Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu biện pháp chống tái nhiễm bệnh greening trên cam trưng vương, quýt hà trì tại cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 111 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
==============





PHẠM THỊ DUNG





NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP CHỐNG TÁI NHIỄM
BỆNH GREENING TRÊN CAM TRƯNG VƯƠNG,
QUÝT HÀ TRÌ TẠI CAO BẰNG






LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP













HÀ NỘI – 2012

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
==============



PHẠM THỊ DUNG




NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP CHỐNG TÁI NHIỄM
BỆNH GREENING TRÊN CAM TRƯNG VƯƠNG,

QUÝT HÀ TRÌ TẠI CAO BẰNG


Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 60.62.10



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP



Người hướng dẫn khoa học
TS. Ngô Vĩnh Viễn








HÀ NỘI - 2012

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi xin chân thành
cảm ơn sự giúp ñỡ và góp ý quý báu của thày hướng dẫn khoa học, TS. Ngô
Vĩnh Viễn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp ñỡ của:
Ban ñào tạo sau ñại học - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và các
thầy cô giáo ñã giảng dạy trong 2 năm qua.
Lãnh ñạo Viện Bảo vệ thực vật và các Phòng ban ñã tạo ñiều kiện về
cơ sở vật chất và tinh thần ñể tiếp sức cho tôi hoàn thành tốt luận văn.
Các ñồng nghiệp trong Bộ môn Bệnh cây - Viện Bảo vệ thực vật ñặc
biệt là các bạn trong nhóm nghiên cứu bệnh hại cây ăn quả có múi luôn dành cho
tôi những thời gian quí báu và sẵn sàng giúp ñỡ ñể tôi hoàn thành luận văn.
Tự ñáy lòng mình, tôi xin biết cha mẹ tôi ñã nuôi dạy tôi nên người và
sự ñộng viên khích lệ của gia ñình ñã giúp tôi hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2012
Học viên


Phạm Thị Dung







Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4


LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực
và chưa ñược ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2012
Tác giả luận văn




Phạm Thị Dung

















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

MỤC LỤC


Trang
Trang phụ bìa i
Lời cảm ơn ii
Lời cam ñoan iii
Mục lục iv
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
Trang
MỞ ðẦU
1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu 4
1.2. Kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan ñến ñề tài 5
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 5
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước. 17
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
27
2.1. ðịa ñiểm và thời gian 27
2.2. Vật liệu nghiên cứu 27
2.3. Nội dung nghiên cứu và các vấn ñề cần giải quyết 27

2.4. Phương pháp nghiên cứu 28
2.4.1. ðiều tra thực trạng sản xuất và tập quán canh tác cây cam,
quýt tại Hòa An, Cao Bằng
28

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

2.4.2. ðiều tra thành phần sâu bệnh hại trên cây cam quýt tại Hoà
An, Cao Bằng
28
2.4.3. Nghiên cứu diễn biến mật ñộ rầy chổng cánh Diaphorina citri
Kuwayama trên cây cam, quýt tại Hòa An, Cao Bằng
33
2.4.4. ðánh giá khả năng nhiễm vi khuẩn gây bệnh Greening của
rầy non và rầy trưởng thành
34
2.4.5. Ảnh hưởng của thời gian chích hút trên cây bệnh ñến khả
năng nhiễm vi khuẩn gây bệnh Greening của rầy trưởng thành
35
2.4.6. ðánh giá khả năng tồn tại của vi khuẩn gây bệnh Greening
trong cơ thể rầy Diaphorina citri Kuwayama
35
2.4.7. Ảnh hưởng của số lượng rầy Diaphorina citri Kuwayama ñến
khả năng lan truyền bệnh Greening
36
2.4.8. Ảnh hưởng của thời gian lây nhiễm rầy chổng cánh
Diaphorina citri Kuwayama ñến khả năng lan truyền bệnh Greening


36
2.4.9. Ảnh hưởng của biện pháp trồng xen canh ổi – cam tới mật ñộ
rầy chổng cánh Diaphorina citri Kuwayama
37
2.4.10. Ảnh hưởng của biện pháp tỉa cành tạo tán ñến thời gian ra
lộc, số lộc trên cành và mật ñộ rầy chổng cánh Diaphorina citri
Kuwayama trên cam Trưng Vương
38
2.4.11. ðánh giá hiệu lực của một số loại thuốc hoá học trong phòng
trừ rầy chổng cánh Diaphorina citri Kuwayama
38
2.4.12. ðánh giá hiệu quả phòng trừ rầy chổng cánh Diaphorina
citri Kuwayama trong vụ ñông
39
2.5. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu thí nghiệm
40
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
41

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

3.1. Hiện trạng sản xuất cam, quýt tại huyện Hòa An, Cao Bằng 41
3.2. Thành phần sâu bệnh hại chính trên cam, quýt tại Hòa An 45
3.2.1. Thành phần bệnh hại 45
3.2.2. Thành phần sâu hại 50
3.3. Diễn biến mật ñộ rầy chổng cánh Diaphorina citri Kuwayama
trên cam quýt tại Hoà An, Cao Bằng


52
3.4. Nghiên cứu mối quan hệ giữa vi khuẩn gây bệnh Greening và
rầy chổng cánh Diaphorina citri Kuwayama
55
3.4.1. ðánh giá khả năng nhiễm vi khuẩn gây bệnh Greening của
rầy non và rầy trưởng thành
55
3.4.2. Ảnh hưởng của thời gian chích hút trên cây bệnh ñến khả
năng nhiễm vi khuẩn gây bệnh Greening của rầy trưởng thành

57
3.4.3. Khả năng tồn tại của vi khuẩn gây bệnh Greening trong cơ thể
rầy Diaphorina citri Kuwayama
59
3.4.4. Ảnh hưởng của số lượng rầy chổng cánh Diaphorina citri

Kuwayama ñến khả năng lan truyền bệnh Greening
62
3.4.5. Ảnh hưởng của thời gian chích hút của rầy chổng cánh
Diaphorina citri Kuwayama ñến khả năng lan truyền bệnh Greening

63
3.5. Nghiên cứu một số biện pháp chống tái nhiễm bệnh Greening
trên ñồng ruộng
66
3.5.1. Ảnh hưởng của biện pháp trồng cam xen ổi ñến mật ñộ rầy
chổng cánh Diaphorina citri Kuwayama trên cam Trưng Vương
66
3.5.2. Ảnh hưởng của biện pháp tỉa cành tạo tán ñến thời gian ra lộc,
số lộc trên cành và mật ñộ rầy chổng cánh Diaphorina citri

Kuwayama trên cam Trưng Vương
68

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

3.5.3. Thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ rầy chổng cánh
Diaphorina citri Kuwayama trên ñồng ruộng
71
3.5.3.1. Thử nghiệm hiệu lực của một số loại thuốc hóa học trong
phòng trừ rầy chổng cánh Diaphorina citri Kuwayama
71
3.5.3.2. Thử nghiệm biện pháp phun phòng trừ rầy chổng cánh
Diaphorina citri Kuwayama trong vụ ñông
72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
75
Kết luận 75
Kiến nghị 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
77
Tiếng Việt 77
Tiếng Anh 79
PHỤ LỤC
















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. Tên các cơ quan, tổ chức, chương trình nghiên cứu:
- FFTC: Food and Fertilizer Technology Center ( tại ðài Loan )
- FAO: Food and Agriculture Organization
2. Các chữ viết tắt trong luận văn
- bp: base pairs cặp base
- dNTP: Deoxy Nucleotide triphosphate
- DNA: deoxyribose nucleic acid
- EDTA: Sodium ethylene diaminetetraacetate
- ELISA: Enzyme-Linked Immuno Sorbent Assay
- PBS-T: Phosphate-buyer saline-Tween
- P-NPP: P-nitrophenyl phosphate
- PCR: Polymerase Chain Reaction
- TE: Tris + EDTA + Distilled water
- TBE: Tris + Boric acid + EDTA










Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10
DANH MỤC BẢNG


Bảng Tên bảng Trang


3.1 Diện tích và sản lượng cam quýt tại huyện Hoà An, Cao
Bằng
41
3.2 Hiện trạng sử dụng giống cam, quýt tại huyện Hoà An,
Cao Bằng
42
3.3 Hiện trạng tuổi cây cam Trưng vương và quýt Hà trì 43
3.4 Hiện trạng thâm canh và chăm sóc cam, quýt tại Hoà An,
Cao Bằng
44
3.5 Thành phần bệnh hại trên cam, quýt tại Hòa An, Cao
Bằng

46
3.6 Mức ñộ nhiễm bệnh Greening và Tristeza trên cam, quýt
tại Hòa An, Cao Bằng
48
3.7 Thành phần sâu hại trên cam, quýt tại Hòa An, Cao Bằng 50
3.8 Khả năng nhiễm vi khuẩn gây bệnh Greening của rầy
non và trưởng thành
56
3.9 Ảnh hưởng của thời gian chích hút trên cây bệnh ñến
khả
năng nhiễm vi khuẩn gây bệnh Greening của rầy trưởng
thành
57
3.10 Khả năng tồn tại của vi khuẩn gây bệnh Greening trong
cơ thể rầy Diaphorina citri Kuwayama
60
3.11 Ảnh hưởng của số lượng rầy ñến khả năng lan truyền
bệnh Greening trên cam Trưng Vương
62
3.12 Ảnh hưởng của thời gian chích hút của rầy ñến khả năng
lan truyền bệnh Greening trên cam Trưng Vương
64
3.13 Ảnh hưởng của biện pháp trồng xen ổi ñến mật ñộ rầy
chổng cánh Diaphorina citri Kuwayama trên cam Trưng
Vương
67
3.14 Ảnh hưởng của biện pháp tỉa cành tạo tán ñến thời gian
ra lộc, số lộc trên cành
69
3.15 Hiệu lực phòng trừ rầy chổng cánh Diaphorina citri 72


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11
Kuwayama của một số loại thuốc hoá học.
3.16 Ảnh hưởng của biện pháp phòng trừ rầy chổng cánh
Diaphorina citri Kuwayama trong vụ ñông
73



























Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12
MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Cây ăn quả có múi gồm cam, quýt, chanh, bưởi thuộc họ Rutaceae là
những cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, ñã và ñang ñược ưu
tiên phát triển trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Ở Việt Nam cây ăn quả có múi ñược trồng rộng khắp ở hầu hết các tỉnh
trong cả nước, từ trung du, miền núi phía Bắc ñến ñồng bằng sông Hồng,
sông Cửu Long. Ở mỗi vùng trồng cam, quýt ñều có những giống ñặc sản như
cam Canh, bưởi Diễn của Hà Nội, cam Sành của Hà Giang, Tuyên Quang,
quýt ñỏ Bắc Quang, Hà Giang, bưởi ðoan Hùng, Phú Thọ, cam Xã ðoài, cam
Sông Con Nghệ An, bưởi Năm Roi, Da xanh của ñồng bằng sông Cửu Long,
quýt Lai Vung của ðồng Tháp v.v….
Diện tích trồng cam, quýt ở Việt Nam ngày càng ñược mở rộng, việc
phát triển cây cam, quýt ñược xem như là một giải pháp hữu ích trong chuyển
dịch cơ cấu cây trồng ở nhiều ñịa phương. Tuy nhiên, sức sản xuất và sản
lượng cây có múi tại Việt Nam luôn luôn thấp hơn so với nhiều nước phát
triển khác. Theo ñánh giá của Bộ NN & PTNT, sự phát triển cây ăn quả có
múi ở nước ta trong những năm vừa qua không thu ñược nhiều hiệu quả. Một
trong những nguyên nhân hạn chế sự phát triển của cam quýt là do sự gây hại
nghiêm trọng của nhiều côn trùng và bệnh hại ñặc biệt là bệnh Greening (Bộ
NN & PTNT, 2004)[1].
Hiện nay không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới ñang
phải ñương ñầu và gánh chịu những thiệt hại lớn do sự suy thoái nhanh chóng

của các vườn trồng cam, quýt mà nguyên nhân chính ñó là do bệnh Greening
và các bệnh hại khác do vi rút. Bệnh lây lan nhanh và tàn phá nặng nề ở các
vườn trồng tập trung, các vườn hộ gia ñình.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13
Cao Bằng là một tỉnh miền núi có ñiều kiện khí hậu ñất ñai phù hợp cho
cây cam, quýt sinh trưởng và phát triển. Tại huyện Hoà An giống cam Trưng
Vương và quýt Hà Trì ñã ñược trồng từ bao ñời nay. Cam, quýt Hoà An có
màu vàng, mùi thơm hấp dẫn, chất lượng ngon, ít hạt, hàm lượng ñường và
vitamin cao. Cam Trưng Vương, quýt Hà Trì ñã trở thành cây ăn quả ñặc sản
không những của Cao Bằng mà còn của các tỉnh miền núi phía Bắc.
Trong những năm gần ñây diện tích trồng cam, quýt của Hoà An liên
tục giảm. Theo Chi cục bảo vệ thực vật Cao Bằng (2003), các vùng trồng cam,
quýt của tỉnh ñang bị suy thoái nặng, nguy cơ bị bệnh vàng lá Greening ngày
càng cao, do nhận thức của người nông dân còn bị hạn chế trong việc chăm
sóc và phòng trừ sâu bệnh hại, cây giống chất lượng không ñảm bảo, nguồn
bệnh hiện ñang tồn tại trên ñồng ruộng rất lớn. Trước tình hình ñó, ñể hạn chế
sự lây lan của bệnh dẫn ñến sự suy thoái của các vườn cây có múi chúng tôi
tiến hành nghiên cứu ñề tài. “Nghiên cứu biện pháp chống tái nhiễm bệnh
Greening trên cam Trưng Vương, quýt Hà Trì tại Cao Bằng”
2. Mục tiêu và yêu cầu của ñề tài
2.1. Mục tiêu của ñề tài
Xác ñịnh mối quan hệ giữa bệnh Greening với rầy chổng cánh
Diaphorina citri Kuwayama môi giới truyền bệnh và một số biện pháp hạn
chế khả năng lây lan nguồn bệnh. Trên cơ sở ñó xây dựng hệ thống biện pháp
chống tái nhiễm bệnh trên ñồng ruộng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, an
toàn cho môi trường góp phần phát triển cây cam, quýt ñặc sản bền vững cho
tỉnh Cao Bằng.

2.2. Yêu cầu của ñề tài
Tìm hiểu ñược thực trạng sản xuất, nguyên nhân dẫn ñến suy thoái các
vườn trồng cam, quýt tại Hòa An, Cao Bằng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14
Xác ñịnh ñược thành phần sâu bệnh hại, chỉ ra ñược các loại sâu bệnh
hại chính và diễn biến mật ñộ rầy chổng cánh Diaphorina citri Kuwayama
trên cam, quýt tại Hòa An, Cao Bằng.
Xác ñịnh ñược mối quan hệ giữa vi khuẩn gây bệnh Greening và rầy
chổng cánh Diaphorina citri Kuwayama môi giới truyền bệnh.
ðề xuất biện pháp phòng chống tái nhiễm bệnh trên ñồng ruộng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
Cung cấp số liệu, thông tin về thành phần sâu bệnh hại trên cây cam,
quýt tại Hoà An góp phần làm phong phú thêm những hiểu biết về dịch hại
trên cây có múi ở Việt Nam.
Cung cấp các dẫn liệu khoa học về mối quan hệ giữa bệnh Greening và
môi giới truyền bệnh góp phần hạn chế sự lây lan bệnh trên ñồng ruộng.
Kết quả nghiên cứu của ñề tài góp thêm tài liệu khoa học làm cơ sở xây
dựng quy trình hệ thống biện pháp chống tái nhiễm bệnh trên cam, quýt tại
Hoà An, Cao Bằng.
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài
4.1. ðối tượng nghiên cứu: Bệnh vàng lá Greening trên cam, quýt tại Hoà
An, Cao Bằng, rầy chổng cánh Diaphorina citri Kuwayama.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu mối quan hệ giữa bệnh Greening với
rầy chổng cánh Diaphorina citri Kuwayama môi giới truyền bệnh và một số
biện pháp chống tái nhiễm bệnh trên cam, quýt tại Hoà An, Cao Bằng.








Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu
Cam Trưng Vương và quýt Hà Trì là những cây ăn quả có múi ñặc sản
của huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, với năng suất và hương vị ñặc biệt cam,
quýt ñã mang lại nguồn thu nhập ñáng kể cho người nông dân. Những năm
gần ñây diện tích, sản lượng cũng như chất lượng của cam, quýt vùng Hòa An
bị suy giảm mạnh, nhiều vườn cam, quýt ñã bị thoái hoá nặng nề. Trong quá
trình chuyển ñổi cơ cấu cây trồng, tỉnh Cao Bằng ñã chọn cam Trưng Vương
và quýt Hà Trì làm cây chủ lực ñể xây dựng vùng trồng cam, quýt sản xuất
hàng hóa của tỉnh nhằm thúc ñẩy kinh tế ñịa phương phát triển một cách toàn
diện, ñặc biệt ở các huyện nghèo có ñiều kiện tự nhiên phù hợp cho cây cam,
quýt phát triển.
Việc duy trì và mở rộng các vùng trồng cây cam, quýt ñặc sản cùng với
việc thâm canh tăng năng suất ñã không gặp ít khó khăn do tập quán canh tác
quảng canh của người dân trong vùng, chỉ biết khai thác tiềm năng của ñất và
các ñiều kiện tự nhiên có sẵn. Tập quán canh tác này ñã làm cho năng suất,
chất lượng của cam, quýt bị giảm, ñồng thời cũng tạo ñiều kiện cho sâu bệnh
hại phát triển mạnh ñặc biệt là bệnh vàng lá Greening.
Với mục ñích hạn chế khả năng lây lan nguồn bệnh trên ñồng ruộng,
nâng cao năng suất và chất lượng quả, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa bệnh

Greening với rầy chổng cánh Diaphorina citri Kuwayama môi giới truyền
bệnh và một số biện pháp chống tái nhiễm bệnh sẽ là cơ sở khoa học ñể xây
dựng quy trình phòng trừ bệnh tổng hợp cho cây cam, quýt tại Cao Bằng nói
riêng và cả nước nói chung. Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ góp phần giải

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16
quyết những vấn ñề khó khăn trong quản lý bệnh Greening trên cây ăn quả có
múi hiện nay.
1.2. Kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan ñến ñề tài
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.2.1.1. Tình hình sản xuất cây có múi trên thế giới
Có nhiều quan ñiểm khác nhau về nguồn gốc cây ăn quả có múi, tuy
nhiên nhiều nhà khoa học tin rằng các loài cây này xuất hiện ở vùng ðông
Nam Châu Á khoảng 4000 năm trước công nguyên. Sau ñó theo con ñường
di cư và các hoạt ñộng thương mại, các loài cây ăn quả có múi ñã lan truyền
ñến châu Phi tiếp theo là châu Âu và châu Mỹ (John, 1967)[46]. Tác giả
Beattie et al.(2008)[27] lại cho rằng cây ăn quả có múi có nguồn gốc ở
Australia và lan truyền theo hướng tây của ñường xích ñạo, ñến vùng ðông
Nam Châu Á, và các vùng khác trên thế giới.
Cây ăn quả có múi chiếm vị trí số một trong 10 loại cây ăn quả có sản
lượng lớn nhất thế giới do có giá trị dinh dưỡng cao, có thể vừa ăn tươi và chế
biến, lại dễ bảo quản và chuyên chở.
Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của cây ăn quả có múi phát triển mạnh mẽ
trong những năm 1980. Từ năm 1985 ñến năm 1995 nhu cầu về cam, quýt,
bưởi trên thế giới ñã tăng vọt từ 48 triệu tấn lên ñến 80 triệu tấn với tốc ñộ
tăng hàng năm là 8,7%. Trong ñó nhu cầu về cam chiếm phần lớn, do cam
ñược dùng là nguyên liệu cho công nghiệp nước ép trái cây, kế ñến là quýt,
chanh và sau cùng là bưởi chùm (Aubert và Guy Vullin, 1998)[23].

Tính ñến năm 2004 trên thế giới có 140 nước trồng cây ăn quả có múi,
trong ñó 70% sản lượng quả cây có múi ñược trồng ở bán cầu bắc tại các
nước xung quanh khu vực ðịa Trung Hải và Mỹ. Ở Mỹ sản phẩm của cây ăn
quả có múi trồng ở California, Arizona và Texas thường ñược cung cấp cho
thị trường tiêu thụ quả tươi. Sản phẩm của cây ăn quả có múi trồng ở Florida

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

17
thường ñược dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp nước ép trái cây (USDA
Foreign Agricultural Service)[77].
Kết quả ñiều tra của FAO cho thấy, tính ñến năm 2007 tổng diện tích
cây ăn quả có múi trên thế giới khoảng 8,322,605 ha. Trong ñó Trung Quốc là
nước có diện tích trồng cây ăn quả có múi lớn nhất ñạt 2,008,700 ha, tiếp ñến
là Brazil có 915,056 ha, Nigeria là quốc gia ñi ñầu trong sản xuất cây ăn quả
có múi ở Châu Phi 732,000 ha, Ấn ðộ 690,100 ha, Mexico là 524,000 ha, Mỹ
376,050 ha. (Food And Agricultural Organization of United Nations,
2008)[38].
Sản lượng cây ăn quả có múi hiện nay ñạt khoảng 115 triệu tấn trong ñó
một nửa là cam. Ba nước ñứng ñầu thế giới về sản xuất cây ăn quả có múi là
Braxin (20,68 triệu tấn), Trung Quốc (19,617 triệu tấn), Mỹ (10,7 triệu tấn).
Trong ñó Mỹ ñứng ñầu về sản xuất bưởi, Braxin ñúng ñầu về sản xuất cam
quýt và Ấn ðộ là nước ñứng ñầu về sản xuất chanh (Food And Agricultural
Organization of United Nations, 2008)[38].
Theo kết quả ñiều tra năm 1995 của FFTC, dân số ở các nước Châu Á
và ðông Nam Á bằng ½ dân số của thế giới nhưng sản xuất cây ăn quả có múi
ở các nước này chỉ chiếm 10% sản lượng. Năng suất của cây ăn quả có múi ở
ðông Nam Á thấp so với các nước Phương Tây, trong khi giá thành sản xuất
lại tương ñối cao (Chang, 1995)[33].
1.2.1.2. Những nghiên cứu về bệnh Greening

Bệnh vàng lá Greeing hay còn gọi là HuangLongbing (HLB) ñược ñánh
giá là bệnh hại nguy hiểm nhất trên cây ăn quả có múi, bệnh làm hạn chế việc
sản xuất cây ăn quả có múi ở các nước Châu Á và Châu Phi (da Graca,
1991)[36]. Bệnh HuangLongbing ñược ghi nhận ở Trung Quốc vào 1943.
Bệnh ñược báo cáo lần ñầu tiên ở Nam Phi vào năm 1947. Huanglongbing hay
Likubin ñược xác ñịnh ở ðài loan vào năm 1951, bệnh ñã phá huỷ nền sản

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

18
xuất cây ăn quả có múi ở ñây (Matsumoto et al., 1961)[55]. Bệnh trở nên phổ
biến ở nhiều vùng sản xuất cây ăn quả có múi ở các nước Châu Á và Châu
Phi từ 1960 (Su, 2003)[69].
Bệnh Greening lần ñầu tiên ñược phát hiện ở Iriomote Island, Okinawa
Nhật bản năm 1988 và lan sang ñảo Tokunoshima, Kagoshima năm 2003.
Bệnh ñược ghi nhận ở Braxin vào năm 2004 (Lopes et al., 2005)[54], Florida
năm 2005 (Bové, 2006)[28], Louisiana năm 2008 và Cuba, Mexico và
Dominican Republic năm 2009 (Lau Han-Yih et al.,2009)[51].
Bệnh Greening ñã và ñang lan rộng trên 50 quốc gia và ñe doạ nghiêm
trọng ñến nguồn gen cây ăn quả có múi ở các nước châu Phi, châu Á và châu
Mỹ (Bové, 2006)[28]. Ở Philippine, bệnh là nguyên nhân chính làm sản lượng
cây ăn quả có múi ở ñây giảm tới 60% trong những năm từ 1961 ñến 1970
(Chang, 1995)[33]. Bệnh ñã phá huỷ khoảng 3 triệu cây có múi ở Indonesia từ
1960 ñến1970 (Tirtawidjaja, 1980)[73]. Theo Bhavakul et al.(1981)[26] ở
Thailand có tới 95% số cây bị nhiễm bệnh Greening. Bệnh cũng ñã làm giảm
sản lượng cây có múi từ 30 - 100% ở Nam Phi vào thời kỳ trước những năm
1970 (Schawrz và Moll,1974)[66]. Theo Timmer et al.(2003)[75] bệnh
Greening cũng ñã phá huỷ khoảng 60 triệu cây có múi trên thế giới.
Bệnh Greening gây hại trên tất cả các giống cây có múi, trong ñó cam
mật, quýt, và các dòng lai của quýt nhiễm nặng nhất, cam chua, chanh, bưởi

chùm, chanh Rangpus nhiễm nhẹ hơn, chanh giấy và cam ba lá có xu hướng
chống chịu tốt hơn. Tuy nhiên chưa có giống nào kháng ñược bệnh này
(Knapp, 2004)[49].
Triệu chứng bệnh Greening có thể xuất hiện trên các bộ phận khác nhau
của cây, nhưng nhìn chung khi cây bị nhiễm bệnh thường còi cọc, lá vàng,
cành khô, và quả rụng sớm (Khan và Borle, 1989)[47].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

19
Triệu chứng trên lá: Khi cây mới bị bệnh trên lá ñôi khi hình thành
những ñốm màu vàng, những lá ra sau ñó nhỏ hơn bình thường và mọc thẳng
ñứng, gân lá nổi rõ, lá bị vàng như hiện tượng thiếu sắt và kẽm, kết quả phân
tích lá cho thấy hàm lượng kali cao, nhưng hàm lượng calcium, magnesium
và kẽm thấp (da Graca, 1991; Koen và Langenegger, 1970; Su,
2008)[36],[50],[70].
Triệu chứng trên quả: Quả trên cây bị nhiễm bệnh có kích thước nhỏ
và thường bị lệch tâm, quả biến dạng và có vị ñắng, hạt bị lép và có màu ñen.
Quả thường ra trái vụ và rụng sớm, những quả còn lại thường vẫn giữ màu
xanh (McClean và Schwarz, 1970; Su, 2008)[58],[70].
Cây bị nhiễm bệnh Greening có thể biểu hiện triệu chứng sau 2 - 3
tháng nhưng cũng có thể sau một, ñến vài năm, sự thể hiện của triệu chứng
bệnh phụ thuộc vào tuổi cây, khả năng sinh trưởng phát triển của cây, chế ñộ
chăm sóc, sự phân bố nguồn bệnh trong cây, cũng như ñiều kiện môi trường
và mật ñộ rầy chổng cánh Diaphorina citri Kuwayama. Triệu chứng bệnh
Greening biểu hiện rõ ràng hơn khi thời tiết mát mẻ (Bové, 2006)[28].
Những nghiên cứu của da Graca (1991)[36] cho thấy cây bị bệnh
Greening có bộ rễ kém phát triển, rễ bị hỏng bắt ñầu từ các rễ con. Ở Châu Á,
tại các vùng có bệnh Greening phát triển mạnh, chu kỳ sinh trưởng, phát triển
của cây rút ngắn còn 5 - 8 năm. Khi bị nhiễm bệnh Greening cây thường phát

triển kém, sức ñề kháng của cây bị giảm, do ñó tạo ñiều kiện cho nấm
Phytopthora, virus Tristeza và các tác nhân khác xâm nhiễm và gây bệnh.
Bệnh Greening do vi khuẩn gây ra, Bové et al.(1980)[29] ñã xác ñịnh
có 2 loại vi khuẩn gây bệnh cho cây ăn quả có múi ñó là Candidatus
Liberibacter asiaticus (dòng châu Á) và Candidatus Liberibacter africanus
(dòng châu Phi). Trong những năm gần ñây dòng vi khuẩn châu Mỹ có tên gọi
là Candidatus Liberobacter americanus mới ñược tìm thấy ở Brazil và Florida

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

20
(Texeira, 2005)[76]. Dòng vi khuẩn châu Á, có vỏ dày khoảng 25 µm với 3
lớp của 1 vi khuẩn gram thực sự. Vi khuẩn có 2 dạng: dạng dài, chiều dài ño
ñược 1- 4µm, ñường kính 0,15 - 0,3µm và dạng tròn có ñường kính 0,1µm.
Dòng vi khuẩn châu Á có tính kháng nhiệt nên khó phòng trừ.
Dòng vi khuẩn Candidatus Liberobacter africanus thể hiện triệu chứng
trên cây chủ yếu trong ñiều kiện thời tiết lạnh, còn dòng Candidatus
Liberibacter asiaticus thường thể hiện triệu chứng trong ñiều kiện thời tiết
nóng (Chung và Brlansky, 2005)[34].
Vi khuẩn sống và phát triển trong mô libe của cây. Vi khuẩn có thể
sống trong dây tơ hồng (Cuscuta spp.) và có thể truyền sang cây dừa cạn
(Catharanthus roseus L.). Kết quả này ñã cho phép nhân nhanh số lượng vi
khuẩn ñể sử dụng trong các nghiên cứu (Bové và Garnier, 1984)[30].
Khi bị bệnh Greening mô gỗ của cây không bị ảnh hưởng nhưng bệnh
ñã ảnh hưởng ñến mô libe, cản trở sự vận chuyển các sản phẩm quang hợp
ñến các bộ phận khác của cây. Lá bị vàng héo, nhanh chết, quả mất chất
lượng, sự phân chia tế bào luôn xảy ra khiến gân lá sưng lên. Vi khuẩn cũng
hiện diện nhiều ở cuống quả, quả bị lệch tâm và giảm trọng lượng, ñộ ñường
dẫn ñến chất lượng của quả bị giảm (Aubert, 1987)[22].
Bové và Garnier (1984)[30] ñề xuất kỹ thuật quan sát trực tiếp vi khuẩn

gây bệnh Greening như sau: Cắt nhỏ gân lá bị bệnh có triệu chứng lốm ñốm
thành từng mảnh nhỏ khoảng 1mm, cố ñịnh với 4% glutaldehyde trong chất
ñệm 0,1M caccodylate (Phosphate), pH 7,5% trong 6 giờ. Với cùng loại chất
ñệm trên nhúng 3 lần, sau ñó cố ñịnh với 1% osmium tetroxide SO
4
trong
cùng chất ñệm rồi dùng máy cắt vi mẫu nhỏ ñể cắt mẫu nhuộm với citrate và
quan sát dưới kính hiển vi ñiện tử. Các nghiên cứu gần ñây ñã phát triển ñược
kháng thể ñơn dòng và sản xuất ñược các probe DNA, phương pháp chẩn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

21
ñoán và giám ñịnh indexing nhanh chóng và chính xác (Bové và
Garnier,1984; Su và Chen, 1993)[30],[72].
Bệnh Greeing còn lây lan qua con ñường nhân giống vô tính bằng cành
chiết, mắt ghép (Lin, 1963; McClean và Oberholzer, 1965)[52],[57]. Tỷ lệ lan
truyền sẽ cao hơn khi nhân giống vào các tháng lạnh (McClean và
Schwarz,1970)[58]. Khả năng lây lan bệnh qua con ñường nhân giống vô tính
còn phụ thuộc vào bộ phận của cây dùng ñể nhân giống, khối lượng mạch gỗ
trong bộ phận dùng nhân giống và dòng vi khuẩn gây bệnh (Halbert và
Majunath, 2004)[41].
Những nghiên cứu của Tirtawidjaja (1981)[74] cho thấy bệnh Greening
không truyền qua hạt giống, cây ñược gieo từ hạt lấy từ quả của cây bị bệnh
không biểu hiện triệu chứng, tuy nhiên trong số những cây này có một số cây
có hiện tượng vàng lá và cây còi cọc do sức sống của hạt kém.
Bệnh Greening lan truyền qua rầy chổng cánh Diaphorina citri
Kuwayyama và Triozea erytrea Del Guercio. Loài thứ nhất phân bố ở châu Á
như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Bruney, Ấn
ðộ , loài thứ hai ở châu Phi như Nam Phi, Sudan, Madagasca (Aubert et al.,

1988)[24].
Người ta cũng ghi nhận một số vùng có cả 2 loại rầy và cả 2 loại vi
khuẩn như ở Réunion, Mauritius, Tây nam Ả Rập. Mỗi loại rầy ñều có khả
năng truyền ñược cả hai loại vi khuẩn. Rầy trưởng thành và rầy non thường
tấn công cây tập trung ở các ñọt non, chồi ngọn ñể chích hút dịch tế bào
(Aubert et al.,1988)[24].
Rầy chổng cánh Diaphorina citri Kuwayyama ñược Crauford mô tả
lần ñầu tiên ở ðông Nam Á sau ñó Clausen mô tả ở Trung Quốc, Nhật Bản,
ðài Loan vào năm 1933 (Clausen, 1933)[35]. Rầy Diaphorina citri
Kuwayyama có ba pha phát dục là rầy trưởng thành, rầy non các tuổi và

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

22
trứng. Rầy trưởng thành có kích thước nhỏ, thân dài từ 3,0 - 4,0 mm, nâu
xám, cánh có mầu nâu vàng, chân có mầu xám nâu. Khi ñậu, phần bụng của
trưởng thành chổng cao một góc 30
0
so với bề mặt nơi ñậu nên ñược gọi là
rầy chổng cánh. Rầy non có 5 tuổi, rầy non tuổi 1 mới nở dài 0,25 - 0,35 mm
hình bầu dục, màu vàng nhạt, mắt kép màu ñỏ tươi, râu và chân vàng nhạt,
mầm cánh trắng trong, bụng tròn. Rầy non các tuổi 2,3,4 có kích thước dài
hơn, mầm cánh dài hơn, màu sắc thân từ vàng nhạt ñến vàng, vàng nâu nhạt.
Rầy non tuổi 5 dài 1,6 - 1,9 mm, hình bầu dục mình dẹt, có màu vàng nâu,
mầm cánh trong suốt vàng ngoài, nâu trong (Martines và Wallase,1967;
Hollis, 1987)[56],[42].
Trong ñiều kiện tự nhiên, sau khi vũ hóa 2 - 3 ngày trưởng thành bắt
ñầu giao phối, sau giao phối 1 - 2 ngày rầy cái bắt ñầu ñẻ trứng. Trứng thường
ñược ñẻ trên các ñọt lá non, ñặc biệt là trong các búp lá chưa mở ra. Thời gian
trứng 3 ngày, thời gian sinh trưởng của rầy non 11 - 15 ngày, một lứa 14 - 18

ngày, một năm cho 10 - 13 lứa. Rầy non các tuổi hoàn thành các pha của
mình trong 3 - 4 ngày và thường bám và trích hút ở các ñọt non. Rầy trưởng
thành thường chích hút ở các bộ phận non của cây và mặt dưới của lá dọc
theo gân chính. Con cái có thể ñẻ khoảng 200 - 800 trứng liên tiếp trong 2
tháng, thời gian ñẻ trứng khoảng 12 ngày (Aubert và Quilici, 1984; Khan và
Borle,1989)[25],[47]. Rầy ngừng ñẻ trứng khi ñược nuôi ở ñiều kiện nhiệt ñộ
là 34
o
C trong 5 ngày, và rầy sẽ ñẻ ít trứng hơn khi ẩm ñộ không khí giảm
xuống dưới 40% (Skelley và Hoy, 2004
)
[68]
.

Rầy chổng cánh có khả năng sinh trưởng và phát triển trong nhiều ñiều
kiện nhiệt ñộ khác nhau, trưởng thành có thể tồn tại ñược ở nhiệt ñộ lạnh - 4
o
C và cả vùng khí hậu nóng và khô của Sa mạc Rajasthan và Ả Rập Saudi
(Aubert, 1987; Aubert và Guy Vullin, 1998)[22],[23]. Rầy có thể phát triển
trong ñiều kiện khí hậu ẩm xích ñạo với mật ñộ cao trong suốt thời gian khô

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

23
hạn (Shamshudin và Quilici, 1991)[67]. Nhưng nhiệt ñộ tối thích cho sự gia
tăng mật ñộ quần thể rầy nằm trong khoảng 24 - 28
o
C (Fung và Chen,
2006)[39].
Theo tác giả Capoor (1974), Xu et al. (1988), Hung

(2004)[32],[78],[44] chỉ rầy tuổi 4, 5 và rầy trưởng thành mới có khả năng
truyền bệnh. Thời gian chích hút trên cây bệnh tối thiểu là 30 phút và chỉ cần
một lần chích hút nguồn bệnh vào trong cơ thể rầy có thể truyền bệnh suốt
ñời, trên các vườn cam, quýt phần lớn rầy trưởng thành nhiễm nguồn bệnh từ
khi còn là rầy non. Các kết quả nghiên cứu về thời gian tiềm dục của vi
khuẩn Liberobacteria trong cơ thể rầy khá khác nhau. Theo Xu et al.
(1988)[78] sau khi rầy chích hút 25 ngày mới có khả năng truyền bệnh, Moll
và Van Vuuren (1977)[59] thu ñược kết quả sau 21 ngày, và theo Capoor
(1974)[32] chỉ cần sau 8 - 12 ngày thì rầy có thể truyền bệnh. Thời gian rầy
truyền bệnh sang cây khoẻ tối thiểu từ 5 ñến 7 giờ. ðiểm này cho thấy sự
nguy hiểm của rầy non và tác hại của cây nguồn bệnh trên ñồng ruộng.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả lan truyền bệnh Greening
bằng rầy thấp mặc dù số lượng rầy sử dụng cho mỗi cây thí nghiệm là lớn.
Thí nghiệm nghiên cứu của Huang et al. (1984)[43] chỉ có 1,3% cây bị bệnh
trong tổng số 380 cây thí nghiệm và của Xu et al. (1988)[78] cây nhiễm bệnh
chỉ có 12,2% trong tổng số 329 cây thí nghiệm. Xu et al. (1988)[78] cũng
nhận thấy bệnh Greening lan truyền rất nhanh trong cây non, ở tỉnh Quảng
ðông Trung Quốc 50 - 70% cây ñã bị nhiễm bệnh trước khi bước vào thời kỳ
kinh doanh. Ông cho rằng hiệu quả lan truyền bệnh Greeing bằng rầy thấp có
thể là do một trong những nguyên nhân sau: (1) Không phải tất cả những cây
sử dụng làm nguồn bệnh ñều nhiễm bệnh (trước ñây việc xác ñịnh cây bị
nhiễm bệnh chỉ dựa vào biểu hiện triệu chứng nên ñôi khi bị nhầm với triệu
chứng cây bị thiếu nguyên tố vi lượng), (2) cây dùng trong thí nghiệm không

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

24
ở giai ñoạn mẫn cảm nhất, (3) cây sau khi lây nhiễm không ñược ñặt trong
ñiều kiện thuận lợi nhất cho sự biểu hiện triệu chứng.
Tác giả Inoue et al. (2009[45] cho biết khi lây nhiễm một nhóm gồm 3

rầy trên một cây cam trong thời gian 30 ngày thì có 66% cây bị nhiễm bệnh
Greening.
Trong những nghiên cứu trước ñây ñể xác ñịnh ñược khả năng nhiễm
bệnh Greening vào cơ thể rầy cũng như khả năng truyền bệnh của rầy sang
cây khoẻ, người ta thường nuôi rầy trên cây chỉ thị sau ñó quan sát biểu hiện
triệu chứng, quá trình này ñòi hỏi phải mất thời gian khá dài mà kết quả có ñộ
chính xác không cao. Ngày nay kỹ thuật PCR cho phép xác ñịnh ñược sự hiện
diện, sự nhân lên cũng như sự lan truyền của vi khuẩn Liberobacter bởi rầy
D.citri ở trong cây vào những giai ñoạn phát triển khác nhau (Hung, 2004;
Inoue et al., 2009)[44],[45].
Cho ñến nay chưa có giống hay chủng loại cây ăn quả có múi nào
kháng ñược bệnh vàng lá Greening, một số cây như bưởi chua, chanh tỏ ra hơi
chống chịu ñược. Sử dụng phôi chanh Tahiti lai với cam quýt ñã tạo ra ñược
một dòng cho quả có thể ăn ñược tỏ ra chống chịu tốt với Greening. Các dòng
lai với cam ba lá cũng ñang ñược nghiên cứu và ñã xác ñịnh ñược một số dòng
có triển vọng kháng ñối với dòng vi khuẩn châu Phi (Gmitter et al., 1992)[40].
Không có giống nào ở ðài Loan có khả năng kháng với Greening (Su,
2008)[70].
1.2.1.3. Những nghiên cứu về quản lý tổng hợp ñối với bệnh vàng lá Greening trên
cây có múi
ðể phòng trừ bệnh vàng lá Greening, trong thời gian qua ở nhiều nước,
hầu như người ta chỉ dựa vào thuốc hoá học ñể trừ rầy mà lãng quên các
phương pháp “không hoá học”. Phòng trừ hoàn toàn bằng thuốc hoá học ñã

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

25
thành công ở Nam Phi song lại vượt quá ñiều kiện kinh tế của các nông trại
nhỏ và không thành công ở châu Á (Aubert et al., 1988)[24].
Tác ñộng xấu của việc sử dụng hoá chất trừ rầy là phải dùng thường

xuyên, lâu dài, rầy chổng cánh sẽ dần dần kháng thuốc. Nếu trừ vi khuẩn
Liberobacter bằng kháng sinh thì vi khuẩn cũng dần dần quen thuốc. Do ñó
ñể phòng trừ bệnh Greening biện pháp hoá học phải ñược kết hợp với một hệ
thống phòng trừ tổng hợp cũng như kết hợp với các biện pháp sinh học và
quản lý môi trường (Bové et al., 1980)[29].
ðể quản lý bệnh hại trên cây ăn quả có múi cần áp dụng các biện pháp
khác nhau trong chiến lược phòng trừ tổng hợp nhằm ngăn chặn tác nhân gây
bệnh và tác nhân truyền bệnh mà trong ñó con người ñóng vai trò chủ ñộng
(Aubert, 1987)[22].
Theo các tác giả Buitendag và Von Boembsen (1993); Su và Chu
(1986); Wu et al. (2000)[32],[71],[79] 3 yếu tố ñể quản lý bệnh Greening là
phải dùng giống sạch bệnh, phòng trừ rầy môi giới truyền bệnh và chặt bỏ
những cây bị bệnh.
ðể ngăn ngừa bệnh Greening phát triển, người nông dân nên bắt ñầu
trồng bằng cây giống sạch bệnh lấy từ các cơ sở ñáng tin cậy của Nhà nước.
Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm tạo ñiều kiện cho cây phát
triển tốt, ñồng thời bảo tồn và phát huy có hiệu quả các quần thể thiên ñịch
có sẵn trong tự nhiên là một yếu tố quan trong hàng ñầu trong qui trình IPM
trên cam quýt. Theo Aubert et al. (1988)[24] cần phải phối hợp nhiều biện
pháp kỹ thuật trong trồng và chăm sóc vườn cây có múi. Cần nghiêm chỉnh
tuân thủ quy trình kỹ thuật trồng cây, bón phân, ñốn tỉa, tưới tiêu và phòng
trừ sâu bệnh hại trên vườn.
Biện pháp then chốt ñể sản xuất cây giống sạch bệnh là công nghệ vi
ghép ñỉnh sinh trưởng. Kỹ thuật ghép ñỉnh sinh trưởng (Shoot tip grafting)

×