Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Quản lý hoạt động tham vấn tâm lý tại trung tâm giáo dục lao động xã hội Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.57 KB, 110 trang )

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





LÊ ANH TUẤN




QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THAM VẤN TÂM LÝ
TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC LAO ĐỘNG
XÃ HỘI HẢI PHÒNG




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC







THÁI NGUYÊN - 2013



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




LÊ ANH TUẤN


QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THAM VẤN TÂM LÝ
TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC LAO ĐỘNG
XÃ HỘI HẢI PHÒNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.01.14



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM HỒNG QUANG




THÁI NGUYÊN - 2013


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực
và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn



Lê Anh Tuấn


















ii
LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu chương trình đào tạo Thạc sĩ tại
trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Tôi đã tiếp thu được nhiều
kiến thức bổ ích, giúp tôi nhận thức tổng quan về công tác quản lý giáo dục, có
cái nhìn tổng thể về quản lý giáo dục nói chung và quản lý công tác cai nghiện
ma tuý nói riêng.
Luận văn văn này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường
và quá trình công tác của tác giả tại Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội Hải
Phòng và được thực hiện, hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của các Giáo sư,
Tiến sĩ Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
Tác giả xin chân thành cám ơn:
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Quang - Chức vụ: Hiệu trưởng trường
Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ, định hướng cho tác giả
trong suốt quá trình thực hiện Luận văn.
- Ban Thường vụ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hải Phòng.
- Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội - Sở Lao động Thương binh và Xã
hội thành phố Hải Phòng.
- Tổng đội thanh niên xung phong Hải Phòng
- Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội Hải Phòng
Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận văn này./.


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH v

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4. Giả thuyết khoa học 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
7. Phương pháp nghiên cứu 4
8. Đóng góp mới của luận văn 4
9. Cấu trúc của luận văn 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THAM VẤN TÂM
LÝ TẠI TRUNG TÂM GD – LĐXH HẢI PHÒNG 6
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu………………………………………….6
1.1.1 Lịch sử ra đời của ngành tham vấn tâm lý…….………………….6
1.1.1.1 Lịch sử ra đời của ngành tham vấn tâm lý trên thế giới……… 6
1.1.1.2 Lịch sử ra đời của ngành tham vấn tâm lý ở Việt Nam……….12
1.1.2 Lịch sử nghiên cứu của đề tài……………………………… 14
1.2 Những vấn đề lý luận chung về ma tuý, nghiện ma tuý 14
1.2.1 Một số vấn đề lý luận chung về ma tuý 14
1.2.1.1 Ma tuý 14
1.2.1.2 Phân loại ma tuý 15
1.2.2 Một số vấn đề về nghiện ma túy, người nghiện ma túy 17
1.2.2.1 Nghiện ma tuý 17
1.2.2.2 Người nghiện ma tuý 20

iv
1.2.3 Tác hại của ma tuý 21
1.2.3.1 Đối với cá nhân người nghiện 21
1.2.3.2 Đối với gia đình và người thân 23
1.2.3.3 Đối với xã hội 23

1.2.4 Một số đặc điểm tâm lý của học viên………………………… 24
1.2.4.1 Giai đoạn cắt cơn (từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 15) 24
1.2.4.2 Giai đoạn lạc quan tếu (từ ngày thứ 16 đến ngày thứ 45) 24
1.2.4.3 Giai đoạn bế tắc (từ ngày thứ 46 đến ngày thứ 120) 25
1.2.4.4 Giai đoạn tự điều chỉnh (từ ngày thứ 121 đến ngày thứ 180) 26
1.2.4.5 Giai đoạn bắt đầu phục hồi tâm sinh lý (trên 180 ngày) 26
1.3. Những vấn đề lý luận chung về tham vấn tâm lý 27
1.3.1 Một số khái niệm liên quan 27
1.3.2 Mục đích, nhiệm vụ của tham vấn tâm lý: 29
1.3.3. Các hình thức tham vấn 30
1.4. Những vấn đề lý luận chung về quản lý 31
1.4.1 Khái niệm về quản lý 31
1.4.2 Quản lý hoạt động tham vấn tâm lý 36
1.4.2.1 Hoạch định chính sách đối hoạt động tham vấn tâm lý: 36
1.4.2.2 Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý và thực hiện công tác tham
vấn tâm lý 37
1.4.2.3 Huy động và quản lý các nguồn lực cho công tác tham vấn tâm lý: 38
1.4.2.4 Nâng cao hiệu quả công tác giám sát và công tác kiểm tra, đánh
giá trong hoạt động tham vấn tâm lý. 38
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 40
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THAM VẤN, CÔNG TÁC
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THAM VẤN TÂM LÝ TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC
- LAO ĐỘNG XÃ HỘI HẢI PHÒNG 41
2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 41
2.1.1 Đặc điểm thành phố Hải Phòng 41
2.1.2 Đặc điểm Trung tâm Giáo dục lao động xã hội Hải Phòng 44

v
2.1.2.1 Về bộ máy tổ chức 45
2.1.2.2 Về tình hình lao động 45

2.1.2.3 Về cơ sở vật chất kỹ thuật 46
2.2 Tình hình chung về học viên đang cai nghiện tại Trung tâm Giáo
dục - Lao động xã hội Hải Phòng 47
2.2.1 Về số lượng 47
2.2.2 Về độ tuổi 48
2.2.3 Về trình độ học vấn 48
2.2.4 Những dấu hiệu đặc trưng của học viên khi nghiện ma túy 49
2.3 Thực trạng hoạt động tham vấn tâm lý tại Trung tâm Giáo dục - Lao
động xã hội Hải Phòng 51
2.3.1 Những khó khăn về mặt tâm lý của học viên Trung tâm GD -
LĐXH Hải Phòng đang phải đối mặt 51
2.3.2 Thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của học viên tại Trung tâm
Giáo dục - Lao động xã hội Hải Phòng 55
2.4 Thực trạng công tác quản lý hoạt động tham vấn tâm lý tại Trung
tâm Giáo dục - Lao động xã hội Hải Phòng 59
2.4.1 . Những quy định về hoạt động tham vấn tâm lý 59
2.4.2 Về tổ chức bộ máy quản lý hoạt động tham vấn tâm lý: 60
2.4.3 Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tham vấn 61
2.4.4 Về cở sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí cho hoạt động tham vấn 64
2.4.5 Về kiểm tra đánh giá hoạt động tham vấn 65
2.5 Đánh giá chung về quản lý hoạt động tham vấn tâm lý tại Trung tâm
Giáo dục - Lao động xã hội Hải Phòng. 65
2.5.1 Đánh giá những mặt mạnh và thuận lợi: 65
2.5.2 Những mặt hạn chế 66
2.5.3 Một số bất cập, mâu thuẫn trong hoạt động tham vấn ở Trung tâm
GD - LĐXH Hải Phòng 67
2.5.4 Nguyên nhân của các hạn chế và bất cập 67

vi
2.5.5 Những vấn đề đặt ra cho hoạt động tham vấn tâm lý tại Trung tâm

GD - LĐXH Hải Phòng giai đoạn 2013 - 2020 69
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 71
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THAM VẤN TÂM LÝ TẠI
TRUNG TÂM GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG XÃ HỘI HẢI PHÒNG 72
3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, tăng cường chỉ đạo của các
cấp ngành đối với công tác tham vấn tâm lý cho học viên 72
3.1.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, tạo ra môi trường có tính pháp
lý cho Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội Hải Phòng đẩy mạnh và nâng
cao chất lượng hoạt động tham vấn tâm lý cho học viên. 72
3.1.2 Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ngành về hoạt động tham vấn
tâm lý cho học viên cai nghiện 73
3.2 Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và củng cố bộ máy tổ chức hoạt
động tham vấn tâm lý của Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng 74
3.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tham vấn 76
3.3.1 Yêu cầu chung về đội ngũ cán bộ tham vấn 76
3.3.2 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ làm nhiệm vụ tham vấn 78
3.3.2.1 Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tham
vấn dài hạn:Ị 79
3.3.2.2 Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ làm công tác tham vấn ngắn hạn: . 79
3.3.2.3 Xây dựng cơ chế tuyển cộng tác viên làm công tác tham vấn. . 80
3.3.3 Tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng cán bộ làm công tác tham vấn . 80
3.3.3.1 Nội dung bồi dưỡng 81
3.3.3.2 Hình thức tổ chức bồi dưỡng 84
3.4 Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện và kinh phí cho công tác
tham vấn 85
3.4.1 Lập kế hoạch dự trù nguồn kinh phí cho công tác tham vấn 85
3.4.2 Tổ chức nguồn kinh phí 85
3.4.3 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tham vấn
tâm lý 86


vii
3.5 Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động tham vấn 86
3.6. Kết quả thăm dò ý kiến về các giải pháp 87
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 90
1. Kết luận 90
2. Khuyến nghị 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng học viên được tiếp nhận tại Trung tâm Giáo dục -
Lao động xã hội Hải Phòng 47
Bảng 2.2: Các biểu hiện bên ngoài của người nghiện 49
Bảng 2.3: Những biểu hiện khi nghiện một số loại ma túy thường gặp 51
Bảng 2.4: Ý kiến của học viên về mức độ khó khăn về mặt tâm lý mà họ phải
đối mặt 52
Bảng 2.5: Ý kiến của học viên về những lĩnh vực khó khăn về mặt tâm lý
mà họ phải đối mặt 52
Bảng 2.6: Ý kiến của học viên về cách thức giải quyết những khó khăn
tâm lý 54
Bảng 2.7: Nhu cầu tham vấn, hỗ trợ giải quyết những khó khăn tâm lý
của học viên 56
Bảng 2.8: Nguyên nhân cản trở tiếp cận dịch vụ tham vấn tâm lý, hỗ trợ
tâm lý của học viên 57
Bảng 2.9: Quy mô, số lượng, chất lượng các ca tham vấn tại Trung tâm
trong giai đoạn 2009 - 2013 58

Bảng 2.10: Các lĩnh vực chuyên môn của cán bộ làm công tác tham vấn
tâm lý của Trung tâm 61
Bảng 2.11: Trình độ đào tạo của cán bộ làm công tác tham vấn ở Trung
tâm GD - LĐXH Hải Phòng 62
Bảng 2.12: Bảng thống kê trình độ tin học, ngoại ngữ của cán bộ làm
công tác tham vấn tại Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng 63
Bảng 2.13: Kinh phí dành cho hoạt động tham vấn tâm lý tại Trung tâm 64
Bảng 3.1: Kết quả trưng cầu ý kiến về các giải pháp 87


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Các chức năng của quản lý 34
Sơ đồ 1.2. Chức năng của quản lý 35
Sơ đồ 3.1: Nội dung bồi dưỡng cán bộ làm công tác tham vấn 81
Biểu đồ 2.1: Độ tuổi của học viên trong Trung tâm 48
Biểu đồ 2.2: Trình độ học vấn của học viên trong Trung tâm 49


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta sau khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường theo định

hướng xã hội chủ nghĩa đã gặt hái được không ít thành công trên các mặt kinh
tế - chính trị - văn hóa - xã hội cũng như quan hệ quốc tế. Bên cạnh đó cũng
đang phải đối mặt với những mặt trái của nền kinh tế thị trường mang lại đặc
biệt là tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn ma túy. Theo số liệu thống kê năm
2006, nước ta có khoảng 170.000 người nghiện ma tuý, đến năm 2012 có
khoảng 210.000 người nghiện ma túy trong đó có khoảng 140.000 người đang
được quản lý tại các Trung tâm, cơ sở cai nghiện. Tại Hải Phòng theo số lượng
thống kê của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS thành phố hiện có khoảng
8.399 người nghiện ma túy, có khoảng 2.500 người đang được quản lý tại các
Trung tâm. Riêng tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội (GD - LĐXH) Hải
Phòng hiện đang quản lý giáo dục 1000 học viên cai nghiện ma túy.
Hiện nay, người nghiện ma túy được xếp vào nhóm có vấn đề về tâm thần,
thời gian sử dụng ma tuý càng lâu, liều lượng càng tăng thì hậu quả càng nặng
nề. Những tác động trên não bộ gây ra những tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn
làm người nghiện suy giảm khả năng suy đoán, xử lý thông tin, khả năng tự chủ.
Nó tạo ký ức hồi tưởng làm người nghiện lệ thuộc vào cảm giác khoái cảm ngất
ngây, bị kích động mạnh mẽ khi nghĩ đến hoặc sử dụng ma túy. Hầu hết, người
nghiện không có khả năng tự cai nghiện, không có khả năng để tự thay đổi hành
vi, nhận thức.
Để tiếp nhận, quản lý, giáo dục người nghiện ma tuý, đồng thời giảm
thiểu gánh nặng cho xã hội do tệ nạn ma tuý gây ra, Trung tâm GD - LĐXH
Hải Phòng được Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng giao nhiệm
vụ trực tiếp tiếp nhận và quản lý, giáo dục người nghiện ma tuý một mặt giúp
đỡ người nghiện có cơ hội cai nghiện thành công tái hoà nhập cộng đồng, một
mặt giảm thiểu các tệ nạn xã hội phát sinh do ma tuý trên địa bàn thành phố.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
Hiện Trung tâm đang trực tiếp quản lý, giáo dục 1.000 học viên cai nghiện ma túy

tập trung. Công tác quản lý giáo dục được thực hiện theo Nghị định 135 của Chính
phủ về công tác quản lý giáo dục người nghiện trong đó xác định liệu pháp tư vấn,
tham vấn tâm lý là liệu pháp hàng đầu trong quản lý, giáo dục học viên.
Bước đầu, Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng mới triển khai thực hiện
công tác tham vấn, kết quả đã được ghi nhận, song số lượng học viên và thân
nhân gia đình học viên được tham vấn chưa đáng kể, chủ yếu là được tư vấn;
chất lượng của hoạt động tham vấn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được tính
tích cực của hoạt động tham vấn trong việc giải quyết các khó khăn và khủng
hoảng tâm lý cho học viên và thân nhân gia đình học viên. Nguyên nhân khách
quan vì đây là lĩnh vực mới, phức tạp, song cũng có nguyên nhân chủ quan
thuộc về công tác quản lý, trong đó các cơ quan chức năng chưa quan tâm đầy
đủ về vấn đề này, nên chưa thực sự quan tâm chỉ đạo. Việc tổ chức tham vấn
thực hiện chưa đồng bộ, bài bản, khoa học, mặt khác cán bộ tham vấn chưa có
kinh nghiệm, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu, kinh phí hoạt động hạn
hẹp, chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của độ ngũ cán bộ làm công
tác tham vấn còn yếu kém chưa được đào tạo chuyên sâu, bài bản
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, để đáp ứng và hướng tới
nhiệm vụ xây dựng Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng là môi trường thuận lợi
tốt nhất cho công tác quản lý giáo dục, điều trị cai nghiện phục hồi cho người
nghiện ma túy, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động tham
vấn tâm lý tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội Hải Phòng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động tham vấn
tâm lý tại Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng những năm gần đây để đề xuất các
biện pháp khả thi nhằm quản lý tốt hơn hoạt động tham vấn tâm lý góp phần
nâng cao chất lượng công tác quản lý, giáo dục, điều trị cai nghiện phục hồi cho
học viên và phòng chống tái nghiện tại Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hiệu quả công tác quản lý hoạt động tham vấn tâm lý cho học viên cai
nghiện ma túy tại Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý hoạt động tham vấn tâm lý tại Trung tâm GD -
LĐXH Hải Phòng.
4. Giả thuyết khoa học
Khi người nghiện sử dụng ma túy sẽ gây ra một số phản ứng, những tổn
thất trên hệ thống thần kinh, tạo ra tâm lý họ một số thói quen, những khao khát
đam mê khó có thể từ bỏ hoặc gây nên những trạng thái tâm lý không bình
thường. Vì vậy khi cai nghiện họ luôn gặp phải những khủng hoảng, ức chế dẫn
đến hiệu quả công tác cai nghiện không cao. Các liệu pháp tham vấn tâm lý phù
hợp sẽ giúp họ ổn định về mặt tâm lý, tham gia tốt hơn vào quá trình cai nghiện
và chống tái nghiện. Tuy nhên để các liệu pháp tham vấn tâm lý được tiến hành
một cách bài bản, khoa học, hiệu quả và phù hợp với các liệu pháp điều trị khác
cho học viên, yêu cầu đặt ra đối với nhà quản lý phải tổ chức quản lý tốt hoạt
động tham vấn tâm lý cho học viên, tạo nên môi trường tham vấn chuyên
nghiệp, hiệu quả, đồng thời nhà quản lý phải xây dựng được những biện pháp
quản lý phù hợp, mang tính chuyên biệt, đặc thù cho hoạt động này.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về ma túy, nghiện ma túy, quản lý
giáo dục người nghiện ma túy, công tác tham vấn tâm lý, quản lý hoạt động tham
vấn tâm lý đối với người nghiện ma túy tại Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng.
5.2. Nghiên cứu, khảo sát thực trạng hoạt động tham vấn tâm lý và thực
trạng công tác quản lý hoạt động tham vấn tâm lý đối với học viên cai nghiện
ma túy tại Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng.
5.3. Đề xuất các biện pháp hợp lý, toàn diện, có tính khả thi nhằm nâng
cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động tham vấn tâm lý đối với học viên cai

nghiện ma túy góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục học viên
và phòng chống tái nghiện.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung
- Thực trạng hoạt động tham vấn tâm lý, quản lý hoạt động tham vấn tâm
lý tại Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng và các yếu tố ảnh hưởng đến thực
trạng này.
- Xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động tham vấn tâm lý tại Trung
tâm GD - LĐXH Hải Phòng.
6.2. Về địa bàn và khách thể khảo sát
Quá trình nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm GD - LĐXH Hải
Phòng. Khách thể khảo sát gồm 1000 học viên và 50 cán bộ quản lý Trung tâm
GD - LĐXH Hải Phòng.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu, các
văn bản pháp luật của Nhà nước về công tác cai nghiện phục hồi, hoạt động
tham vấn tâm lý và quản lý hoạt động tham vấn tâm lý nhằm xây dựng lý luận
cho đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát bằng phiếu hỏi,
phỏng vấn, trò chuyện, quan sát, xin ý kiến chuyên gia nhằm phân tích thực
trạng hoạt động tham vấn tâm lý và quản lý hoạt động tham vấn tâm lý.
7.3. Các phương pháp hỗ trợ: Sử dụng các phương pháp thống kê toán
học để phân tích, xử lý các thông tin, số liệu thu được.
8. Đóng góp mới của luận văn
- Góp phần hệ thống hoá các vấn đề lý luận có liên quan tới hoạt động
tham vấn, vấn đề nghiệp vụ quản lý hoạt động tham vấn tâm lý cho cán bộ làm

công tác tham vấn tâm lý tại Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng.
- Nghiên cứu và chỉ ra thực trạng hoạt động tham vấn tâm lý và quản lý
hoạt động tham vấn tâm lý tại Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
- Kết quả nghiên cứu đạt được có thể vận dụng vào thực tiễn hoạt động
tham vấn tâm lý, quản lý hoạt động tham vấn tâm lý tại Trung tâm GD - LĐXH
Hải Phòng.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo,
luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tham vấn tâm lý tại Trung
tâm Giáo dục - Lao động xã hội Hải Phòng.
Chương 2: Thực trạng về công tác tham vấn tâm lý, thực trạng công tác
quản lý hoạt động tham vấn tâm lý tại Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng.
Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động tham
vấn tâm lý tại Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng.










S

ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THAM VẤN
TÂM LÝ CHO HỌC VIÊN CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI
TRUNG TÂM GD - LĐXH HẢI PHÒNG
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Lịch sử ra đời của ngành tham vấn tâm lý
1.1.1.1 Lịch sử ra đời của ngành tham vấn trên thế giới
Dựa trên các mốc phát triển của các lý thuyết tiếp cận trong tham vấn và
sự phát triển toàn diện của hoạt động tham vấn có thể tạm phân ba mốc chính
trong sự hình thành và phát triển ngành tham vấn chuyên nghiệp như sau:
- Giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX sang nửa đầu thế kỷ XX: Ngành tham vấn
trong giai đoạn khởi đầu với các nhà tiên phong triển khai các khái niệm cơ bản
theo trường phái phân tâm, các lý thuyết nghiên cứu về quá trình phát triển tâm lý
con người và sự ra đời của công tác hướng dẫn nghề, sau đó là tham vấn nghề.
- Giai đoạn giữa thế kỷ XX: Ngành tham vấn phát triển mang tính chất
chuyên nghiệp với các phương thức trị liệu đa dạng được triển khai.
- Giai đoạn từ cuối thế kỷ XX đến nay: Tham vấn tập trung vào lĩnh vực
văn hóa, còn gọi là tham vấn văn hóa với các phép trị liệu triết trung.
* Giai đoạn khởi đầu của công tác hướng nghiệp và tham vấn với nghề -
từ cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX:
Trong thế kỉ XIX, công tác trợ giúp tập trung vào việc cung cấp những
phúc lợi căn bản cho người nghèo, hướng đến việc cho lời khuyên và cung cấp
thông tin mang tính giáo dục để cho mọi người nói chung, giới trẻ nói riêng trở
nên sống tốt hơn và có khả năng thích ứng với lao động công nghiệp trong giai
đoạn đầu của cách mạng công nghiệp. Vào cuối thế ki XIX, sang nửa đầu thế
kỷ XX là giai đoạn đầu của công tác hướng dẫn nghề, và sau đó là tham vấn
nghề với sự phát triển của phong trào sử dụng các thang đo - trắc nghiệm, của

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
các lý thuyết nghiên cứu về tâm lí cá nhân và sự ứng dụng đầu tiên của lí thuyết
Phân tâm học vào quá trình trị liệu những rối loạn tâm lý của con người. Những
người có đóng góp cho sự ra đời của tham vấn hướng nghiệp trong giai đoạn
này là Francis Galton, Wilhelm Wundt, G.Stanley Hall, Alfrcd Binet, Jesse
Davis, Frank Psrsons, Robert Yerkers.
Trong suốt thế ki XIX, kết quả nghiên cứu của khoa học thực nghiệm
ứng dụng cho con người là sự phát triển của các trắc nghiệm tâm lý và giáo
dục. Đặc biệt vào cuối thế kỷ XIX, tâm lý học đã ngày càng chịu nhiều ảnh
hưởng của dược học hiện đại, y khoa và thuyết tiến hóa mới. Wilhelm Wundt
(1832 -1920) và Francis Galton (1822 - 1911) người Anh, những nhà tâm lý
học thực nghiệm đầu tiên đã phát triển những phòng thực nghiệm để kiểm tra
sự khác biệt về thề chất của con người.
Năm 1907, Jesse Davis (1817- 1955) đã xây dựng cơ sở đào tạo đầu tiên
về công tác hướng dẫn nghề tại Michigan. Tuy nhiên, người có ảnh hưởng lớn
nhất đến công tác hướng nghiệp ở Mỹ là Frank Parsons (1854 - 1908). ông đã
xuất bản cuốn sách "Cẩm nang hướng nghiệp" nhằm trợ giúp các cá nhân trong
việc lựa chọn nghề nghiệp. F. Parsons hi vọng công tác hướng nghiệp được đưa
vào trường học - một hi vọng được trở thành hiện thực năm 1908, sau khi ông
mất. Năm 1909 cuốn sách “Chọn nghề” được coi là sự cống hiến to lớn mà ông
đã để lại cho công tác hướng nghiệp. Phòng tư vấn đầu tiên trên thế giới đã
được F. Parsons thành lập ở Boston (Mỹ) vào năm 1908.
Những ý tưởng của F. Parsons trong công tác hướng nghiệp đã thực sự
trở thành nguyên tắc của nghề tham vấn sau này. Parsơns đã nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc phải có một người hướng dẫn chuyên nghiệp, và gợi ý rằng
một người hướng dẫn tốt không thể đưa ra các quyết định cho người khác vì tự
mỗi người mới biết phải quyết định điều gì tốt nhất cho chính bản thân mình.

Ông cũng cho rằng một nhà tham vấn nên trung thực và tốt bụng với thân chủ
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
và điều đó có ý nghĩa quyết định đối với nhà tham vấn trong việc trợ giúp thân
chủ phát triển những kĩ năng phân tích. Với những tư tưởng nêu trên, Parsons
không những xứng đáng với danh hiệu là người sáng tập ngành tham vấn nghề,
mà còn được coi là người sáng lập của lĩnh vực tham vấn nói chung.
Sang thế kỷ XX, do sự phát triển của trào lưu hướng nghiệp và tham vấn
nghề. nến có sự bành trướng rộng hơn của các trắc nghiệm. "Phong trào trắc
nghiệm" được triển khai ở nhiều nước thuộc châu Âu và Bắc Mỹ. Ở giai đoạn
này các trắc nghiệm không chỉ trợ giúp trong lĩnh vực tham vấn nghề mà còn
được sử dụng trong quân đội, trong các trường học, các cơ sở kinh doanh và
công nghiệp để đo nhân cách - đo các biểu hiện của sự xúc động; đo khả năng
nhận thức, hứng thú, trí thông minh . . . Trắc nghiệm đi vào tất cả các loại hình
thực hành tham vấn trong xã hội.
Xét từ góc độ phát triển của các lí thuyết tâm lí học, các nhà tiên phong
của trường phái Phân tâm là Sigmund Freud, Melanie Klein, Can Jung,
Margaret Lawenfcrd, Alfred Adler Phần lớn phép trị liệu phân tâm của
S.Freud đều xuất phát từ những khám phá về các quá trình vô thức và các cơ
chế phòng vệ. Chúng xuất hiện khi con người có xáo trộn về cảm xúc. Nhằm để
tự vệ trước những kinh nghiệm đau buồn mà con người không đủ sức ứng phó.
Học thuyết của Freud đã mở ra một cách nhìn mới về sự phát triển của con
người. Các nhà tham vấn đã vận dụng những lí thuyết của Freud để ứng dụng
trong việc giúp để thân chủ thoát khỏi những rối nhiễu tâm lí. Những thuật ngữ
như: bản năng xung động (vô thức), bản ngã (ý thức) và siêu ngã (siêu thức);
các quá trình vô thức, các cơ chế phòng vệ, sự đề kháng và liên tưởng thông
suốt ngày nay đã trở nên quen thuộc đối với các khoa học trợ giúp về tâm lý,
đặc biệt là đối với các nhà tham vấn chuyên nghiệp.

Theo E.D. Neukrug, ba nhân tố chính để cấu thành nghề tham vấn xuất
hiện trong giai đoạn này là các lý thuyết trắc nghiệm; công tác hướng nghiệp và
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
các lí thuyết tiếp cận trong trị liệu tâm lý. Trong đó, các lý thuyết tâm lý trị liệu
và các phép đo lường tâm lý đã can thiệp sâu vào các loại hình tham vấn khác
nhau, làm hoàn thiện hệ thống lý thuyết giúp đỡ căn bản của ngành tham vấn
chuyên nghiệp.
* Giai đoạn tham vấn phát triển như một ngành chuyên nghiệp - giữa thế
kỷ XX:
Năm 1930, E.G. Williamson đưa ra một lý thuyết hoàn chỉnh về tham
vấn với tên gọi là "Tiếp cận đặc điểm và nhân tố". Williamson đề xuất các bước
của một hoạt động tham vấn như sau:
1. Phân tích đánh giá vấn đề và lập hồ sơ về sự tiếp xúc và trắc nghiệm
đối với thân chủ.
2. Tổng hợp, tóm tắt và sắp xếp thông tin để hiện vấn đề.
3. Chẩn đoán, làm sáng tỏ vấn đề.
4. Tham vấn, trợ giúp cá nhân tìm cách giải quyết.
5. Theo dõi sát sao sự tiến triển cùng thân chủ.
Parerson (1973) cho rằng sự khác nhau căn bản của tiếp cận theo đặc
điểm và nhân tố so với tham vấn hướng nghiệp giai đoạn đầu thế kỷ là việc xác
định được một chuỗi các bước của một hoạt động trợ giúp. Đây chính là tiền
thân của "Quá trình tham vấn". Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nhà
triết học, tâm thần học, tâm lý học đã từ châu âu sang Mỹ và ngay lập tức
những tư tưởng của họ đã ảnh hưởng đến tâm ý trị liệu và giáo dục ở đây. Vì
vậy có một số phương pháp trị liệu nhân văn - hiện sinh đã dược triển khai tại
M ỹ.
Aubrey (1977) nhận đinh về sự phát triển của các học thuyết tâm lý,

được vận dụng trong thực hành tham vấn như sau: Nếu phải chọn ra một thập
kỷ trong lịch sử có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến các nhà tham vấn thì đó là
thập niên 50 của thế kỉ XX. Vào thời gian này, các lý thuyết nghiên cứu về quá
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
trình phát triển tâm lý con người đã cho phép các nhà tham vấn vận dụng nó để
giúp đỡ cho các thân chủ của mình. Các học thuyết tâm lý này là cơ sở khoa
học cho việc nhận biết, giải thích nguồn gốc của hành vi và các biểu hiện rối
loạn tâm lý ở con người như: Thuyết phát triển tâm lý xã hội; Thuyết phát triển
tư duy trẻ em; Thuyết phát triển nhu cầu con người; Thuyết gắn bó mẹ - con;
Thuyết tổn thương tâm lý; Thuyết phát triển tư duy, phát triển đạo đức con
người v.v
Cũng vào những năm 50 của thế kỷ XX, phương pháp thân chủ trọng
tâm của C.Rogers (1902 - 1981) là một bước chuyển từ sự tham vấn có định
hướng do ảnh hưởng của hướng nghiệp, sang tham vấn tập trung vào thân chủ
và vấn đề của họ với tập sách Tham vấn và trị liệu lưu tâm lý (Counscling and
Psychotherapy), cuốn sách có ảnh hưởng lớn lao đến nghề tham vấn chuyên
nghiệp sau này.
Sự ra đời tiêu chuẩn đạo đức nghề vào thập niên 60 đánh dấu sự hình
thành các hiệp hội tham vấn nghề quốc gia. Sự phát triển của công tác đào tạo
các nhà tham vấn và tâm lý học trong lĩnh vực thực hành. Công tác giám sát
tham vấn ra đời cùng với việc xác định các tiêu chuẩn đánh giá về bằng cấp
trong đào tạo tham vấn và việc cấp giấy phép hoạt động cho các nhà tham vấn
đã góp phần hình thành nghề tham vấn chuyên nghiệp.
* Giai đoạn từ cuối thế kỷ XX đến nay - Tham vấn theo xu hướng đa văn hóa:
Hiện nay đang có những quan điểm rất đa dạng bàn về việc nhà tham vấn
nên dùng phương pháp tham vấn nào. Trên thế giới đang tồn tại rất nhiều cách
tham vấn: Một số người theo quan điểm của Phân tâm học tìm những nguồn gốc

vô thức, những cơ chế phòng vệ do lo hãi, sự chuyển vai tích cực . . . Số khác
theo phép tổ liệu hành vi cảm xúc thuần lý là cho lời khuyên giải thích trực tiếp
hành vi của thân chủ do xuất phát từ hành vi phi lý của thân chủ dẫn đến những
cảm nghĩ tiêu cực. Phép tri liệu Gestalt nhấn mạnh nhiều đến kinh nghiệm hiện
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
tại của xúc cảm - tư tưởng cũng được một số nhà tham vấn trấn thế giới quan
tâm. Quan điểm tư liệu nhân văn hướng tới việc giúp thân chủ tìm cách khám
phá và tự giải quyết vấn đề của mình cũng được nhiều nhà tham vấn nhắc tới
Giai đoạn hiện nay, một trong những thay đổi lớn nhất của tham vấn là
tập trung vào lĩnh vực văn hoá hay còn gọi là tham vấn xuyên với hoá. Các nhà
tham vấn cho rằng sẽ rất khó khăn trong việc giúp đỡ khách hàng nếu nhà tham
vấn không nắm được nền tảng văn hóa của khách hàng. Những vấn đề văn hóa
liên quan đến đến di truyền, màu da, dòng giống, truyền thông hay vấn đề tiền
bạc, quyền lực vị trí xã hội, vai trò xã hội đều có liên quan đến sự nảy sinh nan
đề; cách nhìn nan đề và cách xử lý nan đề của mỗi thân chủ. Khi các nhà tham
vấn thiếu hiểu biết về nền tảng văn hóa của thân chủ thì họ dễ đứng trên quan
điểm của bản thân để đánh giá thân chủ. Mặt khác, nhà tham vấn sẽ có nguy cơ
đánh giá thấp tác động của áp lực xã hội đối với khách hàng, giải thích nan đề
của thân chủ theo xu hướng bệnh học mà không tính đến nguyên nhân từ cơ sở
văn hóa. Điều này có thể dẫn đến sự chẩn đoán nhầm và có thể gây ra những
tồn thương cho thân chủ.
Tham vấn đa văn hoá là hướng tiếp cận thân chủ mà nhà tham vấn có cân
nhắc cụ thể đến nền tảng khác biệt về văn hoá truyền thống, hiện tại và những
kinh nghiệm của các nhóm khách hàng khác nhau. Sự hiểu biết về nền tảng văn
hóa của thân chủ được thể hiện qua thái độ, kĩ năng và phương pháp tiếp cận
thân chủ sẽ giúp cho nhà tham vấn lý giải được lý do nào, điều gì khiến họ cảm
nhận, suy nghĩ và hành động như vậy. Qua đó sẽ chấp nhận họ hơn và như vậy

sẽ giúp cho thân chủ hiểu được điều gì là nguyên nhân gây ra tình trạng hiện tại
và từ đó họ có thể tự vượt qua khó khăn của bản thân.
Tóm lại, ngành tham vấn thật sự trở nên chuyên nghiệp khi :
- Các học thuyết nghiên cứu tâm lý người phát triển.
- Các hướng tiếp cận trị liệu với cá nhân, nhóm đã thay đổi, hoàn chỉnh
cho phù hợp với ngành tham vấn.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
- Các tổ chức, các hiệp hội tham vấn ra đời quy định các chuẩn mực đạo
đức và pháp lý cho người làm công tác trợ giúp.
- Các phòng khám sức khoẻ tâm thần, các trung tâm tham vấn cộng
đồng, hay trường học gia tăng nhu cầu về người trợ giúp tâm lí.
- Các hiệp hội, trường học đào tạo nghề tham vấn phát triển mạnh, đa
dạng và công tác giám sát tham vấn theo hướng ngày càng khoa học và kiểm
soát chặt chẽ.
- Bằng cấp hóa những người hoạt động trong lĩnh vực tham vấn và xây dựng
được những mô hình đào tạo nhà tham vấn chuyên nghiệp theo các hướng chuyên sâu.
1.1.1.2 Lịch sử ra đời của ngành tham vấn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vào những năm chín mươi của thế kỷ XX, một loạt các hoạt
động mà nhìn bề ngoài có vẻ rời rạc, khác nhau như sự hình thành các trung tâm
công tác xã hội với các hoạt động giúp đỡ người nghèo, những người có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn do sự thay đổi và ảnh hưởng của kinh tế - xã hội; sự xuất
hiện các trung tâm tư vấn, các đường dây tư vấn điện thoại và các hình thức tư vấn
qua mạng mà ban đầu là miễn phí; việc mạnh dạn sử dụng các sinh viên ngành
tâm lý vào các hoạt động chăm chữa tâm thần tại các bệnh viện, phòng khám và
sự ứng dụng đa dạng các trắc nghiệm tâm lý vào hoạt động hướng nghiệp tại các
trường trung học và cộng đồng tất cả đã góp phần hình thành nghề tham vấn ở
Việt Nam, mà khởi đầu của nó là công tác tư vấn cho lời khuyên.

Giai đoạn khởi đầu của hoạt động tham vấn ở Việt Nan Tâm lý học được
“du nhập” vào Việt Nam đã được gần 50 năm, với tư cách là một nghề - nghề dạy
tâm lý (nghề sư phạm) và nghiên cứu tâm lí. Mặc dù hiện nay ngành Tâm lý học
vẫn chưa được cấp mã số cho "nghề trợ giúp tâm lý". Nhưng các hoạt động trợ
giúp tâm lý nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội vẫn phát triển và khẳng định “chỗ
đứng” của mình trong xã hội. Ngày nay, tại các đô thị lớn, khi các cá nhân hoặc
gia đình có vấn đề tâm lý họ đều biết tìm đến các “bác sĩ tâm lý” để nhờ giúp đỡ
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
Thực tế những hoạt động trợ giúp tâm lý cho những người có khó khăn
đã xuất hiện từ rất sớm trong xã hội Việt Nam. Nhìn từ lịch sử ngành Công tác
xã hội, từ năm 1945 tại một số bệnh viện ở phía Bắc như Bệnh viện Bạch Mai,
một số cán sự xã hội (nhân viên công tác xã hội) đã sử dụng tham vấn như một
kĩ năng quan trọng của Công tác xã hội vào quá trình trợ giúp bệnh nhân tại các
bệnh viện ở phía Nam. Trước năm 1975, cùng với hoạt động Công tác xã hội
theo hướng chuyên nghiệp đã có tồn tại các hoạt động tham vấn cho cá nhân,
gia đình tại cộng đồng. Trường đào tạo Cán sự Xã hội Caritas, tại 43 Tú
Xương, Thành phố Hồ Chi Minh đã triển khai chương trình đào tạo nhân viên
công tác xã hội, trong đó có cung cấp các kĩ năng trợ giúp và kĩ năng tham vấn
cho các học viên. Các hoạt động công tác xã hội, trong đó có tham vấn học
đường bị chững lại sau giải phóng.
Vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỉ XX các hoạt động
tư vấn tâm lý thường đi kèm với các chương trình cải thiện cuộc sống và kinh
tế cho các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội. Công tác tư vấn là một phần
trong các hoạt động của công tác từ thiện, công tác xã hội, nhằm giải quyết
những vấn đề mang tính thời đại, như đói nghèo, bệnh tật, mại dâm, người có
HIV, trẻ mồ côi, trẻ lang thang, người già không nơi nương tựa với những tổn
thương tâm lý sâu sắc.

Nếu nhìn hoạt động tham vấn từ góc độ nghề trợ giúp tâm lý, theo đánh
giá của ThS. Nguyễn Thi Oanh, “Phòng Tư vân tâm lý” đầu tiên được thành lập
ở Thành phố Hồ Chí Minh là vào năm 1988 do TS. Tô Thị Ánh phụ trách. Các
đối tượng tới đây xin tư vấn thuộc mọi thành phần và các nhu cầu trợ giúp cũng
đa dạng. Do Trung tâm tư vấn tâm lý này có dịch vụ trị liệu tâm lý chuyên sâu
nên các khách hàng có nan đề bị trầm trọng đã thường đến đây xin trợ giúp.
Vào những năm 1997 - 2000, tại Thành phố Hồ Chí Minh có hàng chục
phòng tham vấn HIV xuất hiện. Nhiệm vụ của nó chủ yếu là cung cấp thông
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
tin, giải đáp thắc mắc và cho lời khuyên. Ngoài ra, sự xuất hiện của các Trung
tâm tư vấn, như Trung tâm tư vấn “Tình yêu, hôn nhân, gia đình” (thuộc Hội
Tâm lí giáo dục học thành phố), Trung tâm Tư vấn Hướng Dương (thuộc Liên
đoàn Lao động thành phố) cũng đã góp phần làm tăng lượng khách hàng tới tư
vấn trực tiếp hoặc tư vấn qua điện thoại 108 rất đông. Sự xuất hiện của các dịch
vụ tham vấn trị liệu trực tiếp nhằm giúp đỡ cho các đối tượng là trẻ em bị lạm
dụng tình dục, do Trung tâm Công tác Xã hội,thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên
Việt Nam kết hợp với Tiến sĩ Tâm lí Trần Thị Giống đã dần làm thay đổi tính
chất của hoạt động tham vấn - Từ tư vấn cho lời khuyên chủ yếu bằng điện
thoại chuyển dần sang tư vấn trực tiếp, tập trung sâu vào vấn đề tâm lý của
người xin trợ giúp.
1.1.2 Lịch sử ra đời của đề tài
Qua nội lý luận về lịch sử ra đời của ngành tham vấn tâm lý tại Việt Nam
và trên thế giới, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài về công tác quản lý hoạt
động tham vấn tâm lý tại Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng. Trong quá trình
tiến hành và nghiên cứu các vấn đề lý luận tác giả nhận thấy đây là một vấn đề
hết sức mới mẻ và đặc thù. Hiện chưa có một đề tài hay một công trình khoa
học nào nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy đề tài chỉ tham khảo một số tài liệu

có liên quan đến các vấn đề về nghiện ma túy, tham vấn tâm lý, quản lý hoạt
động tham vấn tâm lý. Kết quả của đề tài là sự đánh giá thực trạng của hoạt
động tham vấn tâm lý, quản lý hoạt động tham vấn tâm lý để đề xuất các biện
pháp quản lý hoạt động tham vấn tâm lý tại Trung tâm GD - LĐXH Hải Phòng.
1.2 Những vấn đề lý luận chung về ma tuý, nghiện ma tuý
1.2.1 Một số vấn đề lý luận chung về ma tuý
1.2.1.1 Ma tuý
Theo từ Hán - Việt: Ma là “tê”, tê liệt; túy là “say”, say mê. Ma túy là tên
gọi chung của chất gây nghiện có đặc tính: Làm cho người sử dụng luôn có ham

×