Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

TIỂU LUẬN THUYẾT ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT ĐỐI VỚI NỀN Y HỌC CỦA PHƯƠNG ĐÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.54 KB, 36 trang )

Âm dương Ngũ hành trong Y học Phương Đông

Nguyễn Quyến. Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC






TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC



Đề tài số 5:
THUYẾT ÂM DƯƠNG- NGŨ HÀNH VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT ĐỐI VỚI NỀN Y
HỌC PHƯƠNG ĐÔNG
SVTH: Nguyễn Quyến
STT: 87
Nhóm: 6
Lớp: Cao học Đêm 1- K20
GVHD: T.S Bùi Văn Mưa



TP.HCM 05/2011


Âm dương Ngũ hành trong Y học Phương Đông

Nguyễn Quyến. Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang
2

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 5
1.1. Thế nào là "Âm dương": 5
1.2. Thuyết Âm – Dương: 5
1.3. Thế nào là “Ngũ hành”: 6
1.4. Thuyết Ngũ hành: 6
1.5. Mối quan hệ giữa Âm dương và Ngũ hành: 7
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH ĐỐI VỚI
LĨNH VỰC Y HỌC CỦA PHƯƠNG ĐÔNG 9
2.1. Nguồn gốc Y học Phương Đông: 9
2.2. Sự vận dụng thuyết Âm dương – Ngũ hành vào lĩnh vực y học của người
Phương Đông: 9
2.2.1. Âm dương Ngũ hành và Cơ thể: 9
2.2.2. Âm dương Ngũ hành và Sinh lý
(3)
: 11
2.2.3. Âm dương Ngũ hành và Bệnh lý: 13
2.2.4. Âm dương Ngũ hành và Chẩn bệnh: 15
2.2.5. Âm dương Ngũ hành và Dược liệu: 17
2.2.6. Âm dương Ngũ hành và Châm Cứu: 18
2.2.7. Âm dương Ngũ hành và Điều trị: 20
2.2.8. Âm dương Ngũ hành và Phòng Bệnh: 21
2.2.9. Điều hòa Âm dương Ngũ hành: 22
CHƯƠNG 3: ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT NAM 24

3.1. Ảnh hưởng ñến phong tục tập quán 24
3.2. Ảnh hưởng trong cách ăn uống 24
3.3. Ảnh hưởng ñến y học Việt nam 25
KẾT LUẬN 26

PHỤ LỤC 1: BỆNH SỐT 27
PHỤ LỤC 2: CHỨNG ÂM HỎA THƯƠNG 28
Âm dương Ngũ hành trong Y học Phương Đông

Nguyễn Quyến. Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang
3

PHỤ LỤC 3: CÁCH SỬ DỤNG THUỐC THEO HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 29
PHỤ LỤC 4: BỆNH VỀ PHẾ 31
PHỤ LỤC 5: BIỂU ĐỔ TỒNG KẾT ÂM DƯƠNG 32
PHỤ LỤC 6: BIỂU ĐỔ TỒNG KẾT NGŨ HÀNH TRONG Y HỌC 33
PHỤ LỤC 7: HÌNH VẼ & BIỂU TƯỢNG 34
PHỤ LỤC 8: TRÍCH DẪN 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

Âm dương Ngũ hành trong Y học Phương Đông

Nguyễn Quyến. Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang
4

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn Đề tài:
Kể từ sau khi xuất hiện tác phẩm “Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn” và với ảnh
hưởng mạnh mẽ của tác phẩm này, thuyết Âm dương - Ngũ hành ngày càng ñược

các nhà tư tưởng phát triển và vận dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, trong ñó có
lĩnh vực Y học ở Trung Quốc và một số nước phương Đông khác. Y học cổ truyền
phương Đông ñã dựa trên cơ sở lý luận thuyết Âm dương - Ngũ hành ñể phòng trị
bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người. Chính vì thế, việc tìm hiểu học thuyết
Âm dương - Ngũ hành việc làm cần thiết ñể lý giải những ñặc trưng của triết học
cũng như nền Y học Phương Đông.
2. Mục tiêu của Đề tài:
Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài: bên cạnh việc làm sáng tỏ thuyết Âm dương
Ngũ hành của triết học Phương Đông và ảnh hưởng của nó ñối với nền y học, ñề tài
còn ñi sâu nghiên cứu các ứng dụng thực tế của nó trong việc ñiều trị và chẩn bệnh
hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Thuyết Âm dương – Ngũ hành và sự ảnh hưởng của nó ñến nền y học
Phương Đông.
4. Phương Pháp Nghiên Cứu:
4.1. Cơ sở phương pháp luận:
Đề tài ñược triển khai dựa trên nội dung của thuyết Âm dương - Ngũ hành và
giá trị của nền y học Phương Đông.
4.2. Các phương pháp cụ thể:
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày ñề tài, các phương pháp nghiên cứu
ñã ñược sử dụng như: Phương pháp lịch sử, Phương pháp phân tích tổng hợp,…
5. Kết cấu của ñề tài: Gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Ảnh hưởng của Âm dương Ngũ hành ñối với Y học Phương Đông
Chương 3: Âm dương Ngũ hành trong ñời sống người Việt Nam
Âm dương Ngũ hành trong Y học Phương Đông

Nguyễn Quyến. Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang
5


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Thế nào là "Âm dương":
Âm và Dương theo khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể, không gian
cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như
trong từng tế bào, từng chi tiết. Âm và Dương là hai mặt ñối lập, mâu thuẫn thống
nhất, trong Dương có mầm mống của Âm và ngược lại. (Hình 1- Trang 33)
Âm là phạm trù ñối lập với Dương, phản ánh những yếu tố (sự vật, hiện
tượng, tính chất, quan hệ …) và khuynh hướng như: giống cái, ñất, mẹ, vợ, nhu,
thuận, tối, ẩm, phía dưới, bên phải, số chẵn, tĩnh, tiêu cực,…
Dương là phạm trù ñối lập với Âm, phản ánh những yếu tố (sự vật, hiện
tượng, tính chất, quan hệ, …) và khuynh hướng như: giống ñực, trời, cha, chồng,
cương, cường, sáng, khô, phía trên, bên trái, số lẻ, ñộng, tích cực,…
1.2. Thuyết Âm – Dương:
Từ thực tế cuộc sống, người Trung Quốc cổ ñại cho rằng bản thân vũ trụ cũng
như vạn vật trong nó ñược tạo thành nhờ vào sự tác ñộng lẫn nhau của hai lực lượng
ñối lập nhau là Âm và Dương, và mọi tai họa trong vũ trụ sở dĩ xảy ra cũng là do sự
không ñiều hòa ñược hai lực lượng ấy.
Âm và Dương không chỉ phản ánh hai loại lực lượng mà còn phản ánh hai
loại khuynh hướng ñối lập, không tách rời nhau, ôm lấy nhau, xoắn vào nhau; vì
vậy, trong Âm có Dương, và trong Dương có Âm. Đó cũng chính là sự thống nhất
giữa cái ñộng và cái tĩnh, trong ñộng có tĩnh và trong tĩnh có ñộng và chúng chỉ khác
ở chỗ, bản tính của Dương là hiếu ñộng, còn bản tính của Âm là hiếu tĩnh. Do thống
nhất, giao cảm với nhau mà Âm và Dương có ñộng, mà ñộng thì sinh ra biến; biến
tới cùng thì hóa ñể ñược thông; có thông thì mới tồn vĩnh cửu ñược. Như vậy, sự
thống nhất và tác ñộng của hai lực lượng, khuynh hướng ñối lập Âm và Dương tạo
ra sự sinh thành biến hóa của vận vật; nhưng vạn vật khi biến tới cùng thì quay trở
lại cái ban ñầu.
Âm và Dương tác ñộng chuyển hóa lẫn nhau, Dương cực thì Âm sinh, Dương
tiến thì Âm lùi, Dương thịnh thì Âm suy… và ngược lại.
Âm dương Ngũ hành trong Y học Phương Đông


Nguyễn Quyến. Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang
6

1.3. Thế nào là Ngũ hành:
Theo thuyết duy vật cổ ñại, tất cả mọi vật chất cụ thể ñược tạo nên trong thế
giới này ñều do năm yếu tố ban ñầu là “nước, lửa, ñất, cây cỏ và kim loại” tức Ngũ
hành “thủy, hỏa, thổ, mộc, kim”. (Hình 2- Trang 33)
Ngũ hành tương sinh: thuộc lẽ thiên nhiên, nhờ nước cây xanh mọc lớn lên
(thủy sinh mộc), cây cỏ làm mồi nhen lửa ñỏ (mộc sinh hỏa, tro tàn tích lại ñất vàng
thêm (hỏa sinh thổ), lòng ñất tạo nên kim loại trắng (thổ sinh kim), kim loại vào lò
chảy nước ñen (kim sinh thủy).
Ngũ hành tương khắc: lẽ xưa nay rễ cỏ ñâm xuyên lớp ñất dày (mộc khắc
thổ), ñất ñắp ñê cao ngăn nước lũ (thổ khắc thủy), nước dội nhiều nhanh dập lửa
ngay (thủy khắc hỏa), lửa lò nung chảy ñồng sắt thép (hỏa khắc kim), thép cứng rèn
dao chặt cỏ cây (kim khắc mộc).
1.4. Thuyết Ngũ hành:
Học thuyết Ngũ hành chủ yếu nói về mối quan hệ phức tạp thể hiện ở quy
luật sinh - khắc - chế - hoá và bổ sung cho thuyết Âm Dương hoàn bị hơn.
Tinh thần cơ bản của thuyết Ngũ hành bao gồm hai phương diện giúp ñỡ
nhau gọi là tương sinh và chống lại nhau gọi là tương khắc. Trên cơ sở sinh và khắc
kết hợp với hiện tượng chế hoá, tương thừa, tương vũ nhằm biểu thị mọi sự biến hoá
phức tạp của sự vật.
Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp ñỡ nhau ñể sinh trưởng, ñem
Ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa
lẫn nhau.
Mộc sinh Hoả = Can sinh Tâm
Hoả sinh Thổ = Tâm sinh Tỳ
Thổ sinh Kim = Tỳ sinh Phế
Kim sinh Thuỷ = Phế sinh Thận

Thuỷ sinh Mộc = Thận sinh Can.
Trong luật tương sinh của Ngũ hành còn hàm ý là hành nào cũng có quan hệ
về hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, tức là quan hệ mẫu tử. Trong
Âm dương Ngũ hành trong Y học Phương Đông

Nguyễn Quyến. Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang
7

quan hệ tương sinh lại có quan hệ tương khắc ñể biều hiện cái ý thăng bằng, giữ gìn
lẫn nhau.
Luật tương khắc:
Mộc khắc Thổ = Can khắc Tỳ
Thổ khắc Thuỷ = Tỳ khắc Thận
Thuỷ khắc Hoả = Thận khắc Tâm
Hoả khắc Kim = Tâm khắc Phế
Kim khắc Mộc = Phế khắc Can
Tương khắc có nghĩa là ức chế và thắng nhau. Trong tình trạng bình thường
sự tương khắc có tác dụng duy trì sự thăng bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì
làm cho sự biến hoá trở lại khác thường. Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai
quan hệ: giữa cái thắng nó và cái nó thắng. Hiện tượng tương khắc không tồn tại ñơn
ñộc; trong tương khắc ñã có ngụ ý tương sinh, do ñó vạn vật tồn tại và phát triển.
Luật chế hóa: Chế hoá là chế ức và sinh hoá phối hợp với nhau. Chế hoá bao
gồm cả hiện tượng tương sinh và tương khắc. Hai hiện tượng này gắn liền với nhau
nhằm biểu thị sự cân bằng trong vạn vật; nhưng nếu có hiện tượng sinh khắc thái
quá hoặc không ñủ thì sẽ xảy ra sự biến hoá khác thường. Quy luật chế hoá Ngũ
hành là:
− Mộc khắc thổ, thổ sinh kim, kim khắc mộc.
− Hỏa khắc kim, kim sinh thủy, thủy khắc hỏa.
− Thổ khắc thủy, thủy sinh mộc, mộc khắc thổ.
− Kim khắc mộc, mộc sinh hỏa, hỏa khắc kim.

− Thủy khắc hỏa, hỏa sinh thổ, thổ khắc thủy.
1.5. Mối quan hệ giữa Âm dương và Ngũ hành:
Thời Chiến quốc, Trâu Diễn ñã kết hợp hai học thuyết này ñể giải thích các
sự vật, sự việc, qua ñó giúp lĩnh vực khoa học tự nhiên ñược phát triển. Cuối thời
Chiến Quốc, ñầu thời Tần Hán có hai xu hướng khác nhau bàn về sự kết hợp giữa
thuyết Âm dương và thuyết Ngũ hành.
Âm dương Ngũ hành trong Y học Phương Đông

Nguyễn Quyến. Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang
8

− Hướng thứ nhất: Đổng Trọng Thư kết hợp Âm dương, Ngũ hành giữa
con người và tự nhiên có một mối quan hệ thần bí.
− Hướng thứ hai: Tác phẩm "Hoàng Đế Nội kinh" ñã sử dụng triết học
Âm dương Ngũ hành làm hệ thống lý luận của y học.
Từ ñó, các nhà y học phương Đông ñã vận dụng hai học thuyết này như một
lý luận cơ bản cho nền y học phương Đông. Các nhà y học phương Đông cho rằng:
“Cơ thể con người có rất nhiều bộ phận (tạng phủ kinh lạc ), mỗi bộ phận ñều có
Dương và Âm ñược phân loại vào Ngũ hành, cho nên chỉ dùng riêng một học thuyết
ñể giải thích và phân tích vấn ñề của con người có lúc sẽ không ñược toàn diện. Chỉ
khi nào kết hợp cả hai học thuyết thì mới có thể thu ñược kết quả ñầy ñủ. Như Ngũ
tạng, Lục phủ thì tạng là âm, phủ là dương, muốn giải thích sự phát triển của tạng
(phủ) thì dùng học thuyết Âm dương ñể thuyết minh. Nếu nói về quan hệ sinh lý
bệnh lý giữa tạng phủ thì dùng học thuyết Ngũ hành ñể thuyết minh vì giữa ngũ tạng
có quan hệ tương sinh tương khắc, hợp lại là quy luật chế hoá, tương thừa tương
vũ”.
(1)

Vì thế, Y học phương Đông cũng như các lĩnh vực khác ñều phải theo Âm
dương ñể phân rõ Ngũ hành và theo Ngũ hành ñể phân biệt Âm dương. Họ ñã vận

dụng kết hợp cả Âm dương, Ngũ hành khi bàn ñến thực tế lâm sàng mới có thể phân
tích sâu sắc kỹ càng hơn về những vấn ñề trong Y học và các lĩnh vực khác. Có thể
thấy trên cơ bản Âm dương hợp với Ngũ hành thành một khâu hoàn chỉnh, giữa Âm
dương với Ngũ hành có mối quan hệ không thể tách rời nhau.
Âm dương Ngũ hành trong Y học Phương Đông

Nguyễn Quyến. Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang
9

Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ
HÀNH ĐỐI VỚI LĨNH VỰC Y HỌC CỦA PHƯƠNG ĐÔNG
2.1. Nguồn gốc Y học Phương Đông:
Đông y bắt nguồn từ lưu vực sông Hoàng Hà Trung Quốc, hình thành hệ
thống học thuật về nhận thức lý luận trong nền y học phương Đông: Âm dương, Ngũ
hành. Âm dương, Ngũ hành cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh, việc chữa bệnh nhằm
lập lại trạng thái cân bằng của các yếu tố ñó. Các nhà y học phương Đông dựa vào
hai học thuyết Âm dương và Ngũ hành ñã dưa ra 3 học thuyết sau:
− Học thuyết vận khí lại ñược gọi là ngũ vận (mộc vận, hỏa vận, thổ vận,
kim vận, và thủy vận) lục khí (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa), là học thuyết nghiên
cứu và tìm hiểu ảnh hưởng của biến ñổi về thiên văn, khí tượng, khí hậu của giới tự
nhiên ñối với sức khoẻ và bệnh tật của cơ thể. Học thuyết này là lịch pháp thiên văn
tính ra biến ñổi khí hậu trong năm và quy luật xảy ra bệnh tật.
− Học thuyết tượng tạng, chủ yếu nghiên cứu về công năng sinh lý và biến
ñổi bệnh lý của ngũ tạng (tâm, can, tì, phế, thận), lục phủ (ruột non, ruột già, dạ dày,
bàng quang, túi mật, tam tiêu) và (não, tủy, xương, mạch, mật, nữ tử bao).
− Học thuyết kinh lạc có liên quan chặt chẽ với học thuyết tượng tạng. Kinh
lạc là ñường qua lại vận hành khí huyết trong cơ thể, có tác dụng nối liền bên trong
và bên ngoài, che phủ toàn thân. Dưới tình hình bệnh lý, công năng hệ thống kinh
lạc xảy ra biển ñổi, sẽ xuất hiện triệu chứng bệnh và ñặc trưng cơ thể tương ứng.
Thông qua những biểu hiện này, có thể chẩn ñoán bệnh tật tạng phủ trong cơ thể.

2.2. Sự vận dụng thuyết Âm dương – Ngũ hành vào lĩnh vực y học của
người Phương Đông:
2.2.1. Âm dương Ngũ hành và Cơ thể:
2.2.1.1. Âm dương và cơ thể:
a. Trên là Âm, dưới là Dương:
Theo cách phân chia này thì ñầu là “Âm” và chân là “Dương”.
Âm dương Ngũ hành trong Y học Phương Đông

Nguyễn Quyến. Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang
10

Theo các nhà nghiên cứu: Ở tư thế nằm, ñầu thấp, chân cao sẽ dễ nhớ và tiếp
thu nhanh hơn, họ cho rằng vì máu dồn về não giúp não làm việc tốt hơn.
Người khỏe mạnh, trên mát (âm), dưới ấm (dương), tức Thủy giao xuống
dưới, Hỏa giao lên trên, gọi là Thủy hỏa ký tế.
Ngược lại, khi bị bệnh thì trên nóng (dương) dưới lạnh (âm), tức là Thủy hỏa
không tương giao với nhau gọi là Thủy hỏa vị tế.
b. Bên trái là Dương, bên phải là Âm:
Một cách tự nhiên, hầu như bao giờ chân trái cũng khởi ñộng trước. Theo các
nhà nghiên cứu, khi chuyển ñộng trái ñất tạo nên một dòng ñiện gọi là ñịa từ lực lôi
cuốn mọi vật - ñịa từ lực này mang ñặc tính âm. Theo nguyên tắc vật lý, 2 vật cùng
cực ñẩy nhau, khác cực hút nhau. Lực của trái ñất là Âm, do ñó sẽ hút lực Dương, vì
thế có thể coi như chân trái mang ñặc tính Dương. Điều này rất có giá trị trong việc
ñiều trị bằng châm cứu khi phải chọn huyệt ñể châm.
c. Trong (Bụng, Ngực) là Âm, Ngoài (Lưng) là Dương:
“Thiên Ngũ Tạng Sinh Thành Luận” ghi: "Phù ngôn chi Âm dương, Nội vi
Âm, ngoại vi Dương, Phúc vi Âm, Bối vi Dương" (Nói về Âm dương, trong thuộc
Âm, ngoài thuộc Dương, bụng thuộc Âm, lưng thuộc Dương).
Ngay từ trong bào thai, sự sắp xếp theo thứ tự trên cũng khá rõ: Bào thai
nam: Dương khí tụ ở lưng nên thường quay lưng ra, do ñó bụng người mẹ thường có

dạng tròn và cứng. Trái lại, bào thai nữ: Âm khí tụ ở ngực nên thường quay mặt ra
ngoài, do ñó bụng người mẹ thường có dạng hình bầu dục (gáo nước) và mềm.
d. Âm dương và Tạng Phủ
(2)
:
“Thiên Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận" ghi: "Lục phủ giai vi dương, Ngũ
tạng giai vi âm" (Lục phủ thuộc dương, Ngũ tạng thuộc âm). Như thế Tâm, Can, Tỳ,
Phế, Thận thuộc Âm, còn Tiểu Trường, Đởm, Vị, Đại Trường, Bàng quang, Tam
Tiêu thuộc Dương. Tâm Bào, ñược coi như một tạng mới, nên thuộc âm.
Có thể tạm hiểu như sau: theo "Kinh Dịch" mỗi vật thể, hiện tượng ñều do 2
yếu tố: THỂ (hình thể) và DỤNG (công dụng, chức năng) tạo nên. Xét một vật nào
Âm dương Ngũ hành trong Y học Phương Đông

Nguyễn Quyến. Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang
11

ñó, có thể có hình dạng (thể) là Âm nhưng lại có công dụng là Dương hoặc ngược
lại “Thể” là Dương nhưng “Dụng” là Âm.
2.2.1.2. Ngũ hành và Tạng phủ:
Nếu ñem ñồ hình Thái cực áp dụng vào khuôn mặt và nhìn từ sau ra trước ta
thấy:
− Trán thuộc Tâm.
− Cằm thuộc Thận.
− Má bên trái thuộc Can.
− Má bên phải thuộc Phế.
− Mũi thuộc Tỳ (trung ương).
Việc phân chia này giúp ích rất nhiều trong việc chẩn bệnh, Thí dụ: Nhìn thấy
dấu hiệu báo bệnh ở vùng cằm có thể nghĩ ñến bệnh lý ở thận,
Nếu xếp ñồ hình dọc theo cơ thể con người ta thấy:
− Từ ngực trở lên thuộc Tâm.

− Từ thắt lưng xuống thuộc Thận.
− Nửa bên trái thuộc Can.
− Nửa bên phải thuộc Phế.
− Bụng thuộc Tỳ.
Sự phân chia này giúp rất nhiều trong việc chẩn bệnh, Thí dụ: Có nhiều người
chỉ cảm thấy lạnh nửa bên người,
Những người liệt nửa bên trái thường kèm theo ñau nửa ñầu, chảy nước mắt
sống (những biểu hiện của Can) Liệt nửa phải thường kèm theo nói khó khăn,
khó ñi cầu (những biểu hiện của Phế, Đại trường)
2.2.2. Âm dương Ngũ hành và Sinh lý
(3)
:
2.2.2.1. Âm dương và Sinh lý:
Sự thay ñổi của Âm khí và Dương khí trong cơ thể con người phụ thuộc vào
thiên nhiên. Sự biến ñổi này sẽ gây ra những chuyển biến về mặt tâm, sinh lý của
con người và tình trạng sức khỏe của con người sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất vào thời
Âm dương Ngũ hành trong Y học Phương Đông

Nguyễn Quyến. Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang
12

ñiểm giao mùa, ñặc biệt là những người mang sẵn bệnh tật trong cơ thể trở nên yếu
ớt hơn, bệnh dễ phát tán hơn.
− Mùa xuân là mùa dương khí trong trời ñất bắt ñầu hội tụ và tăng lên.
− Mùa hè là mùa dương khí ở mức cực ñại và âm khí yếu.
− Mùa thu là thời ñiểm âm khí trong trời ñất và trong cơ thể con người
bắt ñầu có sự thay ñổi lên cao dần, trong khi ñó mức dương khí thấp dần.
− Mùa ñông là mùa âm khí ở mức cực ñại và dương khí ở cực tiểu.
2.2.2.2. Ngũ hành và Sinh lý:
a. Quan niệm cổ truyền:

Ứng dụng Ngũ hành vào mặt sinh lý con người là ñem ngũ tạng sánh với Ngũ
hành, dựa vào ñặc tính sinh lý của ngũ tạng ñể tìm ra sự liên hệ với Ngũ hành.
Can và Hành mộc: tính của cây gỗ thì cứng cỏi giống như chức năng của
Can là một vị tướng, vì thế dùng hành Mộc ví với can.
Tâm và Hành hỏa: Lửa cháy thì bốc lên, giống như Tâm bốc lên mặt và
lưỡi, vì thế dùng hành Hỏa ví với Tâm.
Tỳ và Hành thổ: Đất là mẹ ñẻ của muôn vật giống là con người sinh tồn
ñược là nhờ vào các chất dinh dưỡng do Tỳ vị cung cấp, vì thế dùng Hành thổ ví với
Tỳ.
Phế và Hành kim: Kim loại thường phát ra âm thanh giống như con người
phát ra tiếng nói nhờ Phế, vì thế dùng hành Kim ví với Phế.
Thận và Hành thủy: Nước có tác dụng ñi xuống, thấm nhuần mọi chỗ,
giống như nước uống vào thì một phần thấm vào cơ thể, phần còn lại theo ñường
tiểu bài tiết ra ngoài, vì vậy ñem hành Thủy ví với Thận.
b. Quan ñiểm hiện ñại:
Dựa theo công năng cơ thể, tìm sự tương ứng với hành nào ñó trong Ngũ
hành ñể giải thích sự biến chuyển của Ngũ hành.
Hành Mộc và sự vận ñộng: Đó là sự vận ñộng của các cơ bắp, các sợi cơ ở
khắp cơ thể.
Âm dương Ngũ hành trong Y học Phương Đông

Nguyễn Quyến. Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang
13

Hành Hỏa và sự phát nhiệt: Đó là sự sản sinh nhiệt năng do sự chuyển hóa
của các tế bào.
Hành Thổ và sự bài tiết: Đó là sự vận ñộng ñưa chất ra ngoài cơ thể.
Hành Kim và sự hấp thụ: Đó là sự vận ñộng thu hút các chất vào cơ thể.
Hành Thủy và sự tàng trữ: Đó là sự vận ñộng tàng trữ các chất trong cơ thể
ñể dùng khi cần thiết.

c. Giữa 2 quan niệm cổ ñiển và hiện ñại có một số ñiều khác biệt:
Nếu ñứng về quan niệm cổ ñiển, mỗi hành chỉ ảnh hưởng ñến một ngũ tạng.
Thí dụ: Can Mộc, Tâm Hỏa, Tỳ Thổ, Phế Kim và Thận Thủy.
Theo quan niệm hiện ñại, mỗi hành ñều ảnh hưởng và chi phối ñến ngũ tạng.
Ngoài ra, mỗi hành ñều có 2 mặt mâu thuẫn và thống nhất là Âm và Dương,
do ñó ta có: Âm Mộc, Dương Mộc, Âm Hỏa, Dương Hỏa, Âm Thổ, Dương Thổ,
Âm Kim, Dương Kim, Âm Thủy, Dương Thủy. Việc phân biệt này sẽ giúp ích rất
nhiều trong việc chọn huyệt ñể ñiều trị thích hợp.
2.2.3. Âm dương Ngũ hành và Bệnh lý:
2.2.3.1. Âm dương và Bệnh lý:
a. Quá trình phát sinh bệnh:
Mỗi hiện tượng ñều có 2 mặt: một Dương (hưng phấn) và một Âm (ức chế).
Nếu một trong hai tác ñộng trên mạnh hoặc suy kém khác thường làm cho mất trạng
thái quân bình, Âm dương sẽ dẫn tới tình trạng bệnh lý gọi là thiên suy hoặc thiên
thắng (Xem hình 4, phụ lục 7 – Trang 33)
− Thiên Thắng: Dương thắng quá, gây chứng nhiệt (sốt, tiểu ñỏ ). Âm thắng
gây chứng hàn (lạnh, tiêu chảy ).
− Thiên Suy: Dương hư (lão suy, hưng phấn, thần kinh giảm ). Âm hư (mất
nước, ức chế thần kinh giảm ).
Tuy nhiên, nếu Âm suy quá thì Âm bị bệnh sinh ra chứng nội nhiệt, gọi là
Âm hư sinh nội nhiệt. Nếu Dương suy quá thì Dương bị bệnh và sinh ra chứng hàn ở
ngoài, gọi là Dương hư sinh ngoại hàn.
Âm dương Ngũ hành trong Y học Phương Đông

Nguyễn Quyến. Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang
14

Khi một mặt Âm hay Dương ngày càng thịnh và không ngừng phát triển về
một phía ñối lập, bệnh sẽ diễn biến theo hướng: Nhiệt quá hóa Hàn (nhiệt cực sinh
hàn) như sốt cao kéo dài gây mất nước Hoặc Hàn quá hóa nhiệt (Hàn cực sinh

nhiệt) như tiêu chảy, nôn mửa kéo dài gây mất nước, ñiện giải làm nhiễm ñộc thần
kinh gây sốt.
b. Hư chứng, Thực chứng:
Bệnh tật (sự rối loạn Âm dương) phát sinh ra do nhiều nguyên nhân: Dương
thực, Âm thực (hưng phấn) hoặc Dương hư, Âm hư (ức chế).
Thí dụ: triệu chứng sốt, chứng âm hư Hỏa thượng (Xem phụ lục 1 – Trang
26)
c. Âm dương thực giả:
Trên lâm sàng, nhiều hội chứng dễ gây lẫn lộn Âm dương nếu không chẩn
bệnh một cách kỹ lưỡng. Đó ñược gọi là các hội chứng chân giả.
− Dương cực tựa Âm: Do nhiệt ñộc tới chỗ cùng cực, phục vào trong cơ thể gây
ra người lạnh, hôn mê giống như âm chứng, chỉ khác ở chỗ là trong lạnh nhưng
không thích ñắp ấm, thần khí tuy hôn mê nhưng sắc mặt vẫn tươi, mạch tuy Trầm
nhưng Hoạt và có lực  Khi trị liệu phải dùng thuốc Hàn.
− Âm cực tựa Dương: Do hàn tà ñến chỗ cùng cực, ñẩy Dương hỏa ở trong ra
ngoài gây ra mình nóng, buồn phiền, khát nước, giống như Dương chứng nhưng chỉ
khác ở chỗ mình nóng mà thích ñắp chăn ấm, miệng khát mà uống nước lạnh vào lại
mửa ra ngay. Mạch thường Trầm Tế, không lực  Khi trị liệu, phải dùng thuốc
nhiệt (ôn nóng), nếu dùng lầm thuốc hàn có thể gây nguy hiểm ñến tính mạng.
d. Âm Thăng Dương Giáng:
Huyết thuộc Âm, phải thăng (ñi lên), nếu huyết hư không ñi lên ñược phần
trên không ñược huyết nuôi dưỡng gây chóng mặt, hoa mắt nguyên nhân do âm
hư, cần bổ âm.
Khí thuộc Dương, phải giáng (ñi xuống), khí không làm tròn chức năng thay
vì ñi xuống lại ñi lên gọi là khí nghịch, gây ra chứng hen suyễn, khó thở, nguyên
nhân do khí nghịch, cần ñiều chỉnh ở khí.
Âm dương Ngũ hành trong Y học Phương Đông

Nguyễn Quyến. Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang
15


2.2.3.2. Ngũ hành và Bệnh lý:
Ứng dụng Ngũ hành vào bệnh lý, chủ yếu vận dụng quy luật Sinh Khắc,
Tương Thừa, Tương Vũ, Phản sinh khắc ñể giải thích các quan hệ bệnh lý khi một
cơ quan, tạng phủ nào ñó có sự xáo trộn gây ra mất thăng bằng thái quá (hưng phấn)
hoặc bất cập (ức chế). Ngoài ra, có thể dùng các biểu hiện của Ngũ hành ñể tìm ra sự
xáo trộn ở các Hành, Tạng phủ, cơ quan.
Tuy nhiên, một hành nào ñó có sự thay ñổi cũng dẫn tới cả năm hành thay ñổi
theo, nhất là trong các hội chứng bệnh. Do ñó, mối quan hệ giữa các hành là mối
quan hệ giữa năm hành Mỗi hành khi có sự xáo trộn (hưng phấn hoặc ức chế) có
thể do năm nguyên nhân: Chính tà, Hư tà, Thực tà, Vi tà và Tặc tà.
2.2.4. Âm dương Ngũ hành và Chẩn bệnh:
Trong ñiều trị bệnh, việc chuẩn ñoán chính xác triệu chứng là yếu tố then
chốt dẫn ñến cách chữa bệnh hữu hiệu.
2.2.4.1. Âm dương và Chẩn bệnh:
Việc chẩn ñoán bệnh tật cần phải dựa vào sự biến hoá của Âm dương vì Âm
dương mất ñiều hoà là gốc của sự biến hoá bệnh lý. Dù dùng cách biện chứng nào
(theo tạng phủ, theo kinh lạc, theo khí huyết tân dịch, theo lục kinh, theo vệ khí dinh
huyết, theo tam tiêu) cũng ñều quy về bát cương là biểu, lý, hàn, nhiệt, hư, thực và
Âm dương (tổng cương). Biểu chứng, nhiệt chứng, thực chứng ñều thuộc về Dương.
Lý chứng, hàn chứng, hư chứng ñều thuộc về Âm. Cho nên bệnh tình tuy thiên biến
vạn hoá song không ra ngoài phạm vi của Âm dương.
Thiên Âm dương ứng tượng ñại luận sách Tố Vấn ở Thiên 5 nói: "Người giỏi
chẩn bệnh khi xem sắc án mạch, trước tiên phải phân biệt cho ñược Âm dương",
hiểu biết Âm dương là mấu chốt chủ yếu của việc chẩn ñoán. Trên cơ sở chẩn ñoán,
phải ñiều trị theo nguyên tắc trị bệnh cần tìm cái gốc của nó. Ý là phải tìm ra sự
thiên thắng thịnh suy của Âm dương ñể tiến hành ñiều trị làm cho Âm dương trở lại
thăng bằng.
Thiên chí chân yếu ñại luận sách Tố Vấn Thiên 74 nói: "Cẩn thận tìm xem
Âm dương mất cân bằng ở ñâu ñể ñiều hoà cho thăng bằng ở ñó là ñược", có thể

Âm dương Ngũ hành trong Y học Phương Đông

Nguyễn Quyến. Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang
16

thấy ñiều hoà Âm dương là nguyên tắc chung của việc chữa bệnh, theo tinh thần
bệnh dương chữa âm, bệnh âm chữa dương. Đó là phép chữa thẳng vào mặt âm, mặt
dương ñể khôi phục lại thăng bằng Âm dương cho bệnh nhân.
2.2.4.2. Ngũ hành và Chẩn bệnh:
Căn cứ vào các triệu chứng xuất hiện qua Ngũ hành như: Ngũ sắc, Ngũ vị,
Ngũ quan, Ngũ chí ñể tìm ra tạng phủ tương ứng bệnh.
Theo y học phương Đông, Ngũ hành gồm 5 yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa,
Thổ gắn liền với 5 cơ quan: trán, mũi, cằm, 2 má và gắn liền với sự vận ñộng ñang
xảy ra bên trong cơ thể như: tim, phổi, thậm chí cả trí não và trạng thái tinh thần
− Trán:
Trán (nhân tố Hỏa) liên quan mật thiết ñến tim, ruột non và yếu tố tinh thần.
Khi khám vùng trán, nhìn thấy trán màu ñỏ hoặc lờ mờ những mạch máu ñỏ
xuất hiện bất thường, chứng tỏ tim của bạn có vấn ñề; da trán ñổi màu cũng cho thấy
cảm xúc thay ñổi gần ñây như bạn ñang ñau buồn hoặc mất kiểm soát vì ñiều gì
phiền lòng trong cuộc sống. Điều này rất dễ nhận ra với những người hay có tâm
trạng dễ xáo trộn, họ sẽ có những nếp nhăn trên trán, giữa 2 lông mày.
− Mũi:
Mũi (nhân tố Thổ) là cơ quan biểu hiện tình trạng sức khỏe của dạ dày, lá
lách và tuyến tụy.
Dấu hiệu bất thường qua các mụn hai bên cánh mũi, nó cho thấy bữa ăn của
bạn ngày hôm trước như bạn ăn quá nhiều ñồ cay, rán kỹ, ñồ béo hoặc ñồ có chứa
nhiều ñạm, kết quả là bạn sẽ bị khó tiêu hóa, táo bón hoặc tiêu chảy.
Các mao mạch vỡ hoặc màu ñỏ chạy dọc trên sống mũi có thể chỉ ra rằng bạn
lạm dụng rượu hoặc ñơn giản bạn ñang lo lắng quá mức và stress.
− Cằm:

Cằm (nhân tố Thủy) liên quan ñến thận và bàng quang, bao gồm cả hệ thống
hormon và các tuyến trên cơ thể, da quanh cằm và miệng có những mảng tối màu
chỉ ra vấn ñề về thận và bàng quang, mụn trứng cá trên cằm cũng chứng tỏ hormone
mất cân bằng. Vấn ñề này thường do cơ thể ñang tạo ra quá nhiều hormone sinh dục.
Âm dương Ngũ hành trong Y học Phương Đông

Nguyễn Quyến. Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang
17

Nhìn vào nhân trung, nếu ñường ngang trên nhân trung ñổi màu chỉ ra vấn ñề viêm
dạ con hoặc u xơ tử cung.
− Má phải:
Má phải (nhân tố Kim) kết nối với phổi và ruột già, vấn ñề với phổi và các
ruột già thường biểu hiện qua sự biến màu da trên má bằng mụn trứng cá nhẹ xuất
hiện hay má hơi ñỏ một cách bất thường, cơ thể ñang nhiễm lạnh, hô hấp có vấn ñề
cũng biểu hiện ngay lập tức trên má. Người sắp hen cũng sẽ có những biểu hiện trên
má phải như: ñỏ, vảy, hoặc hơi xanh xao, thô ráp…Sắc hơi xanh trên má phải có thể
báo nguy về viêm phổi hoặc thiếu oxy khi co thắt cuống phổi.
− Má trái:
Má trái (nhân tố Mộc) gắn liền với gan, túi mật. Vỡ mao mạch hay ñỏ má,
ñặc biệt là gần ngay cạnh cánh mũi, chỉ ra bạn gan nóng, viêm gan hoặc có ñộc tố
trong gan. Mạch phồng, má thô ráp và ñỏ ñôi khi là dấu hiệu của huyết áp cao và tức
giận dồn nén trong lòng. Sắc hơi vàng nhạt trên má trái, phía dưới mắt chỉ ra bệnh
sỏi mật hay lượng cholesterol hoặc chất béo tự nhiên quá cao mà gây ảnh hưởng ñến
quá trình hoạt ñộng của hệ thống gan mật.
2.2.5. Âm dương Ngũ hành và Dược liệu:
2.2.5.1. Âm dương và Dược liệu:
a. Ngũ vị, tứ tính và thuộc tính Âm dương hàn nhiệt của thuốc ñông dược:
Ngũ vị là 5 vị: tân (cay), toan (chua), khổ (ñắng), cam (ngọt), hàm (mặn),
trong ñó: cay, ngọt thuộc Dương; ñắng, mặn thuộc vị, có thuộc tính Âm; vị chua vừa

có Dương vừa Âm.
Tứ tính là nói về sự thăng giáng trầm phù, những vị thuốc tỷ trọng nhẹ như
hoa lá cành khi tác dụng trong cơ thể có xu hướng thăng lên trên và phù việt ra ngoài
thuộc dương, những vị thuốc tỷ trọng nặng như thân rế hạt, khoáng vật tác dụng
trong cơ thể có xu hướng trầm giáng xuống và thẩm lợi vào trong thuộc âm.
Thuộc tính Âm dương trong thuốc, những thuốc nâng cao cơ năng hoạt ñộng
của con người như thuốc bổ khí, thuốc bổ dương, thuốc tăng dị hóa, tăng hoạt ñộng
cơ thể, tăng hưng phấn thần kinh, là thuốc có thuộc tính dương, gọi là dương dược.
Âm dương Ngũ hành trong Y học Phương Đông

Nguyễn Quyến. Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang
18

Những thuốc bồi bổ dinh dưỡng cho tạng phủ, bổ huyết, bổ âm, tăng quá trình ñồng
hóa, giảm hưng phấn, tăng ức chế thần kinh, có tác dụng giảm hoạt ñộng, an thần,
có thuộc tính âm, gọi là âm dược.
Thuộc tính hàn nhiệt trong thuốc, những thuốc ấm, thuốc nóng, rất nóng là
thuốc có tính nhiệt chỉ dùng cho bệnh do hàn gây ra; Thuốc mát, thuốc lạnh, rất lạnh
chỉ dùng cho bệnh nhiệt, ôn, hỏa viêm là thuốc có tính hàn; tính hàn thuộc âm dược,
tính nhiệt là dương dược.
Vị ñạm, tính bình là chỉ những vị thuốc không có vị cay, chua, ñắng, ngọt,
mặn và cũng không nóng, không lạnh.
b. Cách sử dụng thuốc theo học thuyết Âm dương:
Bệnh có bản chất là nhiệt phải dùng thuốc ñối lập ñó là thuốc có tính hàn và
ngược lại, tùy theo mức ñộ nhiệt, hàn mà dùng thuốc hàn, nhiệt mạnh hay yếu, liều
ít hay nhiều. Thí dụ cách sử dụng thuốc (xem phục lục 3 – Trang 28)
2.2.5.2. Ngũ hành và Dược liệu:
Y học cổ truyền dùng Ngũ hành áp dụng vào việc sử dụng thuốc ñối với bệnh
tật của tạng phủ trên cơ sở liên quan giữa Vị, Sắc,… ñối với tạng phủ, ñây là nền
tảng của việc “Quy Kinh”

(4)
.
Việc áp dụng màu sắc của Ngũ hành vào dược liệu cũng ñang ñược các nước
phương Tây quan tâm ñến và áp dụng việc dán nhãn vào các loại thực phẩm căn cứ
theo các giá trị dinh dưỡng:
− Nhãn xanh ñậm trên các sản phẩm sữa chỉ rõ rằng các loại thực phẩm ñó
tốt cho xương và răng.
− Màu vàng dán vào bánh mì và các loại ngũ cốc chỉ rõ rằng những loại này
là thức ăn cung cấp năng lượng.
− Màu xanh lục dán vào rau quả là bổ mắt.
− Màu ñỏ dán vào cá và thịt chỉ rõ những loại này bổ máu và cơ.
2.2.6. Âm dương Ngũ hành và Châm Cứu:
2.2.6.1. Âm dương và Châm Cứu:
a. Âm dương và Kinh Lạc:
Âm dương Ngũ hành trong Y học Phương Đông

Nguyễn Quyến. Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang
19

− Theo nguyên tắc thăng giáng:
• Các kinh âm ở tay, ñi lên, tức ñi từ vùng nách, ngực lên ngón tay (theo
chiều ly tâm). Các kinh Dương ở tay, ñi xuống, tức từ các ngón tay ñi
vào ngực, nách (theo chiều hướng tâm).
• Các kinh âm ở chân, ñi lên, tức từ các ngón chân ñi lên ñầu mặt (theo
chiều hướng tâm). Các kinh dương ở chân ñi xuống, tức từ ñầu mặt ñi
xuống chân (theo chiều ly tâm).
• Cần ghi nhớ hướng ñi của các ñường kinh vì rất cần thiết trong việc áp
dụng nguyên tắc Bổ tả trong châm cứu.
− Theo nguyên tắc trong ngoài:
Âm trong, Dương ngoài thì các kinh ở phía trong chân, tay thuộc âm (Phế,

Tâm, Tâm bào, Thận, Can, Tỳ) và các kinh ở phía ngoài chân tay thuộc dương (Đại
trường, Tiểu trường, Tam tiêu, Bàng quang, Đởm, Vị). Ngoài ra, bụng thuộc Âm
nên Nhâm mạch thuộc âm, lưng thuộc dương nên Đốc mạch thuộc Dương.
b. Âm dương Và Huyệt:
Để phân biệt huyệt vị theo Âm dương, có thể theo một số nguyên tắc sau:
Bên trái là Dương, bên phải là Âm, do ñó các huyệt bên trái mang ñặc tính dương
(hưng phấn) gọi là Dương huyệt. Các huyệt bên phải mang ñặc tính âm (ức chế) gọi
là âm huyệt. Việc phân biệt âm huyệt, dương huyệt có giá trị rất lớn trong việc chọn
huyệt ñiều trị cho thích hợp. Thí dụ bệnh Phế (xem phụ lục 4)
2.2.6.2. Ngũ hành và Châm cứu:
Các kinh thư cổ ñã áp dụng Ngũ hành vào một số huyệt vị nhất ñịnh là Tỉnh,
Vinh (Huỳnh), Du, Kinh, Hợp, gọi là Ngũ du huyệt.
Sự sắp xếp thứ tự của Ngũ du không thay ñổi nhưng thứ tự của Ngũ hành lại
thay ñổi tùy thuộc vào Âm dương của ñường kinh. Kinh âm khởi ñầu bằng Mộc,
kinh dương bắt ñầu bằng Kim, sau ñó cứ theo thứ tự tương sinh mà sắp xếp huyệt.
Ngũ Du Tỉnh Vinh (Huỳnh)

Du Kinh Hợp
Kinh Âm Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
Kinh Dương

Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ
Âm dương Ngũ hành trong Y học Phương Đông

Nguyễn Quyến. Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang
20

Nhận xét về cách phân chia cổ ñiển ta thấy:
Nếu chỉ phân chia như trên sẽ không ñủ ñể giải quyết vấn ñề mâu thuẫn thống
nhất là Âm dương ngay trong mỗi hành và trong mỗi hành ñều có Âm dương, do ñó,

mỗi huyệt của Ngũ du cũng ñều có Âm dương. Vì vậy, cùng một huyệt, cùng một
tên, một chức năng nhưng lại có 2 công dụng khác nhau là Dương Hỏa (hưng phấn
Hỏa) và Âm hỏa (ức chế Hỏa),
2.2.7. Âm dương Ngũ hành và Điều trị:
2.2.7.1. Âm dương và Điều trị:
Điều trị bệnh là lập lại sự quân bình Âm dương bằng nhiều phương pháp
khác nhau, các y sĩ thường dùng châm cứu và cho thuốc uống ñể chữa bệnh.
− Nguyên tắc chung:
Bệnh do dương thịnh phải làm suy giảm phần dương (Tả dương), bệnh do âm
thịnh phải làm suy giảm phần âm (Tả âm).
− Về thuốc:
• Bệnh về Âm dùng thuốc Dương (ôn, nhiệt) ñể chữa.
• Bệnh về Dương, dùng thuốc Âm (Hàn, lương) ñể chữa.
− Về châm cứu:
• Bệnh nhiệt dùng châm, Bệnh hàn dùng cứu.
• Bệnh thuộc Tạng (âm) dùng các Du huyệt ở lưng (dương) ñể chữa.
• Bệnh thuộc Phủ (dương), dùng các huyệt Mộ ở ngực, bụng (âm) ñể
chữa.
2.2.7.2. Ngũ hành và Điều trị:
Trong việc ñiều trị, cần nắm vững quy luật Sinh Khắc của Ngũ hành thì việc
trị liệu mới ñạt ñược hiệu quả cao.
a. Tương sinh:
Cần nhớ nguyên tắc: "Hư bổ mẫu, Thực tả tử".
− Hư bổ mẫu: phải nhớ chính xác “cái sinh ra nó” ñể bổ cho mẹ nó thì mẹ nó
giúp cho nó và như thế nó sẽ lành bệnh.
Âm dương Ngũ hành trong Y học Phương Đông

Nguyễn Quyến. Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang
21


− Thực Tả Tử là ñiều trị ở tạng phủ hoặc kinh ñược “nó sinh ra”.
Thí dụ: Mộc sinh Hỏa thì thay vì tả Mộc lại tả Hỏa. Do ñó, trong châm cứu,
thay vì Tả Huyệt Đại Đôn (Mộc huyệt của can) lại Tả huyệt Hành gian (Hỏa
huyệt của Can).
b. Tương khắc:
Dùng quy luật tương khắc ñể ñiều chỉnh rối loạn giữa các hành, ví dụ: người
bệnh xuất huyết.
Huyết màu ñỏ thuộc Hỏa, có thể dùng những vị thuốc màu ñen (hoặc sao
cháy thành than) như Cỏ mực, Trắc bá, ñể chữa, vì màu ñen thuộc Thủy, Thủy
khắc Hỏa.
c. Bảng tóm tắt ñiều trị bằng ngũ hành:
Tạng Phủ Bổ, Hư Bổ Mẫu

Lý Do
Tả,
Thực Tả Tử
Lý Do
Can Mộc Thận Thủy Thủy sinh Mộc

Tâm Hỏa Mộc sinh Hỏa
Tâm Hỏa Can Mộc Mộc sinh Hỏa Tỳ Thổ Hỏa sinh Thổ
Tỳ Thổ Tâm Hỏa Hỏa sinh Thổ Phế Kim Thổ sinh Kim
Phế Kim Tỳ Thổ Thổ sinh Kim Thận Thủy Kim sinh Thủy

Thận Thủy Phế Kim Kim sinh Thủy

Can Mộc Thủy sinh Mộc


2.2.8. Âm dương Ngũ hành và Phòng Bệnh:

2.2.8.1. Âm dương và Phòng Bệnh:
Dương sinh dương, cơn nóng giận, tức tối sẽ sinh nóng giận tức tối khác,
cần làm âm hóa chúng bằng những tư tưởng và hành ñộng âm như nghĩ ñến những
sự yên tĩnh, hoà bình, dùng những lời nói êm dịu, nhẹ nhàng, ñến những nơi
thanh tĩnh, yên lặng,
Âm sinh âm, sự chán nản, buồn phiền, sẽ dẫn ñến chán nản buồn phiền
khác. Cần làm dương hóa chúng bằng những tư tưởng và hành ñộng dương như hoạt
ñộng tích cực, hăng say, dùng những lời nói quyết ñoán phấn khởi,
2.2.8.2. Ngũ hành và Phòng Bệnh:
Âm dương Ngũ hành trong Y học Phương Đông

Nguyễn Quyến. Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang
22

Dựa vào Ngũ hành vận khí ñể biết ñược ñặc ñiểm của bệnh tật từng năm ñể
dự phòng.
Dựa vào màu sắc, khí, vị của thức ăn, mà biết bệnh gì nên ăn hoặc kiêng
những gì.
Việc áp dụng Ngũ hành cho từng trường hợp, từng sự việc ñể tìm ra mối quan
hệ gây rối loạn dẫn ñến xáo trộn bệnh lý. Công việc này ñòi hỏi phải ñào sâu vào
từng hành ñể tìm ra những mối quan hệ giữa các rối loạn với các hành về phương
diện y học cổ truyền lẫn y học hiện ñại, nắm ñược phương pháp lý luận biện chứng,
sẽ giúp rất nhiều trong việc chẩn ñoán và ñiều trị bệnh.
2.2.9. Điều hòa Âm dương Ngũ hành:
2.2.9.1. Thế nào là ñiều hòa Âm dương và Ngũ hành:
Âm dương ñối lập nhưng vận ñộng thống nhất, có mức ñộ, có trật tự, hợp
thời. Nếu hoạt ñộng của Âm dương không ñúng ñộ, thời ñiểm, chỗ nương tựa, mất
ñi sự ñiều hòa, dẫn ñến Âm dương thất ñiều (thái âm, thái dương, thiếu âm, thiếu
dương). Biểu tượng của thái cực là do âm ngư và dương ngư kết hợp mà thành, sử
dụng chữ S ñể chia thành 2 phần, nó biểu thị Âm dương là sự chuyển hóa 2 chiều

mất ñi rồi phát triển không ngừng.
Theo học thuyết Ngũ hành, một tạng trong cơ thể có mối quan hệ mật thiết
với 4 tạng còn lại giống như một hành trong Ngũ hành cũng có mối quan hệ mật
thiết với 4 hành còn lại, có tác dụng thúc ñẩy lẫn nhau hay kìm chế lẫn nhau theo qui
luật tương sinh, tương khắc. Đó là hoạt ñộng ñiều hòa cân bằng trong ñiều kiện bình
thường.
2.2.9.2. Vì sao phải ñiều hòa Âm dương và Ngũ hành:
Cân bằng Âm dương là nền móng của hoạt ñộng sống. Nếu Âm dương cân
bằng, cơ thể con người khỏe mạnh; nếu Âm dương mất cân bằng, cơ thể con người
sinh ra bệnh tật. Chúng ta muốn biết ñược quá trình phát triển của bệnh, ñi sâu vào
nghiên cứu bản chất của bệnh thì phải ñi sâu vào nghiên cứu sự biến ñổi Âm dương
trong cơ thể. Vận dụng qui luật và hình thức thay ñổi vận ñộng ñối lập, thống nhất
Âm dương Ngũ hành trong Y học Phương Đông

Nguyễn Quyến. Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang
23

của Âm dương ñể có phương pháp chẩn ñoán, tìm hiểu, phòng tránh và ñiều trị
bệnh.
Trong ñiều kiều kiện sinh lý bình thường, khi các yếu tố Ngũ hành phân bố
ñều khắp trên cơ thể con người (theo trật tự sinh khắc) cơ thể con người khỏe mạnh.
Nếu phá vỡ qui luật này, cơ thể con người sẽ xuất hiện bệnh tật.
Việc ñiều hòa Âm dương - Ngũ hành là vấn ñề mấu chốt ñể giữ cho cơ thể
ñược khỏe mạnh.
2.2.9.3. Làm thế nào ñể duy trì ñiều hòa Âm dương – Ngũ hành:
Âm dương của con người tương thông, tương ứng với sự thay ñổi vận ñộng
của Âm dương giới tự nhiên, mối quan hệ khắng khít không thể tách rời. Sự biến ñổi
khí hậu (bốn mùa) là quy luật khách quan của tự nhiên, con người cũng thế, chỉ có
thích ứng với quy luật sinh dưỡng bốn mùa thì cơ thể con người mới có thể cân bằng
Âm dương, theo qui luật xuân hạ dưỡng dương, thu ñông dưỡng âm.

Ngoài ra, chúng ta có thể cân bằng Âm dương thông qua ẩm thực. Người ta
phân loại thức ăn theo Ngũ hành dựa vào màu sắc (ngũ sắc), mùi vị (ngũ vị) mà suy
ra tác dụng của món ăn ñối với cơ thể. Sau ñó áp dụng nguyên tắc ăn uống theo qui
luật của Ngũ hành như dùng thức ăn phù hợp với tình hình sức khỏe của mình sao
cho duy trì ñược thế quân bình (ñối với người khỏe) hoặc tái lập mối quan hệ quân
bình của Ngũ hành trong cơ thể (ñối với người ñau ốm). Tránh tình trạng dùng thái
quá một món ăn nào ñó thì có thể hại sức khỏe.
Âm dương Ngũ hành trong Y học Phương Đông

Nguyễn Quyến. Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang
24

Chương 3: ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI
VIỆT NAM

Từ xa xưa, người Việt chúng ta cũng ñã nhận thức ñược vấn ñề Âm dương
Ngũ hành thông qua việc quan sát các hiện tượng và qui luật của tự nhiên. Ảnh
hưởng của thuyết Âm dương Ngũ hành tạo nên những truyền thống vừa mang nét
chung của phương Đông nhưng cũng mang dấu ấn riêng của người Việt.
3.1. Ảnh hưởng ñến phong tục tập quán
Thời vua Hùng, vật phẩm mà chàng Lang Liêu dâng lên cho vua cha mang ý
nghĩa sâu sắc là cặp bánh dày, bánh chưng. Bánh dày hình tròn, tượng trưng cho trời
và cũng mang tính Dương. Bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho ñất, mang tính
Âm.
Cách làm nhân bánh cũng ẩn chứa triết lý Âm dương. Thịt heo thuộc ñộng
vật mang tính Dương trộn lẫn với ñậu xanh thuộc thực vật mang tính Âm. Ngay cả
qui trình nấu bánh cũng thể hiện triết lý Ngũ hành. Bánh sau khi gói ñược xếp vào
nồi (kim) và cho nước (thủy) vào. Nồi bánh ñược ñặt trên những viên ñá lớn sắp xếp
vững chải trên nền ñất (thổ) và dùng lửa (hỏa) ñể ñốt cháy những thanh củi (mộc)
phía bên dưới ñể ñun sôi nồi bánh. Sau một ñêm, quá trình nấu bánh mới hoàn tất.

Quá trình này thể hiện một “chu trình Ngũ hành” ñể tạo ra một sản phẩm mang ñầy
ý nghĩa.
Ngày nay, cứ mỗi dịp xuân về Tết ñến, nhà nhà lại bận rộn gói bánh dày,
bánh chưng và nấu bánh suốt ñêm Tất niên ñể chuẩn bị ñón Tết.
3.2 Ảnh hưởng trong cách ăn uống
Trong các món ăn hàng ngày, người Việt luôn chú ý ñể có sự cân bằng Âm
dương. Như trên ñã phân tích, thức ăn ñồ uống càng cân bằng Âm dương thì càng
tốt cho sức khỏe. Trứng vịt lộn mang tính âm thường ăn kèm với rau răm mang tính
dương. Khi kho cá (âm), người ta thường kho với gừng (dương) vừa thơm vừa ngon
miệng. Món huyết hoặc thịt bò thường xào với giá (dương) và hẹ (âm).
Âm dương Ngũ hành trong Y học Phương Đông

Nguyễn Quyến. Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang
25

Thực phẩm ăn uống hàng ngày nếu biết dùng ñúng lượng, ñúng lúc cũng có
thể trị ñược bệnh. Khi người bệnh bị cảm lạnh, ñau bụng, sổ mũi, người xưa cho
rằng cơ thể mang nhiều tính âm nên cho uống nước gừng ấm (dương) sẽ mau khỏi
bệnh. Hoặc ngược lại, với bệnh ñi bón, kiết lỵ, cơ thể mang nhiều tính âm thì ăn
trứng gà chưng với lá mơ (dương) sẽ mau khỏi bệnh.
Cách uống cũng thể hiện sự mong muốn cân bằng và hài hòa âm dương trong
cơ thề. Mùa ñông hoặc khi trời lạnh (âm), người ta thường uống trà hoặc rượu gạo
ñể giữ ấm cơ thề. Vào mùa hè nóng nực (dương), các thức uống ñược ưa chuộng
như nước ñậu nấu hoặc một số loại thảo dược nấu.
3.3 Ảnh hưởng ñến y học Việt Nam
Nổi bật trong làng y học Việt nam về việc nghiên cứu và ứng dụng thuyết
Âm dương Ngũ hành là danh y Hãi Thượng Lãn Ông (Lê Hữu Trác). Ông ñã nghiên
cứu và ứng dụng thuyết Âm dương Ngũ hành vào việc tìm ra những bài thuốc hay
cũng như ñã ñể lại nhiều tác phẩm có giá trị vượt thời gian như “Hải Thượng y tông
tâm lĩnh”, “Nội kinh yếu chỉ”, “Đạo lưu dư vận”, “Y gia quan niệm”, “Huyền tẫn

phát vi”…
Ngoài ra, cũng phải kể ñến một số danh y, thầy giáo tiêu biểu như Nguyễn
Đình Chiểu, Chu Văn An…Những hiểu biết và di sản của họ ñã tạo tiền ñề cho y
học Việt Nam phát triển lĩnh vực Đông y. Và cho ñến hôm nay, Đông y Việt Nam
ñã ñóng một vai trò không nhỏ, làm phong phú thêm lĩnh vực y học của nước nhà.

×