Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ, lân hữu cơ sinh học và phân bón lá đến sinh trưởng phát triển, năng suất của giống lạc l26 tại huyện lạng giang, bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.38 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





ph¹m thÞ tuyÕt


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VẬT LIỆU CHE PHỦ, LÂN
HỮU CƠ SINH HỌC VÀ PHÂN BÓN LÁ ðẾN SINH TRƯỞNG
PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LẠC L26 TẠI HUYỆN
LẠNG GIANG, BẮC GIANG




LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành : TRỒNG TRỌT

Mã số: 60.62.01


Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ KIM THANH


HÀ NỘI – 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp


i

LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, ñược thực
hiện năm 2011 tại huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang dưới sự hướng dẫn của
T.S Nguyễn Thị Kim Thanh. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực
và chưa từng ñược ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñã ñược cảm ơn và các nguồn tài liệu tham khảo trích dẫn ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Bắc Giang, ngày 25 tháng 11 năm 2012
Tác giả


Phạm Thị Tuyết

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện ñề tài, bản thân tôi luôn nhận ñược sự chỉ bảo
tận tình của tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Thanh, trưởng bộ môn sinh lý thực vật
khoa nông học trường ñại học Nông nghiệp Hà Nội.
Các thầy cô giáo, cán bộ trong khoa Nông học trường ñại học Nông
nghiệp Hà Nội ñã tạo ñiều kiện thuận lợi giúp tôi về các phương diện như: Cơ
sở vật chất, phương pháp nghiên cứu, quy trình kỹ thuật, máy móc thiết bị
phục vụ trong việc phân tích thí nghiệm.
Những người thân, người bạn và ñồng nghiệp ñã thường xuyên ủng hộ,
ñộng viên tôi trong suốt quá trình công tác, học tập và nghiên cứu. ðặc biệt là
lòng thương yêu vô hạn và sự ñộng viên kịp thời của gia ñình, bố mẹ, anh chị
em, chồng và các con tôi ñã giúp tôi có niềm tin, nghị lực vượt qua thử thách

ñể hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu các nội dung ñề tài này.
Qua ñây cho phép tôi ñược bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc tới tất
cả sự giúp ñỡ trên.
Bắc Giang, ngày 25 tháng 11 năm 2012
Tác giả


Phạm Thị Tuyết




Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
iii

MỤC LỤC
Lời cam ñoan…………………………………… …………………… …… i
Lời cảm ơn……………………………………… ……………………… … ii
Mục lục……………………………………………… ……………… …… iii
Danh mục bảng………………………………………… ……….………… iv
Danh mục ñồ thị ………………………………………… ………………… v
Danh mục viết tắt…………………………………… ………………….vi
1. MỞ ðẦU 1
1.1 ðặt vấn ñề 1
1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3
1.2.1 Ý nghĩa khoa học 3
1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn 4
1.3 Mục ñích và yêu cầu 4
1.3.1 Mục ñích 4
1.3.2 Yêu cầu 4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây lạc 5
2.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố 5
2.1.2 Giá trị của cây lạc 6
2.2 ðặc ñiểm sinh lý và yêu cầu sinh thái của cây lạc 7
2.3 Tình hình sản xuất lạc 10
2.4. Nhu cầu về dinh dưỡng của cây lạc 16
2.5 Cơ sở khoa học và thực tiễn sử dụng phân lân hữu cơ sinh học 21
2.6 Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón lá cho cây trồng 23
2.7 Tình hình sử dụng các vật liệu che phủ cho cây trồng 24
3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1 Vật liệu nghiên cứu 26
3.2 Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu 27
Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
iv

3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 27
3.3.1 Nội dung nghiên cứu 27
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu 27
3.3.3 Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm 29
3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 30
3.5 Phương pháp xử lý số liệu 32
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
4.1 Nghiên cứu ảnh hưởng vật liệu che phủ ñến sinh trưởng, phát
triển và năng suất lạc 33
4.1.1 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ ñến thời gian sinh trưởng của
cây lạc 33
4.1.2 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ ñến sinh trưởng phát triển thân
lá cây lạc L26 34
4.1.3 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ ñến khả năng hình thành nốt

sần của giống lạc L26 37
4.1.4 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ ñến ñộng thái ra hoa của giống
lạc L26 39
4.1.5 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ ñến hàm lượng diệp lục của
giống lạc L26 40
4.1.6 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ ñến chỉ số diện tích lá của
giống lạc L26 41
4.1.7 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ ñến khả năng tích luỹ chất khô
của giống lạc L26 43
4.1.8 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ ñến hiệu suất quang hợp thuần
của giống lạc L26 45
4.1.9 Ảnh hưởng của vật liệu che chủ ñến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất 47
Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
v

4.1.10 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ ñến mức ñộ nhiễm một số loại
sâu bệnh chính của lạc L26 51
4.1.11 Hạch toán kinh tế các công thức thí nghiệm 53
4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của lân hữu cơ sinh học, phân bón lá
ñến sự sinh trưởng phát triển và năng suất của lạc L26 53
4.2.1 Ảnh hưởng của lân hữu cơ sinh học, phân bón lá ñến sự sinh
trưởng phát triển thân lá của lạc L26 53
4.2.2 Ảnh hưởng của lân hữu cơ sinh học, phân bón lá ñến sự hình
thành nốt sần của lạc L26 55
4.2.3. Ảnh hưởng của lân hữu cơ sinh học, phân bón lá ñến sự ra hoa
của lạc L26 56
4.2.4 Ảnh hưởng của lân hữu cơ sinh học, phân bón lá ñến hàm lượng
diệp lục của lạc L26 57
4.2.5 Ảnh hưởng của lân hữu cơ sinh học, phân bón lá ñến chỉ số

diện tích lá (LAI- m
2
lá/ m
2
ñất) của lạc L26 59
4.2.6 Ảnh hưởng của lân hữu cơ sinh học, phân bón lá ñến khả năng
tích luỹ chất khô của lạc L26 qua các công thức 60
4.2.7 Ảnh hưởng của lân hữu cơ sinh học, phân bón lá ñến năng suất và
các yếu tố cấu thành năng suất của lạc L26 qua các công thức 62
4.2.8 Ảnh hưởng của lân hữu cơ sinh học, phân bón lá ñến mức ñộ
nhiễm một số loại sâu bệnh chính của lạc L26 65
4.2.9 Hạch toán kinh tế các công thức thí nghiệm 67
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 68
5.1 Kết luận 68
5.2 ðề nghị 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng của các vùng trồng lạc năm 2009 -
2010 12
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc tỉnh Bắc Giang 2006 -
2010 14
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của huyện Lạng Giang 15
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ ñến thời gian sinh trưởng của
cây lạc L26 33
Bảng 4.2: Sinh trưởng phát triển thân lá của cây lạc L26 ở các công

thức thí nghiệm 35
Bảng 4.3: Khả năng hình thành nốt sần ở các thời kỳ theo dõi 38
Bảng 4.4: ðộng thái ra hoa của cây lạc L26 qua các thời kỳ theo dõi ở
các công thức thí nghiệm 39
Bảng 4.5: Chỉ số SPAD của các công thức thí nghiệm 40
Bảng 4.6: Chỉ số diện tích lá (LAI- m
2
lá/m
2
ñất) ở các thời kỳ theo dõi
của các công thức thí nghiệm 42
Bảng 4.7: Khả năng tích luỹ chất khô qua các thời kỳ của các công
thức thí nghiệm 44
Bảng 4.8: Hiệu suất quang hợp thuần của các công thức thí nghiêm qua
các giai ñoạn 46
Bảng 4.9: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lạc
L26 ở các công thức thí nghiệm 48
Bảng 4.10: Mức ñộ nhiễm một số loại sâu bệnh hại chính 52
Bảng 4.11: Hiệu quả kinh tế khi sử dụng các vật liệu che phủ khác nhau
ñối với giống lạc L26 vụ thu ñông năm 2011 53
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của lân hữu cơ sinh học, phân bón lá ñến sự sinh
trưởng phát triển thân lá của lạc L26 54
Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
vii

Bảng 4.13: Ảnh hưởng của lân hữu cơ sinh học, phân bón lá ñến khả
năng hình thành nốt sần của lạc L26 (nốt sần/cây) 55
Bảng 4.14: Ảnh hưởng của lân hữu cơ sinh học, phân bón lá ñến số hoa
qua các thời kỳ theo dõi của lạc L26 57
Bảng 4.15: Chỉ số SPAD của các công thức thí nghiệm 58

Bảng 4.16: Chỉ số diện tích lá (LAI) của các công thức thí nghiệm 59
Bảng 4.17: Khả năng tích luỹ chất khô qua các thời kỳ của các công
thức thí nghiệm 60
Bảng 4.18: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của Lạc L26 ở
các công thức 63
Bảng 4.19: Mức ñộ nhiễm một số loại sâu bệnh hại chính 66
Bảng 4.20: Hiệu quả kinh tế khi sử dụng lân hữu cơ sinh học và phân
bón lá ñối với lạc L26 trồng Vụ thu ñông năm 2011 67
Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
viii
DANH MỤC BIỂU ðỒ

ðồ thị 01: Khả năng tích luỹ chất khô qua các thời kỳ của các công thức
thí nghiệm 44
ðồ thị 02: Hiệu suất quang hợp thuần của các công thức thí nghiêm qua
các giai ñoạn 46
ðồ thị 03: Năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm 49
ðồ thị 04: Khả năng tích luỹ chất khô qua các thời kỳ của các công thức
thí nghiệm 61
ðồ thị 05: Năng suất thực thu của các công tức thí nghiệm…………………66
Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CT : Công thức
ð/c : ðối chứng
Tb : Trung bình
Lân HCSH : Lân hữu cơ sinh học
LAI : Chỉ số diện tích lá

P100 quả : Khối lượng 100 quả
P100 hạt : Khối lượng 100 hạt
NSCT : Năng suất cá thể
NSTT : Năng suất thực thu
Trng i hc Nụng nghip H ni Lun vn thc s nụng nghip
1

1. M U

1.1 t vn ủ
Lc (Arachis hypogaea L.) l cõy cụng nghip ngn ngy, cõy thc
phm quan trng cú giỏ tr v dinh dng cao. Lạc đợc trồng phổ biến ở
nớc ta và nhiều vùng trên thế giới nh châu Phi, Nam Mỹ và châu á. Sản
phẩm thu từ hạt lạc có giá trị dinh dỡng cao, hạt lạc vừa có tỷ lệ protein cao
(25 - 30%), vừa có tỷ lệ dầu rất cao (45 - 50%) ngoài ra trong hạt lạc còn chứa
8 axit amin không thay thế và các loại vitamin. Vì vậy, lạc đợc sử dụng làm
thực phẩm cho con ngời, chế biến thức ăn gia súc và làm nguyên liệu cho
nhiều ngành chế biến khác.
Lc l mt trong nhng cõy ly du quan trng nht ca th gii, l cây
trồng dễ tính, có khả năng thích ứng rộng, không kén đất. Ngoài ra cây lạc
còn có vai trò cải tạo, bồi dỡng đất nhờ vi khuẩn nốt sần sống cộng sinh trên
rễ, kết quả nghiên cứu cho thấy trong thân cây lạc có tới 4,45%N, 0,77%P
2
O
5
,
2,25%K
2
O, đặc biệt cây lạc có khả năng che phủ đất, hạn chế xói mòn và cải
tạo đất cho vùng đất dốc. Đồng thời cũng là cây có khả năng tạo ra tính đa

dạng hoá cho sản xuất nông nghiệp bằng các hình thức trồng thuần, trồng xen
canh, trồng gối vụ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, ngoài ra cây
lạc còn là mặt hàng nông sản xuất khẩu đem lại lợi nhuận cao.
i vi Vit Nam, trong nhng nm gn ủõy nh ỏp dng mt s bin
phỏp k thut trong thõm canh cõy lc nh s dng ging mi cú nng sut
cao, bún phõn cõn ủi v hp lý, mt ủ, thi v gieo trng, k thut che ph
nilon ủó gúp phõn lm tng nng sut lc lờn 30-40%. Cõy lc ủc ủỏnh giỏ
l cõy ủng ủu trong s cỏc cõy cụng nghip ngn ngy tham gia vo th
trng xut khu, chớnh vỡ vy phỏt trin sn xut lc ủang l mt trong 10
Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
2

chương trình ưu tiên phát triển của Nhà nước. Mỗi năm nước ta xuất khẩu
khoảng 80-127 ngàn tấn lạc hạt, chiếm 30-50% tổng sản lượng. Ngày nay,
cây lạc ñã và ñang ñem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho ñất nước. Ở nhiều vùng
sản xuất, lạc còn là nguồn thu nhập chính cho nông dân.
Trong những năm gần ñây, Bắc Giang thường xuyên có chính sách hỗ
trợ nhằm phát triển cây lạc, nên diện tích lạc ñã không ngừng ñược mở rộng.
Theo thống kê năm 2009 tổng diện tích lạc của tỉnh là 11.202 ha ñứng thứ
nhất so với các tỉnh từ Ninh Bình trở ra, ñứng thứ 5 so với cả cả nước sau
Nghệ An, Tây Ninh, Hà Tĩnh, Thanh Hoá. Nhiều giống mới như: L14, L23,
L18, L26, MD7, MD9, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới ñược ứng dụng vào sản
xuất lạc góp phần tăng năng suất bình quân của tỉnh từ 11,95 tạ/ha (năm
2000) lên 20,7 tạ/ha (năm 2009). So với năng suất bình quân của cả nước là
20,9 tạ/ha thì năng suất lạc của Bắc Giang hiện nay tương ñương với cả nước,
thấp hơn so bình quân của một số tỉnh như: Nam ðịnh, Tây Ninh, Long An,
Bình ðịnh, Nghệ An, Hà Tĩnh. Nguyên nhân làm cho năng suất lạc của tỉnh
còn thấp hơn so với một số tỉnh là do nông dân trồng lạc của tỉnh Bắc Giang
vẫn còn thiếu vốn ñể ñầu tư thâm canh, chưa thực sự chú ý tới việc sử dụng
giống mới có tiềm năng năng suất cao, kỹ thuật trồng, lượng phân bón và

cách bón phân, nhất là phân lân. ðất trồng lạc chủ yếu là ñất nghèo dinh
dưỡng, nông dân lại chưa thực sự quan tâm tới giống mới, kỹ thuật canh tác
mới ñặc biệt là bón phân cân ñối và hợp lý, bên cạnh ñó hệ thống tưới tiêu tại
các vùng trồng lạc trọng ñiểm của tỉnh còn chưa hoàn thiện, những vùng ñã
có hệ thống tưới tiêu thì lại chưa thực sự ñược phát huy dẫn ñến năng suất lạc
còn thấp và không ổn ñịnh.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
3

Tại huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang, cây lạc ñã trở thành cây trồng
không thể thiếu trong các công thức luân canh và hệ thống cây trồng, góp
phần tăng thu nhập kinh tế trên ñơn vị diện tích. Tuy nhiên, việc sản xuất lạc
tại ñây vẫn còn nhiều hạn chế do chưa có bộ giống thích hợp, lạc chủ yếu
ñược trồng trên ñất xám bạc mầu nghèo dinh dưỡng, nên sự thiếu hụt về dinh
dưỡng trong ñất trồng lạc diễn ra phổ biến do ñó vấn ñề dinh dưỡng cho cây
lạc cần ñược chú trọng. Bên cạnh các nguyên tố dinh dưỡng ña lượng, các chế
phẩm hữu cơ sinh học và phân bón lá có vai trò quan trọng nhằm thúc ñẩy
hoạt ñộng của hệ vi sinh vật cố ñịnh ñạm, góp phần làm tăng năng suất lạc.
Xuất phát từ thực tế ñó, nhằm góp phần tăng năng suất, sản lượng lạc
tại tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Lạng Giang nói riêng, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu ñế tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ, lân
hữu cơ sinh học và phân bón lá ñến sinh trưởng phát triển, năng suất của
giống Lạc L26 tại huyện Lạng Giang, Bắc Giang” dưới sự hướng dẫn của
Tiến sĩ. Nguyễn Thị Kim Thanh - Bộ môn Sinh lý - Trường ðại học Nông
nghiệp Hà Nội.
1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.2.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của ñề tài cung cấp các dẫn liệu khoa học có giá trị
về ảnh hưởng của các vật liệu che phủ, ảnh hưởng của lân hữu cơ sinh học và

phân bón lá Atonik, ET ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lạc
L26 trong ñiều kiện sinh thái ở Bắc Giang.
Kết quả nghiên cứu của ñề tài có thể là tài liệu tham khảo phục vụ cho
công tác nghiên cứu, giảng dạy về dinh dưỡng cho cây lạc .
Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
4

1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ñề tài xác ñịnh ñược loại vật liệu che
phủ và chế phẩm cho kết quả tốt ñến sinh trưởng phát triển và năng suất lạc
ñể từ ñó khuyến cáo cho người dân nhân rộng mô hình ñưa vào sản xuất góp
phần vào xây dựng quy trình thâm canh lạc năng suất cao, tăng năng suất và
hiệu quả kinh tế cho người trồng lạc.
1.3 Mục ñích và yêu cầu
1.3.1 Mục ñích
Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ, lân hữu cơ sinh học và chế
phẩm phân bón lá ñến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lạc L26. Từ
ñó ñề xuất công thức tác ñộng tốt nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao áp dụng
vào sản xuất.
1.3.2 Yêu cầu
- ðánh giá ảnh hưởng của các vật liệu che phủ khác nhau ñến sinh
trưởng phát triển và năng suất lạc giống L26.
- ðánh giá ảnh hưởng của lân hữu cơ sinh học và phân bón qua lá
Atonik, ET ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc L26
- ðề xuất các công thức tác ñộng cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao
cho người sản xuất ñối với giống lạc L26 trên vùng ñất xám bạc màu tại
huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang




Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
5

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu sơ lược về cây lạc
2.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố
Lạc ñược coi là một trong những cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu
của nhiều nước trên thế giới. Cây lạc có nguồn gốc ở Nam Mỹ [9]. Theo tài
liệu của Enghen thì lạc ñược tìm thấy ở Las Handat thuộc thời kỳ ñồ gốm
cách ñây khoảng 3800 năm (dẫn theo Nguyễn văn Bình và những người khác,
1996 ). Thế nhưng nguồn gốc chính của loài lạc trồng cụ thể ở nước nào tại
Châu Mỹ thì cho ñến nay vẫn chưa ñược xác ñịnh. Cây lạc ñược trồng rất sớm
ở lưu vực sông Amazon thuộc Peru, ngoài ra cây lạc cũng ñược trồng ở
Mexico, Brasil, Bolivia. Theo Krapovicat (1986), “có thể chắc chắn là
Arachis hypogaea bắt nguồn từ Bolivia tại các vùng ñồi núi thấp và chân của
dãy núi Ando”. Giả thuyết này của ông cho ñến nay vẫn là giả thuyết có giá
trị về khoa học nhất cả về thực vật học, sinh thái học, xã hội học và khảo cổ
học, ñược nhiều nhà khoa học chấp nhận [7].
Ngày nay, cây lạc ñược trồng rất phổ biến, phân bố rộng rãi từ 40 vĩ
ñộ Bắc ñến 40 vĩ ñộ Nam. Trên thế giới có hơn 100 nước trồng lạc, tuy
nhiên lạc chủ yếu ñược trồng tập trung ở các nước thuộc châu Á, châu Phi
và châu Mỹ [9].
Lịch sử trồng lạc ở Việt Nam chưa ñược xác ñịnh rõ. Sách “vân ñài loại
ngữ” của Lê quý ðôn có mô tả và nhận xét nhiều loại cây trồng ở nước ta
nhưng trong ñó không ñề cập ñến cây lạc. Có thể cây lạc ñược nhập từ Trung
Quốc vào nước ta khoảng thế kỷ XVII – XVIII. Hiện nay, lạc ñược xác ñịnh
là một trong những cây trồng chính trong cơ cấu hệ thống cây trồng ở Việt
Nam. Lạc ñược trồng phổ biến ở các vùng sinh thái trong cả nước với diện
tích, năng suất và sản lượng ngày càng tăng [10].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
6

2.1.2 Giá trị của cây lạc
- Giá trị dinh dưỡng:
Lạc là cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Hàm lượng các chất
dinh dưỡng trong hạt lạc lớn và có giá trị ñối với con người và vật nuôi.
Thành phần dinh dưỡng trong hạt lạc như: Lipid từ 40,2 ñến 60,7%;
Carbohydrate từ 6,0 ñến 22,0%; protein từ 20,0 ñến 33,7%; cellulose từ 2,0
ñến 4,3%; chất khoáng từ 1,8 ñến 4,6% [31]. Như vậy, hàm lượng dinh dưỡng
chủ yếu của lạc là dầu (Lipid) và protein. Trong công nghiệp ép dầu, ngoài
sản phẩm chính là dầu lạc người ta còn thu ñược khô dầu dùng làm nguồn
thức ăn giầu dinh dưỡng và năng lượng cho vật nuôi. Ở một số nơi áp dụng kỹ
thuật sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp kỹ thuật cao người ta còn
dùng khô dầu và thân lá lạc làm nguồn phân bón cho cây trồng [10].
Dầu lạc ñược cơ thể hấp thu dễ, thành phần chính của dầu lạc là axid
béo no. Ngoài ra trong dầu lạc còn chứa các carbohydrate thơm (C15H30,
C19H38 ) và các vitamin (B1, B2, PP, A…). Protein lạc có chứa 8 amino acid
không thay thế, trong ñó có 4 amino acid ñạt hàm lượng theo quy ñịnh của
FAO là: Leucine, isoleucine, valine và phenylalanine [7].
Do hạt lạc có hàm lượng dinh dưỡng cao nên từ lâu người ta ñã sử dụng
lạc như nguồn thực phẩm quan trọng cung cấp chất béo, vitamin và protein
cho con người. Lạc ñược chế biến thành nhiều loại sản phẩm như: Bánh, kẹo,
bột dinh dưỡng, bơ, lạc rút dầu, pho mát, sữa.
- Giá trị kinh tế
Lạc là cây trồng có khả năng thích ứng rộng, ñược gieo trồng trên nhiều
chân ñất khác nhau và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trên thị trường thương
mại thế giới, lạc là mặt hàng xuất khẩu mang lại kim ngạch cao của nhiều
nước. theo FAO, trong hơn 100 nước trồng lạc hiện nay, ở Xenegan lạc chiếm
½ giá trị thu nhập và chiếm hơn 80% giá trị xuất khẩu ở Nigieria lạc chiếm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
7

60% giá trị xuất khẩu [19] [34].
Ở Việt Nam lạc hiện là mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng, kim
ngạch xuất khẩu hàng năm ước ñạt 100 triệu USD. Sản lượng lạc hàng năm
phần lớn dành cho xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu lạc chính của Việt Nam
hiện nay là: Singapo, Pháp, ðức, Nhật, Inñonesia…sản xuất lạc ñạt hiệu quả
cao hơn một số nông sản khác, tỷ suất lợi nhuận ñạt 31,86% và xuất khẩu lạc
chiếm 15% nguồn thu từ xuất khẩu nông sản. Hiện nay, Việt Nam ñứng thứ 5
trong 10 nước trồng lạc lớn nhất thế giới [22]. Do ñó việc nghiên cứu chọn
tạo giống, sử dụng kỹ thuật thâm canh nhằm nâng cao năng suất và chất lượng
lạc là hết sức thiết thực.
- Giá trị cải tạo ñất
Cây lạc có vai trò cải tạo ñất nhờ các vi khuẩn nốt sần sống cộng sinh
trên rễ, có khả năng biến ñổi nguồn nitơ phân tử vốn rất dồi dào trong không
khí thành dạng ñạm dễ sử dụng cung cấp cho cây. ðồng thời cũng là cây có
khả năng tạo tính ña dạng hoá cho sản xuất nông nghiệp bằng các hình thức
trồng thuần, trồng xen canh, trồng gối vụ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
nông nghiệp và che phủ bảo vệ ñất chống xói mòn rửa trôi [8].
Như vậy, lạc là cây trồng có giá trị nhiều mặt, góp phần tăng thu nhập
và cải thiện chất lượng dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của người dân.
Việc tiếp tục nghiên cứu các ñặc ñiểm sinh lý của cây lạc ñể ñề xuất các biện
pháp kỹ thuật mới góp phần tăng năng suất và chất lượng hạt lạc trong từng
ñiều kiện cụ thể là cần thiết.
2.2 ðặc ñiểm sinh lý và yêu cầu sinh thái của cây lạc
* Các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lạc.
ðời sống của thực vật nói chung và cây lạc nói riêng ñược tính bắt ñầu
từ khi hạt nảy mầm ñến khi cây chết. Trong quá trình sống, cây lạc thực hiện
các giai ñoạn sinh trưởng chính như: nảy mầm, cây non, phân hóa mầm hoa,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
8

nở hoa và ñâm tia, hình thành quả và hạt, quả chín và thu hoạch. Mỗi thời kỳ
như vậy, cây thực hiện những hoạt ñộng sinh lý tổng hợp và tích lũy chất theo
những mục ñích khác nhau. Ở thời kỳ trước ra hoa, cây chủ yếu thực hiện quá
trình sinh trưởng sinh dưỡng, phần lớn sản phẩm quang hợp cây tổng hợp
ñược sử dụng ñể hình thành thân, rễ, lá…Thời kỳ ra hoa, cây ñồng thời thực
hiện quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, thời kỳ này
các hoạt ñộng tập trung cho sự phân hóa hoa, nở hoa và ñâm tia tạo quả. Thời
kỳ sau ra hoa, bên cạnh các hoạt ñộng sinh trưởng sinh dưỡng, cây lạc tăng
cường hoạt ñộng sinh trưởng sinh thực ñể tích lũy sản phẩm ñồng hóa về vật
chứa kinh tế là quả và hạt [8], [32].
* ðặc ñiểm sinh lý của cây lạc
Giai ñoạn ñầu tiên của cây lạc là sự nảy mầm. Quá trình này bao gồm
một loạt các hoạt ñộng sinh lý sinh hóa diễn ra. Với ñặc thù thành phần chủ
yếu của hạt lạc là protein và lipid. Các hoạt ñộng sinh lý chính của sự nảy
mầm bao gồm: hạt hút nước và sự trương lên, các enzyme phân giải hoạt
ñộng mạnh, quá trình tổng hợp thành thân, lá, rễ mầm [13], [22].
Sau khi hạt nảy mầm và chui lên khỏi mặt ñất, cây chuyển sang ñời sống
tự dưỡng. Các hoạt ñộng sinh lý chính của giai ñoạn cây non này là tăng cường
hút nước, hút khoáng, thực hiện quá trình quang hợp tạo chất hữu cơ, hình thành
và phát triển thân cành, lá, rễ, hình thành nốt sần và cố ñịnh nitơ phân tử của vi
khuẩn Rizobium. Các hoạt ñộng sinh lý này tiếp diễn qua các giai ñoạn khác cho
ñến khi thu hoạch với tốc ñộ thay ñổi tùy từng giai ñoạn [13], [22].
Hoạt ñộng sinh lý phân hóa mầm hoa, hình thành các bộ phận của hoa
diễn ra khá sớm, ngay khi cây có 3-4 lá thật. Hoa lạc ñược hình thành chủ yếu
trên thân chính và trên cành cấp 1.
Hoạt ñộng sinh lý nở hoa, thụ phấn, thụ tinh và ñâm tia của lạc khá ñặc
thù. Tùy theo ñặc ñiểm của giống và ñiều kiện môi trường mà thời kỳ nở hoa

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
9

của cây lạc diễn ra trong khoảng từ 20-40 ngày sau gieo. Số lượng hoa trên
cây và số lần ra hoa rất biến ñộng. Nếu quá trình ra hoa ñâm tia thuận lợi thì
cây lạc chỉ ra hoa rộ 1 ñợt. Hoa lạc nở 6-8 giờ sáng nhưng sự thụ phấn, thụ
tinh thường diễn ra trước khi hoa nở. Sau hoa nở 4 ngày tia quả xuất hiện và
quả chỉ hình thành khi tia ñâm xuống ñất hoặc trong ñiều kiện không có ánh
sáng [9], [35].
Sau khi quá trình hình thành, các hoạt ñộng sinh lý chủ yếu tập trung cho
sự lớn lên của quả. Quả lạc thường có hai hạt, quá trình tích lũy sản phẩm ñồng
hóa ở hạt lạc ñược mô tả ngược lại với quá trình nảy mầm. Vật chất tích lũy ở
hạt chủ yếu là protein và lipid. Khi quả chín, một phần chất dinh dưỡng trong
thân cành, lá, rễ cũng ñược huy ñộng vận chuyển về quả. Sau khi quả hình
thành, trong cây ñồng thời diễn ra hai quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh
trưởng sinh thực. Trong sản xuất, cần lưu ý tác ñộng ñể hai quá trình này diễn
ra cân ñối, ñó là cơ sở ñể tăng năng suất lạc [25].
* Yêu cầu sinh thái của cây lạc
Lạc là cây trồng có nguồn gốc nhiệt ñới nên thích hợp với ñiều kiện khí
hậu nóng ẩm và dồi dào ánh sáng. Tổng nhiệt hữu hiệu ñể cây lạc hoàn thành
chu kỳ sinh trưởng biến ñộng từ 2600 - 4800
0
C. Trong từng giai ñoạn sinh
trưởng, phát triển cây cần nhiệt ñộ tối thích khác nhau. Hạt nảy mầm tốt nhất
ở nhiệt ñộ 28-32
0
C. Nhiệt ñộ thích hợp ở thời kỳ cây con là 18-20
0
C, thời kỳ
ra hoa, ñâm tia, tạo quả nhiệt ñộ thích hợp là 24-33

0
C. Như vậy, lạc là cây ưa
nóng nhiệt ñộ trung bình từ 25-30
0
C trong tất cả các thời kỳ là phù hợp ñể cây
sinh trưởng phát triển và cho năng suất. Nhiệt ñộ quá cao hay quá thấp ñều
ảnh hưởng không tốt ñến ñời sống cây lạc [9].
Lạc có khả năng chịu hạn tương ñối ở một số thời kỳ sinh trưởng.
Trong các thời kỳ, ñộ ẩm ñất có ảnh hưởng lớn tới sự sinh trưởng và tạo năng
suất của lạc. Tổng lượng mưa và sự phân bố mưa trong chu kỳ sống của cây
lạc là yếu tố khí hậu có tác ñộng mạnh mẽ ñến quá trình sinh trưởng phát triển
và hình thành năng suất trong cây [2], [33].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
10
Lạc là cây ưa sáng nhưng phản ứng quang chu kỳ không chặt. Cường
ñộ ánh sáng có quan hệ với cường ñộ quang hợp, vì vậy ánh sáng có ảnh
hưởng sâu sắc ñến sự tạo và tích lũy chất hữu cơ. Số giờ sáng trong ngày
thích hợp là ñiều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt, giúp cây ra hoa tạo
quả. Việc bố trí mùa vụ sao cho khi cây lạc ra hoa có số giờ nắng thích hợp là
biện pháp kỹ thuật giúp ñem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao [16].
Lạc là cây có khả năng thích ứng trên nhiều loại ñất, tuy không có yêu
cầu cao về ñộ phì nhiều nhưng lạc lại ñòi hỏi lý tính hết sức chặt chẽ, ñặc biệt
là tầng ñất mặt tơi xốp. Cây lạc hiện ñang ñược trồng trên nhiều loại ñất khác
nhau. Về hóa tính ñất, cần chú ý ñộ PH thích hợp của lạc là 5,5-6,0. ðối với
ñất mới trồng lạc, cần sử dụng Nitrazin bón bổ sung những vụ ñầu [9], [32].
Như vậy, mỗi thời kỳ sinh trưởng phát trển, cây lạc có những ñặc ñiểm
sinh lý và yêu cầu ñiều kiện sinh thái khác nhau. Trong quá trình sản xuất,
trên cơ sở hiểu biết về cây lạc, cần thiết phải thường xuyên theo dõi và tác
ñộng những biện pháp kỹ thuật phù hợp ñể cây thực hiện các quá trình sinh
trưởng phát triển thuận lợi và cho năng suất cao.

2.3 Tình hình sản xuất lạc
* Trên thế giới
Theo FAO, trên thế giới có hơn 100 nước trồng lạc với tổng diện tích
25.210.000 ha, năng suất bình quân 1,33 - 1,34 tấn /ha, tập trung chủ yếu ở 3
châu lục là Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ. trong ñó, Châu Á chiếm vị trí số 1
về diện tích 11.861.000 ha (61,9% tổng diện tích) và sản lượng 13.500.000
tấn (63,17 % tổng sản lượng), tiếp ñến là Châu Phi rồi Châu Mỹ [10], [36].
Hiện nay, ña số các nước trên thế giới ñã áp dụng các tiến bộ kỹ thuật,
sử dụng giống lạc mới vào thực tiễn sản xuất. Tuy nhiên việc áp dụng chưa
ñồng ñều dẫn tới sự chênh lệch năng suất khá lớn giữa các nước ñang phát
triển và các nước phát triển.
Theo FAO, các nước ñang phát triển sản xuất khoảng 50% sản lượng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
11
lạc, do các nước này chiếm 55% diện tích trồng lạc trên thế giới. Ở các nước
phát triển, diện tích trồng lạc có xu hướng ổn ñịnh hoặc giảm [44].
Sản lượng lạc trên thế giới năm 2009 ñạt 52,51 triệu tấn. Những nước
ñạt sản lượng lớn là: Trung Quốc(15,71 triệu tấn), Ấn ñộ (5,64 triệu tấn),
Nigeria 2,64 triệu tấn).
Sự chênh lệch về năng suất lạc giữa các nước còn khá lớn. Nguyên
nhân là do các nước ñang phát triển chưa vận dụng ñược thành tựu khoa học
kỹ thuật mới vào sản xuất, các giống lạc năng suất cao còn ít. Những năm tới
việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công tác chọn giống mới vào sản
xuất ở các nước ñang phát triển là cần thiết nhằm nâng cao năng suất cũng
như sản lượng lạc ñể ñáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng.
* Ở Việt Nam
Cây lạc ñược trồng từ lâu ñời và cũng ñược sử dụng rộng rãi trong ñời
sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Lạc ñược xem như cây trồng xoá
ñói giảm nghèo cho các vùng sâu, vùng xa và là cây ngắn ngày mang lại hiệu
quả kinh tế cao, có giá trị nhiều mặt nên ngày càng ñược chú trọng và ñưa vào

sản xuất.
Hiện nay lạc ñược trồng trên toàn quốc, diện tích trồng lạc chiếm 40%
tổng diện tích các cây công nghiệp ngắn ngày. Trong những năm gần ñây
ðảng và nhà nước có chủ trương và chính sách khuyến khích ñầu tư phát triển
sản suất lạc. Do ñó, diện tích trồng lạc tăng với tốc ñộ nhanh. Cây lạc ngày
càng ñược quan tâm, vừa ñược mở rộng về diện tích vừa áp dụng các biện
pháp kỹ thuật mới tăng năng suất do ñó sản lượng lạc tăng lên rõ rệt [9].
Trong 10 năm qua sản xuất lạc ở Việt Nam ñã có những chuyển biến tích cực
về năng suất và sản lượng nhưng diện tích trồng lạc không tăng. Diện tích ở
các tỉnh phía bắc có xu hướng tăng còn ở các tỉnh phía nam lại giảm do cây ăn
quả và cây cà phê phát tiển mạnh. Năng suất lạc ở các tỉnh phía bắc thấp hơn
phía nam. Tuy nhiên một số tỉnh ñạt năng suất khá cao như: Nam ðịnh
(3,77tấn/ha), Hưng Yên (2,77tấn /ha), TP. Hồ chí Minh (2,87tấn/ha), Trà
Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
12
Vinh (2,88 tấn /ha), Khánh Hoà (2,60tấn/ha).Theo Nguyễn Thị Chinh (2006),
các giống lạc ở nước ta phân bố theo vùng sinh thái. Phía bắc có một số giống
lạc phổ biến như: Lạc ñỏ Bắc Giang, Nụ Tuyên Quang, Chay Nam ðịnh, 4
tháng Thanh Hoá, 3 tháng Tây Sơn. Miền Trung và Miền Nam có Sen nghệ
An, Chùm Cam Lộ, Giấy Thừa Thiên, ðỏ ðồng Nai, Dù Tây Nguyên [7].
Sản xuất lạc của Bộ NN&PTNT là phấn ñấu ñến năm 2010 diện tích lạc cả
nước ñạt khoảng 400 nghìn ha, ñịnh hình ở mức 450 nghìn ha vào năm 2020.
Các loại giống mới, năng suất và chất lượng cao kết hợp với tăng cường các
biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến có thể ñẩy tốc ñộ tăng năng suất thời kỳ
2006 - 2010 lên 6,6 %/năm (bằng mức thời kỳ 2000 - 2004). ðến năm 2010,
năng suất bình quân cả nước dự kiến ñạt 2,2 tấn/ha, sản lượng khoảng 840
nghìn tấn, ñáp ứng nhu cầu ăn trực tíêp của dân 500 nghìn tấn, xuất khẩu 200
nghìn tấn, còn lại ñưa vào chế biến dầu thực vật. Bố trí chủ yếu ở Bắc Trung
Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung Du và miền núi Bắc Bộ là những vùng
sản xuất lạc chủ yếu của nước ta.


Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng của các vùng trồng lạc năm 2009 - 2010
Diện tích
(nghìn ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
Vùng Sản xuất
2009
Sơ bộ
2010
2009
Sơ bộ
2010
ðB.Sông Hồng
31,40 30,20 72,80 72,80
Trung du miền núi phía Bắc
50,50 50,20 86,70 88,50
BắcTrung Bộ và Duyên hải miền Trung
108,10 102,30 210,70 240,00
Tây Nguyên
17,50 16,70 30,30 29,30
ðông Nam Bộ
24,90 20,50 68,70 51,60
ðB sông Cửu Long
12,60 11,10 41,70 39,50
Cả nước
245,0 231,00 510,00 533,80
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, tháng 12/2010
Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
13

Hai vùng sản xuất Bắc Trung Bộ và Trung du miền núi phía bắc là hai
vùng sản xuất lạc hàng hoá xuất khẩu lớn của cả nước. Năm 2010, vùng Bắc
Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích trồng lạc là 102,30 nghìn ha
chiếm 44,28 % tổng diện tích cả nước và sản lượng ñạt 240,00 nghìn tấn
chiếm 44,96 % tổng sản lượng của cả nước, tập trung chủ yếu ở ba tỉnh Thanh
Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh. Tiếp ñến là vùng Trung du miền núi phía Bắc có
diện tích trồng lạc 50,20 nghìn ha chiếm 21,73 % diện tích của cả nước, sản
lượng ñạt 88,50 nghìn tấn chiếm 16,58 % tổng sản lượng cả nước và ñược tập
trung chủ yếu ở Bắc Giang với sản lượng 25,5 nghìn tấn [46].
Tuy nhiên, trình ñộ sản xuất lạc ở nước ta không ñồng ñều, có sự chênh
lệch khá lớn giữa các vùng trồng lạc, có vùng năng suất khá cao như vùng
ðồng bằng Sông Cửu Long (20,5 tạ/ha), trong ñó vùng Tây Bắc năng suất chỉ
ñạt 10,1 tạ/ha. Do ñó, ñể xác ñịnh rõ các yếu tố hạn chế ñến năng suất lạc ở
một số vùng có năng suất thấp như Tây Bắc ñòi hỏi các nhà khoa học cần
phải nghiên cứu và giải ñáp.
Năng suất và sản lượng lạc của nước ta có tăng nhưng vẫn còn ở mức
thấp. Tuy nhiên, trong thời gian tới lạc vẫn là cây trồng giữ vị trí quan trọng
trong cơ cấu cây trồng của nước ta, do mang lại hiệu quả kinh tế cao cũng như
có nhiều lợi thế cạnh tranh ñặc biệt trên ñất nghèo dinh dưỡng, ñất cằn, những
vùng tưới tiêu gặp khó khăn. Nhờ sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong mấy
năm qua ñã ñóng góp ñáng kể vào ngành sản xuất lạc lai (giống, thời vụ, mật
ñộ, khoảng cách, kỹ thuật chăm sóc,…) ñã góp phần tăng năng suất, sản
lượng lạc ñáng kể. Ở một số ñịa phương ñã hình thành một vài vùng trồng lạc
tập trung lớn như Diễn Châu (Nghệ An), Hậu Lộc (Thanh Hoá), Tân Yên,
Lạng Giang, Lục Nam (Bắc Giang) [6]
Những năm gần ñây, trong xu thế hội nhập và phát triển nền kinh tế ñất
nước, nhiều tiến bộ kỹ thuật cũng như giống lạc nhập nội ñã tỏ ra có nhiều ưu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
14
ñiểm hơn hẳn so với các giống trong nước. Tuy nhiên, do ñặc thù về vị trí ñịa

lý và ñiều kiện khí hậu nên việc nghiên cứu sử dụng hợp lý các nguồn gen lạc
cũng như các biện pháp kỹ thuật là cần thiết.
Nhìn chung, sản xuất lạc ở nước ta còn nhiều khó khăn và hạn chế
nhưng với sự quan tâm và ñầu tư ñúng ñắn của nhà nước kết hợp với ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chúng ta có thể tin rằng trong tương lai không
xa năng suất và sản lượng lạc sẽ có những bước tăng ñột phá.
* Tình hình sản xuất lạc tại tỉnh Bắc Giang
Báo cáo kết quả hàng năm của sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang
và báo cáo của Cục thống kê tỉnh từ năm 2006 ñến nay cho thấy, hàng năm cơ
cấu giống lạc luôn có sự biến ñộng (loại bỏ những giống cũ năng suất thấp,
nhiễm sâu bệnh và bổ sung giống mới có năng suất cao), ngày càng có nhiều
giống lạc mới có tiềm năng năng suất cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh
ñược ñưa vào sản xuất như giống lạc L23, MD7, MD9, L26, TB25 việc áp
dụng những tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh lạc (mật ñộ, phân bón, che phủ
nilon ) ngày càng ñược mở rộng, ñã góp phần làm tăng năng suất và sản lượng
lạc một cách ñáng kể, kết quả thể hiện ở bảng 2.2
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc tỉnh Bắc Giang 2006 - 2010
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
2006 9.694 17,16 16.638
2007 10.059 19,03 19.139
2008 12.629 20,04 25.811
2009 11.202 20,70 23.145
2010 11.500 22,20 25.500
Nguồn:Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2011

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
15

Số liệu bảng trên cho thấy diện tích, năng suất, sản lượng lạc của tỉnh
Bắc Giang trong 5 năm từ 2006-2010 không ngừng ñược tăng lên. Từ chỗ
9.694ha, năng suất 17,16 tạ/ha, sản lượng 16.638 tấn năm 2006 ñã tăng lên
11.500 ha, năng suất 22,20 tạ/ha, sản lượng 25.500 tấn năm 2010 [3].

Tại huyện Lạng Giang theo báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp hàng
năm của huyện và số liệu thống kê diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên
ñịa bàn huyện Lạng Giang 5 năm trở lại ñây cho thấy, cơ cấu giống lạc của
huyện ngày càng ñược cải thiện, việc áp dụng những tiến bộ mới trong thâm
canh lạc ngày càng ñược bà con nông dân chú trọng, năng suất lạc năm sau
cao hơn năm trước, số liệu ñược thể hiện ở bảng 2.3
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của huyện Lạng Giang
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
2006
752 16,7 1.270
2007
779 17,6 1.369
2008
1.070 19,6 2.094
2009
840 21,1 1.766

2010 830 22,2 1.843
Nguồn:Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2011
Số liệu ở bảng trên cho thấy, diện tích trồng lạc của huyện Lạng Giang
bíên ñộng theo từng năm, biến ñộng từ 752 - 1.170 ha. Năm 2008 là năm có
diện tích lạc cao nhất ñạt 1.070 ha. Nguyên nhân của việc diện tích lạc của
huyện luôn có sự biến ñộng lớn là do thị trường tiêu thu không ổn ñịnh, năm
trtước ñược giá thì năm sau diện tích lạc tăng lên, khi diện tích lạc tăng lên, với
sản lượng cao thì giá bán lại thấp nên nông dân lại giảm diện tích trồng lạc.
Bên cạnh ñó những năm trước ñây do người dân canh tác lạc theo phương pháp

×