Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT THUYẾT ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT ĐỐI VỚI NỀN Y HỌC CỦA PHƯƠNG ĐÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.89 KB, 36 trang )

Đề tài số 5 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
STT 98 – Đề tài 5 – Lương Huệ Thanh – K20 Đêm 1 Page 0

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC




TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

ĐỀ TÀI SỐ 5






HVTH: LƯƠNG HUỆ THANH
NHÓM: 6
STT: 98
LỚP: K20 – ĐÊM 1 CAO HỌC
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA




TP.HCM 5/2011
Đề tài số 5 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
STT 98 – Đề tài 5 – Lương Huệ Thanh – K20 Đêm 1 Page 1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1. Thế nào là "Âm dương": 4
1.2. Thuyết Âm – Dương: 4
1.3. Thế nào là Ngũ hành: 5
1.4. Thuyết Ngũ hành: 5
1.5. Mối quan hệ giữa Âm dương và Ngũ hành: 6
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH ĐỐI VỚI
LĨNH VỰC Y HỌC CỦA PHƯƠNG ĐÔNG 8
2.1. Nguồn gốc Y học Phương Đông: 8
2.2. Sự vận dụng thuyết Âm dương – Ngũ hành vào lĩnh vực y học của người
Phương Đông: 8
2.2.1. Âm dương Ngũ hành và Cơ thể: 8
2.2.2. Âm dương Ngũ hành và Sinh lý
(3)
: 10
2.2.3. Âm dương Ngũ hành và Bệnh lý: 12
2.2.4. Âm dương Ngũ hành và Chẩn bệnh: 14
2.2.5. Âm dương Ngũ hành và Dược liệu: 16
2.2.6. Âm dương Ngũ hành và Châm Cứu: 17
2.2.7. Âm dương Ngũ hành và Điều trị: 19
2.2.8. Âm dương Ngũ hành và Phòng Bệnh: 20
2.2.9. Điều hòa Âm dương Ngũ hành: 21
CHƯƠNG 3: ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH VÀ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA Y HỌC
PHƯƠNG ĐÔNG 23
3.1.1. Không xem cơ thể bệnh nhân là chiến trường 23
3.1.2. Có thể chẩn bệnh trong mọi hoàn cản 23
3.1.3. Không dùng thuốc có hại cho sức khỏe của bệnh nhân 23
3.1.4. Chữa bệnh tận gốc 24

Đề tài số 5 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
STT 98 – Đề tài 5 – Lương Huệ Thanh – K20 Đêm 1 Page 2

3.2. Nhược điểm của Y học Phương Đông 24
3.2.1. Hiệu quả điều trị chậm 24
3.2.2. Chưa có cách chữa trị kịp thời cho những căn bệnh mới lạ 24
3.2.3. Thuốc khó sử dụng 24
KẾT LUẬN 25
PHỤ LỤC 1: BỆNH SỐT 27
PHỤ LỤC 2: CHỨNG ÂM HỎA THƯƠNG 27
PHỤ LỤC 3: CÁCH SỬ DỤNG THUỐC THEO HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 28
PHỤ LỤC 4: BỆNH VỀ PHẾ 30
PHỤ LỤC 5: BIỂU ĐỔ TỒNG KẾT ÂM DƯƠNG 31
PHỤ LỤC 6: BIỂU ĐỔ TỒNG KẾT NGŨ HÀNH TRONG Y HỌC 32
PHỤ LỤC 7: HÌNH VẼ & BIỂU TƯỢNG 33
PHỤ LỤC 8: TRÍCH DẪN 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Đề tài số 5 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
STT 98 – Đề tài 5 – Lương Huệ Thanh – K20 Đêm 1 Page 3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn Đề tài:
Kể từ sau khi xuất hiện tác phẩm “Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn” và với ảnh
hưởng mạnh mẽ của tác phẩm này, thuyết Âm dương - Ngũ hành ngày càng được
các nhà tư tưởng phát triển và vận dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có
lĩnh vực Y học ở Trung Quốc và một số nước Phương Đông khác. Y học cổ truyền
Phương Đông đã dựa trên cơ sở lý luận thuyết Âm dương - Ngũ hành để phòng trị
bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người. Chính vì thế, việc tìm hiểu học thuyết
Âm dương - Ngũ hành là một việc cần thiết để lý giải những đặc trưng của triết học

cũng như nền Y học Phương Đông.
2. Mục tiêu của Đề tài:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: trên cơ sở làm sáng tỏ thuyết Âm dương -
Ngũ hành của triết học Phương Đông và ảnh hưởng của nó đối với nền y học, đề tài
còn đi sâu nghiên cứu các ứng dụng thực tế của nó trong việc điều trị và chẩn bệnh
hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Thuyết Âm dương - Ngũ hành và sự ảnh hưởng của nó đến nền y học Phương
Đông.
4. Phương Pháp Nghiên Cứu:
4.1. Cơ sở phương pháp luận:
Đề tài được triển khai dựa trên nội dung của thuyết Âm dương - Ngũ hành và
giá trị của nền y học Phương Đông.
4.2. Các phương pháp cụ thể:
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày đề tài, các phương pháp nghiên cứu
đã được sử dụng như: Phương pháp lịch sử, Phương pháp phân tích tổng hợp…
5. Kết cấu của đề tài: Gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Ảnh hưởng của Âm dương - Ngũ hành đối với Y học
Chương 3: Âm dương - Ngũ hành và Ưu Nhược điểm của Y học Phương Đông
Đề tài số 5 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
STT 98 – Đề tài 5 – Lương Huệ Thanh – K20 Đêm 1 Page 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Thế nào là "Âm dương":
Âm và Dương theo khái niệm cổ không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ
thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong
từng tế bào, từng chi tiết. Âm và Dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn thống nhất,
trong Dương có mầm mống của Âm và ngược lại. (Xem hình 1, phụ lục 7 – Trang
33)

1.2. Thuyết Âm – Dương:
Từ thực tế cuộc sống, người Trung Quốc cổ đại cho rằng bản thân vũ trụ cũng
như vạn vật được tạo thành nhờ vào sự tác động lẫn nhau của hai lực lượng đối lập
nhau là Âm và Dương, và mọi tai họa trong vũ trụ sở dĩ xảy ra cũng là do sự không
điều hòa được hai lực lượng ấy.
Âm là phạm trù đối lập với Dương, phản ánh những yếu tố (sự vật, hiện
tượng, tính chất, quan hệ …) và khuynh hướng (giống cái, đất, mẹ, vợ, nhu, thuận,
tối, ẩm, phía dưới, bên phải, số chẵn, tĩnh, tiêu cực…)
Dương là phạm trù đối lập với Âm, phản ánh những yếu tố (sự vật, hiện
tượng, tính chất, quan hệ …) và khuynh hướng (giống đực, trời, cha, chồng, cương,
cường, sáng, khô, phía trên, bên trái, số lẻ, động, tích cực…)
Âm và Dương không chỉ phản ánh hai loại lực lượng mà còn phản ánh hai
loại khuynh hướng đối lập, không tách rời nhau, ôm lấy nhau, xoắn vào nhau; vì
vậy, trong Âm có Dương, và trong Dương có Âm. Đó cũng chính là sự thống nhất
giữa cái động và cái tĩnh, trong động có tĩnh và trong tĩnh có động và chúng chỉ khác
ở chỗ, bản tính của Dương là hiếu động, còn bản tính của Âm là hiếu tĩnh. Do thống
nhất, giao cảm với nhau mà Âm và Dương có động, mà động thì sinh ra biến; biến
tới cùng thì hóa để được thông; có thông thì mới tồn vĩnh cửu được. Như vậy, sự
thống nhất và tác động của hai lực lượng, khuynh hướng đối lập Âm và Dương tạo
ra sự sinh thành biến hóa của vạn vật; nhưng vạn vật khi biến tới cùng thì quay trở
lại cái ban đầu.
Đề tài số 5 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
STT 98 – Đề tài 5 – Lương Huệ Thanh – K20 Đêm 1 Page 5

Âm và Dương tác động chuyển hóa lẫn nhau, Dương cực thì Âm sinh, Dương
tiến thì Âm lùi, Dương thịnh thì Âm suy… và ngược lại.
1.3. Thế nào là Ngũ hành:
Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất cụ thể được tạo nên trong thế
giới này đều do năm yếu tố ban đầu là “nước, lửa, đất, cây cỏ và kim loại” tức Ngũ
hành “thủy, hỏa, thổ, mộc, kim”. (Xem hình 2, phụ lục 7 – Trang 33)

Ngũ hành tương sinh: thuộc lẽ thiên nhiên, nhờ nước cây xanh mọc lớn lên
(thủy sinh mộc), cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ (mộc sinh hỏa), tro tàn tích lại đất vàng
thêm (hỏa sinh thổ), lòng đất tạo nên kim loại trắng (thổ sinh kim), kim loại vào lò
chảy nước đen (kim sinh thủy).
Ngũ hành tương khắc: lẽ xưa nay rễ cây đâm xuyên lớp đất dày (mộc khắc
thổ), đất đắp đê cao ngăn nước lũ (thổ khắc thủy), nước dội nhiều nhanh dập lửa
ngay (thủy khắc hỏa), lửa lò nung chảy đồng sắt thép (hỏa khắc kim), thép cứng rèn
dao chặt cỏ cây (kim khắc mộc).
1.4. Thuyết Ngũ hành:
Học thuyết Ngũ hành chủ yếu nói về mối quan hệ phức tạp thể hiện ở quy
luật sinh - khắc - chế - hoá và bổ sung cho thuyết Âm Dương hoàn bị hơn.
Tinh thần cơ bản của thuyết Ngũ hành bao gồm hai phương diện giúp đỡ
nhau gọi là tương sinh và chống chọi nhau gọi là tương khắc. Trên cơ sở sinh và
khắc kết hợp với hiện tượng chế hoá, tương thừa, tương vũ nhằm biểu thị mọi sự
biến hoá phức tạp của sự vật. (Xem hình 3, phụ lục 7 – Trang 33)
Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để sinh trưởng, đem
Ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa
lẫn nhau.
Mộc sinh Hoả = Can sinh Tâm
Hoả sinh Thổ = Tâm sinh Tỳ
Thổ sinh Kim = Tỳ sinh Phế
Kim sinh Thuỷ = Phế sinh Thận
Thuỷ sinh Mộc = Thận sinh Can.
Đề tài số 5 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
STT 98 – Đề tài 5 – Lương Huệ Thanh – K20 Đêm 1 Page 6

Trong luật tương sinh của Ngũ hành còn hàm ý là hành nào cũng có quan hệ
về hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, tức là quan hệ mẫu tử. Trong
quan hệ tương sinh lại có quan hệ tương khắc để biều hiện cái ý thăng bằng, giữ gìn
lẫn nhau.

Luật tương khắc:
Mộc khắc Thổ = Can khắc Tỳ
Thổ khắc Thuỷ = Tỳ khắc Thận
Thuỷ khắc Hoả = Thận khắc Tâm
Hoả khắc Kim = Tâm khắc Phế
Kim khắc Mộc = Phế khắc Can
Tương khắc có nghĩa là ức chế và thắng nhau, trong tình trạng bình thường sự
tương khắc có tác dụng duy trì sự thăng bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì
làm cho sự biến hoá trở nên khác thường. Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có
hai quan hệ: giữa cái thắng nó và cái nó thắng. Hiện tượng tương khắc không tồn tại
đơn độc; trong tương khắc đã có ngụ ý tương sinh, do đó vạn vật tồn tại và phát
triển.
Luật chế hóa: Chế hoá là chế ức và sinh hoá phối hợp với nhau. Trong chế
hoá bao gồm cả hiện tượng tương sinh và tương khắc. Hai hiện tượng này gắn liền
với nhau nhằm biểu thị sự cân bằng trong vạn vật; nhưng nếu có hiện tượng sinh
khắc thái quá hoặc không đủ thì sẽ xảy ra sự biến hoá khác thường. Quy luật chế hoá
Ngũ hành là:
- Mộc khắc thổ, thổ sinh kim, kim khắc mộc.
- Hỏa khắc kim, kim sinh thủy, thủy khắc hỏa.
- Thổ khắc thủy, thủy sinh mộc, mộc khắc thổ.
- Kim khắc mộc, mộc sinh hỏa, hỏa khắc kim.
- Thủy khắc hỏa, hỏa sinh thổ, thổ khắc thủy.
1.5. Mối quan hệ giữa Âm dương và Ngũ hành:
Thời Chiến quốc, Trâu Diễn đã kết hợp hai học thuyết này để giải thích các
sự vật, sự việc, qua đó giúp lĩnh vực khoa học tự nhiên được phát triển. Cuối thời
Đề tài số 5 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
STT 98 – Đề tài 5 – Lương Huệ Thanh – K20 Đêm 1 Page 7

Chiến Quốc, đầu thời Tần Hán có hai xu hướng khác nhau bàn về sự kết hợp giữa
thuyết Âm dương và thuyết Ngũ hành.

- Hướng thứ nhất: Đổng Trọng Thư kết hợp Âm dương, Ngũ hành giữa
con người và tự nhiên có một mối quan hệ thần bí.
- Hướng thứ hai: Tác phẩm "Hoàng Đế Nội kinh" đã sử dụng triết học
Âm dương Ngũ hành làm hệ thống lý luận của y học.
Từ đó, các nhà y học Phương Đông đã vận dụng hai học thuyết này như một
lý luận cơ bản cho nền y học Phương Đông. Các nhà y học Phương Đông cho rằng:
“Cơ thể con người có rất nhiều bộ phận (tạng phủ kinh lạc ), mỗi bộ phận đều có
Dương và Âm được phân loại vào Ngũ hành, cho nên chỉ dùng riêng một học thuyết
để giải thích và phân tích vấn đề của con người có lúc sẽ không được toàn diện. Chỉ
khi nào kết hợp cả hai học thuyết thì mới có thể thu được kết quả đầy đủ. Như Ngũ
tạng, Lục phủ thì tạng là âm, phủ là dương, muốn giải thích sự phát triển của tạng và
phủ thì dùng học thuyết Âm dương để thuyết minh. Nếu nói về quan hệ sinh lý, bệnh
lý giữa tạng và phủ thì dùng học thuyết Ngũ hành để thuyết minh vì giữa ngũ tạng
có quan hệ tương sinh tương khắc, hợp lại là quy luật chế hoá, tương thừa tương
vũ”.
(1)

Vì thế, Y học Phương Đông cũng như các lĩnh vực khác đều phải theo Âm
dương để phân rõ Ngũ hành và theo Ngũ hành để phân biệt Âm dương. Họ đã vận
dụng và kết hợp cả Âm dương và Ngũ hành, khi chúng ta bàn đến thực tế lâm sàng
mới có thể phân tích sâu sắc kỹ càng hơn về những vấn đề trong Y học và các lĩnh
vực khác. Có thể thấy trên cơ sở kết hợp thành một khâu hoàn chỉnh, giữa Âm
dương và Ngũ hành có mối quan hệ không thể tách rời nhau.
Đề tài số 5 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
STT 98 – Đề tài 5 – Lương Huệ Thanh – K20 Đêm 1 Page 8

Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ
HÀNH ĐỐI VỚI LĨNH VỰC Y HỌC CỦA PHƯƠNG ĐÔNG
2.1. Nguồn gốc Y học Phương Đông:
Đông y bắt nguồn từ lưu vực sông Hoàng Hà Trung Quốc, hình thành nên hệ

thống học thuật về nhận thức lý luận trong nền y học Phương Đông: Âm dương,
Ngũ hành. Âm dương và Ngũ hành cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh, việc chữa bệnh
nhằm lập lại trạng thái cân bằng của các yếu tố đó. Các nhà y học Phương Đông dựa
vào hai học thuyết này đã đưa ra 3 học thuyết sau:
- Học thuyết vận khí bao gồm ngũ vận (mộc vận, hỏa vận, thổ vận, kim vận
và thủy vận) và lục khí (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa). Đây là học thuyết nghiên
cứu và tìm hiểu sự biến đổi về thiên văn, khí tượng, khí hậu của giới tự nhiên đối với
sức khoẻ và bệnh tật của cơ thể. Học thuyết này từ lịch pháp thiên văn tính ra biến
đổi khí hậu trong năm và quy luật xảy ra bệnh tật.
- Học thuyết tượng tạng, chủ yếu nghiên cứu về công năng sinh lý và biến
đổi bệnh lý của ngũ tạng (tâm, can, tì, phế, thận), lục phủ (ruột non, ruột già, dạ dày,
bàng quang, túi mật, tam tiêu) và não, tủy, xương, mạch, mật, nữ tử bao.
- Học thuyết kinh lạc có liên quan chặt chẽ với học thuyết tượng tạng. Kinh
lạc là đường qua lại vận hành khí huyết trong cơ thể, có tác dụng nối liền bên trong
và bên ngoài, che phủ toàn thân. Dưới tình hình bệnh lý, hệ thống kinh lạc xảy ra
biển đổi, sẽ xuất hiện triệu chứng bệnh và đặc trưng cơ thể tương ứng, thông qua
những biểu hiện này, có thể chẩn đoán bệnh tật tạng phủ trong cơ thể.
2.2. Sự vận dụng thuyết Âm dương – Ngũ hành vào lĩnh vực y học của
người Phương Đông:
2.2.1. Âm dương Ngũ hành và Cơ thể:
2.2.1.1. Âm dương và cơ thể:
a. Trên là Âm, dưới là Dương:
Theo cách phân chia này thì đầu là “Âm” và chân là “Dương”.
Đề tài số 5 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
STT 98 – Đề tài 5 – Lương Huệ Thanh – K20 Đêm 1 Page 9

Theo các nhà nghiên cứu: Ở tư thế nằm, đầu thấp, chân cao sẽ dễ nhớ và tiếp
thu nhanh hơn, họ cho rằng vì máu dồn về não giúp não làm việc tốt hơn.
Người khỏe mạnh, trên mát (âm), dưới ấm (dương), tức Thủy giao xuống
dưới, Hỏa giao lên trên, gọi là Thủy hỏa ký tế.

Ngược lại, khi bị bệnh thì trên nóng (dương), dưới lạnh (âm), tức là Thủy hỏa
không tương giao với nhau gọi là Thủy hỏa vị tế.
b. Bên trái là Dương, bên phải là Âm:
Một cách tự nhiên, hầu như bao giờ chân trái cũng khởi động trước. Theo các
nhà nghiên cứu, khi chuyển động trái đất tạo nên 1 dòng điện gọi là địa từ lực lôi
cuốn mọi vật - địa từ lực này mang đặc tính âm. Theo nguyên tắc vật lý, 2 vật cùng
cực đẩy nhau, khác cực hút nhau. Lực của trái đất là Âm, do đó sẽ hút lực Dương, vì
thế có thể coi như chân trái mang đặc tính Dương. Điều này rất có giá trị trong việc
điều trị bằng châm cứu khi phải chọn huyệt để châm.
c. Trong (Bụng, Ngực) là Âm, ngoài (Lưng) là Dương:
“Thiên Ngũ Tạng Sinh Thành Luận” ghi: "Phù ngôn chi Âm dương, Nội vi
Âm, ngoại vi Dương, Phúc vi Âm, Bối vi Dương" (nói về Âm dương, trong thuộc
Âm, ngoài thuộc Dương, bụng thuộc Âm, lưng thuộc Dương).
Ngay từ trong bào thai, sự sắp xếp theo thứ tự trên cũng khá rõ: Bào thai nam,
Dương khí tụ ở lưng nên thường quay lưng ra, do đó bụng người mẹ thường có dạng
tròn và cứng. Trái lại, bào thai nữ, Âm khí tụ ở ngực nên thường quay mặt ra ngoài,
do đó bụng người mẹ thường có dạng hình bầu dục (gáo nước) và mềm.
d. Âm dương và Tạng Phủ
(2)
:
“Thiên Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận" ghi: "Lục phủ giai vi dương, Ngũ
tạng giai vi âm" (Lục phủ thuộc dương, Ngũ tạng thuộc âm). Như thế Tâm, Can, Tỳ,
Phế, Thận thuộc Âm, còn Tiểu Trường, Đởm, Vị, Đại Trường, Bàng quang, Tam
Tiêu thuộc Dương. Tâm Bào, được coi như 1 tạng mới, nên thuộc âm.
Có thể tạm hiểu như sau: theo "Kinh Dịch" mỗi vật thể, hiện tượng đều do 2
yếu tố: THỂ (hình thể) và DỤNG (công dụng, chức năng) tạo nên. Xét một vật nào
Đề tài số 5 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
STT 98 – Đề tài 5 – Lương Huệ Thanh – K20 Đêm 1 Page 10

đó, có thể có hình dạng (thể) là Âm nhưng lại có công dụng là Dương hoặc ngược

lại “Thể” là Dương nhưng “Dụng” là Âm.
2.2.1.2. Ngũ hành và Tạng phủ:
Nếu đem đồ hình Thái cực áp dụng vào khuôn mặt và nhìn từ sau ra trước ta
thấy:
- Trán thuộc Tâm.
- Cằm thuộc Thận.
- Má bên trái thuộc Can.
- Má bên phải thuộc Phế.
- Mũi thuộc Tỳ (trung ương).
Việc phân chia này giúp ích rất nhiều trong việc chẩn bệnh. Thí dụ: Nhìn thấy
dấu hiệu báo bệnh ở vùng cằm có thể nghĩ đến bệnh lý ở thận
Nếu xếp đồ hình dọc theo cơ thể con người ta thấy:
- Từ ngực trở lên thuộc Tâm.
- Từ thắt lưng xuống thuộc Thận.
- Nửa bên trái thuộc Can.
- Nửa bên phải thuộc Phế.
- Bụng thuộc Tỳ.
Sự phân chia này cũng giúp ích rất nhiều trong việc chẩn bệnh. Thí dụ: Có
nhiều người chỉ cảm thấy lạnh nửa bên người
Những người liệt nửa bên trái thường kèm theo đau nửa đầu, chảy nước mắt
sống (những biểu hiện của Can) Liệt nửa phải thường kèm theo nói khó khăn,
khó đi cầu (những biểu hiện của Phế, Đại trường)
2.2.2. Âm dương Ngũ hành và Sinh lý
(3)
:
2.2.2.1. Âm dương và Sinh lý:
Sự thay đổi của Âm khí và Dương khí trong cơ thể con người phụ thuộc vào
thiên nhiên. Sự biến đổi này sẽ gây ra những chuyển biến về mặt tâm, sinh lý của
con người và tình trạng sức khỏe của con người sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất vào thời
Đề tài số 5 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA

STT 98 – Đề tài 5 – Lương Huệ Thanh – K20 Đêm 1 Page 11

điểm giao mùa, đặc biệt là những người mang sẵn bệnh tật trong cơ thể trở nên yếu
ớt hơn, bệnh dễ phát tác hơn.
- Mùa xuân là mùa dương khí trong trời đất bắt đầu hội tụ và tăng lên.
- Mùa hè là mùa dương khí ở mức cực đại và âm khí yếu.
- Mùa thu là thời điểm âm khí trong trời đất và trong cơ thể con người
bắt đầu có sự thay đổi lên cao dần, trong khi đó mức dương khí thấp dần.
- Mùa đông là mùa âm khí ở mức cực đại và dương khí ở cực tiểu.
2.2.2.2. Ngũ hành và Sinh lý:
a. Quan niệm cổ truyền:
Ứng dụng Ngũ hành vào mặt sinh lý con người là đem ngũ tạng sánh với Ngũ
hành, dựa vào đặc tính sinh lý của ngũ tạng để tìm ra sự liên hệ với Ngũ hành.
Can và Hành mộc: tính của cây gỗ thì cứng cỏi giống như chức năng của
Can là một vị tướng, vì thế dùng hành Mộc ví với can.
Tâm và Hành hỏa: Lửa cháy thì bốc lên, giống như Tâm bốc lên mặt và
lưỡi, vì thế dùng hành Hỏa ví với Tâm.
Tỳ và Hành thổ: Đất là mẹ đẻ của muôn vật, như con người sinh tồn được là
nhờ vào các chất dinh dưỡng do Tỳ vị cung cấp, vì thế dùng Hành thổ ví với Tỳ.
Phế và Hành kim: Kim loại thường phát ra âm thanh giống như con người
phát ra tiếng nói nhờ Phế, vì thế dùng hành Kim ví với Phế.
Thận và Hành thủy: Nước có tác dụng đi xuống, thấm nhuần mọi chỗ,
giống như nước uống vào thì một phần thấm vào cơ thể, phần còn lại theo đường
tiểu bài tiết ra ngoài, vì vậy đem hành Thủy ví với Thận.
b. Quan niệm hiện đại:
Dựa theo công năng cơ thể, tìm sự tương ứng với hành nào đó trong Ngũ
hành để giải thích sự biến chuyển của Ngũ hành.
Hành Mộc và sự vận động: Đó là sự vận động của các cơ bắp, các sợi cơ ở
khắp cơ thể.
Đề tài số 5 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA

STT 98 – Đề tài 5 – Lương Huệ Thanh – K20 Đêm 1 Page 12

Hành Hỏa và sự phát nhiệt: Đó là sự sản sinh nhiệt năng do sự chuyển hóa
của các tế bào.
Hành Thổ và sự bài tiết: Đó là sự vận động đưa chất ra ngoài cơ thể.
Hành Kim và sự hấp thụ: Đó là sự vận động thu hút các chất vào cơ thể.
Hành Thủy và sự tàng trữ: Đó là sự vận động tàng trữ các chất trong cơ thể
để dùng khi cần thiết.
c. Giữa hai quan niệm cổ điển và hiện đại có một số điều khác biệt:
Nếu đứng về quan niệm cổ điển, mỗi hành chỉ ảnh hưởng đến một tạng. Thí
dụ: Can Mộc, Tâm Hỏa, Tỳ Thổ, Phế Kim và Thận Thủy.
Theo quan niệm hiện đại, mỗi hành đều ảnh hưởng và chi phối đến ngũ tạng.
Ngoài ra, mỗi hành đều có hai mặt mâu thuẫn và thống nhất: Âm và Dương.
Do đó ta có: Âm Mộc, Dương Mộc, Âm Hỏa, Dương Hỏa, Âm Thổ, Dương Thổ,
Âm Kim, Dương Kim, Âm Thủy, Dương Thủy. Việc phân biệt này sẽ giúp ích rất
nhiều trong việc chọn huyệt để điều trị thích hợp.
2.2.3. Âm dương Ngũ hành và Bệnh lý:
2.2.3.1. Âm dương và Bệnh lý:
a. Quá trình phát sinh bệnh:
Mỗi hiện tượng đều có hai mặt: Dương (hưng phấn) và Âm (ức chế), nếu một
trong hai tác động trên mạnh hoặc suy kém khác thường làm cho mất trạng thái quân
bình Âm dương sẽ dẫn tới tình trạng bệnh lý gọi là thiên suy hoặc thiên thắng (Xem
hình 4, phụ lục 7 – Trang 33)
- Thiên Thắng: Dương thắng quá, gây chứng nhiệt (sốt, tiểu đỏ ). Âm thắng
gây chứng hàn (lạnh, tiêu chảy ).
- Thiên Suy: Dương hư (lão suy, hưng phấn, thần kinh giảm ). Âm hư (mất
nước, ức chế thần kinh giảm ).
Tuy nhiên, nếu Âm suy quá thì Âm bị bệnh sinh ra chứng nội nhiệt, gọi là
Âm hư sinh nội nhiệt. Nếu Dương suy quá thì Dương bị bệnh và sinh ra chứng hàn ở
ngoài, gọi là Dương hư sinh ngoại hàn.

Đề tài số 5 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
STT 98 – Đề tài 5 – Lương Huệ Thanh – K20 Đêm 1 Page 13

Khi một mặt Âm hay Dương ngày càng thịnh và không ngừng phát triển về
một phía đối lập, bệnh sẽ diễn biến theo hướng: Nhiệt quá hóa Hàn (nhiệt cực sinh
hàn) như sốt cao kéo dài gây mất nước Hoặc Hàn quá hóa nhiệt (Hàn cực sinh
nhiệt) như tiêu chảy, nôn mửa kéo dài gây mất nước, điện giải làm nhiễm độc thần
kinh gây sốt (Xem phụ lục 1 – Trang 26)
b. Hư chứng, Thực chứng:
Bệnh tật (sự rối loạn Âm dương) phát sinh ra do nhiều nguyên nhân: Dương
thực, Âm thực (hưng phấn) hoặc Dương hư, Âm hư (ức chế).
Thí dụ: triệu chứng sốt, chứng âm hư Hỏa thượng (Xem phụ lục 2 – Trang
27)
c. Âm dương thực giả:
Trên lâm sàng, nhiều hội chứng dễ gây lẫn lộn Âm dương nếu không chẩn
bệnh một cách kỹ lưỡng, đó được gọi là các hội chứng thực giả.
- Dương cực tựa Âm: Do nhiệt độ tới chỗ cùng cực, phục vào trong cơ thể gây
ra người lạnh, hôn mê giống như âm chứng, chỉ khác ở chỗ là trong lạnh nhưng
không thích đắp ấm, thần khí tuy hôn mê nhưng sắc mặt vẫn tươi, mạch tuy Trầm
nhưng Hoạt và có lực ð Khi trị liệu phải dùng thuốc Hàn.
- Âm cực tựa Dương: Do hàn tà đến chỗ cùng cực, đẩy Dương hỏa ở trong ra
ngoài gây ra mình nóng, buồn phiền, khát nước, giống như Dương chứng nhưng chỉ
khác ở chỗ mình nóng mà thích đắp chăn ấm, miệng khát mà uống nước lạnh vào lại
mửa ra ngay. Mạch thường Trầm Tế, không lực ð Khi trị liệu, phải dùng thuốc
nhiệt (ôn nóng), nếu dùng lầm thuốc hàn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
d. Âm Thăng Dương Giáng:
Huyết thuộc Âm, phải thăng (đi lên), nếu huyết hư không đi lên được phần
trên không được huyết nuôi dưỡng gây chóng mặt, hoa mắt nguyên nhân do âm
hư, cần bổ âm.
Khí thuộc Dương, phải giáng (đi xuống), khí không làm tròn chức năng thay

vì đi xuống lại đi lên gọi là khí nghịch, gây ra chứng hen suyễn, khó thở, nguyên
nhân do khí nghịch, cần điều chỉnh ở khí.
Đề tài số 5 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
STT 98 – Đề tài 5 – Lương Huệ Thanh – K20 Đêm 1 Page 14

2.2.3.2. Ngũ hành và Bệnh lý:
Ứng dụng Ngũ hành vào bệnh lý, chủ yếu vận dụng quy luật Sinh Khắc,
Tương Thừa, Tương Vũ, Phản sinh khắc để giải thích các quan hệ bệnh lý khi một
cơ quan, tạng phủ nào đó có sự xáo trộn gây ra mất thăng bằng thái quá (hưng phấn)
hoặc bất cập (ức chế). Ngoài ra, có thể dùng các biểu hiện của Ngũ hành để tìm ra sự
xáo trộn ở các Hành, Tạng phủ, cơ quan.
Tuy nhiên, một hành nào đó có sự thay đổi cũng dẫn tới cả năm hành thay đổi
theo, nhất là trong các hội chứng bệnh. Do đó, mối quan hệ giữa các hành là mối
quan hệ giữa năm hành Mỗi hành khi có sự xáo trộn có thể do năm nguyên nhân:
Chính tà, Hư tà, Thực tà, Vi tà và Tặc tà.
2.2.4. Âm dương Ngũ hành và Chẩn bệnh:
Trong điều trị bệnh, việc chuẩn đoán chính xác triệu chứng là yếu tố then
chốt dẫn đến cách chữa bệnh hữu hiệu.
2.2.4.1. Âm dương và Chẩn bệnh:
Việc chẩn đoán bệnh tật cần phải dựa vào sự biến hoá của Âm dương vì Âm
dương mất điều hoà là gốc của sự biến hoá bệnh lý. Dù dùng cách biện chứng nào
(theo tạng phủ, theo kinh lạc, theo khí huyết tân dịch, theo lục kinh, theo vệ khí dinh
huyết, theo tam tiêu) cũng đều quy về bát cương là biểu, lý, hàn, nhiệt, hư, thực và
Âm dương (tổng cương). Biểu chứng, nhiệt chứng, thực chứng đều thuộc về Dương.
Lý chứng, hàn chứng, hư chứng đều thuộc về Âm, cho nên bệnh tình tuy thiên biến
vạn hoá song không ra ngoài phạm vi của Âm dương.
Thiên Âm dương ứng tượng đại luận sách Tố Vấn ở Thiên 5 nói: "Người giỏi
chẩn bệnh khi xem sắc án mạch, trước tiên phải phân biệt cho được Âm dương",
hiểu biết Âm dương là mấu chốt chủ yếu của việc chẩn bệnh. Trên cơ sở chẩn đoán,
phải điều trị theo nguyên tắc trị bệnh cần tìm cái gốc của nó. Ý là phải tìm ra sự

thiên thắng thịnh suy của Âm dương để tiến hành điều trị làm cho Âm dương trở lại
thăng bằng.
Thiên chí chân yếu đại luận sách Tố Vấn Thiên 74 nói: "Cẩn thận tìm xem
Âm dương mất cân bằng ở đâu để điều hoà cho thăng bằng ở đó là được", có thể
Đề tài số 5 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
STT 98 – Đề tài 5 – Lương Huệ Thanh – K20 Đêm 1 Page 15

thấy điều hoà Âm dương là nguyên tắc chung của việc chữa bệnh, theo tinh thần
bệnh dương chữa âm, bệnh âm chữa dương. Đó là phép chữa thẳng vào mặt âm, mặt
dương để khôi phục lại thăng bằng Âm dương cho bệnh nhân.
2.2.4.2. Ngũ hành và Chẩn bệnh:
Căn cứ vào các triệu chứng xuất hiện qua Ngũ hành như: Ngũ sắc, Ngũ vị,
Ngũ quan, Ngũ chí để tìm ra tạng phủ tương ứng gây bệnh.
Theo y học Phương Đông, Ngũ hành gồm năm yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa,
Thổ gắn liền với năm cơ quan: trán, mũi, cằm, hai má và gắn liền với sự vận động
đang xảy ra bên trong cơ thể như: tim, phổi, trí não và trạng thái tinh thần
- Trán:
Trán (nhân tố Hỏa) liên quan mật thiết đến tim, ruột non và yếu tố tinh thần.
Khi khám vùng trán, nhìn thấy trán màu đỏ hoặc lờ mờ những mạch máu đỏ
xuất hiện bất thường, chứng tỏ tim của bạn có vấn đề; da trán đổi màu cũng cho thấy
cảm xúc thay đổi gần đây như bạn đang đau buồn hoặc mất kiểm soát vì điều gì
phiền lòng trong cuộc sống. Điều này rất dễ nhận ra với những người hay có tâm
trạng dễ xáo trộn, họ sẽ có những nếp nhăn trên trán, giữa hai lông mày.
- Mũi:
Mũi (nhân tố Thổ) là cơ quan biểu hiện tình trạng sức khỏe của dạ dày, lá
lách và tuyến tụy.
Dấu hiệu bất thường qua các mụn hai bên cánh mũi, nó cho thấy bữa ăn của
bạn ngày hôm trước như bạn ăn quá nhiều đồ cay, rán kỹ, đồ béo hoặc đồ có chứa
nhiều đạm, kết quả là bạn sẽ bị khó tiêu hóa, táo bón hoặc tiêu chảy.
Các mao mạch vỡ hoặc màu đỏ chạy dọc trên sống mũi có thể chỉ ra rằng bạn

lạm dụng rượu hoặc đơn giản bạn đang lo lắng quá mức và stress.
- Cằm:
Cằm (nhân tố Thủy) liên quan đến thận và bàng quang, bao gồm cả hệ thống
hormon và các tuyến trên cơ thể, da quanh cằm và miệng có những mảng tối màu
chỉ ra vấn đề về thận và bàng quang, mụn trứng cá trên cằm cũng chứng tỏ hormone
mất cân bằng. Vấn đề này thường do cơ thể đang tạo ra quá nhiều hormone sinh dục.
Đề tài số 5 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
STT 98 – Đề tài 5 – Lương Huệ Thanh – K20 Đêm 1 Page 16

Nhìn vào nhân trung, nếu đường ngang trên nhân trung đổi màu chỉ ra vấn đề viêm
dạ con hoặc u xơ tử cung.
- Má phải:
Má phải (nhân tố Kim) kết nối với phổi và ruột già, vấn đề với phổi và các
ruột già thường biểu hiện qua sự biến màu da trên má bằng mụn trứng cá nhẹ xuất
hiện hay má hơi đỏ một cách bất thường, cơ thể đang nhiễm lạnh, hô hấp có vấn đề
cũng biểu hiện ngay lập tức trên má. Người sắp hen cũng sẽ có những biểu hiện trên
má phải như: đỏ, vảy, hoặc hơi xanh xao, thô ráp…Sắc hơi xanh trên má phải có thể
báo nguy về viêm phổi hoặc thiếu oxy khi co thắt cuống phổi.
- Má trái:
Má trái (nhân tố Mộc) gắn liền với gan, túi mật. Vỡ mao mạch hay đỏ má,
đặc biệt là gần ngay cạnh cánh mũi, chỉ ra bạn gan nóng, viêm gan hoặc có độc tố
trong gan. Mạch phồng, má thô ráp và đỏ đôi khi là dấu hiệu của huyết áp cao và tức
giận dồn nén trong lòng. Sắc hơi vàng nhạt trên má trái, phía dưới mắt chỉ ra bệnh
sỏi mật hay lượng cholesterol hoặc chất béo tự nhiên quá cao mà gây ảnh hưởng đến
quá trình hoạt động của hệ thống gan mật.
2.2.5. Âm dương Ngũ hành và Dược liệu:
2.2.5.1. Âm dương và Dược liệu:
a. Ngũ vị, tứ tính và thuộc tính Âm dương hàn nhiệt của thuốc đông dược:
Ngũ vị là năm vị: tân (cay), toan (chua), khổ (đắng), cam (ngọt), hàm (mặn),
trong đó: cay, ngọt thuộc Dương; đắng, mặn thuộc vị, có thuộc tính Âm; vị chua vừa

có Dương vừa Âm.
Tứ tính là nói về sự thăng giáng trầm phù, những vị thuốc tỷ trọng nhẹ như
hoa lá cành khi tác dụng trong cơ thể có xu hướng thăng lên trên và phù việt ra ngoài
thuộc dương, những vị thuốc tỷ trọng nặng như thân rế hạt, khoáng vật tác dụng
trong cơ thể có xu hướng trầm giáng xuống và thẩm lợi vào trong thuộc âm.
Thuộc tính Âm dương trong thuốc, những thuốc nâng cao cơ năng hoạt động
của con người như thuốc bổ khí, thuốc bổ dương, thuốc tăng dị hóa, tăng hoạt động
cơ thể, tăng hưng phấn thần kinh là thuốc có thuộc tính dương, gọi là dương dược.
Đề tài số 5 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
STT 98 – Đề tài 5 – Lương Huệ Thanh – K20 Đêm 1 Page 17

Những thuốc bồi bổ dinh dưỡng cho tạng phủ, bổ huyết, bổ âm, tăng quá trình đồng
hóa, giảm hưng phấn tăng ức chế thần kinh, có tác dụng giảm hoạt động, an thần
có thuộc tính âm, gọi là âm dược.
Thuộc tính hàn nhiệt trong thuốc, những thuốc ấm, thuốc nóng, rất nóng là
thuốc có tính nhiệt chỉ dùng cho bệnh do hàn gây ra; Thuốc mát, thuốc lạnh, rất lạnh
chỉ dùng cho bệnh nhiệt, ôn, hỏa viêm là thuốc có tính hàn; tính hàn thuộc âm dược,
tính nhiệt là dương dược.
Vị đạm, tính bình là chỉ những vị thuốc không có vị cay, chua, đắng, ngọt,
mặn và cũng không nóng, không lạnh.
b. Cách sử dụng thuốc theo học thuyết Âm dương:
Bệnh có bản chất là nhiệt phải dùng thuốc đối lập đó là thuốc có tính hàn và
ngược lại, tùy theo mức độ nhiệt, hàn mà dùng thuốc hàn, nhiệt mạnh hay yếu, liều ít
hay nhiều. Thí dụ cách sử dụng thuốc (Xem phục lục 3 – Trang 28)
2.2.5.2. Ngũ hành và Dược liệu:
Y học cổ truyền dùng Ngũ hành áp dụng vào việc sử dụng thuốc đối với bệnh
tật của tạng phủ trên cơ sở liên quan giữa Vị, Sắc… đối với tạng phủ, đây là nền
tảng của việc “Quy Kinh”
(4)
.

Việc áp dụng màu sắc của Ngũ hành vào dược liệu cũng đang được các nước
Phương Tây quan tâm đến và áp dụng việc dán nhãn vào các loại thực phẩm căn cứ
theo các giá trị dinh dưỡng:
- Nhãn xanh đậm trên các sản phẩm sữa chỉ rõ rằng các loại thực phẩm đó
tốt cho xương và răng.
- Màu vàng dán vào bánh mì và các loại ngũ cốc chỉ rõ rằng những loại này
là thức ăn cung cấp năng lượng.
- Màu xanh lục dán vào rau quả là bổ mắt.
- Màu đỏ dán vào cá và thịt chỉ rõ những loại này bổ máu và cơ.
2.2.6. Âm dương Ngũ hành và Châm Cứu:
2.2.6.1. Âm dương và Châm Cứu:
a. Âm dương và Kinh Lạc:
Đề tài số 5 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
STT 98 – Đề tài 5 – Lương Huệ Thanh – K20 Đêm 1 Page 18

- Theo nguyên tắc thăng giáng:
· Các kinh âm ở tay, đi lên, tức đi từ vùng nách, ngực lên ngón tay (theo
chiều ly tâm). Các kinh Dương ở tay, đi xuống, tức từ các ngón tay đi
vào ngực, nách (theo chiều hướng tâm).
· Các kinh âm ở chân, đi lên, tức từ các ngón chân đi lên đầu mặt (theo
chiều hướng tâm). Các kinh dương ở chân đi xuống, tức từ đầu mặt đi
xuống chân (theo chiều ly tâm).
· Cần ghi nhớ hướng đi của các đường kinh vì rất cần thiết trong việc áp
dụng nguyên tắc Bổ tả trong châm cứu.
- Theo nguyên tắc trong ngoài:
Âm trong, Dương ngoài thì các kinh ở phía trong chân, tay thuộc âm (Phế,
Tâm, Tâm bào, Thận, Can, Tỳ) và các kinh ở phía ngoài chân tay thuộc dương (Đại
trường, Tiểu trường, Tam tiêu, Bàng quang, Đởm, Vị). Ngoài ra, bụng thuộc Âm
nên Nhâm mạch thuộc âm, lưng thuộc dương nên Đốc mạch thuộc Dương.
b. Âm dương và Huyệt:

Để phân biệt huyệt vị theo Âm dương, có thể theo một số nguyên tắc sau:
Bên trái là Dương, bên phải là Âm, do đó các huyệt bên trái mang đặc tính dương
(hưng phấn) gọi là Dương huyệt. Các huyệt bên phải mang đặc tính âm (ức chế) gọi
là âm huyệt. Việc phân biệt âm huyệt, dương huyệt có giá trị rất lớn trong việc chọn
huyệt điều trị cho thích hợp. Thí dụ bệnh Phế (Xem phụ lục 4 – Trang 30)
2.2.6.2. Ngũ hành và Châm cứu:
Các kinh thư cổ đã áp dụng Ngũ hành vào một số huyệt vị nhất định là Tỉnh,
Vinh (Huỳnh), Du, Kinh, Hợp, gọi là Ngũ du huyệt.
Sự sắp xếp thứ tự của Ngũ du không thay đổi nhưng thứ tự của Ngũ hành lại
thay đổi tùy thuộc vào Âm dương của đường kinh. Kinh âm khởi đầu bằng Mộc,
kinh dương bắt đầu bằng Kim, sau đó cứ theo thứ tự tương sinh mà sắp xếp huyệt.
Ngũ Du Tỉnh Vinh (Huỳnh)

Du Kinh Hợp
Kinh Âm Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
Kinh Dương

Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ
Đề tài số 5 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
STT 98 – Đề tài 5 – Lương Huệ Thanh – K20 Đêm 1 Page 19

Nhận xét về cách phân chia ta thấy:
Nếu chỉ phân chia như trên sẽ không đủ để giải quyết vấn đề mâu thuẫn thống
nhất là Âm dương ngay trong mỗi hành và trong mỗi hành đều có Âm dương, do đó,
mỗi huyệt của Ngũ du cũng đều có Âm dương. Vì vậy, cùng một huyệt, cùng một
tên, cùng một chức năng nhưng lại có hai công dụng khác nhau là Dương Hỏa (hưng
phấn Hỏa) và Âm hỏa (ức chế Hỏa)
2.2.7. Âm dương Ngũ hành và Điều trị:
2.2.7.1. Âm dương và Điều trị:
Điều trị bệnh là lập lại sự quân bình Âm dương bằng nhiều phương pháp khác

nhau, các y sĩ thường dùng châm cứu và cho thuốc uống để chữa bệnh.
- Nguyên tắc chung:
Bệnh do dương thịnh phải làm suy giảm phần dương (Tả dương), bệnh do âm
thịnh phải làm suy giảm phần âm (Tả âm).
- Về thuốc:
· Bệnh về Âm dùng thuốc Dương (ôn, nhiệt) để chữa.
· Bệnh về Dương, dùng thuốc Âm (Hàn, lương) để chữa.
- Về châm cứu:
· Bệnh nhiệt dùng châm, Bệnh hàn dùng cứu.
· Bệnh thuộc Tạng (âm), dùng các Du huyệt ở lưng (dương) để chữa.
· Bệnh thuộc Phủ (dương), dùng các huyệt Mộ ở ngực, bụng (âm) để
chữa.
2.2.7.2. Ngũ hành và Điều trị:
Trong việc điều trị, cần nắm vững quy luật Sinh Khắc của Ngũ hành thì việc
trị liệu mới đạt được hiệu quả cao.
a. Tương sinh:
Cần nhớ nguyên tắc: "Hư bổ mẫu, Thực tả tử".
- Hư bổ mẫu: phải nhớ chính xác “cái sinh ra nó” để bổ cho mẹ nó thì mẹ nó
giúp cho nó và như thế nó sẽ lành bệnh.
Đề tài số 5 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
STT 98 – Đề tài 5 – Lương Huệ Thanh – K20 Đêm 1 Page 20

- Thực Tả Tử là điều trị ở tạng phủ hoặc kinh được “nó sinh ra”.
Thí dụ: Mộc sinh hỏa thì thay vì tả Mộc lại tả Hỏa. Do đó, trong châm cứu,
thay vì Tả Huyệt Đại Đôn (Mộc huyệt của can) lại Tả huyệt Hành gian (Hỏa
huyệt của Can).
b. Tương khắc:
Dùng quy luật tương khắc để điều chỉnh rối loạn giữa các hành. Ví dụ: người
bệnh xuất huyết, huyết màu đỏ thuộc Hỏa, có thể dùng những vị thuốc màu đen
(hoặc sao cháy thành than) như Cỏ mực, Trắc bá, để chữa, vì màu đen thuộc Thủy,

Thủy khắc Hỏa.
c. Bảng tóm tắt điều trị bằng ngũ hành:
Tạng Phủ
Bổ,
Hư Bổ Mẫu
Lý Do
Tả,
Thực Tả Tử
Lý Do
Can Mộc Thận Thủy Thủy sinh Mộc

Tâm Hỏa Mộc sinh Hỏa
Tâm Hỏa Can Mộc Mộc sinh Hỏa Tỳ Thổ Hỏa sinh Thổ
Tỳ Thổ Tâm Hỏa Hỏa sinh Thổ Phế Kim Thổ sinh Kim
Phế Kim Tỳ Thổ Thổ sinh Kim Thận Thủy Kim sinh Thủy

Thận Thủy Phế Kim Kim sinh Thủy Can Mộc Thủy sinh Mộc


2.2.8. Âm dương Ngũ hành và Phòng Bệnh:
2.2.8.1. Âm dương và Phòng Bệnh:
Dương sinh dương, cơn nóng giận, tức tối nay sẽ sinh cơn nóng giận tức tối
khác. Cần làm âm hóa chúng bằng những tư tưởng và hành động âm như nghĩ đến
những sự yên tĩnh, hoà bình dùng những lời nói êm dịu, nhẹ nhàng đến những
nơi thanh tĩnh, yên lặng
Âm sinh âm, sự chán nản, buồn phiền này sẽ dẫn đến sự chán nản buồn phiền
khác. Cần làm dương hóa chúng bằng những tư tưởng và hành động dương như hoạt
động tích cực, hăng say, dùng những lời nói quyết đoán phấn khởi
2.2.8.2. Ngũ hành và Phòng Bệnh:
Đề tài số 5 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA

STT 98 – Đề tài 5 – Lương Huệ Thanh – K20 Đêm 1 Page 21

Dựa vào Ngũ hành vận khí để biết được đặc điểm của bệnh tật từng năm để
dự phòng.
Dựa vào màu sắc, khí, vị của thức ăn, mà biết bệnh gì nên ăn hoặc kiêng
những gì.
Việc áp dụng Ngũ hành cho từng trường hợp, từng sự việc để tìm ra mối quan
hệ gây rối loạn dẫn đến xáo trộn bệnh lý. Công việc này đòi hỏi phải đào sâu vào
từng hành để tìm ra những mối quan hệ và sự rối loạn giữa các hành. Về phương
diện y học cổ truyền lẫn y học hiện đại, nắm được phương pháp lý luận biện chứng,
sẽ giúp rất nhiều trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
2.2.9. Điều hòa Âm dương Ngũ hành:
2.2.9.1. Thế nào là điều hòa Âm dương và Ngũ hành:
Âm dương đối lập nhưng vận động thống nhất, có mức độ, có trật tự, hợp
thời; nếu hoạt động của Âm dương không đúng độ, thời điểm, chỗ nương tựa, mất đi
sự điều hòa, dẫn đến Âm dương thất điều (thái âm, thái dương, thiếu âm, thiếu
dương). Biểu tượng của thái cực là do âm ngư và dương ngư kết hợp mà thành, sử
dụng chữ S để chia thành hai phần, nó biểu thị Âm dương là sự chuyển hóa hai chiều
mất đi rồi phát triển không ngừng.
Theo học thuyết Ngũ hành, một tạng trong cơ thể có mối quan hệ mật thiết
với bốn tạng còn lại giống như một hành trong Ngũ hành cũng có mối quan hệ mật
thiết với bốb hành còn lại, có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau hay kìm chế lẫn nhau theo
qui luật tương sinh, tương khắc. Đó là hoạt động điều hòa cân bằng trong điều kiện
bình thường.
2.2.9.2. Vì sao phải điều hòa Âm dương và Ngũ hành:
Cân bằng Âm dương là nền móng của hoạt động sống. Nếu Âm dương cân
bằng, cơ thể con người khỏe mạnh; nếu Âm dương mất cân bằng, cơ thể con người
sinh ra bệnh tật. Chúng ta muốn biết được quá trình phát triển của bệnh, đi sâu vào
nghiên cứu bản chất của bệnh thì phải đi sâu vào nghiên cứu sự biến đổi Âm dương
trong cơ thể. Vận dụng qui luật và hình thức thay đổi vận động đối lập, thống nhất

của Âm dương để có phương pháp chẩn đoán, phòng tránh và điều trị bệnh.
Đề tài số 5 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
STT 98 – Đề tài 5 – Lương Huệ Thanh – K20 Đêm 1 Page 22

Trong điều kiện sinh lý bình thường, khi các yếu tố Ngũ hành phân bổ đều
khắp trên cơ thể con người (theo trật tự sinh khắc) cơ thể con người khỏe mạnh, nếu
phá vỡ qui luật này, cơ thể con người sẽ xuất hiện bệnh tật.
Việc điều hòa Âm dương - Ngũ hành là vấn đề mấu chốt để giữ cho cơ thể
được khỏe mạnh.
2.2.9.3. Làm thế nào để duy trì điều hòa Âm dương - Ngũ hành:
Âm dương của con người tương thông, tương ứng với sự thay đổi vận động
của Âm dương giới tự nhiên, mối quan hệ khắng khít không thể tách rời. Sự biến đổi
khí hậu (bốn mùa) là quy luật khách quan của tự nhiên, con người cũng thế, chỉ có
thích ứng với quy luật sinh dưỡng bốn mùa thì cơ thể con người mới có thể cân bằng
Âm dương, theo qui luật xuân hạ dưỡng dương, thu đông dưỡng âm.
Ngoài ra, chúng ta có thể cân bằng Âm dương thông qua ẩm thực. Người ta
phân loại thức ăn theo Ngũ hành dựa vào màu sắc (ngũ sắc), mùi vị (ngũ vị) mà suy
ra tác dụng của món ăn đối với cơ thể. Sau đó áp dụng nguyên tắc ăn uống theo qui
luật của Ngũ hành như dùng thức ăn phù hợp với tình hình sức khỏe của mình sao
cho duy trì được thế quân bình (đối với người khỏe) hoặc tái lập mối quan hệ quân
bình của Ngũ hành trong cơ thể (đối với người đau ốm). Tránh tình trạng dùng thái
quá một món ăn nào đó thì có thể hại sức khỏe.
Đề tài số 5 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
STT 98 – Đề tài 5 – Lương Huệ Thanh – K20 Đêm 1 Page 23

Chương 3: ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH VÀ ƯU NHƯỢC ĐIỂM
CỦA Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG
3.1. Ưu điểm của Y học Phương Đông:
Dựa trên nền tảng tư tưởng Triết học, lấy Học thuyết Âm dương – Ngũ hành
làm cơ sở lý luấn, Y học Phương Đông đã đi sâu vào nghiên cứu sự vận động của cơ

thể con người và mối quan hệ giữa nó với quy luật tư nhiên.
3.1.1. Không xem cơ thể bệnh nhân là chiến trường
Không giống như Y học Phương Tây xem bệnh là một kẻ thù, xem cơ thể
bệnh nhân là chiến trường, để chữa lành bệnh cho bệnh nhân thì cần phải tiêu diệt
hết mọi kẻ thù, thà “giết nhầm” cũng không thể bỏ xót, nếu bộ phận nào không chữa
được thì cắt bỏ bộ phận đó. Ngược lại, Y học Phương Đông chẩn bệnh dựa trên
trạng thái của Âm – Dương và sự xung khắc của Ngũ hành trong cơ thể, chỉ cần tìm
cách đưa cơ thể trở về trạng thái cân bằng ban đầu thì bệnh sẽ lành.
3.1.2. Có thể chẩn bệnh trong mọi hoàn cảnh
Để chẩn đoán và chữa trị bệnh, Tây Y cần sự trợ giúp của các thiết bị Y khoa
hiện đại và tinh vi, các thuốc khàng sinh, vacxin Khi bước ra khỏi phòng mạch bác
sĩ Tây Y hầu như không thể làm được gì. Trong khi đó Bác sĩ Đông Y vẩn có thể
dựa vào bắt mạch, xem sắc, khí trên mặt bệnh nhân… để chẩn bệnh. Và thêm vào đó
là dù cho ở những nước nghèo khó, thiếu thốn thuốc men, bác sĩ Đông Y vẫn có thể
tận dụng những cỏ cây thiên nhiên để làm thuốc.
3.1.3. Không dùng thuốc có hại cho sức khỏe của bệnh nhân
Khi bệnh nhân bị căn bệnh hành hạ, cảm thấy đau đớn hay thiếu ngủ Tây Y
lập tức sẽ dùng thuốc giảm đau, kháng sinh và thuốc ngủ cho bênh nhân. Tuy những
thuốc này sẻ phát huy tác dụng ngay nhưng chỉ là nhất thời. Trái lại nó rất có hại cho
sức khỏe của bệnh nhận và thậm chí sẽ để lại di chứng. Trong khi Đông Y theo
nguyên tắc trong ngoài và nguyên tắc thăng giáng trong thuyết Âm dương, sự vận
động của ngũ du huyệt trong thuyết Ngũ hành… sử dụng phương pháp xoa bóp,
châm cứu, bấm huyệt…để làm giảm cơn đau của bệnh nhân.
Đề tài số 5 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
STT 98 – Đề tài 5 – Lương Huệ Thanh – K20 Đêm 1 Page 24

3.1.4. Chữa bệnh tận gốc
Đối với các bệnh mãn tính như cao huyết áp, đau bao tử, đau tim… Tây Y
hoàn toàn vô phương, chỉ có thể dùng thuốc cả đời để cầm cự, không thể chữa trị tận
gốc. Chưa kể những thuốc đó là rất có hại cho sức khỏe bệnh nhân. Trong khi Đông

Y bằng cách tìm ra căn nguyên dẫn đến bệnh, rồi dùng thuốc chữa trị tận gốc.
3.2. Nhược điểm của Y học Phương Đông
Bên cạnh những ưu điểm kể trên Y học Phương Đông cũng có những nhược
điểm của nó.
3.2.1. Hiệu quả điều trị chậm
Hiệu quả điều trị theo Đông Y thường chậm hơn Tây Y. Nên đối với các bệnh
cấp tính hay người gặp tai nạn cần phải phẩu thuật ngay nếu không sẽ ảnh hưởng
đến tính mạng của bệnh nhân thì chung ta nên dùng Tây Y.
3.2.2. Chưa có cách chữa trị kịp thời cho những căn bệnh mới lạ
Bên cạnh đó, đối với những bệnh do các con virus đột biến, virus mới gây ra
như: H1N1, H5N1… thì Đông Y chưa thể có cách chữa trị ngay.
3.2.3. Thuốc khó sử dụng
Ngày nay, tuy Đông dược cũng đã được các công ty thuốc sơ chế thành dạng
bột, viên, nước đóng chai… nhưng vẫn hơi khó dùng so với thuốc Tây Y. Đó cũng
là một trong những lý do tài sao nhiều người không thích dùng Đông Y điều trị.

×