ tục kế toán tại bộ phận kế toán, rồi mới được lấy vốn tại bộ phận
kho quỹ, thì nay cũng nghiệp vụ đó, khách hàng chỉ việc thông qua một cán bộ tín
dụng. Thời gian giao dịch với ngân hàng, trung bình giảm khoảng 30% so với trước
đây ở tất cả các nghiệp vụ.
Thứ hai: Hệ thống IPCAS có thể tích hợp toàn bộ các ứng dụng nghiệp vụ
ngân hàng trong một hệ thống đồng nhất nên nó có khả năng vừa cung cấp các sản
phẩm và dịch vụ của một ngân hàng thương mại truyền thống, vừa đưa ra các sản
phẩm và dịch vụ mới của một ngân hàng thương mại hiện đại, từ đó cung cấp cho
khách hàng nhiều dịch vụ mới, tiện ích hơn. Đến nay, NHNo Tỉnh đã triển khai
thêm một số các sản phẩm, dịch vụ mới như: Kết nối hệ thống Bankness Smartlink,
đa dạng các loại thẻ (thẻ ATM, thẻ VISA), dịch vụ SMS Banking, Vn Toppup,
Mobile banking… Với các sản phẩm, dịch vụ này, khách hàng chỉ cần có một chiếc
máy điện thoại di động là có thể thực hiện được một số giao dịch với ngân hàng
như: Chuyển tiền, vấn tin tài khoản, nạp tiền vào tài khoản điện thoại đi động…
Thứ ba: IPCAS cho phép giao dịch 24h/ngày vì vậy cho phép khách hàng có
thể thực hiện giao dịch thẻ với ngân hàng tại bất cứ thời điểm nào trong ngày, đồng
thời khả năng giao dịch đa chi nhánh giúp khách hàng có thể gửi, rút tiền nhiều nơi,
tiết kiệm thời gian, hạn chế rủi ro trong giao dịch. Từ đó khách hàng vẫn có thể rút
tiền bằng thẻ ATM tại bất cứ huyện nào trong tỉnh. Không chỉ mang lại nhiều tiện
ích cho khách hàng, IPCAS còn giúp việc quản lý và điều hành trở nên trôi chảy và
kịp thời hơn, giúp hoạt động ngân hàng phù hợp với chuẩn và thông lệ quốc tế.
Thứ tư: IPCAS phù hợp với lộ trình giao dịch một cửa. Theo đó, khách hàng
4
chỉ cần giao dịch trực tiếp tại bất kỳ “một cửa” nào trong ngân hàng, cán bộ tiếp

nhận thông tin sẽ trực tiếp giải quyết mọi vấn đề từ làm thủ tục cho vay, giải ngân,
hạch toán… mà không phải đến nhiều cửa như trước đây, việc hướng dẫn các
khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng , quản lý khách hàng cũng được chuyên
môn hoá.
Thứ năm: Trình độ cũng như ý thức trách nhiệm của cán bộ được nâng cao rõ
rệt, trước đây khi sử dụng hệ thống cũ trên nền FOXPRO, mỗi cán bộ nghiệp vụ
thường chỉ thông thạo xử lý một hoặc hai trong số các nghiệp vụ ngân hàng, khi áp
dụng hệ thống IPCAS và mô hình giao dịch một cửa, mỗi cán bộ nghiệp vụ phải
thông thạo tất cả các nghiệp vụ, giải quyết mọi công việc trong quá trình giao dịch
với khách hàng. Giảm nhiều lao động thủ công và đánh giá được chất lượng công
việc, nhờ khả năng kiểm tra đến từng bút toán của nhân viên nghiệp vụ.
Thứ sáu: Hệ thống IPCAS được xây dựng theo mô hình quản lý tập trung,
cho phép tập trung vốn và do vậy có thể kiểm soát và điều động vốn trong hệ thống
ngân hàng một cách chủ động và hiệu quả, giảm thời gian trôi nổi của đồng tiền,
tăng vòng quay vốn khả dụng .
Thứ bảy: Dữ liệu được quản lý tập trung, với độ an toàn, đầy đủ và chính xác
cao nên khả năng cung cấp thông tin theo yêu cầu một cách nhanh chóng, đầy đủ
và chính xác qua các chức năng vấn tin. Đồng thời hệ thống này đáp ứng được các
yêu cầu xử lý bao gồm tất cả các modul nghiệp vụ ngân hàng cơ bản: Thông tin
khách hàng, tiền gửi, sổ cái, tín dụng, tài trợ thương mại… và cung cấp dữ liệu đầu
vào cho hệ thống thông tin báo cáo MIS, đánh giá tức thời hiệu quả kinh doanh của
chi nhánh vì vậy nó phục vụ một cách tốt nhất cho công tác quản trị, điều hành của
ban lãnh đạo, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Với những tiện ích do IPCAS mang lại, Agribank Tỉnh Thanh Hóa sẽ vững
bước trên con đường hội nhập, bà con nông dân và các khách hàng tiếp cận vốn tín
dụng, các dịch vụ ngân hàng sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn, giúp hoạt động của Chi
nhánh trở thành kênh dẫn vốn quan trọng và có hiệu quả tại địa phương, cung cấp
vốn phục vụ một cách tốt nhất cho các dự án và hoạt động sản xuất kinh doanh tại
tỉnh.
5

2. Giới thiệu về các báo cáo thống kê trên hệ thống MIS
Báo cáo các chỉ tiêu NHNN theo thông tư 21
Hệ thống báo cáo nội bộ (HQ Report Internal).
Hệ thống báo cáo thông tin tín dụng (HQ Report CIC).
Scheduled report: Báo cáo định kỳ
Tạo lập báo cáo động (HQ Report SBV).
2.1. Chức năng của hệ thống báo cáo MIS
Đánh giá về hệ thống Ngân hàng thanh toán Quốc tế (BIS Ratio).
Quản lý ngày đến hạn (Due date management).
Đánh giá khả năng sinh lời (Profitability).
2.2. Cấu trúc chung màn hình: Gồm màn hình chính và màn hình chức năng.
Màn hình chính: Là màn hình sau khi truy cập vào hệ thống. Tại màn hình này
người sử dụng có thể chọn các màn hình chức năng trên cơ sở hệ thống Menu hoặc
cũng có thể gõ trực tiếp mã màn hình tại phần TR Code.
Ví dụ: Người sử dụng muốn thực hiện “Tạo cấu trúc báo cáo” có thể chọn trên hệ
thống Menu: MIS -> HQ Report (SBV) -> Management SBV report hoặc có thể gõ
trực tiếp Code của màn hình Mshr20 tại phần TR Code
Màn hình chức năng: Là màn hình giúp cho người sử dụng thực hiện một yêu cầu
nghiệp vụ nào đó. Hầu hết các nút lệnh trên màn hình có chức năng tương tự nhau
vì vậy việc sử dụng các nút lệnh này trên các màn hình là như nhau.
6
- Giải thích các mục chọn trên màn hình:
Search: Tìm kiếm dữ liệu theo các tiêu trí tìm kiếm đã nhập.
V: Thay đổi ngôn ngữ hiển thị sang tiếng Anh hoặc tiếng Việt
Add: Thêm mới.
Modify: Sửa nội dung đang chọn.
Remove (Delete): Xóa nội dung đang chọn
Reset: Hủy bỏ các thao tác vừa thực hiện.
OK: Chấp nhận các thao tác vừa sửa, thêm mới.
Save: Ghi lại toàn bộ các thay đổi vào Database.

Exit: Thoát khoit màn hình chức năng.
Excel: Xuất dữ liệu ra File Excel.
Các điều kiện nhập vào hệ thống báo cáo MIS:
- Branch code: Nhập mã chi nhánh hoặc nhập tên chi nhánh.
- Date: Nhập ngày tháng năm cần tìm kiếm.
Có thể chọn hình thức nhập từ ngày nào đó đến ngày nào đó
- Customer: Nhập vào mã số khách hàng hoặc nhấn vào nút vấn tin thông tin
khách hàng.
- Ccy: Mã tiền tệ. Trong đó 000(ALL), VND, USD, AUD, JPY, etc.
7
- Business: Mã giao dịch. Trong đó có các mã ALL, Loan, Deposit, Trade
finance, etc.
- A/C code: Mã tài khoản.
- Product: Mã sản phẩm.
- Period: Các giai đoạn cần tìm kiếm. Gồm các giai đoạn: ALL, DAILY,
WEEKLY, MONTHLY, QUARTERLY, YEARLY, etc
- Nút lựa chọn: Thực hiện lựa chọn 1 trong nhiều ứng dụng.
+ Cr/Dr Type: [Credit/Debit] [Nợ/Có]
+ Loại tiền: [Billion over/Million over] [hơn triệu/hơn tỉ]
+ Kiểu báo cáo ngày: [Outstanding Balance/Daily Changed Balance]
+ Kiểu báo cáo tháng: [Outstanding Balance/Average Balance/ Monthly
Changed Balance]
+ Ngôn ngữ: [English/Local] [Tiếng Anh/Tiếng Việt]
+ Loại báo cáo: [BS/Detailed BS/PL]
+ Kiểu tiền tệ: [Actual/Base] [Hiện tại/Cơ bản]
+ Trạng thái báo cáo: [Before Adjust/After adjust/Before Income
Tax/Before Adj. Average/ After Adj. Average]
+ Trạng thái GL: [Before Accrual/After Accrual] [Trước dồn tích/ Sau dồn
tích]
+ Loại đa chức năng : [3 Grade/5 Grade]

+ Trạng thái báo cáo của CIC : [Completed/Uncompleted/All] [Hoàn
thành/Chưa hoàn thành/Tất cả]
- Interest Rate: Nhập vào lãi suất cần tìm kiếm
- Month, Qurter, Year: Nhập vào tháng, quý, năm cần tìm kiếm

- A/C Kind: Nhập vào loại tài khoản cần tìm kiếm. Trong đó có các loại TK:
Assets, Liability, Capital, Footnotes, Expense, Profit, System.
- Rate Type: Nhập vào kiểu tỷ giá cần tìm kiếm. Có các kiểu tỷ giá: Book Rate,
Corporate rate, Weekly avg. rate, Monthly avg. rate, Quarterly avg. rate,
Yearly avg. rate, period avg. rate.
- Report ID: Mã báo cáo CIC.
- Main group, sub group: Nhóm và các nhóm con cần tìm kiếm.
3. Giới thiệu phần mềm Excel và ứng dụng tạo lập các báo cáo tín dụng tự
8
động sau khi có số liệu xuất ra từ IPCAS.
Với sự phát triển mạnh mẽ của máy tính cùng với các phần mềm tiện ích, việc
lưu trữ, xử lý và phân tích các số liệu thống kê đã trở nên nhanh chóng và đơn giản,
do đó các phân tích thống kê đã phát huy hiệu quả manh mẽ hơn, phục vụ đắc lực
việc điều hành hoạt động tín dụng. Chính vì vậy hoạt động của Ngân hàng nói
chung và Agribank nói riêng cũng có thể dựa trên cơ sở một số công cụ tiện ích
thích hợp.
Vì sự tiện dụng của Excel đặc biệt với nội dung lập trình VBA trong Excel,
Chủ đề tài sẽ trình bày một cách tổng hợp việc tạo lập công cụ hỗ trợ bằng phần
mềm Excel hướng tới sẽ từng bước đưa vào và được coi như phần phụ trợ để
Phòng tín dụng NHNo Tỉnh tạo lập báo cáo và hướng dẫn NHNo cơ sở quản lý
công tác tín dụng.
Hiện nay phần mềm Excel đã chứng tỏ khả năng đáp ứng tốt các vấn đề xử
báo cáo thống kê mà trước đây Ngân hàng phải làm bằng tay. Nhưng không phải
bất kì ai cũng nắm rõ được phần mềm này, đặc biệt là nhớ được các ngôn ngữ lập
trình hỗ trợ cũng như các hàm sử dụng trong Excel, vì nó đòi hỏi chính xác cao

trong từng câu lệnh và cách sử dụng nó.
Chủ đề tài đã có thời gian dài nghiên cứu tạo lập công cụ từ Excel nhằm xử lý
rất nhiều các số liệu tín dụng của các NHNo cơ sở sau khi xuất ra từ IPCAS (Các
tiện ích đã cung cấp cho các NHNo cơ sở dử dụng từ phần mềm Excel: Hồ sơ vay
vốn có bảo đảm bằng tài sản, cho vay cầm cố giấy tờ có giá, tạo sao kê dư nợ tiền
vay, tính lãi tất toán, sao kê bảng kê thu nợ cho vay qua tổ, kiểm tra đăng nhập
thông tin khác hàng….), từ năm 2010 trở lại đây tác giả đã tập trung nghiên cứu
việc ứng dụng Excel trong công tác báo cáo thống kê, chỉ cần có File số liệu xuất ra
từ IPCAS, chương trình sẽ tự động tính toán một cách nhanh, gọn và chính xác và
đưa ra các mẫu biểu theo yêu cầu của lãnh đạo. Hơn thế nữa việc tạo ra các công cụ
từ Excel rất tiện dụng giúp cán bộ thống kê rút ngắn được nhiều thời gian trong quá
trình tổng hợp báo cáo từ NHNo cơ sở đến NHNo Tỉnh.
4. Vai trò việc tạo lập báo cáo trên MIS và các công cụ hỗ trợ báo cáo thống kê
tại Agribank Tỉnh Thanh Hóa.
Trong những năm qua Agribank Tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm đến việc phát
9
triển ứng dụng trên IPCAS cũng như từ các sản phẩm thông dụng Microsoft Office
trong tạo lập và quản lý, phê duyệt báo cáo tín dụng tại Phòng tín dụng Agribank
Thanh Hóa được xây dựng như sau:
- Do hệ thống chi nhánh Agribank Thanh Hóa gồm rất nhiều các đơn vị, số
liệu tín dụng của mỗi chi nhánh khác nhau. Công tác báo cáo thống kê tại các chi
nhánh còn gây quá tải trong công việc, do đó còn rất nhiều tồn tại, số liệu chưa đảm
bảo tính kịp thời để tổng hợp toàn tỉnh phục vụ công tác điều hành. Như vậy để
khắc phục tình trạng quá tải trong báo cáo thống kê tín dụng, cần phải giải quyết
thông qua việc tạo ra các tiện ích và tạo lập các báo cáo động trên modul MIS của
IPCAS.
- Ngoài các báo cáo do Phòng tín dụng tạo lập hàng tuần, theo định kỳ quy
định các chi nhánh phải tổng hợp và chuyển số liệu về để phòng tín dụng Agribank
Thanh Hóa tổng hợp gửi NHNo Việt Nam và NHNN Tỉnh Thanh hóa đúng thời
gian.

- Nhiều báo cáo đã có số liệu trên IPCAS nhưng chưa có báo cáo tự động,
nếu muốn khai thác phải thực hiện rất nhiều công đoạn thủ công, dẫn đến tốn nhiều
thời gian cũng như công sức của cán bộ, và cung cấp thông tin cho lãnh đạo không
kịp thời.
Tóm lại Phòng tín dụng xây dựng đề tài với mục đích chính: xây dựng các
mẫu báo cáo tự động và chương trình phần mềm hỗ trợ sao cho thỏa mãn các yêu
cầu:
- Quản lý các biểu mẫu báo cáo và báo cáo của tất cả các chi nhánh trên một
cơ sở dữ liệu (CSDL) tập trung xuất ra từ IPCAS.
- Để mọi người trong chi nhánh và chi nhánh có thể cùng khai thác và sử dụng.
Chương trình cũng phải cung cấp cho các chuyên viên của Phòng cách thức: tạo
báo cáo, phê duyệt báo cáo, gửi báo cáo. Sau khi các báo cáo đã được phê duyệt thì
nó sẽ được gửi lên hệ thống báo cáo chung của Agribank hoặc tạo các mẫu biểu
theo yêu cầu quản lý của chi nhánh.
- Đảm bảo được sự thống nhất của dữ liệu trong quá trình tạo lập các báo cáo.
Đây là yêu cầu quan trọng nhất của đề tài. Việc tạo số liệu thống nhất và chi tiết
theo nhu cầu quản lý tín dụng cần được các chi nhánh tuân thủ nghiêm ngặt và
đúng quy định về đăng nhập tin tín dụng vào hệ thống IPCAS.
PHẦN 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BÁO CÁO THỐNG KÊ TÍN DỤNG TẠI
AGRIBANK THANH HÓA
10
1. Mô hình công tác báo cáo tín dụng tại Agribank Thanh Hóa:
1.1. Đối với các báo cáo tín dụng gửi Agribank;
1.2. Các báo cáo tín dụng tổng hợp từ chi nhánh loại III và Phòng giao dịch
trực thuộc về NHNo Tỉnh.
Cách thức gửi báo cáo:
- Gửi báo cáo giấy theo đường công văn.
- Gửi số liệu báo cáo tín dụng dưới dạng File Excel qua Fasnet.
11

- Gửi gởi số liệu báo cáo được kết xuất dưới dạng Word, Excel qua đường
email cho Ngân hàng cấp trên.
2. Các giải pháp Phòng tín dụng NHNo Tỉnh đang áp dụng để tạo lập các báo
cáo tín dụng.
- Tạo lập từ trên hệ thống MIS các mẫu biểu chung cho tất cả các chi nhánh và
phòng giao dịch hoặc có thể lấy riêng từng chi nhánh; kiểu lấy số liệu theo ngày,
tháng, quý, năm. Mỗi đơn vị do đã được cấp mã trên IPCAS mã đơn vị duy nhất,
thông qua mã đơn vị Phòng tín dụng sẽ tổng hợp các biểu mẫu báo cáo một cách dễ
dàng hơn. Trong quá trình tạo số liệu chung trên MIS các chi nhánh trực thuộc phải
sử dụng chức năng “Make Report” và chức năng “Verify” để xác nhận báo cáo
trước khi Phòng tín dụng tổng hợp tất các chi nhánh.
- Xây dựng các chương trình tiện ích từ Excel: Các chương trình sẽ chạy trên
các máy đơn lẻ phục vụ riêng cho nhu cầu quản lý tín dụng của NHNo Tỉnh, do
vậy các chức năng thao tác do người tạo chương trình kiểm soát và tạo lập, người
tạo các chương trình tiện ích này cho các máy tính khác nhưng phải có sự chuyển
giao và hướng dẫn về mặt kỹ thuật. Các máy tính phục vụ công tác báo cáo này trở
thành nơi lưu trữ dữ liệu tín dụng chung của toàn chi nhánh, và có thể dùng để truy
xuất bất cứ khi nào nhà quản lý cần.
3. Ưu điểm của báo cáo tự động MIS và các chương trình tiện ích từ Excel:
3.1. Tiết giảm được nhiều thời gian làm báo cáo thủ công:
+ Nếu 01 báo cáo tổng hợp dư nợ của toàn chi nhánh bằng thủ công trên
IPCAS thì 01 cán bộ thống kê theo thông thường phải mất từ 02 đến 03 tiếng đồng
hồ, trong khi đó nếu tạo lập báo cáo động trên MIS sẽ chỉ tốn chưa đầy 5 phút;
+ Nếu 01 báo cáo cho vay thị trấn thị tứ từ NHNo cơ sở gửi lên để Phòng tín
dụng tổng hợp được, tối thiểu phải thực hiện trong 01 - 1,5 ngày ( tính từ khi
NHNo cơ sở hoàn thành và gửi lên Hội sở) trong khi nếu lấy số liệu trên IPCAS và
dùng công cụ hỗ trợ của Microsoft Excel thì việc tổng hợp báo cáo trên chỉ mất
khoảng 10 phút ( Kể từ khi xuất số liệu sao kê xong trên IPCAS);
3.2. Chủ động trong việc tạo lập các báo cáo tín dụng theo nhu cầu điều hành tín
dụng.

3.3. Có thể tạo lập các báo cáo tín dụng chi tiết đến từng chi nhánh, từng đối tượng
12
đầu tư, từng cán bộ tín dụng, từng khoản nợ quá hạn của từng chi nhánh….
3.4. Qua sự phân tích số liệu tín dụng đến từng chi nhánh, nâng cao vai trò kiểm
soát hoạt động tín dụng của Phòng tín dụng NHNo Tỉnh, có thể lựa chọn đúng các
vấn đề nóng trong hoạt động tín dụng để đề xuất Ban giám đốc tổ chức kiểm tra kịp
thời phát hiện các sai sót và chỉ đạo chấn chỉnh (Cho vay đảo nợ, cho vay phân kỳ
hạn nợ không đúng quy định, cho vay sai đối tượng, không cập nhật tình trạng
khoản vay nông nghiệp nông thôn, … )
4. Thực tế đang triển khai các báo cáo tín dụng tại Phòng tín dụng NHNo Tỉnh
Số liệu phục vụ công tác điều hành hoạt động tín dụng là hết sức quan trọng
và cần thiết, để có cơ sở điều hành một cách hiệu quả thì việc cung cấp các thông
tin từ báo cáo tín dụng phải đáp ứng được tính nhanh chóng, chính xác.
Trong thực tế đối với mỗi NHNo cơ sở sẽ quản lý các loại báo cáo và các số
liệu tín dụng khác nhau. Các số liệu, báo cáo đó được thống nhất theo mẫu biểu
chung của Ngân hàng cấp trên và phải do các chi nhánh tự quản lý kiểm soát hồ sơ
giấy và trên IPCAS. Sau đó các số liệu, các báo cáo được thống kê theo từng tháng,
quý sẽ được gửi lên Phòng tín dụng NHNo Tỉnh. Các chi nhánh sẽ sử dụng mã chi
nhánh của chi nhánh mình để xác định các biểu mẫu báo cáo mà chi nhánh đó được
phép khai thác ( VD: 3501 là mã chi nhánh Thành Phố….). Sau đó bộ phận thống
kê sẽ căn cứ theo biểu mẫu báo cáo của chi nhánh mà tổng hợp toàn tỉnh để gửi
NHNo Việt Nam.
4.1. Các báo cáo tự động trên MIS Phòng tín dụng đã xây dựng:
- Hoạt động tín dụng hàng tuần, tháng, quý năm
- Hoạt động cho vay tiêu dùng đến từng chi nhánh phòng giao dịch.
- Hoạt động cho vay cầm cố đến từng chi nhánh phòng giao dịch.
- Hoạt động cho vay lĩnh vực xây dựng, giao thông thủy
- Hoạt động cho vay có bảo đảm, không có bảo đảm
- Hoạt động cho vay phát triển ngành thủy sản …
Các báo cáo Phòng tín dụng xây dựng trên Modul MIS đều có mã báo cáo bắt

đầu từ “SL_”.
* Hướng dẫn cách thức tạo lập báo cáo tín dụng hàng tuần trên Modul MIS:
Bước 1: Sau khi đăng nhập vào IPCAS mở màn hình: MIS\mshr\mshr20
13
- Tại tab Report: Click vào phím Add, gõ tên, ID báo cáo vào mục name, Report
ID, các thông tin khác như đơn vị tính tại mục Unit,….(Lưu ý tại trường Report ID
và name bên dưới)
- Khi tạo mới báo cáo, mặc định User tạo sẽ được xem và khai thác báo cáo nên ở
màn hình phân quyền user được xem báo cáo không cần thêm user tạo báo cáo nữa.
- Chọn chi nhánh sau đó click vào nút “…” để tìm kiếm user của chi nhánh mà
14
mình muốn cho phép được xem và khai thác báo cáo.
- Click nút Add New để cho phép thêm User được xem và khai thác báo cáo.
- Sau khi chọn xong user được xem và khai thác báo cáo. Click nút OK để xác
nhận. Hoàn thành bước chuẩn bị đầu tiên.
Bước 2: Tạo lập các dòng cho báo cáo:
Vẫn tại màn hình MIS\mshr\mshr20, click vào tên báo cáo mà ta vừa tạo để hiện
hình trên mục Report ID trên cùng, sau đó Click vào Search, IPCAS hiện ra một lúc
rồi báo No data found.
Bước 3: Tạo lập các cột cho báo cáo tại tab Column:
- Click phím Add chèn lần lượt các hàng trong báo cáo, Nhập đầy đủ mã nhận dạng
của các hàng tại trường Row. Lưu ý: mã này chỉ đặt được 1 lần và là ký tự số, quy
định thứ tự của hàng trong báo cáo, Ví du: 01,02,…99
Tên hàng tại trường Explantion, ví dụ số dư “Dư nợ”
Trường Formula có thể dùng công thức Sum để cộng giá trị các hàng lại với nhau.
Ví dụ : Tổng số dư (mã nhận dạng là 03)= Dư nợ ngắn hạn (mã nhận dạng là 01) +
Dư nợ trung và dài hạn (mã nhận dạng là 02) thì tại trường Formula ta dùng công
thức sum(01,02).
Lưu ý: Công thức tại trường này sẽ được ưu tiên thực hiện trước, nên tránh xung
đột với công thức tạo tại Tab Formula sẽ đề cập ở bước 4.

15
Trường Font type, quy định kiểu chữ, ví dụ chữ thường, chữ đậm, nghiêng ……
Sau khi tạo xong các hàng (Row), click Save ghi lại đề phòng IPCAS bị thoát ra mà
không lưu kết quả các thao tác đã thực hiện. Nếu muốn thêm hàng ta vẫn có thể tiếp
tục Add thêm, còn Modify thì ngoài trường Row, người tạo báo cáo cáo được phép
sửa lại.
Chuyển qua tab Column:
Click Phím Add để chèn lần lượt các cột, tương tự như tạo hàng đã nêu trên, trường
Column, mã nhận dạng của cột, tương tự như hàng.
Trường Explantion: tên cột
Trường Width: độ rộng cột khi thể hiện báo cáo trên màn hình IPCAS, không có
giá trị khi in ra do IPCAS tự mình căn lại, đây là chức năng tự động của IPCAS.
Trường Type: loại ký tự của số liệu, lưu ý chọn vì nếu đặt công thức cộng thì không
chọn Type là Char (kiểu ký tự)
Trường Align : Căn lề của báo cáo tương tự trong Word, Excel,
Trường Count Flag, nếu chọn thì số liệu sẽ mất phần thập phân
Trường Visble: Thông thường là Yes, nếu chọn No sẽ dấu cột đi, giúp báo cáo đỡ
rối mắt hơn.
Thực hiện xong người tạo báo cáo Click Save để ghi lại.
Như vậy ta đã hoàn thành xong việc tạo lập báo động trên MIS.
16
Bước 4: Các công thức Tab Formula
Như đã nói ở trên, nếu tại trường Formula tab Row ta đặt công thức thì tại tab
Formula này Hàng có công thức đó sẽ không xuất hiện nữa, ví dụ hàng Tổng dư
nợ đã có công thức nên không xuất hiện tại màn hình này nữa.
Giải thích ý nghĩa các trường tại màn hình này:
Từ trường Flag đến trường Column name, không cho phép sửa chữa, nếu muốn sửa
chữa xin mời quay lại các tab Row, Column để sửa.
Trường Formula: Trường đặt công thức, cái này các bác có thể tham khảo tài liệu
công thức tại phụ lục đính kèm hoặc vào màn hình mshr34 để xem cấu trúc công

thức. Ví dụ ở đây lấy số dư nợ nên đặt công thức là LNBAL
Trường Period: thông thường vẫn để là Theo giá trị đầu vào, khi tạo báo cáo nếu
chúng ta chọn tháng thì với cách chọn trên báo cáo sẽ tự động chọn loại báo cáo là
báo cáo tháng, nếu quý thì là báo cáo quý, …
Trường Rsrcecd: Chọn mã loại công thức để MIS biết mà làm, ví dụ công thức trên
thì chọn là 92-Funtion tự động.
Trường Ccygrpcd: loại tiền tệ.
Trường Time Type: quy định khoảng thời gian lấy báo cáo, nếu lấy số liệu kỳ báo
cáo ta chọn kỳ này, nếu muốn lấy số liệu trước ta có thể chọn kỳ trước, v.v…
Bước 5: Tạo tiêu đề cho báo cáo
17
Quay về tab Report, làm lại bước Search
Duyệt qua một lần các tab Row, Column, Formula kiểm tra lại các nội dung.
Sau đó chuyển qua Tab Column Group
Khi thao tác xong Click phím Save ghi lại.
Một số lưu ý đối với người tạo lập báo cáo MIS
- Đọc kỹ tài liệu về công thức MIS do Agribank cung cấp, nghiên cứu kỹ màn
hình mshr34 để xem cấu trúc công thức.
- Sử dụng chức năng Copy báo cáo động của các anh chị đi trước về nghiên
cứu cách đặt công thức.
Cách copy như sau: Tại màn hình mshr20, xóa toàn bộ Report ID, name bên
dưới, Click chọn vào All report, sau đó Search. IPCAS sẽ đưa ra một danh sách các
báo cáo đã được tạo lập.
=> Chọn báo cáo cần copy, click CopyOKSave là ta đã copy được báo
cáo cần tạo, báo cáo đó có thể vào hệ thống báo cáo động để sử dụng theo hướng
dẫn tại bước 6.
Bước 6: Màn hình để sử dụng các báo cáo động đã tạo lập
Màn hình báo cáo: MIS\mshr\mshr33
18
Lựa chọn các tiêu chí của báo cáo cần lấy:

Kết quả báo cáo động hoạt động tín dụng hàng tuần:
19
DANH SÁCH MỘT SỐ CÁC HÀM CƠ BẢN ĐỂ TẠO BÁO CÁO ĐỘNG TÍN DỤNG:
TT
Tên hàm Giải Thích
1
LNBAL Dư nợ
2
LNCUSTCNT Số lượng khách hàng có dư nợ
3
LNCNT Tổng số giải ngân còn dư nợ
4
LNGR1BAL Dư nợ nhóm 1
5
LNGR1CNT Số lượng giải ngân còn dư nợ nhóm 1
6
LNGR1CUSTCNT Số lượng khách hàng còn dư nợ nhóm 1
7
LNGR2BAL Dư nợ nhóm 2
8
LNGR2CNT Số lượng giải ngân còn dư nợ nhóm 2
9
LNGR2CUSTCNT Số lượng khách hàng còn dư nợ nhóm 2
10
LNGR3BAL Dư nợ nhóm 3
11
LNGR3CNT Số lượng giải ngân còn dư nợ nhóm 3
12
LNGR3CUSTCNT Số lượng khách hàng còn dư nợ nhóm 3
13

LNGR4BAL Dư nợ nhóm 4
14
LNGR4CNT Số lượng giải ngân còn dư nợ nhóm 4
15
LNGR4CUSTCNT Số lượng khách hàng còn dư nợ nhóm 4
16
LNGR5BAL Dư nợ nhóm 5
17
LNGR5CNT Số lượng giải ngân còn dư nợ nhóm 5
20
18
LNGR5CUSTCNT Số lượng khách hàng còn dư nợ nhóm 5
19
LNPSTDBAL Dư nợ quá hạn
20
LNPSTDCNT Số món giải ngân quá hạn
21
LNPSTDCUSTCNT Tổng số khách hàng có dư nợ quá hạn
22
LNPSTGR1BAL Dư nợ quá hạn nhóm 1
23
LNPSTGR1CNT Số món giải ngân quá hạn nhóm 1
24
LNPSTGR1CUSTCNT Số khách hàng có dư nợ quá hạn nhóm 1
25
LNPSTGR2BAL Dư nợ quá hạn nhóm 2
26
LNPSTGR2CNT Số món giải ngân quá hạn nhóm 2
27
LNPSTGR2CUSTCNT Số khách hàng có dư nợ quá hạn nhóm 2

28
LNPSTGR3BAL Dư nợ quá hạn nhóm 3
29
LNPSTGR3CNT Số món giải ngân quá hạn nhóm 3
30
LNPSTGR3CUSTCNT Số khách hàng có dư nợ quá hạn nhóm 3
31
LNPSTGR4BAL Dư nợ quá hạn nhóm 4
32
LNPSTGR4CNT Số món giải ngân quá hạn nhóm 4
33
LNPSTGR4CUSTCNT Số khách hàng có dư nợ quá hạn nhóm 4
34
LNPSTGR5BAL Dư nợ quá hạn nhóm 5
35
LNPSTGR5CNT Số món giải ngân quá hạn nhóm 5
36
LNPSTGR5CUSTCNT Số khách hàng có dư nợ quá hạn nhóm 5
37
LNPSTINTAMT Lãi quá hạn
38
LNPSTINTCNT Số món có lãi quá hạn
39
LNPSTINTCUSTCNT Số KH có lãi quá hạn
40
LNRESCHBAL Dư nợ đã điều chỉnh kỳ hạn nợ
41
LNRESCHCNT Số món giải ngân đã điều chỉnh kỳ hạn nợ
42
LNRESCHCUSTCNT Số khách hàng còn dư nợ đã điều chỉnh kỳ hạn nợ

43
LNSECBAL Dư nợ có đảm bảo bằng tài sản
44
LNSECCNT Số món giải ngân có đảm bảo bằng tài sản
45
LNSECCUSTCNT Số khách hàng còn dư nợ có đảm bảo bằng tài sản
46
LNSECGR1BAL Dư nợ có đảm bảo bằng tài sản nhóm 1
47
LNSECGR1CNT Số món giải ngân có đảm bảo bằng tài sản nhóm 1
48
LNSECGR1CUSTCNT Số KH còn dư nợ có đảm bảo bằng tài sản nhóm 1
49
LNSECGR2BAL Dư nợ có đảm bảo bằng tài sản nhóm 1
50
LNSECGR2CNT Số món giải ngân có đảm bảo bằng tài sản nhóm 1
51
LNSECGR2CUSTCNT Số KH còn dư nợ có đảm bảo bằng tài sản nhóm 1
52
LNSECGR3BAL Dư nợ có đảm bảo bằng tài sản nhóm 1
53
LNSECGR3CNT Số món giải ngân có đảm bảo bằng tài sản nhóm 1
54
LNSECGR3CUSTCNT Số KH còn dư nợ có đảm bảo bằng tài sản nhóm 1
55
LNSECGR4BAL Dư nợ có đảm bảo bằng tài sản nhóm 1
21
56
LNSECGR4CNT Số món giải ngân có đảm bảo bằng tài sản nhóm 1
57

LNSECGR4CUSTCNT Số KH còn dư nợ có đảm bảo bằng tài sản nhóm 1
58 LNSECGR5BAL Dư nợ có đảm bảo bằng tài sản nhóm 1
59 LNSECGR1CNT Số món giải ngân có đảm bảo bằng tài sản nhóm 1
60 LNSECGR1CUSTCNT Số KH còn dư nợ có đảm bảo bằng tài sản nhóm 1
61 LNMAXINT Lãi xuất lớn nhất
62 LNMININT Lãi xuất nhỏ nhất
63 LNAVGINT Lãi xuất trung bình
64 LNDRAMT Doanh số giải ngân trong kỳ
65 LNDRCUSTCNT Số khách hàng giải ngân trong kỳ
66 LNCRAMT Doanh số thu nợ trong kỳ
67
LNCRCUSTCNT Số khách hàng thu nợ trong kỳ
68 LNINTAMT Số tiền thu lãi trong kỳ
69 LNSCHDAMT Kế hoạch thu nợ gốc trong kỳ
4.2. Các báo cáo thủ công Phòng tín dụng đã xây dựng từ các công cụ hỗ
trợ Microsoft Excel:
- Báo cáo các khoản vay vượt quyền phán quyết;
- Báo cáo tình hình cho vay thị trấn thị tứ;
- Tổng hợp số lượng khách hàng vay vốn theo loại hình ( Khách hàng doanh
nghiệp, khách hàng hộ gia đình cá nhân);
- Tổng hợp các khoản nợ xấu toàn chi nhánh;
- Tổng hợp các khoản nợ nhóm 2 toàn chi nhánh;
- Tổng hợp các khoản bảo lãnh toàn chi nhánh;
- Báo cáo các khoản vay không đăng ký địa chỉ;
- Báo cáo chi tiết các khoản vay được hỗ trợ lãi suất toàn chi nhánh;
- Báo cáo các khoản vay HMTD đến 100 triệu đối với hộ gia đình;
- Báo cáo các khoản vay cho vay chương trình nông thôn mới;
Đối với việc tự tạo lập báo cáo thông qua các tiện ích không có trên IPCAS.
Các số liệu sẽ được xuất ra trên IPCAS lưu theo các trường của file Micrsoft Excel.
Mỗi báo cáo sẽ là một file Excel. Các sao kê tín dụng theo thời điểm cần lấy sẽ có

cấu trúc tên file theo mã chi nhánh. Căn cứ nhu cầu báo cáo Người tổng hợp sẽ ứng
dụng tiện ích tương ứng để tổng hợp tất các các chi nhánh ( Báo cáo tình hình cho
vay thị trấn thị tứ, Báo cáo các khoản vay vượt quyền phán quyết …).
Cách thức tạo lập báo cáo từ Micrsoft Excel: Xây dựng các chương trình con
trên nền VBA( Visua Basic Application ) dưới dạng các Macro để tổng hợp số liệu.
22
Ví dụ: Tạo lập báo tổng hợp cho vay thị trấn thị tứ toàn tỉnh
Giao diện chương trình:
Bước 1: Tạo bảng mã thị trấn thị tứ toàn tỉnh:
Mã Tên thị trấn thị tứ Huyện
Mã CN trên
IPCAS
3500701 Thị trấn Mường Lát Huyện Mường Lát 3527
3500901 Thị trấn Quan Hóa Huyện Quan Hóa 3523
3501101 Thị trấn Quan Sơn Huyện Quan Sơn 3526
3501301 Thị trấn Cành Nàng Huyện Bá Thước 3503
3501319 Xã Điền Lư Huyện Bá Thước 3503
3501501 Thị trấn Cẩm Thủy Huyện Cẩm Thủy 3504
3501701 Thị trấn Lang Chánh Huyện Lang Chánh 3509
3501901 Thị trấn Kim Tân Huyện Thạch Thành 3507
3501903 Thị trấn Vân Du Huyện Thạch Thành 3507
3502101 Thị trấn Ngọc Lạc Huyện Ngọc Lạc 3510
3502301 Thị trấn Thường Xuân Huyện Thường Xuân 3515
3502501 Thị trấn Yên Cát Huyện Như Xuân 3520
3502732 Thị trấn Bến Sung Huyện Như Thanh 3528
3502901 Thị trấn Vĩnh Lộc Huyện Vĩnh Lộc 3508
3503101 Thị trấn Hà Trung Huyện Hà Trung 3506
3503301 Thị trấn Nga Sơn Huyện Nga Sơn 3505
3503501 Thị trấn Quán Lào Huyện Yên Định 3512
3503503 Thị trấn NT Thống Nhất Huyện Yên Định 3512

23
3503701 Thị trấn Thọ Xuân Huyện Thọ Xuân 3511
3503703 Thị trấn Lam Sơn Huyện Thọ Xuân 3513
3503705 Thị trấn Sao Vàng Huyện Thọ Xuân 3513
3503901 Thị trấn Hậu Lộc Huyện Hậu Lộc 3514
3504101 Thị trấn Vạn Hà Huyện Thiệu Hoá 3525
3504301 Thị trấn Bút Sơn Huyện Hoằng Hóa 3518
3504501 Thị trấn Rừng Thông Huyện Đông Sơn 3517
3504701 Thị trấn Triệu Sơn Huyện Triệu Sơn 3516
3504901 Thị trấn Quảng Xương Huyện Quảng Xương 3519
3505101 Thị trấn Nông Cống Huyện Nông Cống 3521
3505103 Thị trấn Yên Mỹ Huyện Nông Cống 3521
3505301 Thị trấn Tĩnh Gia Huyện Tĩnh Gia 3522
Bước 2: Xuất số liệu sao kê từ IPCAS ( Màn hình Msit80) và lưu tên file trong 01
thư mục; các file đặt tên theo mã chi nhánh trên IPCAS:
T
T
Mã chi
nhánh
Tên NHNo cơ sở TT
Mã chi
nhánh
Tên NHNo
cơ sở
1 3501 Thành Phố 17 3518 Hoàng Hoá
2 3503 Bá Thước 18 3519 Quảng Xương
3 3504 Cẩm Thuỷ 19 3520 Như Xuân
4 3505 Nga Sơn 20 3521 Nông Cống
5 3506 Hà Trung 21 3522 Tĩnh Gia
6 3507 Thạch Thành 22 3523 Quan Hoá

7 3508 Vĩnh Lộc 23 3524 Bỉm Sơn
8 3509 Lang Chánh 24 3525 Thiệu Hoá
9 3510 Ngọc Lạc 25 3526 Quan Sơn
10 3511 Thọ Xuân 26 3527 Mường Lát
11 3512 Yên Định 27 3528 Như Thanh
12 3513 Lam Sơn 28 3529 Nghi Sơn
13 3514 Hậu Lộc 29 3530 Khu vực 2
14 3515 Thường Xuân 30 3531 Khu vực 3
15 3516 Triệu Sơn 31 3532 Khu vực 4
16 3517 Đông Sơn 32 3534 Ba Đình
Cán bộ tổng hợp Click vào chương trình số 2. Sau đó lựa chọn số liệu của các
chi nhánh đã xuất ra trên IPCAS. Chương trình tự động chạy và tổng hợp cho ta kết
quả theo nhu cầu ( Để chạy tự động người tạo báo cáo phải tạo lập công cụ lập
trình trước khi tổng hợp như hướng dẫn của bước 3 dưới đây).
Bước 3: Tạo lập chương trình con bằng Macro trên Microsoft Excel
24
Sub TonghopTTTT()
Dim FilesToOpen, X As Integer, CurrSh As Worksheet
Dim FolderName As String, wbName As String, row As Double, ro As Double,
Tmp As String
Dim t, m, i, j, Thuy, o, p, c, b As Double
Dim CritArr, sArray, Arr(), Dic As Object, Tmp As String, LAV As String, KH
As String
Dim fDate As Long, eDate As Long, lR As Long, n As Long, K As Long
Dim imVal As Double, exVal As Double, Total As Double
Dim Sh As Worksheet
Dim rng As Range, Sng As Range, Cng As Range
Dim FName As Variant
FolderName = ActiveWorkbook.Path
wbName = Dir(FolderName & "\" & "*.xls")

Application.ScreenUpdating = False
Sheet1.Range("A2:V25000").Clear
Sheet9.Range("A2:V25000").Clear
Sheet4.Range("A2:N25000").Clear
Application.ScreenUpdating = False
Set CurrSh = ThisWorkbook.ActiveSheet
FilesToOpen = Application.GetOpenFilename(filefilter:="Excel Files, *.xl*",
MultiSelect:=True)
X = 1
While X <= UBound(FilesToOpen)
Workbooks.Open Filename:=FilesToOpen(X)
With ActiveWorkbook
sArray = Range("A2:BY" & [A65000].End(xlUp).row).Value
'DUY NHẤT THEO LAV
n = 0
ReDim Arr(1 To UBound(sArray, 1), 1 To 14)
Set Dic = CreateObject("Scripting.Dictionary")
For lR = 1 To UBound(sArray, 1)
Tmp = Trim(CStr(sArray(lR, 4)))
exVal = CDbl(sArray(lR, 8))
imVal = CDbl(sArray(lR, 18))
If Not Dic.Exists(Tmp) Then
n = n + 1
Dic.Add Tmp, n
Arr(n, 3) = Tmp
Arr(n, 2) = CStr(sArray(lR, 3))
Arr(n, 1) = "A" & CStr(sArray(lR, 1))
If CStr(sArray(lR, 7)) = "VND" Then Arr(n, 4) = exVal
If CStr(sArray(lR, 7)) = "USD" Then Arr(n, 4) = exVal * Sheet5.[B1]
If CStr(sArray(lR, 15)) = "VND" Then Arr(n, 5) = imVal

If CStr(sArray(lR, 15)) = "USD" Then Arr(n, 5) = imVal * Sheet5.
[B1]
25

×