Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nghiên cứu một số giải pháp khoa học công nghệ thu nhận, biến đổi và truyền năng lượng Mặt trời sang tia Viba về mặt đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.17 KB, 11 trang )

Nghiên cứu một số giải pháp khoa học công
nghệ thu nhận, biến đổi và truyền năng lượng
Mặt trời sang tia Viba về mặt đất
Đặng Văn Nghị
Trường Đại học Công nghệ
Luận văn Thạc sĩ ngành: Kỹ thuật Điện tử; Mã số: 60.52.70
Người hướng dẫn: GS.TSKH. Đào Khắc An
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Chương 1 - Tổng quan hệ thống thu, biến đổi, truyền năng lượng mặt trời ở
dạng tia viba công suất cao về Trái đất. Chương 2 - Nghiên cứu một số giải pháp khoa
học công nghệ thu, biến đổi, truyền năng lượng mặt trời ở dạng tia viba công suất cao
về Trái đất. - Chương 3 - Một số vấn đề về môi trường truyền năng lượng viba công
suất cao từ vệ tinh địa tĩnh. Chương 4 - Khái quát bài tốn, hệ phương trình truyền
năng lượng và mơ phỏng hệ thống thu, biến đổi, truyền năng lượng viba từ vũ trụ về
Trái đất.
Keywords: Công nghệ điện tử; Kỹ thuật điện tử; Năng lượng mặt trời; Tia Viba
Content
MỞ ĐẦU
1. Nhu cầu tiêu thụ năng lượng trên thế giới
Năng lượng có vai trò sống còn cho mọi hoạt động của con người. Đến nay con người
đã, đang sử dụng một số dạng năng lượng chính: Năng lượng than đá, năng lượng dầu mỏ và
khí tự nhiên, năng lượng hạt nhân và nguồn năng lượng sạch bao gồm năng lượng nhiên liệu
sinh học (biofuel), năng lượng gió (wind energy), pin nhiên liệu (fuel cell) và năng lượng mặt
trời (solar energy).


(a)

(b)
Hình1: Sự biến đổi về tỷ lệ phần trăm tiêu thụ một số dạng năng lượng trên thế giới tính
theo đơn vị Mtoe năm 1973 và 2006 (a), và dự đốn xu thế tiêu thụ năng lượng dầu mỏ trên


tồn thế giới và một số nước phát triển trong một số châu lục thế giới(b) [22]

Theo thống kê của Cơ quan năng lượng Quốc tế (International Energy Agency -IEA)
tổng năng lượng sử dụng trong năm 2006 là 8.084 Mtoe ( toe là đơn vị năng lượng tương
đương với đốt cháy một tấn dầu thô, 1 toe = 42 GJ, khi chuyển sang năng lượng điện thì hiệu
suất chỉ thu được 38 % từ nguồn năng lượng này), trong đó tỷ lệ phần trăm các dạng năng
lượng được sử dụng trên thế giới là: năng lượng than đá là 8,6%, năng lượng dầu mỏ là
43,1%, khí Gas là 15,3%, điện năng là 16,7%, chất đốt từ các nhiên liệu ví dụ như củi...là
12,9%.
Các nguồn năng lượng sạch cũng đang được quan tâm khai thác như năng lượng mặt
trời (solar energy), năng lượng gió (wind energy), nhiên liệu sinh học (biofuel), pin nhiên liệu
(fuel cell). Tuy nhiên, đến nay tỷ lệ phần trăm sử dụng các nguồn năng lượng sạch rất thấp,

2


mới chỉ chiếm 3,4%. Hình 1 biểu thị sự tiêu thụ năng lượng trên thế giới trong hai năm 1973
và năm 2006 và cũng như xu hướng tiêu thụ năng lượng dầu mỏ trên thế giới.

(a)

(b)
Hình 2: Tỷ trọng các nguyên liệu sản xuất điện năng trên thế giới năm 1971 và 2006 [22]
Việc sản xuất điện năng từ các nguồn năng lượng sạch chiếm tỷ trọng rất thấp 2,3%,
trong khi từ các nguồn nhiên liệu khác như khí Gas là 20,1%; dầu mỏ là 5,8%; điện nguyên tử
là 14,8%; khí hydro là 16%; than đá là 41%.
2. Doanh thu từ các nguồn năng lượng sạch trên thế giới
Trong khi xu thế sử dụng năng lượng dầu mỏ ngày càng giảm thì theo thống kê về
doanh thu một số nguồn năng lượng trong năm 2005 và dự kiến vào năm 2015 trên thế giới
như sau: nhiên liệu sinh học doanh thu năm 2005 đạt 15,7 tỷ USD sẽ tăng lên 52,5 tỷ vào

năm 2015; năng lượng gió doanh thu năm 2005 đạt 11,8 tỷ USD sẽ tăng lên 48,5 tỷ vào năm
2015; năng lượng mặt trời doanh thu năm 2005 đạt 11,2 tỷ USD sẽ tăng lên 51,1 tỷ vào năm

3


2015; và pin nhiên liệu doanh thu năm 2005 đạt 1,2 tỷ USD sẽ tăng lên 15,1 tỷ vào năm
2015. Như vậy các nguồn năng lượng trên tăng khoảng hơn 3 lần đến trên 10 lần.
3. Các phương pháp khai thác năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời phát ra gần như vô tận, khoảng trên 4 tỷ năm nữa mới có thể suy
hao. Năng lượng mặt trời phát ra rồi truyền xuống Trái đất khoảng 174 petawatts (PW). Có
khoảng 30% số năng lượng bức xạ phản xạ trở lại vào vũ trụ, trong đó có một phần nhỏ bị
hấp thụ bởi các đám mây, đại dượng và các lục địa đất [16,40,41,42]. Sử dụng năng lượng
mặt trời biến sang dạng điện năng hiện có hai phương pháp tiếp cận chính.

Hình 3: So sánh hai phương pháp khai thác năng lượng mặt trời : Sử dụng năng luợng mặt trời trên mặt đất biến
đổi qua pin mặt trời sang năng lượng điện (a) và sử dụng vệ tinh năng lượng thu biến đổi truyền bằng tia viba về
Trái đất (b)[42]

- Phương pháp thu biến đổi năng lượng mặt trời sang dạng điện ngay trên mặt đất
Phương pháp này dùng hệ thống pin mặt trời (solar cell) biến đổi sang năng lượng điện
hoặc biến đổi năng lượng mặt trời sang dạng lượng trung gian (sang năng lượng nhiệt làm bay
hơi nước làm quay turbin) rồi biến đổi tiếp sang năng lượng điện. Phương pháp này chủ yếu
dùng công nghệ truyền thống, ngồi cơng nghệ cao chế tạo vật liệu mới để nhằm tăng hiệu
suất của pin và hạ giá thành PV thì khơng cần đến nhiều loại cơng nghệ cao khác, chi phí ít
tốn kém...Tuy nhiên có nhược điểm là năng lượng mặt trời trên mặt đất thay đổi theo ngày
đêm, theo mùa và rất phụ thuộc vào vị trí bề mặt Trái đất, mặt khác các thiết bị trên mặt đất
thường xuyên cần bảo dưỡng, năng lượng phát ra không liên tục, cần phải lưu trữ vào ác quy,
hiệu ứng bơm truyền tải đến nơi xa rất hạn chế... Các vật liệu chính dùng trong chế tạo Pin
mặt trời cho đến nay có 6 loại chính: silic đơn tinh thể (hiệu suất có thể đạt đến 25%, giá 3,97

USD/Watt đỉnh), Silic đa tinh thể (ở dạng ribbon, hiệu suất đạt 10-14%, giá thành 3,92
USD/Watt đỉnh), vật liệu GaAs (hiệu suất 25-30%, dùng nhiều trong vũ trụ, giá thành rất đắt);
và các vật liệu màng mỏng: màng mỏng vơ định hình Si-a-Si (có hiệu suất 7% thường nhanh

4


bị già hóa, giá thành 7 USD/Watt đỉnh), màng CdTe (cho hiệu suất trên 7%, dễ sản xuất, hấp
thụ khoảng 90% phổ mặt trời) và vật liệu CuInSe 2-CIS (hiệu suất cao cỡ 17%, hấp thụ 90%
phổ mặt trời). Các vật liệu mới cho Pin mặt trời hiện nay đang được nghiên cứu mạnh, đó là
các vật liệu màng mỏng InN, In1-xGaxN, In1-xAlx N, PZT, ITO/pp+Si, IFO/nn+Si, SnO2, màng
Polymer pha oxit kim loại, sử dụng vật liệu Si tự nhiên (Raw Silicon, grade Si) nhằm giảm
giá thành.
- Phương pháp thu năng lượng mặt trời từ vũ trụ, biến đổi sang dạng chùm tia vi ba
hay chùm tia laser truyền về Trái đất, sau đó biến đổi lại thành năng lượng điện truyền
đến nơi sử dụng
Phương pháp này dùng vệ tinh năng lượng mặt trời để thu biến đổi rồi truyền về Trái
đất, ăng ten chỉnh lưu biến đổi lại thành điện năng (DC, AC) rồi đưa đến nơi sử dụng. Phương
pháp tiếp cận này có nhiều có ưu điểm nổi trội như năng lượng mặt trời trong vũ trụ có cường
độ cao khoảng gấp 8 lần cường độ trên mặt đất, thiết bị SPS trên vũ trụ hầu như không cần
bảo trì bảo dưỡng. Ngồi vũ trụ, trên quỹ đạo GEO năng lượng mặt trời hầu như có quanh
năm, có hiệu ứng bơm gần như liên tục khi đưa xuống mặt đất chuyển đổi thành điện một
chiều hoặc xoay chiều để dẫn đi đến nơi xa để tiêu thụ. Hệ thống SPS yêu cầu diện tích nhỏ
hơn khoảng 1/5 lần so với hệ thống thu năng lượng mặt trời trên mặt đất. Một tấm panel PV
hoạt động thường xuyên ở Mỹ sẽ cho trung bình từ 19 đến 56 W/m². Cịn một rectenna của
SPS có thể cho liên tục 230W/m2, vì vậy kích thước của rectenna u cầu để thu 1W chỉ bằng
từ 8,2 % đến 24 % của kích thước của PV trên mặt đất. Một hệ thống SPS có thể cấp năng
lượng cho bất cứ một khu vực nào trên mặt đất, cả vùng sâu vùng xa, các trạm quân sự trên
các đảo xa... chỉ cần hướng anten phát năng lượng về vị trí mong muốn và đặt anten thu nơi
mong muốn. Tuy nhiên, phương pháp này cần đến nhiều giải pháp khoa học công nghệ cao tổ

hợp lại đan xen vào nhau, cần chi phí lớn để phóng vệ tinh SPS lên quỹ đạo, chi phí ban đầu
đắt tiền. Hiện nay giá thành phóng tên lửa đưa vệ tinh SPS lên quỹ đạo khá lớn, vệ tinh càng
nặng thì càng đắt. Giá phóng hiện nay lên quỹ đạo LEO cỡ từ 6.600 – 11.000 USD/kg tùy
từng hãng. Theo ước tính trong tương lai giá thành vào khoảng 400-500 USD/kg để đưa lên
quỹ đạo LEO là có thể chấp nhận được [1,2,17,29,40,41].
4. Vệ tinh năng lượng mặt trời như là một nguồn năng lượng mới
Vệ tinh năng lượng mặt trời là một hệ thống các thiết bị thu năng lượng mặt trời, biến
đổi thành điện năng và phát về Trái đất dưới dạng chùm tia viba hay laser với công suất rất
cao. Tại mặt đất sẽ thu chùm năng lượng viba hay laser công suất cao này bằng hệ thống các
ăng ten chỉnh lưu và đưa đến nơi sử dụng. Nguồn năng lượng viba, laser trên sẽ chịu sự suy
hao lớn khi truyền từ vũ trụ về Trái đất.

5


(a)

(b)
Hình 4: Mơ hình SPS dùng chùm tia Vi ba với anten trên vũ trụ và anten trên mặt đất
(a)[37], mơ hình vệ tinh năng lượng mặt trời thu biến đổi truyền về Trái đất bằng tia laser
(dự án của Nhật Bản, b) [24]
Mặc dù có những khó khăn nhất định về công nghệ, khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, hiệu
quả kinh tế và giải pháp dài hạn về an ninh năng lượng, mơi trường thì việc sử dụng SPS như
một nhà máy phát điện trong không gian sẽ là một trong những lựa chọn tốt. Theo các số liệu
thiết kế hiện nay thì một Vệ tinh SPS có thể tạo ra 8,75 TeraWatt-Giờ (TW.h) điện năng trên
một năm hoặc 175 TW.h sau chu kì thời gian sống, ví dụ là 12 năm. Theo giá điện năm 2006
là 0,22 USD/KW.h (giá ở Anh ) thì một SPS có thể truyền năng lượng về vị trí đặt rectenna
trên mặt đất là 1,93 tỷ USD một năm hay cho 38,6 tỷ USD trong khoảng thời gian sống của
vệ tinh SPS. Còn một SPS nhỏ kinh tế hơn cung cấp 4 GW thì có thể cho 154 triệu USD trong
thời gian sống của nó. Cịn nếu giá điện là 5 cent như ở Bắc Mỹ hiện nay thì một SPS cho 5


6


GW vào mạng ở mặt đất trong vòng 20 năm thì sẽ cho số tiền là 43,3 tỷ USD [17,30,40,41].
5. An ninh năng lượng
Thế giới đang khai thác mạnh các nguồn năng lượng phục vụ cho đời sống sinh hoạt,
sản xuất của con người như năng lượng than đá, năng lượng dầu mỏ, khí Gas... Tuy nhiên, các
dạng năng lượng trên đều có hạn, có khả năng cạn kiệt trong 50 năm tới, không đảm bảo vấn
đề an ninh năng lượng.
Mặt khác một số dạng năng lượng như than đá, dầu mỏ, điện ngun tử, khí Gas... lại có
những hạn chế đáng kể như hiệu suất rất thấp, tính an toàn chưa cao (như năng lượng hạt
nhân), giá thành cao, hoặc gây ra ơ nhiễm mơi trường do khí thải... Chính vì thể các nguồn
năng lượng sạch đang rất được quan tâm khai thác như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,
nhiên liệu sinh học, pin nhiên liệu. Tuy nhiên, đến nay trên thế giới tỷ lệ phần trăm sử dụng
các nguồn năng lượng sạch rất thấp, mới chỉ chiếm 3,4% [22].
Tại Việt Nam, năm 2006 tổng tiêu thụ điện năng vào khoảng 51 tỷ KWh, trong khi đó
sản lượng sản suất điện trong nước là 21,8 tỷ KWh và phải nhập khẩu là 28,4 tỷ KWh, chủ
yếu là từ Trung Quốc. Việc khai thác năng lượng sạch từ pin mặt trời, năng lượng gió, bioga
rất thấp, ví dụ: năng lượng từ pin mặt trời là 3 MW/năm. Việt Nam thường xuyên bị thiếu
điện, phải cắt điện luân phiên vào những tháng cuối mùa khô khi lượng nước từ đầu nguồn về
các hồ thủy điện như thủy điện Hịa Bình bị hạn chế [1,2].
Do vậy, các nhà khoa học trên thế giới cho rằng trong tương lai vấn đề an ninh năng
lượng cịn khó khăn hơn cả vấn đề an ninh lương thực. Việc sử dụng Vệ tinh năng lượng mặt
trời có thể giải quyết được vấn đề an ninh năng lượng trên toàn thế giới và đồng thời giải
quyết được các vấn đề về khí thải gây ơ nhiễm, an ninh an toàn hạt nhân, giá thành. Năng
lượng mặt trời trong không gian lớn gấp hàng tỷ lần năng lượng mà chúng ta đang sử dụng
hàng ngày, thời gian sống của mặt trời vào khoảng 4-5 tỷ năm và việc sử dụng năng lượng
mặt trời sẽ là một giải pháp an ninh năng lượng dài hạn [1,2,29].
Như vậy, có thể nhận định cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự đầu tư của

các nước, hệ thống vệ tinh năng lượng mặt trời thu năng lượng trên vũ trụ sẽ được sử dụng
rộng rãi sau vài thập kỷ tới và đây sẽ là nguồn năng lượng mới đảm bảo vấn đề an ninh năng
lượng cũng như an ninh môi trường cho nhân loại. Cụ thể, tháng 9/2009 Nhật Bản đã quyết
định xây dựng một hệ thống vệ tinh năng lượng mặt trời tại quỹ đạo GEO với cơng suất 1 GW
(tương đương một lị phản ứng hạt nhân) và dự định đưa vào sử dụng vào năm 2030. Dự án
ước tính giá điện sẽ rất cạnh tranh, 0,06 euro cho 1kw/h, tức thấp hơn giá hiện nay khoảng 10
lần [6,7]. Mỹ (Xenotech Research) cũng dự định triển khai xây dựng một nhà máy điện năng
lượng mặt trời trên vũ trụ vào tháng 10/2010 [14].
6. Nội dung luận văn tập trung giải quyết
Sau khi thu thập tài liệu, chủ yếu là tài liệu nước ngoài, tác giả Luận văn đã tập trung
vào phân tích mơ hình cơ bản của một Vệ tinh năng lượng mặt trời SPS, vấn đề an ninh năng

7


lượng, đồng thời nghiên cứu một số giải pháp Khoa học Cơng nghệ (KHCN) đối với mơ tình
tổng qt của hệ thống vệ tinh năng lượng mặt trời, cụ thể:
-

Truyền dẫn năng lượng viba trong hệ SPS

-

Mơ hình khái qt về cấu tạo một hệ vệ tinh SPS đặng trưng

-

Giải pháp KHCN cho hệ thống thu, biến đổi năng lượng mặt trời sang điện một
chiều


-

Giải pháp KHCN cho ma trận linh kiện viba biến đổi năng lượng điện một chiều
thành chùm tia viba công suất cao

-

Giải pháp KHCN cho ma trận ăng ten phát và ma trận ăng ten trạm mặt đất.

Một số dự án vệ tinh năng lượng mặt trời đang được nghiên cứu và triển khai tại Mỹ,
Nhật Bản, Châu Âu cũng được tóm tắt trong Luận văn. Luận văn cũng phân tích những ưu,
nhược điểm; khó khăn, thách thức; xu hướng phát triển của việc ứng dụng năng lượng mặt
trời từ hệ SPS.
Đồng thời trong Luận văn cịn đề cập tới bài tốn truyền năng lượng viba cơng suất cao
từ vũ trụ về Trái đất có tính tới các yếu tố gây ra suy hao như truyền qua mơi trường chân
khơng, mơi trường plasma, mơi trường có gió mặt trời, các ion, nhiệt độ, áp suất, chiết suất
thay đổi. Trong phạm vi của Luận văn, bài toán được đưa ra xem xét có tính chất gợi mở,
chưa được giải một cách triệt để, đây là vấn đề mà thế giới cũng đang nghiên cứu tích cực để
có lời giải tường minh.
Kết cấu của Luận văn gồm 6 phần
-

Mở đầu.

-

Chương 1 - Tổng quan hệ thống thu, biến đổi, truyền năng lượng mặt trời ở dạng tia
viba công suất cao về Trái đất.

-


Chương 2 - Nghiên cứu một số giải pháp khoa học công nghệ thu, biến đổi, truyền
năng lượng mặt trời ở dạng tia viba công suất cao về Trái đất.

-

Chương 3 - Một số vấn đề về môi trường truyền năng lượng viba công suất cao từ
vệ tinh địa tĩnh.

-

Chương 4 - Khái quát bài toán, hệ phương trình truyền năng lượng và mơ phỏng hệ
thống thu, biến đổi, truyền năng lượng viba từ vũ trụ về Trái đất.

-

Kết luận.

References
Tiếng Việt
1.

Đào Khắc An (11/2008), Nghiên cứu tiếp cận các giải pháp khoa học công nghệ về thu
nhận, biến đổi, truyền dẫn năng lượng mặt trời từ Vũ trụ về mặt đất, Thuyết minh đề
tài.

8


2.


Đào Khắc An (11/2009), Nghiên cứu đặc điểm, tính chất của hệ SPS thu nhận, biến đổi
sang tia viba năng lượng cao truyền dẫn về thiết bị trên mặt đất và mộ số giải pháp
khoa học công nghệ đang được quan tâm hiện nay, các khó khăn thách thức, Tuyển tập
báo cáo khoa học (tài liệu không in).

3.

Đào Khắc An, Nguyễn Xn Chung (11/2009), Mơ phỏng mơ hình giả định về thu
nhận, biến đổi, truyền năng lượng từ Vũ trụ về Trái đất, Báo cáo chuyên đề 2.1 (tài liệu
không in).

4.

Đào Khắc An, Nguyễn Xuân Chung, Đặng Văn Nghị (11/2009), Nghiên cứu các giải
pháp khoa học công nghệ và một số kết quả mơ phỏng động q trình thu nhận, biến
đổi, truyền năng lượng mặt trời từ Vũ trụ về Trái đất, Hội nghị vật lý chất rắn và khoa
học vật liệu toàn quốc lần thứ 6, Đà Nẵng.

5.

Đào Khắc An (2004), Vật liệu và linh kiện quang điện tử trong thông tin quang, Nhà
xuất bản giáo dục, Hà nội.

6.

Báo An ninh thế giới (16/9/2009), Dự án sản xuất điện năng trong không gian của Nhật
Bản, số 892.

7.


Minh Long (11/11/2009), Nhật sẽ xây dựng nhà máy điện trên trời, Báo Vnexpress,
/>
8.

GS. Trần Mạnh Tuấn, Ths Đào Thị Hồng Diệp (2006), Các hệ thống Vệ tinh định vị
Toàn cầu và ứng dụng, Nhà xuất bản giáo dục, Hà nội.

9.

GS. Trần mạnh Tuấn (2007), Công Nghệ Vệ tinh, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,
Hà nội.

Tiếng Anh
10.

Alan Chun-yip Yeung, Leanne Cheung, Jeff Samandari, Wehibe Belachew, Tesfa Mael,
Jose A. Becerra (2004), Wireless Power Transmission.

11.

Andrew K. Soubel (2004), Solar Power Satellites and Microwave Power Transmission,
Chicago-Kent College of Law.

12.

Brown., W. C. (September 1984), The History of Power Transmission by Radio Waves,
Microwave Theory and Techniques, IEEE Transactions on (Volume: 32, Issue: 9 On
page(s): 1230- 1242 + ISSN: 0018-9480).


13.

Carl Q. Christol (1978), Satellite Power System (SPS) International Agreements, HCPR-4024-08,
/>
14.

Charles Shults (2009), First space-to-earth solar power station targeted for Oct. 2010,
/>
15.

Claud N. Bain (1978), Potential of Laser for SPS Power Transmission, HCP/R-402407,
/>
16.

Darel Preble (January 23, 2009), Designing a Sustainable Energy Transformation,
Alternative Energy now Conference, Lake Buena Vista, Florida, www.sspi.gatech.edu.

17.

Energy Business Reports (2008), Microwave Power Transmission Market Potential,
/>
9


18.

Glaser, P. E., Maynard, O. E., Mackovciak, J., and Ralph, E. L, Arthur D. Little, Inc.,
(February 1974), Feasibility study of a satellite solar power station, NASA CR-2357,
NTIS N74-17784, />
19.


Glaser, Peter E. (1968), Power from the Sun: Its Future, Science Magazine Vol 162,
Issue 3856, Pages 857-861.

20.

Glaser, Peter E. (1973), Method And Apparatus For Converting Solar Radiation To
Electrical Power, United States Patent 3,781,647.

21.

Glaser, P. E., Frank P. Davidson and Katinka Csigi (1998), Solar Power Satellites, John
Wiley & Sons ISBN 0-471-96817-X.

22.

IEA (2008), Key world energy statistics, International
www.iea.org/textbase/nppdf/free/2008/key_stats_2008.pdf.

23.

James Harkins, Dan Livingston, Alex Wong, Aaron Sanders (2008), Space-Based Solar
Power, />
24.

Jeremy Elton Jacquot (September 7 2007), Orbiting Space Power Systems Would
Convert
Sunlight
into
Laser

Beams,
/>
25.

John M. Osepchuck (December 2002), How safe are microwaves and solar power from
space?, IEEE microwave magazine.

26.

Lin, James C., (March, 2002), Space solar power stations, wireless power
transmissions, and biological implications, IEEE microwave magazine

27.

Makoto Nagatomo, Susumu Sasaki and Yoshihiro Naruo, Conceptual study of a Solar
Power Satellite, SPS 2000, Institute of Space and Astronautical Science 3-1-1
Yoshinodai,
Sagamihara
229
JAPAN,
/>_2000.shtml

28.

Mitsushige Oda, Hiroshi Ueno, Masahiro Mori (2003), Study of the Solar Power
Satellite in NASDA; Proceeding of the 7th International Symposium on Artificial
Intelligence, Robotics and Automation in Space:i-SAIRAS2003, NARA, Japan,
/>
29.


National Space Society (2007), Space Solar Power Limitless clean energy from space,
/>
30.

National Space Society (July 25 2008), A new technology that could cure our addiction
to oil, />
31.

NationMaster
(2007),
Solar
Power
/>
32.

Peter Glaser (February 23 2000), The World Needs Energy from Space,
/>
33.

Shinohara (2006), Wireless Power Transmission for Solar Power Satellite (SPS),
/>
34.

Simonyi Karoly, Villamossagtan (1960), Tankonyv kiado Vallalat, Budapest.

35.

Solar Splinter Group (2006), Preliminary Synthesis of Opportunities,
/>entations/3.1_Space_Solar_Power_Outbrief.pdf


10

energy

agency,

Satellite,


36.

The Daily Gataxy (July 24 2008), Will Space-Based Solar-Powered Lasers Solve Our
Energy
Future?,
/>
37.

Tomohiko Mitani1, Naoki Shinohara1, Kozo Hashimoto1 and Hiroshi Matsumoto
(2006), Study on High-efficiency and Low-noise Wireless Power Transmission for Solar
Power Station/Satellite, www.jgsee.kmutt.ac.th/see1/cd/file/A-006.pdf.

38.

URSI (july 2006), Supporting Document for the URSI White Paper on Solar Power
Satellite Systems, />
39.

URSI (june 2007), The radio science bulletin, No 321, pp 12-26.

40.


Wikipedia, Solar power satellite, .

41.

Wikipedia, Microwave power transmission, .

42.

Wikipedia, Solar energy, .

11



×