Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và giải pháp phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 106 trang )


Số hóa bởi trung tâm học liệu
i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM








CHU THỊ THANH



NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP





THÁI NGUYÊN - 2013






Số hóa bởi trung tâm học liệu
ii






ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





CHU THỊ THANH



NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH


Chuyên ngành: Lâm học
M· sè: 60.62.02.01



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học: 1.PGS.TS. Đặng Kim Vui
2. ThS. Nguyễn Văn Mạn

CHỮ KÝ PHÒNG QLĐTSĐH
CHỮ KÝ KHOA CHUYÊN MÔN
CHỮ KÝ GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN








THÁI NGUYÊN - 2013


Số hóa bởi trung tâm học liệu
iii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực và chưa từng ai sử dụng để công bố trong bất cứ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin, tài liệu được trích dẫn trong khoá luận
này đã được nghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 07 tháng 09 năm 2013
Tác giả luận văn


Chu Thị Thanh


Số hóa bởi trung tâm học liệu
iv
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
theo chương trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khoá 19, giai đoạn 2011 - 2013.
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên,
Phòng quản lý sau Đại học Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, cùng toàn thể
các thầy, cô giáo Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, UBND TP. Bắc Ninh,
Phòng quản lý đô thị, Công ty MTĐT Bắc Ninh, Xí nghiệp công viên cây xanh TP.
Bắc Ninh, nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS. Đặng
Kim Vui và ThS. Nguyễn Văn Mạn - người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng
dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu và dành những
tình cảm tốt đẹp cho tác giả trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian
thực hiện luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Phòng đào tạo sau đại học cùng toàn thể các
thầy, cô giáo của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp
đỡ tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn tới UBND TP. Bắc Ninh, Phòng quản lý đô thị, Công ty
TNHH một thành viên MT & CT ĐT Bắc Ninh, Xí Nghiệp công viên cây xanh,
đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình triển khai thu thập
số liệu ngoại nghiệp phục vụ cho luận văn.

Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người
thân trong gia đình đã luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian
học tập và hoàn thành luận văn.

Thái Nguyên, năm 2013

Chu Thị Thanh


Số hóa bởi trung tâm học liệu
v
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN iv
MỤC LỤC v
BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC CÁC BẢNG x
DANH MỤC CÁC HÌNH xi
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và thời gian nghiên cứu 2
4. Ý nghĩa của đề tài 2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Trên thế giới 3
1.1.1. Vài nét về lịch sử phát triển cây xanh đô thị 3
1.1.2. Nghiên cứu về vai trò của cây xanh đô thị 5
1.1.3. Nghiên cứu về quy hoạch, quản lý và phát triển cây xanh đô thị 7
1.2. Ở Việt Nam 9

1.2.1. Một số nét về lịch sử phát triển cây xanh đô thị 9
1.2.2. Nghiên cứu về vai trò của cây xanh đô thị 11
1.2.3. Nghiên cứu về quy hoạch, quản lý và phát triển cây xanh đô thị 13
1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 17
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên 17
1.3.1.1. Vị trí địa lý 17
1.3.1.2. Đặc điểm địa hình - địa chất 17
1.3.1.3. Khí hậu – thủy văn 18

Số hóa bởi trung tâm học liệu
vi
1.3.1.4. Các nguồn tài nguyên 19
1.3.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội 20
1.3.2.1. Về dân số, dân tộc, lao động 20
1.3.2.2. Về kinh tế 21
1.3.2.3. Về văn hoá xã hội 21
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Nội dung nghiên cứu 25
2.1.1. Hiện trạng quy hoạch, quản lý hệ thống cây xanh trên địa bàn thành
phố Bắc Ninh 25
2.1.1.1. Đánh giá hiện trạng chương trình trồng cây xanh tại địa bàn thành
phố Bắc Ninh 25
2.1.1.2. Hiện trạng gây trồng, sinh trưởng, phát triển cây xanh đô thị thành
phố Bắc Ninh 25
2.1.1.3. Hiện trạng quản lý, bảo vệ và chính sách phát triển cây xanh đô thị tại
thành phố Bắc Ninh 25
2.1.2. Xây dựng tiêu chí lựa chọn loài cây cho các đối tượng khác nhau trên địa
bàn thành phố Bắc Ninh 26
2.1.3. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cho việc phát
triển cây xanh trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 26

2.1.4. Đề xuất các giải pháp phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Bắc
Ninh 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
2.2.1. Cách tiếp cận của đề tài 26
2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu 27
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 28
2.2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 28
2.2.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 29

Số hóa bởi trung tâm học liệu
vii
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
3.1. Hiện trạng quy hoạch, quản lý hệ thống cây xanh trên địa bàn thành phố Bắc
Ninh 30
3.1.1. Đánh giá chương trình trồng cây xanh tại địa bàn thành phố Bắc Ninh 30
3.1.1.1. Quá trình phát triển cây xanh ở thành phố Bắc Ninh 30
3.1.1.2. Hiện trạng hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Bắc
Ninh 33
3.1.1.3. Quy hoạch trồng cây xanh trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 36
3.1.2. Hiện trạng gây trồng, sinh trưởng, phát triển cây xanh đô thị tại thành phố
Bắc Ninh 40
3.1.2.1. Hiện trạng về công tác kỹ thuật trồng cây xanh đô thị 40
3.1.2.2. Hiện trạng sinh trưởng phát triển của các loài cây xanh đô thị trên địa bàn
thành phố Bắc Ninh 45
3.1.3. Hiện trạng quản lý, bảo vệ và chính sách phát triển cây xanh đô thị tại thành
phố Bắc Ninh 52
3.1.3.1. Hệ thống tổ chức quản lý cây xanh đô thị 52
3.1.3.2. Công tác bảo vệ cây xanh đô thị 53
3.1.3.3. Chính sách phát triển cây xanh đô thị 56
3.2. Xây dựng tiêu chí lựa chọn loài cây cho các đối tượng khác nhau trên địa bàn

thành phố Bắc Ninh 60
3.2.1. Đánh giá mức độ phù hợp các loài cây xanh đô thị được trồng ở thành phố
Bắc Ninh 60
3.2.2. Xây dựng các tiêu chí lựa chọn cây trồng đô thị ở thành phố Bắc Ninh 65
3.2.2.1. Cây trồng đường phố 65
3.2.2.2. Cây trồng công viên, vườn hoa, điểm trồng cây tập trung… 66
3.2.2.3. Cây trồng nơi công sở, cơ quan, trường học, bệnh viện… 66
3.2.2.4. Cây trồng trong khu vực dân cư, biệt thự, nhà riêng 67

Số hóa bởi trung tâm học liệu
viii
3.2.2.5. Cây trồng trong khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp. 67
3.3. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cho việc phát triển
cây xanh trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 68
3.3.1. Những điểm mạnh, điểm yếu 68
3.3.1.1. Điểm mạnh 68
3.3.1.2. Điểm yếu 69
3.3.2. Cơ hội và thách thức 70
3.3.2.1. Cơ hội 70
3.3.2.2. Thách thức 71
3.4. Đề xuất các giải pháp phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố
Bắc Ninh 72
3.4.1. Định hướng phát triển hệ thống cây xanh ở thành phố Bắc Ninh 72
3.4.2. Các giải pháp phát triển cây xanh ở thành phố Bắc Ninh 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
1. Kết luận 79
2. Tồn tại 81
3. Kiến nghị 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83


Số hóa bởi trung tâm học liệu
ix
BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Từ viết tắt
Nghĩa của từ
1.
HĐND
Hội đồng nhân dân
2.
KĐT
Khu đô thị
3.
KHCN
Khoa học công nghệ
4.
KHKT
Khoa học kỹ thuật
5.
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
6.
TP
Thành phố
7.
UBND
Ủy ban nhân dân


Số hóa bởi trung tâm học liệu

x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Số lượng và tiến độ trồng cây xanh ở TP. Bắc Ninh (2005 - 2010) 32
Bảng 3.2. Hệ thống cây xanh, thảm cỏ trên địa bàn TP. Bắc Ninh 33
Bảng 3.3. Thành phần loài cây hiện có trong thành phố Bắc Ninh 35
Bảng 3.4. Thành phần loài cây trồng trên từng khu vực ở TP. Bắc Ninh 40
Bảng 3.5. Tiêu chuẩn chọn cây giống cho từng khu vực ở TP. Bắc Ninh 42
Bảng 3.6. Phân loại cây bóng mát ở thành phố Bắc Ninh 45
Bảng 3.7. Đặc điểm hình thái, vật hậu của một số cây trồng thường gặp 50
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá mức độ phù hợp và lựa chọn các loài cây được
trồng ở thành phố Bắc Ninh 64
Bảng 3.9. Đề xuất một số loài cây cần nghiên cứu trồng bổ sung trên địa bàn
thành phố Bắc Ninh 77


Số hóa bởi trung tâm học liệu
xi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ đồ phương hướng giải quyết vấn đề của luận văn 27
Hình 2.2. Sơ đồ các bước tiến hành của đề tài 27

Số hóa bởi trung tâm học liệu
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ thời kỳ sơ khai của nền văn minh nhân loại, cây xanh luôn giữ vai trò
quan trọng về mặt trang trí cảnh quan. Người Trung Hoa, La Mã, Ai Cập, Hy
Lạp đã sử dụng cây xanh để trang trí nhà ở, lăng miếu, đền thờ, tượng đài,…

Trước đây việc trồng cây xanh chủ yếu là để trang trí và kiến trúc cảnh
quan. Vì vậy, trồng cây gì, ở đâu và trồng như thế nào thì hầu như phụ thuộc
vào ý muốn chủ quan của các nhà kiến trúc, sự yêu thích thiên nhiên của các
nhà quý tộc, sự ham mê của những người làm vườn Về phương diện bảo vệ
môi trường có thể nói là chưa được chú ý, nếu có thì chỉ mang tính cục bộ đối
với một ngôi nhà, một vùng hay một khu vực nào đó.
Đến giữa thế kỷ XX, do dân số tăng nhanh, sự phát triển của các ngành
công nghiệp, sự gia tăng của các phương tiện giao thông, làm cho môi
trường đô thị bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Cho nên, bảo vệ môi trường
trở thành nhiệm vụ hết sức cấp bách.
Cây xanh, một thành phần quan trọng trong các công trình kiến trúc, có
vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường và
giải quyết các vấn đề môi sinh. Cùng với việc giảm thiểu nguồn ô nhiễm thì
sử dụng cây xanh đang là giải pháp hiệu quả nhất trong việc bảo vệ môi
trường. Vì vậy, cây xanh đô thị đã trở thành chủ đề thu hút nhiều nhà khoa
học quan tâm. Tuy nhiên, phải đến những năm đầu của thập kỷ 60 vấn đề này
mới được nghiên cứu một cách hệ thống.
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc khu vực phía bắc của vùng đồng bằng sông
Hồng, là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài,
nằm trong vùng kinh tế trọng điểm. Bắc Ninh có tiềm năng kinh tế và văn hoá
phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Miền đất Kinh Bắc xưa là vùng đất địa
linh nhân kiệt, quê hương của Kinh Dương Vương, Lý Bát Đế nơi hội tụ của

Số hóa bởi trung tâm học liệu
2
kho tàng văn hoá dân gian. Vì vậy mà việc trồng cây xanh tạo cảnh quan đô
thị của thành phố cũng rất được quan tâm. Tuy nhiên, việc quy hoạch, tổ chức
thực hiện trồng cây xanh đô thị trên địa bàn khu vực trong thời gian qua vẫn
còn nhiều vấn đề bất cập, nhiều chỗ nhiều nơi chưa gắn liền với quy hoạch,
chưa có chính sách hỗ trợ đồng bộ, nhất quán trong tổ chức thực hiện.

Xuất phát từ những thực tiễn đó, đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và giải
pháp phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Bắc Ninh ” được đặt
ra là thực sự cần thiết và có ý nghĩa về cả mặt lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng về quy hoạch, thành phần loài, tình hình sinh
trưởng phát triển và công tác quản lý bảo vệ cây xanh trên địa bàn thành phố
Bắc Ninh.
- Xây dựng được tiêu chí lựa chọn loài cây cho các đối tượng khác nhau.
- Phân tích điểm mạnh, tồn tại hạn chế của quy hoạch và phát triển cây
xanh trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
- Đề xuất được các loài cây trồng phù hợp và các giải pháp phát triển
cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
3. Đối tƣợng và thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống cây xanh được gây trồng ở trường học,
công sở, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, công viên, khu công nghiệp, các trục
đường chính.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 7 năm 2013.
4. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa trong học tập, nghiên cứu: Bổ sung kiến thức chuyên môn, kinh
nghiệm thực tiễn cho bản thân.
Ý nghĩa thực thực tiễn: Việc nghiên cứu hiện trạng và giải pháp phát
triển cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Bắc Ninh góp phần xây dựng, lựa
chọn loài cây, quy hoạch và phát triển cây xanh ở thành phố Bắc Ninh.

Số hóa bởi trung tâm học liệu
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Vài nét về lịch sử phát triển cây xanh đô thị

Cây xanh đô thị có vị trí rất quan trọng đối với nền văn minh nhân loại
từ thời cổ đại. Con người sử dụng cây xanh trong việc trang trí ngoại thất cho
các tượng đài, xây dựng các vườn tín ngưỡng trong các đền thờ. Cùng với
việc trồng cây, kiến thức liên quan tới chăm sóc cây trồng cũng đã xuất hiện
khoảng 1.500 năm trước công nguyên [11].
Việc đưa cây xanh vào cơ cấu đô thị ở các nước trên thế giới đã có từ
thời trung cổ, nhưng ở thời kỳ này cây xanh được trồng ở hình thức bố cục và
được hiểu đơn thuần là các vườn - công viên, dinh thự tư nhân, vườn di tích,
vườn của vua chúa,… với mục đích để dạo chơi, ngắm cảnh.
Đến cuối thế kỷ XIX, do quá trình đô thị hóa đang dần phát triển, tính
chất xã hội hóa cao hơn, nhu cầu sinh hoạt công cộng phát triển, sự hoạt động
của các nhà máy và nảy sinh một số nhu cầu nghỉ ngơi - nghỉ dưỡng trong
môi trường tự nhiên. Vì vậy, cây xanh chốn đô thị được xem như là lá phổi
xanh và là bộ phận hữu cơ trong cấu trúc đô thị. Từ đó, không gian xanh đô
thị được hình thành và trở thành một yếu tố không thể thiếu được trong cơ cấu
quy hoạch thành phố.
Đường phố là thành phần quan trọng trong cơ cấu quy hoạch hệ thống
không gian và cảnh quan đô thị. Phần lớn thời gian con người sống ở đô thị là
ở ngoài đường như đi làm, giao tiếp bạn bè, tới các công trình dịch vụ công
cộng, thương nghiệp và văn hóa,…
Một nghiên cứu của Unasylva về sự yêu thích cây cối của người dân
thành phố Detroi đã nhận thấy rằng: 2/3 số người dân cảm thấy rằng nên dành
nhiều kinh phí hơn để đầu tư chăm sóc cho cây cối trong công viên, đường
phố và các khu dân cư [38].

Số hóa bởi trung tâm học liệu
4
Ở các nước phát triển cũng có rất nhiều người nhà nghiên cứu về cây
xanh đô thị họ đã đưa ra các giải pháp làm đẹp thành phố mà diện tích cây
xanh vẫn hài hòa để giữ cho môi trường luôn trong lành. Đầu tiên nghiên cứu

về cây xanh là các nhà nghiên cứu người Nga họ đã nghiên cứu rất kỹ về cây
xanh và đưa cây xanh vào trồng trong đô thị, các lâm viên,… Ở Đức cũng đã
nghiên cứu về cây rừng như Korf, Schumacher, Weill… họ đã nghiên cứu về
sinh trưởng, tăng trưởng của cây (dẫn theo Lê Mộng Chân, 1992) [4]. Ở Anh
Quốc, từ thuở sơ khai đã có các nghiên cứu liên quan đến cây xanh đô thị,
năm 1962 Evelyn Nawn đã đề cập đến tất cả các lĩnh vực cây trồng, trong đó
ông đã chú trọng đến nghiên cứu cây trồng đường phố, cây cảnh [27]. Nhìn
chung các nhà khoa học trên thế giới đã chú trọng nghiên cứu rất nhiều về cây
xanh đặc biệt là mảng cây xanh đô thị, điển hình ở Singapo họ đã xây dựng
một hệ thống cây xanh trong thành phố rất hài hòa về mặt cảnh quan và môi
trường tạo nét đặc trưng riêng.
Ngày nay, do nhu cầu giải trí của cư dân chốn đô thị ngày càng tăng, đòi
hỏi các các nhà quản lý đô thị phải tính đến việc xây dựng nhiều mảng cây
xanh đô thị hơn nhằm cân bằng sinh thái cho khu dân cư đô thị. Các công
trình nghiên cứu về chủng loại cây trồng đô thị, các yếu tố môi trường đô thị
ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây trồng. Một số tác giả như Grey G.M và
Deneke F.J đã tổng hợp rất nhiều vấn đề liên quan đến lâm nghiệp đô thị:
Trong cuốn sách “Lâm nghiệp đô thị” xuất bản năm 1978 đã nghiên cứu từ
việc chọn loài cây trồng, môi trường đô thị đến lợi ích kinh tế, quản lý cây
xanh đô thị,…[29]. Bên cạnh đó, năm 1990 Jim C.Y đã nghiên cứu về các
dịch vụ đào tạo quản lý cây xanh đô thị [32], Kim T.W (1982) nghiên cứu về
quản lý chất lượng môi trường đô thị tại Châu Á [33].
Đối với cây xanh đô thị, đặc biệt là cây xanh thủ đô gần đây đã được các
nước chú trọng phát triển hơn, nhiều thủ đô trên thế giới đã xây dựng hệ

Số hóa bởi trung tâm học liệu
5
thống cây xanh với diện tích khá lớn như: Paris (Pháp) có nhiều công viên,
vườn hoa và cánh rừng rộng 129 ha; Ở Moscow (Nga) có 11 khu rừng, 84
công viên trồng cây, trên 800 vườn hoa và rất nhiều cây trên đường phố;

Varsaw (Balan) có diện tích đất trồng cây lớn nhất thế giới tính theo bình
quân đầu người là 90 m
2
; ở Canberra (Autralia) thì chỉ tiêu này là 70,5 m
2
;
Vienna (Áo) là 70 m
2
và ở Stockholm (Thụy Điển) là 68,8 m
2
…(dẫn theo Hàn
Tất Ngạn, 2000) [16].
1.1.2. Nghiên cứu về vai trò của cây xanh đô thị
Các công trình nghiên cứu trên thế giới về tác dụng cải tạo môi trường
của cây xanh được tiến hành rộng rãi trên thế giới từ những năm 60, 70 của
thế kỷ XX. Cùng với sự phát triển của KH - KT và kinh tế - xã hội là quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ đây nảy sinh ra nhiều vấn đề mang
tính cấp thiết đối với đô thị như: sự gia tăng dân số, gia tăng quy mô của các
công trình xây dựng, mật độ đường xá, sự lớn nhanh của các nhu cầu của tài
nguyên thiên nhiên như nước, thực phẩm, năng lượng, các nguồn nguyên liệu
khác,… Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến nguồn tài nguyên bị cạn kiệt,
cân bằng sinh thái bị phá vỡ, môi trường sống bị suy thoái, đặc biệt là ô
nhiễm nguồn nước, đất, không khí và cũng là tình trạng chung, là vấn đề đã
và đang được quan tâm trên toàn thế giới.
Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định vai trò của cây xanh trong việc chắn
gió, bụi và giảm lượng chất phóng xạ, tiếng ồn. Năm 1976 Federer C.A khi
nghiên cứu ảnh hưởng của rừng đến gió đã kết luận tốc độ gió giảm chỉ còn
30 % ở mặt khuất gió cách bìa rừng 170 m so với tốc độ gió ở chỗ trống ban
đầu [28], nghiên cứu của Richards N.A (1982 - 1983) cho thấy, rừng có khả
năng hấp thụ các chất phóng xạ, các quần xã thực vật rừng có thể làm giảm

lượng chất phóng xạ trong không khí khoảng 25 %; rừng lá rộng có khả năng
làm sạch các chất phóng xạ hơn rừng lá kim [36].

Số hóa bởi trung tâm học liệu
6
Ở Trung Quốc vào những năm 70 cũng đã tổ chức nghiên cứu một cách
rộng rãi trong cả nước về vai trò của cây xanh trong đô thị, đã tuyển chọn
được hàng loạt các cây có khả năng chống chịu và cải tạo môi trường ô nhiễm
làm cơ sở cho quy hoạch và thiết kế cây xanh ở đô thị, các khu công nghiệp.
- 1 ha rừng trong 12h ban ngày hấp thụ được 900 kg khí CO
2
và sinh ra
730 kg khí O
2
.
- 1 ha rừng Dẻ hấp thụ được 68 tấn bụi/năm.
- 1 km
2
rừng cây Bạch túc làm giảm đi 600 tấn SO
2
/năm.
- 1 ha rừng Bách tiết ra 30 kg chất tiết tố diệt khuẩn/ngày.
- Khu vực có cây xanh thì lượng vi khuẩn có hại trong không khí giảm
đi 25 lần [40].
Các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu nhiều
biện pháp để giảm ô nhiễm không khí, trong đó họ đánh giá sự phát triển của
cây xanh là một biện pháp quan trọng và ít tốn kém nhất để giúp con người
thoát khỏi nạn ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ở các đô thị lớn. Trong đó,
năm 1978 Shepherd F.W đã liệt kê 11 đặc trưng có lợi của cây xanh để sử
dụng vào cơ cấu quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị,…[37], cụ thể

như sau:
+ Lá cây mọng nước có thể giảm tiếng ồn.
+ Lá cây cản ánh sáng trực xạ.
+ Lá mỏng lọc ánh sáng.
+ Lá và cành cây cản gió
+ Lá và cành cây làm giảm động năng hạt mưa.
+ Lông trên lá cây giữ bụi.
+ Cành có gai ngăn cản người xâm phạm.
+ Cành cây rung động có thể cản tiếng ồn.
+ Khí khổng trên lá cây trao đổi các chất khí.

Số hóa bởi trung tâm học liệu
7
+ Chồi và lá cây tỏa mùi thơm.
+ Rễ cây lan rộng giữ đất, giảm xói mòn.
Từ đó tác giả đã đưa ra các tiêu chuẩn chọn loài cây trồng như sau:
- Chọn loài cây có khả năng thích ứng, chống chịu được điều kiện môi trường
độc hại (bụi, khí, nước,…) đồng thời cũng tạo mỹ quan đẹp cho phong cảnh.
- Loài cây có khả năng chống ô nhiễm.
- Loài cây không có yêu cầu cao về thổ nhưỡng, dễ trồng và dễ sinh
trưởng ở nhiều điều kiện khác nhau.
- Loài cây cần ít chăm sóc, có sức sống khỏe,…
- Loài cây lớn nhanh, có khả năng tái sinh chồi mạnh.
- Loài cây có lá to, nhám, dày, lá cây thường xanh tươi.
- Loài cây dễ thích ứng cho công tác di cây khi có yêu cầu.
Các công trình nghiên cứu về loài cây, các yếu tố môi trường ảnh hưởng
tới sinh trưởng của cây trồng, vai trò của cây xanh, mảng xanh trong điều hòa
khí hậu, ngăn cản gió, hạn chế tiếng ồn, ngăn cản ô nhiễm không khí,… đã
được nhiều nhà khoa học nghiên cứu như Heisler G.M (1986, 1989) [30],
[31]; Grey G.M & Deneke F.J (1978) [29]; Decourt . N (1978, 1979),… [25],

[26]. Bên cạnh đó, các tác giả này cũng đã nghiên cứu về vai trò của rừng đô
thị trong việc làm giảm lượng CO
2
do con người thải ra trong quá trình sinh
hoạt và sản xuất đã góp phần xác định hiệu quả của việc trồng cây xanh, phát
triển mảng xanh đô thị, phục vụ cho việc cân bằng nhu cầu sinh thái trong quá
trình đô thị hóa mạnh mẽ trên toàn cầu hiện nay.
1.1.3. Nghiên cứu về quy hoạch, quản lý và phát triển cây xanh đô thị
Công tác quản lý, cải tạo và nuôi dưỡng cây xanh đô thị nằm trong lĩnh
vực Lâm nghiệp đô thị (Urban Forestry), “Lâm nghiệp đô thị không chỉ liên
quan đến cây xanh đô thị mà còn quản lý cây xanh trên toàn diện tích, chịu
ảnh hưởng và sử dụng bởi quần thể cư dân đô thị. Diện tích này bao gồm cả
thủy vực và các vùng nghỉ ngơi, giải trí phục vụ cho cư dân đô thị và các
vùng đệm” [39].

Số hóa bởi trung tâm học liệu
8
Các công trình nghiên cứu về cây xanh đô thị được hình thành và phát
triển mạnh vào cuối thế kỷ XX, có thể kể tới một số công trình nghiên cứu
hướng vào xác định tiêu chuẩn về diện tích và phân bố của hệ thống cây xanh
đô thị như: “Quần thể cây xanh trong quần thể đô thị” của Severin S.I (1974);
“Lịch sử nghệ thuật đô thị” của Bunnin A.V và Savaenskaia (1974); “Thiết kế
công viên của Rutxov L.I (1979) và Luns L.V (1974) trong nghiên cứu “Xây
dựng đất đai thành phố”. Năm 1982, Howard (Anh) đã đề xuất ý tưởng về quy
hoạch và xây dựng thành phố theo kiểu thành phố vườn. Trong tác phẩm của
mình, ông đã đề xuất thông điệp hòa bình - cải cách: “cần phải có ý tưởng xây
dựng thành phố và nông thôn làm một khối liên hệ chặt chẽ và gọi đó là thành
phố vườn”. Trung tâm thành phố là công viên, ngoại vi là diện tích cho cây
xanh, nông nghiệp. Các khu công nghiệp nằm ở vùng ngoại thị. Đến nay,
nghiên cứu quy hoạch vườn - công viên được tất cả giới kiến trúc sư, các nhà

quy hoạch chú trọng, mặc dù các công viên có chức năng khác nhau song
phương pháp quy hoạch cây xanh về cơ bản tương tự nhau. Tùy thuộc vào
quy mô, tính chất công viên mà phân ra các khu chức năng khác nhau, sau đó
quy hoạch cây xanh cho từng khu, quy hoạch chi tiết cho từng tiểu cảnh có
kèm theo bản vẽ quy hoạch (dẫn theo Phạm Hồng Nhung, 2007) [17].
Những yêu cầu đối với cây xanh đường phố theo vĩ tuyến (khi trục
đường có hướng từ Đông sang Tây và mặt nhà ở phía Bắc và Nam đường
phố) và hướng kinh tuyến (khi trục đường có hướng từ Bắc xuống Nam và
mặt nhà phía Đông và Tây của đường phố) sẽ khác nhau. Trên đường phố,
theo hướng vĩ tuyến, dãy nhà quay về hướng Bắc thì không có tia mặt trời
trực tiếp, do đó chỉ cần tạo bóng mát trên vỉa hè cho người đi bộ. Tuy nhiên,
cũng hướng này nhưng nếu bên đường là những tòa nhà cao thì ngôi nhà cũng
tạo bóng mát cho vỉa hè, như thế thì việc trồng cây che bóng mát là không cần
thiết. Theo hướng kinh tuyến, phải tạo bóng mát không chỉ cho vỉa hè mà còn

Số hóa bởi trung tâm học liệu
9
cho cả mặt nhà vì mặt trời chuyển dịch từ Đông sang Tây sẽ tạo những bức xạ
cho cả ngôi nhà và vỉa hè đường phố. Trong trường hợp phố rộng, việc tổ
chức số hàng cây thân gỗ cả 2 phía vỉa hè là hiệu quả nhất. Nếu đường phố
hẹp, chỉ có thể chỉ có thể trồng cây về một phía vỉa hè, nên trồng xen kẽ giữa
cây thân gỗ cao và cây thân gỗ trung bình, trong đó cây cao che mát cho nhà
còn cây trung bình che cho vỉa hè. Bóng mát do cây tạo ra sẽ thay đổi theo
thời gian trong ngày và theo hướng, căn cứ vào đó ta có thể xác định được cự
ly trồng cây thích hợp cho từng loại đường cụ thể [34].
Việc ứng dụng các kiến thức, kỹ thuật trong lâm nghiệp truyền thống,
các ứng dụng của máy tính vào việc điều tra, quản lý cây xanh đô thị cũng
được quan tâm nghiên cứu. Một số kết quả của Paulsson B (1992) về lưu trữ
và ứng dụng công nghệ GIS vào việc quản lý cây xanh đô thị đã mở ra một
hướng đi mới trong việc quản lý có hiệu quả hệ thống cây xanh đô thị [35].

Các công trình nghiên cứu, đánh giá về cây xanh đô thị chưa thật sự có
hệ thống nhưng với những phương tiện nghiên cứu ngày càng hiện đại như
công nghệ thông tin, đặc biệt là các phần mềm chuyên dùng có thể tin tưởng
rằng các kết quả nghiên cứu ngày càng chính xác hơn, góp phần quan trọng
xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn trong quản lý nhằm phát triển đô thị,
trong đó có cây xanh ngày càng hoàn thiện hơn.
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Một số nét về lịch sử phát triển cây xanh đô thị
Cũng như sự phát triển về ý thức coi trọng và sử dụng cây xanh của con
người trên thế giới, từ xưa ông cha ta đã biết sử dụng cây xanh gắn liền với
cuộc sống hàng ngày, cây xanh đã được sử dụng theo những nguyên tắc nhất
định, ở trong mỗi khu vườn của người Việt từ Bắc vào Nam cũng có những
nét đặc thù riêng về sử dụng cây xanh. Nhưng sự xuất hiện của các công trình
cây xanh như thế chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, hầu như chưa có công trình cây
xanh công cộng với quy mô lớn, việc sử dụng cây xanh một cách tự phát, theo
ý muốn riêng của từng người và mang phong cách riêng của mỗi vùng miền.

Số hóa bởi trung tâm học liệu
10
Khi nước ta hoàn toàn độc lập, việc quan tâm đến cây xanh, cảnh quan
được chú ý đến nhiều hơn, các công trình cây xanh đô thị được xây dựng
ngày một nhiều hơn ở trung tâm các thành phố, thị xã đáp ứng nhu cầu của
con người. Các công trình cảnh quan vừa mang tính truyền thống, vừa phát
huy tính sáng tạo không ngừng của phong cách sáng tác và các trường phái
trên thế giới, cây chọn trồng theo những nguyên tắc sau:
- Về cơ bản phù hợp với quy luật phân bố tự nhiên.
- Nguyên tắc “đất nào cây ấy”.
- Chú trọng khai thác tiềm năng cây bản địa.
- Cây được chọn trồng phải có sức đề kháng tốt.
- Kết hợp hài hòa giữa tỷ lệ cây sinh trưởng nhanh và cây sinh trưởng

chậm, cây cao với cây thấp, cây ưa sáng với cây chịu bóng, cây lớn với cây
nhỏ,…[19].
Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới nóng ẩm, vì vậy cây
xanh ở đây rất phong phú và đa dạng. Các đô thị phía Bắc trước năm 1954,
công tác quản lý các vườn hoa - cây xanh thuộc sở Nông - Lâm quản lý, chủ
yếu có nhiệm vụ trồng và chăm sóc các v
thuộc về giao thông công chính. Ở đô thị lớn như Hà Nội thì công tác quản lý
hệ thống cây xanh còn bao gồm các vườn cảnh của một số cơ quan chức pháp
và vườn cây - hoa của các tòa đại sứ. Ở các tỉnh thành khác thì không thành
lập công ty mà chỉ thuộc Đội trồng cây của Sở Nông - Lâm. Sau 1954, công
tác quản lý cây xanh ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam
Định,… được tổ chức thành công ty cây xanh.
Nhiều công trình nghiên cứu có liên quan tới chủng loại cây xanh đô thị,
nghệ thuật vườn - công viên, vườn cảnh Đông phương, bố cục vườn,… đã
được các tác giả Hà Tất Ngạn, Trần Hợp, Phương Thảo,… công bố. Các công
trình nghiên cứu này giới thiệu khá chi tiết về chủng loại loài cây, mô tả đặc
điểm hình thái, sinh thái loài nên có ý nghĩa rất lớn trong việc gây trồng và
phát triển cây xanh đô thị ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí

Số hóa bởi trung tâm học liệu
11
Minh, góp phần quan trọng trong phát triển cảnh quan đô thị của nước ta
[8], [15], [21], [22].
Cũng trong công trình nghiên cứu khoa học năm 2007 của nhóm sinh
viên Lê Thị Hường, Nguyễn Thị Oanh, Mai Thị Thư về việc “đánh giá các
phương pháp lựa chọn cây trồng lục hóa thành thị” dưới sự hướng dẫn của
Hoàng Kim Ngũ, các tác giả đã đánh giá các phương pháp chọn loài cây trồng
đô thị trong và ngoài nước, các kết quả đánh giá thu được cho thấy phương
pháp dùng chỉ tiêu đánh giá tổng hợp của Trung Quốc đã áp dụng tỏ ra có
hiệu quả khá cao [10].

1.2.2. Nghiên cứu về vai trò của cây xanh đô thị
Ở Việt Nam có cũng có nhiều các công trình nghiên cứu về tác dụng của cây
xanh đối với môi trường đô thị. Theo tài liệu nghiên cứu về môi trường của Phạm
Ngọc Đăng, Trường Đại học xây dựng thì cây xanh có một số vai trò như sau: Cây
xanh có tác dụng làm giảm các chất khí độc hại từ 10 - 35 %, giảm nồng độ bụi
20 - 65 %, giảm lượng bức xạ từ 40 - 90 % của mặt trời chiếu xuống đất
(thông thường cây xanh có khả năng chắn từ 40 - 60 % lượng bức xạ mặt
trời), giảm lượng phản xạ nhiệt của mặt đất, giảm nhiệt từ 3 - 5
o
C (tùy theo
loài và phương thức bố trí cây trồng) [7].
Một kết quả nghiên cứu gần đây của Bộ KHCN kết hợp với một số trung
tâm nghiên cứu môi trường ở Việt Nam cho thấy dưới tán cây xanh nhiệt độ
không khí có thể giảm 4 - 5
o
so với đất trống. Cây xanh có thể giữ được trên
40 % lượng bụi trong không khí (dẫn theo Lê Thị Nga, 2007) [14].
Các nghiên cứu về tác dụng của cây xanh đối với khí hậu cũng cho thấy:
Cây xanh bóng mát và giảm bức xạ mặt trời bị cây xanh hấp thụ, làm giảm cường
độ bức xạ mặt trời từ 40 - 50 %. Cũng theo tác giả, tổng diện tích các lá cây gấp
75 lần diện tích tán cây đó, tổng diện tích mặt lấn cỏ bằng 25 - 35 lần diện tích
thảm cỏ. Chính vì vậy, cây cỏ càng nhiều, lá càng rậm thì sự trao đổi nhiệt thành

Số hóa bởi trung tâm học liệu
12
hơi nước càng lớn, nhiệt độ không khí của khu vực nhiều cây xanh giảm đáng kể
so với các khu vực khác. Ngoài ra, rễ cây còn ăn sâu vào trong đất hút nước, giữ
ẩm cho bề mặt đất có khả năng hấp thụ được nhiều nhiệt hơn, tham gia vào quá
trình hạ nhiệt độ của môi trường xung quanh [13].
Khả năng giảm tiếng ồn của cây xanh không những phụ thuộc vào loài

cây mà còn phụ thuộc vào cách bố trí phối hợp trồng các loài cây với nhau.
Nghiên cứu còn cho thấy, dãy cây có chiều rộng từ 10 - 15 m có thể giảm
tiếng ồn từ 15 - 18 dBA [18].
Năm 2005, Bùi Xuân Dũng cũng đã nghiên cứu vai trò của cây xanh
trong giảm bớt lượng vi khuẩn trong không khí, các kết quả nghiên cứu cho
rằng: Thực vật màu xanh có thể giảm thiểu số lượng vi khuẩn trong không khí,
một mặt là do thực vật hút bám các hạt bụi, giảm bớt thể mang vi khuẩn. Mặt
khác, bản thân thực vật có khả năng tiết ra chất diệt khuẩn là chất phytonxid,
đó là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi do thực vật tiết ra trong quá trình sống để bảo
vệ vết thương, chống các loại côn trùng, nấm bệnh,… Ngoài ra, các chất này
còn có khả năng ion hóa không khí, diệt các vi khuẩn gây bệnh. Đa số các
phytonxid có tác động chọn lọc: phytonxid của cây Thông diệt khuẩn lao, cây
Bạch đàn diệt vi khuẩn, nấm và các động vật nguyên sinh khác [5].
Theo kết quả nghiên cứu của Ủy ban kiến thiết cơ bản Nhà Nước Việt
Nam cho thấy nhiệt độ không khí trong vùng có cây xanh thấp hơn những nơi
không có cây xanh. Ở vườn Bách Thảo Hà Nội, nhiệt độ nơi đất trống là
32,3
o
C, dưới tán cây là 28,29
o
C. Nhiệt độ trên mặt đường nhựa là 39,5
o
C và
dưới tán cây bóng mát là 34,3
o
C. Lượng bụi trung bình khu vực không có cây
xanh là 0,9 mg/m
3
không khí, dưới tán cây gỗ là 0,52 mg/m
3

không khí. Như
vậy, cây xanh có khả năng làm giảm lượng bụi 42 %. Với âm thanh cây lá
rộng hấp thụ được 26 % âm lượng, còn 74 % phản xạ và khuếch tán. Độ ồn
nơi đường phố không trồng cây xanh gấp 5 lần ở nơi trồng cây xanh [9].

Số hóa bởi trung tâm học liệu
13
1.2.3. Nghiên cứu về quy hoạch, quản lý và phát triển cây xanh đô thị
Trong thời gian qua, công tác phát triển cây xanh đô thị đã được các cấp,
các ngành được đặc biệt quan tâm. Diện tích cây xanh đô thị từng bước tăng
dần cả về số lượng, chất lượng cây trồng, đặc biệt ở các đô thị lớn ngày càng
phong phú. Hiện nay, tỷ lệ diện tích đất xanh trung bình ở các khu đô thị còn
rất thấp và rất khác nhau theo các nhóm đô thị.
- Đối với đô thị loại đặc biệt như TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội có diện
tích đất xanh trung bình khoảng 5 m
2
/người.
- Đối với các đô thị loại I, con số này rất khác nhau, ở TP. Đà Nẵng hiện
nay bình quân mới chỉ đạt 0,5 m
2
/người, trong khi TP. Huế đạt tương đối cao
khoảng 10,2 m
2
/người.
- Các đô thị loại II, diện tích đất xanh trung bình chỉ khoảng 3 - 5
m
2
/người (Nha Trang: 4,7 m
2
/người; Nam Định: 3,13 m

2
/người).
- Các đô thị loại III và loại IV như Thị xã Vĩnh Yên, TP. Bắc Giang, Thị
xã Bến Tre diện tích đất xanh trung bình khoảng 4,3 m
2
/người.
- Các đô thị loại V con số này rất thấp hầu như không đáng kể [2].
Trong khoảng thời gian từ năm 2000 - 2003, Trần Ngọc Đang - Trung
tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp đã tiến hành điều tra, đánh giá hiện trạng
và xây dựng danh lục cây xanh đô thị TP. Hà Nội và cố đô Huế [6].
Khi nghiên cứu, đánh giá và xây dựng tiêu chuẩn cây xanh đô thị của
các nước trên thế giới và vận dụng vào Việt Nam, trong quy phạm cây xanh
đô thị thiết kế xây dựng đô thị số 20TCVN-82-81, Bộ xây dựng đã ban hành
tiêu chuẩn cây xanh cho các thành phố Việt Nam như sau:
+ Đối với đô thị nhỏ: 8 m
2
cây xanh/người.
+ Đô thị trung bình: 11 m
2
cây xanh/người.
+ Đô thị lớn: 13 m
2
cây xanh/người.
Tuy nhiên, diện tích cây xanh đô thị Hà Nội hiện nay mới xấp xỉ khoảng
4 m
2
/người, bình quân đô thị cả nước mới đạt 0,6 m
2
/người, như vậy mới đạt


Số hóa bởi trung tâm học liệu
14
8 - 10 % tiêu chuẩn mong muốn đề ra (TCQP thiết kế quy hoạch đô thị) và chỉ
bằng 1/20 mức cây xanh đô thị các nước trên thế giới [2].
Hiện tại, toàn TP. Hà Nội có khoảng 200.000 cây bóng mát bao gồm 67 loài
khác nhau và phổ biến là các loài cây Xà Cừ, Bàng, Sấu, Bằng Lăng, Nhội, Trứng
Cá, Sao Đen, Sữa, Phượng Vĩ,… Nếu tính cả số cây trồng trong công viên, vườn
hoa (gần 200 ha) thì số lượng cây còn lớn hơn nhiều (khoảng gần 120 loài) [1]. Hệ
thống cây xanh thủ
của quá trình phát triển với những nét đặc thù riêng của Hà Nội.
Chỉ tiêu về diện tích cây xanh trên diện tích đất tự nhiên đô thị cũng rất
thấp so với đô thị trong khu vực và thế giới. Qua khảo sát cho thấy nhiều đô
thị tại các vùng trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên tỷ lệ diện tích cây
xanh trên diện tích đất tự nhiên đô thị rất thấp như thị xã Bắc Kạn khoảng
0,03 % và TP. Hòa Bình 0,27 %,… Trong khi đó, một số đô thị đồng bằng tỷ
lệ này tương đối cao như Quy Nhơn 8,34 %; TP. Mỹ Tho 5,1 %,…[2].
Chi phí đầu tư cho công tác sản xuất và duy trì cây xanh chủ yếu dựa
vào ngân sách nhà nước hàng năm. Trong những năm gần đây, một số đô thị
cũng đã bắt đầu đầu tư phát triển cây xanh. Ví dụ ở TP. Hồ Chí Minh năm
2004 chi phí cho công tác đầu tư cây xanh là 8.729 triệu đồng. Một số đô thị
loại I, II như TP. Đà Nẵng là 1.197 triệu đồng, TP. Nam Định là 842 triệu
đồng, TP. Nha Trang 1.700 triệu đồng,… Đối với các đô thị khác, chi phí đầu
tư cho phát triển cây xanh hầu như không đáng kể hoặc rất thấp như Thị xã
Vĩnh Yên 20 triệu đồng/năm, Quận Hà Đông 14 triệu đồng/năm, Thị xã
Quảng Trị chỉ có 3,5 triệu đồng/năm,…[2].
Về quản lý cây xanh đô thị: Việc quản lý cây xanh lỏng lẻo, tình trạng
chặt phá cây, tỉa cành, bẻ cành, khai thác một cách tùy tiện diễn ra khá phổ
biến làm giảm diện tích độ che phủ và khả năng sinh tồn của cây. Các công

×