Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông Tống Duy Tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.65 KB, 20 trang )

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường
trung học phổ thông Tống Duy Tân:
Phần1. L Ý D O C H Ọ N Đ Ề T À I
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là sự nối tiếp
hoạt động văn hoá bằng các hình thức sinh hoạt hấp dẫn, nội dung phong
phú góp phần củng cố, khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng
tình cảm, xây dựng ý thức độc lập, tinh thần tự chủ, phát triển tính đoàn kết
của học sinh. HĐGDNGLL phù hợp với lứa tuổi học sinh, đặc biệt là học
sinh THPT, lứa tuổi đang phát triển và hoàn thiện nhân cách, phù hợp với
yêu cầu của các em như: vui chơi, giải trí, văn hoá văn nghệ, thể dục thể
thao, giao lưu học hỏi, thể hiện mình.
Trường THPT Tống Duy Tân đã và đang có những chuyển biến
mạnh mẽ về chất lượng giáo dục. Trong những năm qua, nhà trường đã
tăng cường đổi mới phương thức quản lý, tổ chức thành công nhiều
loại hình HĐGDNGLL cho học sinh toàn trường. Tuy nhiên trong sự phát
triển nhanh chóng và yêu cầu ngày càng cao của xã hội, nhà trường cần
phải tổ chức HĐGDNGLL hiệu quả hơn nữa nhằm không ngừng nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Xuất phát từ lý do khách quan và chủ quan như đã trình bày ở trên,
tôi đã tập trung nghiên cứu: "Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Tống Duy Tân” nhằm mục đích:
- Nghiên cứu lý luận về quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý HĐGDNGLL của trường
THPT Tống Duy Tân năm học 2012- 2013 và những năm gần đây.
- Đề ra và áp dụng một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục của trường THPT Tống Duy Tân.
- Đánh giá tính cần thiết, khả thi và hiệu quả của các biện phápquản lý.
Trang 1
Phần 2. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


1.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm về quản lý
Quản lý là một loại lao động điều khiển mọi hoạt động xã hội về
kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục…Các loại hình lao động ngày càng
phong phú, phức tạp thì hoạt động quản lý ngày càng có vai trò quan trọng.
1.1.2. Khái niệm về quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục (QLGD) là quá trình tác động có ý thức của
chủ thể quản lý tới khách thể, thực hiện các chức năng quản lý nhằm đưa
hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt các mục tiêu giáo dục với
hiệu quả mong muốn. Bản chất của QLGD là quá trình tác động có ý
thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý và các thành tố tham gia
vào hoạt động giáo dục nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục.
Trong quá trình QLGD cũng thể hiện đầy đủ các chức năng quản lý
chung, nhưng nó có những đặc trưng riêng theo ngành và theo mỗi quốc
gia.
1.1.3. Khái niệm về quản lý trường học
Quản lý nhà trường là một loại đặc thù quản lý giáo dục và là
cấp độ quản lý giáo dục vi mô. Các biện pháp quản lý nhà trường có thể
phân làm bốn nhóm: nhóm biện pháp tổ chức hành chính, nhóm biện
pháp kinh tế, nhóm biện pháp giáo dục và nhóm biện pháp tâm lý xã hội.
1.1.4. Khái niệm về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động GDNGLL mang bản chất của hoạt động chung, nhưng nó
có những nét đặc trưng riêng. HĐGDNGLL là một hình thức giáo dục ở
trường giữ vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục đạo đức, hình thành
Trang 2
nhân cách, bổ trợ kiến thức, rèn luyện các kỹ năng, tính tự chủ, năng động
sáng tạo của học sinh. Bên cạnh việc trang bị kiến thức, tri thức khoa học thì
việc rèn luyện kỹ năng sống, các kiến thức xã hội, các năng lực hoạt động
khác cho học sinh là một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho ngành giáo dục.
1.1.5. Khái niệm về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Quản lý HĐGDNGLL là quá trình tác động của chủ thể quản lý
đến tập thể giáo viên và học sinh được tiến hành ngoài giờ lên lớp theo
chương trình kế hoạch đã đề ra nhằm đạt mục tiêu giáo dục học sinh một
cách toàn diện. Quản lý HĐGDNGLL thực chất là quản lý về mục tiêu
giáo dục, quá trình giáo dục, quản lý về kế hoạch, đội ngũ, công tác kiểm
tra, đánh giá, công tác phối hợp các lực lượng giáo dục thực hiện
HĐGDNGLL.
1.1.6. Khái niệm về biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp
Biện pháp quản lý HĐGDNGLL là những cách thức quản lý nội
dung chương trình, các biện pháp thực hiện chương trình HĐGDNGLL
nhằm đạt mục tiêu chương trình đề ra.
1.2. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở
trường trung học phổ thông
1.2.1. Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Củng cố và khắc sâu kiến thức của các môn học, mở rộng và
nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng phù hợp với lứa tuổi THPT
như: kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa, kỹ năng tổ chức quản lý, kỹ
năng tham gia các hoạt động, kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả.
1.2.2. Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Vị trí: HĐGDNGLL có vị trí trong giáo dục tình cảm, hành vi và
thái độ.
- Vai trò: Là nơi thể nghiệm, vận dụng và củng cố tri thức trên lớp.
Trang 3
Là cơ hội để học sinh bộc lộ nhân cách, từ đó khẳng định vị trí của mình
trong tập thể. Là môi trường nuôi dưỡng và phát triển tính chủ thể cho học
sinh. Là dịp tốt để thu hút cả ba lực lượng giáo dục cùng tham gia giáo
dục, đạt tính hiệu quả cao.
1.2.3. Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

HĐGDNGLL có một số nhiệm vụ sau: Củng cố tăng cường nhận
thức tri thức. Bồi dưỡng thái độ tình cảm. Hình thành hệ thống kỹ năng
hành vi.
1.2.4. Nội dung của chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Nội dung HĐGDNGLL bao gồm tám vấn đề chủ yếu sau:
- Lý tưởng sống của thanh niên.
- Tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình.
- Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng.
- Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc.
- Thanh niên với vấn đề lập thân, lập nghiệp.
- Thanh niên với các vấn đề có tính toàn cầu.
- Thanh niên với các vấn đề thế giới.
1.2.5. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Có thể sử dụng tất cả các hình thức tổ chức, tuy nhiên các hình thức
hoạt động cần đảm bảo lôi cuốn học sinh tham gia, kích thích tính tích cực
hoạt động của học sinh. Tăng cường vai trò chủ thể của học sinh trong hoạt
động.
1.3. Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học
phổ thông.
Việc quản lý HĐGDNGLL cần được Hiệu trưởng lên kế hoạch để
thực hiện một cách toàn diện bao gồm:
1.3.1. Quản lý về chương trình và kế hoạch thực hiện.
Đây là chức năng quan trọng trong công tác quản lý của hiệu trưởng
Trang 4
định hướng cho HĐGDNGLL tại trường trong từng thời điểm của năm học.
1.3.2. Quản lý đội ngũ thực hiện kế hoạch
Quản lý các lực lượng tham gia HĐGDNGLL như: GV, cán bộ
Đoàn, học sinh, phụ huynh và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.
Việc quản lý phải được thể hiện ở những nội dung: quản lý việc xây dựng

kế hoạch, việc triển khai kế hoạch, việc tổ chức thực hiện, phối hợp các lực
lượng ngoài nhà trường, và cuối cùng quản lý việc bồi dưỡng học sinh và
kiểm tra đánh giá.
1.3.3. Quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện khác phục vụ các hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Bao gồm quản lý sổ sách và các văn bản hướng dẫn, quản lý các
trang thiết bị phục vụ cho các HĐGDNGLL như trang thiết bị về âm thanh,
ánh sáng, mô hình học cụ. Các thiết bị làm tăng hiệu quả của HĐGDNGLL
cần được bảo quản và quản lý tránh thất thoát và hư hỏng.
1.3.4. Quản lý việc phối hợp thực hiện các lực lượng giáo dục tham gia
hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Để học sinh phát triển toàn diện, việc giáo dục học sinh phải có sự
kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã
hội. Các lực lượng này cần được quản lý trong quá trình thực hiện kế
hoạch để tăng hiệu quả các HĐGDNGLL.
1.3.5. Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả.
Không kiểm tra coi như không quản lý. Bất cứ hoạt động nào cũng
cần kiểm tra. Kiểm tra để cải tiến, thay đổi phương pháp, điều chỉnh kế
hoạch bên cạnh đó kiểm tra để thấy những ưu điểm, hạn chế của đội ngũ
cũng như của người lãnh đạo.
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
và quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
1.4.1. Nhận thức của các lực lượng giáo dục
Trang 5
HĐGDNGLL diễn ra trong nhà trường và ngoài nhà trường, các
lực lượng giáo dục có ảnh hưởng tới hoạt động đó là: các giáo viên, học
sinh, phụ huynh và các đoàn thể, tổ chức xã hội ngoài nhà trường. Nhận
thức của các lực lượng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả
HĐGDNGLL.
1.4.2. Năng lực của người tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Năng lực người tổ chức có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
HĐGDNGLL, do vậy người tổ chức phải có những khả năng đáp ứng yêu
cầu hoạt động đó là: năng lực tổ chức, năng lực nhận thức trên nhiều lĩnh
vực, năng lực thu thập thông tin, khả năng diễn đạt tốt, năng động sáng tạo,
luôn có ý thức tìm tòi cái mới biết huy động các thành viên tham gia hoạt
động, có năng khiếu trên một số lĩnh vực nhất định.
1.4.3. Nội dung chương trình của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Nội dung HĐGDNGLL cần phong phú, cập nhật, đảm bảo liên
quan đến thực tiễn học tập, rèn luyện hàng ngày của học sinh, phải đảm
bảo cân đối kiến thức chuyên môn, kiếm thức văn hóa phù hợp với lứa
tuổi, bám sát từng chủ đề trên các mặt của thực tiễn xã hội, có như vậy
HĐGDNGLL mới đáp ứng mục tiêu chung của giáo dục.
1.4.4. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hình thức tổ chức có ý nghĩa quan trọng đến hiệu quả
HĐGDNGLL, nó mang lại sự hấp dẫn của hoạt động, thu hút được
nhiều học sinh tham gia nhiệt tình và có kết quả. Nếu hình thức tổ chức
đơn điệu hoặc lập lại nhàm chán sẽ không gây hứng thú cho học sinh, hoạt
động khó có hiệu quả.
1.4.5. Sự đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Đánh giá HĐGDNGLL sẽ động viên, thúc đẩy hoạt động. Cần
đánh giá mức độ đạt được của học sinh về khối lượng công việc, số lượng
học sinh tham gia các hoạt động, các sản phẩm hoạt động, tinh thần trách
nhiệm của học sinh, sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt đông, ý thức
Trang 6
thái độ tham gia hoạt động, hứng thú của học sinh đối với hoạt động…
Đánh giá cần so sánh với mục tiêu đề ra ban đầu, nguyên nhân, bài học
kinh nghiệm.
1.4.6. Các điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có
hiệu quả
Điều kiện tổ chức sẽ làm tăng tính hấp dẫn để hoạt động có hiệu

quả. Nếu không huy động được kinh phí thì hoạt động khó đạt được kết
quả theo ý muốn. Thực tiễn các trường THPT nói chung và các trường
nông thôn nói riêng, kinh phí cho hoạt động này quá ít nên ảnh hưởng
không tốt đến kết quả HĐGDNGLL.
II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI
GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỐNG
DUY TÂN
2.1. Một số đặc điểm về trường trung học phổ thông Tống Duy Tân,
huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa
2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Vĩnh Lộc
Vĩnh Lộc là huyện có nền kinh tế còn nhiều khó khăn, phần lớn
nhân dân trên địa bàn huyện làm nông nghiệp, thu nhập thấp. trong giai đoạn
đổi mới của đất nước, huyện được quan tâm đầu tư của Nhà nước nên dã có
nhiều thay đổi, đặc biệt năm 2012 huyện có di tích lịch sử văn hóa Thành
Nhà Hồ được UNESCO công nhận nên nhìn chung các mặt kinh tế xã hội
của huyện có nhiều biến đổi tích cực.
Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận nhân dân và học sinh chưa
bắt nhịp với những thay đổi tích cực chung của huyện nên nảy sinh nhiều tệ
nạn xã hội.
2.1.2. Phát triển giáo dục huyện Vĩnh Lộc
Huyện có qui mô giáo dục ổn định và có xu thế phát triển vững
chắc, đội ngũ cán bộ giáo viên đủ số lượng, đồng bộ về loại hình và có chất
Trang 7
lượng cao. Cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường theo hướng chuẩn
hóa, hiện đại.
Tuy nhiên chất lượng học sinh không đồng đều, một số giáo viên
chưa nhận thức sâu sắc về mục tiêu phát triển toàn diện học sinh, còn
tập trung chủ yếu cho mục tiêu dạy học, nhận thức của phụ huynh và học
sinh về HĐGDNGLL còn hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện
cho học sinh.

2.1.3. Đặc điểm trường THPT Tống Duy Tân
Trường THPT Tống Duy Tân là một trong 3 trường THPT đóng trên
địa bàn huyện Vĩnh Lộc. Trường có 950 học sinh bao gồm 6 lớp 10, 7 lớp
11 và 8 lớp 12 với 54 giáo viên và cán bộ công nhân viên.
Nhà trường nằm trên địa bàn của 5 xã phía Đông, xa trung tâm
huyện, đại bộ phận dân cư làm nghề nông, thu nhập thấp, hơn 70% học sinh
của trường là học sinh các xa miền núi, một số học sinh ở vùng đặc biệt khó
khăn
Nguyện vọng của phụ huynh học sinh đối với việc học tập rèn luyện
của học sinh mới chỉ dừng ở việc học sinh được học kiến thức văn hóa, tập
trung chủ yếu cho kết quả các kỳ thi, chưa có nhận thức đúng đắn về việc
phát triển toàn diện học sinh, rèn luyện các kỹ năng
Bảng 2.1: Kết quả xếp loại về hạnh kiểm và học lực của học sinh
TT Lớp
Tổng
số
học
sinh
Hạnh kiểm
Tốt Khá T.Bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
1 10 280 181 64.64 57 20.36 32 11.43 10 3.57
2 11 310 209 67.42 60 19.35 37 11.94 4 1.29
3 12 355 296 83.38 51 14.37 8 2.25 0 0
Toàn trường 945 686 72.59 168 17.78 77 8.15 14 1.48
(Nguồn: Theo báo cáo tổng kết năm học 2012- 2013 của trường)
Qua bảng số liệu xếp loại học lực và đạo đức của trường THPT
Tống Duy Tân, chúng tôi nhận thấy nhà trường cần phải nâng cao chất
Trang 8
lượng các giờ học chính khóa và các HĐGDNGLL để đạt được kết quả cao

hơn trong các năm tiếp theo.
2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
tại trường THPT Tống Duy Tân.
2.2.1. Thực trạng nhận thức về tác dụng của hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp đối với học sinh
- Nhận thức của học sinh:
Phần lớn học sinh nhận thức được HĐGDNGLL có tác dụng tốt
đến phát triển nhân cách của học sinh. Tuy nhiên, có một bộ phận không
nhỏ học sinh cho rằng ít có tác dụng, và đặc biệt có một số học sinh cho
rằng HĐGDNGLL không có tác dụng hoặn ít có tác dụng lên việc hình
thành và phát triển nhân cách của học sinh.
- Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ Đoàn:
Hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ Đoàn nhận thức
được rằng HĐGDNGLL ảnh hưởng tốt đến việc hình thành và phát triển
nhân cách của học sinh THPT.
- Nhận thức của giáo viên bộ môn:
Vẫn còn một số giáo viên bộ môn cho rằng HĐGDNGLL ít
ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện học sinh, thậm chí có một số cho rằng
việc tổ chức các HDGDNGLL làm ảnh hưởng đến thời gian dành và sự tập
trunghọc tập của học sinh, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng học tập.
- Nhận thức của phụ huynh học sinh:
Nhiều phụ huynh học sinh lo lắng rằng HĐGDNGLL việc tổ chức
các HDGDNGLL gây tiêu tốn quỹ thời gian dành cho việc học tập của học sinh,
gây mệt mỏi, sự ham chơi cho học sinh, làm giảm kết quả học tập của học sinh.
Kết quả này cho thấy cần nâng cao hiểu biết về vai trò, tác dụng
của HĐGDNGLL cho học sinh và giáo viên bộ môn.
2.2.2. Thực trạng về hiểu biết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
ở trường THPT Tống Duy Tân
Hiểu biết về bản chất của HĐGDNGLL còn nhiều mức độ khác nhau:
Phần lớn giáo viên chủ nhiệm và cán bộ Đoàn cho rằng

Trang 9
HĐGDNGLL là một hoạt động xã hội, có tính chất ngoại khóa, mang
tính giáo dục và định hướng cao, sử dụng các hình thức của hoạt động
vui chơi giải trí.
Tuy nhiên, phần lớn phụ huynh học sinh, học sinh và còn một số
giáo viên bộ môn cho rằng HĐGDNGLL chỉ đơn thuần là hoạt động xã
hội, h oặc là hoạt động là hoạt động vui chơi giải trí đơn thuần.
Kết quả tìm hiểu cho thấy nhiều phụ hunh học sinh, học sinh và một
số giáo viên bộ môn vẫn chưa nhận thức được bản chất của HĐGDNGLL.
Chính vì vậy cần nâng cao nhận thức cho phụ huynh học sinh, học sinh
và giáo viên bộ môn về HĐGDNGLL.
2.2.3. Thực trạng về các hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
đã được thực hiện ở trường THPT Tống Duy Tân
Trong những năm qua, nhà trường đã cố gắng tổ chức nhiều hình
thức HĐGDNGLL, bao gồm
- Các HĐGDNGLL thường xuyên theo quy định: Sinh hoạt dưới cờ,
sinh hoạt lớp (gồm sinh hoạt cuối tuần, sinh hoạt 15’ đầu giờ mỗi ngày),
- Các hoạt động theo chủ điểm năm học, kế hoạch hoạt động hàng
tháng: Các cuộc thi văn nghệ, thể dục thể thao, thi tìm hiểu theo kế hoạch
của cấp trên, thi làm bánh, nấu ăn, cắm hoa nhân ngày Phụ nữ Việt Nam và
Quốc tế Phụ nữ,
- Các hoạt động không thường xuyên: Hội trại, thi tìm hiểu thân thế
và sự nghiệp Tiến sĩ Tống Duy Tân
- Các hoạt động khác: Câu lạc bộ bộ môn, trò chơi trí tuệ, hoạt
động tình nguyện, hoạt động truyền thông phòng chống tệ nạn xã hội
Trong các hình thức HĐGDNGLL trường THPT Tống Duy Tân tổ
chức, chỉ có 4 hình thức có tỷ lệ học sinh tham gia là 100% là sinh hoạt
dưới cờ, sinh hoạt lớp, các cuộc thi tìm hiểu và hoạt động thể thao. Chỉ có
một số ít học sinh tham gia tham quan dã ngoại, có hầu hết học sinh tham
gia cắm trại, liên hoan văn nghệ.

Các hoạt động khác như: câu lạc bộ bộ môn, trò chơi trí tuệ,
hoạt động tình nguyện, hoạt động truyền thông phòng chống tệ nạn xã hội
mới chỉ dừng lại ở mức các đơn vị lớp.
Trang 10
Kết quả trên cho thấy những hoạt động gắn liền với qui định bắt
buộc của nhà trường có số học sinh tham gia là 100%. Các hoạt động phù
hợp với tính cách của học sinh thu hút được một tỷ lệ lớn các em tham
gia. Các hoạt động khác như câu lạc bộ bộ môn, hoạt động tình nguyện,
hoạt động xã hội tỷ lệ các em tham gia thấp. Điều này đòi hỏi Nhà trường
phải tăng cường giáo dục nhận thức, đổi mới phương pháp và biện pháp
quản lí HĐGDNGLL để thu hút được đại bộ phận học sinh tham gia.
Nhìn chung các hoạt động mang tính bắt buộc như sinh hoạt dưới
cờ, sinh hoạt lớp và các cuộc thi tìm hiểu vẫn còn nhiều học sinh cho
rằng chưa có tác dụng tốt, vì cách tổ chức, hình thức và nội dung các hoạt
động nghèo nàn, nhàm chán.
Ngược lại, hoạt động tình nguyện, hoạt động do học sinh góp
phần xây dựng kế hoạch và chủ động tổ chức thực hiện như các hội thi văn
nghệ thể thao, cắm hoa, làm bánh, nấu ăn, các hoạt động giao lưu giúp đỡ trẻ
khuyết tật, quyên góp ủng hộ nạn nhân thiên tai, nạn nhân chất độc da
cam thì hầu hết học sinh cho rằng nó có tác dụng tốt và các em đều
hứng thú tham gia.
2.2.4. Đánh giá mức độ ảnh hưởng các yếu tố tới hiệu quả hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp của học sinh THPT
Tìm hiều các yếu tố và độ ảnh hưởng đến hiệu quả HĐGDNGLL
cho thấy:
- Các yếu tố thu hút học sinh gồm: rằng năng lực người tổ chức,
hình thức và nội dung hoạt động, áp lực và lịch học tập, thi cử
- Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động gồm: quá trình xây
dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch, kinh phí và phương tiện tổ chức
Đặc biệt, nhận thức và mức độ tham gia của giáo viên chủ nhiệm, nhận

thức các lực lượng xã hội và ủng hộ của gia đình ảnh hưởng rất lớn đến
hiệu quả HĐGDNGLL ở trường THPT Tống Duy Tân.
Điều này cho thấy để nâng cao hiệu quả HĐGDNGLL cần nâng cao
trình độ nhận thức của giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh về
HĐGDNGLL hơn nữa cho các em học sinh.
Trang 11
2.2.5. Thực trạng kết quả thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp ở trường THPT Tống Duy Tân trong thời gian qua
Việc đánh giá kết quả thực hiện các HĐGDNGLL không thống nhất
giữa các nhốm đối tượng, cụ thể:
Phần lớn học sinh, giáo viên bộ môn đánh giá việc tổ chức
HĐGDNGLL đạt kết quả tương đối tốt
Phần lớn phụ huynh học sinh cho rằng việc tổ chức HĐGDNGLL là
tốt nhưng cần hạn chế thời gian, dành thời gian cho việc học của học sinh.
Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm và cán bộ Đoàn đánh giá việc
tổ chức HĐGDNGLL đạt kết quả tốt nhưng cần phải điều chỉnh, xây dựng
kế hoạch phù hợp để đạt hiệu quả cao hơn.
2.2.6. Thực trạng nhận thức của phụ huynh học sinh về hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Ý kiến của phụ huynh học sinh cho thấy còn nhiều phụ huynh
chưa nhận thức rõ vai trò giáo dục học sinh phát triển toàn diện của
HĐGDNGLL, thậm chí còn lo ngại việc tổ chức HĐGDNGLL có tác
dụng tốt tới học tập và rèn luyện của học sinh.
Phụ huynh thường coi trọng giờ học trên lớp, chưa hiểu hết bản
chất, vai trò, tác dụng của HĐGDNGLL nên có những đánh giá chưa đầy
đủ. Điều này đặt ra sự cần thiết phải nâng cao nhận thức về HĐGDNGLL
đối với các phụ huynh.
2.2.7. Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp ở trường THPT Tống Duy Tân
Kết quả đánh giá thực trạng công tác quản lý của trường như sau:

Việc quản lý xây dựng kế hoạch, trong đó nội dung xây dựng kế
hoạch theo học kỳ và hàng năm, xây dựng kế hoạch theo nội dung chủ đề,
và xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí, trang thiết bị được đánh giá
còn chưa chi tiết, cụ thể, cần được chú trọng trong kế hoach năm học.
Vấn đề CSVC, kinh phí, điều kiện phục vụ bị cho các
HĐGDNGLL trong điều kiện hiện nay còn rất khó khăn, việc mua sắm,
bổ sung các trang thiết bị phục vụ và kinh phí chi cho việc tổ chức các
HĐGDNGLL còn hạn chế, thiếu thốn
Trang 12
Việc phối hợp các lực lượng tham gia HĐGDNGLL giữa giáo viên
và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đều được đánh giá
mức khá, tốt. Tuy nhiên, mức độ quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng
trong nhà trường với phụ huynh và với các tổ chức ngoài nhà trường còn
có ý kiến cho rằng mới đạt mức trung bình.
Việc kiểm tra đánh giá kết quả các HĐGDNGLL được đánh giá
mức độ quản lý đạt kết quả khá và tốt. Việc đánh giá kiểm tra tình hình
phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường có còn có ý kiến
cho rằng chỉ đạt mức trung bình, thậm chí cho rằng đạt mức yếu.
Thực tế cho thấy quản lý các lực lượng giáo dục trong nhà trường dễ
dàng hơn các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.
Từ kết quả này cho thấy nhà trường cần đẩy mạnh công tác quản lý
trên tất cả các mặt, toàn diện cả các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường.
2.3. Nhận xét, đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp tại trường THPT Tống Duy Tân
2.3.1. Đánh giá thực trạng
Thực trạng về nhận thức các HĐGDNGLL ở các đối tượng có sự
khác nhau đáng kể. Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm và cán bộ Đoàn
nhận thức rất tốt về vai trò, vị trí, nội dung, hình thức của HĐGDNGLL.
Còn một tỷ lệ nhỏ giáo viên bộ môn và nhiều học sinh, phụ huynh học sinh

chưa nhận thức đầy đủ đúng đắn về hoạt động này.
Các hình thức HĐGDNGLL mà trường THPT Tống Duy Tân đã
thực hiện cơ bản phù hợp với tình hình của trường, tuy nhiên cần đa dạng
hóa hơn nữa nội dung, phong phú hơn hình thức thể hiện
Mức độ quản lý các mặt của nhà trường chưa thất tốt ở việc phối
hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, trong việc
đánh giá kết quả các HĐGDNGLL.
2.3.2. Nguyên nhân của thực trạng
- Nhận thức về vai trò HĐGDNGLL của một số giáo viên bộ môn
chưa tốt, do chưa thường xuyên được tập huấn, tham gia vào các
HĐGDNGLL.
Trang 13
- Các em học sinh chưa hiểu rõ về vai trò, tác dụng, bản chất của
các HĐGDNGLL trong việc phát triển toàn diện. Điều này do chưa được
đầu tư đúng mức giáo dục nhận thức, sự phát triển tâm sinh lý chưa đầy đủ,
gia đình chưa tạo điều kiện tốt nhất cho các em được tham gia và
HĐGDNGLL.
- Phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, tác dụng của
HĐGDNGLL trong quá trình học tập và rèn luyện của con em họ bởi chưa
được tuyên truyền về HĐGDNGLL.
- Kinh phí và điều kiện vật chất đảm bảo còn hạn chế ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng HĐGDNGLL.
III. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ
LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỐNG DUY
TÂN NĂM HỌC 2012-2013
3.1. Một số nguyên tắc đề ra biện pháp.
Để đề ra các biện pháp pháp quản lý HĐGDNGLL tại trường THPT
Tống Duy Tân, tôi dựa vào các nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc đảm bảo đáp ứng mục tiêu giáo dục THPT.
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
- Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học
sinh trung học phổ thông
- Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp giữa các lực lượng
- Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại
trường THPT Tống Duy Tân.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích kết quả khảo sát thực tế,
dựa vào các nguyên tắc trên, tôi đã đúc rút và áp dụng các biện pháp
quản lý để nâng cao chất lượng HĐGDNGLL trong năm học 2012-2013.
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ
huynh về vai trò của HĐGDNGLL
- Mục tiêu: Giáo viên, học sinh và phụ huynh cần hiểu rõ bản chất,
Trang 14
vai trò, tác dụng, nội dung và các hình thức HĐGDNGLL.
- Nội dung và cách thực hiện: Thường xuyên bồi dưỡng về những
vấn đề cơ bản của công tác quản lý HĐGDNGLL, các vấn đề lý luận quản
lý cho toàn thể các lực lượng tham gia vào HĐGDNGLL.
Đối với giáo viên, đội ngũ cán bộ Đoàn cần tổ chức học tập đầy đủ
điều lệ trường THPT, nhiệm vụ năm học, chương trình HĐGDNGLL, để
giáo viên và đội ngũ cán bộ Đoàn hiểu rõ trách nhiệm, chức trách, vai trò
và vị trí của mình trong tổng thể chương trình HĐGDNGLL.
Tuyên truyền cho học sinh và phụ huynh học sinh hiểu vai trò của
HĐGDNGLL đối với sự trưởng thành và phát triển nhân cách. Tổ chức
tập huấn chương trình HĐGDNGLL cho cán sự lớp thông qua các hoạt
động mẫu.
Phụ huynh học sinh cần được quán triệt, thống nhất nhận thức về
vai trò của HĐGDNGLL đối với sự phát triển toàn diện nhân cách học sinh,
tăng cường lồng ghép trong những buổi họp PHHS định kỳ để nói về các
phương pháp, nội dung, mục tiêu HĐGDNGLL cần đạt được, khuyến

khích họ ủng hộ con em mình tham gia đầy đủ nhiệt tình, có trách nhiệm
các HĐGDNGLL.
3.2.2. Tăng cường quản lý việc xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL của
tiểu ban HĐGDNGLL và của giáo viên chủ nhiệm
- Mục tiêu: Quản lý kế hoạch HĐGDNGLL khoa học, cụ thể,
tránh chồng chéo, đảm bảo xây dựng kế hoạch đầy đủ, hoàn chỉnh, thông
suốt tới người thực hiện.
- Nội dung và cách thực hiện: Xây dựng toàn bộ chương trình của
trường phải căn cứ vào chương trình do Sở Giáo dục và Đào tạo đề ra và
sách giáo viên về HĐGDNGLL. Chương trình cả năm và từng quí được
quản lý chặt chẽ, giúp cho người quản lý có cái nhìn bao quát về
HĐGDNGLL diễn ra trong một năm, trong từng quí. Quản lý việc xây
dựng kế hoạch theo tháng, phù hợp với chủ đề trong chương trình
HĐGDNGLL ở trường THPT.
Tiểu ban cần định ra kế hoạch cả năm sau đó kế hoạch quí, tháng
theo từng chủ đề đã được hiệu trưởng phê duyệt. Giáo viên chủ nhiệm căn
Trang 15
cứ vào kế hoạch của tiểu ban và tình hình lớp mình để xây dựng kế hoạch.
3.2.3. Quản lý giáo viên, tiểu ban, cán bộ Đoàn thực hiện kế hoạch
chương trình HĐGDNGLL
- Mục tiêu: Quản lý tốt tiểu ban, giáo viên, cán bộ Đoàn sẽ giúp
xây dựng kế hoạch, triển khai, giúp đỡ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thực
hiện các HĐGDNGLL được hiệu quả.
- Nội dung và cách thực hiện: Cần lựa chọn các giáo viên có trình
độ chuyên môn giỏi, khả năng quản lý tốt, nhiệt tình, tâm huyết tham gia
vào chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm cần nắm chắc kế hoạch của nhà
trường về tổ chức HĐGDNGLL để lập kế hoạch hoạt động cho lớp mình.
Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ đề xuất và sử dụng kinh phí cơ sở vật
chất đảm bảo, tránh lãng phí. Trong quá trình xây dựng và thực hiện các
hoạt động cần thể hiện rõ sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài

nhà trường. Cán bộ tiểu ban và cán bộ Đoàn cần lĩnh hội được tất cả những
ý kiến chỉ đạo từ ban giám hiệu. Khi đã có kế hoạch, cán bộ tiểu ban phải
trực tiếp điều hành việc thực hiện, triển khai kế hoạch trên cơ sở liên kết
chặt chẽ với cán bộ Đoàn và giáo viên chủ nhiệm.
3.2.4. Quản lý nội dung và hình thức tổ chức HĐGDNGLL
- Mục tiêu: Nội dung cần có tính thẩm mỹ, giáo dục cao. Hình
thức đa dạng hấp dẫn, để phát huy tính tích cực của các đối tượng tham gia.
- Nội dung và cách thực hiện: Luôn đổi mới nội dung và hình thức
các chủ đề, đây là yếu tố thu hút các lực lượng tham gia đặc biệt là các em
học sinh. Nội dung bao gồm: các hoạt động xã hội, hoạt động học tập,
hoạt động thể thao văn hóa và hoạt động vui chơi giải trí. Các dạng hoạt
động này có thể tổ chức thành những hoạt động lớn như: hội diễn văn
nghệ, hội khỏe phù đổng, câu lạc bộ hay sân chơi trí tuệ, song cũng có thể
lồng ghép trong một hoạt động chủ đạo nào đó.
3.2.5. Quản lý các điều kiện đảm bảo nguồn lực thực hiện chương
trình HĐGDNGLL
- Mục tiêu: Tạo các điều kiện thuận lợi về vật chất, phương tiện, để
hoạt động đạt kết quả cao. Tận dụng tiềm năng của xã hội dành cho các
HĐGDNGLL.
Trang 16
- Nội dung và cách thực hiện: Tăng cường đầu tư cơ sở vật
chất, tuy nhiên cần phải biết sử dụng quản lý cơ sở vật chất để tránh lãng
phí. Ngay từ đầu năm học ban giám hiệu phải xây dựng một kế hoạch dài
hạn trình lên Sở Giáo dục và Đào tạo về công tác đảm bảo các
HĐGDNGLL. Kinh phí hoạt động có thể sử dụng từ ngân sách nhà trường
hoặc kinh phí từ quỹ phúc lợi.
3.2.6. Quản lý việc phối hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà
trường tham gia vào chương trình HĐGDNGLL.
- Mục tiêu: Phối hợp với phụ huynh, các đoàn thể xã hội tham gia
vào các HĐGDNGLL để hoạt động đạt kết quả cao.

- Nội dung và cách thực hiện: Mỗi một lực lượng giáo dục trong và
ngoài nhà trường đều có thế mạnh riêng. Nhà trường cần tuyên truyền để
các lực lượng giáo dục hiểu được vai trò của các HĐGDNGLL ảnh hưởng
đến phát triển nhân cách của học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm
và nhà trường cần thống nhất nội dung chương trình, yêu cầu của các hoạt
động đối với học sinh để các lực lượng giáo dục biết, phối hợp hành
động, phát huy tiềm năng, trí tuệ.
3.2.7. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả
HĐGDNGLL
- Mục tiêu: Thực hiện thường xuyên việc kiểm tra, đánh giá kết quả
HĐGDNGLL. Khen thưởng, phê bình, tổ chức rút kinh nghiệm để những
hoạt động diễn ra lần sau đạt kết quả tốt hơn.
- Nội dung và cách thực hiện: Cần xây dựng một tiêu chí kiểm tra
đánh giá kết quả công bằng và mang tính khách quan dựa trên ý thức tham
gia và kết quả các hoạt động. Mỗi một hoạt động đều có những tiêu chí
chung và những tiêu chí đặc thù. Tiểu ban chịu trách nhiệm về những nội
dung và hình thức đánh giá, kiểm tra. Khi xây dựng chương trình tiểu ban
phải có ý kiến chỉ đạo và phê duyệt của hiệu trưởng nhà trường.
3.3. Đánh giá kết quả thực hiện, mức độ cần thiết và tính khả thi của
các biện pháp quản lý giáo dục ngoài giờ lên lớp.
3.3.1. Mục đích đánh giá
- Đánh giá kết quả đạt được và mức độ cần thiết của từng biện pháp
Trang 17
quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Tìm hiểu tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp đã đề xuất nhằm nâng cao chất lượng của HĐGDNGLL.
3.3.2. Đối tượng và phương pháp đánh giá
- Đối tượng tham gia đánh giá: Các thành viên ban giám hiệu, giáo
viên, cán bộ Đoàn, học sinh và phụ huynh học sinh
- Phương pháp đánh giá: Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, ý kiến đóng

góp của các cá nhân, tổng hợp các ý kiến phân tích, đánh giá kết quả của các
HĐGDNGLL, các ý kiến rút kinh nghiệm và đóng góp xây dựng kế hoạch
tổ chức HĐGDNGLL của các thành viên tiểu ban.
3.3.3. Nội dung đánh giá
Đánh giá kết quả thực hiện, mức độ cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp sau đã được áp dụng và kết quả thực hiện HĐGDNGLL
3.3.4. Kết quả đánh giá
Hầu hết các giáo viên cho rằng các biện pháp đã được áp dụng triển
khai trong năm học là rất cần thiết.
Biện pháp quản lý nội dung và hình thức HĐGDNGLL được đánh
về mức độ cần thiết cao nhất.
Biện pháp nâng cao nhận thức về vai trò của các HĐGDNGLL với
sự phát triển toàn diện của học sinh được đánh giá là cần thiết tiếp theo.
Đặc biệt, biện pháp quản lý cơ sở vật chất là biện pháp cần thiết
nhưng được xếp cuối cùng.
Tất cả các biện pháp đã áp dụng đều được đánh giá rất khả thi
Qua trao đổi, tìm hiểu cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa
mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã được đề ra và áp
dụng. Hầu hết các ý kiến đều nhất trí rằng để các HĐGDNGLL đạt hiệu
quả cao, cần phải thực hiện triệt để, đồng thời các biện pháp trên. Các
biện pháp này cần phải thực hiện đồng đều, liên tục trong quá trình tổ chức
thực hiện các HĐGDNGLL ở trường THPT.
Phần 3. KẾT LUẬN
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận của quá trình
Trang 18
giáo dục toàn diện trong nhà trường THPT, là con đường quan trọng để
hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng với việc xây dựng con người mới
phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại.
Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng các

HĐGDNGLL cần phải sử dụng nhiều biện pháp để đạt được hiệu quả cao
nhất trong công tác quản lý. Các biện pháp quản lý HĐGDNGLL góp
một phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhà
trường.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tôi đã đề ra và áp dụng một số
biện pháp cụ thể trong năm học 2012-2013 nhằm nâng cao chất lượng
HĐGDNGLL, các biện pháp trên đã nhận được sự đồng tình của hầu hết
các cán bộ giáo viên chủ chốt trong trường, được đánh giá độ cần thiết và
tính khả thi, đã được chứng minh trong kết quả thực hiện các HĐGDNGLL
của nhà trường trong năm học qua.
Trong năm học 2012-2013, nhà trường đã tổ chức thành công nhiều
HĐGDNGLL, các biện pháp quản lý đều được kiểm nghiệm và tỏ ra hiệu
quả, được đánh giá cao
Các HĐGDNGLL được giáo viên, học sinh ủng hộ và thực hiện có
hiệu quả, được phụ huynh học sinh tin tưởng và đánh giá cao
Nhận thức của phụ huynh học sinh đã có bước chuyển biến tích
cực, nhận biết được ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành, phát
triển và hoàn thiện nhân cách học sinh
Các hoạt động có sự tham gia bàn bạc, tổ chức cuat học sinh
được đón nhận hào hứng và đặc biệt hiệu quả
Các biện pháp đều có những vị trí riêng song cùng phát triển trong
mối tổng hòa nhằm nâng cao chất lượng HĐGDNGLL ở trường THPT.
Để các biện pháp đạt hiệu quả cao, thực hiện tốt HĐGDNGLL, góp
phần giáo dục toàn diện học sinh, trong những năm học tiếp theo cần phải:
Trang 19
Tổ chức cho toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường thường
xuyên tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, và
các kỹ năng tổ chức các hoạt động GDNGLL.
Giáo dục, hướng dẫn cho học sinh xác định đúng đắn động cơ học
tập, tích cực chủ động học tập, rèn luyện tính tự giác, tính kỷ luật.

Phân tích cho phụ huynh học sinh nâng cao hiểu biết về vai trò của
HĐGDNGLL để tạo điều kiện thời gian và vật chất cho con em mình
tham gia đầy đủ các HĐGDNGLL.
Phối hợp tốt giữa lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
nhằm nâng cao hiệu quả HĐGDNGLL.
Phần 4. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm học tới, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện các biện
pháp quản lý HĐGDNGLL đã nêu, tôi tiếp tục nghiên cứu việc chỉ đạo tổ
chức thực hiện HĐGDNGLL qua chỉ đạo công tác Đoàn thanh niên, là lực
lượng đông đảo, đã thể hiện vai trò đặc biệt quan trong trong tổ chức thực
hiện các HĐGDNGLL những năm học qua.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 05 tháng 6 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Nguyễn Văn Tinh
Trang 20

×