Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

đánh giá và xếp lương năng suất cho cbcnv vinavico

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.98 KB, 23 trang )

Nguyễn Hoàng Dương
Phòng TCHC
NỘI DUNG TRÌNH BÀY
1. Sự cần thiết
2. Những thuận lợi và khó khăn
3. Đánh giá nhân sự
4. Xếp lương năng suất
5. Kế hoạch thực hiện
6. Đề xuất
7. Thảo luận
Sự cần thiết

Hiện Công ty chưa có căn cứ cụ thể để xem
xét và quyết định việc xếp lương, nâng lương
năng suất cho CBCNV. Xếp lương dựa trên
cảm tính.

Kiểm soát và quản lý tiền lương dễ dàng hơn

Nâng cao hiệu quả của đòn bẩy tiền lương (đặc
biệt là lương năng suất)

Dễ dàng cho Cán bộ tiền lương và Hội đồng
lương trong việc xem xét tăng lương năng suất

Đảm bảo tính công bằng hơn trong tiền lương

Người lao động có hướng để phấn đấu trong
công tác.
Những thuận lợi và khó khăn
1. Thuận lợi:



Sự ủng hộ và tạo điều kiện của Lãnh đạo Công ty trong
việc nghiên cứu và hoàn thiện Quy chế Tiền lương của
Công ty.

Đã có Quy chế LĐTL và những quy định liên quan đến
lương năng suất: Bậc lương, mức lương, quy định nâng
lương, hạ lương NS…

Xác định được mối liên hệ phù hợp giữa việc đánh giá
thực hiện công việc và xếp lương năng suất cho người
lao động.

Xây dựng được QC xếp lương NS dựa trên đánh giá việc
THCV của NLĐ sẽ góp phần tạo động lực cho NLĐ.
Những thuận lợi và khó khăn
2. Khó khăn:

Quy định này chưa từng được áp dụng từ trước nên khó
khăn trong việc áp dụng vào thực tế.

Việc thấu hiểu và vận dụng QC mới vào thực tế đòi hỏi
phải có thời gian.

Cam kết của Trưởng các đơn vị, phòng ban.

Việc xác định tiêu chí đánh giá và đánh giá nhân sự phải
chính xác để tránh gây phản tác dụng của đòn bẩy tiền
lương và giảm động lực lao động.


Việc thực thi QC này tại công trường gặp khó khăn.

Chênh lệch mức lương năng suất giữa các bậc hiện nay rất
nhỏ nên không có tác dụng khuyến khích NLĐ.
Đánh giá nhân sự và xếp lương NS
1. Đối tượng đánh giá:

Giám đốc ngành dọc

Trưởng, Phó các Phòng ban, Trung tâm

QLDA, Phó QLDA

CBNV gián tiếp văn phòng công ty và Dự án

Thợ vận hành, CNKT tại các Dự án
Ghi chú: Không áp dụng QC này với các thành viên Ban
TGĐ, NV Bảo vệ, Tạp vụ, Cấp dưỡng, LĐPT, LĐTV,
LĐ thuê ngoài.
Đánh giá nhân sự và xếp lương NS
2. Thẩm quyền và ủy quyền đánh giá:

Tổng Giám đốc : Đánh giá các vị trí Trợ lý Tổng giám
đốc, Giám đốc ngành dọc, Trưởng các Phòng ban, Trung
tâm Công ty và QLDA.

Phó Tổng Giám đốc phụ trách trực tiếp các DA : TGĐ có
thể xem xét để ủy quyền việc đánh giá đối với QLDA và
các Phó QLDA.


Giám đốc ngành dọc, Trưởng các Phòng ban, Trung tâm
và QLDA: Đánh giá các vị trí cấp dưới thuộc phạm vi
quản lý điều hành của mình.
Đánh giá nhân sự và xếp lương NS
3. Nguyên tắc đánh giá và xếp lương
NS:

Tiêu chí đánh giá : mang tính đại diện, thực tế, khách
quan, công khai và có thể đo lường.

Việc Đánh giá : mang tính khách quan, trung thực, công
khai và đúng định kỳ.

Việc Đánh giá : phải được thực hiện bởi người có thẩm
quyền và có chữ ký xác nhận đồng ý của người được
đánh giá.
Đánh giá nhân sự và xếp lương NS
3. Nguyên tắc đánh giá và xếp lương NS: Tiếp

Bậc lương năng suất khởi điểm (bậc 1) : được áp
dụng đối với CBCNV chưa có kinh nghiệm làm việc
thực tế ở vị trí công việc được giao hoặc có kinh
nghiệm thực tế dưới 12 tháng ở vị trí công việc được
giao.

Xếp lương, nâng lương năng suất từ bậc 2 trở lên
phải dựa trên kết quả đánh giá và đề nghị của người
đánh giá. Trừ những trường hợp mới được tuyển dụng
hoặc mới được điều động từ đơn vị khác đến thì mức
lương năng suất sẽ được xác định theo thỏa thuận và

được Tổng Giám đốc Công ty phê duyệt.
Đánh giá nhân sự và xếp lương NS
4. Các tiêu chí đánh giá để xếp lương NS:
4.1. Đối với Trợ lý TGĐ, GĐ Ngành dọc, Trưởng, Phó các Phòng ban,
Trung tâm:

Thời gian giữ bậc.

Bản Mô tả công việc.

Bản kế hoạch công tác.

Bản Đánh giá kết quả THCV của cấp trên.

Không vi phạm kỷ luật lao động.

Khen thưởng thành tích HOẶC có Sáng kiến cải tiến
mang lại lợi ích cho Công ty.

GĐ Ngành dọc và Trưởng các Phòng ban, Trung
tâm có thêm tiêu chí sau: Số lượng CBCNV dưới
quyền quản lý, điều hành.
Đánh giá nhân sự và xếp lương NS
4. Các tiêu chí đánh giá để xếp lương NS:
(Tiếp)
4.2. Đối với Quản lý DA và Phó QLDA:

Thời gian giữ bậc

Bản Mô tả công việc.


Bản kế hoạch công tác.

Bản báo cáo kết quả công tác hàng tháng hoặc trong thời gian
xét nâng lương NS phải đảm bảo hoàn thành ít nhất 01 chỉ
tiêu trong số các chỉ tiêu : Tiến độ, Sản lượng, Chất lượng
và Hiệu quả của Dự án.

Không vi phạm kỷ luật lao động.

Không để xảy ra TNLĐ nghiêm trọng tại Dự án.
Đánh giá nhân sự và xếp lương NS
4. Các tiêu chí đánh giá để xếp lương
NS: (Tiếp)
4.3. Đối với CBNV gián tiếp văn phòng công ty và Dự án :

Thời gian giữ bậc

Bản Mô tả công việc được cấp trên phê duyệt.

Bản đánh giá KQ THCV (ở mức đạt yêu cầu)

Không vi phạm kỷ luật lao động.

Số lần được Khen thưởng thành tích HOẶC có Sáng
kiến cải tiến mang lại lợi ích cho Công ty.
Đánh giá nhân sự và xếp lương NS
4. Các tiêu chí đánh giá để xếp lương
NS: (Tiếp)
4.4. Đối với Thợ vận hành và CNKT :


Thời gian giữ bậc

Có đầy đủ nhật trình công việc (thi công) hàng ngày.

Có số ngày công làm việc thực tế bình quân trong kỳ xét
xếp lương năng suất từ 26 ngày công trở lên.

Bản đánh giá hoàn thành công việc

Không vi phạm kỷ luật lao động.

Số lần được Khen thưởng thành tích HOẶC có Sáng
kiến cải tiến mang lại lợi ích cho Công ty.
Đánh giá nhân sự và xếp lương NS
4. Các tiêu chí đánh giá để xếp lương NS:
(Tiếp)
4.5. Đối với Lái xe VPCT và Lái xe chỉ huy Dự án:

Thời gian giữ bậc.

Không để xảy ra tai nạn giao thông ở bất kỳ mức độ nào
trong thời gian xét nâng lương.

Thực hiện chăm sóc, bảo dưỡng xe đúng định kỳ theo yêu
cầu tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất. Ghi đầy đủ Nhật
trình hoạt động của xe hàng tháng.

Không bị cấp trên phàn nàn về bất cứ lý do nào trong thời
gian xét nâng lương.


Không vi phạm kỷ luật lao động.
Quy trình và thủ tục xét lương NS
Quy định về việc hạ Bậc lương và
hạ Ngạch lương năng suất

Việc hạ bậc lương, ngạch lương năng suất được áp dụng theo
quy định trong Quy chế lao động tiền lương hiện hành của Công
ty. Cụ thể trong các trường hợp sau đây:

CBCNV vi phạm kỷ luật lao động bị xử lý bằng hình thức
chuyển sang làm công việc có mức lương thấp hơn hoặc phải
hưởng mức lương thấp hơn hiện tại thì được chuyển sang bậc
lương tương ứng hoặc hạ xuống bậc lương thấp hơn so với
hiện tại.

CBCNV bị xử lý bồi thường trách nhiệm vật chất do tay nghề
không đáp ứng dẫn đến làm thiệt hại hoặc hỏng hóc tài sản
của Công ty theo quy định tại Nội quy lao động thì bị hạ ít
nhất 01 bậc lương năng suất tùy theo mức độ vi phạm và bị xử
lý.
Quy định về việc hạ Bậc lương và hạ
Ngạch lương năng suất (tiếp)

Bị cấp trên đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ
theo kế hoạch hàng tuần 2 lần cộng dồn trong 1 tháng
hoặc 3 lần không hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch
hàng tháng cộng dồn trong 1 năm.

Khi có sự thay đổi thang bảng lương dẫn đến điều

chỉnh tổng thu nhập của Người lao động có thể phải
quyết định hạ bậc lương Năng suất cho phù hợp.

Nếu CBCNV vi phạm kỷ luật lao động hoặc phải bồi
thường trách nhiệm vật chất do trình độ tay nghề
không đáp ứng hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được
giao đến lần thứ 2 dẫn đến bị xem xét hạ bậc lương
năng suất đến lần thứ 2 liên tiếp thì bị hạ xuống Ngạch
lương thấp hơn liền kề.
Quy định về việc nâng ngạch
lương năng suất

Việc nâng Ngạch lương năng
suất được áp dụng theo quy
định trong Quy chế lao động
tiền lương hiện hành của Công
ty. Cụ thể trong các trường hợp
sau đây:
Quy định về việc nâng ngạch lương
năng suất
VD:ChứcdanhNhân viên Văn ThưcótrìnhđộTrung
cấplàmcáccôngviệcnghiệpvụđơngiảnđượcxếp
hưởngngạchlươngnăngsuấtNhân viên nghiệp vụ.
Tuynhiênnếuđảmnhậnthêmđượcnhữngcôngviệc
phứctạphơncủacấp Chuyên viên, Cử nhânnhư:
chuyênviênTuyểndụng,chuyênviênĐàotạo…thì
đượcxemxétxếphưởngngạch lương năng suất
Chuyên viên.

Để được nâng ngạch lương cao hơn, CBCNV phải đáp

ứng được đầy đủ các tiêu quy định ở vị trí công việc và
ngạch, bậc lương năng suất hiện tại.
Kế hoạch thực hiện
TT Nội dung cần thực hiện Thời gian
hoàn thành
Người thực
hiện
1 Hoàn hành dự thảo Quy định việc đánh giá
và xếp lương năng suất (kèm các biểu mẫu
cần thiết) để gửi các Phòng ban và Dự án
xem xét và đóng góp ý kiến.
Đến ngày
15/10
Phòng
TCHC (Mr
Dương)
2 Tổng hợp lý kiến đóng góp của CBCNV,
trình Tổng Giám đốc xem xét và phê duyệt
ban hành Quy định chính thức.
Đến ngày
20/10
Phòng
TCHC (Mr
Dương)
3 Thông báo cho các Phòng ban, Trung tâm
và các Dự án về việc áp dụng Quy chế đánh
giá và xếp lương năng suất mới.
Đến ngày
25/10
Phòng

TCHC (Mr
Dương)
4 Lập phương án điều chỉnh mức lương năng
suất và trình TGĐ phê duyệt ban hành bậc
lương, mức lương NS mới.
Đến ngày
01/11
Phòng
TCHC (Mr
Dương)
Kiến nghị
TT Nội dung kiến nghị Người đề
nghị
Cấp giải
quyết, phê
duyệt
1 Đề nghị thay đổi cách tính lương năng
suất đối với CNTT sản xuất (đối với
thợ vận hành và CNKT). Cụ thể là sẽ
tính tương tự như khối lao động gián
tiếp.
Phòng
TCHC
(Mr
Dương)
Tổng
Giám đốc
2 Đề nghị thay đổi hệ số bậc lương
năng suất. Tăng khoảng cách giữa các
bậc lên mức phù hợp nhằm tạo động

lực cho NLĐ phấn đấu để đạt được
mức lương cao hơn.
Phòng
TCHC
(Mr
Dương)
Tổng
Giám đốc
Xin cảm ơn sự quan
tâm theo dõi của Quý
vị.
TRAO ĐỔI –
THẢO LUẬN
? & !

×