Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Ảnh hưởng của các tỷ lệ bột cỏ Stylo Ciat 184 khác nhau đến năng suất và chất lượng của Gà thịt (Ri X Lương Phượng) nuôi trong điều kiện bán chăn thả tại Na Rì, Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 116 trang )


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




DƢƠNG VIẾT PHAN




ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC TỶ LỆ BỘT CỎ STYLO CIAT
184 KHÁC NHAU ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG
CỦA GÀ THỊT (RI X LƢƠNG PHƢỢNG) NUÔI TRONG
ĐIỀU KIỆN BÁN CHĂN THẢ TẠI NA RÌ - BẮC KẠN




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP






THÁI NGUYÊN – 2013



S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





DƢƠNG VIẾT PHAN




ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC TỶ LỆ BỘT CỎ STYLO CIAT
184 KHÁC NHAU ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG
CỦA GÀ THỊT (RI X LƢƠNG PHƢỢNG) NUÔI TRONG
ĐIỀU KIỆN BÁN CHĂN THẢ TẠI NA RÌ - BẮC KẠN



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI
Mã số: 60 62 01 05





Ngƣời hƣớng
dẫn khoa học:
PGS.TS. PHAN ĐÌNH THẮM





THÁI NGUYÊN – 2013
i
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng
được ai công bố, sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu trích dẫn
trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả


Dƣơng Viết Phan
ii
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


LỜI CÁM ƠN
Hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được
sự giúp đỡ quý báu của các thầy, cô giáo và cán bộ môn Cơ sở, các thầy cô giáo
trong Khoa Chăn nuôi Thú y, Khoa Sau Đại học, Ban giám hiệu Nhà trường và địa
phương. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu này.
Đặc biệt tôi xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của thầy
giáo hướng dẫn: PGS.TS. Phan Đình Thắm đã đầu tư nhiều công sức và thời gian
hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự quan tâm giúp đỡ, động
viên, an ủi của vợ và gia đình cùng các bạn bè đồng nghiệp đã chia sẻ cùng tôi trong
thời gian hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các quý vị trong Hội đồng chấm
luận văn lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2013
Tác giả


Dƣơng Viết Phan



iii
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ viii
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu đề tài 1
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
3.1. Ý nghĩa khoa học 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
1.1.1. Một số đặc điểm sinh vật học của cỏ Stylo 3
1.1.1.1. Nguồn gốc 3
1.1.1.2. Đặc điểm sinh vật học của cỏ Stylo 3
1.1.2. Bột cỏ - bột lá là một nguồn thức ăn cho vật nuôi 5
1.1.2.1. Nguồn thực vật có thể sản xuất bột lá 5
1.1.2.2. Giá trị dinh dưỡng của bột lá, bột cỏ đối với vật nuôi 6
1.1.2.3. Các hạn chế của bột lá, bột cỏ đối với vật nuôi 8
1.1.2.4. Vai trò của bột lá, bột cỏ trong sinh trưởng của gia cầm thịt 8
1.1.3. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng và cho thịt của gia cầm 10
1.1.3.1. Nguồn gốc và vài nét về giống gà Ri và gà Lương Phượng 10
1.1.3.2. Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn 11
1.1.3.3. Cơ sở khoa học về khả năng cho thịt 17
1.1.4.4. Cơ sở khoa học về tiêu tốn thức ăn 19
1.1.4. Tình hình nghiên cứu trồng, sử dụng bột cỏ trong chăn nuôi 20
iv
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

1.1.4.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 20

1.1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 24
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 28
2.1. Đối tượng, địa điểm và phương pháp nghiêm cứu 28
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 28
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 28
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 28
2.2.1. Nội dung nghiên cứu 28
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
2.2.2.1. Thí nghiệm A: Khảo sát ảnh hưởng của các tỷ lệ bột cỏ Stylo khác
nhau trong khẩu phần ăn có cân đối năng lượng và protein đến tốc độ sinh
trưởng gà thịt 28
2.2.2.2. Thí nghiệm B : Khảo sát ảnh hưởng của các tỷ lệ bột cỏ Stylo khác
nhau trong khẩu phần ăn không cân đối năng lượng và protein đến tốc độ sinh
trưởng gà thịt 31
2.2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi 33
2.3. Phương pháp xử lý số liệu 36
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37
3.1. Ảnh hưởng của các tỷ lệ bột cỏ Stylo khác nhau trong khẩu phần ăn có
cân đối năng lượng và protein đến tốc độ sinh trưởng gà thịt 37
3.1.1. Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thí nghiệm A qua các tuần tuổi 37
3.1.2. Khả năng sinh trưởng của đàn gà thí nghiệm A qua các tuần tuổi 39
3.1.2.1. Sinh trưởng tích luỹ của đàn gà thí nghiệm A 39
3.1.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của đàn gà thí nghiệm 41
3.1.2.3. Sinh trưởng tương đối của đàn gà thí nghiệm 42
3.1.3. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm A 44
3.1.4. Tiêu tốn năng lượng trao đổi (ME), protein thô (CP) cho 1 kg tăng khối
lượng của gà thí nghiệm A 46
3.1.5. Chỉ số sản xuất PI (Performance Index) của đàn gà thí nghiệm A 49
v

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

3.1.6. Năng suất thịt của đàn gà thí nghiệm A 50
3.1.7. Sơ bộ hạch toán kinh tế đàn gà thí nghiệm A 53
3.2. Ảnh hưởng của các tỷ lệ bột cỏ Stylo khác nhau trong khẩu phần ăn
không cân đối năng lượng và protein đến tốc độ sinh trưởng gà thịt (Thí
nghiệm B) 55
3.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thí nghiệm B 55
3.2.2. Khả năng sinh trưởng của đàn gà thí nghiệm B qua các tuần tuổi 56
3.2.2.1. Sinh trưởng tích luỹ của đàn gà thí nghiệm B 56
3.2.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của đàn gà thí nghiệm B 58
3.2.2.3. Sinh trưởng tương đối của đàn gà thí nghiệm B 59
3.2.3. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm B 61
3.2.4. Tiêu tốn năng lượng trao đổi (ME), protein thô (CP) cho 1 kg tăng khối
lượng của gà thí nghiệm B 63
3.2.5. Chỉ số sản xuất PI (Performance Index) của đàn gà thí nghiệm B 65
3.2.6. Chất lương thịt của đàn gà thí nghiệm B 66
3.2.7. Sơ bộ hạch toán kinh tế đàn gà thí nghiệm B 67
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 68
1. Kết luận 68
2. Đề nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
I. Tiếng việt 70
II. Tiếng Anh 74
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO ĐỀ TÀI 66
PHỤ LỤC KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU 70


vi

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BC
:
Bột cỏ
BCS
:
Bột cỏ Stylo CIAT 184
CF
:
Xơ thô
CP
:
Protein thô
Cs
:
Cộng sự
ĐC
:
Đối chứng
EE
:
Lipid thô
G
:
Gram

:

Giai đoạn
Kg
:
Kilogam
KL
:
Khối lượng
LP
:
Lương Phượng
ME
:
Năng lượng trao đổi
PI
:
Chỉ số sản xuất

:
Thức ăn
TCVN
:
Tiêu chuẩn Việt Nam
TLCĐ
:
Tỷ lệ cơ đùi
TLCN
:
Tỷ lệ cơ ngực
TLMB
:

Tỷ lệ mỡ bụng
TLTT
:
Tỷ lệ thân thịt
TN
:
Thí nghiệm
TT
:
Tuần tuổi
TN 1
:
Thí nghiệm 1
TN 2
:
Thí nghiệm 2
VCK
:
Vật chất khô
vii
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm A 29
Bảng 2.2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của 1kg thức ăn thí nghiệm A 30
Bảng 2.3. Khẩu phần ăn và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm A 30
Bảng 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm B 31
Bảng 2.5. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của 1kg thức ăn thí nghiệm B 32
Bảng 2.6. Khẩu phần ăn và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm B 32

Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm A qua các tuần tuổi (%) 37
Bảng 3.2. Sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm A qua các tuần tuổi (g) 39
Bảng 3.3. Sinh trưởng tuyệt đối của đàn gà thí nghiệm A (g/con/ngày) 41
Bảng 3.4. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm A (%) 42
Bảng 3.5. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của đàn gà thí nghiệm A (kg) 45
Bảng 3.6. Tiêu tốn Protein thô/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm A (gam) 47
Bảng 3.7. Tiêu tốn năng lượng trao đổi/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm A (Kcal) 47
Bảng 3.8. Chỉ số sản xuất của đàn gà thí nghiệm A 49
Bảng 3.9. Năng suất thịt của gà thí nghiệm A 51
Bảg 3.10. Sơ bộ hạch toán kinh tế nuôi gà thí nghiệm A 53
Bảng 3.11. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm B qua các tuần tuổi (%) 55
Bảng 3.12. Sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm B qua các tuần tuổi (g) 56
Bảng 3.13. Sinh trưởng tuyệt đối của đàn gà thí nghiệm B (g/con/ngày) 58
Bảng 3.14. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm B (%) 59
Bảng 3.15. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của đàn gà thí nghiệm B (kg) 62
Bảng 3.16. Tiêu tốn Protein thô/kg tăng khối lượng của gà TN B (g) 63
Bảng 3.17. Tiêu tốn năng lượng trao đổi/kg tăng khối lượng của gà TN B (Kcal) 64
Bảng 3.18. Chỉ số sản xuất của đàn gà thí nghiệm B 65
Bảng 3.19. Năng suất thịt của gà thí nghiệm B 67
Bảng 3.20. Sơ bộ hạch toán kinh tế nuôi gà thí nghiệm B 67

viii
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ

Hình 3.1. Đồ thị sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm A 40
Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm A 42
Hình 3.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của đàn gà thí nghiệm A 43

Hình 3.4. Biểu đồ chỉ số sản xuất của đàn gà thí nghiệm A 50
Hình 3.5. Đồ thị sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm B 57
Hình 3.6. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm B 59
Hình 3.7. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của đàn gà thí nghiệm B 60
Hình 3.8. Biểu đồ chỉ số sản xuất của đàn gà thí nghiệm B 66
1
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã khẳng định rằng, bột lá thực vật
không chỉ có tác dụng nâng cao khả năng sinh trưởng, khả năng sản xuất của vật
nuôi, mà còn góp phần hạ giá thành sản phẩm. Ở nhiều nước trên thế giới việc sản
xuất bột lá thực vật đã trở thành một ngành công nghiệp chế biến bột lá thực vật
như: Liên Xô (cũ), Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc…. Qua nhiều nghiên cứu ở trên
thế giới và trong nước, nhiều nhà khoa học đã kết luận rằng khi cho vật nuôi ăn bột
lá thực vật không chỉ làm cho khả năng sinh trưởng và sản xuất của vật nuôi cao
hơn, mà còn làm cho mức độ an toàn thực phẩm cao hơn so với sử dụng các chế
phẩm để tạo màu khác. Mặc dù quan trọng như vậy, nhưng đến nay, các nghiên cứu
tìm ra các loại cây thức ăn có tiềm năng để sản xuất bột lá, bột cỏ cho chăn nuôi
chưa nhiều.
Stylo là cây họ đậu, là loại cây thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới, ít sâu
bệnh, có khả năng thích ứng rộng, chịu được khô hạn và ngập úng tạm thời, thích
hợp với đất nghèo dinh dưỡng và chua, dễ nhân giống. Cỏ được sử dụng làm nguồn
thức ăn cho gia súc chất lượng cao do giàu protein (16-21%). Ngoài ra, nó còn được
trồng xen với cây ăn quả, chè, cà phê để cải tạo đất, che phủ đất và chống xói mòn.
Đối với trâu bò, lợn thì người ta đã chế biến thành bột và sử dụng nó cho những đối
tượng này. Tuy nhiên, số liệu về việc nghiên cứu sản xuất và bổ sung bột cỏ Stylo
cho vật nuôi hiện nay còn rất ít, và đặc biệt cho gia cầm nuôi trong điều kiện nông

hộ. Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi tiến hành đề tài “Ảnh hưởng của các tỷ lệ
bột cỏ Stylo CIAT 184 khác nhau đến năng suất và chất lượng của gà thịt (Ri x
Lương Phượng) nuôi trong điều kiện bán chăn thả tại Na Rì - Bắc Kạn”.
2. Mục tiêu đề tài
- Xác định được ảnh hưởng của các tỷ lệ bột cỏ Stylo CIAT 184 đến năng
suất và chất lượng gà thịt nuôi trong điều kiện bán chăn thả tại Na Rì.
- Xác định được tỷ lệ bổ sung bột cỏ Stylo thích hợp vào khẩu phần ăn của
gà thịt.
2
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài sau khi hoàn thành sẽ có thông tin đầy đủ về ảnh hưởng của các mức
bột cỏ đối với năng suất và chất lượng thịt gia cầm. Đồng thời, có thêm công thức
thức ăn hỗn hợp với mức bổ sung bột cỏ Stylo hợp lý trong chăn nuôi gà thịt.
- Là tài liệu tham khảo có giá trị khoa học trong giảng dạy, nghiên cứu khoa
học và học tập trong trường Đại học và Viện nghiên cứu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin cho người chăn nuôi sử dung bột
cỏ vào khẩu phần ăn cho gà thịt thuận lợi hơn, nhằm nâng cao chất lượng thịt gà
đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng và hạ giá thành sản phẩm.
3
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1. Một số đặc điểm sinh vật học của cỏ Stylo
1.1.1.1. Nguồn gốc
Đây là loại cỏ thuộc bộ đậu, có nguồn gốc từ châu Mỹ La tinh. Cỏ được
trồng phổ biến ở Tây Ấn Độ, Hawaii, và một số nước châu Phi như Kenya, Uganda,
Nigieria. Stylosanthes phân bố tự nhiên ở Trung và Nam Mỹ, từ Brasil nhập vào
Australia những năm 1930, nhưng sau chiến tranh thế giới lần thứ II mới được chú
ý đến. Đây là loại cây thức ăn gia súc được phát triển đáng kể ở nhiệt đới và cận
nhiệt đới, đã nhập vào nhiều nước như: Malaysia, Công Gô, Nam Trung Quốc. Ở
Việt Nam, cây cỏ Stylo nhập vào lần đầu vào năm 1967 từ Singapore, Australia.
Các giống Stylo đang gieo trồng: Stylosanthes guianensis (common Stylo):
cây lâu năm Stylosanthes hamata (Caribbcan Stylo): cây hàng năm Stylosanthes
scabra (Shrubby Stylo): cây lâu năm Stylosanthes humilis (Townsville Stylo): cây
hàng năm
1.1.1.2. Đặc điểm sinh vật học của cỏ Stylo
Stylo là cỏ lâu năm, có loại hàng năm, thân thô, đứng hoặc bò, cao tới 1m, ở
khí hậu ẩm có thể tới 1,5m. Có khả năng ra rễ ở thân, khi già thường chuyển màu
xanh sẫm hoặc tím. Bộ rễ ăn sâu dưới đất đến 70 cm. Rễ phát triển cả chiều sâu lẫn
chiều rộng nên có khả năng chịu hạn, chịu úng ngập, chống xói mòn rất tốt. Lá chẻ
ba, dài hẹp và nhọn, đầu tày; có lông, có nhiều hoặc ít lông mềm. Lá dài 2 - 3cm
rộng 5 - 10mm, tỷ lệ lá/thân = 5/7. Loài nhập nội không có vòi cuốn. Những chồi
thẳng có đốt ngắn, lá nhiều hơn cành ngang, hoa hình bông cuốn không sát nhau,
thường có 70 - 1200 chùm, trên mỗi chùm có 5 - 9 hoa. Qủa đậu không có cuống,
gồm 7 - 8 hạt có vỏ cứng, màu xám đen, trọng lượng 1000 hạt khoảng 5 - 6 gam.
Cây non mới mọc từ hạt phát triển chậm, dễ rụng lá và bị sâu hại trong 3 - 4 tháng
đầu sau khi gieo. Nếu gieo vào cuối mùa khô thì sau khi gieo cây non phát triển
nhanh, 5 - 6 tháng cây cao 1m hoặc hơn.
4
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


Cỏ Stylo là loại cây bộ đậu thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới. Là cây có khả
năng thích nghi rộng với các vùng sinh thái, yêu cầu lượng mưa từ 1500 - 2500mm.
Cỏ có thể sống được ở những vùng có lượng mưa trung bình khoảng 890 mm. Tuy
nhiên, với lượng mưa 650mm cây vẫn có thể sống được nhưng sinh trưởng rất kém.
Độ ẩm không khí thích hợp là 70 - 80%. Cỏ Stylo cũng có thể chịu được ngập tạm
thời, ở những nơi quá ẩm năng suất cỏ cũng bị giảm. Cỏ Stylo phát triển tốt khi
nhiệt độ không khí trong khoảng 20 - 35
0
C. Nhiệt độ thích hợp cho cỏ Stylo sinh
trưởng phát triển là 15,5
0
C. Khi nhiệt độ dưới 5
0
C và trên 40
0
C cây phát triển kém.
Khi thiếu ánh sáng cỏ Stylo bị giảm năng suất. Cỏ Stylo có thể mọc được trên nhiều
loại đất khác nhau: chua nghèo dinh dưỡng và có thể trồng xen với các cây ăn quả,
chè, cà phê. Cũng như các loại cây bộ đậu khác, cỏ Stylo là nguồn thức ăn tươi xanh
giầu đạm để bổ sung và nâng cao chất lượng khẩu phần thức ăn cho gia súc nhai lại.
Cỏ Stylo có khả năng thích ứng rộng và dễ nhân giống, có thể vừa trồng bằng hạt,
vừa trồng bằng cành giâm. Cỏ Stylo phù hợp với chân ruộng cao và là loại cây chịu
được khô hạn, không chịu được đất bị úng ngập. Đây là loại cỏ có khả năng chịu
bóng kém, vì vậy không nên trồng dưới tán các cây khác. Cỏ này có thể thích nghi
với nhiều loại đất. Nó có thể phát triển được trên đất axít và có khả năng chịu úng
tương đối tốt. Cỏ có khả năng chịu giẫm đạp nên có thể dùng để chăn thả tuy nhiên
chỉ ở mức chăn thả vừa phải, thường thì đậu Stylo được gieo xen với cỏ Ghinê hay
Pangola để chăn thả [45].
Cỏ Stylo rất ít bị sâu bệnh và có thể phát triển trên nhiều loại đất, ngay cả ở
vùng đất đồi cao. Chính vì vậy, ngoài tác dụng làm nguồn thức ăn chất lượng cao

cho gia súc nó còn được trồng để cải tạo đất và che phủ đất, chống xói mòn. Năng
suất xanh đạt 40 - 50 tấn/ha/năm. Năng suất chất xanh của cỏ Stylo đạt từ 25 - 60
tấn/ha (5 - 14,5 tấn chất khô/ha/năm). Hàm lượng các chất dinh dưỡng: vật chất
khô 23 - 24%, đạm thô 17 - 18%, xơ thô 28 - 31%, khoáng tổng số 8 - 10%, mỡ
1,55%. Với thành phần dinh dưỡng như vậy cây Stylo là nguồn thức ăn bổ sung
protein rất có giá trị cho gia súc ăn cỏ đặc biệt là có khả năng chế biến thành bột cỏ
(Lê Đức Ngoan và Cs) [36].
5
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

1.1.2. Bột cỏ - bột lá là một nguồn thức ăn cho vật nuôi
1.1.2.1. Nguồn thực vật có thể sản xuất bột lá
Trong tự nhiên, nguồn thực vật để sản xuất bột cho gia súc, gia cầm rất nhiều
như: lá sắn, lá Keo giậu, cỏ Stylo, bèo hoa dâu, lá và hạt cây so đũa, lá mắm, lá cây
chè đại, rau cỏ…Thức ăn gia cầm, ngoài lượng ngô vàng có sẵn trong công thức,
thường cần có thêm nguồn cung cấp sắc tố để làm mượt lông, vàng da, lòng đỏ
trứng theo thị hiếu người tiêu dùng. Tại các nước ôn đới sử dụng nguồn bột cỏ chế
biến từ cỏ alfalfa (Medicago sativa) và một số cây họ đậu khác. Alfalfa là loại cỏ họ
đậu (Leguminosacea), có hàm lượng caroten cao, khoảng 270 - 300 mg caroten/kg
bột cỏ, hàm lượng protein thô 17% hoặc 20%, có mùi thơm và chứa nhiều vi
khoáng, vitamin. Ở các nước nhiệt đới, bột cỏ thường được chế biến từ các nguồn lá
xanh khác như bột lá bình linh (Leucaena leucocephala), cỏ Stylo (Stylosanthes
gracilis).
Cỏ Stylo: Cỏ Stylo là cây họ đậu, 1 kg bột cỏ Stylo có 96 g đạm tiêu hóa,
tương đương 0,64 đơn vị thức ăn, dùng nuôi lợn rất tốt không kém cám gạo.
Bèo hoa dâu: Bèo hoa dâu là cây phân xanh có đến 28 - 30% Protein trong
vật chất khô, trên 3% chất béo, 10,5% chất khoáng, 6,5% tinh bột đường, còn nhiều
vitamin B12, vitamin A rất cần cho gia cầm.
Lá sắn: Lá sắn là nguồn nguyên liệu phong phú ở Việt Nam, có hàm lượng

chất dinh dưỡng tương đối cao, giá trị protein thô chiếm 21%, chất béo 5,5%, xơ thô
21%.
Lá Keo giậu: Cây Keo dậu phát triển ở hầu khắp các vùng trên nhiều loại đất
khác nhau. Lượng Protein thô trong lá Keo dậu khá cao 270 - 280g/kg chất khô, tỷ
lệ xơ thấp 155g/kg chất khô, nên lá Keo dậu có thể dùng làm thức ăn bổ sung
protein, vitamin cho gia súc và gia cầm [42].
Cây so đũa: Là loại cây họ đậu, trồng ở nhiều nơi, hạt và lá so đũa có tỷ lệ
protein cao và nhiều vitamin.
Cây lá mắm: Cây mắm mọc ở vùng nước mặn, nước lợ ven biển, nhất là ở
các tỉnh Nam Trung bộ và miền Nam.
6
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

Cây cỏ VA06: VA06 dạng như cây trúc, thân thảo, cao lớn, họ hoà thảo,
dạng bụi, mọc thẳng, năng suất cao, chất lượng tốt, hệ số tiêu hoá cao, là thức ăn tốt
nhất cho các loại gia súc ăn cỏ, gia cầm, và cá trắm cỏ.
Cỏ Alfalfa: Cỏ Alfalfa hay Cỏ Linh Lăng còn có tên là Mục Túc Braxin (tên
khoa học là Lucern) là cây họ đậu thân thảo, có giá trị dinh dưỡng rất cao, làm thức
ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản, được thế giới rất quan tâm nghiên cứu trên
50 nước.
Cây chè đại Trichanthera Gigantea: Cây Trichanthera có nguồn gốc ở Nam
Mỹ, trồng bằng hom đạt tỷ lệ sống 90% - 95%. Cây phát triển vào mùa mưa, không
kén đất, có kháng thể cao chống được sâu bệnh và không bị cỏ dại lấn át. Ngoài
cung cấp dinh dưỡng, lá cây còn có tác dụng phòng chống bệnh đường ruột cho vật
nuôi.
Theo Nguyễn Đức Trân và Cs [10] cho biết: Ở vùng núi, có thể lấy lá và cả
cành non các loại cây không độc, không có chất chát (trâu bò thường ăn) để phơi
khô, dự trữ dành cho mùa đông hiếm rau cỏ.
1.1.2.2. Giá trị dinh dưỡng của bột lá, bột cỏ đối với vật nuôi

Trong phát triển chăn nuôi, việc chọn giải quyết nguồn thức ăn để đảm bảo
năng suất, chất lượng thịt, trứng và giảm giá thành sản xuất bằng cách tìm ra những
giống cây bổ sung nguồn thức ăn mới phù hợp với điều kiện địa phương là vấn đề
rất cần thiết.
Ngày nay, ngay ở các nước phát triển, bột cỏ vẫn là thành phần không thể
thiếu trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm. Vì bột cỏ cung cấp nhiều vitamin
tự nhiên, đặc biệt là tiền vitamin A (caroten) và sắc tố vàng Xanthophyll. Vitamin
E, C và caroten là những chất chống oxi hoá, ngăn cản tích trữ cholesterol trong
máu. Ngoài ra, lá xanh còn chứa nhiều chất quinol và phenol, là những chất chống
viêm nhiễm và bài tiết chất độc cho người và động vật. Chính vì vậy, sử dụng bột
cỏ làm thức ăn chăn nuôi được các nước trên thế giới rất quan tâm (Nguyễn Ngọc
Nông, 1999).
Theo Nguyễn Đức Trân và Cs [10], cỏ khô nghiền nhỏ thành bột dùng nuôi
7
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

lợn và gia cầm rất tốt, nhất là để nuôi súc vật non, vì trong bột cỏ khô có nhiều chất
đạm, nhiều sắc tố, tiền vitamin A, vitamin D
2
và Canxi. Bột thân lá đậu, lạc, điền
thanh, Keo dậu, bèo hoa dâu, là những loại tốt, vì có chứa nhiều đạm nên khi hỗn
hợp các loại thức ăn tinh khác để nuôi lợn, thì giảm được thức ăn tinh.
Thức ăn gia cầm, ngoài lượng bắp vàng có sẵn trong công thức, thường cần
có thêm nguồn cung sắc tố để làm vàng da, lòng đỏ trứng theo thị hiếu người tiêu
dùng. Các loại bột lá, bột cỏ thường được dùng trong thức ăn gà với mức 3 - 4% để
vừa cung cấp caroten, vừa cung cấp sắc tố để da, mỏ và lòng đỏ trứng có màu vàng
đẹp mắt.
Bột thực vật có giá trị rất tốt đối với vật nuôi, nó có giá trị dinh dưỡng cao
không những chứa tỷ lệ protein cao (đặc biệt là cây họ đậu), mà còn chứa nhiều

Vitamin nhóm B, vitamin E và tiền vitamin D, A (carotenoic). Phối hợp khẩu phần
ăn của vật nuôi với bột lá, bột cỏ làm tăng chất lượng sản phẩm, tăng tính chất
thịt, sữa, trứng…làm tăng màu sắc của sản phẩm (Ash A.J và Chen Chin Peng,
2000) [53].
Thực tế cho thấy: gà ăn bèo hoa dâu tăng tỷ lệ đẻ, ấp nở, giảm chi phí thức
ăn, màu lòng đỏ trứng đậm hơn so với thí nghiệm đối chứng. Thường bổ sung 5%
vào khẩu phần thức ăn hỗn hợp hàng ngày.
Với hàm lượng B - caroten cao, nên cỏ Alfalfa chỉ cần tham gia từ 10 - 20%
trong khẩu phần thức ăn thì gà mẹ, chim cảnh rất mắn đẻ, trứng có lòng đỏ to, màu
lòng đỏ đậm, tỷ lệ nở con cao hơn hẳn. Nhờ các chất Ancaloid - Enzim dồi dào
trong cỏ Alfalfa, nên bò sữa được ăn loại cỏ này sẽ tiết lượng sữa nhiều và chất
lượng sữa tốt hơn. Người ta dùng nó làm thức ăn cao cấp dành cho các vật nuôi
quan trọng như: bò đực sản xuất tinh, bò sữa, gia cầm bố mẹ, gà con, chim
cảnh Do những tác dụng lớn lao đó các chuyên gia chăn nuôi trên thế giới đã suy
tôn cỏ Alfalfa là "nữ hoàng" trong thức ăn chăn nuôi (D’Mello J.P.F., Acamovic T
và Walker A.G, 1987)[56].
Theo Nguyễn Khánh Quắc và Cs (2002)[39], cho biết rằng: Sử dụng bột cỏ
khô hỗn hợp trong thức ăn cho gia cầm, lợn, trâu, bò rất tốt, vừa phòng trừ giun sán
8
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

lại vừa đỡ công chăn nuôi.
Theo kết quả nghiên cứu của Trịnh Văn Trung và Cs (2007) [13]cho biết: Bổ
sung bột lá sắn vào khẩu phần ăn của trâu tơ 13 - 18 tháng tuổi đã làm tăng lượng
thức ăn thu nhận và tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng trong khẩu phần. Bột lá sắn
có thể dùng làm thức ăn bổ sung cho trâu tơ để nâng cao tỷ lệ tiêu hoá, khả năng
tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn.
1.1.2.3. Các hạn chế của bột lá, bột cỏ đối với vật nuôi
Nhìn chung gia súc thích ăn các loại thức ăn xanh hơn hoặc ủ chua hơn là ăn

các loại thức ăn này chế biến thành bột.
Trong bột cỏ và bột lá thực vật, hàm lượng chất xơ là cao, do đó việc sử
dụng nó trong thức ăn chăn nuôi gia cầm chỉ chiếm một chỉ lệ rất nhỏ trong khẩu
phẩn, trong chăn nuôi gà, tỷ lệ dùng rất ít, chỉ từ 5 - 6% trong khẩu phần mà thôi.
Trong một số loại lá thực vật có chứa một số chất như: lá sắn có độc tố HCN,
Cỏ Medicago, cây họ đậu, điền thanh có chứa chất độc saponin nên khi sử dụng
chúng cho vật nuôi phải hết sức chú ý đến tỷ lệ trong khẩu phần.
Theo Vũ Duy Giảng và Cs (1997) [7] cho biết: Tỷ lệ bổ sung bột lá thực vật
cho gà thịt là 2% tính theo đơn vị khẩu phần, gia cầm khác là 4 - 6% tính theo đơn
vị khẩu phần. Trong lá Keo dậu có chứa độc tố mimosin, do đó không nên dùng quá
15% trong khẩu phần của lợn và không quá 5% trong khẩu phần của gia cầm (tính
theo giá trị dinh dưỡng). Mặt khác, bột lá, bột cỏ nếu bảo quản kém hoặc quá lâu dễ
bị mốc và làm hao hụt các chất dinh dưỡng, đặc biệt là B - caroten, vitamin bị mất
đi (Thành phần thức ăn dinh dưỡng gia súc Việt Nam, 1992)[42].
1.1.2.4. Vai trò của bột lá, bột cỏ trong sinh trưởng của gia cầm thịt
Trong bột cỏ bột lá có chứa nhiều β - caroten, protein, vitamin nên việc sử
dụng nó bổ sung vào khẩu phần ăn của gà thịt có tác dụng rất tốt. Không những làm
tăng khả năng sinh trưởng, tăng năng suất mà đặc biệt là tăng chất lượng thịt, độ
cảm quan đới với thịt, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Sử dụng bột lá Keo giậu nuôi gà con, ở tỷ lệ 4% trong khẩu phần, Keo giậu
đã có tác dụng tốt tới sinh trưởng của gà. Dương Thanh Liêm và Bộ môn Thức ăn
9
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

và dinh dưỡng Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã thử nghiệm
nuôi gà Broiler với các khẩu phần chứa tỷ lệ bột lá Keo giậu khác nhau. kết quả cho
thấy, khẩu phần chứa 4% bột lá Keo giậu có tác dụng tốt tới sinh trưởng và hiệu
suất sử dụng thức ăn của gà. Khi tỷ lệ bột lá Keo giậu nâng lên tới mức 6% khẩu
phần, tăng khối lượng của gà bắt đầu có xu hướng giảm. Ở tỷ lệ 10% bột lá Keo

giậu trong khẩu phần, nuôi gà đến 9 tuần tuổi bắt đầu có hiện tượng rụng lông và
sưng tuyến giáp trạng, nhưng nếu thêm 0,5 ppm muối KI hay casein vào khẩu phần
ăn, sẽ hạn chế hiện tượng rụng lông và sưng tuyến giáp của gà, do hạn chế độc tính
của mimosine có trong Keo giậu.
D'Mello và Cs (1987)[63] đã nhận thấy, bột lá Keo giậu đã có tác dụng cải
thiện màu sắc thân thịt của gà và sử dụng 5% bột lá Keo giậu thay thế một phần
khẩu phần ăn cơ sở đã không gây ra ảnh hưởng xấu nào về sinh trưởng của gà.
Theo Từ Quang Hiển và Cs (2008) nghiên cứu sử dụng bột lá Keo giậu để
nuôi gà broiler dòng HV35 cho biết: sử dụng bột lá Keo giậu thay thế 3 - 5% khẩu
phần cơ sở tương ứng với 2 giai đoạn nuôi (0 - 28 và 29 - 56 ngày tuổi) đối với gà
broiler HV35 đã có tác dụng cải thiện sinh trưởng của gà thêm 8,72%, giảm tiêu
tốn thức ăn cho sinh trưởng là 5,86%) và giảm chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng
đến 7,10%.
Thí nghiệm nghiên cứu sử dụng bột lá Keo giậu ở các tỷ lệ khác nhau trong
khẩu phần ăn của gà broiler dòng Ross 208, cho thấy, tiêu thụ thức ăn của gà có xu
hướng giảm liên tục với sự tăng lên của bột lá Keo giậu trong khẩu phần. Khi bột lá
Keo giậu trong khẩu phần tăng từ 0 - 12%, tiêu thụ thức ăn của gà đã giảm từ 4010
g/con xuống còn 3453 g/con. Tuy nhiên, nhóm gà được nuôi với khẩu phần 3% bột
lá Keo giậu không giảm tiêu thụ thức ăn so với nhóm đối chứng (P>0.05), nhưng
các nhóm gà được nuôi với khẩu phần chứa từ 6% bột lá Keo giậu trở lên đã làm
giảm khá rõ rệt so với đối chứng (P<0.01). Tăng khối lượng của gà cũng giảm liên
tục với sự tăng lên của tỷ lệ bột lá Keo giậu có trong khẩu phần. Khi bột lá Keo giậu
tăng từ 0 - 12 % khẩu phần, tăng khối lượng của gà đã giảm từ 2394g/con xuống
còn 1819 g/con. Hiệu suất sử dụng thức ăn cho sinh trưởng của gà cũng giảm liên
tục với sự tăng lên của bột lá Keo giậu trong khẩu phần.
10
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

1.1.3. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng và cho thịt của gia cầm

1.1.3.1. Nguồn gốc và vài nét về giống gà Ri và gà Lương Phượng
* Gà Ri
Theo Nguyễn Duy Hoan và Cs (1999) [14] cho biết gà Ri là giống gà phổ
biến nhất mọi vùng, mọi miền. Tùy theo sự chọn lọc trong quá trình chăn nuôi gà
giống này hình thành nên các dòng gà Ri có thể hình, màu sắc khác nhau ít nhiều ở
mỗi địa phương.
Thông thường và phổ biến nhất, thì gà mái có lông màu vàng và nâu nhạt,
điểm các đốm đen ở cổ, đầu cánh và chót đuôi. Gà trống có bộ lông sặc sỡ nhiều
màu nhất là lông cỏ và đuôi chiếm ưu thế nhất là lông màu vàng đậm và tía sau đó
là vạng nhạt hoặc trắng ở cổ. Rất ít khi thấy gà Ri có màu lông thuần nhất. Gà con
mọc lông sớm chỉ hơn 1 tháng gà đã đầy đủ lông như gà trưởng thành. Gà Ri là
giống nhẹ cân, gà mái: 1,2 – 1,8 kg, gà trống: 1,8 – 2,3 kg. Gà trống thiến nuôi lâu
có thể đạt 2,5 kg hoặc hơn. Gà Ri có dáng thanh, chân nhỏ, đầu nhỏ, cổ và lưng dài,
ngực sâu (gà mái chân rất thấp), mỏ vàng, vẩy chân vàng (có khi đen – nhất là gà
miền núi). Sức đẻ: 90-120 trứng/mái/năm. Khối lượng trứng bình quân: 38-42 gam.
Nếu nuôi bán chăn thả, sản lượng trứng gà Ri có thể đạt 125-130 quả/mái/năm.
Gà Ri thành thục sinh dục sớm (14,1 ngày). Gà có đặc điểm nổi bật là cần cù,
chịu khó kiếm ăn, sức chống chịu với thời tiết, bệnh tật cao, nuôi con khéo, thịt có
hương vị thơm ngon, nhất là gà mái tơ.
Do các ưu và nhược điểm ở trên, gà Ri thích hợp với chế độ dưới chăn thả,
hoặc bán chăn thả. Trong tương lai, khi mà ngành gia cầm nuôi các giống cao sản
phát triển, thì gà Ri có thể sẽ được coi như là một đặc sản.
* Gà Lương Phượng
Theo Nguyễn Duy Hoan và Cs (1999) [14] cho biết gà Hoa Lương Phượng
hay Lương Phượng hoa, thường được gọi tắt là gà Lương Phượng do xuất xứ từ
vùng ven sông Lương Phượng. Đây là giống gà thịt lông màu do xí nghiệp nuôi gà
thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây Trung Quốc lai tạo thành công sau hơn chục
năm nghiên cứu, sử dụng dòng trống địa phương và dòng mái nhập của nước ngoài.
11
S

ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

Gà Lương Phượng đã được giám định kỹ thuật của Uỷ ban khoa học Thành phố
Nam Ninh. Gà Lương Phượng có dáng bề ngoài gần giống với gà Ri của Việt Nam
lông màu vàng tuyền, vàng đốm hoa hoặc đen đốm hoa. Sở dĩ gọi là Lương Phượng
hoa vì trong đàn gà có rất nhiều màu lông khác nhau như một vườn hoa. Mào, yếm
mào, mặt và tích tai màu đỏ. Gà trống có mào đơn, ngực nở, lưng thẳng, lông đuôi
vươn cong chân cao vừa phải. Gà mái đầu nhỏ, thân hình chắc, chân thấp. Da gà
Lương Phượng màu vàng, thịt mịn, thơm ngon. Tỷ lệ nuôi sống gà thương phẩm
xuất chuồng đều đạt 95% trở lên. Gà trống ở độ tuổi trưởng thành có khối lượng cơ
thể 2700g, gà mái đạt khối lượng 2100g lúc vào đẻ. Gà bắt đầu đẻ vào 24 tuần tuổi,
sau một chu kỳ khai thác trứng (66 tuần tuổi) đạt 177 trứng, sản xuất 130 gà con 1
ngày tuổi. Gà thịt nuôi đến 70 ngày tuổi đạt 1500g - 1600g. Tiêu tốn thức ăn 2,4 - 2,
6 kg thức ăn/kg tăng trọng. Gà Lương Phượng dễ nuôi, có tính thích nghi cao, chịu
đựng tốt với khí hậu nóng ẩm, đòi hỏi chế độ dinh dưỡng không cao, có thể nuôi
nhốt (kiểu nuôi công nghiệp), bán công nghiệp (vừa nhốt vừa thả) hoặc nuôi thả ở
vườn, ngoài đồng, trên đồi.
Bộ nông nghiệp và PTNT đã công nhận 3 dòng gà LV1, LV2, LV3 đạt cấp
giống ông bà theo quyết định số 953 QĐ/BN - KHCN ngày 16/4/2004. Gà Lương
Phượng hiện nay đang là giống gà được ưa chuộng và phát triển nuôi rộng rãi trong
khắp mọi vùng của đất nước ta trong đó có tỉnh Thái Nguyên.
1.1.3.2. Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn
* Khả năng sinh trưởng của gà
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là sự
tăng chiều dài, chiều cao, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể
con vật trên cơ sở tính chất di truyền của đời trước. Sự sinh trưởng chính là sự tích
luỹ dần các chất mà chủ yếu là Protein.
Sinh trưởng là một quá trình sinh lý phức tạp và tuân theo những quy luật
nhất định. Theo Trần Đình Miên và Cs (1992)[30] cho biết: Midedorpho (1967) là
người đầu tiên phát hiện ra quy luật sinh trưởng theo giai đoạn của gia súc, cho rằng

gia súc non phát triển mạnh nhất sau khi mới sinh, sau đó tăng khối lượng giảm dần
12
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

theo từng tháng tuổi.
Champer (1990)[66], đã định nghĩa sinh trưởng là sự tổng hợp các bộ phận
như thịt, xương, da. Những bộ phận này không những khác nhau về tốc độ sinh
trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Sự tăng trưởng thực sự khi các tế
bào mô cơ có sự tăng thêm về khối lượng, số lượng và kích thước các chiều đo. Vì
vậy béo mỡ không phải là tăng trưởng, nó được gọi là tăng trọng của cơ thể, vì béo
mỡ chủ yếu là tích nước, không có sự phát triển của thân, mô và cơ.
Trong thực tế nuôi gia súc, gia cầm lấy thịt cho thấy, trong giai đoạn đầu của
sự sinh trưởng, thức ăn được dùng tối đa cho sự phát triển của xương, mô cơ, một
phần rất ít dùng lưu trữ trong cấu tạo của mỡ. Đến giai đoạn cuối của sự sinh trưởng
nguồn chất dinh dưỡng vẫn được sử dụng nhiều để nuôi hệ thống cơ xương nhưng
hai hệ thống này tốc độ phát triển đã giảm, càng ngày con vật càng tích luỹ chất
dinh dưỡng để cấu tạo mỡ.
Trong các tổ chức cấu tạo của cơ thể gia cầm thì khối lượng cơ chiếm nhiều
nhất: 42 - 45% khối lượng cơ thể. Khối lượng cơ con trống luôn lớn hơn khối lượng
cơ con mái (không phụ thuộc vào lứa tuổi và loại gia cầm). Giai đoạn 70 ngày tuổi
khối lượng tất cả các cơ của gà trống đạt 530g, của gà mái đạt 467g, (Ngô Giản
Luyện, 1994)[27].
Sự sinh trưởng của sinh vật được bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến
lúc cơ thể trưởng thành và được chia hai giai đoạn chính: giai đoạn trong thai (giai
đoạn trong cơ thể mẹ) và giai đoạn ngoài thai (giai đoạn ngoài cơ thể mẹ). Đối với
gia cầm là thời kỳ hậu phôi và thời kỳ trưởng thành. Như vậy, cơ sở chủ yếu của
sinh trưởng gồm hai quá trình: tế bào sản sinh và tế bào phát triển, trong đó sự phát
triển là chính. Theo Phùng Đức Tiến (1996), trong quá trình sinh trưởng thì trước
hết là kết quả của sự phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống.

Khi nghiên cứu về sinh trưởng không thể không nói đến phát dục vì hai quá
trình này diễn ra trên cùng một cơ thể vật nuôi: Phát dục là quá trình thay đổi về
chất, tức là tăng thêm và hoàn chỉnh các chất, chức năng của các bộ phận của cơ
thể, phát dục của cơ thể con vật bắt nguồn từ khi trứng thụ tinh và trải qua nhiều
13
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

giai đoạn phức tạp mới đến trưởng thành.
Khối lượng cơ thể thường được theo dõi theo từng tuần tuổi và đơn vị tính là
g/con hoặc kg/con. Để xác định khối lượng cơ thể ở các khoảng thời gian khác nhau
người ta còn biểu thị khối lượng thông qua đồ thị sinh trưởng.
Sinh trưởng của vật nuôi nói chung và sinh trưởng của gà nói riêng chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố, quan trọng nhất là yếu tố giống, thức ăn và các điều kiện
chăm sóc nuôi dưỡng khác.
*. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà như giống, giới tính,
tốc độ mọc lông, khối lượng bộ xương, dinh dưỡng, điều kiện chăn nuôi
- Ảnh hưởng của dòng giống:
Các dòng trong cùng một giống, các giống khác nhau có khả năng sinh
trưởng khác nhau. Các giống gà chuyên thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn các
giống gà chuyên trứng và kiêm dụng.
Theo Nguyễn Mạnh Hùng và Cs (1994)[15] cho biết: sự khác nhau về khối
lượng giữa các giống gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà hướng trứng
khoảng 500 - 700g.
Trần Long (1994)[24], đã nghiên cứu tốc độ sinh trưởng của 3 dòng thuần
(dòng V1, V3 và V5) của giống gà Hybro HV 85 cho thấy tốc độ sinh trưởng 3
dòng hoàn toàn khác nhau ở 42 ngày tuổi.
Trần Thanh Vân (2002)[23], khi nghiên cứu khả năng sản xuất thịt của gà
lông màu Kabir, Lương Phượng và Sasso cho biết: khối lượng cơ thể gà ở 10 tuần

tuổi đạt lần lượt là 1990,28g/con, 1993,27g/con và 2189,29g/con.
Theo Nguyễn Duy Hoan và Trần Thanh Vân (1998)[12], cho biết gà con ở
40 ngày tuổi khối lượng tăng gấp 10 lần so với lúc 1 ngày tuổi, trong khi đó vịt con
chỉ cần có 20 ngày tuổi để tăng gấp 10 lần khối lượng so với lúc 1 ngày tuổi.
Theo Trần Công Xuân và Cs (1999)[40], nghiên cứu tốc độ sinh trưởng trên
hai dòng gà kiêm dụng (882 và Jiang Cun) của giống gà Tam Hoàng cho thấy tốc
độ sinh trưởng của hai dòng gà khác nhau: ở 15 tuần tuổi dòng 882 đạt 1872,67
14
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

g/con, dòng Jiang cun đạt 1742,86g/con.
Nguyễn Thị Thuý Mỵ (1997)[34], khi nghiên cứu 3 giống gà AA, Avian và
BE 88 nuôi tại Thái Nguyên cho thấy khối lượng cơ thể của 3 giống khác nhau ở 49
ngày tuổi là khác nhau, cụ thể lần lượt là: 2501,09g/con, 2423,28g/con,
2315,14g/con.
Phùng Đức Tiến (1996) , gà Hybro HV85 ở 56 ngày tuổi khối lượng cơ thể
đạt 1915,38g/con
Các nghiên cứu trên cho thấy, đặc tính di truyền của các dòng, các giống là
nhân tố đặc biệt quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và cho thịt của gà. Từ
các kết quả nghiên cứu này giúp cho người chăn nuôi biết được giới hạn sinh
trưởng của từng dòng, giống khác nhau để mà áp dụng vào thâm canh hợp lý có
hiệu quả cao.
- Ảnh hưởng của tính biệt đến khối lượng cơ thể và khối lượng cơ thể
Tính biệt có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể.
Theo tài liệu của Champer J.R (1990) [66], có nhiều gen ảnh hưởng đến sinh trưởng
và phát triển của gà. Có gen ảnh hưởng tới sự phát triển chung, có gen ảnh hưởng
đến sự phát triển nhiều chiều, có gen ảnh hưởng theo nhóm tính trạng, có gen ảnh
hưởng tới một vài tính trạng riêng lẻ. Godfrey E.F và Joap R.G (1952)[69] và một
số tác giả khác cho rằng các tính trạng số lượng này được quy định bởi 15 cặp gen,

trong đó có ít nhất 1 gen về sinh trưởng liên kết với giới tính(nằm trên nhiễm sắc
thể X), vì vậy có sự sai khác về khối lượng cơ thể giữa con trống và con mái trong
cùng một giống, gà trống nặng hơn gà mái 24 - 32%.
Trần Đình Miên, (1994)[30], cho biết gà lúc mới nở gà trống nặng hơn gà
mái 1%, tuổi càng tăng sai khác càng lớn, ở 8 tuần tuổi sự sai khác về khối lượng
giữa gà trống và gà mái là 27%. Theo North và Cs (1990)[48], lúc mới sinh gà trống
nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng sự khác nhau càng lớn: ở 2; 3 và 8 tuần tuổi sự
khác nhau tương ứng là 5%, 11% và 27%.
Tốc độ sinh trưởng còn phụ thuộc vào tốc độ mọc lông. Các kết quả nghiên
cứu xác định, trong cùng một giống, cùng tính biệt thì gà có tốc độ mọc lông nhanh
15
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

có tốc độ sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Theo Kushener (1974)[21], cho rằng tốc
độ mọc lông có quan hệ chặt chẽ với tốc độ tăng trưởng. Thường gà lớn nhanh thì
mọc lông nhanh và đều hơn ở gà chậm lớn. Hayer và Cs (1970)[71] đã xác định
trong cùng một giống thì gà mái mọc lông đều hơn gà trống và tác giả cho rằng ảnh
hưởng của hormon có quan hệ ngược chiều với gen liên kết với giới tính quy định
tốc độ mọc lông.
Ảnh hưởng của tính biệt đến khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà Broiler
có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Ở các nước công nghiệp, người ta nuôi gà Broiler tách
riêng trống mái. Việc này, làm tăng độ đồng đều trong đàn và thuận lợi cho việc
giết mổ tự động. Nuôi tách riêng trống mái sẽ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng
khối lượng nhanh, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, làm cho gà trống không lấn át gà
mái, giảm gà bị trầy, xước (Đặng Hữu Lanh và Cs (1999)[22].
- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng tới khả năng sinh trưởng
Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (2003)[26], cho biết để phát huy được sinh
trưởng cần cung cấp thức ăn tối ưu với đầy đủ chất dinh dưỡng được cân bằng hợp
lý giữa protein và năng lượng. Ngoài ra trong thức ăn hỗn hợp cho chúng còn được

bổ sung hàng loạt các chế phẩm hoá sinh không mang theo nghĩa dinh dưỡng nhưng
có kích thích sinh trưởng làm tăng chất lượng thịt.
Phạm Minh Thu (1996)[44], cho thấy khối lượng cơ thể gà Broiler Rhoderi
Jiang Cun ở 2 chế độ dinh dưỡng lúc 2 tuần tuổi hoàn toàn khác nhau.
Nguyễn Thuý Mỵ (2006)[35], đã nghiên cứu ảnh hưởng của các mức năng
lượng và Protein khác nhau cùng với tỷ lệ ME/CP khác nhau nhằm phát huy tốt đến
khả năng sinh trưởng của Ngan Pháp nuôi tại Thái Nguyên.
Trần Công Xuân (1995)[31], cho biết cùng tổ hợp lai Broiler: Ross 208,Ross
208 - V35 nuôi ở 9 lô với 3 mức năng lượng và 3 mức Protein khác nhau, cho khối
lượng ở 8 tuần tuổi khác nhau rõ rệt.
Trần Tố (2007)[9], nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ khác nhau giữa
methionine và lysine trong khẩu phần đến sinh trưởng của gà Broiler Kabir cho biết
đến 10 tuần tuổi lô có tỷ lệ methionine/lysine 40,5% cho sinh trưởng tốt hơn các lô

×