Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1997 đến 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.38 MB, 140 trang )

Số hóa bởi trung tâm học liệu




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM







CHU THỊ TÂN








NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC
KHOÁNG SẢN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 1997 - 2010










LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ








Thái nguyên - 2013


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM







CHU THỊ TÂN









NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC
KHOÁNG SẢN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 1997 - 2010









LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ








Thái nguyên - 2013


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM








CHU THỊ TÂN








NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC
KHOÁNG SẢN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 1997 - 2010









LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ












Thái nguyên - 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






CHU THỊ TÂN









NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC
KHOÁNG SẢN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 1997 - 2010




Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số : 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ



Thái nguyên - 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa được công bố.


Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013
Ngƣời thực hiện


Chu Thị Tân


XÁC NHẬN CỦA TRƢỞNG KHOA CHUYÊN MÔN











Số hóa bởi trung tâm học liệu

ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS Nguyễn Ngọc Cơ đã tận
tình hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đối với Ban giám hiệu Trường Đại học Sư
phạm – Đại học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Khoa Sau đại
học Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp

đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Công Thương, Sở Tài nguyên Môi
trường, Chi cục Thống kê Tỉnh Thái Nguyên, Thư viện tỉnh Thái Nguyên,
Phòng kỹ thuật sản xuất mỏ than Khánh Hòa, mỏ than Núi Hồng…và các cá
nhân đã giúp đỡ tôi trong quá trình đi thực tế tại địa phương và các cơ quan
ban ngành.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đã khích lệ, động
viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn


Chu Thị Tân


Số hóa bởi trung tâm học liệu

iii

MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng v
Danh mục các hình vi
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ HÌNH THÀNH NGÀNH CÔNG

NGHIỆP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN 8
GIAI ĐOẠN 1997 - 2010 8
1.1. Vài nét về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 8
1.1.1. Vị trí địa lý 8
1.1.2. Điều kiện tự nhiên 12
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 16
1.2.1. Kinh tế 16
1.2.2. Xã hội 18
1.3. Tài nguyên khoáng sản 21
1.3.1. Khoáng sản năng lượng 23
1.3.2. Khoáng sản kim loại 23
1.3.3. Nhóm khoáng sản phi kim loại: 24
1.3.4. Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng 25
1.3.5. Nước khoáng 26
Chƣơng 2. HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở TỈNH
THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010 28
2.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng 28
2.1.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng 28
Số hóa bởi trung tâm học liệu

iv
2.1.2. Nguồn lao động 32
2.2. Khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái nguyên từ năm 1997 - 2010 . 33
2.2.1. Các đơn vị tham gia khai thác khoáng sản 34
2.2.2. Quy trình khai thác các loại khoáng sản 37
Chƣơng 3. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH 78
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ĐẾN ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010 78
3.1. Tác động tích cực 78
3.1.1. Kinh tế 78

3.1.2. Xã hội 81
3.2. Tác động tiêu cực 83
3.2.1. Đối với các khu dân cư 83
3.2.2. Đối với môi trường 84
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 105

Số hóa bởi trung tâm học liệu

iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ : Bình quân
BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
CN : Chi nhánh
CSDL : Cơ sở dữ liệu
CP : Cổ phần
CPXD : Cổ phần xây dựng
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
đ : đồng
ĐC : Địa chất
ĐCKS : Địa chất khoáng sản
ĐHQG : Đại học quốc gia
GP : Giấy phép
GTSXCN : Giá trị sản xuất công nghiệp
HĐND : Hội đồng nhân dân
KC : Khoáng chất
KH & CN : Khoa học và công nghệ
KHCN & MT : Khoa học công nghệ và môi trường

KHTN : Khoa học tự nhiên
KHXH : Khoa học xã hội
KL : Kim loại
KTM : Khai thác mỏ
HTX : Hợp tác xã
KT-XH : kinh tế xã hội
LD : Liên doanh
LK : Lỗ khoan
MTV : Một thành viên
Số hóa bởi trung tâm học liệu

v
Q : Quặng
QĐ : Quyết định
QL : Quốc lộ
SK : Sa khoáng
SL : Sản lượng
SN : Sáp nhập
STT : Số thứ tự
T : Tấn
TDMNBB : Trung du miền núi Bắc Bộ
TDMNPB : Trung du miền núi phía Bắc
TM : Trách nhiệm hữu hạn thương mại
TN : Tư nhân
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TT & CN : Thông tin và công nghệ
UBND : Ủy ban nhân dân
XDCB : Xây dựng cơ bản
XN : Xí nghiệp
XNK : Xuất nhập khẩu

VLXD : Vật liệu xây dựng
VNĐ : Việt Nam đồng

Số hóa bởi trung tâm học liệu

v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp 32
Bảng 2.2: Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động từ năm
2005 - 2009 33
Bảng 2.3: Một số mỏ khoáng sản được cấp giấy phép khai thác trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên 35
Bảng 2.4: Sản lượng khai thác than trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 41
Bảng 2.5: Sản lượng khai thác than và đất bóc mỏ than Khánh Hòa 48
Bảng 2.6: Sản lượng khai thác quặng sắt mỏ Trại Cau 59
Bảng 2.7: Sản lượng khai thác quặng chì, kẽm trên địa bàn tỉnh từ năm 1998
đến 2004 61
Bảng 2.8: Sản lượng quặng mỏ Làng Hích 62
Bảng 2.9: Tình hình khai thác chì, kẽm một số mỏ tại tỉnh Thái Nguyên 63
Bảng 2.10: Tình hình khai thác một số mỏ thiếc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 66
Bảng 2.11: Sản lượng cát sỏi xây dựng của tỉnh giai đoạn 2005 - 2009 76
Bảng 3.1: Sản lượng khai thác của một số mỏ than lớn trên địa bàn tỉnh 79
Bảng 3.2: Sản lượng quặng sắt và giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 1995
đến năm 2010 79
Bảng 3.3: Sản lượng titan và giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 1995 đến 2010 80
Bảng 3.4: Sản lượng quặng chì kẽm và giá trị sản xuất công nghiệp từ năm
1995 đến 2010 80
Bảng 3.5: Sản lượng quặng trong nhóm kim loại và giá trị sản xuất công
nghiệp từ năm 1995 đến 2010 80

Bảng 3.6: Sản lượng quặng trong nhóm khoáng chất công nghiệp và giá trị
sản xuất công nghiệp từ năm 1995 đến 2010 81
Bảng 3.7: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành
công nghiệp 81

Số hóa bởi trung tâm học liệu

vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Lược đồ mạng lưới giao thông tỉnh Thái Nguyên 31
Hình 2.2. Bản đồ phân bố một số mỏ than 42
Hình 2.3: Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác lộ thiên ở mỏ than
Khánh Hòa 44
Hình 2.4: Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác hầm lò ở mỏ than Khánh Hòa 47
Hình 2.5: Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác than lộ thiên mỏ than Núi Hồng 49
Hình 2.6: Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác hầm lò mỏ Làng Cẩm 51
Hình 2.7: Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác than thủ công mỏ Làng Cẩm 53
Hình 2.8. Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác lộ thiên mỏ Phấn Mễ 55
Hình 2.9: Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác lộ thiên mỏ than Bá Sơn 57
Hình 2.10: Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác hầm lò mỏ than Bá Sơn 57
Hình 2.11: Sơ đồ phân bố các mỏ khoáng sản làm VLXD tỉnh Thái Nguyên 71
Số hóa bởi trung tâm học liệu

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia nói chung,
của một địa phương nói riêng tài nguyên khoáng sản đóng một vai trò quan
trọng. Việt Nam là một nước giàu tài nguyên khoáng sản như than, sắt, đồng.

thiếc, bôxit, vàng, dầu khí… Trong đó, Thái Nguyên là tỉnh có nguồn tài
nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng. Sự phong phú của nguồn tài
nguyên đã thúc đẩy cho ngành công nghiệp khai khoáng phát triển và ngành
luôn là mũi nhọn trong nền kinh tế. Trong lịch sử, người Trung Hoa cũng như
người Pháp khi biết đến sự giàu có về tài nguyên của địa phương này đều
ngay lập tức đến tiến hành thăm dò, khai thác với quy mô lớn và mang về
nước mình những nguồn lợi đáng kể từ mảnh đất Thái Nguyên.
Giữa thế kỉ XVIII, người Trung Quốc đã đến đây khai thác. Năm 1858,
thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam. Sau khi hoàn thành công cuộc
bình định vào năm 1897, chúng bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa ở
nước ta. Các hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản đã được diễn ra từ năm
1906 với các mỏ than ở Quán Triều, Làng Cẩm. Trong cả hai đợt khai thác
của người Pháp, ngành công nghiệp khai mỏ luôn chiếm vị trí ưu tiên. Cũng
chính ngành này đã đem lại lợi nhuận rất lớn cho tư bản Pháp. Điều đó càng
chứng tỏ sự phong phú về tài nguyên khoáng sản của Thái Nguyên. Sau khi
hoà bình lập lại năm 1954 ngoài than các mỏ khác như chì, kẽm Lang Hích,
sắt Trại Cau… được khai thác để phát triển đất nước, một số mỏ mới được
phát hiện và thăm dò như thiếc, vonfram, titan, vàng, vật liệu xây dựng.
Những năm 1959 - 1960, với chủ trương chung phát triển ngành công nghiệp,
trên cơ sở phát triển công nghiệp nặng. Nhà nước đã đầu tư xây dựng đứa con
đầu lòng của ngành khai thác khoáng sản đó là Khu công nghiệp Gang Thép
Thái Nguyên. Năm 1963 Khu công nghệp bước vào sản xuất đã đưa Thái
Nguyên trở thành một trong những trung tâm công nghiệp luyện kim lớn của
đất nước. Để có nhiên liệu phục vụ lò cao, Chính phủ đã quyết định giao cho
Số hóa bởi trung tâm học liệu

2
Công ty Gang Thép tổ chức lại mỏ than Phấn Mễ - Làng Cẩm, ngoài ra còn có
mỏ Than Khánh Hoà, Bá Sơn, Núi Hồng. Bên cạnh các mỏ than, các mỏ quặng
cũng tiếp tục được khai thác cùng với quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Thái Nguyên là một trong những tỉnh có trữ lượng khoáng sản lớn nhất
ở Việt Nam. Đặc biệt là các khoáng sản phục vụ cho ngành luyện kim và chế
biến vật liệu xây dựng như sắt, chì, kẽm, titan, than, đá, sét… Với tiềm năng
lớn về khoáng sản, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều cơ sở khai thác, chế biến
khoáng sản có quy mô từ nhỏ đến lớn. Nhiều mỏ kim loại màu, kim loại đen,
mỏ than, mỏ đá, mỏ sét đã, đang và sẽ được khai thác trong tương lai. Và tài
nguyên khoáng sản là một trong những thế mạnh trong sự phát triển kinh tế
của tỉnh.
Trong những năm gần đây, kinh tế của tỉnh Thái Nguyên đạt tốc độ
phát triển cao (Tổng GDP 8 - 14%/năm). Sự tăng trưởng đó có một phần
không nhỏ sự đóng góp của ngành công nghiệp khai thác và chế biến
khoáng sản. Theo quy hoạch phát triển từ nay đến năm 2020 tốc độ tăng
trưởng GDP của Thái Nguyên 12 - 15%/năm. Cao hơn mức tăng trưởng
của cả nước (8 - 9%) [21, tr 5-18]. Trong đó ngành công nghiệp khai thác
và chế biến khoáng sản chiếm một tỷ trọng lớn.
Trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2010, ngành khai khoáng đã có
những đóng góp to lớn trong ngành công nghiệp cũng như nền KT - XH của
tỉnh Thái Nguyên. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động khai thác
khoáng sản ở Thái Nguyên bộc lộ những mặt tiêu cực. Việc khai thác diễn ra
bừa bãi cùng với đó là công nghệ lạc hậu cơ sở kĩ thuật chưa được đầu tư lớn
và có kế hoạch nên đã gây ra tình trạng lãng phí nguồn tài nguyên, làm thay
đổi cảnh quan địa hình, thu hẹp diện tích đất trồng và đất rừng, gây ô nhiễm
môi trường, phá vỡ môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên làm ảnh
hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân đang được toàn xã hội quan tâm.
Trong thời gian 13 năm hiệu quả khai thác sản xuất và thu nhập của
người lao động đã được tăng lên. Tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao
Số hóa bởi trung tâm học liệu

3
động tại địa phương, góp phần đáng kể vào ngân sách nhà nước, địa phương

và công cuộc công nghiệp hóa hiện - đại hóa đất nước. Bên cạnh những mặt
đã đạt được ngành công nghiệp khai khoáng cũng để lại nhiều tác động đến
môi trường kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, từ trước đến nay mới chỉ có
một số công trình nghiên cứu phán ánh ở một phương diện nào đó mà chưa
phản ánh một cách đầy đủ và toàn diện về tình hình khai thác và những tác
động trên. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài:
“Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
1997 - 2010” để làm luận văn thạc sỹ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thái nguyên là một tỉnh trung du miền núi tập trung nhiều loại khoáng
sản, từ lâu đã được một số tài liệu thư tịch cổ điều tra nghiên cứu và ghi chép
lại. Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, tình hình khai thác khoáng sản ở
nước ta nói chung đã được ghi chép rải rác ở một số sách như: Vân Đài loại
ngữ, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội
điển sự lệ, Đồng Khánh Dư địa chí… Hệ thống các mỏ ở Thái Nguyên được
đề cập đến trong phương diện chính sách thuế của nhà Nguyễn.
Dưới thời kỳ xâm lược và cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương, các
học giả kinh tế Pháp rất quan tâm đến vấn đề ngành khai mỏ, trong đó có duy
nhất một công trình của công sứ Thái Nguyên Afred Echinard (1929 - 1934)
có nhan đề Notice sur la province Thai Nguyen (Tiểu chí Thái Nguyên) (Hà
Nội, 1934), ngành khai mỏ được đề cập đến dưới hình thức là một trong
những kỹ nghệ tiên tiến của người châu Âu ở Thái Nguyên.
Sau Cách mạng Tháng Tám, nhất là sau năm 1954, giới sử học Việt Nam
công bố nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến thời kỳ cai trị của thực dân
Pháp trong đó có các hoạt động khai thác khoáng sản ở Thái Nguyên.
Công trình chuyên khảo “Chủ nghĩa đế quốc Pháp và tình hình công nghiệp
ở Việt Nam dưới thời thuộc Pháp” (Nxb Sự thật, Hà Nội) của tác giả Cao Văn Biền
Số hóa bởi trung tâm học liệu

4

đã cho biết những nét chi tiết hơn về bể than Phấn Mễ - Thái Nguyên và sự ra đời
của các công ty khai thác than ở Thái Nguyên thời kỳ thuộc địa.
Trong những năm gần đây, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Ban
nghiên cứu lịch sử Đảng, Đảng bộ Công ty Gang Thép Thái Nguyên và các mỏ
trong tỉnh liên tục chỉnh lý, biên soạn công phu hơn Lịch sử Đảng bộ tỉnh, các đặc
san kỷ niệm ngày truyền thống. Đáng chú ý là ba công trình xuất bản năm 2003: 40
năm mỏ sắt Trại Cau, Công ty Gang Thép Thái Nguyên (1959 - 2003), Lịch sử
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, tập 1 (1936 - 1965). Các công trình trên cho thấy những
nét sơ lược về đời sống, phong trào đấu tranh và vai trò của giai cấp công nhân mỏ
Thái Nguyên trong cách mạng giải phóng dân tộc.
Luận án “Công nghiệp khai thác mỏ của tư bản Pháp ở Thái Nguyên
(1906 - 1945)” được công bố năm 2008 của TS. Hà Thị Thu Thủy. Công trình
đã tìm hiểu cơ sở hạ tầng hình thành công nghiệp khai thác mỏ của tư bản
Pháp ở Thái Nguyên; hoạt động khai thác mỏ của tư bản Pháp ở các khâu từ
xây dựng cơ sở hạ tầng, chuẩn bị nhân công và hệ thống các mỏ than, kẽm,
sắt. Luận án cũng nêu lên những tác động của hoạt động khai thác mỏ của tư
bản Pháp đến KT - XH tỉnh Thái Nguyên.
Năm 2009, Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản cuốn Địa chí Thái Nguyên
của Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Thái Nguyên. Trong cuốn sách này, vấn
đề tiềm năng khoáng sản ở Thái Nguyên được đề cập trong phần Địa chất và
Khoáng sản. Ngoài ra, tình hình khai thác khoáng sản ở Thái Nguyên cũng
được khái quát sơ bộ trong phần kinh tế công nghiệp.
Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu hoạt động khai thác than ở tỉnh Thái
Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững” của Dương Thị Lan năm 2010.
Luận văn đã tìm hiểu đặc điểm khoáng sản than ở Thái Nguyên; phân tích
hiện trạng cũng như tác động từ khai thác than đến KT - XH và môi trường
của tỉnh, đồng thời đưa ra định hướng phát triển bền vững của hoạt động khai
thác than ở Thái Nguyên.
Những công trình trên của các tác giả rất có giá trị giúp cho tôi hoàn
thiện đề tài nghiên cứu của mình.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

5
3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đề tài nghiên cứu về ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở tỉnh
Thái Nguyên trong giai đoạn từ 1997 đến năm 2010. Đây là thời kỳ thực hiện
Nghị Quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ 1997 - 2000
và nhiệm kỳ 2001 - 2010 sau khi tái lập tỉnh là: Tập trung mọi nguồn lực,
tranh thủ thời cơ, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng
bộ và tạo ra sự phát triển về KT - XH với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền
vững…cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch mạnh, tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng cao…
Đề tài đi sâu nghiên cứu tình hình khai thác khoáng sản với những
đóng góp to lớn trong ngành công nghiệp, trong quá trình phát triển KT - XH
của tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nguồn tài nguyên sẵn có của tỉnh luận văn đi sâu tìm hiểu tình
hình khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên. Nêu lên thực trạng khai thác, những
tác động ảnh hưởng của ngành đối với nền KT - XH của tỉnh Thái Nguyên.
3.3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hiện trạng khai thác các loại khoáng sản. Trên cơ sở đó
đánh giá tác động của ngành đến nền kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên.
3.4. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: phạm vi địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Thời gian: từ năm 1997 đến năm 2010
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi khai thác triệt để các nguồn tài
liệu về khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên. Đặc biệt là những tài liệu trong giai đoạn

từ năm 1997 đến nay. Trong đó luận văn chú trọng đến những tài liệu sau:
- Các tác phẩm chuyên khảo đã được công bố và ban hành; các tạp chí
chuyên ngành; báo; tạp chí địa phương; các báo cáo tổng kết của các mỏ trên
địa bàn tỉnh.
Số hóa bởi trung tâm học liệu

6
- Các báo cáo, Nghị quyết, đề án, điều luật về ngành khoáng sản của
Thủ tướng Chính phủ, Đảng bộ Thái Nguyên, Sở Công thương (Công nghiệp)
Thái Nguyên, Sở Tài nguyên môi trường.
- Hệ thống niên giám thống kê, Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên phần về
khai thác khoáng sản từ năm 1997 đến năm 2010.
- Ngoài ra luận văn còn kế thừa các kết quả nghiên cứu của các nhà
khoa học đã được công bố có liên quan đến đề tài luận văn.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng hai phương pháp chính
đó là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Ngoài ra, luận văn còn được
sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp vì trong quá trình thực hiện đề tài,
tác giả thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau một cách có chọn lọc để
đảm bảo tính chính xác về đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở đó, tác giả tiến
hành phân tích, xử lý các số liệu thu thập phục vụ cho mục đích nghiên cứu
của đề tài. Ngoài ra các phương pháp khác như thống kê, so sánh, lập bảng,
biểu đồ, lược đồ, điền dã cũng được kết hợp sử dụng trong luận văn.
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn làm rõ Thái Nguyên là tỉnh miền núi có nhiều tài nguyên
khoáng sản như than, quặng sắt, chì, kẽm, các loại vật liệu xây dựng…
- Luận văn trình bày hiện trạng khai thác khoáng sản. Qua đó chỉ ra
những tác động của hoạt động khai khoáng đến tình hình KT - XH ở tỉnh
Thái Nguyên từ năm 1997 đến 2010.
6. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
nội dung luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Những điều kiện để hình thành ngành công nghiệp khai thác
khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1997 đến 2010 .
Chương 2: Hoạt động khai thác khoáng sản ở Thái Nguyên từ năm
1997 đến năm 2010.
Chương 3: Những tác động của ngành khai thác khoáng sản đến đời
sống kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến
năm 2010.
Số hóa bởi trung tâm học liệu

7
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH THÁI NGUYÊN


















































Số hóa bởi trung tâm học liệu

8
Chƣơng 1
NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ HÌNH THÀNH NGÀNH CÔNG NGHIỆP
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 1997 - 2010

1.1. Vài nét về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực trung du miền núi
phía Bắc có diện tích tự nhiên là 3.541,67 km
2
. Tỉnh Thái Nguyên có phía Bắc
giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía
Đông giáp với tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam giáp với Thủ đô Hà
Nội. Thái Nguyên là miền đất nối giữa vùng núi rừng Việt Bắc với châu thổ
sông Hồng, là cửa ngõ bảo vệ kinh đô Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội
ngày nay.
Những di chỉ khảo cổ ở Thần Sa (Võ Nhai) xác định Thái Nguyên là
một trong những cái nôi của người Việt cổ thời Trung Đại. Thời Hùng Vương
Thái Nguyên thuộc bộ Vũ Định, thời thuộc Hán Thái Nguyên thuộc bộ Giao
Chỉ. Thời nhà Đường thống trị, Thái Nguyên nằm trong đất Châu Long và
châu Vũ Nga thuộc An Nam đô hộ phủ. Thời nhà Lý 10 đạo trong cả nước ta
đổi thành 24 lộ, Thái Nguyên là một châu tương đương với cấp lộ. Đến thời
nhà Trần, vua Trần Thái Tông đổi 24 lộ thời Lý thành 12 lộ. Thái Nguyên
thuộc Như Nguyệt giang lộ. Đến năm 1226, nhà Trần lại đổi thành trấn
Thái Nguyên bao gồm phần đất của tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và một
phần của tỉnh Cao Bằng ngày nay.

Dưới thời thuộc Minh (1407 - 1428), vào năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407),
trấn Thái Nguyên được đổi thành phủ Thái Nguyên, trực thuộc ty Bố Chính,
lãnh 11 huyện. Năm Vĩnh Lạc thứ 6 (1408), thăng làm phủ. Năm thứ 17 nhập
huyện Tư Nông vào huyện An Định, huyện Đồng Hỷ vào huyện Phú Lương,
huyện Đại Từ vào huyện Tuyên Hoá.
Số hóa bởi trung tâm học liệu

9
Năm 1428, sau khi giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vương
triều Lê được thành lập. Vua Lê Thái Tổ lên ngôi chia cả nước thành 5 đạo gồm:
Tây Đạo, Bắc Đạo, Đông Đạo, Nam Đạo và Hải Tây Đạo, Thái Nguyên thuộc
Bắc Đạo. Năm 1466, vua Lê Thánh Tông chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên,
đổi lộ thành phủ, đổi trấn thành châu, Thái Nguyên được gọi là Thái Nguyên
thừa tuyên. Đến năm 1469, Thái Nguyên thừa tuyên được đổi thành thừa tuyên
Ninh Sóc. Đến năm 1483, thừa tuyên Ninh Sóc được đổi thành xứ Thái Nguyên
với 3 phủ, 7 huyện, 6 châu. Thời Lê Trung Hưng Thái Nguyên đổi lại là trấn.
Năm 1667, phủ Cao Bằng tách khỏi Thái Nguyên, trấn Thái Nguyên còn hai phủ
là phủ Phú Bình và Thông Hóa.
Sang đầu thời Nguyễn Thái Nguyên vẫn gọi là trấn, sau khi vua
Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính cả nước chia thành 12 tỉnh và từ
năm 1831, Thái Nguyên chính thức gọi là tỉnh. Năm 1835, châu Định và ba
huyện là Văn Lãng, Đại Từ, Phú Lương được tách ra thành phủ Tòng Hoá.
Thái Nguyên lúc này có 3 phủ là Phú Bình, Tòng Hóa và Thông Hóa. Với 9
huyện, 2 châu, 81 tổng, 371 xã, thôn, phường.
Năm 1890, huyện Bình Xuyên thuộc phủ Phú Bình cắt chuyển và sáp
nhập vào tỉnh Vĩnh Yên (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc). Các huyện còn lại của
phủ Phú Bình và phủ Tòng Hoá tách khỏi tỉnh Thái Nguyên để góp phần
tạo nên Tiểu khu Thái Nguyên (một trong 3 tiểu khu thuộc đạo Quan binh
I Phả Lại thành lập ngày 9/9/1891). Huyện Cảm Hoá thuộc phủ Thông Hoá
trước kia nay bị tách ra để trở thành bộ phận của Tiểu khu Cao Bằng.

Đến tháng 10/1892, Thái Nguyên được tái lập bao gồm phủ Tòng Hoá,
phủ Phú Bình, châu Bạch Thông và huyện Cảm Hoá, đặt dưới quyền cai trị
của một Công sứ thực dân Pháp. Năm 1900, Phủ Thông Hóa tách khỏi tỉnh
Thái Nguyên để thành lập tỉnh Bắc Kạn. Năm 1901, tổng Yên Đĩnh, huyện
Phú Lương, Phủ Tòng Hóa sáp nhập về châu Bạch Thông (Bắc Kạn). Năm
1913, châu Định Hóa sáp nhập về huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn); cắt hai xã
Số hóa bởi trung tâm học liệu

10
Phúc Lâm, Tự Lập, tổng Định Biên Thượng, châu Định Hóa sáp nhập về
huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp địa
lý hành chính Thái Nguyên không có gì thay đổi. Năm 1945, sau thắng lợi của
cuộc nổi dậy giành chính quyền của nhân dân tỉnh Thái Nguyên thì đơn vị
hành chính thị xã Thái Nguyên ra đời.
Năm 1954, Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, và bước vào thời kỳ
xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Xây dựng cuộc sống mới sau chiến tranh.
Năm 1956, Khu tự trị Việt Bắc được thành lập, huyện Phổ Yên sáp nhập vào
tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Phú Bình sáp nhập vào tỉnh Bắc Giang. Năm 1957, hai
huyện này lại được sáp nhập trở lại tỉnh Thái Nguyên.
Do yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày 21 - 04 -1965,
Ủy ban thường vụ Quốc hội đã quyết định hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và
Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái.
Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, ngày 6 - 11 - 1996, Quốc
hội khóa IX kỳ họp thứ 10 đã ra Nghị quyết về việc phân lại địa giớ hành chính
một số tỉnh. Từ ngày 1 - 1 - 1997, tỉnh Bắc Thái được tách thành hai tỉnh Thái
Nguyên và Bắc Kạn [63, tr. 24-26].
Sau khi tách tỉnh, Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính gồm Thành phố
Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 7 huyện (Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ,
Võ Nhai, Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương) với tổng số 181 xã, phường và thị trấn
(trong đó vùng cao: 16 xã, vùng núi: 109 xã, vùng trung du và đồng bằng: 56 xã).

Về vị trí địa lý tự nhiên, Thái Nguyên có hai lợi thế: thứ nhất là nằm ở
vị trí trung tâm vùng TDMNPB, và thứ hai là nằm ở khu vực có tài nguyên
khoáng sản có ích với trữ lượng khá lớn, đủ để phát triển công nghiệp, đã
được khai thác để phát triển ngành luyện kim đầu tiên trong cả nước.
Về vị trí địa lý kinh tế, chính trị, Thái Nguyên là một trong những
trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng TDMNBB và là cửa ngõ giao
lưu KT - XH giữa vùng TDMNBB với vùng đồng bằng sông Hồng.
Số hóa bởi trung tâm học liệu

11
Thái Nguyên là đầu mối giao thông nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh
miền núi phía Bắc, có vị trí quan trọng về quốc phòng - an ninh, là vành đai
bảo vệ cho thủ đô Hà Nội. Trước đây và hiện nay, tỉnh Thái Nguyên vẫn được
Chính phủ coi là trung tâm văn hóa và kinh tế của các dân tộc phía Bắc; là
trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ ba trong cả nước với 8 trường đại học,
16 trường cao đẳng, trung học và dạy nghề; có bệnh viện đa khoa khu vực, đồng
thời cũng là trung tâm công nghiệp cơ khí luyện kim lớn của cả nước.
Thái Nguyên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và là trung
tâm kinh tế các tỉnh trung du đồng bằng Bắc Bộ (gồm Cao Bằng, Bắc Kạn,
Thái Nguyên, Tuyên Quang); có mối liên hệ với vùng tam giác kinh tế phát triển
mạnh là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Trong tương lai, Thái Nguyên sẽ
nằm trong vùng tứ giác tăng trưởng kinh tế là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh -
Thái Nguyên, phát triển dọc QL 18 nối vùng Tây Bắc, Việt Bắc với cảng nước sâu
Cái Lân và đường cao tốc QL 5 nối với cảng Hải Phòng.
Nhờ có vị trí địa lý kinh tế, chính trị, mà mạng lưới giao thông kết nối
tỉnh Thái Nguyên với bên ngoài rất thuận lợi. Tỉnh Thái Nguyên có hệ thống
đường bộ, đường sắt, đường sông hình dẻ quạt với thành phố Thái Nguyên là
đầu mối. Đường quốc lộ số 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn
bộ tỉnh Thái Nguyên chạy qua thành phố Thái Nguyên là cửa ngõ phía Nam
nối Thái Nguyên với Hà Nội, với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và với các

tỉnh khác trong cả nước. Đồng thời đây còn là cửa ngõ phía Bắc qua tỉnh
Bắc Kạn lên Cao Bằng thông sang biên giới Trung Quốc. Các quốc lộ 37, 1B
cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch giao thông quan trọng nối
Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh. Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều,
Lưu Xá - Kép - Đông Triều nối với khu công nghiệp Sông Công, khu Gang
Thép và thành phố Thái Nguyên. Vị trí này đã và đang tạo điều kiện cho Thái
Nguyên trở thành trung tâm kinh tế của vùng trung du miền núi Bắc Bộ, một
cực phát triển ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, nhất là sau khi tuyến đường cao tốc
Hà Nội - Thái Nguyên được xây dựng xong.
Số hóa bởi trung tâm học liệu

12
Tuy vậy, do vận tải sắt thép và quặng thuộc loại siêu trọng, nên đường
bộ có xu hướng xuống cấp rất nhanh, vì thế cần có sự nâng cấp đường phù
hợp để đảm bảo giao thông thuận lợi.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1. Khí hậu, thủy văn
Khí hậu của tỉnh Thái Nguyên chia làm bốn mùa rõ rệt, đó là mùa xuân,
mùa hạ, mùa thu và mùa đông. Theo số liệu của Tổng cục Khí tượng - Thuỷ văn,
nhiệt độ trung bình chênh lệch giữa tháng nóng nhất (28,9
0
C - tháng 6) với
tháng lạnh nhất 15,2
0
C - tháng 1) là 13,7
0
C. Tổng số giờ nắng trong năm dao
động từ 1.300 - 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong
năm. Tổng tích nhiệt độ vượt 7.500
0

C, thời kỳ lạnh (nhiệt độ trung bình tháng
dưới 18
0
C) chỉ trong 3 tháng.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500 - 2.500mm, cao nhất
vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Tổng lượng nước mưa tự nhiên của tỉnh
Thái Nguyên dự tính lên tới 6,4 tỷ m
3
/năm. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố
không đều theo thời gian và không gian. Theo không gian, lượng mưa tập
trung nhiều ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, trong khi đó tại huyện
Võ Nhai, Phú Lương lượng mưa tập trung ít hơn. Theo thời gian, lượng mưa
tập trung khoảng 87% vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó riêng
lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm nên thường
gây ra những trận lũ lụt lớn. Vào mùa đông, đặc biệt là tháng 12, lượng mưa
trong tháng chỉ bằng 0,5% lượng mưa cả năm.
Do địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam nên khí hậu của tỉnh vào
mùa đông được chia thành ba vùng: vùng lạnh nhiều nằm ở phía Bắc huyện
Võ Nhai; vùng lạnh vừa gồm huyện Định Hoá, Phú Lương, Nam Võ Nhai;
vùng ấm gồm các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình, thị xã
Sông Công và thành phố Thái Nguyên.
Số hóa bởi trung tâm học liệu

13
Nhìn chung, điều kiện khí hậu - thuỷ văn của tỉnh Thái Nguyên tương
đối thuận lợi về các mặt để có thể phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền
vững, thuận lợi cho phát triển các ngành nông, lâm nghiệp nói chung. Tuy vậy,
vào mùa mưa với lượng mưa tập trung lớn thường xảy ra thiên tai như sạt lở,
trượt đất, lũ quét ở một số triền đồi núi và lũ lụt ở khu vực dọc theo lưu vực
sông Cầu và sông Công.

1.1.2.2. Địa hình
Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc Nam, thấp dần
xuống phía Nam. Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với các vách núi dựng đứng
và kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Dãy Ngân Sơn chạy theo hướng
Đông Bắc - Tây Nam đến Võ Nhai tạo nên vùng ít mưa. Dãy núi Bắc Sơn
chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân
Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa Đông Bắc, vì
thế Thái Nguyên ít chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Đông Bắc.
Địa hình tỉnh Thái Nguyên chia thành bốn nhóm: địa hình đồng bằng; địa
hình gò đồi; địa hình núi thấp và địa hình nhân tác, với các đặc trưng sau đây:
Nhóm địa hình đồng bằng, phân bố ở phía Nam của tỉnh, chủ yếu thuộc
hai huyện Phú Bình, Phổ Yên với độ cao địa hình 10 - 15m so với mặt nước
biển. Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện
tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20 - 30m và phân bố dọc hai con
sông lớn là sông Cầu và sông Công thuộc huyện Phổ Yên và Phú Bình. Các
kiểu đồng bằng còn lại phân bố rải rác ở độ cao trên 30m.
Nhóm địa hình gò đồi được chia thành ba kiểu:
- Kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp, với độ cao tuyệt
đối 50 - 70m, phân bố ở Phú Bình, Phổ Yên.
- Kiểu cảnh quan đồi cao đỉnh bằng hẹp, độ cao tuyệt đối phổ biến từ
100 - 125m, chủ yếu phân bố ở phía Bắc của tỉnh, kéo dài từ Đại Từ đến Định Hoá.
Số hóa bởi trung tâm học liệu

14
- Kiểu địa hình đồi cao sườn lồi, thẳng, đỉnh nhọn, hẹp, kéo dài dạng
dãy độ cao phổ biến từ 100 - 150m, phân bố ở phía Bắc của tỉnh trong lưu vực
sông Cầu, từ Đồng Hỷ, Phú Lương đến Định Hoá.
Nhóm địa hình núi thấp chiếm tỷ lệ lớn, hầu như chiếm trọn vùng Đông
Bắc của tỉnh. Nhóm cảnh quan địa hình núi thấp, phân bố dọc ranh giới
Thái Nguyên với các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc.

Các kiểu cảnh quan hình thái địa hình núi thấp được cấu tạo bởi năm loại đá
chính là đá vôi, đá trầm tích biến chất, đá bazơ và siêu bazơ, đá trầm tích
phun trào và đá xâm nhập axít.
Nhiều cảnh quan có cấu tạo xen kẽ các loại đá trên. Trước đây, phần
lớn diện tích nhóm cảnh quan hình thái địa hình núi thấp có lớp phủ rừng
nhưng hiện nay lớp phủ rừng đang bị suy giảm.
Nhóm địa hình nhân tác ở Thái Nguyên chỉ có một kiểu là các hồ chứa
nhân tạo, trong đó các hồ lớn nhất là hồ Núi Cốc, Khe Lạnh, Bảo Linh, Cây
Si, Ghềnh Chè Hiện tại, trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng trên 200 hồ chứa
các loại với tổng diện tích mặt nước gần 6.000 ha. Đây là điều kiện thuận lợi
cho tỉnh trong việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Một số hồ lớn
như hồ Núi Cốc, Khe Lạnh, Ghềnh Chè, Bảo Linh là những điểm đến hấp
dẫn về du lịch sinh thái.
Như vậy, cảnh quan hình thái địa hình Thái Nguyên khá phong phú, đa dạng.
Tuy nhiên, muốn khai thác, sử dụng tốt cần tính đến đặc tính của từng kiểu cảnh
quan, đặc biệt là các kiểu cảnh quan đồi núi chiếm phần lớn diện tích của tỉnh.
1.1.2.3. Địa chất
Kiến tạo địa chất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều hệ tầng phân
bố theo nhiều hướng khác nhau, vì thế, khai thác khoáng sản lộ thiên có nhiều
thuận lợi hơn so với khai thác hầm lò.
Trong bản chú giải bản đồ địa chất và khoáng sản đã liệt kê tới 28 hệ
tầng, phức hệ địa chất. Hầu hết các hệ tầng nằm ở phía Bắc của tỉnh có hướng
thiên về Đông Bắc - Tây Nam, trong khi các hệ tầng ở phía Nam của tỉnh
Số hóa bởi trung tâm học liệu

15
lại thiên về hướng Tây Bắc - Đông Nam. Với điều kiện địa chất như vậy,
Thái Nguyên có nhiều loại khoáng sản, cả nhiên liệu, kim loại và phi kim loại.
Tuy nhiên, chất lượng quặng không cao và ít loại khoáng sản có trữ lượng lớn.
1.1.2.4. Thổ nhưỡng

Theo điều tra của sở Địa chính, tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích đất
là trên 356.663 ha. Trong đó:
Đất núi có độ cao trên 200m hình thành do sự phong hóa trên đá, hình
thành do sự phong hoá trên các đá macma, đá biến chất và đá trầm tích. Đất núi
thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ,
rừng kinh doanh, nhưng cũng thích hợp để trồng các cây đặc sản, cây ăn quả.
Đất đồi chủ yếu hình thành trên cát kết, bội kết, phiến sét và một phần
phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen kẽ giữa nông và lâm nghiệp. Đất đồi
phân bố ở một số vùng như Đại Từ, Phú Lương… với độ cao từ 50m đến
200m, có độ dốc từ 5m đến 20m, rất phù hợp đối với cây công nghiệp, đặc
biệt là cây chè và cây ăn quả lâu năm.
Đất ruộng lúa là đất canh tác chủ yếu hiện nay. Đất có nguồn gốc từ đất
feralit, đất đá vôi hoặc đất phù sa các sông Cầu, sông Công, sông Chợ Chu…
đất có tầng canh tác dày từ 20 - 30cm. Đất này thích hợp với các cây lương
thực như lúa, hoa mầu như ngô, khoai, lạc, đỗ… Hiện nay do hệ thống thủy
lợi và kỹ thuật canh tác tiến bộ, nên loại đất này ngày càng phì nhiêu.
Đất đá vôi được hình thành ở khu vực đá vôi là loại đất tốt, có màu đỏ
sẫm, cấu tượng tốt. Loại đất này nếu bị rửa trôi nhiều sẽ bị bạc màu, kết von,
phân bố ở Đồng Hỷ, Võ Nhai là chủ yếu.
Đất đầm lầy có trong các thung lũng núi khó thoát nước, đất thiếu ôxy,
thừa nước, xuất hiện quá trình glây, phân bố dọc theo sông Công và phía Nam
huyện Phổ Yên, có mùi thối và khó canh tác.
Từ độ cao từ 600m trở lên ở sườn đông Tam Đảo, lớp đất nông dần.
Đất này thích hợp cho trồng các cây Á nhiệt đới, cây ăn quả và cây làm thuốc.
Các loại đất chưa sử dụng trên địa bàn tỉnh hiện nay còn khá nhiều.
Chủ yếu là đất đồi núi có khả năng sử dụng cho mục đích nông, lâm nghiệp.

×