A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài:
- Trong luật giáo dục đã ghi rõ giáo dục phổ thông là phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với từng lớp học, môn học, tác
động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú trong khi học môn hoá học.
- Phương pháp tích cực là phương pháp giáo dục - dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học thông qua quan sát đồ dùng dạy học
(tranh ảnh, mô hình )
- Trong giáo dục học đại cương, bài tập được xếp trong hệ thống phương pháp
giảng dạy, phương pháp này được coi là một trong các phương pháp quan trọng
nhất để nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn. Mặt khác giải bài tập là một
phương pháp học tập tích cực. Một học sinh có kinh nghiệm là học sinh sau khi
học bài xong, chưa hài lòng với các hiểu biết của mình và chỉ yên tâm sau khi tự
mình giải được các bài tập.
- Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn hoá học tôi thấy môn hoá học là
môn học rất mới mẻ, rất khó, nhất là với học sinh lớp 8. Là năm đầu làm quen với
môn học này, học sinh rất lo lắng và rất nhiều em không biết làm bài tập toán hoá.
Đặc biệt với học sinh nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy việc rèn kỹ năng giải bài tập
tính theo phương trình hóa học càng khó khăn hơn.
- Năm học 2008-2009 là năm thứ 3 toàn ngành giáo hưởng ứng cuộc vận động “hai
không” với 4 nội dung. Là một giáo viên tâm huyết với nghề tôi luôn trăn trở phải
làm thế nào để thực hiện tốt cuộc vận động này. Do đó tôi đã cố gắng theo khả
năng để đề cập đến vấn đề nhằm giúp các em học sinh có thể giải được các dạng
bài tập lập phương trình hóa học và tính theo phương trình hóa học một cách đơn
giản hơn, dễ hiểu hơn. Đây chính là lí do mà tôi nghiên cứu nội dung sáng kiến
kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm giải bài tập tính theo PTHH lớp 8 THCS”
2. Mục đích nghiên cứu.
1
- Mục đích của chuyên đề này là giúp các em củng cố được kiến thức cơ bản liên
quan đến dạng bài tập tính theo PTHH, rèn luyện kỹ năng giải bài tập toán hoá để
có cách giải nhanh nhất, chính xác nhất, bên cạnh đó giảm bớt lo sợ trong học sinh,
giúp các em có hứng thú học tập bộ môn Hoá học cũng như tự tin hơn trên con
đường học tập của mình.
3.Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh lớp 8 trường THCS Hải Hà, các tài liệu liên quan.
4. Phạm vi nghiên cứu.
- Chương trình hoá học 8 THCS phần bài tập tính theo phương trình hóa học
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Điều tra thực trạng, thực tế giảng dạy
- Nghiên cứu tài liệu
- Ứng dụng thể nghiệm
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài:
a) Thuận lợi:
- Giáo viên được phân công giảng dạy đều có trình độ và lòng nhiệt tình đồng thời
thấu hiểu hoàn cảnh của học sinh.
- Tài liệu tham khảo có nhiều loại sách, do nhiều tác giả biên soạn giúp giáo viên
có thể tham khảo và chọn bài tập cho phù hợp với học sinh của mình.
- Chương trình sách giáo khoa lớp 8 có nhiều thay đổi, sau mỗi bài học có nhiều
bài tập, đồng thời mỗi chương đều có một đến hai bài luyện tập.
Phần lớn học sinh đã tỏ ra hứng thú và yêu thích bộ môn.
b)Khó khăn:
- Phương tiện thiết bị của trường còn thiếu nhiều, chưa có phòng thí nghiệm dẫn
đến chất lượng dạy học chưa cao, làm cho tiết học chưa thực sự sinh động, hứng
thú và có hiệu quả.
2. Thực trạng khi nghiên cứu các giải pháp của đề tài:
2
- Trong chương trình THCS có rất nhiều dạng bài tập tôi lấy ví dụ trong sách ôn
tập và kiểm tra hoá 8 cũng có tới 10 dạng bài tập mà tác giả Ngô Ngọc An đưa vào
làm 10 chủ đề lớn cho quyển sách
- Nhưng trong chuyên đề này tôi chỉ đi sâu vào mảng kiến thức giải bài tập tính
theo phương trình hóa học trong chương trình hoá học 8 THCS. Muốn làm được
các dạng bài tập này học sinh cần tổng hợp nhiều mảng kiến thức: Nhớ ký hiệu hóa
học, viết công thức hóa học, xác định chất tham gia (chất phản ứng), chất tạo thành
(sản phẩm), dựa vào số mol, khối lượng mol và thể tích mol chất (khí, rắn ).
- Tuy nhiên tôi chỉ dám đưa ra giải pháp nhỏ nhằm giúp các em làm tốt mảng kiến
thức trên.
3. Những biện pháp đề xuất thực hiện các giải pháp của chuyên đề.
- Để định hướng cho các em hình thành kỹ năng giải bài tập tính theo phương trình
hóa học tôi mạnh dạn đề xuất các giải pháp sau:
a) Về kiến thức :
- Tăng cường kiểm tra, uốn nắn ghi nhớ kí hiệu hoá học, viết công thức hoá học,
lập phương trình hóa học rồi mới dựa vào phương trình để tính toán.
- Qua các bài tập hoá học thuộc đề tài nghiên cứu, học sinh nắm chắc các dạng bài
tập tính theo phương trình hoá học (bài tập tính theo số mol, xác định chất dư, bài
tập có liên quan đến hiệu suất ).
b) Về kĩ năng:
- Hình thành cho học sinh kĩ năng, kĩ xảo giải tốt các dạng bài tập chủ yếu đưa về
dạng bài tập tính theo số mol cơ bản dễ nhớ nhất, học sinh dễ dàng tính toán các
đại lượng khác.
c) Về giáo dục:
- Rèn luyện cho học sinh thói quen độc lập, tự lực tư duy, năng động sáng tạo, đặc
biệt khả năng dự đoán và phương pháp giải các bài tập tính theo phương trình hóa
học một các nhanh nhất, dễ hiểu nhất và có hiệu quả
3
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Phương pháp hình thành kỹ năng giải bài tập hoá học định lượng:
- Cùng với việc hình thành khái niệm hoá học, học sinh cần được thực hiện giải
một hệ thống bài tập theo sơ đồ định hướng sau:
+ Nghiên cứu đầu bài, xác định những dữ kiện đầu bài đã cho và yêu cầu hoá học
cần xác định.
+ Xác định hướng giải.
+ Trình bày lời giải.
+ Kiểm tra lời giải
- Việc giải bài tập hoá học theo sơ đồ định hướng là rất quan trọng, giúp học sinh
giải quyết vấn đề một cách khoa học.
- Việc lựa chọn và xây dựng những bài tập hoá học nội dung có nhiều cách giải, có
cách giải ngắn gọn, thông minh, đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành kỹ
năng giải bài tập hoá học định lượng. Đặc biệt, các bài tập yêu cầu vận dụng kiến
thức, kỹ năng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn học tập hoá học.
2. Khi giải bài tập tính theo phương trình hóa học cần lưu ý những điểm
sau:
- Công thức liên hệ giữa 3 đại lượng (khối lượng, số mol, khối lượng mol)
(1) m = n.M (2) n =
M
m
(3) M =
n
m
Trong đó: m: là khối lượng (tính bằng gam) của một lượng nguyên tố hay một
lượng chất nào đó.
n: là số mol chất
M: là khối lượng mol (nguyên tử, phân tử )
4
- Lập phương trình hoá học:
+ Viết đúng công thức hóa học của các chất phản ứng và các chất mới sinh ra.
+ Chọn hệ số phân tử sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế đều bằng
nhau. Không được thay đổi chỉ số trong các công thức hoá học.
- Từ phương trình hóa học nhất thiết phải rút ra tỉ lệ số mol của chất cho biết và
chất cần tìm
II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Dạng 1: Tính khối lượng (hoặc thể tích khí, đktc) của chất này khi đã biết lượng
(hoặc thể tích khí) của một chất khác trong phương trình phản ứng.
* Các bước thực hiện:
- Chuyển giả thiết cho về số mol.
- Viết và cân bằng phương trình phản ứng
- Dựa vào tỉ lệ mol theo phương trình phản ứng, từ số mol chất đã biết tìm số mol
chất chưa biết (theo qui tắc tam xuất)
- Từ số mol, tính ra khối lượng (hoặc thể tích khí) hay các vấn đề khác mà đề bài
yêu cầu trả lời.
* Ví dụ: Cho 13g Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được
hiđro và dung dịch muối. Hãy tính:
a) Thể tích khí hiđro thu được ở đktc.
b) Khối lượng dung dịch muối tạo thành.
Giải
- Tính số mol kẽm (Zn) tham gia phản ứng:
n
Zn
=
)(2,0
65
13
mol
M
m
Zn
Zn
==
- PTHH: Zn + 2HCl
→
ZnCl
2
+ H
2
1mol 1mol 1mol
0,2 mol y mol x mol
a) Số mol H
2
tạo thành: x =
)(2,01.
1
2,0
mol
=
=>
)(48,44,22.2,04,22.
2
litnV
H
===
5
b) Số mol ZnCl
2
tạo thành: y =
)(2,01.
1
2,0
mol
=
=> Khối lượng muối:
)(2,27136.2,0.
2
gMnm
ZnCl
===
Dạng 2: Cho biết khối lượng của 2 chất tham gia, tìm khối lượng của chất tạo
thành.
* Các bước thực hiện:
* Loại này, trước hết phải xác định xem, trong 2 chất tham gia chất nào phản ứng
hết, chất nào còn dư. Sản phẩm chỉ được tính theo chất tham gia nào phản ứng hết
(áp dụng như dạng 1)
* Để trả lời câu hỏi trên ta làm như sau:
Giả sử có phản ứng: mA + nB
→
C + D
Phương trình: m(mol) n(mol)
Bài ra: a(mol) b(mol)
Trong đó: m, n là số mol theo phương trình còn a, b là số mol tính toán theo bài ra
So sánh hai tỉ số Chất phản ứng hết Sản phẩm tính theo
Nếu:
n
b
m
a
=
A, B đều hết A hoặc B
n
b
m
a
>
B hết Theo B
n
b
m
a
<
A hết Theo A
Nội dung bài toán trên có thể giải đơn giản nếu ta cố gắng hiểu và giải theo
phương pháp “ 3 dòng” qua ví dụ sau:
* Ví dụ: Nếu cho 11,2g Fe tác dụng với 18,25g HCl thì sau phản ứng sẽ được
những chất nào ? Bao nhiêu gam?
Giải
• Tính số mol:
)(2,0
56
2,11
moln
Fe
==
)(5,0
5,36
25,18
moln
HCl
==
6
• Phản ứng: Fe + 2HCl
→
FeCl
2
+ H
2
Phương trình: 1(mol) 2(mol) 1(mol) 1(mol)
Ban đầu cho: 0,2(mol) 0,5(mol) 0(mol) 0(mol)
Phản ứng: 0,2(mol) 2.0,2(mol) 0,2(mol) 0,2(mol)
Sau phản ứng: 0(mol) 0,1(mol) 0,2(mol) 0,2(mol)
(Vì
2
5,0
1
2,0
<
nên Fe phản ứng hết; 0,2 mol)
Theo phương trình phản ứng thì số mol HCl phản ứng gấp đôi số mol Fe
n
HCl
(phản ứng) = 2.0,2 = 0,4 (mol)
FeHFeCl
nnn
==
22
p.ư
Vậy sau phản ứng thu được:
gm
FeCl
4,25127.2,0
2
==
gm
H
4,02.2,0
2
==
HCl
m
dư
g65,35,36.1,0
==
Dạng 3: Hiệu suất phản ứng (H%):
* Trong phản ứng: A + B
→
C + D
a) Nếu hiệu suất tính theo chất sản phẩm (C hoặc D):
Lượng sản phẩm thực tế x 100%
H% = (1)
Lượng sản phẩm lí thuyết (tính theo phản ứng)
Lượng sản phẩm lí thuyết x H%
Suy ra: Lượng sản phẩm thực tế =
100%
b) Nếu hiệu suất tính theo chất ban đầu (A hay B):
- Phải tính theo chất ban đầu nào phản ứng thiếu.
Lượng (A) phản ứng x 100%
H% = (2)
Lượng (A) cho ban đầu
- Cần nhớ rằng H%
≤
100%
7
* Ví dụ: Người ta điều chế vôi sống (CaO) bằng cách nung đá vôi (CaCO
3
).
Lượng vôi sống thu được từ 1 tấn đá vôi có chứa 10% tạp chất là 0,45 tấn.
Hãy tính hiệu suất phản ứng.
Giải
3
CaCO
m
tinh khiết
= 1x
9,0
100
90
=
tấn
Phương trình phản ứng được biểu diễn như sau:
CaCO
3
→
o
t
CaO + CO
2
1(mol) 1(mol) 1(mol)
100g 56g
100 t 56 t
0,9t xt
=> x = 0,504 t (khối lượng lý thuyết)
Vậy hiệu suất phản ứng là: 0,45
H% = x 100% = 89,28%
0,504
Dạng 4: Tạp chất và lượng dùng dư trong phản ứng:
a) Tạp chất là chất có lẫn trong nguyên liệu ban đầu nhưng là chất không tham
gia phản ứng. Vì vậy phải tính ra lượng nguyên chất trước khi thực hiện tính toán
theo phương trình phản ứng.
* Ví dụ: Nung 200g đá vôi có lẫn 5% tạp chất được vôi sống CaO và khí CO
2
.
Tính khối lượng vôi sống thu được nếu hiệu suất phản ứng đạt 80%.
Giải
• Lượng tạp chất:
g10
100
5
.200 =
=> lượng CaCO
3
= 200 – 10 = 190g
Phản ứng: CaCO
3
→
0
t
CaO + CO
2
Tỉ lệ: 100g 56g
Cho: 190 xg
8
• m
CaO
(lý thuyết) = x =
g4,106
100
190.56
=
=> m
CaO
(thực tế) = 106,4.
g12,85
100
80
=
b) Lượng lấy dư một cách nhằm thực hiện phản ứng hoàn toàn một chất khác.
Lượng này không đưa vào phản ứng nên khi tính lượng cần dùng phải tính tổng
lượng đủ cho phản ứng + lượng lấy dư
* Ví dụ: Tính thể tích dung dịch HCl 2M đã dùng để hoà tan hết 10,8g Al, biết đã
dùng dư 5% so với lượng cần phản ứng.
Giải
n
Al
=
mol4,0
27
8,10
=
Phương trình phản ứng:
2Al + 6HCl
→
2AlCl
3
+ H
2
Phương trình: 2(mol) 6(mol)
Bài ra: 0,4(mol) x(mol)
=>
molxn
HCl
2,1
2
6.4,0
===
V
ddHCl
(p.ư) =
lit6,0
2
2,1
=
V
ddHCl
(dư) =
lit03,0
100
5
.6,0
=
V
ddHCl
(đã dùng) = V(p.ư) + V (dư) = 0,6 + 0,3 = 0,63 lit
Dạng 5: Tính theo nhiều phản ứng nối tiếp nhau:
* Các phản ứng được gọi là nối tiếp nhau nếu như chất tạo thành ở phản ứng này
lại là chất tham gia ở phản ứng kế tiếp.
* Đối với loại này có thể lần lượt theo từng phản ứng cho đến sản phẩm cuối cùng.
Ngoài ra có thể giải nhanh chóng theo sơ đồ hợp thức
* Ví dụ: Đốt cháy hoàn toàn 2,5g đồng trong oxi, để nguội sản phẩm, rồi hoà
trong dung dịch HCl vừa đủ được dung dịch A. Cho NaOH vào dung dịch A cho
đến dư thu được kết tủa B. Tính khối lượng kết tủa B.
9
Giải
•
04,0
64
56,2
==
Cu
n
mol
• Các Phản ứng: 2Cu + O
2
→
0
t
2CuO
CuO + 2HCl
→
CuCl
2
+ H
2
O
CuCl
2
+ 2NaOH
→
Cu(OH)
2
↓
+2NaCl
Dựa vào tỉ lệ biến đổi từ Cu đến Cu(OH)
2
(kết tủa B) ta có sơ đồ hợp thức:
Cu
→
CuCl
2
→
Cu(OH)
2
↓
Phương trình: 1(mol) 1(mol)
Bài ra: 0,04(mol) 0,04(mol)
=>
gm
OHCu
92,398.04,0
2
)(
=↓=
Dạng 6: Tính theo nhiều phản ứng của nhiều chất:
* Phương pháp chung:
- Chuyển giả thiết về số mol (chú ý: nếu cho khối lượng của hỗn hợp nhiều chất
KHÔNG được đổi về số mol).
- Đặt số mol các chất cần tìm x,y
- Viết và cân bằng phương trình phản ứng. Dựa vào tỉ lệ mol theo phản ứng tìm
quan hệ về số mol giữa chất cần tìm với chất đã biết.
- Lập hệ phương trình bậc nhất (cho giả thiết nào thì lập phương trình theo giả thiết
đó).
- Giải hệ phương trình, tìm số mol x,y Từ số mol tìm được tính các nội dung đề
bài yêu cầu.
* Ví dụ: Hoà tan hết 12,6g hỗn hợp Al, Mg vào dung dịch HCl 1M thu được 13,44
lit H
2
(đktc). Tính % khôí lượng của Al và Mg trong hỗn hợp.
Giải
Số mol H
2
:
6,0
4,22
44,13
2
==
H
n
mol
Đặt : x là số mol Al
y là số mol Mg
10
Các phản ứng xảy ra:
2Al + 6HCl
→
2AlCl
3
+ 3H
2
↑
Phương trình: 2(mol) 6(mol) 2(mol) 3(mol)
Bài ra: x(mol)
2
6
x(mol) x(mol)
2
3
x(mol)
Mg + 2HCl
→
MgCl
2
+ H
2
Phương trình: 1(mol) 2(mol) 1(mol) 1(mol)
Bài ra: y(mol) 2y(mol) y(mol) y(mol)
( Cần nhớ rằng 13,44 lit H
2
hay 0,6 mol H
2
là do cả Al và Mg phản ứng mà có)
Lập hệ phương trình đại số:
m
Al
+ m
Mg
= 12,6 (g)
27.x + 24.y = 12,6 (1)
2
H
n
(Al p.ứ) +
2
H
n
(Mg p.ứ) = 0,6 (mol)
=>
)2(2,1236,0
2
3
=+<=>=+
yxyx
Giải hệ :
=+
=+
)2(2,123
)1(6,122427
yx
yx
Lấy (2) - (1) => 9x = 1,8 => x = 0,2 (mol)
Thay x = 0,2 vào (2) => y = 0,3 (mol)
m
Al
= 27x = 27.0.2 = 5,4 g
%Al =
%86,42%100
6,12
4,5
%100
=×=×
hh
Al
m
m
%Mg = 100% - %Al = 100% - 42,86 = 57,14%
- Qua việc phân loại được dạng bài tập tính theo phương trình hoá học và trong quá
trình hướng dẫn học sinh giải bài tập tôi thấy học sinh nhận thức nhanh hơn, kỹ
năng giải bài tập của học sinh thành thạo hơn, đem lại sự hứng thú, say mê trong
học tập. Học sinh thích học môn Hoá học hơn và không còn ngại khi giải bài tập
tính theo phương trình hoá học.
11
- Tuy nhiên trong quá trình dạy tôi nhận thấy rằng tuỳ vào các dạng bài tập học
sinh có thể nhận thức nhanh hay chậm, nhiều hay ít từ đó tôi có thể phân loại học
sinh theo mức độ nhận thức ở các dạng bài tập, cụ thể:
+ Dạng 1, 2, 3 dành cho học sinh mức độ nhận thức yếu, trung bình.
+ Dạng 4, 5, 6 dành cho học sinh mức độ nhận thức khá, giỏi.
C. KẾT LUẬN
I. KẾT QUẢ
Chuyên đề này tôi thực hiện trong học kì I ( năm học 2008-2009), thời gian thực
hiện tuy chưa dài song cũng thu được kết quả tương đối khả quan. Học sinh lớp 8,
tôi tiến hành triển khai chuyên đề có thể làm được tốt hơn lớp 9, do đó đã góp phần
vào việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh và giúp cho học sinh yêu thích
môn Hoá học hơn. Cụ thể :
Loại
Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
Tổng số (67 HS) 7 10,4 16 23,9 40 59,7 4 6,0 0 0
Qua việc thực hiện phương pháp trên trong giảng dạy Hoá 8, tôi thấy học sinh có
nề nếp, tích cực hơn trong hoạt động học tập, số học sinh yếu lúc đầu rất lơ là, thụ
động trong việc tìm ra kiến thức thường ỷ lại các học sinh khá, giỏi trong lớp, sau
này đã có thể tham gia góp sức mình vào kết quả học tập của cả lớp, qua đó các em
tự tin hơn không mặc cảm vì mình yếu kém hơn các bạn, mạnh dạn phát biểu xây
dựng bài.
- Học sinh hiểu sâu hơn nội dung kiến thức mới.
12
- Lớp hoạt động sôi nổi, giữa thầy và trò có sự hoạt động nhịp nhàng, thầy tổ chức
các hình thức hoạt động, trò thực hiện.
II. KẾT LUẬN.
Để giúp cho tôi cũng như các giáo viên khác trong việc giảng dạy môn Hoá học
đựơc tốt hơn, chúng ta cần tổ chức học sinh tiến hành theo các bước cơ bản sau:
Bước 1: Tổ chức cho học sinh nghiên cứu kĩ đầu bài, nhận dạng bài toán.
Bước 2: Học sinh phải thuộc lòng tên, kí hiệu hoá học, hoá trị của các nguyên tố,
biết viết công thức Hoá học, và lập đúng phương trình hóa học
Do đó khi dạy về những phần này giáo viên phải nghiêm khắc trong việc kiểm tra
bài cũ, không để học sinh không học bài, không làm bài trước khi đến lớp (nếu
không có phải bổ sung ngay hôm sau ).
- Ngoài ra để thực hiện tốt phương pháp này giáo viên cần có sự đầu tư nhiều hơn
nữa trong việc thiết kế bài dạy, sưu tầm các dạng bài tập để học sinh tiếp xúc, làm
quen tránh sự bỡ ngỡ trong những năm học sau.
III. KIẾN NGHỊ.
- Để nâng cao chất lượng dạy và học tôi xin đề xuất một số vấn đề sau:
+ Đối với phòng giáo dục: Cần trang bị cho giáo viên thêm những tài liệu tham
khảo cần thiết để bổ sung, hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy, tổ chức
các chuyên đề bồi dưỡng môn Hóa nói riêng cũng như các bộ môn khác nói chung.
Với những sáng kiến kinh nghiệm hay, theo tôi nên phổ biến để cho các giáo viên
được học tập và vận dụng. Có như thế tay nghề và vốn kiến thức của giáo viên sẽ
dần được nâng lên.
+ Đối với nhà trường: Xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập của học
sinh, bổ sung các hoá chất đã hết và cần thiết trong phòng thí nghiệm kịp thời.
+ Đối với giáo viên: Phải tự học tự bồi dưỡng tham khảo nhiều tài liệu, luôn học
tập các bạn đồng nghiệp để không ngừng nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ cho
bản thân.
- Do việc thực hiện chuyên đề này trong thời gian ngắn do đó kết quả chưa như ý
muốn, vào năm học tới tôi sẽ áp dụng chuyên đề này trong cả năm học, mong sự
góp ý của các đồng nghiệp.
13
- Trên đây là “Một số kinh nghiệm giải bài tập tính theo phương trình hóa học”.
Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến và chỉ đạo của các đồng nghiệp và các cấp lãnh
đạo để sáng kiến thêm phong phú và hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hải Hà, tháng 4 năm 2009.
Người viết
Ngô Đức Dũng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa hoá học lớp 8
2. Sách bài tập hoá học lớp 8
3. Sách giáo viên hoá học lớp 8
4. Sách hoá học nâng cao lớp 8
5. Sách để học tốt hoá học lớp 8
14
MC LC
Trang
A. Đặt vấn đề
1
I. Mở đầu
1
1. Lý do chọ đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu. 1
3. Đối tợng nghiên cứu 2
4. Phạm vi nghiên cứu 2
5. Phơng pháp nghiên cứu 2
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2
1. Thực trạng trớc khi thực hiện các giải pháp của đề tài 2
2. Thực trạng khi nghiên cứu các giải pháp của đề 2
3. Những biện pháp đề xuất thực hiện các giải pháp của chuyên đề 3
B. Giải quyết vấn đề
4
I. Các giải pháp thực hiện 4
1. Phơng pháp hình thành kỹ năng giải bài tập hoá học định lợng 4
2. Khi giải bài tập tính theo PTHH cần lu ý những điểm sau 4
3. Phơng pháp tiến hành các dạng bài tập tính theo phơng trình hoá học 4
II. Các biện pháp tổ chức thực hiện 5
C. Kết luận
12
I. Kết quả 12
II. Kết luận 12
III. Kiến nghị 13
15
I - ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG CẤP TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
II. ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG CẤP PHÒNG GD - ĐT
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
16
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
17