Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu công nghệ thu nhận bột từ lá dâu tằm sử dụng cho người bệnh tiểu đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.86 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
***


NGUYỄN THỊ LÁN



NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ THU NHẬN BỘT TỪ LÁ DÂU
TẰM SỬ DỤNG CHO NGƯỜI BỆNH TIỂU ðƯỜNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành : CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH
Mã số : 60.54.10



Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG THỊ LỆ HẰNG




HÀ NỘI, 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cám ơn và các thông tin ñược trích dẫn trong luận văn này ñã ñược ghi rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2012
Học viên


Nguyễn Thị Lán















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii


LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi
ñã nhận ñược sự ñộng viên và giúp ñỡ rất lớn của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới TS. Hoàng Thị Lệ Hằng, trưởng Bộ
môn Bảo quản chế biến - Viện Nghiên cứu rau quả - Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
ñã tận tình giúp ñỡ, tạo mọi ñiều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện và hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin cảm ơn tới sự giúp ñỡ của các anh, chị Bộ môn Bảo quản chế biến -
Viện nghiên cứu rau quả ñã giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia ñình và bạn bè ñã ñộng viên và tạo mọi
ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện ñề tài và viết luận văn này.

Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2012
Học viên


Nguyễn Thị Lán
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ðOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii


DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC ðỒ THỊ VÀ HÌNH vii

PHẦN 1. MỞ ðẦU 1

1.1. ðặt vấn ñề 1

1.2. Mục ñích và yêu cầu 2

1.2.1. Mục ñích 2

1.2.2. Yêu cầu 2

2.1. Giới thiệu về cây dâu 3

2.1.1. Nguồn gốc 3

2.1.2. Tình hình trồng dâu tằm ở Việt Nam 4

2.1.3. ðặc ñiểm, thành phần hoá học của lá dâu 5

2.1.4. Một số công dụng của lá dâu 6

2.2. Bệnh tiểu ñường 8

2.2.1. Giới thiệu về bệnh tiểu ñường 8

2.2.2. Tình hình bệnh tiểu ñường trên Thế giới và Việt Nam 9


2.3. Hợp chất alcaloit có trong lá dâu tằm 11

2.3.1. Tổng quan về alcaloit 11

2.3.2. Các alcaloit có trong lá dâu tằm 13

2.3.3. DNJ (1- deoxynojirimycin) - thành phần dược chất quan trọng
trong lá dâu 13

2.4. Một số phương pháp trích ly 18

2.5. Sấy phun 20

2.5.1. Những nét cơ bản về sấy phun 20

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv

2.5.2. Chất mang thường sử dụng trong sấy phun 22

2.6. Bao bì trong bảo quản các sản phẩm dạng bột 26

2.6.1. (Polyethylene) PE 26

2.6.2. Bao bì màng ghép phức hợp 27

PHẦN 3. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29


3.1. ðối tượng, vật liệu nghiên cứu 29

3.1.1. ðịa ñiểm nghiên cứu 29

3.1.2. ðối tượng nghiên cứu 29

3.2. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất nghiên cứu 29

3.3. Nội dung nghiên cứu 30

3.3.1. Nghiên cứu xác ñịnh phương pháp trích ly cùng các thông số
thích hợp nhằm thu ñược khối lượng alcaloit cao 30

3.3.2. Nghiên cứu xác ñịnh các thông số kỹ thuật thích hợp nhằm thu
ñược bột lá dâu tằm có hàm lượng alcaloit cao 30

3.3.3. Nghiên cứu xác ñịnh tỷ lệ phối chế các chất ñiều vị, ñiều hương
thích hợp 30
3.3.4. Nghiên cứu xác ñịnh bao bì thích hợp cho sản phẩm bột lá dâu tằm 30

3.4. Phương pháp nghiên cứu 31

3.4.1. Phương pháp thiết kế thí nghiệm và xử lý số liệu 31

3.4.2. Phương pháp toán học thực nghiệm trong nghiên cứu tìm tối ưu 31

3.4.3. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu hóa lý 32

3.4.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm cụ thể 36


PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 44

4.1. Nghiên cứu quy trình trích ly dịch lá dâu có khối lượng alcaloit cao 44

4.1.1. Nghiên cứu phương pháp trích ly thích hợp 44

4.1.2. Nghiên cứu lựa chọn dung môi thích hợp cho quá trình trích ly 45

4.1.3. Nghiên cứu xác ñịnh nhiệt ñộ trích ly thích hợp 47

4.1.4. Nghiên cứu xác ñịnh tỷ lệ nguyên liệu/dung môi trích ly thích hợp 48

4.1.5. Nghiên cứu xác ñịnh thời gian trích ly thích hợp 49

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

4.1.6. Nghiên cứu xác ñịnh số lần trích ly thích hợp 50

4.2. Nghiên cứu xác ñịnh phương pháp thu nhận bột lá dâu tằm có
hàm lượng alcaloit cao 52

4.2.1. Nghiên cứu xác ñịnh chất mang và ảnh hưởng của nồng ñộ
chất mang 52
4.2.2. Nghiên cứu xác ñịnh ảnh hưởng của nhiệt ñộ sấy 56

4.2.3. Nghiên cứu xác ñịnh ảnh hưởng của lưu lượng nhập liệu 57

4.2.4. Tối ưu hóa ñiều kiện sấy phun nhằm thu ñược bột dâu tằm có

hàm lượng alcaloit cao 58

4.3. Nghiên cứu xác ñịnh tỷ lệ phối chế chất ñiều vị, ñiều hương cho
sản phẩm bột sấy phun lá dâu tằm 64

4.3.1. Nghiên cứu xác ñịnh tỉ lệ phối chế chất ñiều vị. 65

4.3.2. Nghiên cứu xác ñịnh tỉ lệ phối chế chất ñiều hương 66

4.4. Nghiên cứu xác ñịnh bao bì thích hợp cho sản phẩm bột uống
liền lá dâu tằm 67

4.4.1. Ảnh hưởng của bao bì ñến sự biến ñổi hàm lượng alcaloit của bột
dâu tằm 67

4.4.2. Ảnh hưởng của bao bì ñến chất lượng của bột dâu tằm sau 6
tháng bảo quản 68

4.4.3. Ảnh hưởng của bao bì ñến chỉ tiêu vi sinh vật của sản phẩm trong
quá trình bảo quản 69

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 72

5.1. Kết luận 72

5.2. ðề nghị 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang

Bảng 2.1. Diễn biến diện tích dâu 4
Bảng 2.2. Diện tích dâu tằm chia theo vùng sinh thái 5
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của phương pháp trích ly ñến khối lượng
alcaloit trong dịch trích ly 45
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của loại dung môi ñến khả năng trích ly alcaloit 46
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến khả năng trích alcaloit 47
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi ñến khả năng
trích ly alcaloit 49
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của thời gian ñến khả năng trích ly alcaloit 50
Bảng 4.6. Ảnh hưởng số lần trích ly ñến khả năng trích ly alcaloit 51
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của loại và nồng ñộ chất mang tới chất lượng
của sản phẩm bột dâu tằm 53
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của nhiệt ñộ sấy ñến một số chỉ tiêu của bột sấy phun 57
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của lưu lượng nhập liệu ñến một số chỉ tiêu của
bột sấy phun 58
Bảng 4.10. Kết quá thí nghiệm theo ma trận DOEHLERT 59
Bảng 4.11. ðộ lệch chuẩn và hệ số tương quan 60
Bảng 4.12. Giá trị các hệ số hồi quy 60
Bảng 4.13. ðiểm tối ưu của hàm ñáp ứng 64
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của nồng ñộ ñường bổ sung ñến chất lượng cảm
quan của bột uống liền 65
Bảng 4.16. Kết quả cảm quan khi bổ sung thêm hương dâu vào
bột uống liền 66
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của bao bì ñến hàm lượng alcaloit của bột sấy

phun lá dâu tằm sau 6 tháng bảo quản 67
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của các loại bao bì tới chất lượng của bột sau
6 tháng bảo quản 68
Bảng 4.19. Sự thay ñổi chỉ tiêu vi sinh của sản phẩm bột sau 6 tháng
bảo quản 70
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii


DANH MỤC ðỒ THỊ VÀ HÌNH

STT Tên ñồ thị và hình Trang

ðồ thị 4.1. ðồ thị biểu diễn ảnh hưởng của chất mang và nồng ñộ chất
mang tới hàm lượng alcaloit có trong bột sấy phun 55
Hình 4.1. Biểu ñồ bề mặt ñáp ứng và ñường ñồng cấp hàm lượng
alcaloit theo nồng ñộ chất mang và nhiệt ñộ sấy khi cố ñịnh
lưu lượng nhập liệu là 1750 ml/giờ 62
Hình 4.2. Biểu ñồ bề mặt ñáp ứng và ñường ñồng cấp hàm lượng
alcaloit theo nồng ñộ chất mang và lưu lượng nhập liệu khi
cố ñịnh nhiệt ñộ ở 135
0
C 62
Hình 4.3. Biểu ñồ bề mặt ñáp ứng và ñường ñồng cấp hàm lượng
alcaloit theo lưu lượng nhập liệu và nhiệt ñộ sấy khi cố ñịnh
nồng ñộ chất mang là 5% 63


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


1

PHẦN 1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Dâu tằm là loài cây ñược nhân dân ta trồng từ lâu ñời, theo kinh nghiệm
dân gian và y học cổ truyền lá dâu có tác dụng chữa trị một số bệnh như tăng
huyết áp, tiểu ñường, tăng cholesterol máu… Hiện nay ñã có một số công trình
nghiên cứu về tác dụng của lá dâu ñối với tiểu ñường, tác dụng chống oxy hóa,
tác dụng ức chế α–glucosidase. Hoạt chất 1-Deoxynojirimycin (DNJ) trong
thành phần lá dâu tằm là một chất ức chế mạnh enzym glucosidase và
disaccharidase ở ñộng vật, do ñó nó có tác dụng ngăn cản quá trình tân tạo
glucose tại thành ruột và gan làm giảm lượng glucose ñi vào máu [24].
Hiện nay, số người mắc bệnh tiểu ñường ngày càng gia tăng, nguyên nhân
là do sự thay ñổi nhanh về lối sống, thói quen ăn uống, ít hoạt ñộng thể lực. Vào
những năm cuối thế kỷ 20 và những năm ñầu thế kỷ 21, các chuyên gia của
WHO ñã dự báo "Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và rối loạn chuyển
hoá, ñặc biệt bệnh tiểu ñường sẽ là bệnh không lây phát triển nhanh nhất" [2].
Hiện nay, việc nghiên cứu tách chiết, thu nhận hoạt chất

1- Deoxynojirimcyin (DNJ) từ lá dâu tằm ñể ứng dụng trong sản xuất thực
phẩm chức năng phòng chống bệnh tiểu ñường ñã và ñang ñược quan tâm,
ñặc biệt ở các quốc gia Châu Á, nơi có nguồn thực vật và cây dược liệu phong
phú như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc Tại Việt Nam, các sản phẩm
thực phẩm chức năng nói chung và hỗ trợ cho người bệnh tiểu ñường nói
riêng hầu như ñược nhập khẩu từ các nước láng giềng, trong khi nguồn
nguyên liệu (lá dâu tằm) vô cùng dồi dào. Chính vì vậy việc nghiên cứu thu
nhận hợp chất DNJ từ nguồn nguyên liệu lá dâu tằm là rất cần thiết và có ý
nghĩa thực tế ở nước ta. Từ những lý do trên, chúng tôi ñã tiến hành thực hiện
ñề tài: “Nghiên cứu công nghệ thu nhận bột từ lá dâu tằm sử dụng cho

người bệnh tiểu ñường
”.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

1.2. Mục ñích và yêu cầu
1.2.1. Mục ñích
Xác ñịnh quy trình công nghệ thu nhận bột uống liền có hàm lượng
DNJ cao (≥1%) từ lá dâu tằm.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác ñịnh ñược các thông số kỹ thuật thích hợp trong quá trình trích ly
nhằm thu ñược dịch trích ly có hàm lượng DNJ cao
- Xác ñịnh ñược các thông số kỹ thuật tối ưu trong quá trình sấy phun
nhằm thu nhận bột lá dâu tằm có hàm lượng DNJ cao
- Xác ñịnh ñược tỷ lệ phối chế các chất ñiều vị, ñiều hương thích hợp
cho bột dâu tằm
- Xác ñịnh ñược bao bì bảo quản thích hợp cho sản phẩm bột lá
dâu tằm.





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu về cây dâu

2.1.1. Nguồn gốc
Cây dâu thuộc họ Dâu tằm (danh pháp khoa học: Moraceae) là một họ
trong số các thực vật có hoa, trong hệ thống Cronquist ñược xếp vào bộ Gai
(Urticales). Bộ này trong các hệ thống phát sinh loài khác ñược coi là phân bộ
của bộ Hoa hồng (Rosales). Họ này là một họ lớn, chứa từ 40- 60 chi và
khoảng 1000- 1500 loài thực vật phổ biến rộng rãi ở các khu vực nhiệt ñới và
cận nhiệt ñới, nhưng ít phổ biến ở các vùng ôn ñới [3].
Cây dâu là một loài cây gỗ từ nhỏ ñến nhỡ, lớn nhanh, có thể cao tới
15-20 m. Thông thường nó sống từ 8-12 năm, nhưng nếu ñất tốt và chăm sóc
tốt thì tuổi thọ tới 50 năm. Thân cành nhiều nhựa không gai, trên thân cành có
nhiều mầm, mầm ñỉnh, mầm nách, khi cắt tỉa mầm có khả năng cho bật mầm.
Lá hàng năm rụng vào mùa ñông. Rễ ăn sâu và rộng 2-3 m, nhưng phân bố
nhiều ở tầng ñất 10-30 cm và rộng theo tán cây. Trên các cây non và khỏe
mạnh, lá dâu trắng có thể dài tới 20 cm, có dạng thùy sâu và phức tạp, với các
thùy tròn. Trên các cây già, chiều dài trung bình của lá khoảng 8-15 cm, có
hình tim ở gốc lá, nhọn ở chóp lá và có các khía răng cưa ở mép lá [29].
Người ta phân biệt hai loại dâu: dâu lá và dâu quả. Dâu lá cây to, lá nhiều, quả
ít và bé, loại cây dâu này trồng chủ yếu ñể nuôi tằm. Dâu quả rất giống dâu lá
về ñặc tính thực vật chỉ khác là quả to, nhiều và ít hạt hơn [29].
Theo các nhà lịch sử phương Tây, cây dâu ñược trồng phát triển ở Ấn
ðộ thông qua Tây Tạng vào khoảng năm 1400 trước Công nguyên và nghề
trồng dâu, nuôi tằm bắt ñầu ở vùng châu thổ sông Hằng. Theo các nhà lịch sử
Ấn ðộ, nơi nuôi tằm ñầu tiên ở ñây là thuộc vùng núi Hymalaya. Khi người
Anh ñến Ấn ðộ, do buôn bán tơ lụa mà nghề dâu tằm ñược phát triển và lan
rộng sang vùng khác như Mysore, Jamu, Kashmir[29].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

2.1.2. Tình hình trồng dâu tằm ở Việt Nam


Trên thế giới hiện có khoảng 50 nước có nghề trồng dâu nuôi tằm. Hiện
nay có khoảng 20 nước phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm như Trung Quốc,
Nhật Bản, Ấn ðộ, Triều Tiên, Việt Nam, Thái Lan… chủ yếu là các nước
thuộc Châu Á (chiếm 60%), trong ñó Trung Quốc chiếm gần 60% lượng dâu
ñược sản xuất [3].
Ở nước ta, nghề trồng dâu nuôi tằm ñã có lịch sử vài ngàn năm nay
từ thời Hùng Vương thứ 6. Trải qua bao thăng trầm của biến cố chiến tranh
và kinh thế thị trường chi phối ñến nay nó vẫn là nghề truyền thống không
bị mai một. Tính tới thời ñiểm tháng 12/2010 nước ta có 31 tỉnh tham gia
sản xuất dâu tằm với tổng diện tích dâu là 25,046ha, chiếm 0.21% diện tích
ñất nông nghiệp. Biến ñộng diện tích dâu từ năm 1994 ñến nay ñược thể
hiện trên bảng 1:
Bảng 2.1. Diễn biến diện tích dâu
Năm
1994 1996 2001 2005 2006
2007 2008 2009 2010
Tổng DT
(ha)
38,000 14,194 21,000 18,500 17,900 16,700

17,653

20,755

25,046

(Nguồn : Tổng cục thống kê và số liệu ñiều tra)
Năm 1994 là năm diện tích dâu ñạt mức cao nhất trong lịch sử là
38,000ha. Do từ trước tới nay nghề trồng dâu ở nước ta luôn gắn với nghề

nuôi tằm nên vào cuối năm 1994 ñầu năm 1995 do tơ không xuất khẩu ñược,
giá thu mua kén giảm xuống rất thấp nên ñã làm cho diện tích dâu giảm rất
mạnh từ 38,000 ha xuống còn 14,194 ha, tiếp tục ñến năm 2002 giá thu mua
kén lại giảm sút và một lần nữa làm cho sản xuất dâu tằm lại thu hẹp ñáng kể.
Tuy nhiên sang năm 2009 và 2010 trồng dâu nuôi tằm lại có chiều hướng khôi
phục lại do giá kén cao và ổn ñịnh trong thời gian dài. Do vậy mà người dân
lại tiếp tục trồng dâu, nuôi tằm . Ngày nay, diện tích dâu duy trì thường xuyên
ở mức trên dưới 25,000ha.

[4]

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

Nước ta có 4 vùng sản xuất tập trung là : ðồng bằng Sông Hồng, Bắc
Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên. Trong ñó Tây nguyên là
vùng sản xuất tập trung lớn nhất cả nước với 10,126 ha chiếm 40.43% diện
tích. Vùng có diện tích ít nhất là ðồng bằng Sông Cửu long, chỉ có 15 ha tại
Tỉnh An Giang [4].
Bảng 2.2. Diện tích dâu tằm chia theo vùng sinh thái
(Tính ñến tháng 12 năm 2010)
Vùng Sinh thái Diện tích dâu (ha) Tỷ lệ (%)
ðồng bằng sông Hồng 6,521 26.04
ðông Bắc 1,029 4.11
Tây Bắc 548 2.19
Bắc Trung Bộ 4,255 16.99
Duyên Hải Nam Trung Bộ 1,968 7.86
Tây Nguyên 10,126 40.43
ðông Nam Bộ 584 2.33

ðồng bằng sông Cửu Long 15 0.06
Tổng cộng 25,046 100.00
(Nguồn: Tổng cục thống kê; Sở nông nghiệp và PTNT các tỉnh)
2.1.3. ðặc ñiểm, thành phần hoá học của lá dâu
Trong thành phần của cây dâu nói chung và lá dâu nói riêng có chứa một
lượng lớn các thành phần dinh dưỡng như saccarit và các axit amin, vitamin
và các nguyên tố vi lượng và các chất có hoạt tính sinh học như:
- Flavon và flavon glycozit: Lá dâu chứa các thành phần: rutin,
quercetin, izoquercitin và quercetin-3-triglucozit
- Steroit: Bao gồm β-sitosterol, stigmasterol, campesterol, β-sitosteryl,
β-D-glucozit, mezoinositol và một số hoocmon metamorphic cụ thể là
inokosteron và ecdysteron.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

- Các chất bay hơi: Axit axetic, axit propionic, axit butyric, axit
izobutyric, axit valeric, axit izovaleric, axit caproic, axit izocaproic, methyl
salicylate, guaiacol, phenol, o- cresol, m- cresol, eugenol. Ngoài ra còn có axit
oxalic, fumarat, axit tartaric, axit xitric, axit succinic, axit palmitic, ethyl
palmitat, henthriacontan và hydroxycoumarin.
- Saccarit và các axit amin: Bao gồm sacarose, fructose, glucose và 17
loại axit amin như axit aspartic, axit glutamic.
- Vitamin và các nguyên tố vi lượng: Bao gồm một số vitamin như A,
B1, B2, C, axit nicotinic, carotene, ….vv.
- Các chất có hoạt tính sinh học
Trong thành phần hoá học của lá dâu tằm có chứa một lượng lớn các
chất alcaloit, chiếm hàm lượng khoảng 0.52%. Trong ñó bao gồm rất nhiều
các hợp chất alcaloit khác nhau như: β- sitosterol, Stigmasterol, 1-
deoxynojirimycin (DNJ)…. Trong số các hợp chất alcaloit có trong lá dâu tằm

thì hợp chất DNJ chiếm hàm lượng lớn nhất và ñây cũng là hợp chất quan
trọng nhất trong việc ñiều trị và phòng ngừa căn bệnh tiểu ñường [24].
2.1.4. Một số công dụng của lá dâu

Theo tài liệu cổ, lá dâu (tang diệp) có vị ñắng, ngọt, tính hàn, có công
hiệu mát gan, sáng mắt, thư phong tán nhiệt, lợi ngũ tạng, thông khớp xương,
làm mượt tóc, dưỡng tân dịch, dùng chữa cảm sốt, ho, ñau ñầu, chóng mặt, ñau
sưng họng, mắt ñau sưng ñỏ, xuất huyết do chấn thương, rết cắn, chân phù
Trong những nghiên cứu gần ñây, các nhà khoa học ñã công bố các công
trình nghiên cứu về thành phần, chức năng và cơ chế hoạt ñộng của các thành
phần trong lá dâu. Theo các kết quả ñó, lá dâu chứa một lượng lớn các thành
phần dinh dưỡng và các chất có hoạt tính sinh học, nhất là hoạt chất có khả
năng làm giảm lượng ñường máu, huyết áp, mỡ máu và trì hoãn quá trình lão
hóa. ðặc biệt trong số ñó là hoạt chất DNJ – một alcaloit mà trong các loài
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

thực vật và ñộng vật khác không có, nó có chức năng chế ngự sự tăng ñường
máu và phòng ngừa bệnh tiểu ñường. Các tác dụng chủ yếu của lá dâu [24]:
- Tác dụng làm giảm ñường huyết: Kết quả thử nghiệm lâm sàng
nhằm chứng minh tác dụng giảm ñường huyết của lá dâu ñối với chuột
bạch bị bệnh tiểu ñường cho thấy rằng khi cho chuột bạch ăn lá dâu và dịch
trích ly từ lá dâu trước khi phát bệnh sẽ làm cho bệnh phát triển chậm hơn.
DNJ ñã thể hiện rất rõ khả năng ức chế sự tăng hàm lượng ñường máu. Có
hai cơ chế cho sự giảm ñường máu của các chất Alcaloit trong lá dâu: ức
chế hoạt tính α-glycosidase và kích thích sự giải phóng insulin.
- Tác dụng làm giảm huyết áp cao: Axit γ - amino butyric (GABA)
trong lá dâu có tác dụng làm giảm huyết áp. Khi cho chuột có huyết áp cao tự
nhiên ăn thức ăn bổ sung lá dâu trong một vài ngày thì thấy hiện tượng huyết

áp cao của chuột giảm rõ rệt. các kết quả nghiên cứu cho thấy tác dụng này do
sự hoạt ñộng của Axit γ - amino butyric có trong lá dâu.
- Tác dụng làm giảm cholestrol và mỡ máu: Các hợp chất sterol trong
lá dâu có tác dụng ức chế sự hấp thụ cholesterol bên trong thành ruột. Các
hợp chất flavon trong lá dâu cũng có tác dụng ức chế sự hấp thụ cholesterol
cùng với khả năng cải thiện chức năng gan. Khi cho chuột có nồng ñộ mỡ
máu cao ăn lá dâu thì nhận thấy nồng ñộ cholesterol và mỡ trong huyết thanh
giảm ở những mức ñộ khác nhau. Qua các nghiên cứu về bệnh học cho thấy lá
dâu có khả năng ức chế sự tạo thành mỡ gan và do vậy làm giảm hàm lượng
mỡ trong huyết thanh.
- Tác dụng chống oxy hóa và chống lão hóa: Các nhà nghiên cứu Nhật
Bản ñã ñưa ñến kết luận về tác dụng này dựa trên những nghiên cứu về tác
dụng chống oxy hóa của chất trích ly lá dâu ñến LDL-cholestrol trên cả thỏ và
người. Các kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ một số chất chứ không phải toàn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

bộ các chất có trong lá dâu có tác dụng này và ñó là các chất thuộc nhóm
izoflavon như là izoquercitrin, quercetin.
2.2. Bệnh tiểu ñường
2.2.1. Giới thiệu về bệnh tiểu ñường
Tiểu ñường là một bệnh rối loạn chuyển hóa chất ñường trong cơ thể.
Nguyên nhân gây ra bệnh là do thiếu hoóc môn của tuyến tụy. ðây là một
tuyến tiêu hóa lớn, không chỉ có chức năng tiết ra dịch tụy ñể tiêu hóa thức ăn
trong ruột, mà còn bài xuất hoóc môn insulin ñổ vào máu ñể ñiều chỉnh lượng
ñường trong máu và giúp các tế bào của cơ thể sử dụng ñược chất ñường.
Những tổn thương ở tụy làm cho nó không tiết ra ñược insulin sẽ gây hậu quả
là ñường máu tăng cao và ñến mức nào ñó (quá ngưỡng hấp thu lại của thận)
thì lượng ñường dư thừa trong máu sẽ bị ñào thải qua nước tiểu gây nên bệnh

tiểu ñường. [2]
Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) thì tiểu ñường “là một hội chứng có
ñặc tính biểu hiện tăng glucose máu do hậu quả của thiếu hoặc mất hoàn toàn
insulin hoặc liên quan ñến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt ñộng của insulin.
Có 2 loại tiểu ñường chính:
Bệnh tiểu ñường type I còn gọi là bệnh tiểu ñường phụ thuộc insulin
hay bệnh tiểu ñường tự miễn, có nghĩa là cơ thể tiêu diệt các tế bào sản xuất
insulin của chính mình. Tiểu ñường type I có xu hướng xảy ra ở người trẻ,
thường dưới 40 tuổi, trẻ em chiếm khoảng 10% tổng số nhưng bệnh cũng có
thể gặp ở người ñứng tuổi. [5]
Bệnh tiểu ñường type II còn gọi là tiểu ñường không lệ thuộc vào
insulin hay tiểu ñường ở người trưởng thành. Trong tiểu ñường type II, tụy
người bệnh vẫn còn khả năng sản xuất insulin, nhưng không ñủ. Hầu hết tiểu
ñường type II xảy ra ở người trên 30 tuổi. [30]
Bệnh tiểu ñường ñang là vấn ñề thời sự cấp bách của sức khỏe cộng ñồng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

Bệnh không chỉ là gánh nặng của mỗi cá nhân, mỗi gia ñình mà còn ảnh hưởng
rất lớn tới nền kinh tế xã hội của mỗi quốc gia và của toàn cầu. Mỗi năm thế giới
phải chi số tiền khổng lồ từ 232- 430 tỷ USD cho việc phòng chống và ñiều trị.
ðây là một trong ba căn bệnh có tốc ñộ phát triển nhanh nhất và là một trong
những nguyên nhân gây tử vong hàng ñầu ở các nước ñang phát triển [34]. Các
nghiên cứu từ một số nước phát triển chỉ ra rằng 5% -10% của ngân sách chăm
sóc sức khỏe tổng thể ñược quy cho việc chăm sóc bệnh tiểu ñường và biến
chứng. Về mặt kinh tế, những thiệt hại do bệnh tiểu ñường gây ra vô cùng to lớn.
Theo một báo cáo công bố tại Hội nghị của IDF vừa ñược tổ chức tại Paris,
khoản chi phí dành chăm sóc người bệnh tiểu ñường trong ñộ tuổi 20- 79 trên
toàn thế giới ít nhất là 153 tỷ USD. Ước tính ñến năm 2025, gánh nặng về bệnh

tiểu ñường cho toàn thế giới sẽ ở mức 213- 396 tỷ USD. [10]
2.2.2. Tình hình bệnh tiểu ñường trên Thế giới và Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình bệnh tiểu ñường trên Thế giới
Bệnh tiểu ñường ñang ngày càng tăng nhanh và trở thành mối ñe dọa
lớn cho sức khỏe loài người. Trên toàn cầu, gánh nặng của bệnh tiểu ñường
ñang gia tăng ñáng báo ñộng và nhanh chóng, ñặc biệt rõ ở các nước ñang
phát triển, ñô thị hóa ñang làm thay ñổi thói quen ăn uống, giảm hoạt ñộng thể
chất, tăng thừa cân và béo. Hàng năm số người chết vì các bệnh liên quan ñến
tiểu ñường ñứng hàng thứ 4 trên thế giới. Bệnh gây giảm tuổi thọ trung bình
từ 5-10 năm, là nguyên nhân hàng ñầu gây mù lòa, bệnh tim mạch, nội tiết,
gan thận, nhiễm trùng chi… [27].
Theo một tài liệu chi tiết ñược WHO công bố ngày 30/10/2003 thì trong
năm 2000, tổng số người mắc bệnh tiểu ñường ở Ấn ðộ là 31.596 triệu bệnh
nhân, Trung Quốc- 20.756 triệu và Mỹ- 17.701 triệu, tiếp sau là Inñônêxia-
8.425 triệu, Nhật Bản- 6.765 triệu, Pakistan- 5.271 triệu bệnh nhân, Nga- 4.575
triệu, Brazil- 4.533 triệu, Bangladesh- 3.916 triệu, Philippin- 2.770 triệu. Cũng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10

theo dự báo của WHO, ñến năm 2030, số bệnh nhân tiểu ñường trên thế giới sẽ
tăng ñến 370.023 triệu người, tức tăng hơn 100% so với trước ñó 30 năm [10].
Hiện nay tỉ lệ bệnh tiểu ñường ở châu Á giờ vượt hẳn châu Âu- nơi
vốn ñược xem là ổ bệnh, khoảng 5% dân số trưởng thành ở châu Âu bị tiểu
ñường, tại châu Á, tỉ lệ này là 10-12% và tỉ lệ này tăng ñến 30- 40% ở các
quốc gia Thái Bình Dương [13]. ðiều nguy hiểm là châu Á ñang có chiều
hướng gia tăng bệnh tiểu ñường ở lứa tuổi thanh thiếu niên và trẻ nhỏ [14].
2.2.2.2. Tình hình bệnh tiểu ñường tại Việt Nam
Tình trạng bệnh tiểu ñường ở Việt Nam ñang có chiều hướng gia
tăng, một nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung ương vào cuối tháng

10- 2008 cho thấy: tỷ lệ mắc tiểu ñường ở Việt Nam tăng nhanh từ 2.7%
(năm 2001) lên 5% (năm 2008), trong ñó có tới 65% người bệnh không
biết mình mắc bệnh.[34]. Tỷ lệ mắc ñái tháo ñường có chiều hướng gia
tăng nhanh ñặc biệt là các thành phố lớn. ðiều tra Quốc gia năm 2002 cho
thấy, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu ñường ở lứa tuổi từ 30- 64 trong toàn quốc
là 2.7% (ở khu vực ñô thị và khu công nghiệp tỷ lệ cao tới 4.4%), tỷ lệ
tiền tiểu ñường là 9.2%. ðặc biệt, tỷ lệ bệnh trong nhóm người có yếu tố
nguy cơ là rất cao (10.3%)” [1,33].
Theo phân loại của Hiệp hội tiểu ñường Quốc tế và WHO thì tỷ lệ mắc
tiểu ñường ở Việt Nam thuộc khu vực 2 (có tỷ lệ 4- 6%) giống các nước trong
khu vực như Thái Lan, Indonesia và thấp hơn các nước thuộc khu vực 3 (có tỷ
lệ từ 5- 7.99%) gồm Nhật Bản, Hàn quốc, Malaysia, Sigapore, Australia…[2].
Ngoài ra, nhận thức của cộng ñồng về bệnh tiểu ñường và khả năng phòng
bệnh còn nhiều hạn chế: 78.8% người trưởng thành không biết các yếu tố
nguy cơ gây tiểu ñường, 76.5% không hiểu rằng bệnh tiểu ñường có khả năng
phòng ngừa ñược, 64.5% số người tiểu ñường không biết mình mắc bệnh tiểu
ñường [1].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11

2.3. Hợp chất alcaloit có trong lá dâu tằm
2.3.1. Tổng quan về alcaloit
- Khái niệm: Alcaloit là những hợp chất hữu cơ có chứa dị vòng nitơ,
có phản ứng kiềm, thường gặp trong thực vật và ñôi khi trong ñộng vật,
thường có hoạt tính sinh lý rất cao ñối với cơ thể con người và ñộng vật, nhất
là ñối với hệ thần kinh. Alcaloit cho kết tủa và phản ứng màu với một số
thuốc thử gọi là thuốc thử của alcaloit
- Phân bố: Alcaloit thường chứa trong các bộ phận của cây như hoa, lá,
rễ, hạt, vỏ. ðôi khi trong cùng một cây thì bộ phận này rất giàu alcaloit bộ

phận khác lại không có.
Lượng alcaloit và tỷ lệ thành phần các alcaloit trong cây có thể thay ñổi
tuỳ theo mùa vụ thu hái, tuổi của cây, ñiều kiện khí hậu, thổ nhưỡng…
- Tính chất của alcaloit
Tính chất lý học
* Khối lượng phân tử: khoảng từ 100 – 900 kDa
* Trạng thái: Phần lớn alcaloit trong công thức cấu tạo có oxy thường ở
thể rắn ở nhiệt ñộ thường. Các alcaloit ở thể rắn thường kết tinh ñược và có
ñiểm chảy rõ ràng, nhưng cũng có một số alcaloit không có ñiểm chảy vì bị
phân hủy ở nhiệt ñộ trước khi chảy.
Những Alcaloit ở thể lỏng bay hơi ñược và thường bền vững, không bị phân
hủy ở nhiệt ñộ sôi nên ñược lấy ra khỏi dược liệu bằng bay hơi nước.
* Mùi vị: ða số các alcaloit không có mùi, có vị ñắng và số ít có vị cay.
* Màu sắc: Hầu hết các alcaloit ñều không màu hoặc màu trắng, trừ một số ít
có màu vàng. Ngoài ra có một số alcaloit ở dạng bazơ không màu nhưng muối của
nó với axit lại có màu.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12

* ðộ tan: Nói chung các alcaloit ở dạng bazơ gần như không tan trong
nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ như eter, chloroform, benzen,
metanol…Một số alcaloit do có thêm nhóm phân cực như –OH, nên tan ñược
một phần trong nước hoặc trong kiềm (morphin, cephalin).
Ngược lại với bazơ, các muối alcaloit nói chung tan ñược trong nước
và alcol, hầu như không tan trong dung môi hữu cơ ít phân cực.
Có một số ngoại lệ như ephedrin, colchixin, ecgovonin các bazơ của
chúng tan ñược trong nước, ñồng thời cũng khá tan trong dung môi hữu cơ,
còn các muối của chúng thì ngược lại.
Dựa vào ñộ tan khác nhau của alcaloit dạng bazơ và dạng muối mà

người ta sử dụng dung môi thích hợp ñể trích ly, phân lập và tinh chế alcaloit.
Tính chất hóa học
* Alcaloit nói chung có tính kiềm yếu là do trong phân tử có nitơ.
Người ta có thể tính ñược ñộ kiềm của các alcaloit và chia thành:
+ Alcaloit có ñộ kiềm mạnh khi giá trị pK
B
<3.
+ Alcaloit có ñộ kiềm trung bình khi giá trị pK
B
: 3-7 (alcaloit trong họ
cà, thuốc phiện).
+ Alcaloit có ñộ kiềm yếu khi giá trị pK
B
: 7-10 (alcaloit trong vỏ
canhkina).
+ Alcaloit có ñộ kiềm rất yếu khi giá trị pK
B
: 10-12 (alcaloit có nhân
purin).
Bên cạnh ñó cũng có alcaloit không có tính kiềm như: ricinin,
colchicin, theobromin.
* Tác dụng với axit thường tạo muối tan trong nước và kết tinh.
Khi ở dạng muối, các alcaloit bền vững hơn và không bị phân huỷ hoặc
chuyển màu trong quá trình bảo quản. Người ta sử dụng tính chất tạo muối
của các alcaloit ñể trích ly suất, tinh chế alcaloit. Các muối alcaloit ñược bào
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13

chế thành các dạng viên nén, viên nang, thuốc tiêm ñể làm thuốc và bảo quản

lâu hơn.
* Các alcaloit kết hợp với kim loại nặng (Hg, Bi, Pb…) tạo ra các
muối phức.
* Các alcaloit có phản ứng tương tự nhau như ñối với một số thuốc
thử, gọi tên chung là các thuốc thử alcaloit. Những phản ứng này ñược
chia làm 2 loại:
+ Phản ứng tạo màu.
+ Phản ứng tạo tủa. [36]
2.3.2. Các alcaloit có trong lá dâu tằm
Trong thành phần hoá học của lá dâu tằm có chứa một lượng lớn các
chất alcaloit, chiếm hàm lượng khoảng 0.52%. Trong ñó bao gồm rất nhiều
các hợp chất alcaloit khác nhau như: β-sitosterol, Stigmasterol, DNJ.
Trong số các hợp chất alcaloit có trong lá dâu tằm thì hợp chất DNJ
chiếm hàm lượng lớn nhất (chiếm khoảng 65-70% so với alcaloit tổng số) và
ñây cũng là hợp chất quan trọng nhất trong việc hỗ trợ ñiều trị và phòng ngừa
căn bệnh tiểu ñường.
2.3.3. DNJ (1- deoxynojirimycin) - thành phần dược chất quan trọng trong
lá dâu
2.3.3.1. Bản chất và cấu trúc hoá học
DNJ là một alcaloit tồn tại trong tự nhiên ñiển hình với hoạt tính sinh
học ức chế các enzim
β
-glucosidase và
α
-amylase tiêu hóa. Hợp chất này có
cấu tạo tương tự như phân tử D-glucose với một nhóm NH thay thế cho nhóm
oxy của vòng pyranoza.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14




Cấu trúc hóa học của DNJ
Công thức cấu tạo: C
6
H
13
NO
4
Trạng thái: Tồn tại ở pha rắn.
ðiểm nóng chảy: 204
0
C, nhiệt ñộ sôi: 361
0
C
Khả năng hòa tan: DNJ là hợp chất không phân cực nên hòa tan tốt
trong nước, trong ethanol (Vì các phân tử ethanol có cấu trúc không phân cực
nên sẽ hòa tan các chất không phân cực)
DNJ có khả năng tạo muối với axit, khi ở dạng muối sẽ hòa tan tốt hơn
trong ethanol vì ethanol là một dung môi linh ñộng, có thể hòa tan trong nước
với các hợp chất hữu cơ khác: axit axetic, axetone, benzene, cacbon
tetraclorua, chloroform, diethyl ether, ethylene glycol, glycerin, nitromethane,
pyridine,và toluene. [24]
2.3.3.2. Tác dụng và cơ chế giảm ñường huyết của DNJ
Lá dâu có tác dụng ngăn ngừa sự gia tăng của ñường huyết do có thành
phần chức năng chủ yếu là DNJ có khả năng ngăn chặn hoạt ñộng của α-
glucosamindase, ngăn ngừa phản ứng xúc tác của α- glucosehydrolase, do vậy
giúp ngừng hoạt ñộng và ức chế sự phân giải tinh bột trong thực phẩm thành
ñường ñơn là glucose và fructose và do vậy ức chế sự tăng lên nhanh của

ñường huyết ngay sau khi ăn. [24]
Glucosaminidase tham gia vào quá trình sinh học khác nhau như
phản ứng phân giải carbohydrate và sinh tổng hợp các glycoprotein. DNJ
có tác dụng vô hoạt enzym α- glucosaminidase trong tất cả các ñộng vật có
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15

vú. Nó có thể làm giảm ñường trong máu thông qua việc giảm tiêu hóa
carbohydrate và hấp thụ glucose. DNJ cũng có thể kết hợp với α-
glycosidase của sucrose, maltase và lactase ở ruột non, do ñó ngăn chặn
quá trình phân hủy thành các monosacarit và sự hấp thụ ñường vào máu và
do vậy sẽ hạn chế sự tăng ñường huyết ñột ngột [24].
Cơ chất trong khẩu phần ăn như là tinh bột, ñược chuyển vào dạ dày
trong quá trình thủy phân do hoạt ñộng của
α
-amylase trong nước bọt, nhưng
sẽ có một phần không ñược hòa trộn với nước bọt nên chỉ có khoảng 70%
ñược thủy phân và chuyển tiếp vào tá tràng. Chúng tiếp tục ñược thủy phân
trong bộ phận này do hoạt ñộng của α-amylase, tạo thành sản phẩm là
saccarose và maltose, ñược chuyển tới ruột non. Tại ruột non, α- glycosidase
có trên màng ở phần trên ruột non phân giải thành glucose và fructose ñi vào
cơ thể qua thành ruột non do vậy dẫn tới việc tăng lượng glucose trong máu
lên một cách nhanh chóng. Khi DNJ ñược tiêu hóa cùng với thực phẩm và
ñược chuyển vào ruột non sẽ liên kết với các enzym α- glycosidase. Do hoạt
ñộng này của DNJ mà glucose ñược chuyển vào máu giảm ñi, làm cho lượng
ñường máu giảm theo.
2.3.3.3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng DNJ trên thế giới và trong nước
-Trên thế giới:
Hiện nay ñã có một số quốc gia nghiên cứu về DNJ trong lá dâu tằm

như Nhật Bản, Trung Quốc… ñã tạo ra một số sản phẩm từ lá dâu tằm có
chứa hoạt chất DNJ, các sản phẩm này ñều ñã ñược thử nghiệm lâm sàng trên
chuột, thỏ và người. Các kết quả mang lại rất khả thi, DNJ không gây tính ñộc
ñối với người và ñặc biệt hơn nó ñã có tác dụng giảm ñường huyết trong máu.
Những sản phẩm tạo ra từ bột lá dâu tằm có chứa hoạt chất chức năng DNJ có
thể ñược coi là những sản phẩm thực phẩm chức năng an toàn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16

Theo các nghiên cứu của Miyahara và cộng sự, khi thử nghiệm lâm
sàng ñối với các sản phẩm chế biến từ lá dâu có chứa DNJ với nồng ñộ
0.1% trên chuột cho thấy liều sử dụng có hiệu quả nằm trong khoảng khá
rộng từ 0.1- 0.4 g/kg chuột, tương ñương với 6-24 g bột trích ly 0.1%
DNJ/ người nặng trung bình 60kg, tức là 6-24 mg DNJ/người nặng trung
bình 60 kg.
Từ kết quả nghiên cứu này Kimura và cộng sự [20] ñã nghiên cứu tạo
ra bột trích ly lá dâu có nồng ñộ DNJ 1.3% và tiến hành thử nghiệm bột trích
ly này trên 24 người mạnh khỏe bằng cách cho sử dụng các lượng bột trích ly
khác nhau và sau ñó uống 50 g ñường sacarose, hàm lượng ñường máu ñược
xác ñịnh sau 30, 60, 90, 120, 150 và 180 phút thì kết quả cho thấy liều lượng
có hiệu quả ñến việc hạn chế sự tăng ñường máu là 0.8-1.2 g bột trích ly có
nồng ñộ DNJ là 1.3% tương ứng với 1.04-1.56 mg DNJ.
Tuy nhiên tác dụng giảm ñường máu khi dùng bột trích ly DNJ có thể
sẽ gây ra thắc mắc là liệu có tác dụng phụ của việc sử dụng lâu dài bột trích ly
dẫn tới gây bệnh hạ ñường huyết cho người khỏe mạnh không. ðể kiểm tra
ñiều này tác giả nghiên cứu ñã thử nghiệm trên 12 người mạnh khỏe tự
nguyện mỗi lần sử dụng 1.2 g bột trích ly lá dâu nồng ñộ 1.3% trước mỗi bữa
ăn (tức là khoảng 3.6 g/ngày) trong 38 ngày thì thấy rằng hàm lượng ñường
máu của họ luôn ổn ñịnh ở giới hạn bình thường, như vậy có thể thấy là bột

trích ly lá dâu sử dụng thường xuyên không gây hiện tượng hạ ñường huyết.
Kết quả này cho thấy người mạnh khỏe nếu dùng thường xuyên bột trích ly lá
dâu sẽ có dụng phòng bệnh mà không có tác dụng phụ nào, do vậy có thể coi
bột trích ly lá dâu như một loại thực phẩm chức năng an toàn.
Một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng sản phẩm Trà lá dâu bổ dưỡng
Mori trích ly xuất từ lá dâu do công ty sản xuất phối hợp với trung tâm nghiên
cứu ứng dụng thực vật thiên nhiên, trường ñại học Y Phương Nam (tên cũ ðại
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

17

học Y khoa Quân ñội số 1) ñã ñánh giá tác dụng của sản phẩm trên người. Kết
quả là với liều lượng 20ml/người/ngày, dùng ñều ñặn trong 3 tháng, còn 3
tháng sau ñó thì tùy theo biểu ñồ máu của người dùng thì cho thấy hiệu quả rõ
rệt, mức ñộ ñường máu của bệnh nhân trở về mức bình thường là 50.88%.
-Tình hình nghiên cứu trong nước:
Tại Việt Nam chưa có các nghiên cứu một cách hệ thống về vấn ñề trích
ly hợp chất DNJ từ lá dâu tằm và dùng ñể sản xuất các thực phẩm chức năng.
Năm 2007, Viện Công nghiệp Thực phẩm (chủ trì là TS.ðặng Hồng Ánh) ñã
thực hiện ñề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột lá dâu tằm giàu 1-
deoxynojirimycin” [9], do thời gian thực hiện ngắn (01 năm) và kinh phí có hạn
nên kết quả mới dừng lại ở quy mô thí nghiệm thăm dò. Tuy nhiên ñề tài cũng
bước ñầu xác ñịnh ñược một số thông số công nghệ chính trong quá trình trích ly
tách DNJ từ lá dâu tằm và bước ñầu ñã tạo ra ñược bột lá dâu tằm có hàm lượng
DNJ= 0.5% ñồng thời ñã thử tác dụng sơ bộ của sản phẩm này trên người. Mặc
dù vậy, ñể thiết lập ñược quy trình công nghệ trích ly DNJ từ lá dâu tằm một
cách hoàn thiện mà quy trình này có thể ứng dụng ñược trong thực tiễn sản xuất
cần phải có các nghiên cứu một cách tỉ mỉ và sâu rộng hơn từ xác ñịnh tiêu
chuẩn nguyên liệu (lá dâu tằm) ñến các phương pháp và thông số tối ưu trong
quy trình công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, ổn ñịnh nhưng

ñồng thời phải ñảm bảo hiệu quả kinh tế. Rộng hơn nữa, cần phải ứng dụng ñược
sản phẩm bột lá dâu tằm giàu DNJ này ñể tạo ra một số sản phẩm chức năng
mang tính hàng hóa với mục ñích phòng chống, hỗ trợ ñiều trị cho người bệnh
tiểu ñường với tiêu chí dễ sử dụng, giá thành hạ nhằm ña dạng hóa các sản phẩm
chức năng cho người bệnh tiểu ñường trên thị trường Việt Nam, ñây ñang là vấn
ñề quan tâm của các cơ quan chức năng.
Ngoài ra, còn có một số công trình khác nghiên cứu về trích ly lá dâu
tằm của tác giả Phạm Ngọc Thiện, Lê Ngọc Liên, ðại học Y Hà Nội khi thực

×