1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
TRẦN DUY HƢNG
BIỂU TƢỢNG TRONG DÂN CA
NGHI LỄ TANG MA CỦA
NGƢỜI MÔNG Ở HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM
Thái Nguyên, năm 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
TRẦN DUY HƢNG
BIỂU TƢỢNG
TRONG DÂN CA NGHI LỄ TANG MA
CỦA NGƢỜI MÔNG Ở HÀ GIANG
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THỊ TÚ ANH
Thái Nguyên, năm 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các
nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố
trong bất cứ một công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Trần Duy Hƣng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu đề tài “Biểu tượng trong dân
ca nghi lễ tang ma của người Mông ở Hà Giang” , đến nay Luận văn của
chúng tôi đã cơ bản hoàn chỉnh và được phép bảo vệ.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy, cô giáo khoa
Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu, đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu
sắc nhất tới TS. Vũ Thị Tú Anh - Người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn
thành Luận văn này. Xin cảm ơn khoa sau đại học đã tạo điều kiện tốt nhất về
thủ tục, thời gian để giúp chúng tôi hoàn thành việc Bảo vệ Luận văn.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới ông Hùng Đình Quý -
Nguyên Giám đốc Sở văn hóa thông tin tỉnh Hà Giang, ông Hùng Đại Kỳ -
Cán bộ Sở văn hóa thông tin tỉnh Hà Giang đã giúp đỡ tôi trong việc tìm tài
liệu nghiên cứu và cung cấp nhiều tri thức văn hóa quan trọng trong việc tìm
hiểu bản sắc văn hóa của người Mông ở Hà Giang.
Trong quá trình nghiên cứu, do hạn chế về thời gian cũng như năng lực
nên chắc chắn trong Luận văn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính
mong được sự góp ý và phản hồi của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
Hà Giang, ngày 10 tháng 03 năm 2013
Tác giả
Trần Duy Hƣng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾ T TẮ T CÓ TRONG LUẬ N VĂN
VHDG : Văn học dân gian
ĐHSP : Đạ i họ c sư phạm
GS : Giáo sư
GS-TSKH : Giáo sư -Tiế n sĩ khoa họ c
GS-TS : Giáo sư - Tiế n sĩ
H, : Hà Nội
NXB : Nhà xuất bản
STT : Số thứ tự
VHTT : Văn hó a thông tin
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu. 1
Nội dung 10
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và những vấn đề khảo sát thực tế có liên quan 10
1.1. Biểu tượng và biểu tượng trong văn học dân gian 10
1.1.1 Biểu tượng 10
1.1.2 Biểu tượng trong văn học dân gian 12
1.2. Người Mông và những đặc trưng cơ bản trong văn hóa 13
1.2.1 Nguồn gốc của người Mông 13
1.2.2 Văn hóa nhận thức của người Mông 15
1.2.3 Văn hóa tổ chức của người Mông 17
1.2.4 Văn hóa ứng xử của người Mông 18
1.3. Chiếc khèn Mông và những nghi lễ liên quan đến việc sử dụng khèn 20
1.3.1 Khái quát về chiếc khèn của người Mông 20
1.3.2 Những nghi lễ liên quan đến việc sử dụng khèn 24
Chƣơng 2. Khảo sát và giải mã những biểu tƣợng trong dân ca nghi lễ
tang ma của ngƣời Mông 28
2.1. Những biểu tượng trong các bài dân ca sử dụng ở nghi lễ đưa tiễn người
chết (nghi lễ làm ma tươi) 28
2.1.1 Các biểu tượng tái hiện sự hủy diệt và hồi sinh của muôn loài do
đại hồng thủy trong bài ca chỉ đường (Jangx kruôz cê) 28
2.1.2 Biểu tượng sóng đôi trong các bài dân ca đưa tiễn người chết của
người Mông………………………………………………………… 36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
2.1.3 Những biểu tượng ước lệ, tượng trưng trong các bài dân ca nghi
lễ đưa tiễn người chết của người Mông…………………………… 40
2.2. Những biểu tượng trong các bài dân ca sử dụng ở nghi lễ làm ma khô 44
2.2.1 Biểu tượng Gầu khèn đrâu trống …44
2.2.2 Biểu tượng hình nộm (Cẩu vá, cẩu lê) 47
2.2.3 Biểu tượng Hoa khèn, hoa mưa, hoa nắng, hoa trống 49
Chƣơng 3. Tinh thần thực tiễn và quá trình thế tục hóa trong dân ca nghi
lễ tang ma của ngƣời Mông 53
3.1 Tinh thần thực tiễn trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông 53
3.1.1 Tinh thần thực tiễn trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông
qua sự kết hợp giữa biểu tượng ngôn từ và nghệ thuật âm nhạc …….57
3.1.2 Tinh thần thực tiễn trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông
qua sự kết hợp giữa biểu tượng ngôn từ và nghệ thuật vũ đạo ….…66
3.2. Quá trình thế tục hóa trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông . 68
Kết luận 75
Tài liệu tham khảo
Danh mụ c công trình của tác giả
Phụ lục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống tâm hồn của mỗi dân
tộc. Đối với dân tộc Mông ở khu vực miền núi phía Bắc nước ta, kho tàng
văn học của họ vẫn còn lưu giữ rất nhiều tác phẩm văn học dân gian đích
thực phản ánh đời sống văn hóa của cộng đồng. Nhiều nhà nghiên cứu tâm
huyết đã dày công sưu tầm, khám phá thế giới tinh thần ẩn dấu sau mỗi câu
ca, điệu hát, bài thơ hay truyện kể của người Mông. Tuy nhiên, nhiều khía
cạnh trong thế giới tinh thần đó còn chưa thực sự được khám phá đầy đủ và
đang là những vấn đề mới mẻ cần được khoa học folklore đi sâu tìm hiểu
và nghiên cứu.
Sống trên những khu vực có địa hình là núi cao hiểm trở, người Mông
đã sớm thích nghi và có cách cảm, cách nghĩ riêng đối với thiên nhiên và cuộc
sống con người. Kho tàng văn học dân gian của người Mông có đầy đủ các
thể loại từ thần thoại, truyền thuyết cho đến truyện thơ, dân ca. Từ những năm
60 của thế kỉ trước, những nhà sưu tầm văn học dân gian đã đặt chân đến
mảnh đất mà người Mông sinh sống. Một số tác phẩm sưu tầm văn học dân
gian Mông đầu tiên là kết quả sưu tầm và biên soạn của tác giả Doãn Thanh
với “Dân ca Mèo”, “Truyện cổ dân tộc Mèo”… Có thể thấy rằng các công
trình về văn học dân gian Mông vẫn chủ yếu xoay quanh việc sưu tầm mà
chưa có nhiều những công trình đi sâu nghiên cứu đánh giá một cách cụ thể
và xuất phát từ cách cảm, cách nghĩ của chủ thể nền văn học đó. Do vậy, việc
cần có những công trình khoa học nghiên cứu một cách chuyên sâu về mảng
đề tài này là điều vô cùng cần thiết, góp phần làm sáng tỏ bản sắc văn hóa dân
tộc Mông qua góc nhìn văn học và bảo tồn những di sản quý báu đó.
1.2. Chiếc khèn đối với người Mông từ lâu đã đi vào đời sống như một
biểu tượng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Nhắc tới người Mông là chúng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
ta nghĩ ngay tới tiếng khèn réo rắt đi vào lòng người. Cũng như các loại nhạc
cụ dân tộc khác, khèn Mông chính là công cụ để chuyển tải đời sống tâm hồn
và trí tuệ của người Mông. Trong việc thổi khèn, vai trò của những bài dân ca
nghi lễ (phần lời của bài khèn) là rất quan trọng vì thông qua nó mà người
Mông tiến hành những nghi lễ tâm linh và truyền tải thông điệp tới thế giới
xung quanh. Song có một thực tế hiện nay là việc nghiên cứu dân ca nghi lễ
của người Mông thường luận giải trên quan điểm của người nghiên cứu, vẫn
chưa xuất phát từ cách nhìn của người trong cuộc. Do đó, thiếu tiếng nói đồng
điệu giữa người nghiên cứu và những người trong cuộc. Theo khảo sát ban
đầu thì những hạn chế trong việc nghiên cứu này đã dẫn đến sự nhầm lẫn và
những kiến giải phiến diện về vai trò, chức năng của những bài dân ca nghi lễ
gắn với nghệ thuật biểu diễn khèn Mông. Các phương tiện thông tin đại chúng
và một số bài nghiên cứu thường đưa biểu tượng chiếc khèn vào trong các lễ
hội của người Mông và gắn khèn Mông với chức năng tâm tình, gọi bạn, thể
hiện tình yêu đôi lứa. Điều đó dẫn đến cách hiểu sai lệch về bản chất và vai
trò của các bài dân ca nghi lễ gắn với nghệ thuật biểu diễn khèn trong đời
sống văn hóa của dân tộc Mông. Vì vậy, với nghiên cứu này chúng tôi thấy
cần phải xác định lại và trả lại đúng chức năng cho chiếc khèn Mông. Mỗi bài
khèn là một thành tố trong nghi lễ tang ma. Đó chính là những bài dân ca nghi
lễ đặc sắc truyền tải thông điệp của người sống với người đã khuất. Việc nhìn
nhận các bài khèn Mông có liên quan tới tình yêu đôi lứa theo người Mông
nhận định chỉ là do “gái tham tài, trai tham sắc”, những cô gái Mông đem
lòng yêu mến những chàng trai biết thổi khèn giỏi. Quan trọng hơn là phải
đứng trên góc độ văn hóa của người Mông để nói về chính họ, có như vậy
mới dựng lên được bức tranh chân thực nhất về đời sống tinh thần của người
Mông đặc biệt là đối với văn học dân gian Mông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
1.3. Tại một số tỉnh miền núi phía Bắc trong đó có Hà Giang, số lượng
nghệ nhân am hiểu và còn lưu giữ được những bài dân ca nghi lễ không còn
nhiều. Mặt khác, cũng chưa có một công trình nào sưu tầm thật đầy đủ về
những bài dân ca nghi lễ gắn với nghệ thuật biểu diễn khèn Mông. Theo
thống kê của tác giả Hồng Thao trong “Âm nhạc dân tộc H’Mông” thì người
Mông có tới 360 bài khèn để đưa tiễn hồn ma với nhiều “tổ bài khèn” khác
nhau và mỗi “tổ bài khèn”như vậy có 13 bài khèn với 13 chủ đề khác nhau.
(Dẫn theo Hùng Hà, Về cuốn sách “Những bài khèn của người Mông ở Hà
Giang”) [14]. Bên cạnh đó, những trí thức người Mông am hiểu về bản sắc
dân tộc có đủ khả năng tổng hợp và sưu tầm lại các bài khèn một cách bài
bản, khoa học cũng rất hiếm. Ở địa bàn Hà Giang hiện nay, trong số những
người trí thức dân tộc Mông tâm huyết và có đủ trình độ để làm được việc đó
phải kể đến tác giả Hùng Đình Quý – nguyên Giám đốc Sở Văn hóa và Thông
tin tỉnh Hà Giang. Ông đã có nhiều công trình sưu tầm dạng song ngữ rất
công phu về dân ca Mông thời cổ và hiện đại. Năm 2005, sau nhiều nỗ lực
sưu tầm, ông đã xuất bản cuốn “Những bài khèn của người Mông ở Hà
Giang” với 270 trang, gồm 13 bài ca, 42 bài khèn tang lễ và một bài giới
thiệu về lễ làm ma bò của dân tộc Mông. [34] Thiết nghĩ, trong điều kiện còn
gặp nhiều khó khăn về việc sưu tầm thì tác phẩm ra đời là một đóng góp quan
trọng trong việc bước đầu hệ thống hóa các sáng tác liên quan đến nghi lễ
tang ma của người Mông. Căn cứ vào tính khả thi và tin cậy của tư liệu này,
cùng với quá trình phỏng vấn, khảo sát, tham dự trực tiếp chúng tôi quyết
định chọn đề tài: “Biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người
Mông ở Hà Giang” nhằm nghiên cứu khám phá và giải mã các biểu tượng để
hiểu hơn về vai trò của khèn đối với đời sống văn hóa của người Mông ở khu
vực miền núi phía Bắc Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Biểu tượng từ lâu đã được giới nghiên cứu văn học dân gian quan tâm
tìm kiếm và giải mã. Lịch sử nghiên cứu biểu tượng trong văn học dân gian
nói chung và biểu tượng trong văn học dân gian của các dân tộc thiểu số nói
riêng đã có bề dày nhất định với nhiều bài viết, chuyên luận, công trình
nghiên cứu liên quan đến biểu tượng văn học dân gian. Trong đó, có thể kể tới
một số công trình tiêu biểu sau:
Bài viết “Về một số biểu tượng văn học dân gian miền núi” của tác giả
Vũ Anh Tuấn đã nghiên cứu về hệ thống biểu tượng trong văn học dân gian
của dân tộc Tày; tác giả Bùi Văn Thành với luận văn Thạc sĩ về “Thế giới
biểu tượng thần thoại trong mo Mường”. (Dẫn theo Đặng Thị Oanh, Biểu
tượng nước từ văn hoá đến văn học dân gian của người Thái ở Tây Bắc Việt
Nam) [28, Tr 5] Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu về biểu
tượng trong văn học dân gian của người Việt như “Tìm hiểu nguồn gốc của
biểu tượng trong ca dao Việt Nam” của Nguyễn Thị Ngọc Điệp, “Biểu tượng
cây đa trong ca dao của người Việt” của Phạm Hoàng Oanh. (Dẫn theo Đặng
Thị Oanh, Biểu tượng nước từ văn hoá đến văn học dân gian của người Thái
ở Tây Bắc Việt Nam) [28, Tr 6] Hoàng Thị Phương Loan với “Giải mã biểu
tượng mái tóc trong văn hóa - văn học dân gian Việt Nam”.[22] Nhìn chung
các tác giả đã chú ý tới sự xuất hiện trở đi, trở lại của các biểu tượng trong
văn học dân gian và khái quát thành hệ thống. Các nhà nghiên cứu đã khẳng
định được sự tồn tại của một hệ thống biểu tượng trong văn học dân gian và
bước đầu giải mã thành công.
Về lịch sử nghiên cứu văn hóa cũng như văn học Mông, ngay từ thời
thực dân Pháp xâm lược vùng thượng du Bắc kỳ đã chú ý tìm hiểu văn hóa
các dân tộc ít người nhằm dễ bề cai trị. Những công trình nghiên cứu về
người Mông đầu tiên là của linh mục F. Savina, “Những đặc điểm của thuật
sa man người Mèo trắng ở Đông Dương” của G. Morechan. (Dẫn theo Trần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Hữu Sơn, 40 năm nghiên cứu sưu tầm văn hóa dân gian ở vùng miền núi phía
Bắc) [37] Hiện nay cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu khá đầy đủ về đặc
điểm của tộc người và văn hóa Mông như “Văn hóa H’Mông” của Trần Hữu
Sơn, “Văn hóa dân tộc H’Mông ở Hà Giang” của Trường Lưu - Hùng Đình
Quý hay gần đây là một số bài viết như “Phân tích tâm lý H’Mông tộc từ dân
ca” của Nguyễn Mạnh Tiến, một số luận văn về văn học dân tộc Mông như
“Thơ ca dân tộc Mông” của Hùng Thị Hà, “Tiếng hát tình yêu lứa đôi trong
dân ca Mông Hà Giang” của Vũ Hồng Cường. [11]
Trong phạm vi nghiên cứu về biểu tượng trong văn học dân gian Mông
nổi bật lên một số công trình của tác giả Trần Hữu Sơn tiêu biểu như công
trình “Một số biểu tượng trong văn hóa dân gian H’Mông”.[36] Tác giả đã
nhận định “Văn hóa dân gian tộc người Mông giàu bản sắc, xuất hiện nhiều
hệ thống biểu tượng đặc thù như biểu tượng về hệ thống cây (có các biểu
tượng cây tre, cây lanh, cây thuốc phiện, cây cỏ tranh, ngải cứu, cây ngô, cây
kê, cây quả bầu…) biểu tượng về hệ thống loài vật (con gà, con trâu, con
ngựa, con lợn, con hổ, con chó…), hoặc biểu tượng về đồ vật ví dụ cây khèn,
cái ô, tù và, cái giường…Các biểu tượng trên có tần số xuất hiện nhiều trong
nghi lễ, tín ngưỡng phong tục tập quán và văn học dân gian”…[36, Tr 2] Tác
giả cũng đã đi giải mã một số biểu tượng cơ bản của văn học dân gian Mông
như biểu tượng cây lanh với ý nghĩa “duy trì sự sống của con người là nhu
cầu về ăn - mặc”, lanh còn là “vật bảo vệ người H’Mông”, là “tín hiệu văn
hóa tộc người”, là “cây thiêng, vật dẫn đường sang thế giới siêu nhiên”, là “vũ
khí thiêng trừ tà”… Các tác giả nghiên cứu biểu tượng văn học dân gian
Mông mà tiêu biểu là Trần Hữu Sơn đã chỉ ra hệ thống biểu tượng trong văn
hóa và giải mã các biểu tượng trên cơ sở truyền thống văn hóa người Mông.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Trần Hữu Sơn, tác giả mới chỉ giải mã các
biểu tượng văn hóa trên phương diện tổng thể. Trên góc độ biểu tượng văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
học - một thành tố không thể thiếu của văn hóa - tác giả lại chưa đi sâu giải
quyết triệt để.
Sau sự xuất hiện của cuốn sách “Những bài khèn của người Mông ở Hà
Giang” của tác giả Hùng Đình Quý năm 2005. Đến nay vẫn chưa có một
công trình khoa học nào khảo sát cụ thể về các biểu tượng trong phần lời các
bài khèn. Những hiểu biết về công trình sưu tầm công phu này cũng mới chỉ
được biết đến qua bài giới thiệu của Hùng Hà: “Về cuốn sách Những bài khèn
của người Mông ở Hà Giang của tác giả Hùng Đình Quý” [14].
Như vậy, các công trình nghiên cứu trên mới chủ yếu khai thác ở góc
độ văn hóa dân tộc Mông nói chung và khảo sát biểu tượng của văn hóa dân
gian Mông trên phương diện tổng thể. Do đó, việc giải mã các biểu tượng
trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông có ý nghĩa thiết thực trong thực
tiễn nghiên cứu văn học dân gian Mông hiện nay. Với tư cách là một tác
phẩm văn học dân gian hoàn chỉnh, những bài dân ca nghi lễ tang ma gắn với
nghệ thuật biểu diễn khèn của người Mông thực sự là vấn đề khoa học lý thú
và cần được đi sâu nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát, thống kê, phân loại và bước đầu giải mã các biểu tượng trong
dân ca nghi lễ tang ma của người Mông nhằm góp phần khẳng định những giá
trị phi vật thể của dân ca nghi lễ gắn với nghệ thuật biểu diễn khèn trong đời
sống tâm linh, tín ngưỡng dân tộc Mông.
Qua việc giải mã các biểu tượng và khẳng định giá trị trường tồn của hệ
thống biểu tượng này, luận văn còn chỉ ra nét đẹp trong văn học dân gian
Mông và giúp cho chính cộng đồng dân tộc Mông hiểu và gìn giữ tinh hoa
văn hóa, văn học của mình.
Góp thêm một tiếng nói trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc Mông nói riêng và các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
thông qua việc tìm hiểu giá trị văn hóa – văn học của một loại dân ca nghi lễ
đặc sắc.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu mà luận văn hướng tới là những biểu tượng trong
dân ca nghi lễ tang ma của người Mông (tức những bài dân ca nghi lễ gắn với
nghệ thuật biểu diễn khèn Mông).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tài liệu nghiên cứu chính của luận văn là “Những bài khèn của người
Mông ở Hà Giang”; Hùng Đình Quý dịch và giới thiệu (2005); NXB Khoa
học xã hội. [34] Công trình sưu tầm và dịch thuật dân ca từ tiếng Mông ra
tiếng Việt này do Chính phủ tài trợ sáng tạo năm 2004 và được Hội văn nghệ
dân gian Việt Nam giao cho tác giả Hùng Đình Quý thực hiện; GS.TSKH Tô
Ngọc Thanh đọc duyệt và GS.TS Nguyễn Xuân Kính tổ chức xuất bản. Công
trình trên là một nguồn tư liệu khá đầy đủ và đáng tin cậy về các bài khèn của
người Mông đang cư trú tại Hà Giang. Bên cạ nh đó luận văn còn sử dụ ng một
số công trình khác có liên quan. Các tư liệu này khi trích dẫn đều được chú
thích rõ nguồn gốc, xuất xứ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên
cứu của luận văn này là:
5.1. Từ cơ sở lý luận và kết quả của những khảo sát trong thực tế về văn hóa
của dân tộc Mông, tiến hành phát hiện và bước đầu giải mã các biểu tượng
trong những bài dân ca nghi lễ tang ma của người Mông.
5.2. Cắt nghĩa, làm rõ ý nghĩa của các biểu tượng, từ đó khái quát và chỉ ra giá
trị của những bài dân ca nghi lễ tang ma trong đời sống văn hóa của dân tộc
Mông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
5.3. Liên hệ thực tế qua điền dã tại địa phương để khẳng định những kết quả
nghiên cứu.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn, chúng tôi xác định một số phương pháp là cơ bản:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Xác định rõ những vấn đề lý luận có
liên quan, qua đó vận dụng lý thuyết vào giải quyết các vấn đề khoa học. Tác
giả luận văn sử dụng một số lý thuyết về văn hóa của phương tây để giải
quyết những vấn đề liên quan đến tính sống còn của hệ thống dân ca nghi lễ
trong thời đại công nghệ.
Phương pháp nghiên cứu phân tích , tổng hợp, so sá nh: Quá trình phân
tích, tổng hợp và so sánh được tiến hành song song với nhau giúp có những
nhận định đúng đắn về vấn đề khoa học đã nêu ra. Đặc biệt, việc giải mã các
biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông là một việc làm
tương đối khó khăn do vậy cần một quá trình phân tích, tổng hợp và so sánh
kỹ lưỡng mới cho ra những kết luận xác thực.
Phương pháp điền dã văn học: Thông qua quá trình điền dã, trực tiếp
tham dự, phỏng vấn với nghệ nhân dân gian và tác giả cuốn sách “Những bài
khèn của người Mông ở Hà Giang” sẽ giúp trau dồi thêm vốn tri thức văn hóa
Mông góp phần tích cực vào việc giải mã các biểu tượng theo đúng sự kiến
giải của những “người trong cuộc”.
Phương pháp so sánh loại hình: Bằng việc so sánh loại hình văn học sẽ
làm rõ đặc trưng thi pháp thể loại, tìm ra những yếu tố nghệ thuật nổi bật
trong những bài dân ca nghi lễ tang ma của người Mông.
7. Đóng góp của luận văn
Bằng việc khảo sát, giải mã các biểu tượng dựa trên chính truyền thống
văn hoá và phong tục tập quán của người Mông, chúng tôi muốn góp một
tiếng nói tích cực vào công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy vốn văn học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
dân gian các dân tộc thiểu số, làm rõ chức năng “thực hành tín ngưỡng” của
những bài dân ca nghi lễ gắn với nghệ thuật biểu diễn khèn của người Mông.
Khẳng định vẻ đẹp của truyền thống văn hóa, tài năng của những người
nghệ sĩ dân gian, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản vật thể và phi
vật thể của các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Đây cũng là công trình thiết thực cho bản thân và cho các giáo viên
trong việc giảng dạy văn học các dân tộc ít người trong nhà trường phổ thông.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, Ph lc, nội
dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và những vấn đề khảo sát thực tế có liên quan
Chương 2: Khảo sát và giải mã những biểu tƣợng trong dân ca nghi lễ
tang ma của ngƣời Mông
Chương 3: Tinh thần thực tiễn và quá trình thế tục hóa trong dân ca nghi
lễ tang ma của ngƣời Mông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
NỘI DUNG
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KHẢO SÁT
THỰC TẾ CÓ LIÊN QUAN
1.1. Biểu tƣợng và biểu tƣợng trong văn học dân gian
1.1.1. Biểu tượng
Tổ chức UNESCO trong toàn thư quốc tế về phát triển văn hóa
(International Thesaurus on Cultural Development) đã nhận định về văn hóa
như sau: “Văn hóa là một tập hợp các hệ thống biểu tượng, nó quy định thể
ứng xử của con người và làm cho một số đông người có thể giao tiếp với
nhau, liên kết họ lại thành một cộng đồng riêng biệt”. (Dẫn theo Nguyễn Văn
Hậu, Đi tìm bản sắc văn hóa dân tộc qua thế giới biểu tượng) [16, Tr1] Như
vậy, biểu tượng (Symbol) là một trong những thành tố không thể thiếu được
khi đi nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa. Trong lịch sử triết học, rất nhiều nhà
khoa học lớn đã đề cập đến biểu tượng như ở Đức có nhà triết học duy tâm
khách quan Heghen, Freud – Bác sĩ về phân tâm học người Áo, nhà dịch học
Chu Hy ở Trung Quốc. [16, Tr 2] Từ thời công xã nguyên thủy, khi con người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
biết lao động và hình thành nên ngôn ngữ để giao tiếp thì cùng lúc đó con
người đã gián tiếp hình thành trong tư duy một hệ thống biểu tượng để nhờ đó
mà khám phá thế giới khách quan. Mỗi nhà khoa học lại đưa ra cách hiểu
khác nhau về biểu tượng của ngành khoa học mà mình đang nghiên cứu. Xét
trên góc độ văn hóa, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng và chắc chắn
để duy trì bản sắc đó cũng phải thông qua một hệ thống các biểu tượng. Tìm
hiểu thế giới biểu tượng ẩn dấu trong điệu khèn Mông ắt hẳn chúng ta không
thể bỏ qua những hiểu biết và khám phá mà nhân loại đã có về biểu tượng.
Trên thế giới, người ta còn xây dựng thành một hệ thống tương đối đầy
đủ về biểu tượng trong các lĩnh vực của đời sống và làm thành những bộ từ
điển về biểu tượng như “Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới” của Jean
Chavelier và Alain Gheer Brant. Trên phương diện triết học, từ thời xa xưa
Chu Hy – Nhà Dịch học thời Tống đã khẳng định: “Tượng là lấy hình này để
tỏ nghĩa kia”,[16, Tr1] như vậy biểu tượng chính là mô hình của ý thức con
người mà thông qua đó giúp chúng ta liên tưởng tới sự vật, hiện tượng khác.
Có lẽ chính vì thế mà chữ viết của Trung Hoa mang tính tượng hình rất rõ rệt,
mỗi chữ đều thể hiện một ý nghĩa thông qua tính biểu tượng của nó. Tính biểu
tượng (Symbolic) có mặt ở hầu khắp các phạm vi trong đời sống tự nhiên và
xã hội. Dưới tư duy của con người, một bộ rễ cây cũng có thể là biểu tượng
của một thứ nào đó khác, một con vật cụ thể, nhỏ bé có thể là biểu trưng tinh
thần cho một quốc gia, một dân tộc.
GS A.A. Radugin trong “Từ điển bách khoa Văn hóa học” định nghĩa
“Biểu tượng là một loại ký hiệu đặc biệt thể hiện nội dung thực tế của một
điều nào đó”.(Dẫn theo Đặng Thị Oanh , Biểu tượng nước từ văn hóa đến văn
học dân gian của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam) [28, Tr10]
Nhà phân tâm học Thụy Sỹ C.G.Jung lại đưa ra định nghĩa rằng “Biểu
tượng là một danh từ, một tên gọi hay một đồ vật, ngay cả khi là quen thuộc ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
trong đời sống hàng ngày, nhưng vẫn chứa đựng những mối liên hệ về mặt ý
nghĩa, bổ sung vào cái ý nghĩa ước định hiển nhiên và trực tiếp của chúng”.
(Dẫn theo Nguyễn Văn Hậu, Đi tìm bản sắc văn hóa dân tộc qua thế giới biểu
tượng) [16, Tr1]
Freud thì xác định “Biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió
và ít nhiều khó nhận ra, niềm ham muốn hay các xung đột. Biểu tượng là mối
liên kết thống nhất nội dung rõ rệt của một hành vi, một tư tưởng, một lời nói
với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng”. (Dẫn theo Đặng Thị Oanh , Biểu tượng nước
từ văn hóa đến văn học dân gian của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam) [28,
Tr10]
Trên góc độ nhận thức của văn học - một ngành nghệ thuật cũng đòi
hỏi tư duy và tính biểu tượng cao để cảm thụ và sáng tạo nó – Biểu tượng đã
được hiểu là “một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình
nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất
của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay
một triết lý sâu xa về con người, về cuộc đời” (Từ điển thuật ngữ văn học)
[15, Tr45]
Như vậy, dù các nhà khoa học có rất nhiều cách hiểu khác nhau về biểu
tượng nhưng có một điểm chung dễ dàng nhận thấy rằng biểu tượng chính là
hình ảnh của những sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan được hình
thành bằng tri giác, cảm giác của con người. Biểu tượng không nhất thiết phải
là sự vật, hiện tượng thực tế mà có khi chỉ là những hình dung chủ quan của
con người thông qua nhiều thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, khái quát
hóa, trừu tượng hóa.
1.1.2. Biểu tượng trong Văn học dân gian
Con người luôn có xu hướng muốn giải mã các biểu tượng xuất hiện
trong tự nhiên và đời sống xã hội bởi biểu tượng luôn gợi mở cho chúng ta
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
nhiểu khám phá mới mẻ. Biểu tượng của mỗi loại hình nghệ thuật lại có
những cách biểu hiện khác nhau. Hội họa sử dụng màu sắc, đường nét, điêu
khắc sử dụng hình khối, điện ảnh sử dụng cử chỉ, điệu bộ, động tác của con
người Văn học là một loại hình nghệ thuật ngôn từ nên biểu tượng của văn
học phải liên quan đến ngôn từ. Biểu tượng này được cấu tạo thông qua tín
hiệu ngôn ngữ trong văn học. Trên cơ sở đó, có thể khẳng định biểu tượng
trong các sáng tác văn học dân gian là biểu tượng ngôn từ.
Biểu tượng trong văn hoá nói chung có nhiều đặc trưng như tính tổng
hợp, tính ổn định, khả năng thâm nhập lẫn nhau, tính đa chiều, mở rộng, phát
triển …Trong văn học dân gian, biểu tượng là một thành tố trong tác phẩm và
đặc trưng của biểu tượng văn học dân gian có sự hoà quyện với các đặc trưng
của văn học dân gian.
Những đặc trưng cơ bản của biểu tượng văn học dân gian là:
- Biểu tượng văn học dân gian là biểu tượng đa nghĩa, đa hình thức biểu hiện.
- Biểu tượng của văn học dân gian mang bản chất của biểu tượng ngôn từ
nghệ thuật.
- Biểu tượng trong văn học dân gian chịu ảnh hưởng của đặc điểm thể loại.
- Biểu tượng văn học dân gian mang đặc điểm lưỡng phân, lưỡng hợp.
- Biểu tượng văn học dân gian mang đậm đà bản sắc văn hoá của tộc người.
Như vậy, các đặc trưng của biểu tượng văn học dân gian là sự tổng hợp
một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn các đặc trưng của văn học dân gian và các
đặc trưng của biểu tượng nói chung. Những đặc trưng này làm nên giá trị khu
biệt, độc đáo của biểu tượng trong văn học dân gian so với biểu tượng của các
loại hình nghệ thuật khác. [28]
1.2. Ngƣời Mông và những đặc trƣng cơ bản trong văn hóa
1.2.1. Nguồn gốc của người Mông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Người Mông tên tự gọi là H’Mông, Na Miẻo hay tên gọi khác là
H’Mông, Miêu, Miếu Hạ (ở Trung Quốc), Mèo, Mán Trắng (ở Việt Nam),
Mẹo (ở Lào), là một dân tộc có số lượng người khá đông trong 56 dân tộc của
Trung Hoa và cũng là một trong 54 dân tộc ở Việt Nam. Theo điều tra dân số
năm 2000 có khoảng 9,6 triệu người Miêu ở Trung Quốc sống chủ yếu ở các
tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng Tây và Hồ Bắc. Ở Việt
Nam, theo số liệu điều tra năm 2003 thì người Mông ước tính có khoảng
896.239 người sống tập trung tại các vùng núi cao thuộc các tỉnh Hà Giang,
Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng,
Nghệ An Ngoài ra người Mông còn có mặt tại nhiều khu vực khác trên thế
giới như Thái Lan, Lào, Miến Điện, Hoa Kỳ. Người Mông ở nước ta có ngôn
ngữ thuộc ngữ hệ Mông Dao và được phân chia thành nhiều nhóm bao gồm:
Mông Đơ (Mông Trắng), Mông Lềnh (Mông Hoa), Mông Sí (Mông Đỏ),
Mông Đú (Mông đen), Mông Súa (Mông Mán), H’Mông Xanh. [9]
Theo các nhà sử học thì dân tộc Mông có nòi giống xuất phát từ châu
Âu, di dân dần đến vùng đồng khô Siberia, rồi mới đến định cư ở lưu vực
sông Hoàng Hà. Điều này được minh chứng là trong truyền thuyết Mông vẫn
lưu truyền lại là tổ tiên của họ sống ở vùng có tuyết phủ quanh năm và ngày
đêm kéo dài tới nửa năm. Số phận người Mông gắn với lịch sử Trung Hoa
mấy ngàn năm, theo sử sách ghi chép lại đến giữa thế kỷ thứ VI người Mông
đã thiết lập được một vương quốc tạm khá rộng ở phía Tây Trung Quốc kéo
dài từ Hà Nam qua Hồ Bắc, Hồ Nam xuống đến Quảng Tây gọi là “Tam
Miêu”. Những người cai trị được gọi bằng cái tên Chiyou (Xi Vưu nghĩa là
“ông cha”– theo tiếng Hoa) hay Txiv Yawg (Theo tiếng Mông) Đến thời Ngũ
đại và Thập quốc, nhà Hậu Chu cố chiếm lấy vương quốc H’Mông và chấm
dứt một thời kỳ vàng son của bộ tộc Miêu. Người Mông phải chạy trốn vào
Quế Châu, Tứ Xuyên, số khác lại bôn tẩu xuống Quảng Đông, Quảng Tây trở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
thành những bộ lạc thiểu số. Quan cai trị họ lại chia rẽ và phân nhóm họ bằng
cách bắt thay đổi màu sắc quần áo. Từ đó mà xuất hiện những tên gọi Mông
trắng, hoa, đỏ, xanh. Thời Minh, Thanh triều đình ra sức trấn áp tộc Miêu.
Người Miêu tìm cách chống lại bằng nhiều cuộc bạo loạn với sự lãnh đạo của
các tù trưởng. Mặc dù đã kháng cự lại mạnh mẽ nhưng nhiều nhóm người
Miêu vẫn không chịu được sự áp bức này phải trốn sâu vào rừng hoặc dời về
phía Bắc vùng Tứ Xuyên, phía Tây Vân Nam, một số cư dân tộc Miêu theo
người Hản (Haw – những người theo đạo Hồi có liên hệ với Miến Điện,
chuyên buôn bán thương mại) sang Miến Điện và Đông Dương, nhóm đến
Việt Nam khoảng 6 ngàn người kéo vào từ biên giới. Vì vậy, có thể nói người
Mông ngày nay đã có một truyền thống lịch sử hàng ngàn năm trước đây và
trên 300 năm từ khi sang định cư ở hầu hết các tỉnh phía Bắc Việt Nam và
Đồng Văn – Hà Giang chính là nơi người Mông từ Trung Quốc sang sớm
nhất. Những lần di cư đang chú ý nhất của người Mông vào nước ta có thể kể
đến là lần đầu (cách đây trên 300 năm) người Mông từ Quý Châu (Trung
Quốc) sang Đồng Văn (Hà Giang – Việt Nam) do chống lại chính sách cải thổ
quy lưu (bãi bỏ chế độ tù trưởng) của nhà Thanh (Thế kỉ XII – đầu thế kỷ
XIII). Lần thứ hai là cách đây gần 300 năm khi người Mông di cư vào Việt
Nam qua hai đường Đồng Văn – Hà Giang và SiMaKai - Bắc Hà - Lào Cai
do khởi nghĩa của người mông ở Quý Châu thất bại (1776 – 1820). Lần di cư
lớn thứ ba cách đây khoảng trên 200 năm khi họ hưởng ứng phong trào Thái
Bình Thiên Quốc chống nhà Mãn Thanh (1840 – 1868). Hiện nay với số dân
trên 800 nghìn người, người Mông đã tạo thành một dân tộc có số lượng khá
đông đảo và tập trung đông nhất ở Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ (Hà Giang),
Bắc Hà, Sa Pa, Mường Khương (Lào Cai), Mù Cang Chải (Yên Bái), Phong
Thổ (Lai Châu), Tuần Giáo (Điện Biên). [13] Với bề dày lịch sử và văn hóa
đó, người Mông ngày nay là một dân tộc có tính tự tôn dân tộc rất cao và tính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
cố kết cộng đồng rất bền chặt. Bản sắc văn hóa Mông trong thời hiện đại ít
nhiều có mai một nhưng về cơ bản vẫn được bảo tồn.
1.2.2. Văn hóa nhận thức của người Mông
Người Mông từ khi hình thành và phát triển đã trải qua nhiều thăng
trầm và nhiều cuộc di cư đến khắp nơi trên thế giới đặc biệt là khi đến Việt
Nam, người Mông đã tạo cho mình một bản sắc riêng và khó lẫn được với các
dân tộc khác. Trong xu thế hội nhập và làn sóng văn hoá mới đang tràn vào
nước ta, các dân tộc đang rất cố gắng để giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc
mình thì người Mông có thể được xem là một dân tộc đang giữ gìn truyền
thống văn hoá một cách tốt nhất. [12] Điều đó là do tính cố kết cộng đồng rất
cao và tinh thần tự tôn dân tộc của người Mông. Trong nhận thức của người
Mông từ ngàn xưa tới nay, Trời - Đất - con người luôn hoà quyện với nhau
một cách hài hoà. Cách cảm, cách nghĩ của họ về sự sống và cái chết so với
quan niệm của nhiều dân tộc khác cũng có nhiều điểm đặc biệt.
Về thế giới quan và nhân sinh quan, người Mông quan niệm trời đất là
do ông Trày, bà Trày tạo ra. Ban đầu trời thì tròn và nhỏ, mặt đất thì rộng lớn
mênh mông nên bà Trày đành phải co mặt đất lại để vừa với trời. Do vậy mà
mới có đồi núi, sông biển và mặt đất lồi lõm như ngày nay. Đặc biệt, nét độc
đáo trong quan niệm về trời đất của người Mông là sự xuất hiện của con
người giúp cải tạo tự nhiên. Ngay từ buổi đầu sơ khai, con người cụ thể là
những “Gầu Á, Gầu Âu” người Mông đã góp sức giúp những bậc tạo hoá ấy
tạo nên thế giới. Như vậy, trời đất này sinh ra cũng phải qua lao động và cải
tạo chứ không do những lời phán truyền của đấng tối cao mà thành. Giống
thần thoại Trung Hoa về Hậu Nghệ bắn hạ mặt trời, người Mông cũng quan
niệm vũ trụ ban đầu có tới 9 mặt trời, 9 mặt trăng do vậy mà trời đất khô cằn
không làm ăn được, người Mông phải dùng gỗ lim, gỗ táu làm cung tên bắn
hạ 8 mặt trăng và 8 mặt trời, chỉ để lại một đôi mặt trăng, mặt trời. Rồi lại cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
con gà trống đội ngược cái lược mà gọi mặt trời, mặt trăng mới xuất hiện. Về
nguồn gốc dân tộc mình, người Mông cho rằng dân tộc mình sinh ra từ một
bọc thịt (cũng tương tự như bọc trứng trong truyền thuyết Lạc Long Quân và
Âu Cơ của người Việt). Từ bọc thịt - tức một khối thống nhất đó - mới sinh ra
các dòng họ rồi phân chia nhau sinh sống khắp nơi. Những nhận thức này còn
ghi dấu sâu sắc trong văn học dân gian Mông, truyện thần thoại của người
Mông có nhiều câu truyện kể về nguồn gốc của đất trời, cỏ cây và loài người
như truyện “Bọc thịt”, truyện về ông Sí Dí (Thần Nông) giúp dân trồng trọt.
[13]
Về quan niệm đối với sự sống – cái chết, dân tộc Mông phân vũ trụ làm
ba tầng: Trời (Kâuv ntux), Trần gian (Ntiêx têz), Đáy trần gian (Kangz ntêx
têz). Linh hồn con người trú ngụ ở 3 tầng Trời là tầng Pangl liêx – Pangl iêr
(do Trời cai quản), tầng Ziv vangx (do Ngọc Hoàng cai quản) và tầng Nhưx
vangz (do Ngưu Vương cai quản). Với người Mông chết là quy luật tự nhiên
của vòng đời, người có 3 hồn 7 vía và cái chết chẳng qua là để hồn vía tìm về
với đất tổ Giang Châu, nơi đó người ta vẫn làm ăn sinh sống như ở trần gian.
Như thế là hồn ma được về với tổ tiên, chết không phải là hoá kiếp vì hồn ma
ấy tồn tại vĩnh viễn. Điều này ảnh hưởng tới nghi lễ cúng tế của người Mông
vì hầu như các bài cúng đều nhắc tới lao động. Chỉ có lao động mới giúp con
người thoát khỏi đói nghèo. Sống trên trần thế dù chỉ 3 buổi sáng cũng là
sống, chết là sự hoá kiếp để về với tổ tiên. Có lẽ do nhận thức về sự sống và
cái chết như vậy mà người Mông không hay khóc than khi có người chết như
nhà thơ Chế Lan viên đã từng nói rằng người Mông luôn từ cái chết để nói về
sự sống. [13]
1.2.3. Văn hóa tổ chức của người Mông
Người Mông cư trú theo bản làng gọi là “giao” (jaol), mỗi giao có địa
bàn cư trú và vùng sản xuất rõ ràng. Trong cách tổ chức của người Mông có