Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

nguyên nhân và thực trạng bất bình đẳng thu nhập tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.38 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
I: Tổng quan chung về bất bình đẳng thu nhập 3
1.Khái niệm 3
2.Cơ sở và thước đo bất bình đẳng thu nhập trong xã hội 4
II. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam 6
1.Tình trạng bất bình đẳng thu nhập có xu hướng ngày càng tăng 6
2.Chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị ngày càng tăng 9
3.Chênh lệch thu nhập giữa người Kinh, Hoa và các dân tộc thiểu số càng ngày càng
gia tăng 10
III. Nguyên nhân thực trạng bất bình đẳng tại Việt Nam 15
1. Sự khác nhau về sở hữu các yếu tố sản xuất cũng như khác nhau về cơ hội vươn
lên. 15
2. Về các thể chế chính sách của Nhà nước 17
3. Bất bình đẳng thu nhập tăng do lạm phát cao 20
IV. Một số kiến nghị giải pháp 20
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
1
LỜI MỞ ĐẦU
Song song với sự tồn tại và phát triển của xã hội thì vấn đề bất bình
đẳng trong thu nhập cũng hình thành và phát triển. Đặc biệt là trong xu thế
toàn cầu hóa kinh tế quốc tế như hiện nay thì vấn đề này được thể hiện ngày
càng rõ nét ở tất cả các quốc gia trên thế giới, vì vậy nó thu hút được sự
quan tâm nghiên cứu và tìm kiếm các giải pháp không chỉ của các chuyên
gia mà còn của các nhà hoạch định chính sách vì nó ảnh trực tiếp đến sự
phát triển kinh tế và sự ổn định chính trị xã hội của các quốc gia.
Việt Nam cũng không năm ngoài xu thế trên và bất bình đẳng trong thu
nhập vẫn còn đang là một bài toán khó giải . Để hiểu rõ hơn về bất bình
đẳng trong thu nhập và thực trạng của vấn đề này ở Việt Nam như thế nào


nhóm chúng em đã chọn đề tài : “ Nguyên nhân và thực trạng vấn đề bất
bình đẳng thu nhập tại Việt Nam” để cùng nhau tìm hiểu. Tiểu luận của
chúng em gồm 4 phần:
Phần I : Tổng quan chung về bất bình đẳng thu nhập
Phần II : Thực trạng vấn đề bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam
Phần III: Nguyên nhân dẫn tới bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam
Phần IV: Một số kiến nghị giải pháp đề ra.
Thông qua đây, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo
Nguyễn Thị Hải Yến đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình chúng em trong quá
trình hoàn thành bài tiểu luận này.
2
NỘI DUNG

I: Tổng quan chung về bất bình đẳng thu nhập
1. Khái niệm
Có hai cách hiểu về bất bình đẳng thu nhập được đưa ra trong các
nghiên cứu về phân phối thu nhập tại Việt Nam. Hiểu theo ý niệm thực
chứng thì bất bình đẳng thu nhập là chênh lệch kinh tế, nghĩa là sự khác
nhau về thu nhập giữa các cá nhân trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong
xã hội. Điều này là không thể chối cãi vì phân phối thu nhập trong bất cứ xã
hội nào, tại bất kỳ thời điểm nào, cũng không đồng đều. Ý niệm chênh lệch
kinh tế tự nó không hàm ý phán đoán đạo đức, theo nghĩa chênh lệch kinh tế
ít (nhiều) không nhất thiết là tốt (xấu). Một nhà kinh tế thực chứng sẽ tìm
hiểu nguyên nhân và hậu quả của chênh lệch kinh tế, và đưa ra một vài đề
xuất để làm giảm mức độ chênh lệch kinh tế, nếu cần thiết.
Theo cách hiểu thứ hai mang tính chuẩn tắc thì bất bình đẳng thu nhập
mô tả sự sai lệch của phân phối thu nhập thực tế so với một phân phối thu
nhập chuẩn nào đó. Nếu sự sai lệch càng ít (nhiều) thì mức độ bất bình
đẳng càng thấp (cao). Phân phối thu nhập chuẩn thường được suy ra từ quan
điểm công bằng xã hội mà đa số mọi người trong xã hội chấp nhận. Cách

hiểu này hàm ý phán đoán đạo đức, theo nghĩa bất bình đẳng kinh tế ít
(nhiều) là điều tốt (xấu). Dưới các tiền đề về công bình xã hội, một nhà kinh
tế chuẩn tắc sẽ tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của bất bình đẳng kinh tế,
và đưa ra một vài đề xuất để làm giảm mức độ bất bình đẳng kinh tế với mục
đích làm tăng phúc lợi xã hội.
3
Trong bài tiểu luận này sẽ hiểu bất bình đẳng theo cách thứ nhất,
nghĩa là sự chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân trong xã hội. Như đã nói
ở phần trên, sự chênh lệch này là điều không thể tránh khỏi trong nền kinh tế
thị trường. Nhưng nếu khoảng cách chênh lệch quá cao sẽ dẫn tới bất ổn xã
hội và những hậu quả của nó sẽ là khôn lường khi xã hội bị phân cực và
nghèo đói di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2. Cơ sở và thước đo bất bình đẳng thu nhập trong xã hội
a) Thước đo bất bình đẳng thu nhập
Một thước đo bất bình đẳng thu nhập hay được sử dụng là hệ số Gini.
Hệ số Gini nhận giá trị từ 0 đến 1. Số 0 tượng trưng cho sự bình đẳng thu
nhập tuyệt đối (mọi người đều có cùng một mức thu nhập), số 1 tượng trưng
cho sự bất bình đẳng thu nhập tuyệt đối. Hệ số Gini của một nước càng cao
thì sự bất bình đẳng về thu nhập của nước đó càng lớn.
b) Cơ sở tạo nên bất bình đẳng thu nhập
Để trả lời câu hỏi tại sao lại có bất bình đẳng thu nhập, chúng ta cần
nghiên cứu hình thức phân phối thu nhập để biết được các cá nhân có thu
nhập là bao nhiêu và nguồn gốc nào tạo ra thu nhập. Phân phối thu nhập bao
gồm hai giai đoạn: phân phối theo chức năng (phân phối lần đầu) và phân
phối lại thu nhập.
Phân phối lần đầu được coi là nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh
lệch về thu nhập giữa các nhóm dân. Điều này là do phân phối được xác
định chủ yếu dựa vào quyền sở hữu các yếu tố sản xuất như nhân công, đất
đai, vốn… và vai trò của từng yếu tố trong quá trình sản xuất. Mỗi cá nhân
sở hữu lượng các yếu tố sản xuất khác nhau. Số lượng các yếu tố này một

4
phần được quyết định bởi thu nhập nhận được do các thế hệ trong quá khứ
của gia đình. Dưới đây là mô hình phân phối thu nhập theo chức năng và thu
nhập cá nhân (hộ gia đình)
Hình 1: Phân phối thu nhập theo chức năng và thu nhập cá nhân (hộ gia
đình)
Trong hình trên, hộ gia đình chỉ có sức lao động (hộ gia đình 3) sẽ chỉ
nhận được thu nhập bằng tiền lương, còn hộ gia đình có cổ phần trong doanh
nghiệp, có đất đai cho thuê và có sức lao động (hộ gia đình 2) sẽ nhận được
thu nhập từ tất cả các yếu tố. Như vậy việc sở hữu các nguồn lực khác nhau
sẽ dẫn tới sự chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân và các nhóm dân cư.
Trong quá trình phân phối lại thu nhập, nếu tăng trưởng nhằm mục
tiêu không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, Chính phủ có thể áp dụng các
chính sách nhằm điểu chỉnh thu nhập như đánh thuế thu nhập, các chương
trình trợ cấp và chi tiêu, cải cách ruộng đất, chính sách nhằm tăng cường cơ
Sản xuất
Tiền lương
Tiền thuê
Lợi nhuận
Hộ gia đình 2
Hộ gia đình 1
Hộ gia đình 3
Hộ gia đình 4
5
hội tiếp cận giáo dục cho nhiều người, từ đó giảm bớt mức thu nhập của
người giàu và nâng cao thu nhập của người nghèo. Việc Chính phủ áp dụng
các chính sách này có hiệu quả hay không sẽ góp phần quan trọng vào việc
giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân.
Ở Việt Nam, hiện tình trạng bất bình đẳng thu nhập đang ở mức độ
nào và chính phủ đã thực hiện những biện pháp gì, có hiệu quả không sẽ

được trình bày trong các phần tiếp theo đây.
II. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam
1.Tình trạng bất bình đẳng thu nhập có xu hướng ngày càng tăng
Hiện nay, Việt Nam đang trên đà phát triển và ngày càng được biết đến như
một nền kinh tế năng động hàng đầu trong danh sách các nước đang phát
triển trên thế giới. Đặc biệt là sau khi gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO
thì dòng vốn FDI ồ ạt chảy vào Việt Nam càng làm cho nền kinh tế có
những khởi sắc đáng tự hào. Thu nhập thực tế trên đầu người tăng khoảng
7%/năm. Tỷ lệ nghèo đói giảm nhanh chóng và liên tục. Khoảng 30 triệu
người, tương đương một phần ba dân số, đã thoát khỏi cảnh nghèo đói. Song
bên cạnh đó một vấn đề nan giải đang được đặt ra là chênh lệch thu nhập
đang có xu hướng tăng lên và tăng nhanh hơn người ta tưởng.
Dưới đây là hệ số Gini tính từ thu nhập của Việt nam từ 1993 đến nay:
Bảng số liệu 1: Hệ số Gini tính từ thu nhập của Việt Nam từ 1993 đến nay
Năm 1993 1998 2002 2006 2007 2008
Hệ số
Gini
0.35 0.39 0.42 0.43 0.432 0.435
( Nguồn: Số liệu của Ngân hàng Thế Giới WB)
6
Qua bảng số liệu này cho ta thấy hệ số Gini của Việt Nam không
ngừng tăng với mức tăng tương đối đồng đều từ những năm 1993 trở lại đây,
từ đó nó phản ánh tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam ngày càng
tăng lên theo thời gian. Nghiên cứu hệ số Gini một mặt cho phép ta kết luận
về tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam, mặt khác từ những số liệu
đó liệu chúng ta có thể dự đoán được rằng trong tương lai hệ số đó sẽ biến
động như thế nào? Tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam sẽ còn
tiếp tục tăng hay không?
Bên cạnh việc đánh giá bất bình đẳng thu nhập thông qua hệ số Gini
thì chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng cũng là một biểu hiện khá sâu sắc

của tình trạng này. Nền kinh tế ngày càng tăng trưởng sẽ kéo theo sự chênh
lệch giàu nghèo ngày càng cao. Thật vậy những người giàu ngày càng giàu
lên một cách nhanh chóng còn những người nghèo thì ngày càng khó có cơ
hội cải thiện cuộc sống của mình, sau đây là các số liệu thể hiện một cách rõ
nét điều đó:
Bảng số liệu 2: Chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam từ 1993 đến nay
Năm 1993 1995 1996 1999 2002 2004 2005 2006
Chênh
lệch
(lần)
4.43 6.2 7.3 7.6 8.1 8.3 8.32 8.4
( Nguồn:số liệu của Tổng Cục Thống Kê ).Tỷ lệ chênh lệch giữa nhóm
giàu (20% tổng số hộ có thu nhập cao nhất) và nhóm nghèo (20% tổng số
hộ có thu nhập thấp nhất)
Từ bảng số liệu cho thấy mức chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam có
xu hướng ngày càng mở rộng ra. Nếu như năm 1993 mức chênh lệch mới
chỉ có 4.43 lần thì đến năm 2006 con số này đã là 8.4 lần. Chỉ trong vòng
hơn chục năm mà mức chênh lênh đã tăng lên gần gấp đôi.
Số người giàu ở
7
VN tăng lên ngày càng nhanh và nhiều căn cứ vào những thống kê về số
người sở hữu chứng khoán, mua xe hơi và đi du lịch nước ngoài.
Những
người vốn giàu có họ lại nhanh nhạy với thị trường nên càng ngày thu nhập
càng cao trong khi những người nghèo thì không có vốn lại không nhạy bén
với thời cuộc nên càng ngày càng khó nâng cao mức thu nhập của mình lên.
Do đó mức chênh lệch này sẽ còn tiếp tục tăng cao trong tương lai.
Mặt khác, chính từ chênh lệch về thu nhập giữa người giàu và người nghèo
ngày càng tăng nên sự chênh lệch về mức tiêu dùng cũng ngày càng tăng
cao.

+) Năm 1993, chi cho tiêu dùng bình quân đầu người của gia đình
giàu nhất cao gấp 5 lần so với gia đình nghèo nhất, năm 2004 tỷ lệ này tăng
lên 6,3 lần. Do vậy, tỷ lệ chi tiêu bình quân đầu người của nhóm giàu nhất
trong tổng chi tiêu dùng xã hội tăng từ 41,8% lên 44,7%, trong khi đó nhóm
nghèo nhất lại giảm từ 8,4% xuống còn 7,1% ở cùng thời kỳ.
+) Năm 2006 người giàu ở Việt Nam chi tiêu cho sinh hoạt-mua sắm
cao gấp 8 lần, và cho vui chơi-giải trí cao hơn 70 lần, so với người nghèo.
Đi đôi với sự chênh lệch về thu nhập là sự chênh lệch trong việc
hưởng các phúc lợi xã hội, các dịch vụ y tế, giáo dục giữa người giàu và
người nghèo ngày càng tăng. Những hộ thuộc nhóm giàu nhất có điều kiện
nhà ở, phương tiện đi lại, đồ dùng trong sinh hoạt tốt hơn, có nhiều cơ hội
tiếp cận với các dịch vụ xã hội chất lượng cao và có mức hưởng thụ văn hóa
tinh thần, mức sống cao hơn so với nhóm hộ nghèo.
Trên đây là đánh giá chung về tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở
nước ta hiện nay. Các phần tiếp theo dưới đây sẽ đi vào phân tích cụ thể sự
chênh lệch trong thu nhập giữa nông thôn và thành thị, giữa dân tộc Kinh,
thành phần chiếm đa số trong tổng lượng dân cả nước, và người sắc tộc thiểu
8
số thường sống ở vùng cao nguyên, vùng sâu vùng xa; chênh lệch trong thu
nhập về giới, chênh lệch trong thu nhập giữa lao động trong và ngoài khu
vực FDI và ngay giữa các lao động trong khu vực FDI.
2. Chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị ngày càng
tăng
Tỉ lệ nghèo đói ở cả hai khu vực nông thôn và đô thị đều giảm dần
trong những năm gần đây, nhưng ở nông thôn không giảm nhanh bằng đô
thị. Điều này đã làm cho sự chênh lệch về tỉ lệ nghèo giữa nông thôn và đô
thị ngày càng doãng ra từ 2,65 lần (1993) lên 4,95 lần (1998), 5,4 lần (2002)
và lên đến 6,94 lần (2004).
Việt Nam là nước nông nghiệp có 75% dân số là nông dân nghèo sinh
sống ở nông thôn. Nông thôn chiếm 80% dân số và thu nhập thì chỉ khoảng

44% tổng số thu nhập cả nước. Ngược lại, thành thị chiếm 20% dân số lại
đóng góp 56% tổng số thu nhập. Trong 63 tỉnh tỉ lệ nghèo đói của khu vực
nông thôn đều cao hơn khu vực thành thị, thực chất trong khi tỉ lệ nghèo đói
của khu vực nông thôn biến dộng lớn từ 8% cho đến gần 90% thì tỉ lệ đói
nghèo ở tất cả thành thị là dưới 25%. Đóng góp” vào tỷ lệ nghèo 15,9% của
cả nước nếu chia theo các khu vực sẽ như sau: Nông thôn chiếm 93,6%,
thành thị chiếm 6,4%; Nông nghiệp chiếm 90,9%, phi nông nghiệp chiếm
9,1%; Trồng lúa chiếm 78%, không trồng lúa chiếm 22%. Tỉ lệ đói nghèo
cao nhất ở vùng nông thôn chủ yếu là các tỉnh đông bắc, tây bắc, các tỉnh
duyên hải miền trung và tây nguyên. Tỉ lệ đói nghèo trung bình ở hai vùng
đồng bằng châu thổ chính của việt nam là đồng bằng sông hồng và đồng
bằng sông cửu long. Tỉ lệ đói nghèo thấp nhất ở các thành phố lớn đặc biệt
là ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng đông nam bộ.
9
3. Chênh lệch thu nhập giữa người Kinh, Hoa và các dân tộc thiểu
số càng ngày càng gia tăng
Có thể nói bất bình đẳng giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số là
khó xóa bỏ nhất. Trong những năm qua, vùng có đông đồng bào dân tộc
thiểu số cũng có tỷ lệ nghèo giảm nhanh, song so với tỷ lệ chung của cả
nước vẫn là vùng có tỷ lệ nghèo cao, cụ thể như sau: Vùng Tây Bắc: 49%;
Vùng Bắc Trung Bộ: 29,1%; Vùng Tây Nguyên: 28,6%; Vùng Đông Bắc:
25%; Vùng Nam Trung Bộ: 12,6%; Các vùng còn lại đều dưới 10% Cả
nước hiện còn 58 huyện có tỷ lệ nghèo trên 50% và 3006 xã tỷ lệ nghèo trên
25%, nơi đây tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số ít người.
Từ những nghiên cứu, thống kê, phân tích, báo cáo có thể rút ra một
số nhận định sau:
- Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 14% dân số cả nước nhưng
lại chiếm gần 44% tổng số người nghèo, hay nói cách khác là cứ 100 người
nghèo thì có gần 44 người là đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tốc độ giảm nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số cũng chậm hơn

người Kinh và người Hoa; tỷ lệ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số từ
86,4% năm 1993 giảm xuống còn 52,3% vào năm 2006 (trên 7 triệu người),
trung bình mỗi năm giảm 2,4%, trong khí đó tỷ lệ nghèo của người Kinh và
Hoa là 53,9% năm 1993 giảm còn 10,36% vào năm 2006 trung bình mỗi
năm giảm 3,15%.
- Khoảng cách nghèo (chỉ số nghèo) giữa các nhóm người dân tộc
thiểu số và người Kinh, người Hoa cũng có sự chênh lệnh đáng kể (chỉ số
nghèo là khoảng cách chênh lệch trung bình giữa chi tiêu của nhóm nghèo
10
với chuẩn nghèo tính theo chi tiêu); khoảng cách nghèo của nhóm dân tộc
thiểu số là 34,7% năm 1993 xuống còn 15,4% năm 2006, trong khi đó
khoảng cách nghèo của người Kinh và Hoa là 10% năm 1993 giảm xuống
còn 2% năm 2006 (sát chuẩn nghèo)
- Tỷ lệ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số giữa các vùng khó khăn
nhất cũng có sự khác nhau; Tỷ lệ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số vùng
Tây Bắc từ gần 90% năm 1993 giảm xuống còn dưới 60% năm 2006; trong
khi đó tỷ lệ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên giảm từ
trên 90% xuống còn 70% trong cùng thời gian trên.
- Tỷ lệ nghèo giữa các nhóm dân tộc thiểu số cũng khác nhau. Nhóm
dân tộc Tày, Thái, Mường, Nùng tỷ lệ nghèo năm 1993 là 82% xuống còn
khoảng 42% năm 2006. Các nhóm dân tộc thiểu số khác từ 84% (1995) giảm
xuống còn 50%. Trong khi đó người Kinh từ 52% (năm 1993) xuống còn
10% (2006); người Hoa từ 15% (1993) xuống còn 7% (2006).
Nhóm các dân tộc thiểu số ít người ở Tây Nguyên từ 96% giảm xuống còn
khoảng 73% cùng trong khoảng thời gian trên ( Eđê, Raglai ). Nhóm dân
tộc thiểu số ít người khác ở miền núi phía Bắc từ 85% (năm 1993) giảm
xuống còn trên 70% (năm 2006). Nhìn chung nhóm dân tộc thiểu số có tỷ lệ
nghèo cao gấp nhiều lần tỷ lệ nghèo chung của cả nước, nhất là nhóm dân
tộc thiểu số ít người; tập trung ở vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, Đông Bắc,
miền Tây Bắc Trung Bộ, và Nam Trung Bộ.

Các số liệu được lấy về từ Mạng thông tin công tác xã hội :
/>option=com_content&view=article&id=159.
11
4. Bất bình đẳng thu nhập về giới tăng
Trong vòng 20 năm gầy đây ở Việt Nam thu nhập của nam giới tăng
mạnh hơn so với nữ giới mặc dù họ cùng làm trong những ngành nghề và
những công việc như nhau, thời gian làm việc như nhau. Đây chính là tình
trạng bất bình đẳng thu nhập về giới được thể hiện như sau
Theo số liệu điều tra VHLSS 2002 cho thấy thu nhập bình quân hàng
tháng của phụ nữ chiếm 85% thu nhập của nam giới, tỷ lệ này ở khu
vực nông nghiệp chỉ là 66% và ở khu vực công nghiệp là 78%. Và
khoảng cách thu nhập lớn nhất là trong lĩnh vực quản lý mà quản lý tài
chính là một điển hình.
Các kết quả điều tra cho thấy, tiền lương cơ bản của nữ trong tổng thu
nhập cũng chiếm tỷ lệ thấp hơn nam, nếu như nam chiếm 73% tổng thu
nhập quốc dân thì nữ chỉ chiếm 71%. Lao động nữ trong mọi loại hình
doanh nghiệp đều có mức lương cơ bản thấp hơn khoảng 68% lương cơ
bản của nam
Chỉ có 23% nữ tham gia hoạt động kinh tế có công việc giống như 42%
số nam giới song mức lương trung bình 1 giờ của phụ nữ chỉ bằng 78%
mức lương đó của nam giới ( FAO &UNDP 2002)
Trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn tuy lao động nữ được hưởng
các khoản trợ cấp theo các quy định của luật lao động nhưng tổng thu nhập
của lao động nữ vẫn thấp hơn lao động nam vì lương cơ bản của họ thấp hơn
lao động nam. Tính gộp cả lương và các khoản trợ cấp bằng tiền của lao
động nữ thì thu nhập của họ chỉ tương đương với 87% so với lao động nam
Từ một nguồn số liệu ở Việt Nam cho thấy, phụ nữ làm việc nhiều
như nam giới, thậm chí nhiều hơn nếu tính cả việc nhà. Số giờ làm việc ở
nhà của nam giới bình quân là 1,6h/ngày, trong khi của phụ nữ là 2,2h/ngày.

12
Tuy nhiên, đóng góp về thu nhập tiền mặt của họ lại ít hơn, và họ cũng ít có
quyền pháp lý hơn đối với tài sản - những tài sản có được nhờ nỗ lực của họ
hay phụ nữ có ít quyền cở hữu đất đai hơn nam giới cũng làm cho thu nhập
của họ thấp hơn
5. Bất bình đẳng thu nhập trong khu và ngoài khu vực FDI
Trong những năm gần đây khi làn sóng FDI đầu tư vào Việt Nam một cách
mạnh mẽ thì nó cũng trở thành một nhân tố làm sâu sắc hơn sự bất bình đẳng
trong thu nhập giữa lao động trong và ngoài khu vực FDI và bất bình đẳng
ngay giữa các lao động trong khu vực FDI.
a. Bất bình đẳng trong thu nhập giữa lao động trong và ngoài khu vực
FDI
Nếu tính bình quân lương tháng của toàn bộ lao động trong doanh nghiệp
qua các cuộc khảo sát tiền lương do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
tiến hành từ đầu thập kỷ này thì người lao động trong doanh nghiệp FDI vẫn
được hưởng mức lương cao hơn so với ở các doanh nghiệp trong các khu
vực khác khoảng 2 lần và còn có xu hướng gia tăng vì theo thống kê tiền
lương DN FDI thực trả cho người lao động có xu hướng gia tăng, với mức
tăng bình quân 25%/năm. Theo số liệu thống kê được cho thấy:
+ Tiền lương của khối DN nhà nước thấp nhất là 800 nghìn
đồng/người/tháng; bình quân khoảng 2,5 triệu đồng/tháng. Cá biệt có người
làm việc trong DN Nhà nước thu nhập 20 triệu đồng/tháng.
+ Tiền lương thấp nhất ở khối DN dân doanh còn thấp hơn khối DN nhà
nước, vỏn vẹn 700 nghìn đồng/tháng; cao nhất là 8 triệu đồng/người/tháng
(trung bình chỉ được gần 1,6 triệu đồng/tháng).
13
+ Khối DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn có mức tiền lương khá nhất:
thấp nhất là 1 triệu đồng và cao nhất 32 triệu đồng/người/tháng
Số liệu công bố qua các cuộc điều tra gần đây về tiền lương còn cho thấy các
doanh nghiệp FDI đang thắng thế trong cạnh tranh thu hút nhân lực cấp cao,

như các chức danh quản lý doanh nghiệp. Mức lương trả cho lao động quản
lý trong các doanh nghiệp FDI trung bình là 12 triệu đồng/tháng (năm 2005),
cao hơn nhiều so với mức lương tương ứng ở các doanh nghiệp nhà nước
(4,3 triệu) và doanh nghiệp tư nhân (3 triệu).
b. Bất bình đẳng giữa các lao động trong khu vực FDI
Ở khu vực DN FDI, thu nhập của người lao động có thể cao hơn
những khu vực khác nhưng ở đây cũng tồn tại sự chênh lệch lớn, tiền lương
tỷ lệ thuận với trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật của người
lao động. Trong đó, nhóm lao động phổ thông có thu nhập thấp nhất và
nhóm lao động kỹ thuật và nhân viên quản lý doanh nghiệp có thu nhập cao
nhất. Mức thu nhập của lao động có thể chênh lệch đến 5-10 lần. Sự chênh
lệnh này ở các doanh nghiệp FDI phía Nam lớn hơn so với các doanh nghiệp
khu vực phía Bắc
Cụ thể, người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất (cao
đẳng nghề) có thu nhập cao gấp 3,5 lần so với thu nhập của lao động phổ
thông và cao gấp 2,88 lần so với lao động có trình độ sơ cấp.
Khảo sát cũng cho thấy người lao động phổ thông làm việc ở khu vực
FDI phải làm việc với cường độ cao, thời gian kéo dài, song thu nhập bình
quân của người lao động không cao hơn so với mặt bằng thu nhập của lao
động trong các loại hình doanh nghiệp khác. Phần lớn lao động có mức thu
14
nhập thấp từ 800.000-1.000.000 đ/tháng. Để có thêm thu nhập, 42,5% số lao
động phải làm thêm giờ ngoài thời gian làm khá vất vả trong doanh nghiệp,
đặc biệt trong ngành dệt may, số lao động làm thêm lên tới 54,7%. Hiện còn
khoảng 6,5% lao động trong doanh nghiệp FDI phải làm việc bình quân trên
10 tiếng/ngày, 18% làm từ 8-10 tiếng, trong khi đó chỉ có 52% lao động làm
việc 8 tiếng/ngày. Nhưng lại có khoảng 65% lao động làm việc 6 ngày/tuần,
25% làm 7 ngày/tuần.
Ở các vị trí quản lý, những lao động nắm giữ các vị trí quản lý cao cấp
trong doanh nghiệp hiện có mức thu nhập bình quân 10, 231 triệu

đồng/người/tháng, gấp 9,86 lần so với mức thu nhập trung bình của lao động
phổ thông và gấp 2,29 lần so với lao động quản lý bậc trung.
Như vậy, qua các phân tích và số liệu trên đây, chúng ta có thể thấy
mức độ bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam hiện nay không phải là chấp
nhận được và chưa đáng lo ngại như cách nhìn từ trước đến nay. Tuy tình
trạng này chưa đến mức báo động, nhưng nó đang gia tăng và không có dấu
hiệu giảm xuống. Nếu như mức chênh lệch này quá cao sẽ mang lại hậu quả
nguy hại nghiêm trọng, nhất là khi xã hội bị phân cực và nghèo đói di truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác.
III. Nguyên nhân thực trạng bất bình đẳng tại Việt Nam
1. Sự khác nhau về sở hữu các yếu tố sản xuất cũng như khác
nhau về cơ hội vươn lên.
Như đã đề cập tới trong phần I, bất bình đẳng thu nhập là do sự khác
nhau về việc sở hữu các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, đất đai… cũng
như khác nhau về cơ hội vươn lên. Trong quá trình cải cách kinh tế thời kì
15
đổi mới và mở cửa hội nhập kinh tế thế giới, kinh tế nước ta đã và đang tăng
trưởng nhanh chóng, mức sống người dân được cải thiện đáng kể. Nhiều
người giàu lên nhanh chóng nhưng nhiều người nghèo lại nghèo đi vì bị gạt
ra ngoài rìa công cuộc phát triển kinh tế, và những lợi ích mà họ thu được từ
toàn cầu hoá còn quá ít. Thực tế hiện nay ở Việt Nam, trong khi toàn xã hội
nói chung đều được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế, thì những người nghèo
được hưởng lợi ít hơn: những người nghèo chỉ được hưởng lợi bằng 75,6%
của mức bình quân, trong khi người giàu được hưởng lợi nhiều hơn hẳn,
bằng 115% so với mức tăng trưởng kinh tế. Tại sao lại như vậy? Về nguyên
tắc thì tăng trưởng kinh tế mang lại cơ hội cho tất cả mọi người, nhưng thực
chất, chỉ một số ít người, đặc biệt là ngay từ thời điểm ban đầu, lanh lợi và
có đủ khả năng tiếp cận và nắm bắt được những cơ hội này. Và dĩ nhiên là
người giàu thì nắm được nhiều cơ hội hơn. Người giàu có nhiều thông tin,
nhiều vốn, có khả năng tiếp cận với giáo dục tốt. Còn người nghèo thì thiếu

đào tạo cơ bản, gánh nặng nợ nần và không có khả năng lựa chọn. Chính vì
vậy mà người giàu thì ngày càng giàu lên, người nghèo thì nghèo đi, chênh
lệch về thu nhập do đó ngày càng lớn.
Nếu xét trên các mối tương quan về bất bình đẳng thu nhập giữa thành
thị và nông thôn, giữa dân tộc Kinh, Hoa với các dân tộc thiểu số, có thể dễ
dàng nhận thấy năng suất, tốc độ phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp luôn
thấp hơn trong công nghiệp và dịch vụ. Từ đó dẫn đến hệ quả thu nhập của
cư dân nông thôn và miền núi thấp hơn cư dân thành phố. Thứ hai là khoảng
cách chênh lệch về tri thức, kỹ năng chuyên môn ngày càng lớn giữa người
được tiếp cận với giáo dục tốt và những người không có cơ hội đó. Người
dân ở thành phố thì có điều kiện tốt hơn ngưòi nông thôn, người Kinh thì có
điều kiện tốt hơn người dân tộc thiểu số. Cho tới gần đây, người dân tộc
16
thiểu số vẫn không được tiếp cận rộng rãi với y tế và giáo dục cơ bản. Ở tất
cả các nhóm tuổi, tỷ lệ trẻ em dân tộc đến trường đều thấp hơn nhiều so với
trẻ em dân tộc Kinh. Chênh lệch này còn rõ ràng hơn nữa ở trẻ em gái.
Không đầy 30% người trưởng thành ở các cộng đồng dân tộc thiểu số tốt
nghiệp cấp hai, so với con số 50% ở người Kinh. Điểm thứ ba là trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đất nông nghiệp bị chuyển sang đất
công nghiệp và đô thị, khiến nhiều nông dân thiếu đất canh tác và nhiều đất
đai trở thành sở hữu của một số cá nhân có thế lực kinh tế và quyền lực
chính trị. Nghiêm trọng hơn nữa là hiện tượng trưng dụng bừa bãi đất nông
dân để làm khu vui chơi du lịch, sân golf, vv với giá bồi thường rất thấp so
với giá thị trường. Sau khi nhận được một số tiền đền bù ít ỏi đã trở nên
trắng tay, không nghề nghiệp, buộc phải di chuyển ra thành thị. Có điều, ra
thành thị không có nghĩa là thoát được cái nghèo. Những người di cư nghèo
sinh sống ở thành thị khó kiếm được việc làm ổn định, mà nếu không đăng
ký cư trú thì sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận với mọi hình thức trợ giúp
xã hội chính thức vì sự trợ giúp xã hội trong khuôn khổ các chương trình
mục tiêu quốc gia và các cơ chế bảo trợ xã hội khác đều căn cứ vào hộ tịch.

Một điểm khác nữa là từ các số liệu được trình bày trong phần thực
trạng, có thể thấy trong ngắn hạn, làn sóng FDI sau khi VN gia nhập WTO
cũng là một nguyên nhân làm tăng sự bất bình đẳng về thu nhập không chỉ ở
khu vực thành thị, mà cả giữa khu vực thành thị và nông thôn do mức lương
cao hơn ở khu vực thành thị sẽ kích thích làn sóng nhập cư từ nông thôn,
trong khi thu nhập của lao động ở nông thôn không được cải thiện.
2. Về các thể chế chính sách của Nhà nước
17
Nguyên nhân thứ hai là các thể chế chính sách của Nhà nước nhằm tái
phân phối thu nhập chưa thực sự hiệu quả. Nhà nước có thể thông qua hệ
thống thuế và chuyển giao luỹ tiến, các chương trình trợ cấp và chi tiêu, cải
cách ruộng đất, chính sách nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho
nhiều người, từ đó giảm bớt mức thu nhập của người giàu và nâng cao thu
nhập của người nghèo. Nhìn vào kế họach của nhà nước người ta thấy có
những bước rất tích cực. Nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 15% vào
năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã thông qua khoản đầu tư từ 60.000 đến
62.000 tỷ đồng Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo giai
đoạn 2006-2010. Các bộ, ngành nghiên cứu chủ động áp dụng các hình thức
hỗ trợ cần thiết phù hợp với quy định trong WTO đối với người nghèo, vùng
nghèo, đối với những bộ phận xã hội ít được hưởng lợi hoặc bị thiệt thòi
trong quá trình hội nhập, đặc biệt quan tâm tới nông nghiệp, nông thôn và
nông dân. Tuy nhiên kinh nghiệm lịch sử cho thấy, đối với các quốc gia có
mức thu nhập đầu người thấp như VN, mỗi thay đổi nhỏ về chính sách chi
tiêu công cộng thường đem lại nhiều lợi ích hơn cho người giàu. Theo Báo
cáo Phát triển thế giới 2004 của WB, công bố cuối tháng 9/2003, nhóm 1/5
nghèo nhất của dân cư nhận được ít hơn 1/5 chi tiêu cho giáo dục hoặc y tế,
trong khi nhóm 1/5 giàu nhất lại nhận được nhiều hơn. Lý do cơ bản là chi
tiêu công cộng đã nghiêng lệch về những dịch vụ được người giàu tiêu dùng
nhiều hơn, cho dù ban đầu nó có xu hướng vươn tới người nghèo. Đối với
VN, những hạn chế chung này vẫn còn tồn tại, cho dù ở mức độ kém nghiêm

trọng. Các chính sách hướng đến cải thiện cuộc sống cho người nghèo nhiều
khi lại vô hình dung tạo thu nhập cho người giàu. Hàng trăm tỷ đồng ngân
sách hỗ trợ người nghèo đã bị thất thoát qua các khâu, mà chủ yếu vào túi
người giàu, điển hình là chương trình 135 của Chính phủ với một loạt các sai
18
phạm hay việc cắt xén tiền hỗ trợ người nghèo ăn Tết ở nhiều địa phương
năm 2008 vừa qua đang gây nhiều phẫn nộ trong công chúng.
19
3. Bất bình đẳng thu nhập tăng do lạm phát cao
Nguyên nhân thứ ba làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập là tình trạng
lạm phát đang tăng cao trong những năm gần đây. Lạm phát trung bình qua
các năm 2005 là 8,3%, 2006 là 7,5% , 2007 là 12,6% và năm 2008 là
19,89%. Lạm phát làm giảm sức mua của người nghèo và làm tăng bất bình
đẳng về thu nhập. Điều này được lý giải như sau: giá cả tăng sẽ tác động đến
tất cả mọi tầng lớp, nhưng với những người giàu, có điều kiện sẽ ít bị tác
động hơn vì trong tổng thu nhập, họ chỉ phải sử dụng một phần cho chi tiêu
hàng ngày. Còn những người nghèo thì hầu hết thu nhập dùng cho chi tiêu
hàng ngày, có bao nhiêu phải chi hết, thậm chí không đủ mà chi. Vì vậy, giá
cả lên sẽ khiến cuộc sống vốn eo hẹp của nhóm đối tượng này càng eo
hẹp và khó khăn hơn. Đặc biệt lạm phát tăng cao trong năm 2007 và 2008,
đã làm giảm thu nhập của nhiều nhóm dân cư, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
người nghèo và cận nghèo, dẫn đến tái nghèo. Nếu giá cả càng tăng thì càng
tác động tiêu cực đến người nghèo và quá trình đó sẽ làm phân hóa giàu
nghèo càng mạnh hơn.
Trên đây là một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng bất bình đẳng thu
nhập đang ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Dẫu sao thì khoảng cách giàu
nghèo là điều không thể tránh khỏi trong nền kinh tế thị trường. Và Nhà
nước sẽ phải áp dụng đông bộ nhiều biện pháp để rút ngắn khoảng cách này.
IV. Một số kiến nghị giải pháp
Căn cứ vào những thực trạng và nguyên nhân đã đề cập ở phần trên,

dưới đây là một số kiến nghị giải pháp nhằm hạn chế bất bình đẳng thu nhập
tại Việt Nam:
20
Trong thời gian trước mắt, cần phải kiểm soát lạm phát một cách hiệu
quả, đồng thời đảm bảo cho người nghèo, kể cả người mới bị nghèo, được
trợ giúp. Đặc biệt, Chính phủ cần có biện pháp khẩn cấp để giảm bớt tình
cảnh khó khăn của những người dân di cư nghèo hiện đang sinh sống và làm
việc tại các thành phố mà không đăng ký cư trú và đang phải hứng chịu tác
động tiêu cực của tình trạng khó khăn về kinh tế trong thời gian gần đây.
Về trung và dài hạn, Chính phủ cần tiếp tục :
+ Duy trì tăng trưởng kinh tế cao, mang lại lợi ích cho người nghèo
cũng như mọi đối tượng dân cư khác, tuy nhiên cùng với nó phải thiết lập cơ
chế phân phối thu nhập và phi thu nhập qua hệ thống thuế và chuyển giao
luỹ tiến. Xử lý những thất bại của thị trường một cách hiệu quả.
+ Để hạn chế lực lựơng lao động nông thôn di chuyển đến thành thị,
cần phải di chuyển nguồn vốn phân bổ về nông thôn, công nghiệp hoá nông
thôn, tạo công ăn việc làm, mở thêm trường dạy chữ và dạy nghề cho nông
dân, giúp nông dân tăng năng suất và thu hoạch (trồng hoa màu gì, trồng như
thế nào, tìm kiếm và phát triển thị trường khách mua ra sao, vv), cũng như
nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn. Ngoài ra, cũng cần thiết phải có một
mạng lứơi ngân hàng tín dụng ưu đãi hoặc hỗ trợ người nông dân trong cuộc
sống và sản xuất.
+ Rà soát và cải thiện chính sách cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản
cũng như các dịch vụ bảo trợ xã hội theo nguyên tắc bình đẳng và phục vụ
cho mọi đối tượng dân cư. Chấn chỉnh quản lý tốt các chương trình trọng
điểm quốc gia về xóa đói, giảm nghèo
21
+ Tiếp tục xây dựng một hệ thống an sinh xã hội mang tính toàn diện,
phục vụ cho mọi đối tượng dân cư và dựa trên các chế độ/chính sách về
quyền lợi nhằm đảm bảo thực hiện sự trợ giúp một cách công bằng và liên

tục.
+ Thực hiện công khai, minh bạch về thu nhập, chống tham nhũng
bằng cách sửa đổi một cách cơ bản các luật lệ có liên quan. Chống tham
nhũng chủ yếu phải thông qua sửa đổi cơ chế, tức là thay đổi cơ chế xin -
cho, công khai trách nhiệm thu nhập, thực hiện công khai, minh bạch, kế
toán và kiểm toán theo chuẩn mực quốc tế.
Nếu thực hiện đồng bộ các biện pháp cơ bản trên, về lâu về dài,
khoảng cách giàu - nghèo sẽ được thu hẹp lại mà nền kinh tế vẫn tiếp tục
phát triển bền vững. Tuy nhiên vấn đề là chúng ta thực hiện như thế nào để
những chính sách, chương trình đó đến được với nhân dân.
22
KẾT LUẬN
Thu nhập là động lực chính của người lao động từ đó góp phần nâng
cao hiệu quả kinh tế. Đảm bảo được sự bình bẳng trong thu nhập không
những giải phóng sức lao động, tận dụng nguồn lực, làm lành mạnh thị
trường lao động góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì vậy đảm bảo
được sự bình đẳng trong thu nhập cũng là một điều kiện quan trọng đảm bảo
cho xã hội phát triển bền vững.
Việc bất bình đẳng thu nhập gia tăng là điều khó tránh khỏi ở một nền
kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu không được kiểm
soát, nó sẽ tạo ra bất ổn xã hội. Chính phủ phải thực hiện rất nhiều biện pháp
để dung hoà mục tiêu tăng trưởng nhanh và công bằng xã hội.
Tuy nhiên với những kết quả rất đáng khích lệ trong công cuộc xoá
đói giảm nghèo trong hai năm vừa qua, chúng ta hy vọng rằng Việt Nam sẽ
nhanh chóng đạt được mục tiêu đầu tiên trong tám Mục tiêu Thiên niên kỷ
mà Liên hợp quốc đề ra là triệt để loại trừ tình trạng bần cùng hoá và thiếu
ăn. Cùng với chương trình, chính sách của Nhà nước, với truyền thống yêu
thương đùm bọc lẫn nhau, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta, hy vọng vấn
đề bất bình đẳng thu nhập sẽ nhanh chóng được giải quyết để người dân
không còn cảnh “người giàu giàu mãi còn người nghèo vẫn cứ nghèo mãi”.

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phùng, Vũ Thị Ngọc (2006). Giáo trình kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Lao
động và xã hội.
Trần Nam Bình (2008), “ Vai trò của bất bình đẳng kinh tế, ghen tị và thiếu
thốn tương đối trong phát triển bền vững tại Việt Nam”, Thời đại mới 14
(tháng 7)
Đoan Trang. (2008, 24/7). VN: Số ít người giàu hưởng phần nhiều quyền lợi.
Được lấy về từ: />Hồng Loan. (2008. 14/6). Chênh lệch giàu-nghèo tại Việt Nam. Được lấy về từ:
/>Thông tấn xã Việt Nam. (2007. 31/3). Chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam đang
nới rộng. Được lấy từ: />Tư Giang. (2008. 19/11). Người giàu nhận phúc lợi xã hội cao gần gấp sáu lần
người nghèo. Được lấy từ: />ColumnId=23&NewsId=43564&fld
Nguyễn Nữ Thắng (2008. 06/12). Giàu nghèo và hệ luỵ của sự phát triển.
Được lấy về từ: />doanh/2004/01/3B9CF6FD/
Lê Bạch Dương (2008. 26/10). Khi người nghèo thiếu cơ hội vươn lên. Được
lấy về từ: />Ts Đỗ Thiên Kính (2008. 20/5). Cái nhìn khác về bất bình đẳng tại Việt Nam.
Được lấy về từ:
/>Mai Thanh Tú (2007. 27/12). Bất bình đẳng ở Việt Nam - Khoảng cách lớn
như thế nào? Được lấy về từ:
/>Phước Hà. (2007, 10/11). Giá cả tăng: Phân hóa giàu nghèo sẽ nhanh và mạnh
hơn. Được lấy về từ : />Lê Đình Văn (2008. 17/10). Lạm phát làm gia tăng chênh lệch giàu nghèo tại
Việt Nam. Được lấy về từ : />24

×