Nhóm 11- K54CNMT
Lựa chọn và đánh giá vị trí bãi chônlấp
chất thải rắn sinh hoạt ở
Đông Anh - Hà Nội
Nội dung
I. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
II. Đánh giá nguy cơ
III. Lựa chọn và đánh giá vị trí đặt bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ở Đông Anh
IV. Kết luận
Chất thải rắn sinh hoạt: là chất thải ở thể rắn phát sinh từ các hoạt động của khu dân cư, hoạt
động thuơng mại, dịch vụ…
I. Tổng quan về CTRSH
Phương pháp xử lí CTRSH
a. Con đường tiếp xúc
II. Đánh giá nguy cơ
b. Các yếu tố gây ảnh hưởng
Hiện nay, hầu hết các bãi rác Việt Nam chưa
có phương hướng giải quyết thích hợp nước rỉ
rác.
Nước rò rỉ có khả năng gây ô nhiễm cả ba môi
trường nước, đất và không khí, đặc biệt là gây ô
nhiễm đến nguồn nước ngầm.
Vị trí địa lí:
- Đông Anh là một huyện ngoại thành ở
phía Bắc thành phố Hà Nội, có diện tích là
182.139 km2.
- Là đấu mối giao thông quan trọng nối Thủ
Đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc.
III. Lựa chọn và đánh giá vị trí đặt bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ở Đông Anh
1. Giới thiệu huyện Đông Anh
Địa hình, điạ chất:
Địa hình của huyện Đông Anh tương đối bằng phẳng:
- Độ cao trung bình 7 đến 8m, điểm cao nhất là 13m và thấp nhất là 4.5m.
- Địa hình nhìn chung dốc dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông.
Đông Anh nằm trong phạm vi ảnh hưởng của đứt gãy trượt bằng và đứt gãy sâu thuận dự đoán đi
qua địa bàn xã Thụy Lâm, Vân Hà, Bắc Hồng, Nguyên Khê, Tiên Dương, Uy Nỗ, Việt Hùng, Đại
Mạch, Võng La, Xuân Nộn.
Có hiện tượng xói mòn ở bờ sông Hồng từ Thượng Cát đến sông Đuống.
Kinh tế xã hội:
Dân cư:
- Dân số của huyện là 276 750 người (tính đến năm 2003), mật độ trung bình là 1.544 người/km2.
- Dự kiến quy mô dân số của huyện đến năm 2020 là 672 000 người ở khu đô thị và 158 000 người ở
khu vực nông thôn.
Tình hình kinh tế:
Hiện tại, huyện Đông Anh có khu công nghiệp Bắc Thăng Long có quy mô lớn và khu công nghiệp vừa
và nhỏ Nguyên Khê. Theo quy hoạch đến năm 2020, khu công nghiệp tập trung Đông Anh sẽ hoàn
thành.
Khí hậu:
- Nhiệt độ trung bình năm:24.80°C
- Độ ẩm trung bình năm: 79%
- Lượng mưa trung bình năm: 1700 mm, mỗi năm có
khoảng 143 ngày mưa
- Tháng mưa nhiều nhất là tháng 8 với lượng mưa
bình quân là 300 – 350 mm
- Tháng mưa ít nhất là tháng 12
- Tốc độ gió trung bình năm: Gió hướng Đông Nam
là 2.7m/s, gió hướng Đông Bắc là 3.3m/s.
Thủy văn:
Huyện Đông Anh chịu ảnh hưởng bởi chế độ thuỷ văn
của các sông Hồng và sông Đuống.
Tình hình úng lụt thường xảy ra ở các xã phía đông của
huyện: Thụy Lâm, Vân Hà, Liên Hà liên quan đến các sông
Cà Lồ và sông Ngũ Huyện Khê.
Các tầng nước dưới đất đều có lớp sét bảo vệ. Điều này là
rất quan trọng vì sẽ tránh được các rủi ro do bị thấm nước
rác.
Tài nguyên Đất
Diện tích:18.214 ha
Đất trong huyện bao gồm:
Đất phù sa ngoài đê : được bồi đắp thường xuyên trên các bãi bồi ven sông, bãi giữa sông.
Đất phù sa trong đê: không được bồi đắp thường xuyên do có hệ thống đê.
Đông Anh thuộc nhóm đất bạc màu phát triển trên đất phù sa cổ: đất chua, nghèo dinh dưỡng,
không kết cấu, thành phần cơ giới nhẹ, rời rạc khi khô hạn, kết dính khi ngập nước, năng suất cây
trồng thường thấp.
2. Lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
huyện Đông Anh
a. Công cụ hỗ trợ phân tích
•
GIS (Geographic Information System) là tổ
hợp của các hợp phần có quan hệ thống nhất, liên quan
chặt chẽ với nhau là: phần cứng gồm máy tính và các thiết
bị liên quan; phần mềm và tổ chức con người được hoạt
động đồng bộ nhằm thu thập, lưu trữ, quản lý, thao tác,
phân tích và mô hình hoá, hiển thị các dữ liệu không gian
có định vị theo toạ độ dùng cho Trái đất và các dữ liệu
thuộc tính nhằm thoả mãn các yêu cầu thực tế.
Một số phép phân tích không gian hay được sử dụng của GIS là:
•
Buffering
Đây là nhóm thao tác không gian tạo vùng đệm nhằm khoanh các vùng cách đều một điểm, một con đường
hoặc một vùng trên những khoảng cách đã định trước
•
Chồng xếp các lớp thông tin (Overlay)
Đây là thao tác không gian trong đó các lớp chuyên đề được chồng xếp lên nhau để tạo ra một lớp chuyên đề mới chứa đựng những thông
tin mới. Có 2 dạng là chồng xếp lớp thông tin raster và chồng xếp lớp thông tin vector.
Hình Minh họa chồng xếp các lớp thông tin
•
Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu
Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu - MCA (Multi-Criteria Analysis) là một phép
phân tích tổ hợp các chỉ tiêu khác nhau để cho ra một kết quả cuối cùng. Các ứng dụng
của MCA chủ yếu là đánh giá tác động của một quá trình đến môi trường, hỗ trợ bài toán
quy hoạch để lựa chọn vị trí phù hợp nhất cho một mục đích xác định,…
b. Lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp
chất thải rắn sinh hoạt bằng GIS
và phương pháp phân tích đa chỉ
tiêu
Sơ đồ: Quy trình lựa chọn địa điểm BCL CTR sinh hoạt bằng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu
Quá trình phân tích phân cấp (Analytical Hierarchy Process - AHP) là một trong số kỹ thuật tính trọng số. Quá trình
này bao gồm 4 bước chính
1. Phân rã một tình huống phi cấu trúc thành các phần nhỏ
2. Sắp xếp các thành phần hay các chỉ tiêu theo một thứ tự phân cấp
3. Gán giá trị số cho những so sánh chủ quan về mức độ quan trọng của các chỉ tiêu. Việc so sánh này được thực
hiện giữa các cặp chỉ tiêu với nhau và tổng hợp lại thành một ma trận gồm n dòng và n cột (n là số chỉ tiêu). Phần tử aij thể
hiện mức độ quan trọng của chỉ tiêu hàng i so với chỉ tiêu cột j. Mức độ quan trọng tương đối của chỉ tiêu i so với j được
tính theo tỷ lệ k (k từ 1 đến 9), ngược lại của chỉ tiêu j so với i là 1/k. Như vậy aij > 0, aij = 1/aji, aii =1.
4. Tính toán và tổng hợp các kết quả để chọn ra chỉ tiêu có mức độ quan trọng cao nhất thông qua 2 bước:
+ Chuẩn hoá ma trận mức độ quan trọng của các chỉ tiêu bằng cách lấy giá
trị của mỗi ô trong một cột chia cho giá trị tổng của cột đó.
+ Tính giá trị trung bình của từng dòng trong ma trận cho ra trọng số tương ứng của từng chỉ tiêu.
•
Tính trọng số của các nhóm
•
Tính trọng số của các chỉ tiêu trong từng nhóm
Nhóm “Môi trường”
Nhóm “Kinh tế”
Nhóm “Xã hội”
Bảng trọng số chung các chỉ tiêu
Lựa chọn sơ bộ
Các chỉ tiêu được lựa chọn để đánh giá sơ bộ
Mức độ là: Không phù hợp: 0 điểm; Ít phù hợp: 1 điểm; Phù hợp: 2 điểm; Rất phù hợp: 3
điểm.
Kết quả tìm kiếm sơ bộ cho thấy có 5 vùng tiềm năng nằm trên địa bàn của 4 xã là: Việt Hùng (2
vùng), Vân Hà, Mai Lâm, và Dục Tú