Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.14 KB, 16 trang )

I. Nguồn tài trợ của doanh nghiệp
Căn cứ vào quyền sở hữu thì nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành vốn chủ
sở hữu và nợ phải trả.
Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của doanh ngiệp,bao gồm số vốn
góp của chủ sở hữu,phần vốn tự bổ xung từ lợi nhuận để lại,các quỹ được hình
thành từ lợi nhuận và nguồn kinh phí. Mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau có
các hình thức huy động vốn khác nhau,ví dụ như: nguồn vốn từ ngân sách nhà
nước cấp,nguồn vốn từ việc phát hành cổ phiếu,nguồn vốn từ tiết kiệm để tái đầu
tư…
Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ chủ đầu tư của doanh nghiệp cũng phải
bỏ ra một số vốn nhất định . Đối với doanh nghiệp nhà nước vốn tự có ban đầu
chính là vốn do ngân sách nhà nước cấp .Đối với doanh nghiệp tư nhân vốn tự có
là số vốn pháp định cần thiết để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp ,tức là số vốn
tối thiểu chủ doanh nghiệp phải bỏ ra để được thành lập doanh nghiệp theo quy
định của pháp luật .Với công ty cổ phần nó là nguồn vốn do các cổ đông đóng góp
để thành lập công ty . Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu công ty mà mức độ quyền
hạn tham gia vào công ty căn cứ theo tỉ lệ góp vốn đồng thời chịu trách nhiệm hữu
hạn trên trị giá số cổ phần mà họ nắm giữ .
1. Phần lợi nhuận hằng năm để lại
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được khi kết thúc một
chu kỳ kinh doanh. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thu nhập theo luật
định,việc phân phối lợi nhuận sau thuế còn lại sẽ cho doanh nghiệp quyết
định. Trong các công ty cổ phần,việc phân phối lợi nhuận sau thuế do Đại
hội cổ đông quyết định. Nhìn chung,lợi nhuận sau thuế của công ty cổ phần
được chia thành hai phần:
 Một phần chia cho các cổ đông dưới hình thức trả cổ tức(hay còn gọi
là lợi tức cổ phần).
 Một phần được giữ lại để tái đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.
a. Khái niệm: Lợi nhuận hàng năm để lại là Phần trăm lợi nhuận thuần không
dùng để trả cổ tức mà được doanh nghiệp giữ lại để tái đầu tư theo các mục


tiêu chiến lược hoặc để trả nợ. Lợi nhuận giữ lại được thể hiện bên dưới vốn
cổ phần chủ sở hữu trong bảng cân đối kế toán.
1
Lợi nhuận giữ lại được tính toán bằng cách thêm vào lợi nhuận giữ lại ban đầu (các
năm trước đó) thu nhập thuần và trừ đi cổ tức trả cho các cổ đông
Lợi nhuận giữ lại = lợi nhuân giữ lại ban đầu + thu nhập ròng – cổ tức.
b. Ưu-nhược điểm
 Ưu điểm
• Là nguồn vốn rất chủ động và thuạn tiện cho các doanh nghiệp.
• Không phải trả lãi,chi phí huy động thấp,đỡ tốn kém hơn phát
hành cổ phiếu
• Mức độ rủi ro thấp hơn so với các nguồn vốn vay,nhất là khi
đến thời gian đáo hạn mà doanh nghiệp chưa có khả năng trả.
• Là nguồn vốn ổn định và tăng trưởng tốt trong quá trình hoạt
động của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp làm ăn có lãi.
• Giúp cho doanh nghiệp không bị phụ thuộc vào bên ngoài.
• Giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong các quan hệ tín dụng
tại các ngân hàng,tổ chức tín dụng hay đối với các cổ đông.
• Nguồn lợi nhuận để lại có tác động rất lớn đến nguồn vốn kinh
doanh,tạo cơ hội cho các công ty thu được lợi nhuận cao hơn
trong các năm tiếp theo.
• Làm tăng tỷ trọng vốn tự có của doanh nghiệp,cơ sở để hình
thành nên các nguồn vốn khác hay là cơ sở để quyết định quy
mô hoạt động của doanh nghiệp.
 Nhược điểm
• Chị sự ảnh hưởng của lạm phát.
• Nguồn vốn này chỉ được hình thành khi doanh nghiệp làm ăn
có lãi đều đặn và lien tục.
• Khi doanh nghiệp không chi trr cổ tức cho cổ đông mà giữ lại
lợi nhuận có thể làm giá cổ phiếu trên thì trường giảm,ảnh

hưởng xấu đến doanh nghiệp.
• Hình thức này không nên áp dụng thường xuyên và với quy mô
lớn so với lợi nhuận của doanh nghiệp vì nó làm ảnh hưởng đến
quyền lợi của của đông. Trường hợp doanh nghiệp không có dự
án đầu tư hứa hen mang lại tỷ suất sinh lời mong muốn cho các
chủ sở hữu,việc giữ lại lợi nhuận sẽ đi ngược lại với lợi ích của
chủ sở hữu.
• Việc quyết định tỷ lệ lợi nhuận giữ lại một cách hợp lý cũng là
một vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp. nếu như tỷ lệ này quá
2
cao hay hay quá thấp cũng có thể gây ra những ảnh hưởng mà
doanh nghiệp không mong muốn.
2. Phát hành cổ phiếu thường
Phát hành cổ phiếu : công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp góp vốn,số
vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là
cổ phần. số vốn tự có ban đầu của công ty cổ phần được hình thành từ việc
phát hành cổ phiếu. người góp vốn vào công ty cổ phần dưới hình thức mua
cổ phiếu được gọi là cổ đông.
Cổ phiếu là phương tiện để hình thành nguồn vốn chủ sở hữu ban đầu của
công ty và cũng là phương tiện để huy động tăng thêm vốn cho công ty cổ
phần,gồm có:
 Phát hành cổ phiếu thường
 Phát hành cổ phiếu ưu đãi
a. Khái niệm phát hành cổ phiếu thường
Cổ phiếu thường là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu vĩnh viễn trong
công ty bởi không có sự dự liệu trước thời gian đáo hạn của nó và cho
phép người sở hữu nó được hưởng các quyền lợi thông thường trong
công ty cổ phần.
Người sở hữu cổ phiếu thường là cổ đông thường của công ty. Số lượng
cổ phiếu tối đa mà công ty được quyền huy động gọi là vốn pháp định.

Số lượng cổ phiếu tương ứng với số vốn pháp định được ghi trong vốn
điều lệ của công ty gọi là vốn điều lệ. những cổ phần sẽ được đưa ra bán
cho công chúng đầu tư gọi là cổ phần dự kiến phát hành và số lượng phát
hành thấp hơn số lượng ghi trong điều lệ. mức chênh lệch giữa cổ phần
được phép phát hành và cổ phần đã phát hành là cổ phần dự trữ.
Đặc điểm của cổ phiếu thường:
 Cổ đông cổ phiếu thường là chủ sở hữu doanh nghiệp cổ phần.
 Cổ phiếu thường là lá chắn chống lại sự phá sản của doanh nghiệp.
 Cổ phiếu trả linh hoạt.
 Chi phí cổ phần thường mới cao hơn chi phí của lợi nhuận giữ lại.
Cổ đông thường của công ty cổ phần có quyền:
 Cổ đông thường của công ty cổ phần có quyền tham gia cổ phiếu
và ứng cử vào Hội đồng quản trị, tham gia quyết định các vấn đề
quan trọng đối với hoạt động của công ty. Nhưng không được
tham gia họp Đại hội đồng cổ đông.
 Cổ đông thường được hưởng lợi nhuận dưới hình thức lợi tức cổ
phần và phần giá trị còn lại của công ty khi thanh lý sau khi đã
3
thanh toán các khoản nợ, các khoản chi phí và thanh toán cho cổ
đông ưu đãi.
 Ngoài các quyền chủ yế trên cổ đông thường có thể được hưởng
các quyền khác như: quyền được ưu tiên mua trước các cổ phần
mới do công ty phát hành, quyền kiểm tra sổ sách kế toán của công
ty, được chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần nhưng không được
trực tiếp rút vốn ra khỏi công ty…
 Bên cạnh đó, cổ đông thường cũng phải gánh chịu những rủi ro mà
công ty gặp phải tương ứng với phần vốn góp và cũng giới hạn tối
đa trong phần vốn góp đó.
Để đáp ứng nhu cầu tăng vốn thêm vốn mở rộng sản xuất kinh doanh,công
ty cổ phần có thể lựa chọn phương pháp tăng them vốn chủ sở hữu bằng

cách phát hành them cổ phiếu thường
Các hình thức phát hành cổ phiếu để tăng them vốn chủ sở hữu:
• Hình thức thứ nhất: phát hành cổ phiếu mới với việc giành quyền ưu
tiên cho cổ đông.
Quyền tiên mãi: cổ đông thường được hưởng quyền ưu tiên mua cổ
phần mới do công ty phát hành trước các đối tượng khác. Sự ưu tiên
này giúp bảo vệ quyền lợi của các cổ đông hiện hành, giúp họ duy trì
và bền vững tỷ lệ sở hữu hiện hành và bảo vệ quyền kiểm soát của cổ
đông hiện hành đối với công ty. Đồng thời còn giúp bảo vệ các cổ
đông hiện hành tránh thiệt hại về sụt giá của cổ phiếu trên thị trường
khi phát hành cổ phiếu mới ( Giá trị cổ phiếu của các cổ đông hiện tại
có thể sẽ bị giảm nếu công ty phát hành cổ phần mới và bán với giá
chiết khấu – hiện tượng “loãng giá” cổ phần).
• Hình thức thứ hai:phát hành cổ phiếu mới bằng việc chào bán cổ
phiếu cho người thứ ba.
Công ty có thể tăng vốn chủ sở hữu thông qua việc phát hành và dành
quyền mua cổ phiếu mới cho người thứ ba là người có quan hệ mật
thiết với công ty,như người lao động trong công ty,các đối tác kinh
doanh … nhằm giúp cho công ty tăng vốn kinh doanh đồng thời tạo
sự gắn bó chặt chẽ giữa công ty với những người thường xuyên có
quan hệ với công ty.
• Hình thức thứ ba:phát hành rộng rãi cổ phiếu mới ra công chúng bằng
việc chào bán công khai.
b. Ưu-nhược điểm
 Ưu điểm
Đối với doanh nghiệp
 Phát hành cổ phiếu thường mới ra công chúng là một hình
thức tăng vốn chủ sở hữu,tăng mức độ vững chắc về mặt tài
4
chính của công ty. Công ty có thể tăng thêm vốn đầu tư dài

hạn mà không bắt buộc phải trả chi phí cho việc sử dụng
vốn một cách cố định như khi sử dụng vốn vay. Công ty sử
dụng vốn linh hoạt hơn trong kinh doanh,không chịu sức ép
nợ nần,giảm được nguy cơ phải tổ chức lại hay phá sản.
 Không phải chịu gánh nặng về cổ tức cố định mà phụ thuộc
vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp,có lợi cho doanh
nghiệp khi tình hình kinh doanh không ổn định;cổ phần của
cổ phiếu thường không có kỳ hạn cố định,không cần hoàn
trả từ đó đảm bảo nhu cầu vốn của doanh nghiệp và có ý
nghĩa thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh ổn định lâu
dài;giảm thiểu rủi ro khi huy động vốn,chủ yếu là không tồn
tại nguy cơ hoàn vốn và thanh toán lợi nhuận,làm tăng vốn
chủ sở hữu cho doanh nghiệp.
Đối với nhà đầu tư:
 Việc phát hành cổ phiếu thường được hiễn ra một cách công
khai,minh bạch,rõ ràng qua các đợt chào bán,thường có một
ngân hàng đứng ra bảo lãnh và một công ty chứng khoán hỗ
trợ chào bán cổ phiếu ra công chúng,taoh thuận lợi cho các
nhà đầu tư tìm hiểu về thông tin cổ phiếu
 Các cổ đông thường có quyền tham gia cổ phiếu và ứng cử
vào Hội đồng quản trị, tham gia quyết định các vấn đề quan
trọng đối với công ty.
 Cổ phiếu thường hứa hẹn mang lại cổ tức cao hơn cổ phiếu
ưu đãi và trái phiếu,đồng thời so với đầu tư vào trái phiếu,cổ
phiếu thường tạo cho nhà đầu tư một hàng rào chắn tốt hơn
để chống đỡ lạm phát không dự kiến được.

 Nhược điểm
Đối với doanh nghiệp
 Chi phí bảo lãnh,chi phí phát hành lớn mà doanh nghiệp

phải chi trả cho phía các ngân hàng và công ty chứng khoán
tham gia
 Thủ tục và điều kiện phát hành cổ phiếu khá rườm rà và mất
nhiều thời gian( vì thế việc phát hành cổ phiếu thường là
5
bước di cuối cùng của doanh nghiệp để có vốn cho việc mở
rộng kinh doanh.
 Việc phát hành thêm cổ phiếu thường mới ra công chúng sẽ
gây bất lợi cho các cổ đông hiện hành vì phải chia sẻ quyền
phân phối thu nhập cho các cổ đông mới, chia sẻ quyền
kiểm soát công ty
 Chi phí phát hành cổ phiếu thường cao hơn chi phí phát
hành trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi.
 lợi tức cổ phiếu ko dc tính vào thu nhập chịu thuế trong khi
lợi tức trái phiếu hay lợi tức tiền vay dc tính trừ vào thu
nhập chịu thuế của công ty
 Chi phí phát hành cổ phiếu thường (hoa hồng cho người bảo
lãnh, chi phí quảng cáo…) thường cao hơn chi phí phát hành
cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu
 Ngoài ra khi quyết định phát hành cổ phiếu thường mới cần
phải xem xét thêm các yếu tố như : doanh thu và lợi
nhuận ,kết cấu vốn của công ty,quyền kiểm soát của công ty
và chi phí phát hành cổ phiểu thường.
Đối với nhà đầu tư:
 Lợi tức từ cổ phiếu không được tính vào chi phí được trừ
trong thu nhập chịu thuế.
 Không có quyền yêu cầu công ty mua lại, không được hoàn
lại vốn.

3. Ưu-nhược điểm của nguồn vốn chủ sở hữu

a. Ưu điểm
 Thuận tiện và dễ dàng trong việc huy động.
 Chi phí của nguồn này thấp do không phải trả chi phí lãi vay.
 Thuận lợi cho doanh nghiệp khi sử dụng để mở rộng sản
xuất,không phải chịu áp lực trả nợ và lãi vay hay phải thẩm định
khi có nhu cầu vay vốn.
b. Nhược điểm
 Quy mô thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn của doanh
nghiệp,do vậy khó đầu tư cào các dự án lớn.
 Chủ sở hữu doanh nghiệp chịu rủi ro hoàn toàn khi doanh nghiệp
làm ăn không có lãi.
6
II. Thực trạng huy động vốn của các công ty tại Việt Nam bằng vốn chủ
sở hữu: lợi nhuận để lại và phát hành cổ phiếu thường
Lợi nhuận hàng năm để lại của doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác
nhau. Nhưng yếu tố tác động trực tiếp đến chính là nguồn lợi nhuận chưa phân
phối của doanh nghiệp. hiện nay,tình hình Vốn hoạt động của các DN hiện gặp khó
khăn trên cả 3 kênh. Phần vốn tự có không nhiều; Phần được bổ sung hàng năm thì
từ mấy năm nay rất thấp, do tỷ suất lợi nhuận thấp, phần còn lại để tái đầu tư, để
tăng vốn tự có ít, nếu có tăng lên thì chủ yếu là do giá tăng, chứ thực chất là tích
luỹ bị âm; đối với những DN bị lỗ thì còn ăn vào vốn; phần huy động trên thị
trường chứng khoán (tỷ lệ DN niêm yết cũng mới chỉ chiếm vài phần trăm tổng số)
thì chẳng tăng được bao nhiêu, do chứng khoán liên tục bị giảm điểm - tỷ lệ giá trị
vốn hoá/GDP nay đã xuống dưới 30%, thấp xa so với tỷ lệ tương ứng 48% của
năm 2009. Riêng phần vốn vay từ các ngân hàng thương mại, thì từ gần 2 năm nay,
lãi suất đã cao gấp rưỡi, gấp đôi tỷ suất lợi nhuận của DN; việc tiếp cận nguồn vốn
này cũng rất khó khăn, ngoài yếu tố do lãi suất cao, còn do tỷ lệ nợ xấu cao, tồn
kho lớn. Vấn đề đặt ra, cần phải tăng tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản và lãi suất vay
phải giảm xuống nữa thì mới có sức cạnh tranh; nếu vẫn phải vay với lãi suất cao
gấp đôi, gấp ba các nước khác thì DN sẽ thua ngay trên sân nhà trước sức cạnh

tranh của hàng ngoại nhập.
Nguồn vốn đã có hạn, nhưng DN lại đầu tư quá dàn trải vào các lĩnh vực kinh
doanh khác nhau, kể cả những lĩnh vực không có chuyên môn, kết quả là thua lỗ,
cụt vốn, lãi chồng lên vốn vay. “Hiện tượng đầu tư đa ngành diễn ra ở đa số các
doanh nghiệp. Rất nhiều công ty lớn đầu tư vào ngân hàng, chứng khoán và bất
động sản. Trong vòng 2 năm tới,có thể, có đến 90% công ty chứng khoán sẽ phải
đóng cửa, chỉ có 5-7 công ty tồn tại lâu dài”.
Một ví dụ điển hình về hiệu quả hoạt động hai công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI)
và Chứng khoán Sacombank (SBS) - trực thuộc ngân hàng Sacombank. Trong khi
SSI tập trung vào các năng lực cốt lõi của mình là quản trị rủi ro, tự doanh, quản lý
tài sản, dịch vụ ngân hàng đầu tư, đội ngũ nghiên cứu mạnh, môi giới cho khách
hàng cá nhân lẫn tổ chức thì SBS lại làm ngược lại. Hệ quả là dù thị trường có khó
khăn nhưng lợi nhuận của SSI không bị ảnh hưởng nhiều. Trong khi đó, SBS đã bị
lỗ và công bố lỗ cả ngàn tỉ đồng kể từ cuối năm 2011.
Điều này là nguyên nhân làm cho nguồn lợi nhuận để lại hàng năm của doanh
nghiệp giảm trầm trọng,dẫn đến nguồn vốn chủ sở hữu cũng giảm theo.
Tuy nhiên,bên cạnh đó cũng một phần do khó khăn của nền kinh tế,làm ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.
7
Dù khó khăn chung toàn nền kinh tế, các công ty kinh doanh chứng khoán
vẫn kiếm "bộn tiền" trong 6 tháng đầu năm 2012 nhờ đà tăng của thị trường
cùng những khoản thu ổn định như phí môi giới.
Theo báo cáo hợp nhất đã kiểm toán do Công ty chứng khoán VNDIRECT cung
cấp, trên tổng số 26 công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, khoảng 80% doanh
nghiệp niêm yết ở 2 sàn chứng khoán báo lãi quý II/2012 và lũy kế 6 tháng đầu
năm. Trong đó, Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) có lợi nhuận sau thuế
cao nhất sàn HOSE, đạt 304,09 tỷ đồng. Tại HNX, vị trí này thuộc về Công ty cổ
phần chứng khoán Bảo Việt (BVS) với 65,56 tỷ đồng.
Biểu đồ doanh thu 6 tháng đầu năm của các công ty kinh doanh
tài chính trên sàn HOSE. Đơn vị tính: Tỷ Đồng.

Nguồn: VNDIRECT
Đặc biệt, trong danh sách này, cả 5 công ty kinh doanh chứng khoán niêm yết trên
sàn HOSE đều báo lãi. Xét về doanh thu, Chứng khoán Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Agriseco (AGR) đạt mức cao nhất, lên tới 482,88 tỷ đồng qua 6 tháng
đầu năm 2012, kết quả này chủ yếu do hoạt động tự doanh tại công ty mang lại.
Trong khi đó, Chứng khoán Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam chỉ đạt 157,8
tỷ đồng.
8
Biểu đồ lợi nhuận sau thuế các công ty kinh doanh tài chính trên
sàn HOSE. Đơn vị tính: Tỷ đồng. Nguồn: VNDIRECT
Tổng kết lợi nhuận sau thuế, SSI dẫn đầu danh sách lãi khi thu về trên 300 tỷ đồng
qua 6 tháng đầu năm. Tính đến 30/06/2012, vốn đầu tư chủ sở hữu của SSI cũng
đạt hơn 3.526 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.AGR và PVF là hai
doanh nghiệp có mức lợi nhuận sau thuế quý II thấp hơn hẳn so với quý I. Tuy
nhiên, xét về tổng lãi cả 6 tháng, các đơn vị này vẫn "hái" ra tiền với lợi nhuận từ
50 đến trên trăm tỷ đồng.
Biểu đồ những doanh nghiệp tài chính có lãi trên sàn HNX. Đơn
vị tính: Tỷ đồng. Nguồn: VNDIRECT
Sàn HNX, 14 trên tổng số 21 công ty kinh doanh chứng khoán báo lãi, trong đó có
Chứng khoán Bảo Việt (BVS) dẫn đầu với lợi nhuận sau thuế 6 tháng lên tới 65,56
9
tỷ đồng. Đứng ở vị trí thứ 2 là Chứng khoán VNDIRECT (VND) trên danh sách
những doanh nghiệp tài chính kiếm bộn tiền với khoản lãi 60,07 tỷ đồng. Hiện tại,
vốn chủ sở hữu của VND đạt trên 1.000 tỷ đồng.
Đối lập với bức tranh tươi sáng về kết quả kinh doanh khả quan chung của toàn
ngành, 7 đơn vị trên sàn HNX phải gánh khoản lỗ từ nhẹ cho tới "khủng" sau quý
I, II/2012. Báo cáo tài chính sau kiểm toán cho thấy, những đơn vị lỗ nặng nhất
bao gồm Cổ phần chứng khoán Tràng An (TAS) và Chứng khoán Phú Hưng
(PHS), âm liên tiếp quý I, II và lũy kế 6 tháng đầu năm 2012.
Biểu đồ những doanh nghiệp tài chính lỗ trên sàn HNX. Đơn vị

tính: Tỷ đồng. Nguồn: VNDIRECT
Từ đầu năm tới nay, biến động trên thị trường chứng khoán rất mạnh theo chiều
hướng tích cực, thanh khoản đáng kể, có phiên giao dịch tới 2.000 tỷ đồng đã tạo
nên đà hồi phục và mang lợi nhuận về cho các công ty kinh doanh chứng khoán.
Trên đây là tình hình kinh doanh của một số công ty chứng khoán tại VN hiện nay.
Việc điều chỉnh nguồn lợi nhuận hàng năm để lại như thế nào còn ngoài phụ thuộc
vào lợi nhuận của doanh nghiệp ra thì còn có thể do chính sách đầu tư và chi trả cổ
tức của mỗi doanh nghiệp. để có thể cụ thể hoá,thì chúng tôi tập trung vào công ty
VINAMILK. “Vinamilk là Công ty ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT của Việt Nam
đứng trong danh sách 200 Doanh nghiệp tốt nhấtChâu Á Thái Bình Dương năm
2010 của Tạp chí Forbes.”
Năm Lợi nhuận sau thuế Chia cổ tức Lợi nhuận để lại
2009 2.375.692.853.224 351.280.620.000 2.024.412.233.224
10
2010 3.616.185.949.180 834.315.714.676 2.782.870.234.504
2011 4.218.181.708.937 741.428.260.000 3.476.753.448.937
Quý
I_2012
1.261.308.624.978
Nguồn lợi nhuận để lại của công ty ngày càng tăng,cụ thể năm 2010 tăng
37.5%,năm 2011 tăng 24,9%. Nguồn lợi nhuận của công ty luôn ổn định và với tỷ
trọng lớn,cho thấy tình hình của công ty đã đạt được những kết quả khả quan,mặc
dù với những điều kiện của nền kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay.
Nguồn lợi nhuận để lại chiếm tỷ trọng lớn trong cả vốn chủ sở hữu và tổng nguồn
vốn của công ty.
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty ngoài nguồn từ lợi nhuận để lại thì còn có
nguồn vốn huy động từ phát hành cổ phiếu,là nguồn vốn vô cũng quan trọng đối
với một công ty cổ phần . Công ty cổ phần là loại hình công ty có khả năng huy
động vốn cao với nhiều hình thức khác nhau. Bởi vậy, số lượng công ty cổ phần ở
Việt Nam chiếm tỉ lệ khá cao, đồng thời số lượng phát hành cổ phiếu cũng khá lớn.

ví dụ như công ty FPT tính đến ngày 21/5/2012 có số lượng cổ phiếu phát hành:
3.432.967 cổ phiểu phổ thông và 25.235 cổ phiếu ưu đãi, công ty cổ phần đại lý
vận tải SAFI đến ngày 9/10/2012 có 8,3 triệu cổ phiếu đang lưu hành…
Việc tăng hay giảm số cổ phiếu,giá cổ phiếu trên thị trường còn phụ thuộc vào
chính sách của từng công ty và hoạt động của công ty. Lấy 1 ví dụ để phân tích,
chúng ta có thể làm rõ được đặc điểm này. Chúng ta phân tích việc phát hành cổ
phiếu của công ty sữa Việt Nam Vinamilk.
Ngày 1/10/2003, Bộ Công nghiệp phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty Sữa
Việt nam có những điểm chính như sau:
- Vốn điều lệ là 1.500 tỷ đồng
- Cổ phần nhà nước : 80%
- Cổ phần bán cho người lao động trong công ty : 12,54% (trong đó có 1,42
% giá ưu đãi bằng 70% mệnh giá, còn 11,12% bán bằng mệnh giá)
- Cổ phần ưu đãi cho nông dân chăn nuôi bò sữa là 2,66%
- Bán đấu giá ra bên ngòai 4,8%
Ngày 20/11/2003, sở kế hoạch đầu tư tp. Hồ chí minh đã cấp giấy phép số
4103001932 về việc niêm yếu cổ phiếu của công ty VInamilk trên trung tâm giao
11
dịch chứng khoán TPHCM, theo đó tổng số cổ phiếu niêm yết là 159.000.000 cổ
phiếu với giá niêm yết là 10.000Vnd/1cổ phiếu.
Từ thời điểm năm 2003, công ty chính thức phát hành cổ phiếu trên thị trường.
- Vào năm 2006, công ty quyết định phát hành thêm cổ phiếu nhằm tăng vốn chủ
sở hữu, phục vụ cho đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và tái cơ cấu
tài chính. Ngày 15/11/2006, Chủ tịch UBCKNN cấp Giấy chứng nhận số
66/UBCK-DKPH chấp thuận cho CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) phát hành thêm
18.050.475 cổ phiếu (tổng lượng vốn cần huy động: 665.454.750.000 đồng), chia
thành 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Phát hành riêng lẻ 7.950.000 cổ phiếu cho nhà đầu tư lớn theo hình
thức chào giá cạnh tranh với giá bảo lãnh phát hành là 71.000 đồng/cổ phiếu trong
vòng 90 ngày kể từ ngày Vinamilk được cấp giấy chứng nhận đăng ký phát hành.

Địa điểm nhận đăng ký mua cổ phiếu: Chi nhánh CTCP Chứng khoán Bảo Việt –
11 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, Tp. HCM;
Tên, địa chỉ tổ chức bảo lãnh phát hành: CTCP Chứng khoán Bảo Việt: Trụ sở: 94
Bà Triệu, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; Chi nhánh: 11 Nguyễn Công Trứ, Quận 1,
Tp. HCM
Giai đoạn 2: Phát hành 8.347.500 cổ phiếu cho cổ đông hiện tại theo phương thức
phát hành quyền mua (tỷ lệ thực hiện quyền 20: 1) với giá phát hành là 10.000
đồng/cổ phiếu. Thời gian phát hành: trong năm 2007.
Giai đoạn 3: Phát hành 1.752.975 cổ phiếu cho cán bộ, nhân viên chủ chốt với giá
phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian phát hành: trong năm 2007.
- Sau đợt phát hành cổ phiếu năm 2006, đến 2009, công ty phát hành nội bộ
364.640 cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên với tổng giá trị Chứng khoán niêm
yết: 3.646.400.000 đồng. đây là đợt phát hành cổ phiếu thứ 2 của doanh nghiệp.
- Việc quản trị tài sản lưu động của doanh nghiệp, công ty không phải chỉ phát
hành cổ phiếu để tăng vốn chủ sở hữu, lượng tiền mặt mà còn phải mua lại cổ
phiếu khi cần thiết. sau đợt phát hành cổ phiếu vào ngày 10/7/2009, đến ngày
3/9/2009 công ty đã mua lại 15320 cổ phiếu của cán bộ công nhân viên nghỉ việc
làm cổ phiếu quỹ, ngày 17/9/2009 vinamilk mua lại tiếp 28130 cổ phiếu, ngày
21/12/2010 công ty tiếp tục mua lại 4480 cổ phiếu
- năm 2011 là năm công ty phát hành lượng cổ phiếu khá lớn, 8/4/2011 công ty
phát hành nội bộ 3.498.520 cổ phiếu. ngày 1/7/2011, phát hành nội bộ thêm
14.254.910 cổ phiếu. Tuy nhiên năm 2011 cũng có những giao dịch mua lại cổ
phiếu, 9/4/2011 mua lại 7750 cổ phiếu, ngày 13/5/2011 mua lại 21420 cổ phiếu,
12
ngày 6/6/2011 đã mua 8.700 cổ phiếu quỹ, 25/8/2011 mua lại 7530 cổ phiếu.
những giao dịch mua lại này chỉ bao gồm 1 lượng cổ phiếu rất nhỏ so với lượng cổ
phiếu phát hành ra thị trường của công ty.
- năm 2012, vinamilk đang xin sở giao dịch chứng khoán TP.HCM phát hành thêm
278 triệu cổ phần. nếu lượng cổ phiếu này được phát hành thì sẽ đem lại cho công
ty 1 lượng tiền khá lớn, đảm bảo cho sự phát triển của công ty nhất là trong giai

đoạn công ty đang phát triển khá mạnh như hiện nay.
Trong năm 2007, công ty chủ trương triển khai mở rộng và xây dựng mới các nhà
máy sữa ở Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội và tiếp tục triển khai các dự án trang trại
chăn nuôi bò sữa. Ngoài việc tập trung vào ngành kinh doanh chính, Vinamilk
cũng luôn tìm kiếm các cơ hội hợp tác đầu tư ra bên ngoài nhằm tối đa hóa lợi ích
cho cổ đông. Việc phát hành cổ phiếu vào thời điểm 2006 đã khiến cho công ty có
đủ lượng vốn cần thiết nhằm thực hiện các kế hoạch này. Kết quả cho thấy cổ tức
cho cả năm 2007 là 2.900 đồng/cổ phiếu cho mỗi cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng
(tương đương 29% trên mệnh giá cổ phiếu). So với mức cổ tức năm trước là 1.900
đồng/cổ phiếu, thì cổ tức năm nay tăng 52,6%.
Điều này đánh dấu sự tăng trưởng mức chi trả cổ tức năm thứ 4 liên tiếp cho cổ
đông:
năm 2004: 15%; 2005: 17%; 2006: 19% và 2007: 29% Mặc dù vào thời điểm này
là thời kỳ khó khăn của các công ty sữa. Điều này khẳng định sự phát triển bền
vững của công ty Vinamilk
Năm 2008, hoạt động của công ty vẫn giữ ở mức phát triển cao. Vinamilk tiếp tục
giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường, nắm giữ 37% thị trường sữa Việt Nam. Với 9
nhà máy sữa và 1 nhà máy cà phê đặt tại các tỉnh và thành phố lớn dọc Việt Nam,
tổng công suất thiết kế đạt khoảng 504 nghìn tấn/ năm.
Năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế thế giới và
Việt Nam, nhiều công ty bị phá sản hoặc sáp nhập. tuy nhiên, công ty Vinamilk
vẫn hoạt động tốt và giữ vững vai trò số 1 với tổng doanh thu tăng 29% so với
cùng kỳ, mức chia cổ tức năm 2009 là 30% vốn điều lệ. Điều này khẳng việc quản
lý tốt về kinh tế và đầu tư khiến cho Vinamilk không chịu ảnh hưởng nhiều của
khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dẫn đến sự tin tưởng về 1 tương lai tươi đẹp của
Vinamilk của các cổ đông.
13
Dựa vào kết quả hoạt động trong năm, Hội đồng Quản trị đã chia cổ tức đợt 1 là
20% vốn điều lệ (tương đương với 2.000 đồng/cổ phiếu) trên số vốn điều lệ 1.756
tỷ đồng, và cổ tức đợt 2 là 10% .Vốn điều lệ (tương đương với 1.000 đồng/cổ

phiếu) trên số vốn điều lệ là 3.531 tỷ đồng. Trong năm 2009, Công ty cũng phát
hành cổ phiếu thường cho cổ đông với tỷ lệ 1 : 1.
Với tham vọng đứng vào trong danh sách 50 công ty sữa lớn nhất thế giới,năm
2011 công ty mở rộng sản xuất nhiều loại sản phầm đồng thời nâng cao chất lượng
của sản phẩm sữa tươi. Điều này lý giải vì sao công ty lại cần thêm 1 lượng vốn
khá lớn từ việc phát hành cổ phiếu. Kết quả đạt được khi công ty thực hiện hàng
loạt chính sách sản xuất là doanh thu của công ty đã đạt đến con số 1 tỷ USD, vượt
qua mong đợi của công ty. Thông qua doanh thu của công ty cho ta thấy công ty
phát triển ngày càng mạnh, việc mở rộng thêm các cơ sở sản xuất kinh doanh là
điều cần thiết trong tương lai. Do đó, công ty cần tăng thêm vốn để phục vụ cho
sản xuất và việc phát hành cổ phiếu là 1 cách tăng vốn khá hiệu quả bởi những ưu
điểm của phương pháp này, dẫn đến lượng cổ phiếu phát hành trong tương lai sẽ
ngày một nhiều hơn.
Đánh giá
Số liệu của công ty VINAMILK
2007 2008 2009 2010 2011
Báo cáo
lãi lỗ(tỷ
đồng)
Tổng
doanh thu
6675 8381 10820 16081 22071
TNtt 955 1371 2731 4251 4979
LNst 963 1249 2376 3616 4218
Cổ
tức(đồng/c
ổ phiều)
TN cơ
bản
5607 3563 6769 6834 7717

14
Trả cổ
tức
2900 2900 3000 4000 3000
Bảng
CĐKT(tỷ
đồng)
Vốn CSH 4224 4666 6455 7964 12477
Tổng
nguồn
vốn
5425 5967 8482 10773 15583
Chỉ số tài
chính(%)
LNtt/DT 14 16 25 26 23
Tỷ suất
LN/VCS
H
28 28 43 50 41
Tổng
nợ/VCSH
28 28 31 35 25
Từ 2 bảng trên cho ta thấy,trong giai đoạn 2007-2011 công ty kinh doanh có
lợi,doanh thu và lợi nhuận đều tăng qua các năm. Mỗi năm,công ty đều tiến hành
chi trả cổ tức cho cổ đông,phần còn lại được giữ lại để bổ xung nguồn vốn chủ sở
hữu. đây không phải là vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp kinh doanh đều làm
được,nhất là trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Phần lợi
nhuận để lại của công ty ngày càng tăng cộng thêm việc phát hành cổ phiếu để huy
động vốn thì vốn chủ sở hữu của công ty cũng trên đà tăng. Vinamilk là một công
ty có tỷ lệ nó trên vốn chủ sở hữu thấp cũng là một lợi thế tại thời điểm hiện tại khi

mà nhiều doanh nghiệp hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề vay vốn ngân hàng
hay khất nợ. nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của
công ty,cụ thể là năm 2008 chiếm 78,2%; năm 2009 chiếm hơn 76%,năm 2010 là
73,9% và năm 2011 chiếm 80%.Tổng nguồn vốn năm 2010 tăng 27.01% so với năm
2009, nguồn vốn của chủ sở hữu tăng 18.7% . Nguồn vốn năm 2010 tăng chủ yếu do vốn
chủ sở hữu tăng. Nợ phải trả trong năm 2010 tăng 8.73% so với năm 2009 do nợ
ngắn hạn tăng 9.82%trong khi đó thì nợ dài hạn lại giảm, mức giảm khoảng 1.09%.Vốn chủ
15
sở hữu tăng 17.79% và nguồn kinh phí, các quỹ khác tăng 0.91% đã làm cho nguồn vốn của
chủ sở hữu tăng 18.7%.
Nhìn chung tình hình nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng và phát triển tốt. Sự
gia tăng trong vốn chủ sở hữu đã đáp ứng được nhu cầu gia tăng thêm tài sản cố định góp phần
gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Ngoài ra việc đối mặt vớinhững rủi ro trong kinh
doanh như: chất lượng của sản phẩm, sự biến động của giánguyên vật liệu do phải nhập khẩu
từ nước ngoài, sự cạnh tranh trên thị trường…thì cơ cấu nguồn vốn của công ty nghiêng về sử
dụng vốn chủ sở hữu là hợp lý. từ đó nhìn vào cấu trúc nguồn vốn của công ty ta thấy
được khả năng tài chính lành mạnh,mức độ rủi ro không trả được nợ là rất thấp,khả
năng thanh toán nợ cao. Dựa vào đó ta thấy được tình hình tài chính độc lập của
công ty. Nhìn chung trong bối cảnh hiện nay,công ty có mô hình kinh doanh
tốt,doanh thu tăng trưởng chủ yếu dựa trên hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ là
khoản đầu tư tốt trong trung và dài hạn. trong nhóm đồ uống thực phẩm,chỉ có
Vinamilk là vào thời điểm hiện tại đáp ứng được các chỉ tiêu này.
Kết luận: trong thời điểm hiện nay, nhiều công ty đang thiếu vốn hoạt động, các
công ty thường nghĩ đến việc vay vốn dài hạn và ngắn hạn. Tuy nhiên, gánh nặng
về vốn và các thủ tục vay gây cản trở cho công ty. Việc tăng vốn chủ sở hữu dường
như đang phát huy vai trò của mình trong giai đoạn này
16

×