Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nghiên cứu công nghệ thu nhận tinh dầu và các hoạt chất sinh học từ quả và lá cây mác mật clausena excavata

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.14 KB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



NGUYỄN PHI HÙNG



NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ THU NHẬN TINH DẦU
VÀ CÁC HOẠT CHẤT SINH HỌC TỪ QUẢ VÀ LÁ CÂY MÁC MẬT
CLAUSENA EXCAVATA




LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: Công nghệ sau thu hoạch
Mã số: 60.54.10


NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. BÙI QUANG THUẬT





HÀ NỘI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………



i

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGT.TS Bùi Quang Thuật -
Phó Viện trưởng - Giám ñốc Trung tâm dầu, hương liệu và phụ gia thực phẩm -
Viện Công nghiệp thực phẩm người ñã ñịnh hướng và trực tiếp hướng dẫn ñồng
thời tạo mọi ñiều kiện thuận lợi ñể tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các bác, các anh, các chị thuộc Trung tâm dầu,
hương liệu và phụ gia thực phẩm - Viện Công nghiệp thực phẩm ñã tạo ñiều kiện
giúp ñỡ và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện ñề tài tại Trung
tâm.
Cuối cùng tôi xin gửi lời biết ơn tới gia ñình, bạn bè và người thân ñã luôn
ñộng viên, giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện ñề tài nghiên cứu của
mình.
Ngày 14 tháng 6 năm 2012



Nguyễn Phi Hùng




















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan trước Hội ñồng chấm luận văn cao học: các kết quả nghiên
cứu mà tôi trình bày trong luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi, các nội
dung nghiên cứu và kết quả ñó hoàn toàn trung thực và chưa ñược công bố trong
bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, kết quả nghiên cứu của các công
trình nghiên cứu khác ñược tham khảo ñã ñược trích dẫn tài liệu tham khảo ñầy
ñủ.
Ngày 14 tháng 6 năm 2012



Nguyễn Phi Hùng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ðOAN ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ðỒ viii
Phần thứ nhất
MỞ ðẦU 1
1.1. ðặt vấn ñề 1
1.2. Mục ñích và yêu cầu 2
1.2.1. Mục ñích 2
1.2.2. Yêu cầu 2
Phần thứ hai
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Giới thiệu về cây mác mật 3
2.1.1. Giới thiệu chung 3
2.1.2. ðặc tính thực vật, sinh thái và trồng trọt của cây mác mật 4
2.1.3. Thu hoạch và bảo quản nguyên liệu 6
2.1.4. Thành phần hoá học trong cây mác mật 7
2.1.5. Tinh dầu và các chất có hoạt tính sinh học trong mác mật 8
2.1.5.1. Tinh dầu mác mật 8
2.1.5.2. Hoạt chất sinh học trong mác mật 15
2.2. Tình hình nghiên cứu về cây mác mật 20
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 20
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 21
2.3. Các phương pháp khai thác tinh dầu 23
2.4. Phương pháp khai thác các chất có hoạt tính sinh học 25
2.4.1. Nguyên tắc chung 25
2.4.2. Phương pháp trích ly
25

2.4.3. Dung môi
25
2.4.4. Yếu tố công nghệ
26
2.5. Ứng dụng của cây mác mật 26
Phần thứ ba
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
3.1. Vật liệu, thời gian, ñịa ñiểm nghiên cứu 28
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu 28
3.1.2. Thời gian nghiên cứu 29
3.1.3. ðịa ñiểm nghiên cứu 29
3.2. Nội dung nghiên cứu 30
3.2.1. Phân tích và ñánh giá chất lượng nguyên liệu quả và lá mác mật
30
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv
3.2.2. Nghiên cứu lựa chọn phương pháp khai thác tinh dầu và các
hoạt chất sinh học từ quả và lá mác mật 30
3.2.3. Nghiên cứu công nghệ khai thác tinh dầu từ quả và lá mác mật30
3.3.4. Nghiên cứu công nghệ chiết tách các hoạt chất sinh học từ quả
và lá mác mật 30
3.2.5. Phân tích và ñánh giá chất lượng sản phẩm 31
3.3. Phương pháp nghiên cứu 31
3.3.1. Các phương pháp phân tích 31
3.3.1.1. Xác ñịnh hàm lượng nước trong nguyên liệu bằng phương
pháp chưng cất với toluen 31
3.3.1.2. Xác ñịnh hàm lượng tinh dầu trên thiết bị xác ñịnh hàm lượng
tinh dầu nhẹ Clevenger 32
3.3.1.3. Xác ñịnh hàm lượng protein tổng số theo phương pháp

Kjeldahl 32
3.3.1.4. Xác ñịnh hàm lượng xelluloza bằng phương pháp dùng HNO
3
34
3.3.1.5. Xác ñịnh hàm lượng ñường tổng số bằng phương pháp Ixekuzt
35
3.3.1.6. Xác ñịnh các chỉ tiêu hóa lý cơ bản của sản phẩm tinh dầu của
quả và lá mác mật 36
3.3.1.7. ðịnh tính và ñịnh lượng carbazole alkaloid, coumarin 38
3.3.1.8. Xác ñịnh thành phần hóa học của sản phẩm tinh dầu quả và lá
mác mật
bằng phương pháp sắc kí khí khối phổ GC-MS
40
3.3.2. Các phương pháp công nghệ 41
3.3.2.1. Phương pháp khai thác tinh dầu và các hoạt chất sinh học từ
quả và lá mác mật 41
3.3.2.2. Phương pháp xác ñịnh hàm lượng các hoạt chất sinh học 45
3.3.2.3. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ
ñến quá trình khai thác tinh dầu và các hoạt chất sinh học từ quả và lá
mác mật 45
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ……………………………………45
Phần thứ tư
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 47
4.1. Kết quả nghiên cứu phân tích và ñánh giá nguyên liệu quả và lá
mác mật 47
4.2. Kết quả nghiên cứu lựa chọn phương pháp khai thác tinh dầu và các
hoạt chất sinh học từ quả và lá mác mật 48
4.3. Kết quả nghiên cứu công nghệ khai thác tinh dầu từ quả và lá mác
mật 49
4.3.1. Nghiên cứu chế ñộ xử lý nguyên liệu trước khi chưng cất 49

4.3.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian lưu trữ nguyên liệu ñến
hiệu suất thu nhận tinh dầu từ quả và lá mác mật 49
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

4.3.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của ñộ mịn nguyên liệu ñến quá trình
chưng cất tinh dầu mác mật 50
4.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ ñến quá trình
chưng cất tinh dầu từ quả và lá mác mật 51
4.3.2.1. Ảnh hưởng của áp suất hơi nước ñến quá trình chưng cất tinh
dầu mác mật 52
4.3.2.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ khối lượng nguyên liệu/thể tích thiết bị
chưng cất ñến quá trình chưng cất tinh dầu mác mật 53
4.3.2.3. Ảnh hưởng của tốc ñộ chưng cất ñến quá trình chưng cất tinh
dầu mác mật 55
4.3.2.4. Ảnh hưởng của nhiệt ñộ nước ngưng ñến quá trình chưng cất56
4.3.2.5. Ảnh hưởng của thời gian chưng cất ñến quá trình chưng cất. 57
4.3.3. Quy trình công nghệ khai thác tinh dầu từ quả và lá mác mật 58
4.4. Kết quả nghiên cứu công nghệ chiết tách các hoạt chất sinh học từ
quả và lá mác mật 61
4.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ ñến quá trình
trích ly các hoạt chất sinh học từ quả và lá mác mật 61
4.4.1.1. Ảnh hưởng của nồng ñộ cồn etylic ñến quá trình trích ly 61
4.4.1.2. Ảnh hưởng của số lần trích ly và tỷ lệ nguyên liệu/dung môi
ñến quá trình trích ly 62
4.4.1.3. Ảnh hưởng của thời gian trích ly ñến quá trình trích ly 63
4.4.2. Nghiên cứu công nghệ tinh chế các hoạt chất sinh học thô từ quả
và lá cây mác mật 64
4.4.2.1. Xác ñịnh số lần trích ly thích hợp 64

4.4.2.2. Xác ñịnh tỉ lệ sản phẩm thô/dung môi thích hợp 64
4.4.3. Quy trình công nghệ chiết tách các hoạt chất sinh học từ quả và
lá mác mật 65
4.5. Kết quả phân tích và ñánh giá chất lượng sản phẩm 68
4.5.1. Phân tích các chỉ tiêu hóa lý cơ bản của sản phẩm tinh dầu 68
4.5.2. Thành phần hóa học của tinh dầu mác mật 69
4.5.3. Phân tích ñịnh tính và ñịnh lượng các hoạt chất sinh học từ quả
và lá cây mác mật 71
4.5.3.1. Phân tích ñịnh lượng carbazole alkaloid 72
4.5.3.2. Phân tích ñịnh tính coumarin 72
Phần thứ năm

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
73
5.1. Kết luận
73
5.2. ðề nghị 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LỤC 78

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

d: ðộ mịn
DM: Dung môi
HCSH: Hoạt chất sinh học
LMM: Lá mác mật
NL: Nguyên liệu

PP1: Phương pháp 1
PP2: Phương pháp 2
QMM: Quả mác mật
SH: Sinh học
SP: Sản phẩm
TB: Thiết bị
TD: Tinh dầu
TL: Trích ly


















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Phân bố các loài thuộc chi Clausena có mặt ở Việt Nam 4
và trên thế giới 4
Bảng 1.2. Các thành phần chính trong tinh dầu từ lá mác mật tại Zimbabwe 9
Bảng 1.3. Các thành phần chính trong tinh dầu từ mác mật Camaroon 9
Bảng 1.4. Các thành phần chính trong tinh dầu từ hạt mác mật Benin 9
Bảng 1.5. Thành phần hóa học của tinh dầu lá mác mật ñược thu hái từ Nghệ An
9
Bảng 2.1. Tác dụng của các alkaloid trong y học 17
Bảng 4.1. Hàm lượng các thành phần chính trong nguyên liệu mác mật 47
Bảng 4.2. Kết quả thu nhận tinh dầu và các hoạt chất sinh học bằng các phương
pháp khác nhau 48
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của thời gian lưu trữ nguyên liệu ñến hàm lượng tinh dầu
trong nguyên liệu 49
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của ñộ mịn nguyên liệu quả mác mật 50
ñến hiệu suất thu nhận tinh dầu 50
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của ñộ mịn nguyên liệu lá mác mật 51
ñến hiệu suất chưng cất tinh dầu mác mật 51
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của áp suất hơi ñến hiệu suất thu nhận tinh dầu 52
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của tỷ lệ khối lượng NL/V
TB
ñến hiệu suất thu nhận tinh
dầu 54
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của tốc ñộ chưng cất ñến hiệu suất thu nhận tinh dầu mác
mật 55
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của nhiệt ñộ nước ngưng ñến hiệu suất thu nhận tinh dầu
56
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của thời gian chưng cất ñến hiệu suất thu nhận tinh dầu57
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của nồng ñộ cồn etylic 62

ñến quá trình khai thác các hoạt chất sinh học 62
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của số lần trích ly và tỷ lệ NL/DM 63
ñến quá trình khai thác các hoạt chất sinh học 63
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của thời gian trích ly 63
ñến quá trình khai thác các hoạt chất sinh học 63
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của số lần trích ly ñến quá trình tinh chế hoạt chất sinh
học 64
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của tỉ lệ sản phẩm thô/dung môi ñến quá trình tinh chế
hoạt chất sinh học 65
Bảng 4.16. Kết quả phân tích và ñánh giá chất lượng sản phẩm tinh dầu mác mật
68
Bảng 4.17. Thành phần hóa học của tinh dầu quả mác mật 69
Bảng 4.18. Thành phần hóa học của tinh dầu lá mác mật 70
Bảng 4.19. Kết quả phân tích ñịnh lượng carbazole alkaloid 72


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ðỒ

Hình 1.1. Mác mật Clausena excavata 5
Hình 1.2. Quả mác mật 5
Sơ ñồ 1.1. Sơ ñồ quy trình công nghệ chưng cất lôi cuốn theo hơi nước 24
Sơ ñồ 3.1. Phương pháp thu nhận tinh dầu và các hoạt chất sinh học 43
từ quả và lá mác mật bằng phương pháp kết hợp chưng cất + trích ly 43
Sơ ñồ 3.2. Phương pháp thu nhận tinh dầu và các hoạt chất sinh học từ quả và lá
mác mật bằng phương pháp trích ly 44
Hình 4.1. Ảnh hưởng của ñộ mịn nguyên liệu quả mác mật ñến hiệu suất thu
nhận tinh dầu 50

Hình 4.2. Ảnh hưởng của ñộ mịn nguyên liệu lá mác mật ñến hiệu suất thu nhận
tinh dầu 51
Hình 4.3. Ảnh hưởng của áp suất hơi ñến hiệu suất thu nhận tinh dầu 53
Hình 4.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ khối lượng nguyên liệu/thể tích thiết bị ñến hiệu
suất thu nhận tinh dầu 54
Hình 4.5. Ảnh hưởng của tốc ñộ chưng cất ñến hiệu suất thu nhận tinh dầu 55
Hình 4.6. Ảnh hưởng của nhiệt ñộ nước ngưng ñến hiệu suất thu nhận tinh dầu57
Hình 4.7. Ảnh hưởng của thời gian chưng cất ñến hiệu suất thu nhận tinh dầu . 58
Sơ ñồ 4.1. Quy trình công nghệ khai thác tinh dầu quả mác mật 59
Sơ ñồ 4.2. Quy trình công nghệ khai thác tinh dầu lá mác mật 60
Sơ ñồ 4.3. Quy trình công nghệ chiết tách các hoạt chất sinh học từ quả mác mật
66
Sơ ñồ 4.4. Quy trình công nghệ chiết tách các hoạt chất sinh học từ lá mác mật67



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1

Phần thứ nhất
MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Mác mật có tên khoa học là Clausena excavata, dịch từ tiếng dân tộc
Thái thì mác mật là “quả ngọt”, ñây là loài cây ăn quả mọc tự nhiên trong
rừng do ñó nó không ñòi hỏi nhiều công chăm sóc, không phải ñầu tư phân
bón và thuốc bảo vệ thực vật như các loại cây ăn quả khác vì loài cây này ít bị
sâu bệnh lại chịu rét, phù hợp với những vùng ñất ở chân núi ñá có ñộ ẩm cao,
ở các khe núi, thung lũng. Người dân thường sử dụng quả và lá ñể ăn, làm gia
vị như một loại quả ñặc sản vì có mùi thơm ñặc biệt (sản phẩm từ nó là gia vị

chính của các món ăn ñặc sản như thịt lợn quay, vịt quay, măng ớt ). Những
năm gần ñây, quả và lá mác mật ngày càng ñược ưa chuộng và ñã trở thành
hàng hoá rất dễ tiêu thụ bởi nhu cầu sử dụng của con người, quả và lá mác
mật chủ yếu ñược tiêu dùng trong nội ñịa ñể ăn tươi, ngoài ra quả cũng ñược
bán sang Trung Quốc dưới dạng tươi và khô. Trong y học mác mật là một
dược liệu quý báu, là vị thuốc trong y học cổ truyền của nhiều nước trên thế
giới, ñặc biệt ở các nước Châu Á. Hơn nữa, các công bố khoa học về công
dụng mới của mác mật như: chữa ung thư, chống ñông tụ mạch máu và ñặc
biệt là khả năng chống lại sự phát triển của virut HIV,… càng góp phần khiến
cho nhu cầu về mác mật trên thế giới ngày càng gia tăng.
Hiện tại, một số ñịa phương ñã chỉ ñạo phát triển loại cây này, vận
ñộng nhân dân trồng cây mác mật trên diện tích ñất lâm nghiệp ñược giao vừa
có tác dụng tăng ñộ che phủ rừng, chống xói mòn, vừa tạo ra hàng hóa có giá
trị cao.
Ở nước ta, các loại gia vị chủ yếu ñược sử dụng ở dạng tươi (như quả
và lá mác mật), một số sản phẩm gia vị ñã ñược chế biến khô nhưng công
nghệ rất thô sơ, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm không cao, dẫn ñến thời
gian bảo quản không lâu, hiệu quả kinh tế thấp. Mặt khác, các cây gia vị ñể
sản xuất tinh dầu, dầu gia vị thường là những cây trồng ngắn ngày, theo mùa,
thời gian thu hoạch ngắn. Do ñó, cần thu hoạch ñúng thời ñiểm ñể nâng cao
giá trị sản phẩm, khi thu hoạch không ñúng mùa vụ thì sản lượng và chất
lượng thấp. Vì thế, yêu cầu về công nghệ ñể chế biến và sản xuất tinh dầu là
rất quan trọng. Mác mật là một trong những loại cây trồng có chứa một làm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

lượng tinh dầu nhất ñịnh (vỏ quả chứa 5,55%, lá chứa 2,71%, hạt chứa
1,47%) ñây là một trong những nguồn nguyên liệu tương ñối tốt ñể sản xuất
tinh dầu - một sản phẩm có giá trị cao trong sản xuất và ñời sống. Nghiên cứu

ñể thu nhận tinh dầu cũng như các hoạt chất sinh học có trong quả và lá cây
mác mật sẽ giúp người nông dân giải quyết ñược ñầu ra cho sản phẩm cây
trồng của mình nhằm tăng thu nhập, cải thiện ñời sống, ñảm bảo an sinh xã
hội. Bên cạnh ñó, việc thu nhận tinh dầu cũng như các hoạt chất sinh học có
trong quả và lá cây mác mật còn làm nâng cao giá trị của cây mác mật, tạo ra
các sản phẩm mới, giá trị kinh tế cao và tiện sử dụng. Tuy nhiên, ở nước ta
cho ñến nay, có rất ít công trình nghiên cứu nào ñề cập ñến việc thu nhận tinh
dầu và các hoạt chất sinh học từ quả và lá cây mác mật. Xuất phát từ thực tế
trên, chúng tôi tiến hành: “Nghiên cứu công nghệ thu nhận tinh dầu và các
hoạt chất sinh học từ quả và lá cây mác mật Clausena excavata”
1.2. Mục ñích và yêu cầu
1.2.1. Mục ñích
Xây dựng ñược quy trình công nghệ thu nhận tinh dầu và các hoạt chất
sinh học từ quả và lá cây mác mật Clausena excavata
1.2.2. Yêu cầu
- Phân tích và ñánh giá ñược chất lượng nguyên liệu quả và lá mác mật
- Nghiên cứu lựa chọn ñược phương pháp khai thác tinh dầu và các
hoạt chất sinh học từ quả và lá mác mật
- Nghiên cứu ñược công nghệ khai thác tinh dầu từ quả và lá mác mật
- Nghiên cứu ñược công nghệ khai thác và tinh chế các chất có hoạt
tính sinh học từ quả và lá mác mật
- Phân tích và ñánh giá ñược chất lượng sản phẩm thu nhận ñược từ kết
quả nghiên cứu của ñề tài.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

Phần thứ hai
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1. Giới thiệu về cây mác mật
2.1.1. Giới thiệu chung
Mác mật có tên khoa học là Clausena excavata Burm.f. thuộc họ cam
quýt (Rutaceae), chi Clausena (chi hồng bì). Chi Clausena là chi nhỏ thuộc
họ Cam. Trên thế giới, chi Clausena có khoảng 50 loài, phân bố rộng ở các
nước ðông Nam Á như Ấn ðộ, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia,
Thái Lan, Malaixia, Inñônêxia và Philippin. Ở Việt Nam, mác mật còn có tên
gọi là Châm châu, Nhâm hôi, Gổi, Hồng bì dại - ñược mọc chủ yếu từ Bắc
vào Nam (Lạng Sơn, Mai Châu, Ninh Bình, Tây Nguyên…). Thường gặp trên
các ñồi cây bụi, nương rẫy cũ và cũng thường ñược trồng trong vườn các gia
ñình miền núi. Nó thích hợp với khí hậu nhiệt ñới, cận nhiệt ñới và sinh
trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao tại các vùng có ñộ cao từ 200 - 600m
so với mặt biển, nhiệt ñộ không khí bình quân năm từ 20 - 25
0
C, nhiệt ñộ cao
nhất 35- 37
0
C, lượng mưa trung bình 1000 - 1900mm/năm [6, 43, 15].
Mác mật có vị thơm ngon ñặc trưng, ñược con người sử dụng ñể chế
biến các món ăn truyền thống như lợn quay, gà quay, vịt quay, thịt kho tầu,…
tất cả các bộ phận của cây ñều có thể sử dụng ñược. Ngoài ra, mác mật còn
ñược xem như một loại thuốc dùng trong y dược. Theo kinh nghiệm dân gian
Việt Nam, cây mác mật ñược xem như là một loại thuốc ñắng và chát dùng
khi ăn uống kém tiêu, ñau bụng, còn dùng ñể chữa ho, cảm, lỵ và sốt rét. Rễ
cây sao vàng, sắc ñặc, uống ñể chữa ñau nhức, sưng ñầu gối. Có thể thu lá, vỏ
thân và hạt của quả chín gần như quanh năm ñể làm thuốc. Theo kinh nghiệm
dân gian Ấn ðộ, cây này có tính lợi tiểu, quả ñắng, có tác dụng làm chống
tiêu cơm. Lá có vị ñắng, có tác dụng tiêu viêm, sát trùng và trừ giun. Ở
Indonesia và Trung Quốc, người ta dùng rễ sắc uống ñể chữa ra mồ hôi trộm,

lá làm thuốc diệt sâu bọ, và giải ñộc khi bị rắn cắn. Vỏ cây ñược nhân dân
Campuchia dùng như là một loại thuốc bổ dạ dày chữa ñau bụng và kém tiêu.
Ở Malaisia, rễ và lá mác mật còn dùng ñể nấu nước xông [2].
Thành phần hoá học chủ yếu của mác mật rất ña dạng và phong phú,
theo thống kê ñến năm 2005 ñã có trên 100 chất ñược phân lập từ hầu hết các
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

bộ phận của cây. Trong ñó, thành phần ñược xem là giá trị nhất trong cây mác
mật là tinh dầu [2].
Bảng 1.1. Phân bố các loài thuộc chi Clausena có mặt ở Việt Nam
và trên thế giới [7]
STT

Tên loài Phân bố
1.
C. cambodiana (Pierre) Pierre
ex Guillaum - Hồng bì cam bốt
Thanh Hóa, Campuchia

2.
C. dunniana (Levl.& Fedde)
Hồng bì núi
Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Quảng Bình, Ninh Bình,
Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, ðà Nẵng, Trung
Quốc, Thái Lan, Malaixia, Indonexia.
3.
C. dimidiana Tanaka.
Mơ-rây

Phân bố rộng rãi ở Việt Nam, Trung
Quốc, Ấn ðộ, ðài Loan, Lào, Campuchia,
Thái Lan, Malaixia, Indonexia.
4.
C. indica (Dalz.) Oliv.
Hồng bì dại
Phân bố rộng rãi ở Việt Nam, Trung
Quốc, Ấn ðộ, ðài Loan, Lào, Campuchia,
Thái Lan, Malaixia, Philippin.
5.
C. harmandiana (Pierre) Pierre
ex Guillaum
Giối harmand
Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế, Lâm ðồng, Lào, Campuchia,
Thái Lan, Malaixia, Indonexia.
6.
C. heptaphylla (DC) Steud.
Giối bảy lá
Quảng Ninh, Hà Tây, Trung Bộ, Ấn ðộ,
Thái Lan, Indonexia, Mianma, Philipin.
7
C. excavata Burm F
Mác mật
Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng
Ninh, Hà Tây, Thanh Hóa.
8 C. laevis Drake.
Lai Châu,Hà Tây, Ninh Bình, Trung
Quốc,Thái Lan, Lào
9.

C. lasnium (Lour.) Skeels.
Hồng bì
Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh phúc, Hà
Tây, Ninh Bình, Ấn ðộ, Trung Quốc, Lào,
Thái Lan, Malaixia, Philippin, Campuchia,
Singapo, Ôxtraylia.
10. C. lenis Drake. - Giổi trái Việt Nam, Trung Quốc

Trước ñây, con người thường sử dụng mác mật ở dạng tươi hoặc phơi
khô. Tuy nhiên, các sản phẩm này mới chỉ dừng lại ở dạng sơ khai. Ngày nay,
các nhà khoa học ñã tiến hành chưng cất ñể thu ñược tinh dầu và các chất có
hoạt tính sinh học có giá trị cao, ñược ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp
thực phẩm, y học, dược phẩm, mỹ phẩm…
2.1.2. ðặc tính thực vật, sinh thái và trồng trọt của cây mác mật
Mác mật là cây thân gỗ nhỏ, cao từ 1-7m, cành non có màu xanh nhạt,
vỏ thân màu xám ñen, có những nốt sần. Vỏ thân, cành, lá, hoa, quả có tích
dầu thơm. Lá chét lông chim lẻ mọc so le, mang 15-21 lá chét không cân, mùi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

hôi hôi, mặt trên bóng, mặt dưới dày lông, chóp lá nhọn, góc lá lệch, tù hay
nhọn, mép lá gần như nguyên hay có khía răng nhỏ [43, 45].


Hình 1.1. Mác mật Clausena excavata
1. Cành lá mang hoa; 2. Nhánh quả.
Mác mật ra hoa 2 ñợt lộc trong năm là lộc xuân và lộc hè thu. Với ñộ
cao phân cành 56-80cm là phù hợp ñối với cây thu hái quả, ñặc biệt là quả
mọng nước. Cây ñạt chiều cao trung bình và hình dạng bộ khung tán ổn ñịnh,

có hình mâm xôi hoặc bát úp vào giai ñoạn từ 16-20 năm tuổi sau trồng. Mác
mật ra hoa tháng 4-5, quả chín vào tháng 6-7. Quả còn non có màu xanh ñậm,
hình cầu, trên vỏ có túi tinh dầu, khi chín vỏ quả màu vàng nhạt, nhẵn bóng,
trong [43].

Hình 1.2. Quả mác mật
Mác mật ñược trồng từ hạt ñến 5-6 tuổi bắt ñầu bói quả. Nếu trồng từ
cây ghép ñến năm thứ 2-3 bắt ñầu cho quả, thời gian cho thu hoạch quả trên
40 năm. Nó thích hợp với ñất trồng ở vị trí chân hoặc sát sườn núi và bãi bằng
vùng ñá vôi. Nên khi trồng cây Mác mật cần chọn những vùng có ñất phát
triển trên núi ñá vôi hoặc trên ñồi núi có nền ñá vôi, tốt nhất là trồng trên ñất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

có màu nâu ñen, nơi ñất có nhiều ñá lẫn, ñá lộ ñầu, có ñộ ẩm tương ñối cao.
Ngoài ra, ñể ñảm bảo cây sai quả liên tục cần phải áp dụng nhiều kỹ thuật
canh tác kết hợp giữa việc xử lý hạt giống và chăm sóc bảo vệ cây. Nên chọn
cây mẹ to khỏe, sinh trưởng phát triển tốt, tán rộng và ñều, quả to, tròn, nhiều
hạt, ăn ngọt và sai ñều hàng năm [40, 45].
2.1.3. Thu hoạch và bảo quản nguyên liệu
Cây mác mật cho lá quanh năm nên lá mác mật có thể thu hoạch vào
mọi thời ñiểm trong năm. Lá mác mật ñược cắt theo từng cành nhỏ có khoảng
15 - 25 lá. Khi thu hoạch, chọn những cành lá mà phần lớn là lá không quá
già vì hàm lượng tinh dầu ít và không quá non ñể ñảm bảo cho ñợt thu hái sau
này. Khi thu hái, cần chú ý loại bỏ lá vàng, lá úa, lá sâu bệnh, ñồng thời tránh
làm dập nát nguyên liệu gây mất mát chất thơm và dễ xảy ra hiện tượng hư,
hỏng. Cũng như hầu hết các loại nguyên liệu chất thơm khác, lá mác mật cho
chất lượng tinh dầu tốt nhất khi còn tươi. Vì vậy, nếu nguyên liệu sau khi thu
hái về không có ñiều kiện chế biến ngay, cần phải rải nguyên liệu thành từng

lớp mỏng, tránh bết dính. Ta cũng có thể sơ chế nguyên liệu bằng cách sấy
nhẹ hoặc phơi khô ñể tăng thêm thời gian sử dụng. Tuy vậy, nó sẽ gây tổn hao
một phần lượng tinh dầu có trong nguyên liệu [2,1,6,9,7].
Cây mác mật ra hoa vào tháng 4 và 5, quả chín vào tháng 6, tháng 7.
Chu kì ra quả một năm một lần. Khi thấy quả từ màu xanh chuyển sang màu
trắng ñục thì tiến hành thu hái quả. Nên tiến hành thu hái trên cây, nếu xa thì
dùng móc ñể kéo vào và cắt lấy cả chùm, không ñược cắt cành hay cây ñể thu
hái quả. Khi thu hái cần chú ý phân loại ñể loại bỏ những quả bị sâu bệnh,
thối, hỏng. Dụng cụ chứa ñựng phải thích hợp tránh làm dập nát gây hư hỏng
cho quả.
Mác mật là loại quả mọng, vỏ mỏng nhanh chín, nhanh hỏng, khi chín
thì chín rộ cả cây nên khi mùa thu hoạch tới không thể sử dụng hết ngay toàn
bộ lượng nguyên liệu tươi. Các biện pháp bảo quản và sơ chế nguyên liệu là
giải pháp cần thiết ñể chúng ta có ñược nguồn nguyên liệu lâu dài.
Sau khi thu hái, quả mác mật ñược dàn ñều thành từng lớp mỏng và bảo
quản trong kho, kho chứa phải ñảm bảo thoáng gió, nhiệt ñộ và ñộ ẩm thích
hợp. Trong quy mô sản xuất nhỏ, tốt nhất nên dùng bảo quản lạnh sẽ giúp
nguyên liệu tươi lâu, ñồng thời ức chế ñược các sự phát triển của các vi sinh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

vật và sâu bệnh, giúp giữ ñược phẩm chất nguyên liệu. Tuy nhiên, các cách
bảo quản trên chỉ có thể giúp chúng ta giữ cho nguyên liệu khỏi hư hỏng
trong một khoảng thời gian ngắn. Chính vì vậy, ñể có thể có nguyên liệu dùng
khi ñã hết mùa thu hái, nhiều cơ sở sơ chế nguyên liệu tại vùng nguyên liệu
ñã ra ñời ñể phục vụ nhu cầu ngày càng nhiều của thị trường về mác mật, áp
dụng nhiều phương pháp bảo quản như: phơi khô, sấy khô, ngâm hoặc ướp
muối…
2.1.4. Thành phần hoá học trong cây mác mật

Mác mật là cây có giá trị cao. Tất cả các bộ phận của cây ñều dùng
ñược. Tuy nhiên, các sản phẩm từ cây mác mật mới dừng lại ở mức sơ khai.
Ngày nay, các nhà khoa học trên thế giới ñã tiến hành chưng cất ñể thu ñược
tinh dầu và các chất có hoạt tính sinh học từ cây mác mật, ñược ứng dụng
rộng rãi trong y học, dược phẩm, công nghệ thực phẩm, ….
Cây mác mật có thành phần hóa học hết sức ña dạng và phong phú,
theo thống kê ñến nay ñã có trên 100 chất ñược phân lập từ hầu hết các bộ
phận của cây, trong ñó có hơn 80 chất mới, chủ yếu là các hợp chất thuộc
nhóm alkaloid, và một lượng nhỏ limonoid và cumarin [15].
ðặc biệt, trong quả và lá mác mật có hàm lượng các nguyên tố vi lượng
và ña lượng khá cao. Trong khi lá có hàm lượng protein, sắt, mangan, canxi
cao hơn quả và hạt thì quả mác mật lại rất giàu Vitamin C. Tuy nhiên, thành
phần quan trọng nhất, có giá trị và ñược quan tâm nhiều nhất của mác mật vẫn
là tinh dầu. Nó ñược phân bố ở lá, vỏ quả, hạt, cành, cuống lá, nhưng tập
trung nhiều nhất ở quả và lá [10]. Thành phần hoá học của tinh dầu lá và vỏ
quả có sự khác nhau cơ bản về hàm lượng một số thành phần chính nên mùi
thơm của quả khác với mùi thơm của lá [43]. Ngoài ra, thành phần hoá học
của tinh dầu mác mật còn phụ thuộc rất nhiều vào loại giống, khí hậu ñất ñai,
kỹ thuật chăm bón, từng vùng khác nhau.
Ngoài tinh dầu, hoạt chất sinh học trong quả và lá mác mật cũng là ñối
tượng nghiên cứu ñược các nhà khoa học quan tâm ñặc biệt. Các hoạt chất
sinh học (chiếm khoảng 4 - 5% khối lượng khô). Trong những năm gần ñây,
rất nhiều chất mới có hoạt tính sinh học cao ñã ñược phát hiện ở cây này. Ở
Việt Nam, Trịnh Thị Thuỷ, Trần Văn Sung và cộng sự ñã phân lập và xác
ñịnh ñược cấu trúc 17 hợp chất cumarin trong ñó có 13 chất mới, 1 carbazol
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

alcaloid và 3 hợp chất limonoid. Gần ñây, Tian-Shung Wu và cộng sự khi

nghiên cứu về thành phần hóa học của lá mác mật ñã phát hiện ra một chất
mới thuộc nhóm carbazole alkaloid, ñó là Clausine-L. ðồng thời họ cũng
phân lập ñược 11 chất khác là: safrole, glutinol, 132-Hydroxy (132-R)-
pheophytin-a, methyl-pheophobide-a, scopolotin, steroidal glycoside [β-
sitosteryl glucoside + stigmasteryl glucoside], 2-methoxy-4-(2-
propenyl)phenyl-β-D-glucoside, 2,6-dimethoxy-4-(2-propenyl) phenyl-β-D-
glucoside, a xít p-hydroxybenzoic, rutin và nicotiflorin [30].
2.1.5. Tinh dầu và các chất có hoạt tính sinh học trong mác mật
2.1.5.1. Tinh dầu mác mật
a. Tính chất hóa lý và thành phần hóa học của tinh dầu mác mật
Tinh dầu mác mật thường ñược thu nhận từ quả và lá mác mật bằng
phương pháp chưng cất cuốn theo hơi nước. ðó là một chất lỏng dễ bay hơi,
có màu vàng nhạt, có vị thơm ngọt ñặc trưng và hấp dẫn. Cùng với thời gian
bảo quản, loại tinh dầu này càng trở nên sánh ñặc.
Qua các nghiên cứu về mác mật của một số nhà khoa học cho biết hai
loại tinh dầu lấy từ quả và lá cây mác mật có sự khác biệt về mùi vị và thành
phần, hàm lượng các hợp chất bay hơi. Nhìn chung, tinh dầu quả mác mật có
mùi vị thơm ngọt và có giá trị hơn tinh dầu lá mác mật [24, 27, 38].
Theo nghiên cứu cơ bản về cây mác mật ở Cao Bằng của kỹ sư Nông
Ích Thượng, thì hàm lượng tinh dầu của cây mác mật tập trung chủ yếu ở lá,
vỏ quả, hạt, cành, cuống lá, cuống quả. Bộ phận chứa nhiều tinh dầu nhất là
vỏ quả chứa 5,55%. Sau vỏ quả là lá chứa 2,71%. Hạt chứa 1,47%. Thành
phần tinh dầu lá mác mật có 11 chất, trong ñó, có 2 thành phần chính là
myristicin (40,37-56,04%) và p-cymen-8-ol (18,58-22,45%). Trong tinh dầu
của vỏ quả có 9 thành phần chất, trong ñó chủ yếu là beta-myrcen (70%).
Lim và Gin Keat (2005) khi nghiên cứu về thành phần hoá học và các
chất có hoạt tính sinh học từ cây mác mật ñã chỉ ra rằng trong tinh dầu của
quả mác mật có chứa β-caryophellene (22,89%) và germacrene-D (15,49%).
Trong khi ñó tinh dầu của lá mác mật lại chứa 65,02% elemicin và 12,95%
methyl eugenol [10].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

Thành phần chất thơm của tinh dầu mác mật còn phụ thuộc rất nhiều
vào loại giống, khí hậu ñất ñai, kỹ thuật chăm bón. ðiều này ñược thể hiện
trong các bảng 1.2, 1.3, 1.4 và 1.5.
Bảng 1.2. Các thành phần chính trong tinh dầu từ lá mác mật tại Zimbabwe [7]
Hợp chất
Hàm lượng (%)
Hợp chất Hàm lượng (%)
Sabine 33 Germacren B 5,5
Germacren D 17 (E)-β-Ocimen 5,0
(Z)-β-Ocimen
6 Terpinen-4-ol 4,7

Bảng 1.3. Các thành phần chính trong tinh dầu từ mác mật Camaroon [7]
Hàm lượng (%)
Hợp chất
Trong Tinh dầu lá

Trong Tinh dầu quả Trong Tinh dầu hạt
(Z)-Tagetenon 26,8 15,2 -
(E)-Tagetenon 19,2 14,8 -
(E)-Nerolidol 11,5 10,3 4,7
Germacren D 9,2 - -
Mycren - 7,4 0,5
β-Caryophyllen - 7,4 25,3
β-phellandren - - 9,2
Gemacren B - - 11,8

Spathulenol - - 7,0

Bảng 1.4. Các thành phần chính trong tinh dầu từ hạt mác mật Benin [7]
Hợp chất
Hàm lượng (%)
Hợp chất
Hàm lượng (%)

(Z)-Tagetenon 15,2 β-Caryophyllen 7,4
(E )-Tagetenon 14,8 ∆
3
-Caren 3,9
(E )-Nerolidol 10,3 Α-Humulen 3,5
Mycren 7,4

Bảng 1.5. Thành phần hóa học của tinh dầu lá mác mật ñược thu hái từ Nghệ An [2]
Hợp chất
Hàm lượng (%)
Hợp chất
Hàm lượng (%)

β-Caryophyllen 28,64 Aromadendren 4,22
Leden 12,05 δ-Cadinen 2,74
α-Humulen 2,62 Eudesma-4,11-dien 3,16
β-Phellandren 2,25 γ-Muurolen 2,25
Benzyn benzoat 2,67 Linoleic acid 1,13
Nhìn chung, qua các bảng trên có thể nhận rõ sự khác nhau về thành
phần hóa học cơ bản, hàm lượng các thành phần hóa học chính trong tinh dầu
mác mật ở các vùng khác nhau. ðiều này dẫn ñến mùi thơm và giá trị sử
dụng, giá trị kinh tế của các tinh dầu này cũng khác nhau. Chứng tỏ các loại

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10
giống, khí hậu và ñất ñai có ảnh hưởng rất lớn ñến chất lượng tinh dầu mác
mật. Ở nước ta, mác mật ñược trồng ở rất nhiều ñịa phương, vì vậy việc
nghiên cứu tinh dầu loại cây này cần ñược tiến hành trên nhiều vùng nguyên
liệu ñặc biệt là những vùng có sản lượng và diện tích trồng cây mác mật cao
như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang
b. Một số hợp chất chính trong tinh dầu mác mật
* β
ββ
β-Caryophyllene
- Công thức phân tử: C
15
H
24
- Tên gọi:

metylen-4, 11,11-(trimethyl) bicyclo(7.2.0)undec-4-ene-β-
caryophylene là một sesquiterpene - thành phần chủ yếu trong tinh dầu mác
mật.
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về công thức hóa học của β-
Caryophylene, song phải ñến năm 1964 EJ Corey mới ñưa ra ñược công thức
chuẩn của nó:


β-Caryophylene là chất lỏng có màu từ vàng nhạt ñến vàng ñậm, tan
trong rượu và không tan trong nước, có hương vị ngọt của gỗ, ñịnh hương
thuộc vào loại trung bình. Nó ñược ñặc trưng bởi một số tính chất hóa lý sau:
+ Nhiệt ñộ sôi: t

s
= 254 - 257
0
C/760 mmHg; 129 - 130
0
C/14 mmHg
+ Tỷ trọng: d
25
25
= 0,897 - 0,910
+ Chỉ số khúc xạ: n
D
20
= 1,498 - 1,504
* Germacrene-B và Germacrene-D
- Công thức phân tử: C
15
H
24
- Tên gọi:
Germacrene-D: 1-methyl-5-methylene-8-(1-methylethyl)-1,6-
cyclodecadiene
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11
Germacrene-B: (1E, 5E) -1,5-dimethyl-8-propan-2-ylidenecyclodeca-
1,5-diene
- Công thức cấu tạo:

Giống β-Caryophylene, Germacrene cũng là một sesquiterpene, tan

trong rượu, không tan trong nước, có mùi thơm ñặc trưng cho mác mật và
ñược thể hiện qua một số tính chất hóa lý sau:
+ Nhiệt ñộ sôi: t
s
= 279 – 280
0
C/760 mmHg
+ Chỉ số khúc xạ:
Germacrene-B: n
D
20
= 1,475 ± 0,02
Germacrene-D: n
D
20
= 1,482 ± 0,03
* Spathulenol
- Công thức phân tử: C
15
H
24
O
- Tên gọi:

decahydro-1,1,7-trimethyl-4-mêtylen-1H-cycloprop (e)
azulen-7-ol
Spathulenol là chất lỏng màu từ vàng nhạt ñến vàng ñậm. Nó có mùi
thơm nhẹ giống mùi thảo mộc và hoa quả, tan trong rượu, không tan trong
nước và sở hữu một số tính chất hóa lý sau:
+ Nhiệt ñộ sôi: t

s
= 296 – 298
0
C/760 mmHg
+ Chỉ số khúc xạ: n
D
20
= 1,527 ± 0,03
- Công thức cấu tạo:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12
* β
ββ
β-Phellandren và α-Phellandren
- Công thức phân tử: C
10
H
16

- Tên gọi:
β
-phellandren: 3-Methylene-6-(1-methylethyl) Cyclohexen
α-phellandren: 2-methyl-5-(1-methylethyl) -1,3-Cyclohexadien
- Công thức cấu tạo:



Phellandren là chất lỏng không màu ñến vàng nhạt thuộc nhóm hợp

chất monoterpene - hydrocarbon. Nó có mùi cay giống với bạc hà và các loại
quả thuộc họ cam, tan trong ete, không tan trong nước và có:
+ Nhiệt ñộ sôi: 171-1720C/760mm Hg
+ Tỷ trọng: d
20
0
= 0,8520
+ Chỉ số khúc xạ: n
D
20
= 1,4788
* β
ββ
β-Myrcene
- Công thức phân tử:
C
10
H
16

- Danh pháp IUPAC:
7-Methyl-3-methylene-1,6-octadiene

- Công thức cấu tạo:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13

β-Myrcene là một monoterpen tự nhiên có thể tìm thấy trong tinh dầu
hoàng lan, tinh dầu lá long não. Nó có hương thơm dễ chịu, ñược sử dụng

rộng rãi trong ngành công nghiệp nước hoa với vai trò là chất trung gian quan
trọng cho việc chuẩn bị mùi vị và hương thơm của các chất hóa học như: bạc
hà, chanh,…
* α
αα
α-Terpinolene
- Công thức phân tử: C
10
H
16
- Danh pháp
IUPAC
: 1-methyl-4-(methylethylidene-1)-Cyclohexen
- Công thức cấu tạo:

α-Terpinolene là chất lỏng không màu. Theo một số tài liệu mùi của α-
Terpinolene tại nồng ñộ 1% ñược mô tả giống mùi gỗ tươi và vỏ chanh với
sắc thái nhẹ, dịu. Ngoài ra, mùi của α-Terpinolene còn ñược xếp vào loại mùi
thảo mộc với ñộ mạnh trung bình. Người ta có thể tìm thấy α-Terpinolene
trong vỏ quýt và tinh dầu rau mùi.
* β
ββ
β-Bisabolene
- Công thức phân tử: C
15
H
24
- Danh pháp IUPAC: (4R)-1-methyl-4-(6-methylhepta-1,5-dien-
2yl)cyclohexene
- Công thức cấu tạo:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14

* 4-Methoxy-6-(2-Propenyl)-1,3-Benzodioxole
- Công thức phân tử:
C
11
H
12
O
3

- Tên gọi khác:
Myristicin

- Công thức cấu tạo:

Myristicin có tinh thể màu vàng và có ñộc. Nó có nhiều trong hạt nhục
ñậu khấu, xuất hiện trong rau thì là và rau mùi với hàm lượng thấp. Do có tính
ñộc nên nếu dùng Myristicin với liều lượng lớn sẽ làm say tê, ngộ ñộc có thể
dẫn ñến tử vong. Tuy nhiên, với liều lượng nhỏ Myristicin sẽ xúc tiến bài tiết
dịch vị, giúp sự tiêu hóa, kích thích nhu ñộng ruột, gây ăn ngon miệng.
* Caryophyllen oxyd
- Công thức phân tử: C
15
H
24
O
- Tên gọi:


4,12,12-trimethyl-9-metylen-5-oxatricyclo (8.2.0.04,6)
Dodecan
- Công thức cấu tạo:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15

Caryophyllen oxyd ở dạng tinh thể rắn có màu hơi hơi vàng. Nó có mùi
thơm ngọt của gỗ cây, tan trong rượu, không tan trong nước và chỉ số khúc
xạ: n
D
20
= 1,507 ± 0,02
2.1.5.2. Hoạt chất sinh học trong mác mật
Cho ñến nay, chưa có nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước
nghiên cứu sâu về các hoạt chất sinh học có trong cây mác mật nói chung và
trong quả và lá mác mật nói riêng. Nhìn chung, các hoạt chất sinh học có
trong quả và lá mác mật chủ yếu thuộc các nhóm carbazole alkaloids và một
lượng nhỏ các chất thuộc nhóm coumarins và limonoids. Tổng lượng các hợp
chất sinh học chiếm khoảng 3 - 7% so với hàm lượng chất khô trong quả và lá
mác mật.
a. Nhóm chất Alkaloid
* Khái niệm: Alkaloid là một nhóm các hợp chất hữu cơ có chứa dị
vòng nitơ và có tính bazơ, thường gặp nhiều trong thực vật và ñôi khi trong
ñộng vật. ðặc biệt alkaloid có hoạt tính sinh lý rất cao ñối với cơ thể người và
ñộng vật, nhất là ñối với hệ thần kinh, với một lượng nhỏ alkaloid có thể gây
ñộc nhưng cũng có thể là thần dược trị bệnh ñặc hiệu. Ví dụ: Kháng khuẩn,
các hợp chất chống ung thư, thuốc giảm ñau, thuốc gây tê, ngoài ra chúng
ñược sử dụng nhiều ñể làm thuốc chống sốt rét, thuốc chống hen

suyễn…[24,41]
* Phân loại Alkaloid:
- Các alkaloid thông thường ñược phân loại theo ñặc trưng phân tử
chung của chúng và dựa trên kiểu trao ñổi chất ñược sử dụng ñể tạo ra phân
tử.
- Các nhóm alkaloid hiện nay bao gồm:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16
+ Nhóm pyridin: piperin, coniin, trogonellin, arecaidin, guvacin,
pilocarpin, cytisin, nicotin, spartein, pellettierin.
+ Nhóm pyrrolidin: hygrin, cuscohygrin, nicotin.
+ Các alkaloid từ dừa cạn (chi Vinca) và các họ hàng của nó
+ Nhóm purin: gồm các xanthin như caffein, theobromin, theophyllin.
+ Nhóm terpenoit: gồm các alkaloid aconit, các steroit như solanin,
samandari
+ Nhóm indol: các tryptamin, các ergolin, các beta-cacbolin, các
alkaloid từ chi Ba gạc (Rauwolfia).
Ngoài ra, còn có các nhóm alkaloid như: tropan, quinolin, isoquinolin,
phenethylamin, carbazole [24,41]
* Tính chất hóa học: Các alkaloid là các bazơ yếu do sự có mặt của
nguyên tử ña số làm xanh giấy quì tím, với axit thường tạo muối và tan trong
nước và kết tinh. Tính kiềm phụ thuộc vào khả năng sẵn có của các cặp
nguyên tử ñơn ñộc trên nguyên tử nitơ và kiểu khác (dị vòng) cùng các phần
thay thế. Tính bazơ giảm dần theo thứ tự muối amoni bậc 4, amin bậc 1, amin
bậc 2, amin bậc 3, muối của alkaloid rất bền nhưng chúng bị phân hủy dưới
ánh sáng mặt trời hoặc tia tử ngoại. Phần lớn alkaloid có vị ñắng và có tính
truyền quang. Ngoài tính bazơ, các alkaloid có phản ứng tương tự nhau như
ñối với một thuốc thử, gọi tên chung là thuốc thử alkaloid. [24,41]
* Tính chất lý học: Phân tử lượng khoảng 100 - 900. Các alkaloid

không chứa nguyên tử oxy trong cấu trúc thông thường là chất lỏng ở ñiều
kiện nhiệt ñộ phòng, các alkaloid với các nguyên tử oxy trong cấu trúc nói
chung là các chất rắn kết tinh ở ñiều kiện nhiệt ñộ phòng. Hầu hết các alkaloid
bazơ gần như không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ,
một số alkaloid do có thêm nhóm phân cực như (-OH), nên tan ñược một
phần trong nước hoặc kiềm. Ngược lại với các bazơ, các muối alkaloid nói
chung tan ñược trong nước và alcol, hầu như không tan trong dung môi hữu
cơ.
* Ứng dụng: Trong y tế các alkaloid ñã ñược biết ñến và xử dụng rộng
rãi. Từ thế kỷ thứ 19 khi các alkaloid ñầu tiên ñược tổng hợp, ngay lập tức
chúng ñã ñược ứng dụng trong thực hành lâm sàng. Các alkaloid ñược sử
dụng trong y học thường dưới dạng muối, với các tác dụng như sau [24,41]:

×