GVGD: cô Huỳnh Thị Đan Xuân SVTH: Nhóm 9
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sở hữu 1/3 tài sản của thế giới, các công ty đa quốc gia là mục tiêu thu hút,
săn đuổi của tất cả các quốc gia trên thế giới. Theo thống kê của UNCTAC (Hội
nghị về thương mại và phát triển của Liên Hiệp Quốc) công bố vào tháng 9/2005, từ
năm 2004 đến nay, các công ty đa quốc gia có xu hướng đầu tư vào những nước
đang phát triển trong đó các nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương là trọng
tâm.
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (ĐTNN), tính đến hết ngày
30/4/2006 đã có 106 trong tổng số 500 công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới (theo
xếp hạng của tạp chí nổi tiếng Fortune) có mặt tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư
trên 11 tỉ USD, chiếm 20% tổng vốn ĐTNN đăng ký vào Việt Nam. Các công ty
này có mặt trong hầu hết các lĩnh vực như dầu khí, điện, năng lượng, điện tử, viễn
thông, công nghiệp thực phẩm, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, giao
thông vận tải...
Sự có mặt hiện nay tại VN của 106 trong tổng số 500 công ty đa quốc gia
hàng đầu thế giới, theo nhiều chuyên gia về ĐTNN, là một kết quả rất khả quan, là
bằng chứng thuyết phục về cơ hội và môi trường đầu tư Việt Nam đối với các nhà
đầu tư khác. Xu hướng đầu tư này sẽ ngày càng gia tăng trong các năm tới tại khu
vực, do đó, các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam phải nỗ lực cải thiện môi
trường đầu tư để có thể hưởng lợi từ xu hướng này.
Để làm được điều này, trước hết chúng ta phải nắm bắt được thực trạng tình
hình đầu tư của các công ty đa quốc gia vào Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra các
giải pháp cụ thể cho việc thu hút vốn đầu tư từ phía các công ty này chứ không chỉ
dựa trên các lý thuyết suông về các lợi thế của chúng ta là giá nhân công rẻ, hay
nguồn lao động dồi dào.
1
GVGD: cô Huỳnh Thị Đan Xuân SVTH: Nhóm 9
Từ những yếu tố trên đây, cho thấy sự cần thiết của nghiên cứu và hình thành
nên đề tài“Thực trạng và giải pháp trong thu hút vốn đầu tư từ các công ty đa
quốc gia của Việt Nam” nhằm nghiên cứu tình hình thu hút vốn đầu tư từ các công
ty đa quốc gia, những thành tựu và những yếu kém của Việt Nam trong việc thu hút
và sử dụng nguồn vốn này và đề ra biện pháp.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1.Mục tiêu chung
Nghiên cứu tình hình thu hút đầu tư từ các công ty đa quốc gia của Việt Nam từ
2006 đến 2009 từ đó đề ra biện pháp khắc phục những khó khăn hiện nay.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá chung thực trạng của việc thu hút đầu tư từ các công ty đa quốc
gia tại Việt Nam từ 2006 đến 2009.
- Phân tích lợi thế và những khó khăn của Việt Nam trong việc thu hút đầu
tư từ các công ty đa quốc gia.
- Đề ra biện pháp để khắc phục những khó khăn và thiếu sót.
3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu thứ cấp về tình hình đầu tư từ
các công ty đa quốc gia dựa trên sách, báo, tạp chí kinh tế, internet.
3.2. Phương pháp phân tích: phân tích dựa trên các số liệu thu thập được để thấy
được những yếu kém và thành tựu có được của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư
từ các công ty đa quốc gia. Dựa vào những yếu kém đó đưa ra giải pháp giúp làm
tăng nguồn vốn mà các công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Không gian: tập trung nghiên cứu tình hình thu hút đầu tư từ các công ty đa
quốc gia trong cả nước.
4.2. Thời gian: số liệu, thông tin được đề cập chủ yếu từ năm 2006 đến hết 2009.
2
GVGD: cô Huỳnh Thị Đan Xuân SVTH: Nhóm 9
4.3. Nội dung: nghiên cứu về thực trạng thu hút đầu tư từ các công ty đa quốc gia.
Trên cơ sở đó đề ra giải pháp nhằm tăng nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam.
3
GVGD: cô Huỳnh Thị Đan Xuân SVTH: Nhóm 9
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Khái niệm công ty đa quốc gia: Công ty đa quốc gia, viết tắt là MNC
(Multinational corporation) hoặc MNE (Multinational enterprises), là khái niệm để
chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia.
Cấu trúc của công ty đa quốc gia:
• Công ty đa quốc gia “theo chiều ngang” sản xuất các sản phẩm cùng loại
hoặc tương tự ở các quốc gia khác nhau (ví dụ: McDonalds).
• Công ty đa quốc gia “theo chiều dọc” có các cơ sở sản xuất ở một số nước
nào đó, sản xuất ra sản phẩm là đầu vào cho sản xuất của nó ở một số nước
khác (ví dụ: Adidas).
• Công ty đa quốc gia “nhiều chiều” có các cơ sở sản xuất ở các nước khác
nhau mà chúng hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc (ví dụ: Microsoft).
Một số công ty đa quốc gia ở Việt Nam:
Siemmens AG: có 6 lĩnh vực kinh doanh: tự động hóa & điều khiển, điện
lực, vận tải, y tế, thông tin và liên lạc và chiếu sáng.
Honda : động cơ ,xe máy.
Toyota Motor Corporation: sản xuất ô tô.
Unilever : sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy,
kem đánh răng, dầu gội,thực phẩm....
Toshiba: sản xuất sản phẩm dạng số, điện thoại dạng số, thiết bị và thành
phần điện tử, dụng cụ điện dùng trong nhà, …
Sony: Mặt hàng: tivi, máy ảnh, máy tính xách tay và một số đồ điện và đồ
dân dụng khác.
Intel: sản phẩm như chip vi xử lý cho máy tính, bo mạch chủ, ổ nhớ flash,
cạc mạng và các thiết bị máy tính khác.
4
GVGD: cô Huỳnh Thị Đan Xuân SVTH: Nhóm 9
Google: Internet, phần mềm máy tính.
Tác động của MNC đối với nền kinh tế
Các công ty đa quốc gia sử dụng khoảng 90 triệu lao động (trong đó khoảng
20 triệu lao động ở các nước đang phát triển) tạo ra đến 25% tổng sản phẩm của thế
giới, riêng 1.000 công ty hàng đầu đã chiếm đến 80% sản lượng công nghiệp của
thế giới.
Với những đặc điểm về qui mô hoạt động, lượng vốn mà các MNC nắm giữ
thì các MNC này có một vai trò và ảnh hưởng lớn đến kinh tế, văn hóa và chính trị
của các quốc gia. Lĩnh vực văn hóa là lĩnh vực mà thể hiện sự ảnh hưởng rõ sức ảnh
hưởng của các MNC, vì các MNC thống lĩnh hoạt động sản xuất và phân phối sản
phẩm truyền thông (chỉ có 6 công ty bán đến 80% tổng số băng đĩa nhạc trên toàn
thế giới). Họ du nhập những ý tưởng và hình ảnh khiến cho một số chính phủ và tôn
giáo lo ngại về sự bất ổn cho xã hội.
Bên cạnh những ảnh hưởng không tốt thì các công ty đa quốc gia lại mang
lại một lợi ích to lớn cho các quốc gia sở tại như đóng thuế, tạo công ăn việc làm,
cung cấp sản phẩm và dịch vụ mà trước đó không có, trên hết là nguồn vốn, công
nghệ và kiến thức. Với vai trò cung ứng vốn cho nền kinh tế thì các MNC càng thể
hiện sự ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế các quốc gia mà nó có trụ sở. Chính
sự quốc tế hóa hoạt động kinh doanh của các công ty đa quốc gia mà nguyên nhân
chủ yếu tác động đến sự hình thành và phát triển của các luồng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI - Forgeign Direct Invesment).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư mà chủ sở hữu vốn đầu tư sẽ
trực tiếp quản lý và điều hành vốn đầu tư. Trong các chủ thể của đầu tư trực tiếp
nước ngoài thì các công ty đa quốc gia chiếm tỷ trọng cao nhất rồi mới đến các tổ
chức chính phủ và phi chính phủ khác. Theo số liệu thông kê cho thấy, có hơn 90%
vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới là do các công ty đa quốc gia. Trong bối cảnh
5