Số hóa bởi Trung tâm Học liêu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
–––––––––––––––––––––
PHẠM VĂN TỊNH
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THEO HƢỚNG HÌNH THÀNH
KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT
TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN – 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liêu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
–––––––––––––––––––––
PHẠM VĂN TỊNH
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THEO HƢỚNG HÌNH THÀNH
KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT
TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO
DỤC
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ĐỨC SƠN
THÁI NGUYÊN – 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liêu
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả
cho phép tham khảo, sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công
trình nào khác.
Tác giả luận văn
Phạm Văn Tịnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liêu
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài luận văn Thạc sĩ
quản lý giáo dục, tại trường Đại học sư phạm- Đại Học Thái Nguyên, tôi đã
được các Thầy, các Cô giáo tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập, cũng như hoàn
thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Nhân dịp này, cho phép tôi được trân trọng cảm ơn Banh giám hiệu, các
Thầy giáo, Cô giáo trường Đại học sư phạm - Đại Học Thái Nguyên.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Tiến sỹ Nguyễn Đức
Sơn, Trường ĐHSP Hà Nội, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận
tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gừi lời cảm ơn chân thành tới Chi uỷ, Ban giám hiệu, Cán bộ,
Giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh các trường THPT Vĩnh Bảo, THPT Thái
Phiên, THPT Dân Lập Thăng Long (thành phố Hải Phòng) đã động viên, giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Dù đã
hết sức cố gắng, nhưng luận văn này không tránh khỏi những thiếu xót, kính
mong được sự đóng góp ý kiến bổ sung của các Thầy, Cô giáo, các bạn đồng
nghiệp để luận văn được hoàn thiện và có tính khả thi cao.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hải Phòng, ngày. . . tháng 8 năm 2013
TÁC GIẢ
Phạm Văn Tịnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liêu
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng v
Danh mục sơ đồ, biểu đồ vi
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4. Giả thuyết khoa học 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6. Phạm vi đề tài nghiên cứu 5
7. Phương pháp nghiên cứu 5
8. Cấu trúc luận văn 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1.Các nghiên cứu ở nước ngoài 7
1.1.2.Các nghiên cứu trong nước 8
11
11
1.2.2. 12
1.2.3. Khái niệm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 14
1.2.4. Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 15
1.2.5. Khái niệm biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 15
Số hóa bởi Trung tâm Học liêu
iv
1.3. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường
Trung học phổ thông 16
1.3.1. Mục tiêu của HĐGDNGLL 16
1.3.2. Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 16
1.3.2.1. Vị trí 16
1.3.2.2. Vai trò 18
1.3.3. Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 19
1.3.3.1. Nhiệm vụ giáo dục kiến thức 19
1.3.3.2. Nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng 20
1.3.3.3. Nhiệm vụ giáo dục thái độ 20
1.3.4. Nội dung chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 21
1.3.4.1. Các nguyên tắc lựa chọn nội dung của HĐGDNGLL 21
1.3.4.2. Nội dung chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường
Trung học phổ thông 22
1.3.5. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 23
1.3.6. Một số vấn đề về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh THPT 24
1.3.6.1. Khái quát chung về kỹ năng sống 24
1.3.6.2. Khái niệm KNS của học sinh THPT 25
1.3.6.3. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT 25
1.4. Quản lý HĐGDNGLL theo hướng hình thành KNS ở trường Trung học
Phổ thông 26
1.4.1. Quản lý về chương trình, kế hoạch thực hiện HĐGDNGLL theo hướng
hình thành KNS 27
1.4.2 Quản lý đội ngũ thực hiện HĐGDNGLL theo hướng hình thành KNS 27
1.4.2.1. Quản lý đội ngũ cán bộ Đoàn thực hiện HĐGDNGLL 27
1.4.2.2. Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thực hiện HĐGDNGLL 27
Số hóa bởi Trung tâm Học liêu
v
1.4.3. Quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện HĐGDNGLL theo
hướng hình thành KNS 29
1.4.3.1.Quản lý về trang thiết bị 29
1.4.3.2. Quản lý về sách giáo viên 29
1.4.3.3. Quản lý giáo viên 30
1.4.4. Quản lý việc phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức
HĐGDNGLL theo hướng hình thành KNS 30
1.4.4.1. Quản lý việc phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cán bộ Đoàn 30
1.4.4.2. Quản lý sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn 31
1.4.4.3. Quản lý sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với Ban giám hiệu, tiểu
ban HĐGDNGLL 31
1.4.4.4. Quản lý sự liên kết giữa giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng giáo
dục ngoài nhà trường 31
1.4.4.5. Quản lý sự liên kết giữa Cán bộ Đoàn, tiểu ban hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường 32
1.4.4.6. Quản lý sự liên kết giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục khác 32
1.4.5. Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả HĐGDNGLL theo hướng hình
thành KNS 32
1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và quản
lý HĐGDNGLL 33
1.5.1. Đổi mới của chương trình giáo dục Trung học Phổ thông 33
1.5.2. Nhận thức của các lực lượng giáo dục 34
1.5.3. Năng lực của người tổ chức HĐGDNGLL theo hướng hình thành KNS 34
1.5.4. Nội dung chương trình HĐGDNGLL theo hướng hình thành KNS 35
1.5.5 Hình thức tổ chức HĐGDNGLL theo hướng hình thành KNS 35
1.5.6. Đánh giá HĐGDNGLL theo hướng hình thành KNS 36
1.5.7. Các điều kiện để việc tổ chức HĐGDNGLL theo hướng hình thành KNS
có hiệu quả 36
Tiểu kết chương 1 37
Số hóa bởi Trung tâm Học liêu
vi
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI
GIỜ LÊN LỚP THEO HƢỚNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG SỐNG TẠI
CÁC TRƢỜNG THPT THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 38
2.1 Vài nét chung về giáo dục bậc THPT thành phố Hải Phòng 38
2.1.1. Quy mô phát triển 38
2.1.2. Thực hiện kế hoạch giáo dục 39
2.2. Thực trạng công tác quản lý HĐGDNGLL theo hướng hình thành KNS tại
các trường THPT thành Phố Hải Phòng 41
2.2.1. Thực trạng về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ đoàn, phụ
huynh và học sinh các trường THPT thành phố Hải Phòng về vị trí, vai trò của
HĐGDNGLL và ý nghĩa của giáo dục KNS 41
2.2.1.1. Thực trạng về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ đoàn,
phụ huynh, học sinh các trường THPT thành phố Hải Phòng về vị trí, vai trò
của HĐGDNGLL 42
2.2.1.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ Đoàn, phụ
huynh học sinh các trường THPT thành phố Hải Phòng về vị trí, vai trò của
HĐGDNGLL 45
2.2.1.3. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, cán bộ đoàn, giáo viên về vai
trò của HĐGDNGLL trong việc hình thành KNS 50
2.2.2. Thực trạng về nội dung, hình thức và tổ chức thực hiện HĐGDNGLL
theo hướng hình thành KNS tại các trường THPT thành phố Hải Phòng 52
2.2.2.1. Thực trạng nội dung và hình thức tổ chức giờ chào cờ đầu tuần 52
2.2.2.2. Thực trạng các hình thức tổ chức tiết HĐGDNGLL 54
2.2.2.3. Thực trạng về tổ chức thực hiện HĐGDNGLL 57
2.2.3. Thực trạng các biện pháp quản lí HĐGDNGLL theo hướng hình thành
KNS tại các trường THPT thành phố Hải Phòng 61
2.2.3.1. Thực trạng quản lí xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp của tiểu ban hoạt giáo dục ngoài giờ lên lớp 61
Số hóa bởi Trung tâm Học liêu
vii
2.2.3.2. Thực trạng quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về công tác hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp 63
2.2.3.3. Quản lí về cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện HĐGDNGLL 64
2.2.3.4. Thực trạng về quản lý sự phối hựp các lực lượng giào dục tham gia tổ
chức hoạt động giáo dục HĐGDNGLL của BGH 65
2.3.3.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức HĐNGLL của BGH. 66
2.3. Nhận xét, đánh giá chung về thực trạng quản lí HĐGDNGLL theo hướng
hình thành KNS tại các trường THPT thành phố Hải Phòng 68
2.3.1. Đánh giá thực trạng 68
2.3.2. Nguyên nhân của thực trạng 69
2.3.3. Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lí HĐGDNGLL của các
trường THPT thành phố Hải Phòng 70
Tiểu kết chương 2 71
Chƣơng 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THEO HƢỚNG HÌNH THÀNH KỸ NĂNG
SỐNG CHO HỌC SINH THPT TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 72
3.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp 72
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 72
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục của bậc Trung học
Phổ thông 73
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp các lực lượng giáo dục 73
3.1.4. Nguyên tắc tổ chức HĐGDNGLL phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa
tuổi học sinh Trung học Phổ thông 74
3.2. Các biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo hướng hình thành kỹ năng sống
cho học sinh THPT tại thành phố Hải Phòng 74
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, cán bộ Đoàn, phụ
huynh và học sinh nhà trường về vị trí, vai trò của HĐGDNGLL và ý nghĩa của
giáo dục KNS 74
Số hóa bởi Trung tâm Học liêu
viii
3.2.1.1. Ý nghĩa 74
3.2.1.2. Cách thực hiện 75
3.2.2. Tăng cường quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tiểu
HĐGDNGLL và GVCN 78
3.2.2.1.Mục tiêu 78
3.2.2.2.Cách thực hiện 79
3.2.3. Quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ Đoàn, cán bộ tiểu ban thực hiện
chương trình HĐGDNGLL 81
3.2.3.1. Mục tiêu 81
3.2.3.2. Cách thực hiện 81
3.2.4. Quản lý hình thức tổ chức HĐGDNGLL 85
3.2.4.1. Mục tiêu 85
3.2.4.2. Cách thực hiện 85
3.2.5. Quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện để thực hiện HĐGDNGLL 87
3.2.5.1. Mục tiêu 87
3.2.5.2. Cách thực hiện 87
3.2.6. Tăng cường quản lý việc phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào
quá trình tổ chức HĐGDNGLL 88
3.2.6.1. Mục tiêu 88
3.2.6.2. Cách thực hiện 89
3.2.7. Quản lí công tác kiểm tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo HĐGDNGLL 91
3.2.7.1. Mục tiêu 91
3.2.7.2. Cách thực hiện 91
3.2.8. Tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng HĐGDNGLL 93
3.2.8.1. Mục tiêu 93
3.2.8.2. Cách thực hiện 94
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lí HĐGDNGLL 94
3.4. Tính khả thi và tinh cần thiết 96
Số hóa bởi Trung tâm Học liêu
ix
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm 97
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm 97
3.4.3. Nội dung khảo nghiệm 97
3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm 97
3.4.5. Kết quả 98
Tiểu kết chương 3 102
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 103
1.Kết luận 103
2. Khuyến nghị 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liêu
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
KÝ HIỆU
CHỮ VIẾT TẮT
1
BGH
Ban giám hiệu
2
CB
Cán bộ
3
CBQL
Cán bộ quản lý
4
CNH- HĐH
Công nghiệp hoá- hiện đại hoá
5
CSVC
Cơ sở vật chất
6
CMHS
Cha mẹ học sinh
7
ĐTN- TB
Đoàn thanh niên- tiểu ban
8
ĐH- CĐ
Đại học- cao đẳng
9
ĐHSP
Đại học sư phạm
10
GVCN
Giáo viên chủ nhiệm
11
GVBM
Giáo viên bộ môn
12
GV, HS
Giáo viên, học sinh
13
HĐGDNGLL
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
14
KNS
Kỹ năng sống
15
KHGD
Kế hoạch giáo dục
16
LLGD
Lực lượng giáo dục
17
NXB
Nhà xuất bản
18
PHHS
Phụ huynh học sinh
19
QLGD
Quản lý giáo dục
20
RCT- CT- ICT- KCT
Rất cần thiếu- cần thiết, ít cần thiết-không cần thiết
21
RKT- KT- IKT
Rất khả thi- khả thi- ít khả thi
22
RQT- QT
Rất quan trọng- quan trọng
23
RT- T- BT- CT
Tất tốt- tốt- bình thường- chưa tốt
24
RTH- TH- BT-KTH
Rất thích- thích - bình thường- không thích
25
TB
Trung bình
26
TĐQT- KQT
Tương đối quan trọng- không quan trọng
27
THCS
Trung học cơ sở
28
THPT
Trung học phổ thong
29
TNCS
Thanh niên cộng sản
30
TX- TT- KTX
Thường xuyên- thỉnh thoảng- không thường xuyên
31
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liêu
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp đánh giá xếp loại học lực, hạnh kiểm học sinh (chung
toàn thành phố) 41
Bảng 2.2. Nhận thức của BGH, GV, CB Đoàn, PHHS, HS về vị trí, vai trò của
HĐGDNGLL 45
Bảng 2.3. Nhận thức của PHHS về vị trí, vai trò của HĐGDNGLL 48
Bảng 2.4. Nhận thức của cán bộ quản lý, cán bộ đoàn, giáo viên vai trò của
HĐGDNGLL trong việc hình thành KNS 51
Bảng 2.5. Thực trạng mức độ thực hiện giờ chào cờ đầu tuần 52
Bảng 2.6. Ý kiến của giáo viên chủ nhiệm về mức độ thực hiện và mức độ cần
thiết của các hình thức tổ chức HĐGDNGLL 54
Bảng 2.7. Ý kiến của học sinh về mức độ thực hiện các hình thức tổ chức
HĐGDNGLL GVCN đã triển khai 56
Bảng 2.8. Thực trạng thực hiện HĐGDNGLL của GVCN 57
Bảng 2.9. Thực trạng tổ chức thực hiện HĐGDNGLL của cán bộ Đoàn và tiểu
ban HĐGDNGLL 59
Bảng 2.10. Ý kiến đánh giá mức độ quản lí xây dựng chương trình, kế hoạch
HDGDNGLL của Tiểu ban 62
Bảng 2.11. Ý kiến đánh giá mức độ quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh
phí và điều kiện phục vụ cho HĐGDNGLL của BGH 64
Bảng 2.12. Ý kiến đánh giá mức độ quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục
tham gia tổ chức HĐGDNGLL của BGH 65
Bảng 2.13. Ý kiến đánh giá mức độ quản lý việc thực hiện kiểm trađánh giá kết
quả tổ chức HĐGDNGLL của BGH 67
Bảng 3.1. Bảng phân công thực hiện HĐGDNGLL của tháng 82
Bảng 3.2. Kết quả thống kê nhận thức mức độ cần thiết của các biện quản lý
HĐGDNGLL 98
Bảng 3.3. Kết quả thống kê nhận thức mức độ khả thi của các biện pháp quản
lý HĐGDNGLL 99
Bảng 3.4. Sự tương quan giữa tinh cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
quản lý HĐGDNGLL 100
Số hóa bởi Trung tâm Học liêu
vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Vị trí của HĐGDNGLL 17
Sơ đồ 1.2. Vai trò của HĐGDNGLL 19
Sơ đồ 1.3. Mối quan hệ giữa quan hệ lực lượng giáo dục 29
Biêủ đồ 2.1. Nhận thức của giáo viên về HHĐGDNGLL 42
Biểu đồ 2.2. Nhận thức của cán bộ đoàn về HĐGDNGLL 43
Biểu đồ 2.3. Nhận thức của học sinh về HĐGDNGLL 43
Biểu đồ 2.4. Nhận thức của PHHS về HĐGDNGLL 44
Biểu đồ 2.5. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, cán bộ Đoàn, HS và PHHS
các trường THPT thành phố Hải Phòng về vị trí, vai trò của
HĐGDNGLL 50
Biểu đồ 2.6. Thực trạng mức độ thực hiện các biện pháp quản lí HĐGDNGLL 68
Số hóa bởi Trung tâm Học liêu
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ CNH-HĐH, với mục tiêu đến năm
2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hội
nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định trong công cuộc CNH- HĐH
và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn lực người Việt Nam được phát triển
về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Văn kiện
Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ “Đổi mớí toàn diện giáo dục và đào tạo
phát triển nguồn nhân lực cao” [6] . Việc này được bắt đầu từ giáo dục phổ
thông, mà trước hết là xác định mục tiêu đào tạo nhằm tạo ra “nhân cách - sức
lao động” đáp ứng yêu cầu của xã hội. Nói cách khác, đó là hệ thống phẩm
chất và năng lực được hình thành trên một nền tảng kiến thức, kĩ năng đủ và
chắc chắn. Nội dung học vấn được hình thành và phát triển trong nhà trường
phổ thông phải góp phần quan trọng để phát triển hứng thú và năng lực nhận
thức của học sinh, cung cấp cho học sinh những kĩ năng cần thiết cho việc tự
giáo dục sau này.
Những kết quả nghiên cứu tâm, sinh lí và điều tra xã hội học gần đây cho
thấy sự thay đổi tâm, sinh lí của thanh, thiếu niên là sự thay đổi có gia tốc.
Trong điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông, trong bối cảnh hội
nhập mở rộng giao lưu học sinh ngày càng được tiếp nhận nhiều nguồn thông
tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt có hiểu biết hơn, linh hoạt và năng động
hơn so với các thế hệ học sinh trước đây, đặc biệt là học sinh THPT. Do những
yêu cầu đổi mới của mục tiêu giáo dục THPT, cần thiết phải đưa vào trong nhà
trường một số nội dung dạy học mới, hoạt động giáo dục phải gắn với thực tiễn
xã hội, cùng với yêu cầu của hội nhập và phân hoá trong giáo dục. Văn phòng
Chính phủ đã ra thông báo số 13/2006/VPCP về ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng,
Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục về phương án điều chỉnh phân ban ở bậc
THPT, trong đó HĐGDNGLL chính thức được đưa vào chương trình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liêu
2
Việc giáo dục học sinh thông qua HĐGDNGLL là con đường quan trọng
và cần thiết. HĐGDNGLL được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông góp
phần thực hiện những mục tiêu, những giá trị từ đơn giản đến phức tạp phát
huy vai trò tối đa của cá nhân và tập thể học sinh trong quá trình hoạt động. Nội
dung và hình thức của HĐGDNGLL phù hợp với nhu cầu và đặc điểm lứa tuổi
của học sinh. Học sinh là chủ thể của HĐGDNGLL, giáo viên chủ nhiệm lớp là
người đóng vai trò giúp đỡ, định hướng hoạt động của học sinh. HĐGDNGLL
đòi hỏi phải có sự tham gia của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường. Đây là một trong những hoạt động có tính huy động cộng đồng cao.
HĐGDNGLL có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn
lý thuyết với thực hành, thống nhất giữa nhận thức và hành động góp phần quan
trọng vào sự hình thành và phát triển các kỹ năng, tình cảm, niềm tin tạo cơ sở
cho sự phát triển toàn diện nhân cách của học sinh trong giai đoạn hiện nay
Hiện nay, giáo dục KNS đang là vấn đề được các cơ sở giáo dục, các nhà
trường tâm, triển khai và thực hiện với nhiều cách thức và đạt được những kết
quả nhất định. Tuy nhiên nếu HĐGDNGLL gắn với hình thành KNS cho học
sinh sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của HĐGDNGLL trong giai đoạn hiện nay
các trường THPT trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã rất quan tâm đến công
tác chỉ đạo, quản lý, tổ chức thực hiện chương trình. Qua thực tiễn công tác
cùng với những quan sát kết quả, điều tra và đánh giá tôi nhận thấy:
- Thứ nhất, kỹ năng tham gia tổ chức hoạt động của học sinh chưa tốt,
các em chưa thực sự làm chủ thể hoạt động, các hình thức tổ chức không phong
phú, đa dạng, lặp đi lặp lại thậm chí gây nhàm chán.
- Thứ hai, đội ngũ GVCN còn thiếu về kỹ năng tổ chức và cố vấn hoạt
động, nhiều phần dựa và tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường trong
triển khai các HĐGDNGLL.
Số hóa bởi Trung tâm Học liêu
3
- Thứ ba, công tác chỉ đạo, quản lý chưa mang lại hiệu quả thiết thực.
Chúng tôi nhận thấy nguyên nhân chính của việc HĐGDNGLL chưa mang lại
hiệu quả là do các biện pháp quản lý, tổ chức mang tính hình thức, chưa triển
khai sâu rộng đến từng học sinh, chưa phát huy được tính tích cực chủ động
sáng tạo của các em.
Bên cạnh đó, biện pháp tổ chức, quản lý HĐGDNGLL hiện nay của các
nhà trường chưa mang lại cho đội ngũ GVCN nhận thức đầy đủ về tầm quan
trọng của HĐGDNGLL đối với sự phát triển toàn diện của học sinh, chưa phát
huy được hiệu quả và vai trò cố vấn của GVCN lớp, chưa gắn kết được sự tham
gia của các lực lượng giáo dục khác như Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ban
ĐDCMHS, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn vào
quá trình triển khai, tổ chức HĐGDNGLL.
Với những lý do nêu trên cùng với thực tiễn tham gia xây dựng kế hoạch,
triển khai thực hiện nhiệm vụ với vai trò của cá nhân từng làm Bí thư Đoàn
trường,C hủ tịch Công đoàn, Phó Hiệu trưởng nhà trường tôi đã chọn hướng
nghiên cứu với tên đề tài:
“Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng
hình thành kỹ năng sống cho học sinh THPT tại thành phố Hải Phòng”
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất biện pháp quản lý
HĐGDNGLL theo hướng hình thành kỹ năng sống cho học sinh THPT tại
thành phố Hải Phòng.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý HĐGDNGLL theo hướng hình thành kĩ năng sống tại
các trường THPT thành phố Hải Phòng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liêu
4
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo hướng hình thành kĩ năng sống tại
các trường THPT thành phố Hải Phòng.
3.3. Khách thể khảo sát
- Cán bộ quản lý các trường: THPT Vĩnh Bảo, THPT Thái Phiên, THPT
Dân lập Thăng Long (Thành phố Hải Phòng).
- 200 học sinh các trường THPT Vĩnh Bảo, THPT Thái Phiên, THPT
Dân lập Thăng Long (Thành phố Hải Phòng).
- Một số GVCN, GV bộ môn các trường, tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh- Tiểu ban HĐGDNGLL các trường: THPT Vĩnh Bảo, THPT Thái Phiên,
THPT Dân Lập Thăng Long (Thành phố Hải Phòng).
- - Một số Phụ huynh học sinh. các trường: THPT Vĩnh Bảo, THPT Thái
Phiên, THPT Dân lập Thăng Long (Thành phố Hải Phòng).
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, giáo dục KNS đang là vấn đề được các cơ sở giáo dục, các nhà
trường tâm, triển khai và thực hiện với nhiều cách thức và đạt được những kết
quả nhất định. Tuy nhiên nếu HĐGDNGLL gắn với hình thành KNS cho học
sinh sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường.
Nếu áp dụng biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cho CBGV và học sinh
về tầm quan trọng của HĐGDNGLL và ý nghĩa của giáo dục KNS; bồi dưỡng
kỹ năng tổ chức; nội dung, hình thức tổ chức phong phú, sẽ nâng cao hiệu
quả hoạt động này cũng như góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
của các nhà trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
1/ Nghiên cứu lý luận về biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo hướng
hình thành KNS ở trường THPT thành phố Hải Phòng.
2/ Đánh giá thực trạng công tác quản lý HĐGDNGLL theo hướng hình
thành KNS tại các trường THPT thành phố Hải Phòng chủ yếu trong năm học
2012-2013.
Số hóa bởi Trung tâm Học liêu
5
3/ Đề xuất biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo hướng hình thành KNS
cho học sinh THPT tại thành phố Hải Phòng. Khảo nghiệm tính khả thi và hiệu
quả của các biện pháp đề ra.
6. Phạm vi đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng quản lý HĐGDNGLL theo hướng hình thành
KNS của các trường THPT thành phố Hải Phòng chủ yếu trong năm học 2012-
2013. Trên cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo hướng hình
thành KNS cho học sinh THPT tại thành phố Hải Phòng trong những năm học
tiếp theo.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích các tài liệu các văn bản để tìm hiểu các khái niệm, thuật ngữ và
vấn đề lý luận liên quan đến HĐGDNGLL, giáo dục KNS và quản lí
HĐGDNGLL đặc điểm tâm lí và phương pháp giáo dục học sinh THPT.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng nhóm phương pháp này nhằm xem xét phân tích các biện pháp,
cách thức tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh ở các trường THPT thành phố
Hải Phòng đảm bảo tính chân thực khách quan của đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát: Quan sát học sinh khi tổ chức hoặc tham gia các
HĐGDNGLL.
- Phương pháp điều tra: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi được sử dụng
nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý HĐGDNGLL của các trường THPT thành
phố Hải Phòng, tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề ra.
- Phương pháp toạ đàm: Trao đổi với học sinh, giáo viên, phụ huynh để
đánh giá nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh, đánh giá kết quả của những
biện pháp tổ chức HĐGDNGLL.
- Phưong pháp tổng kết kinh nghiệm.
7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng toán thống kê, xử lý số liệu thu thập được, qua phân tích, so
sánh, tổng hợp và rút ra nhận định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liêu
6
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, luận văn gồm 3 chương.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về việc quản lý HĐGDNGLL ở trường trung học
phổ thông.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý HĐGDNGLL theo hướng hình thành KNS ở
các trường THPT thành phố Hải Phòng.
Chƣơng 3: Các biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo hướng hình thành KNS
cho học sinh THPT tại Thành phố Hải Phòng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liêu
7
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ
LÊN LỚP Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
J.ACômenxki (1592-1570) ông tổ của nền sư phạm cận đại đã từng
khẳng định “Không có khát vọng học tập thì không thể trở thành nhân tài”[17].
Ông dã nêu ra các nguyên tắc, các phương pháp giáo dục nhằm phát huy tính
tích cực, tự giác học tập của người học. Đồng thời, ông kiên quyết phản đối lối
dạy học áp đặt, giáo điều đã làm cho người học thụ động, ỷ lại trong học tập.
Ông viết: “Ban giám hiệu và thanh tra nhà trường có thể kích thích lòng ham
học của HS bằng cách trực tiếp tham gia vào các hoạt động chung của lớp,
chẳng hạn các buổi tập luyện, ngâm thơ, thảo luận chuyên đề. Một hình thức
nữa là tăng cường khen thưởng”[17].
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nhà giáo dục ở các nước Tây Âu
và Mỹ đã đi tìm phương pháp dạy học mới trên cơ sở cách tiếp cận “lấy người
học làm nhân vật trung tâm”. Khởi nguồn từ mong muốn giải pháp năng lực
sáng tạo cho người học do Dewey đề xướng: “Học sinh là mặt trời, xung quanh
nó quy tụ mọi phương tiện giáo dục”[12]. Một loạt các phương pháp dạy học
theo tư tưởng “học sinh là nhân vật trung tâm” được đưa vào thử ngiệm như
“phương pháo tích cực”, “phương pháp hợp tác”.
Vào những năm 1960-1970, đất nước Liên Xô đang trên con đường xây
dựng XHCN, việc giáo dục con người phát triển toàn diện được Đảng cộng sản
và Nhà nước quan tâm. Các nghiên cứu về lý luận giáo dục nói chung và
HĐGDNGLL nói riêng được đẩy mạnh. Trong cuốn sách “Tổ chức và lãnh đạo
công tác giáo dục ở trường phổ thông”, tác giả I.X.Marienco đã trình bày sự
thống nhất của công tác giáo dục trong và ngoài giờ học, nội dung và các hình
Số hóa bởi Trung tâm Học liêu
8
thức tổ chức HĐGDNGLL, vị trí của người Hiệu trưởng trong việc lãnh đạo
hoạt động giáo dục và các tổ chức Đội thiếu niên và Đoàn thanh niên.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
HĐGDNGLL là vấn đề mới đã được một số tác giả trong nước nghiên
cứu. Các tác giả nghiên cứu đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau của
HĐGDNGLL. Các nghiên cứu đó tập trung chủ yếu vào đối tượng học sinh ở
phạm vi Thành phố hoặc quận, huyện như:
Hoàng Thị Minh Hương với nghiên cứu “Các biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng trường tiểu học quận Hồng
Bàng- Hải Phòng” đã khẳng định HĐGDNGLL thực sự là một đòi hỏi tất yếu
của quá trình gáo dục và không có gì thay thế được. Nghiên cứu đã chỉ ra một
số biện pháp như: Nâng cao nhận thức và bồi dưỡng kỹ năng hướng dẫn, tổ
chức HĐGDNGLL cho đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường. Quản lý
việc xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL của tổng phụ trách Đội và GVCN. Quản
lý hình thức và cách thức tổ chức HĐGDNGLL cho HS tiểu học. Quản lý việc
phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức HĐGDNGLL. Quản lý
tốt cơ sở vật chất và các điều kiện để thực hiện HĐGDNGLL. Tăng cường công
tác thi đua khen thưởng, trao đổi kinh nghiệm giữa các trường tiểu học [21].
Tạ Thị Bích Ngọc với nghiên cứu “Một số biện pháp quản lý hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng trường tiểu học quận Cầu Giấy
thành phố Hà Nội” đã khẳng định quản lý tốt HĐGDNGLL sẽ tạo môi trường
thống nhất giữa quá trình dạy học và quá trình giáo dục đẻ tiềm năng học sinh
có cơ hội bộc lộ nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của các em. Nghiên
cứu đã đề ra một số biện pháp như: Thành lập hoặc củng cố Ban chỉ đạo
HĐGDNGLL, tổ chức sinh hoạt chuyên đề để nâng cao nhận thức cho cán bộ
giáo viên, phụ huynh học sinh về vị trí, vai trò, tác dụng của HĐGDNGLL
trong việc giáo dục toàn diện học sinh, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện
HĐGDNGLL, chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình HĐGDNGLL,
Số hóa bởi Trung tâm Học liêu
9
tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện để thực hiện HĐGDNGLL, kiểm tra
đánh giá kết quả HĐGDNGLL, phối hợp và huy động các lực lượng giáo dục
tham gia vào quá trình tổ chức HĐGDNGLL, đổi mới công tác thi đua khen
thưởng HĐGDNGLL [31].
Lâm Thị Mỹ Phương với nghiên cứu “Một số biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở
Thành phố HảI Dương” đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý
HĐGDNGLL ở trường THCS. Đánh giá thực trạng quản lý HĐGDNGLL ở
trương THCS của Thành phố Hải Dương. Đề xuất một số biện pháp quản lý
HĐGDNGLL của Hiệu trưởng trường THCS Thành phố Hải Dương [32].
Nguyễn Như Ý với nghiên cứu “Một số biện pháp quản lý hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Phú
Xuyên tỉnh Hà Tây trong giai đoạn hiện nay” đã khẳng định HĐGDNGLL với
nội dung, hình thức đa dạng, phong phú sẽ là phương thức để thực hiện nguyên
lý giáo dục của Đảng “học đi đôi với hành”. Nghiên cứu đã chỉ ra được một số
biện pháp như: thành lập Ban chỉ đạo, kế hoạch hóa HĐGDNGLL, nâng cao
nhận thức của đội ngũ giáo viên về HĐGDNGLL, quy định tiêu chuẩn thi đua
đối với việc tham gia tổ chức hạt động của giáo viên, chỉ đạo tổ chuyên môn,
khối chủ nhiệm tham gia tổ chức HĐGDNGLL, sẽ góp phần làm cho công tác
quản lý chỉ đạo HĐGDNGLL của Hiệu trưởng được hoàn thiện hơn, góp phần
vào việc giáo dục học sinh THPT huyện Phú Xuyên đáp ứng các yêu cầu trong
giai đoạn mới [38].
Đỗ Văn Lợi với nghiên cứu “Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp ở các trường phổ thông Hermann Gmeiner” đã khẳng
định HĐGDNGLL có vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình
thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho HS đồng thời đã chỉ ra được các
biện pháp quản lý như: nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về đặc điểm
của trường phổ thông Hermann Gmeimer; xây dựng đội ngũ quản lý và tổ chức
Số hóa bởi Trung tâm Học liêu
10
HĐGDNGLL giỏi về chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao; nâng cao ý
thức trách nhiệm của đội ngũ cán sự lớp, toàn thể HS về việc tham gia các
HĐGDNGLL, sẽ góp phần tích cực nâng cao hiệu quả HĐGDNGLL nói
riêng và hiệu quả giáo dục nói chung ở các trường phổ thông Hermann
Gmeiner [30].
Lê Văn Long với nghiên cứu “Một số giải pháp chỉ đạo của Sở giáo dục
và đào tạo về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với các trường THPT”
đã xác định cơ sở lý luận của việc quản lý đối với HĐGDNGLL ở trường
THPT. Đánh giá thực trạng trong công tác quản lý về HĐGDNLL ở các trường
THPT của thành phố Hải Phòng. Đề xuất một số giải pháp chỉ đạo của Sở giáo
dục và Đào tạo đối với HĐGDNGLL của bậc THPT [29].
Tô Trung Tuyền với nghiên cứu: “Biện pháp quản lý HĐGDNGLL tại
trường THPT Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng” đã tập trung nghiên cứu cơ
sở lý luận, thực tiễn về thực trạng quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT Hồng
Bàng. Đề xuất biện pháp quản lý HĐGDNGLL tại trường THPT Hồng Bàng,
thành phố Hải Phòng [34].
Hiện nay vấn đề giáo dục kỹ năng sống cũng đang được quan tâm của cả
xã hội, nhà trường và phụ huynh học sinh. Các nghiên cứu về hình thức tổ
chức, nội dung, phương pháp giáo dục kỹ năng sống cũng được nhiều tác giả
quan tâm: Tác giả Nguyễn Dục Quang với đề tài nghiên cứu: “Một vài vấn đề
chung về kỹ năng sống và giáo dục kĩ năng sống”; Huỳnh Văn Sơn với “Nhập
môn kĩ năng sống”; Đào Thị Oanh “Một số cơ sở tâm lí học của việc giáo dục
kĩ năng sống cho học sinh”; Nguyễn Thanh Bình “Giáo dục kĩ năng sống”;
Phan Thanh Vân “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT thông qua hoạt
động ngoài giờ lên lớp”;…
Đã có không ít các luận văn nghiên cứu về HĐGDNGLL, giáo dục kỹ
năng sống, hoạt động quản lý đối với các HĐGDNGLL nhưng chưa có công
trình nào nghiên cứu về biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo hướng hình thành
kỹ năng sống cho học sinh THPT tại thành phố Hải Phòng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liêu
11
độ
.
.
-
: Do
la - .
.
- Frederick Winslow Taylor (1856-
: “
[12].