Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tình hình thu hút các công ty đa quốc gia của việt nam và lấy ví dụ một công ty điển hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.09 KB, 21 trang )

Đề tài:
TÌNH HÌNH THU HÚT CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA CỦA
VIỆT NAM VÀ LẤY VÍ DỤ MỘT CÔNG TY ĐIỂN HÌNH
1. Giới thiệu về công ty đa quốc gia
1.1 Khái niệm
1.2 Cấu trúc
1.3 Tác động
2. Tình hình thu hút các công ty đa quốc gia của Việt Nam
2.1 Lợi thế thu hút các công ty đa quốc gia của Việt Nam
 Môi trường chính trị và xã hội
Việt Nam có môi trường chính trị - xã hội ổn định, đáp ứng được nhu cầu làm ăn
lâu dài của các nhà đầu tư.
Tình hình chính trị ổn định là cơ sở quan trọng hàng đầu để thực hiện các cam kết
bảo đảm quyền sở hữu tài sản và các khuyến khích đầu tư cho các nhà ĐTNN. Mặt khác
thì sự ổn định về chính trị còn là tiền đề cần thiết để ổn định kinh tế - xã hội, từ đó giảm
rủi ro cho các nhà đầu tư. Không nhà đầu tư nào lại bỏ đồng vốn của mình vào nước có
nền chính trị bất ổn cả, điều đó xảy ra những rủi ro rất lớn. Ta có thể thấy các rủi ro chính
trị mà các doanh nghiệp thường phải đối mặt như:
+ tịch thu tài sản
+ xung công
+ quốc hữu hóa
+ nhập tịch tài sản
Ngoài ra còn rất nhiều rủi ro khác như:
+ Rủi ro do mất ổn định chung,
+ Rủi ro trong việc quản lý và sở hữu tài sản
+ Rủi ro trong kinh doanh
+ Rủi ro trong chuyển tiền
Lợi thế trước hết của Việt Nam là chính trị, xã hội ổn định. Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng khẳng định như vậy trong Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ và lãnh
đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngày 26-12/2012. Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, năm 2012, chính nhờ sự ổn định về chính trị, xã hội nên


nước ta đã thu hút được 12 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Bạn bè quốc tế cũng khẳng
định, mặc dù cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn hạn chế, nhưng chính yếu tố môi trường
chính trị, xã hội ổn định đã giúp họ quyết định đầu tư vào Việt Nam. “Đây là lợi thế, thế
mạnh, chúng ta cần khẳng định để phát huy”,
 Môi trường kinh tế vĩ mô
Sau 27 năm đổi mới, Việt Nam từng bước hình thành thể chế kinh tế thị trường và
duy trì môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao
• Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
Trong giai đoạn từ năm 2007 – 2012, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam lần
lượt là năm 2007 là 8,48%, năm 2008 là 6,23%, 2009 là 5,32%, 2010 là 6,78%, 2011 là
5,89% . Mặc dù năm 2012 dưới tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng
trưởng kinh tế của VN là 5,03% thấp nhất trong 13 năm qua (vneconomy) nhưng Việt
Nam vẫn đứng vào các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới.
• Ngành xuất nhập khẩu ngày càng phát triển
Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 của
Việt Nam ước đạt 114 tỷ 600 triệu đô-la Mỹ, tăng 18,3% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập
khẩu khoảng 114 tỷ 300 triệu đô-la Mỹ, tăng 7,1% so với cùng kỳ, cả năm thực hiện xuất
siêu khoảng 284 triệu đô-la Mỹ trong khi nhập siêu năm 2011 của Việt Nam gần 10 tỷ đô-
la Mỹ.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2012 tăng cao chủ yếu xuất phát từ khu vực
DN FDI với các mặt hàng như: Điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh
kiện, hàng dệt may, giày dép Xét về giá trị, xuất siêu hàng hóa chủ yếu đến từ khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài với mức xuất siêu đạt gần 12 tỷ USD, tập trung ở nhóm hàng
gia công lắp ráp. Ngược lại, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,7 tỷ USD. Xét về tỷ
lệ đóng góp, mức tăng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của khu vực FDI đóng góp 17,7%
vào mức tăng chung, trong khi đó khu vực kinh tế trong nước chỉ đóng góp 0,6%
• Việt Nam tăng cường tham gia mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế
Đặc biệt, việc tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO đóng vai trò quan
trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam
+ Việt Nam gia nhập WTO tạo điều kiện để DNVN tham gia vào thị trường xuất

khẩu hàng hóa quốc tế một cách bình đẳng, khắc phục trở ngại về thị trường mà các DN
VN kể cả DN có vốn đầu tư nước ngoài gặp phải =>> thu huets các nhà đầu tư nước
ngoài đến đầu tư tại VN để xuất khẩu ra thế giới
+ Việt Nam cam hết mở cửa 11/12 ngành dịch vụ gồm 110 phân ngành theo quy
định của WTO, trong đó có nhiều ngành quan trọng như dịch vụ viễn thông, bảo hiểm,
ngân hàng, chứng khoán, vận tải…đã tạo điều kiện thu hút FDI vào lĩnh vực kinh doanh
dịch vụ tại VN
+ Việc gia nhập WTO cũng đòi hỏi VN phải xây dựng một môi trường pháp lý
hoàng chỉnh và minh bạch hơn, tuân thủ nguyên tắc không phân biệt đối xử, loại bỏ các
biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu, bãi bỏ chế độ hai giá,…
Ngoài ra các hoạt động xúc tiến thương mại đã chủ động và tích cực bằng nhiều
hình thức sinh động, chủ yếu là tổ chức các hội chợ theo những thị trường trọng tâm, mặt
hàng trọng điểm cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, mở rộng thị
trường: Hội chợ ASEAN - Trung Quốc lần thứ 9 - một trong 10 hội chợ hàng đầu của
Trung Quốc , Hội chợ Quốc tế Havana - Cu Ba lần thứ 30 (có quy mô lớn nhất và sự
tham gia đông đảo nhất của các doanh nghiệp nước ngoài trong 10 năm trở lại đây) giúp
Việt Nam khẳng định quyết tâm tiến vào thị trường Mỹ La-tinh giàu tiềm năng, Hội chợ
quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2012 - Hanoi Gift Show 2102 đã có sự
tham gia của 500 nhà nhập khẩu đến từ 41 thị trường trọng điểm, tiềm năng….
Song song với những hoạt động trên, trong lộ trình hội nhập, Việt Nam đã có
những bước tiến mới, như: thực hiện những Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu
lực; đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA với Hàn Quốc, Liên
Minh châu Âu, Liên minh thuế quan Nga - Bê-la-rút - Ka-dắc-xtan
 Môi trường luật pháp, chính sách
Hiến pháp năm 1992 (được bổ sung, sửa đổi) đã thừa nhận tất cả các thành phần
kinh tế kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng
của nền kinh tế định hướng xã hội ở nước ta. Nói cách khác Hiến pháp đã khẳng định sự
bình đẳng về vai trò, vị trí của các thành phần kinh tế trong cơ cấu kinh tế của nước ta, đề
cao hơn vai trò của kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời quy
định quyền tự chủ của công dân và doanh nghiệp được quyền kinh doanh không hạn chế

về quy mô trong tất cả các ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Điều này tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hợp tác và cạnh tranh một cách bình
đẳng hơn.
Luật ĐTNN liên tục được sửa đổi bổ sung, hoàn thiện để bảo đảm hệ thống pháp
luật, chính sách về ĐTNN tương thích với tập quán, thông lệ quốc tế. Nhờ vậy các quy
định của Việt Nam ngày càng hoàn thiện phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam, góp phần tạo môi trường đầu tư thuận lợi, mình bạch và bình đẳng cho các
doanh nghiệp
Về chính sách thuế, đối với các nhà đầu tư nước ngoài, mặc dù mức thuế suất thu
nhập DN là 25% nhưng do không phải nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đồng
thời với chính sách thống nhất và bình đẳng nên môi trường đầu tư , kinh doanh khá hấp
dẫn.
Về chính sách ngoại hối ngân hàng, DN được mua bán ngoại tệ ở các ngân hàng,
đối với các dự án quan trọng, có tính chất quyết định đến việc phát triển kinh tế, nhà
nước đảm bảo cân đối ngoại tệ cho doanh nghiệp hoạt động.
Về chính sách lao động, doanh nghiệp được quyền trực tiếp tuyển dụng lao động
và tự thỏa mãn mức lương với người lao động trên cơ sở mức lương tối thiểu do nhà
nước quy định
 Các nguồn lực
• Nguồn lực tự nhiên
Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á; Ở ngã tư nơi gặp gỡ của các
luồng gió xuất phát từ các trung tâm lớn bao quan. Vì vậy, tự nhiên của nước ta rất đa
dạng và phong phú. Đặc điểm này có tác động sâu sắc đến qui mô, cơ cấu và hướng phát
triển kinh tế, xã hội.
Nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương, bờ biển dài nhìn ra biển Thái Bình Dương;
gần trung tâm Đông Nam Á. Nước ta trở thành một đầu mối giao thông quan trọng từ
TBD-ÂĐD đến châu Úc-Đại Dương (hoặc ngược lại). Vùng biển chủ quyền nước ta rộng
lớn giàu tiềm năng. Vị trí này cho phép Việt Nam có thể dễ dàng phát triển các mối quan
hệ kinh tế - thương mại; văn hoá, KH - KT với các nước trong khu vực và TG.

Nằm trong khu vực đang diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động nhất trên thế giới
trong thế kỷ XXI này; trong đó “Bốn con rồng” của châu Á (Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng
Công, Singapo) cùng với Thái Lan, Malaixia cũng đang phát triển mạnh trên con đường
đó; các nước khác cũng đang có những bước phát triển đáng kể. Việt Nam là nơi xuất
hiện loài người sớm cùng với nền văn minh đi theo nó; Có mối quan hệ lâu đời với các
quốc gia có nền văn minh sớm như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia. Mặt khác, Việt Nam
còn nằm ở ngã ba của các tuyến đường bộ, đường hàng không và đường hàng hải quốc tế.
Vì vậy mà VIệt Nam chiếm một vai trò địa lý chiến lược của cả vùng Đông Nam Á nói
riêng và thế giới nói chung
Việt Nam có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên
Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng như tài nguyên rừng, hải
sản, khoáng sản, du lịch.
+ Tài nguyên rừng: Rừng của Việt Nam có nhiều loại cây gỗ quý như: đinh, lim,
sến, táu, các loại cây dược liệu có tới hơn 1.500 loài, nhiều loài động vật quý hiếm.
+ Tài nguyên nước: Diện tích mặt nước kể cả ngọt, mặn, lợ đều rất lớn nên có
nhiều loài tôm cá mang lại giá trị cao. Nguồn nước dồi dào và phân bố đều ở các vùng
tạo tiền đề cho việc phát triển giao thông đường thủy, thủy điện, cung cấp nước.
+Tài nguyên khoáng sản: Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản
đa dạng, phong phú với gần 5.000 mỏ và điểm quặng của khoảng 60 loại khoáng sản
khác nhau.
Dầu khí: Tập trung chủ yếu ở thềm lục địa. Trữ lượng đã được xác minh là gần
550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ m3 khí
Quặng Sắt: có trên 200 điểm quặng với trữ lượng 1,1 tỷ tấn.Trong đó có các mỏ
lớn là Thạch Khê, Bản Lũng, Trại Cau, Quy Sa,… Hàng năm, số lượng quặng sắt khai
thác và chế biến ở Việt Nam đạt từ 300.000 – 450.000 tấn .
Đồng: trữ lượng dự báo của khoáng sản đồng Việt Nam là 5,4 triệu tấn ….
Bô xít: tổng trữ lượng dự báo đạt khoảng 5,5 tỷ tấn, phân bố chủ yếu ở tỉnh Đắc
Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Bình Phước,…
NiKen, Mangan, Antimon , Titan (inmenit),Vonfram, Than….
+ Tài nguyên du lịch: Ngoài ra, Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn

mùa xanh tươi, núi non hùng vĩ nên có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp và có tiềm năng
du lịch vô cùng lớn.
• Nguồn lực con người
Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào.
Với số dân gần 90 triệu, đứng thứ 14 trên thế giới, đời sống người dân ngày càng
được nâng cao, Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng về thị trường lao động và
thị trường hàng hóa.
Nguồn nhân lực trẻ, chăm chỉ
Cơ cấu dân số trẻ, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012 là 52,58 triệu
người, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2012 là 51,69 triệu người cho thấy
Việt Nam có một tiềm năng lớn về lực lượng lao động có ưu thế về sức khỏe, chăm chỉ,
sự năng động sáng tạo.
Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại VN Victoria Kwakwa nói: Khi đi thăm các tỉnh
và vùng nông thôn, một trong những điều gây ấn tượng mạnh nhất với tôi là người dân
VN làm việc thật cần cù. Chúng tôi cũng có nhiều lần gặp mặt thú vị với giới lãnh đạo
cấp tỉnh như ở Khánh Hòa, nơi bạn cảm thấy người ta thật sự muốn tiến lên phía trước.
Họ có rất nhiều năng lượng và đam mê. Họ muốn thay đổi nhiều thứ. Chúng tôi cũng
thấy vài tỉnh khác có năng lượng tương tự, ví dụ như Thanh Hóa Chính điều đó cho tôi
thấy rất nhiều hi vọng và như được tiếp thêm năng lượng. Và cũng chính điều đó giúp
chúng tôi thấy đất nước VN còn rất nhiều cơ hội.
Nguồn nhân lực ngày càng có trình độ cao
Chỉ số phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam đang ở mức cao hơn trình độ phát
triển kinh tế, có khả năng tiếp thu và thích nghi nhanh với các hoạt động chuyển giao
công nghệ. Trình độ học vấn của người Việt Nam tương đối cao. Tỷ lệ người lớn biết chữ
trong tổng số dân là 93%, trong lực lượng lao động là 98% (2012)
• Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nền kinh tế
Nhà nước đầu tư và cho nước ngoài đầu tư đáng kể cho các cơ sở hạ tầng kinh tế -
xã hội (hệ thống đường xá, cầu cảng, hộ thống thông tin liên lạc, điện nước…)
Cơ sở hạ tầng tốt sẽ kết nối DN với khách hàng và nhà cung ứng. Ngoài ra chúng
còn giúp các nhà cung ứng giảm được chi phí sản xuất, tạo ra được những kĩ thuật sản

xuất hiện đại. Tăng cường cơ sở hạ tầng đường xá nông thôn cũng giúp doanh nghiệp đưa
hàng hóa của họ ra thị trường.
Trái lại, việc cơ sở hạ tầng yếu kém như: hệ thống giao thông chưa hoàn chỉnh
phương tiện thông tin liên lạc thiếu thốn và lạc hậu, hệ thống cung cấp năng lượng không
đủ cho nhu cầu sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư, ngăn cản DN khai thác các cơ hội đầu tư,
Chúng cũng là nguyên nhân làm tăng thêm chi phí và do đó làm trầm trọng thêm những
rủi ro mà DN phải gánh chịu.
Để chứng minh cho điều trên, ta có thể thấy qua việc nhà nước luôn dành một tỷ
trọng lớn vốn đầu tư cho xây dựng các công trình giao thông vận tải. Năm 2009, ngành
GTVT đã lập 'kỷ lục' giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, với hơn 33 nghìn tỷ đồng.
Năm 2010, 'kỷ lục' đó lại dễ dàng bị phá, với con số khoảng 40 nghìn tỷ đồng.
Các khu công nghiệp, khu chế xuát phát triển nhanh chóng trên khắp các địa
phương
Tính t7/2012 cả nước đã có 283 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự
nhiên 76.000 ha. Các KCN được thành lập trên 58 tỉnh, thành phố trên cả nước; được
phân bố trên cơ sở phát huy lợi thế địa kinh tế, tiềm năng của các Vùng kinh tế trọng
điểm, đồng thời phân bố ở mức độ hợp lý một số KCN ở các vùng có điều kiện kinh tế -
xã hội khó khăn hơn nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp địa phương từng bước
phát triển. Quy mô các KCN, KCX đa dạng và phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển
cụ thể của mỗi địa phương. Quy mô trung bình của các KCN, KCX đến 12/2011 là 268
ha. (Nguồn Tạp chí KCN VN)
2.2 Thực trạng thu hút các công ty ĐQG của Việt Nam
Các công ty đa quốc gia (MNCs) chủ yếu tập trung khu vực tam giác Mỹ, EU và
Nhật Bản , chiếm 85 trong số 100 MNCs hàng đầu thế giới. Đứng đầu trong danh sách
100 MNCs không thuộc lĩnh vực tài chính là General Electric, Vondafon và Ford với
tổng giá trị tài sản chiếm tới 17% tổng giá trị tài sản của 100 MNCs nêu trên. Các MNCs
sản xuất ô tô có số lượng nhiều nhất, tiếp đến là các hãng sản xuất thuốc tân dược.
Sở hữu 1/3 tài sản của thế giới, các công ty đa quốc gia là mục tiêu thu hút, săn
đuổi của tất cả các quốc gia trên thế giới. Theo thống kê của UNCTAC (Hội nghị về
thương mại và phát triển của Liên Hiệp Quốc) công bố vào tháng 9/2005, từ năm 2004

đến nay, các công ty đa quốc gia có xu hướng đầu tư vào những nước đang phát triển
trong đó các nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương là trọng tâm. Trong đó Việt
Nam đang là điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các công ty, tập đoàn đa quốc gia hiện nay
 Về quy mô vốn đầu tư
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (ĐTNN), tính đến hết ngày 30/4/2006
đã có 106 trong tổng số 500 công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới (theo xếp hạng của tạp
chí nổi tiếng Fortune) có mặt tại VN với tổng vốn đầu tư trên 11 tỉ USD, chiếm 20% tổng
vốn ĐTNN đăng ký vào VN. Các công ty này có mặt trong hầu hết các lĩnh vực như dầu
khí, điện, năng lượng, điện tử, viễn thông, công nghiệp thực phẩm, tài chính, ngân hàng,
công nghệ thông tin, giao thông vận tải
Các Công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam phần lớn đều thuộc loại hình
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xét trên chỉ tiêu về quy mô vốn, trình độ công nghệ, phạm vi
ảnh hưởng trên thị trường thế giới… thì Việt Nam còn quá ít MNCs lớn. Ngoài 106 tập
đoàn đa quốc gia trong danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới - theo xếp hạng của tạp
chí Fortune năm 2006, với 214 dự án, 11,09 tỷ USD vốn đăng ký và 8,59 tỷ USD vốn
thực hiện (vốn đăng ký trung bình 50 triệu USD/dự án), còn lại phần lớn FDI do trên 400
MNCs không nằm trong danh sách 500 MNCs lớn nhất thế giới đầu tư vốn dưới 20 triệu
USD/dự án. Trong khi dựa trên quy mô của các dự án để đánh giá loại hình MNCs, thì
lượng vốn đầu tư nhỏ hơn 20 triệu USD/dự án, MNCs đó được xếp vào dạng vừa và nhỏ
trên thế giới.
Biểu đồ: Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI 2006-2008
Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: Tổng cục thống kê
Từ khi thực hiện mở cửa nền kinh tế thì luồng vốn FDI đổ vào nước ta ngày càng
nhiều, kể cả về mặt số lượng cũng như chất lượng. Cụ thể là năm 2007, Việt Nam đã thu
hút được một lượng FDI kỉ lục là 20,3 tỷ USD và trong năm 2008 là 64 tỷ USD. Với sự
có mặt của nhiều công ty đa quốc gia tại Việt Nam như: Coca Cola, Pepsi, Intel,
Microsoft, Unilever, P&G, Nestle,Metro, PWC, Kao, Avon, Mercedes Benz….cùng với
sự bành trướng ra khỏi phạm vi chính quốc bằng nguồn vốn FDI. Năm 2007, Việt Nam
thu hút được 20,3 tỷ USD từ FDI và được coi là mức kỉ lục từ khi mở cửa thu hút vốn

đầu tư năm 1988 đến 2006.
Trong năm 2008, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã nâng lên gấp 3 lần
2007 và lập mốc kỉ lục mới là 64 tỉ USD. Trong đó, đáng chú ý là các dự án dầu khí có
tổng giá trị trên 10 tỷ USD và dự án của Formosa với 7,8 tỷ USD. Trong các quốc gia đầu
tư vào Việt Nam trong năm 2008 thì Malaysia là quốc gia dẫn đầu với 14,9 tỷ USD với
55 dự án. Kế tiếp là các quốc gia Đài Loan với 8,64 tỷ USD, Nhật Bản 7,28 tỷ USD,
Singapore 4,46 tỷ USD, Brunei 4,4 tỷ USD…
Các địa phương thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các công ty đa quốc gia
nhiều nhất trong năm 2008 là Ninh Thuận do có dự án liên doanh sản xuất thép với tập
đoàn Lion Malaysia với tập đoàn Vinashin có tổng mức đầu tư đăng kí là 9,79 tỷ USD.
Đứng thứ 2 là tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có 4 dự án với tổng mức vốn đăng kí lên đến 9,35
tỷ USD, TP.HCM, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Như vậy có thể thấy việc thu hút vốn đầu tư từ
các công ty, tập đoàn đa quốc gia đã có những bước tiến đáng chú ý.
Bảng: Dự án FDI lớn nhất năm 2008
Dự án Vốn
đăng kí (tỷ
USD)
Thép của Lion và Vinashin 9,8
Dự án thép của Formosa 7,8
Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn 6,2
Dự án bất động sản New City 4,3
Khu du lịch Hồ Tràm 4,2
Tổ hợp hóa dầu Long Sơn 3,7
Đô thị đại học quốc tế Berjaya 3,5
Liên doanh Gtel Mobile 1,8
Tổ hợp nghỉ dưỡng Starbay 1,6
Khu khách sạn, giải trí Good Choice 1,3
(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài)
Tỷ lệ đầu tư vào Việt Nam trong tổng đầu tư vào các nước ASEAN năm 2008 đã
tăng. Nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 5,2% trong 2009 và Việt Nam đã kí các

hiệp định thương mại tự do với các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia và New
Zealand. Những hiệp định này giúp các công ty tiếp cận thị trường các nước trên và thị
trường 10 nước ASEAN.Việt Nam ngày càng trở thành điểm đầu tư hấp dẫn đối với các
công ty đa quốc gia lớn trên thế giới:
- Intel, công ty chế tạo vi mạch (chip) điện tử lớn nhất thế giới có trụ
sở tại bang California, khai trương một cơ sở tại TP.HCM với số vốn đầu tư 1 tỷ
USD đã phần nào khẳng định vị thế mới của Việt Nam như một điểm đến cho các
nhà đầu tư hoạt động công nghệ cao. Intel chọn Việt Nam vì ở đây có nguồn năng
lượng và cung cấp nước chắc chắn cũng như nguồn nhân lực có tay nghề, chỉ sau 2
tháng Intel cho khởi công. Tập đoàn điện tử hang đầu Mỹ, Jabil cũng nối gót đầu
tư vào SHTP với vốn lên đến 100 triệu USD.
- Toyota, công ty chế tạo ô tô hang đầu Nhật Bản này không chỉ nhìn
thấy rõ sự phát triển tiềm năng của thị trường Việt Nam mà còn thấy được vai trò
tiềm tang mà nền kinh tế Việt Nam có thể mở rộng ra cả khu vực Đông Nam Á
- Công ty điện tử của tập đoàn Samsung sản xuất điện thoại di động
lớn thứ 2 thế giới của Hàn Quốc đã mở nhà máy với vốn đầu tư 1 tỷ USD tại Việt
Nam
- Hãng phần mềm lớn nhất thế giới Microsoft cũng đã đặt hang sản
xuất tại Việt Nam các trò chơi hoạt hình số và mô hình cho các trò chơi máy tính
- Đến sớm và có nhiều dự án nhất phải kể đến các nhà đầu tư Nhật.
Nhiều tập đoàn lớn như Sanyo, Matsushita, Sony, Fujitsu, Toshiba, Panasonic,
Nidec…đã sớm xây dựng nhà máy ở Việt Nam trong nhiều năm qua và giờ đây
tiếp tục rót thêm nhiều vốn mở rộng đầu tư với quy mô lớn hơn
- Tập đoàn Canon, sau khi đưa vào 100 triệu USD cho dự án sản xuất
máy in tại Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội, Canon tiếp tục rót thêm cả trăm
triệu USD xây dựng các nhà máy mới ở Bắc Ninh, đưa Việt Nam trở thành trung
tâm sản xuất máy in laser lớn nhất thế giới, sản lượng 700000 sản phẩm/tháng, đáp
ứng khoảng 35% cho thị trường xuất khẩu
- Đến sớm hơn Canon còn có tập đoàn Nidec, đã rót gần 100 triệu
USD, đưa vào hoạt động 2 nhà máy mới ở Khu công nghệ cao TP HCM

- Nhiều nhà đầu tư lãnh thổ Đài Loan giờ đây xem Việt Nam như là
một điểm đến an toàn, có chi phí lao động thấp, với kế hoạch rót hang tỷ USD để
sản xuất cụ thể như Foxcom-“đại gia” gia công các sản phẩm điện tử lớn nhất thế
giới như máy nghe nhạc Ipod, điện thoại di động Nokia, máy tính xách tay, máy
ảnh Sony…
Tuy nhiên, sang năm 2009, vốn FDI vào Việt Nam có dấu hiệu tăng chậm lại so
với trước và tạo một xu hướng giảm trong cả giai đoạn từ 2009-2012 do ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu. Đặc bi ệt n ăm 2011, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư đã đặt mục tiêu thu hút khoảng 20-21 tỷ USD vốn FDI, nhưng kết quả là chỉ đạt 14,7
tỷ USD. Năm 2012, mặc dù đã giảm mục tiêu thu hút xuống còn 15-17 tỷ USD, nhưng
tính đến hết tháng 11, Việt Nam mới thu hút được 12,181 tỷ USD, giảm 21,4% so với
cùng kỳ 2011. Mặc dù vậy, trong giai đoạn này Việt Nam vẫn thu hút được một số dự án
đầu tư lớn từ các công ty, tập đoàn đa quốc gia trên thế giới. Điển hình là khu công
nghiệp Vsip Hải Phòng, luôn là điểm đầu tư hấp dẫn đối với các công ty đa quốc gia.
Năm 2012, Khu công nghiệp Vsip Hải Phòng đạt tổng vốn đầu tư vào dự án 766
triệu USD (cam kết thu hút 500 triệu USD); thu hút 7 nhà đầu tư FDI (gồm các tập đoàn
nổi tiếng như Fuji Xerox, Nipro, Zeon ) với tổng vốn đầu tư 426,2 triệu USD. Rất nhiều
tập đoàn xuyên quốc gia quy mô lớn có mặt tại Singapore và các doanh nghiệp công nghệ
cao của Nhật Bản đang được Vsip thuyết phục đầu tư vào Hải Phòng. Mục tiêu của Vship
là có mặt bằng sạch, thu hút các tập đoàn xuyên quốc gia.
Khu công nghiệp Vsip Hải Phòng triển khai đúng tiến độ một số hạng mục như:
xây dựng Trạm biến áp 110 KV Bắc sông Cấm và chính thức đóng điện cho các nhà đầu
tư từ 19-8-2012; nhà máy cấp nước (giai đoạn I) công suất 5.000m3/ngày bắt đầu cấp
nước sạch cho các nhà đầu tư từ tháng 10-2012; xây dựng xong nhà máy Kyocera Việt
Nam, nhà máy Zeon Việt Nam; sắp hoàn thành xây dựng nhà máy Nipro Pharma, nhà
máy Fuji Xerox ; hoàn thành 40% san lấp mặt bằng và 42% xây dựng hệ thống đường
giao thông nội bộ, hạ tầng kỹ thuật trên diện tích 468,8ha đất được nhận bàn giao.
Theo chủ đầu tư, những vướng mắc trong GPMB đã làm ảnh hưởng lớn đến tiến
độ san lấp mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật của dự án. Đó là việc xây dựng tuyến
đại lộ Đông - Tây bị chậm bởi 3 khu vực tại các xã Thuỷ Sơn (8/17 hộ chưa nhận tiền đền

bù), Dương Quan (23/101 hộ) và Lập Lễ (11 hộ)
Năm 2013, Vsip Hải Phòng cam kết mời gọi thành công 2 nhà đầu tư lớn có
thương hiệu nổi tiếng; hoàn thành 80% hệ thống đường chính và hạ tầng kỹ thuật trong
phạm vi 468,8ha; ưu tiên hoàn tất tuyến đại lộ Đông - Tây. Hiện Vsip còn 1,39ha đất
công nghiệp sạch sẵn sàng cho các nhà đầu tư mới.
 Về lĩnh vực đầu tư
MNCs tham gia hầu hết vào các ngành của nền kinh tế: công nghiệp khai thác,
công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ thị trường nội địa và khách sạn du lịch
được coi là các lĩnh vực hấp dẫn và thu hút nhiều MNCs nhất. Ngoài ra, lĩnh vực công
nghiệp phân phối hàng tiêu dùng, tài chính - ngân hàng, chế biến nông- lâm-hải sản…
cũng được các MNCs rất quan tâm đầu tư.
 Về hình thức đầu tư
• Hình thức liên doanh chiếm ưu thế lớn trong những năm đầu
Ở Việt Nam, những năm đầu mở cửa và hợp tác với nước ngoài (tính từ khi ban
hành luật đầu tư nước ngoài 12/1987), việc thu hút đầu tư nước ngoài dưới hình thức liên
doanh có nhiều nổi trội so với hình thức đầu tư khác. Phía Việt Nam có thể góp vốn bằng
quyền sử dụng đất; hoạt động theo nguyên tắc nhất trí Hội đồng quản trị, nên các thành
viên phía Việt Nam và đối tác có quyền ngang nhau. Qua đó, nhà kinh doanh Việt Nam
có cơ hội để học hỏi trực tiếp các nhà đầu tư nước ngoài; được tham gia vào hoạch định
chính sách, tổ chức, kiểm soát hoạt động kinh doanh, rủi ro được phân chia về hai bên…
nên hình thức này trở thành hình thức thu hút MNCs chủ yếu.
• Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài đang trở nên phổ biến, thay
cho hình thức liên doanh
Xu hướng này là các chi nhánh MNCs khi đầu tư vào Việt Nam muốn tự quản lý,
quyết định chiến lược kinh doanh, chủ động hơn trong việc lựa chọn địa điểm thực hiện
dự án, trong việc tổ chức kinh doanh và tiếp cận thị trường. Hơn nữa, khi Việt Nam ban
hành luật đầu tư nước ngoài sửa đổi (năm 1996), chính sách đối xử bình đẳng giữa doanh
nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã khiến cho các doanh nghiệp
nước ngoài không còn cố bám vào các doanh nghiệp trong nước để tìm kiếm các chính
sách ưu đãi.

2.3. Đánh giá
2.3.1 Thành tựu
 Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc gia
Vốn FDI là nguồn bổ sung vốn quan trọng trong tổng nguồn vốn, nhất là trong giai
đoạn khởi động nền kinh tế. Những năm gần đây, vốn FDI thực hiện ở Việt Nam đã đạt
mức trên 10 tỷ, chiếm khoảng ¼ tổng vốn đầu tư cả nước và tạo ra đến 45% giá trị sản
lượng sản phẩm công nghiệp
BIỂU ĐỒ 1: TỶ TRỌNG FDI TRONG TỔNG VỐN ĐẦU TƯ XÃ HỘI
Nguồn Tổng cục thống kê
Biểu đồ 2: TỶ TRỌNG ĐÓNG GÓP CỦA KHU VỰC FDI TRONG GDP (%)
Nguồn tổng cục thống kê
 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản
xuất công nghiệp
Nếu như trong năm 1988, nông nghiệp chiếm đến 80% cơ cấu nền kinh tế, thì
đến năm 2011 chỉ còn khoảng 22%. Thay vào đó là sự tăng lên của khối ngành công
nghiệp - dịch vụ với 78%, trong đó FDI đóng góp không nhỏ vào sự tăng lên này.Tốc
độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực FDI cũng luôn cao hơn cả nước. Năm 1996,
tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực FDI là 21,7%, trong khi tốc độ tăng
trưởng công nghiệp cả nước là 14,2%. Năm 2000 tốc độ này tương ứng là 21,8% và
17,5%. Năm 2005 là 21,2% và 17,1%, năm 2010 là 17,2% và 14,7%.
FDI tạo ra khoảng 40% giá trị sản lượng công nghiệp, có tốc độ tăng khá cao,
2001- 2010 tăng 17,4%/năm trong khi toàn ngành công nghiệp tăng 16,3%/năm. FDI
đã góp phần quan trọng hình thành nhiều ngành kinh tế, như khai thác, lọc hóa dầu, ô
tô, xe máy, điện tử, xi măng, sắt thép, thực phẩm, thức ăn gia súc; cũng như góp phần
hình thành một số khu đô thị hiện đại như Phú Mỹ Hưng, Nam Thăng Long, nhiều
khách sạn 4- 5 sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp, văn phòng cho thuê Lĩnh vực dịch vụ
tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, bán buôn, bán lẻ đã du nhập phương thức kinh doanh
hiện đại, công nghệ tiên tiến, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của các tầng lớp dân
cư.
 Nâng cao trình độ công nghệ và đa dạng hóa ngành nghề

ĐTNN là kênh chuyển giao công nghệ quan trọng bằng công nghệ tiên tiến đã
có trong và thuộc lại phổ cập trong khu vực. Từ năm 1993 đến nay, đã có 951 dự án
hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được phê duyệt/đăng kí, trong đó có 605 hợp
đồng của doanh nghiệp ĐTNN chiếm 63,6%.
Thông qua hợp đồng, góp phần thúc đẩy nâng cao năng lực công nghệ trong
nhiều lĩnh vực, một số ngành thực hiện tốt chuyển giao: dầu khí, điện tử, viễn thông,
tin học, cơ khí chế tạo, ô tô, xe máy và dệt may, giày dép, trong đó, viễn thông và dầu
khí đánh giá hiệu quả nhất.
Các MNCs lớn thường đầu tư vào các lĩnh vực có hàm lượng công nghệ và
chất xám cao như điện tử, viễn thông, oto, lĩnh vực tiêu dùng
STT MNCs Lĩnh vực đầu tư
1 Intel (Mỹ) Chip, vi mạch điện
tử
2 Samsung (Hàn Quốc) Điện tử
3 Toyota (Nhật Bản) Oto
4 Microsoft (Mỹ) Phần mềm
5 Unilever (Mỹ) Tiêu dùng
 Tạo thêm công ăn việc làm và nâng cao năng suất lao động
Tính đến cuốinăm 2011, khu vực FDI tạo ra hơn 2,3 triệu việc làm trực tiếp và
hàng triệu việc làm gián tiếp, trong đó có hàng vạn kỹ sư, nhà quản lý trình độ cao, đội
ngũ công nhân lành nghề, với thu nhập ngày càng tăng, du nhập phương thức lao động,
kinh doanh và quản lý tiên tiến. Nâng cao năng suất lao động toàn xã hội
2.3.2 Những hạn chế và giải pháp
Hạn chế Giải pháp
Chiếm lĩnh thị trường, cạnh tranh với các
doanh nghiệp nội địa
- Áp dụng những quy định về
pháp lý để hạn chế khả năng độc
quyền của các MNCs thông qua tỷ lệ
nội địa hóa, thuế thu nhập, chi phí

khác
- Nâng cao khả năng cạnh tranh
của các doanh nghiệp trong nước.
Những ngành công nghiệp non trẻ vẫn
cần Nhà nước bảo hộ cho đến khi đủ
sức cạnh tranh
Gây ô nhiễm môi trường và lãng phí tài
nguyên thiên nhiên
Trong quá trình kinh doanh ở Việt Nam,
nhiều dự án thiên về việc sử dụng tài nguyên đất
- Hạn chế tối đa những dự án
cần khai thác sử dụng nhiều đến tài
nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi
trường
đai, khoáng sản của đất nước. Nhiều doanh nghiệp
FDI đã chú trọng khai thác nhiều tài nguyên tự
nhiên (nhất là tài nguyên không tái tạo như khai
thác mỏ khoáng sản), gây tàn phá môi trường tự
nhiên. Bài học của doanh nghiệp Vedan cũng chỉ là
một ví dụ mới nhất, mà hệ quả chưa nhìn thấy hồi
kết. Đó là chưa kể ô nhiễm khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô
nhiễm bụi, v.v thậm chí phá hoại đa dạng sinh học
cũng cần được quản lý chặt chẽ. Chuyện ô nhiễm ở
sông Thị Vải, sông Cầu, sông Nhuệ cũng là những
ví dụ điển hình.
- Giám sát chặt chẽ và thi hành
pháp luật nghiêm ngặt đối với những
MNCs đã và đang gây ô nhiễm MT
Có hiện tượng chuyển giá, trốn thuế.
- Chuyển giá qua hình thức nâng chi phí đầu vào,

hạ thấp chi phí đầu ra. Sd biện pháp này để hạn chế
số thuế thu nhập DN phải nộp (thường áp dụng vs
những QG có thuế TNDN cao như VN – 25%,
Trung Quốc -30%)
- Chuyển giá từ giai đoạn đầu của dự án đầu
tư thông qua việc tính giá trị công nghệ, thương
hiệu (vốn vô hình cao) => tỷ lệ vốn góp cao, tỷ lệ
lợi nhuận đc chia cao hơn, hoặc thông qua tăng chi
phí khấu hao => lợi nhuận chịu thuế giảm
- Chuyển giá qua khâu xác định vốn góp
trong các liên doanh: Việc định giá cao các máy
móc đầu tư ban đầu đã giúp MNCs chuyển ngược 1
lượng vốn lớn về cty mẹ ngay từ lúc đầu tư, và
thông qua chi phí khấu hao hàng năm sẽ làm NN
thất thu thuế
- Chuyển giá nhằm mục đích chiếm lĩnh thị
trường: tức là chấp nhận bán với giá thấp hơn giá
thành để chiếm lĩnh thị trường tại VN (PNG)
- Chuyển giá thông qua chuyển giao công
nghệ và thu phí tiền bản quyền
- Cần có biện pháp hành chính
rõ ràng cương quyết trong việc kê khai
tính thế và ấn định thu nhập chịu thuế
hay số thuế thu nhập phải nộp
- Hoàn thiện các văn bản pháp
luật về chống chuyển giá
- Nâng cao trình độ chuyên
môn của những cán bộ thẩm định xét
duyệt dự án đầu tư, của thanh tra giám
sát hoạt động của các MNCs, của nhân

viên làm việc trong hải quan, cục thuế
- Sử dụng biện pháp tâm lý tiêu
dùng như tẩy chay các mặt hàng của
MNCs có hiện tượng chuyển giá
3.Công ty ĐQG Unilever
3.1 Giới thiệu về công ty Unilever
3.1.1 Công ty Unilever
Tập đoàn Unilever được thành lập năm 1930, là kết quả cuộc sát nhập của công ty
LeverBrothers (Anh) và Margarine (Đan Mạch). Trụ sở chính đặt tại Rotterdam, London
và có 2 tổng giám đốc. Từ 2005, hãng sắp xếp lại cơ cấu và chỉ có một tổng giám đốc duy
nhất. Unilever nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm tiêu dùng nhanh
bao gồm các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân và gia đình, thức ăn, trà và đồ uống từ
trà. Các nhãn hiệu tiêu biểu của Unilever được tiêu dùng và chấp nhận rộng rãi trên toàn
cầu như: Lipton, Knorr, Cornetto, Omo, Lux, Vim, Lifeboy, Dove, Close – Up, Sunsilk,
Clear, Pond’s, Hazeline, Vaseline, …
Các sản phẩm của công ty được sử dụng bởi hơn 2 triệu người, có mặt ở hơn 190
quốc gia trên thế giới và tạo ra doanh thu 51 tỷ € trong năm 2012. Unilever có 14 thương
hiệu với doanh số hơn 1 tỷ € một năm. Hơn 170.000 người làm việc cho Unilever
Kế hoạch tới năm 2020 với 3 mục tiêu lớn:
- Giúp hơn một tỷ người nâng cao sức khỏe và hạnh phúc của họ
- Giảm một nửa tác động tới môi trường của các sản phẩm của công ty
- 100% nguồn nguyên liệu nông nghiệp bền vững và nâng cao đời
sống của người dân trên toàn chuỗi giá trị
3.1.2 Unilever Việt Nam
Là một công ty đa quốc gia, việc mở rộng kinh doanh và đặt nhiều chi nhánh để
chiếm lĩnh thị trường toàn cầu là một trong những mục tiêu của Unilever. Unilever Việt
Nam được thành lập năm 1995 cũng là một bước đi trong chiến lược tổng thể của
Unilever. Unilever Việt Nam thực chất là tập hợp của ba công ty riêng biệt: Liên doanh
Lever Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội, Elida P/S tại Thành phố Hồ Chí Minh và công ty
Best Food cũng tại TP Hồ Chí Minh.

• Lịch sử ra đời và phát triển
- 1995: thành lập Lever Haso và Lever Viso để sản xuất và phân phối
các sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình chất lượng quốc tế với giá cả phải
chăng cho người tiêu dùng Việt Nam
- 1996: Unilever Bestfoods được thành lập, đánh dấu sự mở rộng vào
sản xuất và phân phối thực phẩm
- 1997: Thành lập Elida P/s để mở rộng kinh doanh các sản phẩm
chăm sóc răng miệng
- 2005: Đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất mỹ phẩm hiện đại nhất
Đông Nam Á tại tây bắc KCN Củ Chi
- 2009: Khai trương Unilever Homebase, tòa nhà văn phòng hiện đại
và tiết kiệm năng lượng mới tại VN. Kí thỏa thuận hợp tác chiện lược dài hạn với
VINACHEM và chi nhánh của nó
- 2010: Đưa vào vận hành các nhà máy sản xuất chất lỏng lớn nhất và
hiện đại nhất khu vực ĐNA
• Các nhãn hiệu
Home care Personal Care Food Stuffs
Comfort
Omo, omo matic, viso
Sunlight
Vim
Clear
Lux
Organics
Sunsilk
Pond
Hazeline
Vaseline
Close up
P/S

Bàn chải C-up
Bàn chải P/s
Dove
lifebouy
Suntea
Lipton
Cây đa
Knorr
• Quy mô
- Nhà máy: 5 nhà máy tại HN, Củ Chi, Thủ Đức và khu công nghiệp
Biên Hòa
- Hệ thống phân phối bán hàng trên toàn quốc thông qua hơn 180 nhà
phân phối lớn và 150.000 cửa hàng bán lẻ
- Mức tăng trưởng hiện nay khoảng 35 – 40% và tuyển dụng hơn 2000
nhân viên lđ trực tiếp và 6000 lđ gián tiếp
Tại Việt Nam, Unilever cam kết “ make Vietnamese lives better” thông qua việc
cung cấp một loạt các sản phẩm có chất lượng quốc tế với giá cả phải chăng trong y tế, vệ
sinh và dinh dưỡng. Nhều nhãn hiệu của Unilever đã trở thành thương hiệu hộ gia đình số
1 tại Việt Nam như Omo, sunlight, Dove, Sunsilk, Clear, Lux, Close up, Lipton, Viso,
Knorr, P/s, Suft và Vaseline.
Trong năm 2010, Unilever VIệt Nam đã vinh dự được chủ tịch nước trao Huân
Chương Lao động hạng nhất cho hiệu quả kinh doanh suất xắc và những đóng cho vào sự
phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Và năm 2011 là giải thưởng của Chính Phủ về bảo
vệ môi trường. Điều này đã giúp Unilever trở thành công ty đa quốc gia đầu tiên nhận
được những giải thưởng vinh dự của Nhà nước và Chính phủ Việt Nam.
Về kinh tế
Năm 2010, đóng góp 1% vào GDP
của Việt Nam
Tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn
lao động, ổn định đời sống xã hội của

người dân
Về xã hội
Cải thiện chất lượng cuộc sống qua
các sản phẩm tiêu dùng nhanh
(FMCG)
Xây dựng các quỹ, chương trình từ
thiện, xã hội hướng tới phát triển cộng
đồng
3.2 Tác động của Unilever tới Việt Nam
3.2.1 Tác động tích cực
UNILEVER
Về kinh tế
Thứ nhất, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Từ năm 1995 đến năm 2004, UVN đã phát triển rất mạnh: tốc độ tăng trưởng
doanh thu trung bình hàng năm trên 60%; tổng doanh thu đạt 22.000 tỷ đồng. Tổng sản
lượng bán hàng trong 10 năm đạt 1,3 triệu tấn trong đó xuất khẩu đạt hơn 92.000 tấn. Các
sản phẩm của Công ty luôn được đa dạng hóa và dẫn đầu thị trường, liên tục được người
tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 1997 đến nay. Đặc biệt
UVN nằm trong nhóm 5 công ty đa quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu
dùng có mức thu nhập bình quân trên đầu người cao nhất trên thị trường. Bên cạnh đó,
Công ty còn hoàn thành tốt việc nộp ngân sách nhà nước, từ năm 1995 đến 2004, Công ty
đã nộp cho Nhà nước Việt Nam hơn 2.000 tỷ đồng, trong đó nộp ngân sách năm 2004 gấp
40 lần so với năm 1995.
Kết quả ấn tượng nhất đã đến vào năm 2010, khi mà tổng doanh thu của công ty
này đã chiếm gần 1% GDP của Việt Nam.
Thứ hai, phối hợp với các doanh nghiệp địa phương tạo ra hàng nghìn việc làm
cho người dân. UVN đã phát triển rất tốt các mối liên kết hợp tác chặt chẽ với các doanh
nghiệp địa phương (như hỗ trợ họ cả về tài chính và công nghệ). Đây là những đóng góp
không nhỏ vào sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
Không chỉ dừng lại ở nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ mà còn lan sang

cả lĩnh vực xã hội và môi trường, nơi mà việc sản xuất tốt, có trách nhiệm và uy tín của
các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài góp phần nâng cao ý thức và hoàn thiện các tiêu
chuẩn sản xuất của các đối tác trong nước.
Ngoài ra, bằng việc gắn một số ưu tiên phát triển của Việt Nam vào chương trình
kinh doanh của mình, UVN đã đạt được cả hai mục đích thúc đẩy các chương trình của
quốc gia và công việc kinh doanh của mình.
Có rất nhiều con số để minh chứng cho những nhận định này, chẳng hạn Unilever
đã tận dụng nguồn nguyên liệu và dịch vụ phong phú trong nước vào quá trình sản xuất
và đóng gói.
Thời điểm 2009, công ty đã thành công trong việc thành lập và phát triển mạng
lưới các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước gồm có 76 nhà cung cấp đầu vào, 54 cơ sở
hợp tác đóng gói và 3 đơn vị sản xuất các sản phẩm của Unilever theo dạng hợp đồng thứ
cấp và 283 nhà phân phối đến 150.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc.
Cũng vào thời điểm đó, Unilever đã tạo cơ hội kinh doanh cho các nhà cung cấp
trong nước, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. 89% những doanh nghiệp tham gia
cuộc khảo sát của CIEM tin rằng trở thành đối tác hay liên kết với UVN cũng như những
sự hỗ trợ từ phía UVN là yếu tố quan trọng để họ nâng cao kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm
và cải thiện hoạt động kinh doanh của mình.Cho đến nay, UVN có khoảng 76 nhà cung
cấp nguyên vật liệu, 54 nhà cung ứng bao bì và hơn 150.000 nhà phân phối trên toàn
quốc với tổng doanh số giao dịch với UVN khoảng 34 triệu USD mỗi năm. Các công ty
thuộc UVN hiện đang sử dụng khoảng 60% nguyên vật liệu và 100% bao bì sản xuất
trong nước.
Về đời sống xã hội
Thứ nhất, sự xuất hiện của Unilever cùng với các nhãn hàng, kế hoạch xây dựng
Sự phát triển bền vững đã thay đổi rất lớn diện mạo đời sống của người dân kể từ khi
Unilever bắt đầu đặt chân đến Việt Nam vào năm 1995. Đó là sự cải thiện về chất lượng
cuộc sống nhờ những sản phẩm như LIFEBOY, tiết kiệm khối lượng nước khổng lồ nhờ
Comfort 1 lần xả,…các số liệu chỉ riêng tại Việt Nam cụ thể như sau:
• 4.5 triệu người được hưởng lợi trực tiếp và 13 triệu người hưởng lợi gián tiếp
thông qua các chiến dịch giáo dục và thay đổi nhận thức, hành vi vệ sinh

• Tiết kiệm 130,000 m3 nước sạch từ việc sử dụng Comfort một lần xả
• Nhà máy sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường thay cho dầu Diesel
• Dự án cung cấp nguồn chè bền vững đã bắt đầu thực hiện tại Việt Nam
• 10,000 hộ gia đình đã được tiếp cận nguồn vốn vay tài chính vi mô với tổng ngân
sách lên đến 20 tỉ đồng
Điều cốt lõi đối với hoạt động kinh doanh của Unilever là cung cấp cho người tiêu
dùng các sản phẩm chất lượng cao với giá phải chăng vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu
họ cần. Ưu tiên trên hết của chúng tôi là người tiêu dùng, sau đó đến khách hàng, nhân
viên và cộng đồng. Khi thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình với họ, sẽ có được kết
quả kinh doanh tốt. Hiện mỗi ngày, có hơn 5 triệu sản phẩm của Unilever như OMO, PS,
Clear, Pond’s, Knorr, Lifebuoy, Sunsilk, PS, VIM, Lipton, Sunlight, VISO đến với các
gia đình Việt Nam
Thứ hai, tạo nguồn vốn vay cho gia đình nghèo kinh doanh cải thiện cuộc sống
Unilever Việt Nam đã tích cực mở rộng hợp tác chiến lược với các cơ quan chính
phủ, các tổ chức phi chính phủ cũng như với các đối tác kinh doanh và khách hàng nhằm
đạt được những cam kết về Phát triển bền vững. Minh chứng cụ thể cho sự hợp tác này
thông qua các dự án với các đối tác chiến lược:
1. “Nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ thông qua phát triển kinh doanh và
giáo dục sức khỏe” - Dự án hợp tác chiến lược với Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
2. Phát triển nguồn trà bền vững – Dự án hợp tác chiến lược với Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn
3. Các chương trình hợp tác toàn cầu với Unicef và PSI
4. Chương trình tài trợ thường niên của quỹ Unilever cho các sáng kiến của cộng
đồng về vệ sinh và sức khỏe
Vận dụng câu châm ngôn “Cho cần câu thay vì cho con cá”, Unilever đã góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống của 10.000 hộ gia đình nông thôn Việt Nam bằng cách
giúp họ tiếp cận nguồn vốn vay với tổng trị giá lên tới 50 tỉ đồng thông qua một dự án
hợp tác dài hạn với Hội Phụ nữ Việt Nam
3.2.2. Tác động tiêu cực
Unilever đã chiếm lĩnh thị phần nội địa không nhỏ, đè nén các doanh nghiệp sản

xuất trong nước, khiến các doanh nghiệp này khó có thể cạnh tranh. Trong những năm
qua, các nhãn hàng của Unilever đã đi sâu vào tâm trí người tiêu dùng như OMO, Clear,
Comfort,…những nhãn hàng này rất khó có thể bị lật đổ hay chiếm lĩnh lại bởi các doanh
nghiệp trong nước còn nhỏ về quy mô và non kém trong trình độ khoa học – công nghệ,
lãnh đạo.
Thương vụ nhượng lại nhãn hàng P/S của công ty hoá phẩm P/S cho Unilever vào
năm 1995 là một bài học đắt giá cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc định giá và
nguy cơ đánh mất vị thế cùa mình sau các nghiệp vụ M&A. Công ty hóa phẩm P/S không
ngờ rằng việc chuyển nhượng nói trên lại là nhịp cầu cho các sản phẩm hóa mỹ phẩm mà
Unilever đang sở hữu xâm nhập thị trường Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp với các sản
phẩm hóa mỹ phẩm khác mà Công ty đang kinh doanh. Chuyển nhượng nhãn hiệu là chia
sẻ thị phần, nhưng việc chuyển nhượng này rất có thể ảnh hưởng bất lợi đến những phân
khúc thị truờng khác là việc mà một doanh nghiệp khi chuyển nhượng phải tính đến.
Thương vụ Unilever mua lại nhãn hiệu kem đánh răng P/S của Việt Nam chỉ là
một trong số những thương vụ M&A trên thị trường Việt Nam kể từ khi mở cửa đến nay.
Sách lược mua bán – sáp nhập là một sách lược hiệu quả được rất nhiều tập đoàn nước
ngoài sử dụng để phát triển nhãn hiệu và thôn tính đối tác khi tham gia kinh doanh quốc
tế. Bài học từ nhãn hiệu P/S tuy đã xảy ra cách đây khá xa – trên 30 năm – nhưng đó là
bài học chưa bao giờ cũ đối với doanh nghiệp Việt Nam.

×