Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Câu hỏi và bài tập phân tích lợi ích chi phí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 23 trang )

Khoa Kinh tế - Đại học Kinh tế Tp.HCM Phân tích lợi ích – chi phí Thẩm định tài chính dự án

1


CÂU HỎI ÔN TẬP

MÔN HỌC: PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ


1) Anh/Chị hãy cho biết vai trò của phân tích kinh tế là gì?
2) Khác biệt giữa khái niệm hiệu quả Pareto và cải thiện Pareto là gì? Và khác biệt giữa khái
niệm cải thiện Pareto thực tế và cải thiện Pareto tiềm năng?
3) Tiêu chí phúc lợi nền tảng cho việc đánh giá dự án/chính sách là gì?
4) Chi phí cơ hội là gì?
5) Giá sẵn lòng trả là gì?
6) Phương pháp luận của phân tích lợi ích chi phí là gì? Việc sử dụng phương pháp luận đó
có ý nghĩa như thế nào trong các quyết định phân bổ nguồn lực khan hiếm?
7) Anh/Chị xem xét tình huống sau đây ở một huyện X:
 Trước năm 2007, có khoảng 50 đến 75 trường hợp bệnh đau dạ dày trong một tháng
do nguồn nước bị ô nhiễm;
 Để khắc phục tình trạng này, vào năm 2007 một dự án xử lý nước được khởi công và
hoàn thành vào năm 2009;
 Theo báo cáo cập nhập từ phòng y tế, trong giai đoạn từ 2010 đến 2012, có khoảng
từ 100 đến 125 trường hợp bệnh đau dạ dày trong một tháng ở huyện này.
 Có người đưa ra kết luận như sau: “Dự án xử lý nước thải này là một thất bại.”
Anh/Chị sẽ phản biện như thế nào?
8) Trình bày ngắn gọn các bước thực hiện một phân tích lợi ích – chi phí? Theo Anh/Chị,
bước quan trọng nhất trong phân tích lợi ích – chi phí là gì? Giải thích ngắn gọn?
9) Những khác biệt cơ bản giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế dự án là gì? Nếu có
sẵn thông tin cần thiết thì làm thế nào để mở rộng từ kết quả phân tích tài chính sang


phân tích kinh tế dự án?
10) Anh/Chị cho biết nhóm các dự án nào thường rơi vào trường hợp “khả thi về mặt tài
chính, nhưng không khả thi về mặt kinh tế”? Trường hợp như vậy, nếu là chuyên viên
phân tích thì Anh/Chị sẽ đề xuất như thế nào?
11) Anh/Chị cho biết nhóm các dự án nào thường rơi vào trường hợp “khả thi về mặt kinh
tế, nhưng không khả thi về mặt tài chính”? Trường hợp như vậy, nếu là chuyên viên
phân tích thì Anh/Chị sẽ đề xuất như thế nào?
12) Nhiều nhà ra quyết định thường dựa vào những ngụy biện về chi phí chìm (sunk cost
fallacies) để bảo vệ các quyết định của mình. Anh/Chị cho biết điều này là tốt hay xấu
trong việc phân bổ nguồn lực xã hội?
Khoa Kinh tế - Đại học Kinh tế Tp.HCM Phân tích lợi ích – chi phí Thẩm định tài chính dự án

2

13) Anh/Chị có đồng ý với phát biểu sau đây: “Chúng ta không thể dừng dự án thủy điện
Đồng Nai 6A6 vì chúng ta đã bỏ ra rất nhiều tiền của cho việc khảo sát thăm dò” hay
không? Giải thích.
14) Anh/Chị có đồng ý với phát biểu sau đây: “Một dự án hay chính sách hiệu quả cả về mặt
tài chính và kinh tế thì chắc chắn sẽ được thực hiện vì đó là một dự án hay chính sách
tốt.” Bình luận.
15) Giá ẩn là gì? Tại sao phải sử dụng giá ẩn trong phân tích kinh tế?
16) Anh/Chị có đồng ý với nhận định sau: “Nếu thị trường là cạnh tranh hoàn hảo và nếu nó
không tồn tại những biến dạng, thì chúng ta chỉ cần sử dụng giá thị trường để đo lường
chi phí kinh tế và lợi ích kinh tế của dự án.” hay không? Giải thích?
17) Xuất lượng (nhập lượng) tăng thêm và xuất lượng (nhập lượng) thay thế là gì? Việc phân
biệt này có ý nghĩ như thế nào khi ước tính giá trị kinh tế?
18) Nguyên tắc chung đế đo lường giá trị kinh tế của các lợi ích và chi phí có thị trường là gì?
Minh họa bằng đồ thị?
19) Sử dụng đồ thị để chỉ ra sự khác biệt giữa giá trị lợi ích tài chính (doanh thu) và giá trị lợi
ích kinh tế trong trường hợp dự án gây tác động không biên tế (dự án quy mô lớn so với

thị trường) trong một thị trường cạnh tranh?
20) Sử dụng đồ thị để chỉ ra sự khác biệt giữa giá trị chi phí tài chính và giá trị chi phí kinh tế
trong trường hợp dự án gây tác động không biên tế (dự án quy mô lớn so với thị trường)
trong một thị trường cạnh tranh?
21) Tại sao đôi khi thuế và/hoặc trợ cấp được loại trừ đôi khi lại được tính vào trong phân
tích kinh tế? Hãy sử dụng đồ thị để minh họa cho các lập luận của mình.
22) Anh/Chị cho biết cách xử lý thuế và trợ cấp như thế nào khi ước tính giá trị kinh tế của
hàng hóa/dịch vụ phi ngoại thương, có thị trường đối với dự án lớn. Lưu ý, sinh viên trả
lời theo bảng mẫu dưới đây:

Thay thế
Tăng thêm
Xuất lượng



Nhập lượng




23) Anh/Chị hãy giải thích ngắn gọn tại sao khi đo lường lợi ích kinh tế của xuất lượng dự án,
thì phần xuất lượng tăng thêm (incremental output) có tính thuế (doanh số) nhưng phần
xuất lượng thay thế (replaced output) thì không?
24) Anh/Chị hãy giải thích ngắn gọn tại sao khi đo lường chi phí kinh tế của đầu vào dự án,
thì phần nhập lượng tăng thêm (incremental input) không có tính thuế (doanh số)
nhưng phần nhập lượng thay thế (replaced output) thì có tính thuế?
Khoa Kinh tế - Đại học Kinh tế Tp.HCM Phân tích lợi ích – chi phí Thẩm định tài chính dự án

3


25) Anh/Chị hãy giải thích ngắn gọn tại sao khi đo lường lợi ích kinh tế của xuất lượng dự án,
thì phần xuất lượng tăng thêm (incremental output) không có tính trợ cấp nhưng phần
xuất lượng thay thế (replaced output) thì có tính?
26) Anh/Chị hãy giải thích ngắn gọn tại sao khi đo lường chi phí kinh tế của đầu vào dự án,
thì phần nhập lượng tăng thêm (incremental input) có tính trợ cấp nhưng phần nhập
lượng thay thế (replaced output) thì không?

27) Anh/Chị có đồng ý với phát biểu sau đây: “Việc kiểm soát giá của chính phủ, ví dụ như
học phí, nước sinh hoạt, lương tối thiểu, v.v., không tạo ra sự khác biệt giữa giá tài chính
và giá kinh tế.” hay không? Minh họa bằng đồ thị cho lời giải thích của Anh/Chị.
28) Theo Anh/Chị, nếu một dự án công sử dụng lao động nhàn rổi ở nông thôn thì chi phí cơ
hội của loại lao động này sẽ được ước tính như thế nào?
29) Đối với các xuất lượng có thể ngoại thương thì nên sử lý các biến dạng như thuế xuất
khẩu và trợ giá xuất khẩu như thế nào?
30) Đối với các nhập lượng có thể ngoại thương thì nên sử lý các biến dạng như thuế nhập
khẩu như thế nào?
31) Hệ số chuyển đổi (conversion factor) là gì? Ý nghĩa của nó trong phân tích kinh tế?
32) Tỷ giá hối đoái ẩn là gì? Cho ví dụ?
33) Anh/Chị có đồng ý với phát biểu sau đây: “Đối với các lợi ích và chi phí không tồn tại giá
thị trường, thì giá trị kinh tế của chúng được giả định bằng không trong phân tích lợi ích
– chi phí.” hay không? Giải thích.
34) Tổng giá trị kinh tế của một hàng hóa/dịch vụ môi trường bao gồm các thành phần gì?
Cho ví dụ minh họa và nêu ý nghĩa của việc phân loại đó?
35) Anh/Chị hãy trình bày ngắn gọn các nhóm phương pháp định giá phi thị trường và cho
biết chúng nên được áp dụng để đánh giá thành phần nào trong tổng giá trị kinh tế?
36) Anh/Chị cho biết việc bỏ qua các lợi ích và chi phí phi thị trường trong thẩm định dự án
có ảnh hưởng đến việc phân bổ nguồn lực của xã hội hay không? Các rủi ro tiềm năng
mà xã hội phải gánh chịu trong tương lai là gì? Giải thích.
37) Thật ngắn gọn, Anh/Chị hãy giải thích ngắn gọn:

a) Ba điểm khác biệt cơ bản nhất giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế của một
dự án là gì? Cho ví dụ (i) Trường hợp dự án có NPV tài chính âm, nhưng có NPV kinh
tế dương, và (ii) Trường hợp dự án có NPV tài chính dương, nhưng có NPV kinh tế
âm? Những trường hợp như vậy, người ra quyết định cần xử lý như thế nào?
b) Nếu chỉ sử dụng phân tích tài chính để thẩm định các dự án tư nhân có tiềm năng
gây ô nhiễm môi trường (như nhà máy giấy, xi măng, chế biến thủy sản, chăn nuôi,
v.v.) trong quá trình xây dựng và vận hành, thì hậu quả mà xã hội phải gánh chịu
trong tương lai sẽ như thế nào? Theo Anh/Chị, trong quá trình thẩm định các dự án
Khoa Kinh tế - Đại học Kinh tế Tp.HCM Phân tích lợi ích – chi phí Thẩm định tài chính dự án

4

như thế, Chính quyền nên làm gì để có thể tránh được các hậu quả đó trong tương
lai?
38) Thật ngắn gọn, Anh/Chị hãy giải thích:
a) Từ kết quả phân tích tài chính dự án, Anh/Chị cho biết cần phải thực hiện những việc
gì để chuyển sang phân tích kinh tế của dự án đó? Tại sao?
b) Hạn chế lớn nhất của tiêu chí NPV trong việc so sánh lựa chọn giữa các phương án
khác nhau là gì? Anh/Chị hãy trình bày cách khắc phục hạn chế này?
c) Trong điều kiện Chính phủ áp dụng chính sách lương tối thiểu, thì chi phí kinh tế của
lao động trực tiếp trong dự án sẽ được đánh giá như thế nào? Theo Anh/Chị, trong
trường hợp này chi phí kinh tế của lao động trực tiếp sẽ lớn hơn hay nhỏ hơn so với
chi phí tài chính?
39) Thật ngắn gọn, Anh/Chị hãy trả lời các câu hỏi sau đây:
a) Cho ít nhất hai ví dụ và bình luận rằng để phân bổ nguồn lực khan hiếm một cách
hiệu quả thì việc ước tính các lợi ích và chi phí của dự án/chính sách phải dựa trên
phương pháp luận “CÓ VÀ KHÔNG CÓ” dự án, chứ không thể là “TRƯỚC VÀ SAU” dự
án?
b) Trình bày ngắn gọn các lý do tại sao cần phải phân tích kinh tế dự án để cung cấp
thêm thông tin cho việc ra quyết định phân bổ nguồn lực, nhất là ở các quốc gia

đang phát triển?
40) Thật ngắn gọn, Anh/Chị hãy giải thích:
a) Trong những trường hợp nào thì giá ẩn bằng giá thị trường?
b) Phân biệt xuất lượng tăng thêm với xuất lượng thay thế, và nhập lượng tăng thêm
với nhập lượng thay thế. Tại sao có xuất lượng tăng thêm và xuất lượng thay thế;
nhập lượng tăng thêm và nhập lượng thay thế? Anh/Chị cho biết sự phân biệt này có
ý nghĩa gì trong việc tính giá ẩn?
c) Nếu chỉ sử dụng phân tích tài chính để thẩm định các dự án có tiềm năng gây ô
nhiễm môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành, thì hậu quả mà xã hội phải
gánh chịu trong tương lai sẽ như thế nào? Theo Anh/Chị, trong quá trình thẩm định
các dự án như thế, Chính quyền nên làm gì để có thể tránh được hậu quả đó?

BÀI TẬP ÔN TẬP
Bài tập 1:
Thị trường một loại dịch vụ công có phương trình đường cầu và đường cung như sau (đơn vị
tính: Giá (ngàn đồng), Lượng (ngàn đơn vị)):
(D) Q
D
= 90 – 2.5P
(S) Q
S
= –30 + 1.5P
Khoa Kinh tế - Đại học Kinh tế Tp.HCM Phân tích lợi ích – chi phí Thẩm định tài chính dự án

5

Biết rằng, hiện tại thị trường dịch vụ công này đang bị kiểm soát giá ở mức 28 ngàn đồng/đơn
vị. Một dự án mới đang được thẩm định nhằm cung cấp thêm loại dịch vụ này với quy mô 3
ngàn đơn vị/năm. Anh/Chị trả lời các câu hỏi sau đây:
a) Vẽ phát họa đồ thị của thị trường dịch vụ này khi có dự án mới?

b) Ước tính doanh thu tài chính và lợi ích kinh tế của dự án?
Bài tập 2:
Trong trường hợp không có thuế và trợ cấp, cầu và cung phòng khách sạn tại một điểm du lịch
được cho bởi các phương trình sau:
(D) Q
D
= 90 – 2.5P
(S) Q
S
= –30 + 1.5P
Trong đó: Q: 1000 đêm sử dụng phòng/năm và P: $/phòng/đêm
Tổng công ty du lịch Sài Gòn (SaiGonTourist) đang xem xét dự án xây một khách sạn mới với qui
mô cung cấp 20 ngàn đêm sử dụng phòng/năm (giả sử đây là công suất khai thác của dự án).
Anh/Chị hãy:
a) Xác định giá và lượng cân bằng của thị trường phòng khách sạn hiện tại khi chưa có dự
án khách sạn mới của SaiGonTourist?
b) Xác định giá và lượng cân bằng của thị trường phòng khách sạn khi có dự án khách sạn
mới của SaiGonTourist?
c) Tính thay đổi thặng dư sản xuất và thay đổi thặng dư tiêu dùng khi có dự án khách sạn
mới này?
d) Doanh thu dự kiến từ dịch vụ cho thuê phòng khách sạn của dự án này sẽ là bao nhiêu
$/năm?
e) Tính lợi ích kinh tế ($) từ việc cho thuê phòng/năm của dự án?
Bài tập 3:
Một loại đầu vào của dự án với các thông tin sau đây: (1) Giá và lượng cân bằng khi chưa có dự
án là 100 đôla và 60.000 đơn vị; (2) Giá và lượng cân bằng sau khi có dự án là 120 đôla và
63.000 đơn vị; (3) Dự án mua 5000 đơn vị.
a) Tính chi phí tài chính và chi phí kinh tế của loại đầu vào này? Minh hoạt bằng đồ thị?
b) Anh/Chị hãy giải thích tại sao có sự khác biệt giữa chi phí tài chính và chi phí kinh tế như
trên?

c) Thật ngắn gọn, Anh/Chị hãy rút ra nguyên tắc chung khi ước lượng giá trị kinh tế các
nhập lượng của dự án trong phân tích lợi ích – chi phí?
Bài tập 4:
Giả sử đường cầu và đường cung một loại lao động chưa qua đào tạo được cho như sau:
Khoa Kinh tế - Đại học Kinh tế Tp.HCM Phân tích lợi ích – chi phí Thẩm định tài chính dự án

6

(S
0
): W = 50 + 0.005E
(D
0
): W = 200 – 0.01E

Trong đó: W = Tiền lương ($)/Tháng và E = Lượng lao động được sử dụng.
a) Xác định mức lương và lượng lao động cân bằng?
b) Nếu Chính phủ quy định mức lương tối thiểu là $120/tháng, thì lượng cầu và lượng cung
ứng với mức lương tối thiểu này là bao nhiêu? Chênh lệch giữa lượng cung và lượng cầu
này cho biết điều gì? Giải thích ý nghĩa kinh tế?

Thành phố đang xem xét một dự án với mục đích chính là giải quyết công ăn việc làm cần tuyển
3.000 lao động, Anh/Chị cho biết:
c) Chi phí tài chính về loại lao động này sẽ là bao nhiêu/năm?
d) Chi phí kinh tế về loại lao động này sẽ là bao nhiêu/năm?
e) Vẽ đồ thị minh họa và tính thay đổi thặng dư xã hội sau khi có dự án?
Bài tập 5:
Anh/Chị yêu cầu ước tính chi phí một loại đầu vào của dự án với các thông tin sau đây: (1) Giá
và lượng cân bằng trên thị trường khi chưa có dự án là (P
0

m
) 100 đôla và (Q
0
) 60.000 đơn vị; (2)
Giá và lượng cân bằng thị trường khi có dự án là ((P
1
m
) 105 đôla và (Q
1
S
) 63.000 đơn vị; (3) Dự
án mua (∆Q) 5000 đơn vị; (4) Thuế VAT là 10%/giá thị trường.
a) Anh/Chị hãy ước tính chi phí tài chính và chi phí kinh tế của loại đầu vào này? Minh hoạt
bằng đồ thị?
b) Anh/Chị hãy ước tính tác động phân phối của dự án lên ngân sách và thặng dư xã hội?
Minh hoạt bằng đồ thị?
Bài tập 6:
Từ Đồ thị 1, Anh/Chị hãy trả lời những câu hỏi sau đây:
Đồ thị 1
Khoa Kinh tế - Đại học Kinh tế Tp.HCM Phân tích lợi ích – chi phí Thẩm định tài chính dự án

7


a) Đây là đồ thị minh họa xuất lượng hay nhập lượng của dự án? Tại sao?
b) Phát biểu này có gì sai: “D
0
là đường cầu thị trường trước khi có dự án và D
p
là đường

cầu thị trường sau khi có dự án”?
c) Các diện tích Q
d
1
CBQ
s
1
; ABC; và Q
d
1
CABQ
s
1
là gì và có giá trị là bao nhiêu?
d) Trong phân tích lợi ích chi phí, ta nên sử dụng giá trị nào? Tại sao?
Khoa Kinh tế - Đại học Kinh tế Tp.HCM Phân tích lợi ích – chi phí Thẩm định tài chính dự án

8

Bài tập 7:
Từ Đồ thị 2, Anh/Chị hãy trả lời những câu hỏi sau đây:
Đồ thị 2


a) Đây là đồ thị minh họa xuất lượng hay nhập lượng của dự án? Tại sao?
b) Các diện tích Q
s
1
CBQ
d

1
; ABC; ACDE; và Q
s
1
DEABQ
d
1
là gì?
c) Trong phân tích lợi ích chi phí, ta có tính đến các diện tích ABC và ACDE không? Tại sao?
Bài tập 8:
Dự án nhập khẩu một dây chuyền sản xuất với các thông tin sau đây: CIF = $US100.000; Thuế
nhập khẩu = 20%/CIF; VAT = 10%/(CIF + Thuế nhập khẩu); Tỷ giá hối đoái chính thức (OER) =
VND20.000/$US; Tỷ giá hối đoái kinh tế (E
e
) = VND23.000/$US; Chi phí (tài chính) vận chuyển và
bốc dỡ từ cảng vào dự án là VND100 triệu đồng; và Chi phí (kinh tế) vận chuyển và bốc dỡ từ
cảng vào dự án là VND120 triệu đồng. Anh/Chị hãy tính chi phí tài chính và chi phí kinh tế của
dây chuyền sản xuất này? (Đơn vị tính: Triệu đồng).
Khoa Kinh tế - Đại học Kinh tế Tp.HCM Phân tích lợi ích – chi phí Thẩm định tài chính dự án

9

Bài tập 9:
Dự án xuất khẩu giầy với các thông tin sau đây: FOB = $US100/đôi; Trợ giá xuất khẩu =
10%/FOB; Tỷ giá hối đoái chính thức (OER) = VND20.000/$US; Tỷ giá hối đoái kinh tế (E
e
) =
VND23.000/$US. Anh/Chị hãy tính doanh thu tài chính và lợi ích kinh tế của này? (Đơn vị tính:
Triệu đồng).
Bài tập 10:

Công ty Môi trường Đô thị vừa đề ra một dự án sản xuất điện từ rác. Khí gas từ quá trình phân
hủy rác sẽ được thu gom để chạy máy phát điện. Tổng chi phí đầu tư ban đầu là 100 tỷ đồng,
trong đó thuế VAT là 10 tỷ đồng. Giả sử dự án được xây dựng xong vào cuối năm 2013 và đi vào
vận hành từ 2014 đến 2016, và thanh lý vào năm 2017. Chi phí vận hành, vốn lưu động (10%
của chi phí vận hành) và lượng điện sản xuất như sau:
Năm
2013
2014
2015
2016
Chi phí vận hành (tỷ đồng)

70
80
90
Vốn lưu động (tỷ đồng)

7
8
9
Lượng điện (1000 kWh)

80.000
160.000
180.000

Biết rằng hệ số chuyển đổi của chi phí vận hành và vốn lưu động là 1.2 và giá trị thanh lý bằng
10% vốn đầu tư ban đầu. Nếu phải thải ra một bãi rác nào đó thì lượng rác mà dự án xử lý mỗi
năm sẽ chiếm 2 ha và gây ra chi phí môi trường cho dân cư xung quanh rất lớn. Giá điện dự kiến
của 1 kWh điện là 1000 đồng và giá kinh tế (WTP) là 1200 đồng/1kWh. Suất chiết khấu tài chính

là 15%/năm và suất chiết khấu xã hội là 12%/năm. Kết quả phân tích tài chính và kinh tế của dự
án này như sau:

Ngân lưu tài chính (đơn vị: tỷ đồng)
Năm
0
1
2
3
4
Ngân lưu vào

60
160
180
12
Doanh thu

60
160
180

Thanh lý




12
Ngân lưu ra






Đầu tư
100




Chi phí vận hành

70
80
90

Thay đổi vốn lưu động

7
1
1
-9
Ngân lưu ròng
-100
-17
79
89
21

Khoa Kinh tế - Đại học Kinh tế Tp.HCM Phân tích lợi ích – chi phí Thẩm định tài chính dự án


10


Ngân lưu kinh tế (đơn vị: tỷ đồng)
Năm
0
1
2
3
4
Lợi ích

72
192
216
9
Lợi ích từ điện

72
192
216

Thanh lý




9
Chi phí






Đầu tư
90




Chi phí vận hành

84
96
108

Thay đổi vốn lưu động

8.4
1.2
1.2
-10.8
Lợi ích ròng
-90.0
-20.4
94.8
106.8
19.8


Yêu cầu:
a) Anh/Chị hãy giải thích sự khác biệt giữa bảng ngân lưu tài chính và ngân lưu kinh tế?
b) Anh/Chị hãy tính NPV tài chính và NPV kinh tế?
c) Từ kết quả ở câu b) và các thông tin có sẵn, Anh/Chị có đề xuất gì cho chính quyền thành
phố?

Bài tập 11:
Huyện X xem xét xây dựng một đập thủy lợi với diện tích 10 hecta nhằm nước cung cấp nước
sinh hoạt và nước tưới tiêu cho các hộ gia đình ở thị trấn Y và một số xã lân cận. Việc xây dựng
đập thủy lợi kéo dài trong năm 2013. Anh/Chị hãy tính chi phí/lợi ích tài chính và chi phí/lợi ích
kinh tế trong các trường hợp sau đây:
a) Anh/Chị hãy nhận diện các lợi ích và chi phí trong thời gian xây dựng và hoạt động của dự
án? Lưu ý, nên phân nhóm theo các lợi ích/chi phí có thị trường (ngoại thương và phi ngoại
thương) và các lợi ích/chi phí phi thị trường.
b) Xây dựng đập thủy lợi cần 8.000 tấn xi măng. Giả sử, các nhà máy sản xuất xi măng hiện tại
không chịu bất kỳ loại thuế nào. Dự án mua một xi măng tương đối lớn sẽ làm tăng giá thị
trường ở địa phương từ 1.100.000 đồng/tấn lên 1.200.000 đồng/tấn. Theo ước tính, 70%
lượng cầu xi măng của dự án có từ việc giảm tiêu dùng của dân cư trong huyện và 30% từ
lượng cung cấp mới. Vậy chi phí tài chính và chi phí kinh tế của 8.000 tấn xi măng là bao
nhiêu? Minh họa bằng đồ thị?
c) Dự án cần 500 công nhân. Khi không có dự án, toàn huyện có khoảng 2.000 công nhân xây
dựng đang có việc làm với tiền công trung bình là 1.5 triệu đồng/tháng. Theo ước tính, với
nhu cầu sử dụng một lượng công nhân đáng kể, nên tiền công có thể tăng lên 2 triệu
đồng/tháng. Ước tính rằng, trong số 500 công nhân này, thì 200 sẽ rời các công việc hiện
Khoa Kinh tế - Đại học Kinh tế Tp.HCM Phân tích lợi ích – chi phí Thẩm định tài chính dự án

11

tại để vào làm cho dự án, và 300 công nhân khác là các nông dân có mức thu nhập bình
quân khoảng 0.5 triệu đồng/tháng. Vậy chi phí tài chính/năm và chi phí kinh tế/năm của

500 công nhân là bao nhiêu? Minh họa bằng đồ thị?
Bài tập 12:
Tỉnh X đang xem xét một chương trình đào tạo tại chổ mang tên “Dự án Nâng cao đời sống” cho
cán bộ quản lý các cấp trong vòng 3 năm để có thể triển khai hàng loạt dự án do Cơ quan Phát
triển Quốc Tế, Canada tài trợ trong tương lai. Để thực hiện chương trình đào tạo này, vào năm
2013 (Năm 0) ‘Dự án’ sẽ đầu tư một số vốn là $100.000 cho cơ sở vật chất (phòng học, máy
chiếu, máy tính, phần mềm, …). Giả sử giá trị thanh lý số cơ sở vật chất ở năm 2017 (Năm 4) là
$10.000. Các khoản chi phí mà ‘Dự án’ sẽ chi hàng năm được ước tính như sau:

Loại chi phí
Số tiền $/năm
Loại chi phí
Số tiền/năm
Chi phí trực tiếp (giảng viên,
chuyên gia, chi phí đi lại, tài
liệu, thức ăn, quay phim, …)
25.000
Chi phí gián tiếp (quản lý đào
tạo, thư ký, điện thoại, thư
từ, giao dịch, …)
3.000
Chi phí phát triển (chi phí mua
chương trình đào tạo, chi phí
đào tạo trợ giảng, chi phí đăng
ký, tiền lương, …)
5.000
Chi phí quản lý (chi phí thời
gian của ban quản lý cấp cao,
…)
2.000

Phụ cấp cho người học
16.000
Chi phí khác
4.000

Các chuyên gia cho rằng lợi ích từ ‘Dự án’ này sẽ bao gồm (1) Cải thiện chất lượng công việc
(giảm chi phí giao dịch) là $120.000/năm; (2) Sử dụng thời gian hợp lý hơn (tăng năng suất) là
$20.000/năm; (3) Các lợi ích khác là $10.000/năm. Các lợi ích này ước tính sẽ tăng 5%/năm. Giả
sử lạm phát bằng không và suất chiết khấu xã hội là 10%/năm.

Theo Anh/Chị, Tỉnh X có nên thực hiện ‘Dự án’ này hay không? Tại sao?
Bài tập 13:
Sở Thể Thao tỉnh X đang có hai phương án để sử dụng một mảnh đất trống. Phương án thứ
nhất là xây sân bóng rỗ với vòng đời sử dụng là 8 năm. Một phương án khác là xây hồ bơi với
vòng đời sử dụng là 24 năm. Chi phí để xây sân bóng rổ là 180.000 đô la và lợi ích phát sinh vào
cuối mỗi năm là 40.000 đô la. Chí phí để xây dựng hồ bơi là 2,25 triệu đô la và lợi ích cũng phát
sinh vào cuối mỗi năm là 170.000 đô la. Mỗi phương án có giá trị còn lại vào cuối vòng đời sử
dụng là 0. Sử dụng suất chiết khấu thực 5% thì anh (chị) nên đề nghị sở Thể Thao tỉnh X chọn
phương án nào nếu sử dụng tiêu chí NPV để đánh giá? Tính IRR cho cả hai phương án. Tính tỷ
Khoa Kinh tế - Đại học Kinh tế Tp.HCM Phân tích lợi ích – chi phí Thẩm định tài chính dự án

12

số BCR của hai phương án trên và anh (chị) có nhận xét gì khi lựa chọn hai phương án trên theo
các tiêu chí này?

Bài tập 14:
Một dự án xây nhà máy xử lý nước thải với công suất xử lý 1000 tấn nước thải/ngày (vận hành
350 ngày/năm) với các thông tin như sau.
 Tổng chi phí xây dựng ở năm 0 theo giá thị trường là 2.5 triệu đôla, trong đó gồm hai thành

phần. Thứ nhất, chi phí lao động cho việc xây dựng nhà máy là 0.8 triệu đôla, biết rằng các
lao động này phải được trả theo lương tối thiểu cao gấp đôi so với tiền lương cân bằng của
thị trường tự do. Thứ hai, trong 1.7 triệu đôla chi phí còn lại, thì 0.5 triệu đôla là tiền thuế
và thuế nhập khẩu trả cho các vật tư xây dựng mua trong nước và nhập khẩu, và 0.2 triệu
đôla là tiền thuế thu nhập đánh trên lương của các kỹ sư.
 Vào năm 1, dự án nhập các thiết bị tính theo giá C.I.F là 1 triệu đôla, nhưng phải chịu thuế
nhập khẩu 20%/giá C.I.F.
 Chi phí hoạt động của dự án (từ năm 2 đến năm 20) là 0.8 triệu đôla/năm, trong đó 0.1
triệu đôla là thuế thu nhập doanh nghiệp và 0.5 triệu đôla là thuế đánh trên nhiên, nguyên
vật liệu.
 Từ năm 2, lượng nước sạch do dự án xử lý sẽ được tái sử dụng và bán cho nhà máy nước
địa phương phục vụ các mục tích sử dụng công nghiệp với giá 2.5 đôla/tấn (giả sử cứ 1 tấn
nước thải sau khi xử lý thu được 0.8 tấn nước sạch).
 Lợi ích về môi trường (thủy sản, du lịch, và giảm chi phí làm sạch nước của nhà máy nước
địa phương) được các chuyên gia ước tính khoảng 3.5 đôla/tấn nước thải.
 Suất chiết khấu tài chính và suất chiết khấu xã hội lần lượt là 10% và 12%/năm.
 Dự án được miễn hoàn toàn thuế thu nhập doanh nghiệp.

Từ các dữ liệu trên, ta lập báo cáo ngân lưu tài chính và ngân lưu kinh tế của dự án xử lý nước
thải như sau:
Bảng 1: Báo cáo ngân lưu tài chính (1000 đôla)
Năm
0
1
2
3
4

20
Doanh thu



700
700
700

700
Chi phí xây dựng
2500






Chi phí thiết bị

1200





Chi phí hoạt động


800
800
800


800
Ngân lưu ròng
-2500
-1200
-100
-100
-100

-100

Khoa Kinh tế - Đại học Kinh tế Tp.HCM Phân tích lợi ích – chi phí Thẩm định tài chính dự án

13


Bảng 2: Báo cáo ngân lưu kinh tế (1000 đôla)
Năm
0
1
2
3
4

6
Doanh thu


700
700
700


700
Lợi ích môi trường


1225
1225
1225

1225
Chi phí xây dựng
1400






Chi phí thiết bị

1000





Chi phí hoạt động


200

200
200

200
Lợi ích ròng
-1400
-1000
1725
1725
1725
1725
1725

Từ hai báo cáo ngân lưu tài chính và kinh tế ở trên, Anh/Chị hãy trả lời các câu hỏi sau đây:
a. Lý giải tại sao có sự khác biệt giữa chi phí xây dựng, chi phí mua sắm thiết bị, và chi phí
hoạt động giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế dự án xử lý nước thải?
b. Tính NPV tài chính và NPV kinh tế của dự án?
c. Nếu dự án do chủ đầu tư tư nhân thực hiện, Anh/Chị cho biết chính quyền có nên trợ cấp
hay không? Tại sao? Nếu có, thì có thể trợ cấp dưới hình thức nào là khả dĩ nhất?
Bài tập 15:
Dưới đây là một Báo cáo phân tích lợi ích – chi phí các phương án sử dụng đất ngập nước ven
biển huyện Giao Thủy của trung tâm kinh tế môi trường và phát triển vùng, Đại học Kinh tế
Quốc dân.
Nghiên cứu phân tích lợi ích - chi phí các phương án sử dụng đất ngập nước Giao Thủy là một
trong các hoạt động của Dự án thí điểm Quản lý tổng hợp vùng ven bờ tỉnh Nam Định, đang
được thực hiện thông qua sự hợp tác giữa hai chính phủ Việt Nam và Hà Lan. Mục tiêu của
nghiên cứu này là thực hiện phân tích kinh tế đối với các phương án khác nhau trong việc sử
dụng vùng đất ngập nước ven biển, nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định của
chính quyền địa phương.
Căn cứ vào quy hoạch tổng thể và quy hoạch phát triển ngành của địa phương cũng như các

nghiên cứu trước đây về vùng đất ngập nước ven biển huyện Giao Thủy, nghiên cứu này lựa
chọn một số phương án sử dụng đất và thực hiện phân tích chi phí - lợi ích cho từng phương án
đó. Các phương án được nghiên cứu bao gồm:
Phương án
Hoạt động
Hiện trạng
Vây vạng
Nuôi tôm quảng canh
Phương án 1
Vây vạng
Khoa Kinh tế - Đại học Kinh tế Tp.HCM Phân tích lợi ích – chi phí Thẩm định tài chính dự án

14

Nuôi tôm quảng canh
Nuôi tôm công nghiệp
Du lịch sinh thái
Phương án 2
Chuyển vùng vây vạng sang bảo tồn thiên nhiên
Nuôi tôm quảng canh
Du lịch sinh thái
Phương án 3
Vây vạng
Nuôi tôm quảng canh
Du lịch sinh thái
Với mỗi phương án, nhóm nghiên cứu sẽ xác định lợi ích và chi phí liên quan đến cộng đồng tại
địa phương, tức là cả lợi ích/chi phí thị trường và phi thị trường. Lợi ích/chi phí thị trường thực
chất là các dòng tiền vào - ra (thu và chi) do các hoạt động khai thác thủy sản và du lịch mang
lại. Lợi ích/chi phí phi thị trường là các lợi ích/chi phí liên quan đến các giá trị phi sử dụng, được
tính toán trong tổng giá trị kinh tế của rừng ngập mặn và các chi phí – lợi ích xã hội khác. Các lợi

ích/chi phí này sau đó sẽ được dùng để tính các chỉ tiêu, qua đó so sánh và tìm ra phương án có
lợi nhất đối với cộng đồng, đó là phương án có giá trị hiện tại của lợi ích ròng lớn nhất.
Căn cứ vào các phương pháp luận, căn cứ vào các chỉ tiêu kinh tế, căn cứ vào suất chiết khấu xã
hội và căn cứ vào các kết quả tính toán được của từng hình thức kinh tế đặc trưng nơi đây,
nhóm nguyên cứu đã xác định được hiệu quả cụ thể của từng hình thức kinh tế cụ thể:
Thu nhập từ nuôi tôm: Theo Quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2010, năng suất nuôi tôm
đạt trung bình 280kg/ha/năm. Diện tích các đầm tôm là 1.956 ha. Với mức giá bán trung bình là
120.000 VNĐ/kg thì thu nhập từ nuôi tôm một năm là 65.721.600.000 VNĐ.
Thu nhập từ nuôi vạng: Diện tích bãi vạng được xác định là 450 ha. Năng suất nuôi vạng, theo
Phòng Thủy sản, đạt trung bình 30 tấn/ha/năm. Giá bán 11.000 VNĐ/kg. Do đó tổng thu nhập
từ nuôi vạng là 148.500.000.000 VNĐ.
Thu nhập khác: Bên cạnh thu nhập từ nuôi tôm và vạng, người dân trong vùng còn có thu nhập
từ việc nuôi cua và thả rau câu trong các đầm tôm. Năng suất cua là 120 kg/ha/năm, rau câu là
500 kg/ha/năm, theo Quy hoạch phát triển thủy sản huyện Giao Thủy. Theo đó thu nhập hàng
năm từ cua được tính toán đạt mức 23.472.000.000 VNĐ, thu nhập từ rau câu đạt mức
3.912.000.000 VNĐ.
Giá trị của rừng ngập mặn: Hiện tại vùng Cồn Lu - Cồn Ngạn có 2.760,72 ha rừng ngập mặn
(theo Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đai vùng bãi bồi Cồn Lu - Cồn Ngạn) và sẽ tăng lên
4941.22 ha từ năm 2010. Để tính toán lợi ích đối với xã hội của diện tích rừng này, nhóm nghiên
cứu sử dụng phương pháp chuyển giao giá trị (có điều chỉnh) tổng giá trị kinh tế của 1 ha rừng
ngập mặn ở Nam Định đã được tính toán trong các nghiên cứu trước đây. Theo đó, tổng giá trị
kinh tế gồm giá trị trực tiếp như gỗ, củi, tôm, thân mềm hai vỏ…và giá trị gián tiếp như giảm
Khoa Kinh tế - Đại học Kinh tế Tp.HCM Phân tích lợi ích – chi phí Thẩm định tài chính dự án

15

thiệt hại do gió bão, nước dâng, xâm nhập mặn, bảo vệ đê… Theo một nghiên cứu năm 2005 thì
tổng giá trị này là 22.295.000 VNĐ/ha. Để tránh tính trùng, giá trị này phải được trừ đi giá trị
của các lợi ích từ tôm, cua và vạng. Giá trị của rừng để tính toán lúc này là 1.169.700 VNĐ/ha.
Khoa Kinh tế - Đại học Kinh tế Tp.HCM Phân tích lợi ích – chi phí Thẩm định tài chính dự án


16

Chi phí nuôi tôm
Chi phí đầu tư xây dựng ban đầu: Việc nuôi tôm đòi hỏi phải đầu tư ban đầu cho xây dựng đầm
tôm. Theo số liệu của Phòng Thủy sản, chi phí đầu tư xây dựng đầm tôm trung bình là
18.000.000 VNĐ/ha (bao gồm đào đắp bờ ao: 15.000.000 VNĐ, cống khai thác: 1.000.000 VNĐ,
nhà bảo vệ: 1.000.000 VNĐ, dụng cụ thiết bị: 1.000.000 VNĐ).
Chi phí hàng năm: Bao gồm chi cải tạo đầm, mua giống tôm, mua thức ăn và thuê lao động.
Tổng các chi phí này trung bình là 32.500.000 VNĐ/ha/năm.
Ngoài ra, theo điều tra của nhóm nghiên cứu, chủ đầm tôm còn mua giống rau câu và cua với
chi phí trung bình 1.000.000 VNĐ rau câu và 2.500.000 VNĐ tôm cho 1 ha nuôi thả.
Chi phí nuôi vạng
Hoạt động nuôi ngao vạng nhìn chung không đòi hỏi đầu tư ban đầu nhiều. Tuy nhiên, hàng
năm người chủ vây vạng phải chịu các chi phí cải tạo, chi phí mua giống, thuê lao động trông coi
cũng như thuê nhân công vào vụ khai thác. Tổng chi phí hàng năm, theo Phòng Thủy sản huyện
Giao Thuỷ cung cấp, trung bình là 84.000.000 VNĐ/ha (bao gồm các chi phí san bãi: 20 triệu,
ngao giống là 35 triệu, tiền sửa chữa vây, cọc, chòi canh và các thiết bị khác là 7 triệu đồng).
Với các thu nhập và chi phí như trên, có thể tính toán được giá trị hiện tại của lợi ích ròng (Giá
trị hiện tại ròng - NPV) của hiện trạng sử dụng vùng đất ngập nước ven biển huyện Giao Thủy
như sau:
Giá trị hiện tại ròng (VNĐ)
843,506,521,437
Tỷ suất lợi ích/chi phí (lần)
2.26482
Căn cứ vào các kết quả tính toán thu được ở trên, nhóm nguyên cứu đã tiến hành so sánh giữa
các phương án và đã đưa ra bảng tóm tắt kết quả tính toán cho hiện trạng và các phương án sử
dụng vùng đất ngập nước ven biển huyện Giao Thủy như sau:

Tóm tắt kết quả tính toán (Suất chiết khấu xã hội r = 10%/năm)


Hiện trạng
Phương án 1
Phương án 2
Phương án 3
NPV
843,506,521,437
1,093,877,298,904
140,704,500,506
1,123,220,780,708
BCR
2.26482
1.95826
1.29718
2.38848
(Nguồn:

Anh/Chị hãy trả lời các câu hỏi sau đây:
Câu 1:
Khoa Kinh tế - Đại học Kinh tế Tp.HCM Phân tích lợi ích – chi phí Thẩm định tài chính dự án

17

Anh/Chị hiểu như thế nào về các khái niệm sau đây: lợi ích/chi phí có thị trường và phi thị
trường, tránh tính trùng, và suất chiết khấu xã hội?
Câu 2:
Anh/Chị hiểu như thế nào về quy tắc quyết định lựa chọn giữa các phương án (loại trừ lẫn
nhau như trên) dựa vào NPV và BCR (tỷ số lợi ích/chi phí)?
Câu 3:
Anh/Chị hãy lập bảng xếp hạng các phương án trên theo tiêu chí NPV và BCR?

Câu 4:
Giữa phương án 1 và 3, theo Anh/Chị nên chọn phương án nào? Tại sao? Và cuối cùng,
Anh/Chị đề xuất nên chọn phương án nào?
Câu 5:
Theo Anh/Chị, để có thêm thông tin cho việc ra quyết định thì nhóm nghiên cứu cần phải
làm gì?
Bài tập 16:
Lợi ích và chi phí của 3 phương án của dự án đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý nước thải đô thị:
Chi phí (triệu đôla /năm)
Phương án
0
1
2
3
4
5
Xử lý bậc cao
100
50
20
20
20
20
Xử lý thông
thường
50
25
15
15
15

15
Xử lý sơ cấp
25
15
10
10
10
10
Lợi ích (triệu đôla/năm)

0
1
2
3
4
5
Xử lý bậc cao
0
50
50
70
80
80
Xử lý thông
thường
0
50
50
50
50

50
Xử lý sơ cấp
10
20
20
20
20
20
a) Anh/Chị hãy lập bảng lợi ích ròng của 3 phương án trên?
b) Với suất chiết khấu xã hội là 10%, Anh/Chị sẽ đề xuất nên chọn phương án nào? Tại sao?
c) Anh/Chị hãy nhận dạng các lợi ích có thể có của dự án này?
Bài tập 17:
Xây dựng xanh là một khái niệm mới trong ngành xây dựng và chỉ thực sự phổ biến từ năm
1996 sau khi Chính quyền Clinton đưa ra báo cáo mang tên “Nước Mỹ Bền Vững”. Đặc biệt, vào
tháng 10 năm 2003, một nghiên cứu điển hình về chi phí và lợi ích của các tòa nhà xanh được
Khoa Kinh tế - Đại học Kinh tế Tp.HCM Phân tích lợi ích – chi phí Thẩm định tài chính dự án

18

thực hiện ở California (www.usgbc.org/Docs/News/News477.dpf) đã cho thấy xây dựng xanh là
một xu hướng tất yếu trong ngành xây dựng. Dựa trên kết quả của nghiên cứu này, giả sử khi
xây một tòa nhà văn phòng với diện tích 500m2 đạt tiêu chuẩn chứng nhận xanh của Bộ Xây
Dựng, chủ dự án phải đầu tư thêm 100.000 đôla cho các hệ thống điện năng lượng mặt trời,
thông gió, tái chế nước, … và tốn thêm 5.000 đôla/năm cho việc vận hành các hệ thống này, thì
có thể mang lại các lợi ích tương đương hàng năm như sau:
Loại lợi ích
Giá trị bằng tiền (đôla)/năm
Tiết kiệm năng lượng
Giảm phát thải
Tiết kiệm nước

Giảm rác thải
Giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng
Tăng năng suất và sức khỏe
Giảm chi phí bảo hiểm
2205.22
449.42
194.24
11.43
3225.95
14050.21
1523.47

a) Theo Anh/Chị, tại sao khi áp dụng tiêu chuẩn xây dựng xanh có thể giúp tiết kiệm năng
lượng, tiết kiệm nước, và tăng năng suất lao động và sức khỏe của nhân viên?
b) Giả sử vòng đời của dự án là 20 năm, giá trị thanh lý bằng 0 và suất chiết khấu là 10%/năm,
Anh/Chị cho biết NPV của dự án trên là bao nhiêu? Anh/Chị đề xuất chủ đầu tư có nên
thực hiện dự án này hay không?
c) Anh/Chị hãy tính lại NPV với các suất chiết khấu lần lượt là 13% và 15%, sau đó cho biết
IRR của dự án là bao nhiêu? Dựa vào IRR vừa tìm được, Anh/Chị có thay đổi đề xuất của
mình hay không? Tại sao?
Bài tập 18:
Chính quyền địa phương đang xem xét lựa chọn quy mô thích hợp cho một dự án xây đường
cao tốc hai hoặc ba làn xe. Cả hai phương án đều có vòng đời dự kiến là 25 năm. Kết quả khảo
sát của nhóm chuyên gia cho biết rằng:
 Nếu không thu phí thì sẽ có 70000 xe lưu thông qua lại/năm; và vì thế cần phải thực hiện dự
án với quy mô ba làn xe.
 Nếu thu phí với mức 4 đôla/xe, thì sẽ có 40000 xe lưu thông qua lại/năm; và vì thế chỉ cần
thực hiện dự án với quy mô hai làn xe.
 Và nếu thu phí với mức 10.3 đôla/xe, thì sẽ không có xe nào lưu thông qua lại.
 Đường cầu về dịch vụ sử dụng đường giao thông là đường thẳng.

Anh/Chị hãy trả lời các câu hỏi sau đây:
a) Vẽ phát họa đồ thị và tính lợi ích kinh tế/năm cho mỗi phương án?
Khoa Kinh tế - Đại học Kinh tế Tp.HCM Phân tích lợi ích – chi phí Thẩm định tài chính dự án

19

b) Hiện giá của tổng lợi ích kinh tế của mỗi phương án sẽ là bao nhiêu nếu sử dụng suất
chiết khấu xã hội là 10%/năm, (Biết rằng,
08.9AF
25
%10

)?
c) Nếu hiện giá của chi phí kinh tế của phương án hai làn xe là 2.4 triệu đôla và của phương
án ba làn xe là 2.8 triệu đôla, thì Anh/Chị đề xuất nên chọn phương án nào? Tại sao?
Khoa Kinh tế - Đại học Kinh tế Tp.HCM Phân tích lợi ích – chi phí Thẩm định tài chính dự án

20

Bài tập 19:
Trung tâm Sức Khỏe Lao động và Mơi trường Việt Nam đưa ra một dự án hỗ trợ cải thiện mơi
trường lao động cho cơng nhân ngành dệt TP.HCM, chủ yếu là hỗ trợ doanh nghiệp thay đổi
cơng nghệ và thiết kế hệ thống xử lý để giảm thiểu ơ nhiễm bụi, và cải thiện nhiệt độ nơi làm
việc. Dự án kéo dài 3 năm với chi phí đầu tư ban đầu là 60 tỷ đồng và chi phí hoạt động hàng
năm là 40 tỷ đồng. Biết rằng ngành dệt hiện có 80.000 cơng nhân. Giá trị tăng thêm trung bình
của một cơng nhân trong ngành đóng góp vào GDP là 600.000 đồng/tháng. Dự án khi được tiến
hành sẽ tăng năng suất lao động của cơng nhân lên 10%.
Một cuộc khảo sát lấy ý kiến cơng nhân được tiến hành và ước tính được rằng cơng nhân sẵn
lòng chấp nhận mức lương thấp hơn 10.000 đồng/tháng để có được mơi trường làm việc tốt
hơn như dự án đưa ra.

Với những thơng tin sẵn có ở trên, hãy cho biết Anh/Chị sẽ đưa ra kiến nghị như thế nào đối với
dự án này. Lưu ý: Dòng lợi ích, chi phí của dự án được tính theo năm.

Bài tập 20:
Cơ quan chức năng đang xem xét một chương trình giảm chì trong xăng, kết quả ước
tính các lợi ích và chi phí thực được trình bày trong bảng dưới đây:

2013
2014
2015
2016
Lợi ích




Ảnh hưởng sức khỏe trẻ em
400
800
500
150
Huyết áp người lớn
1500
4000
4000
3500
Giảm một số chất gây ô nhiễm
0
100
100

100
Tiết kiệm chi phí bảo trì
100
1000
300
150
Các lợi ích khác
0
100
100
100
Tổng lợi ích
2000
6000
5000
4000
Chi phí




Tổng chi phí
6000
5500
3000
2000

Với suất chiết khấu thực là 5%, theo bạn có nên thực hiện chương trình giảm chì
trong xăng hay không?


Khoa Kinh tế - Đại học Kinh tế Tp.HCM Phân tích lợi ích – chi phí Thẩm định tài chính dự án

21

Bài tập 21:
Tỉnh Kiên Giang đang triển khai xây dựng một nhà máy xi măng với công nghệ
hiện đại, thời gian xây dựng dự kiến là 3 năm. Trong thời gian đó, để đáp ứng nhu
cầu xi măng, tỉnh đang xem xét việc tái sử dụng nhà máy cũ. Chi phí phục hồi,
sửa chữa nhà máy này là 50 tỷ đồng, chi phí vận hành năm 1 là 50 tỷ, năm 2
là 60 tỷ và năm 3 là 76 tỷ đồng. Chi phí nguyên vật liệu mỗi năm là 100 tỷ
đồng. Doanh thu hằng năm là 200 tỷ đồng. Vì đây là nhà máy cũ với công nghệ
lạc hậu nên sẽ gây ô nhiễm cho người dân xung quanh với tổng thiệt hại được
đánh giá là 25 tỷ đồng vào năm 1, 30 tỷ đồng vào năm 2 và 30 tỷ đồng vào
năm 3. Suất chiết khấu thực là 7%/năm. Tỷ lệ lạm phát là 4%/năm. Hỏi có nên
tái sử dụng nhà máy cũ này không?

Bài tập 22:
Dự án xây cầu ở huyện đảo
Phần lớn dân cư của một huyện đảo nhỏ hiện tại đi lại đất liền bằng phà. Bến phà hiện đang do
một cơng ty tư nhân (thuộc huyện đảo) quản lý và khai thác. Cơng ty này cung cấp trung bình 8
chuyến phà đi về/ngày và một số chuyến ngồi lịch trình theo u cầu của cơng ty dịch vụ du
lịch, và một số cơng ty sản xuất - chế biến thủy sản ở huyện đảo.

Hàng năm cơng ty phục vụ vận chuyển 50.000 “phương tiện” qua lại đất liền với mức phí qui
định là $0.5/phương tiện/lần qua hay về, với khoảng doanh thu hàng năm là $25.000. Cơng ty
chỉ thu phí các phương tiện xe cộ chứ khơng thu phí khách bộ hành. Chi phí vận hành bến phà là
$20.000/năm (bao gồm tiền th phà, trả lương quản lý và nhân viên, xăng dầu, bảo trì, và lệ
phí hành chính), nên cơng ty thu được khoảng lợi nhuận là $5.000/năm. Ngồi ra, cơng ty cũng
thu thu thêm một khoản $1.000/năm từ các hoạt động khác như dịch vụ vận chuyển ngồi lịch
trình, thu phí giữ xe, và dịch vụ ăn uống giải khát.


Cư dân huyện đảo phụ thuộc rất nhiều vào dịch vụ bến phà của cơng ty tư nhân này. Cho nên,
họ rất quan tâm lo lắng khả năng cơng ty tăng phí dịch vụ, giảm số chuyến phà qua lại hàng
ngày, hay thậm chí cơng ty giải thể. Chính vì thế Ủy ban kế hoạch của huyện đảo đã thảo luận
một số phương án thay thế như xây cầu, thành lập cơng ty dịch vụ bến phà nhà nước, xây
đường hầm, … Cuối cùng, Ủy ban quyết định chọn phương án xây cầu với chi phí xây dựng là
$300.000 vào năm 0. Theo các chun gia, trong điều kiện tự nhiên ổn định và được bảo quản
tốt thì vòng đời dự kiến của chiếc cầu sẽ là 10 năm. Khi kết thúc (vào năm 11), giá trị thanh lý
ước tính là $41.000 (giả sử chi phí thanh lý bằng 0). Hiện tại, huyện đảo khơng có sẵn nguồn
ngân quỹ, nên theo dự kiến Ủy ban sẽ lên kế hoạch tài trợ và sẽ trả nợ (vốn gốc và lãi) bằng tiền
thuế từ các cư dân huyện đảo và một số khoản tài trợ từ các mạnh thường qn. Theo điều tra
sơ bộ, đa số cư dân huyện đảo ủng hộ dự án xây dựng chiếc cầu này vì nó làm giảm thời gian,
chi phí đi lại, tiếp cận thị trường dễ dàng hơn và quan trọng là giảm rủi ro từ phía cơng ty bến
Khoa Kinh tế - Đại học Kinh tế Tp.HCM Phân tích lợi ích – chi phí Thẩm định tài chính dự án

22

phà tư nhân. Nhân tố quyết định tính khả thi của dự án xây cầu là cước phí và khả năng kiểm
soát của chính quyền về mặt cung cấp dịch vụ đi lại cho cư dân của mình.

Chính quyền huyện đảo đưa ra nhiều phương án thu phí khác nhau, trong đó phương án được
nhiều người đồng tính nhất là phương án “không thu phí” vì nó khả thi về mặt kỹ thuật và xã
hội nhất. Như thế, bến phà chắc chắn sẽ bị giải thể khi dự án được duyệt. (Lưu ý rằng trong thời
gian xây dựng chiếc cầu, chính quyền huyện đảo có phương án đi lại tạm thời cho cư dân và chi
phí đi lại này đã được dự trù trong khoản vốn đầu tư ban đầu). Theo ước tính, nếu không thu
phí sẽ có tối đa 150.000 lượt phương tiện qua lại/năm (so với 50.000 lượt nếu đi bằng phà). Chi
phí vận hành và bảo trì chiếc cầu ước tính là $12.000/năm. Biết rằng, khi bến phà giải thể thì
toàn bộ bến phà và các nhân viên quản lý cũng như phục vụ sẽ được chuyển sang một bến phà
khác, nên thiệt hại đáng quan tâm chỉ là lợi nhuận của công ty phà tư nhân bị mất đi. Có nhiều
lợi ích từ chiếc cầu, nhưng để đơn giản nhóm phân tích chỉ tập trung vào 4 nhóm lợi ích quan

trọng nhất như sau: (i) Các lợi ích tiết kiệm được bởi các chủ phương tiện trước đây sử dụng
dịch vụ phà; (ii) Các lợi ích do số phương tiện đi lại tăng thêm; (iii) Tiết kiệm chi phí và thời gian
đi lại (trước đây phải xếp hàng chờ rất lâu) là $7000/năm; và (iv) Tiết kiệm chi phí thời gian,
nguồn lực của chính quyền huyện đảo cho lực lượng an ninh bến phà là $2000/năm.

Để ước tính các lợi ích nhóm (i) và (ii), các chuyên gia kinh tế đã ước lượng hàm cầu về dịch vụ
đi lại của cư dân huyện đảo có phương tiện qua lại đất liền như sau:

Q = 15 – 20P

Trong đó: Q là số lượng phương tiện đi lại/năm, đơn vị tính là 10.000
P là chi phí đi lại (giá sẵn lòng trả), đơn vị tính là $

Nguồn: Steinemann et al, 2005, Microeconomics for Public Decisions, 1
st
Edition, Thomson.
Chapter 14.
Yêu cầu:
Câu 1:
Anh/Chị cho biết để quyết định lựa chọn nên thực hiện phương án nào, Chính quyền huyện đảo
nên dựa vào phân tích tài chính hay phân tích kinh tế (CBA)? Tại sao? Trình bày những khác biệt
cơ bản của phân tích tài chính và phân tích kinh tế (CBA) của một dự án?
Câu 2:
Vẽ đồ thị đường cầu và tính giá trị lợi ích/năm của các nhóm (i) và nhóm (ii) nêu trên?
Câu 3:
Lập bảng lợi ích chi phí (ngân lưu kinh tế) của dự án (với đơn vị tính thống nhất là $1000)? Với
suất chiết khấu xã hội là 6%, Anh/Chị cho biết dự án xây cầu có khả thi hay không? Nhận xét?
(Gợi ý: Nên sử dụng công thức tính hiện giá của dòng tiền đều hữu hạn).
Câu 4:
Khoa Kinh tế - Đại học Kinh tế Tp.HCM Phân tích lợi ích – chi phí Thẩm định tài chính dự án


23

Ngoài các lợi ích và chi phí nên trên, Anh/Chị cho biết nếu thực hiện dự án xây chiếc cầu này thì
còn có những lợi ích và chi phí không có thị trường nào nữa? Tại sao trong phân tích lợi ích chi
phí một dự án ta nên xem xét, lượng hóa bằng tiền và đưa các lợi ích và chi phí không có thị
trường vào?

×