ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐINH THỊ THANH HẢI
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI
THỜI KÌ TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Thuỷ Nguyên
Thái Nguyên - 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong một công
trình nào khác.
Tác giả
Đinh Thị Thanh Hải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ văn
trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tham gia
giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho tập thể lớp Cao học K19 - Văn
học Việt Nam; Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh; Ban Giám hiệu và tập thể giáo
viên trường THPT Đông Triều huyện Đông Triều đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội
học tập và nghiên cứu khoa học.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Đào Thủy Nguyên
- người thầy, người mẹ tận tình trong công việc đã truyền thụ cho tôi nhiều kiến
thức quý báu cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu đề tài.
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 04 năm 2013
Tác giả
Đinh Thị Thanh Hải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 13
Chương 1: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI THỜI
KÌ TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 13
1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật 13
1.2. Tô Hoài và hành trình 70 năm viết 14
1.2.1. Vài nét về tiểu sử và con người nhà văn Tô Hoài 14
1.2.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Tô Hoài 16
1.3. Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng
Tám 19
1.3.1. Khái niệm và phân loại nhân vật 19
1.3.2. Quan niệm nghệ thuật về con người của Tô Hoài 20
1.3.3. Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng
Tám 22
1.3.3.1. Thế giới nhân vật người dân quê 22
1.3.3.2. Thế giới loài vật 30
1.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 39
1.4.1. Khắc họa nhân vật qua nghệ thuật miêu tả 39
1.4.2. Khắc họa nhân vật qua nghệ thuật kể chuyện 44
Chương 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI
THỜI KÌ TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 52
2.1. Khái niệm và phân loại không gian nghệ thuật 52
2.1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật 52
2.1.2. Phân loại không gian nghệ thuật 53
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
2.2. Không gian nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng
Tám 54
2.2.1. Không gian bối cảnh thiên nhiên 54
2.2.1.1. Không gian thiên nhiên trong sáng, thơ mộng 54
2.2.1.2. Không gian thiên nhiên tăm tối, lạnh lẽo và dữ dội 59
2.2.2. Không gian bối cảnh xã hội 64
2.2.2.1. Không gian xã hội nhộn nhịp, vui tươi, đầy sinh khí 64
2.2.2.2. Không gian xã hội u ám, buồn bã, tan tác, chia lìa 71
Chương 3: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI
THỜI KÌ TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 86
3.1. Khái niệm và phân loại thời gian nghệ thuật 86
3.1.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật 86
3.1.2. Phân loại thời gian nghệ thuật 87
3.2. Thời gian nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng
Tám 88
3.2.1. Thời gian sự kiện 88
3.2.1.1. Thời gian sự kiện lịch sử 88
3.2.1.2. Thời gian sự kiện đời tư 96
3.2.2. Thời gian nhân vật 101
3.2.2.1. Thời gian nhân vật được hưởng niềm vui, hạnh phúc 101
3.2.2.2. Thời gian nhân vật chịu nhiều cơ cực, lầm than 107
3.2.2.3. Thời gian nhân vật phiêu lưu, trải nghiệm 115
KẾT LUẬN 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO 124
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tô Hoài là cây bút tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Hơn 90
năm đời người và 70 năm đời văn, Tô Hoài đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam
một khối lượng đồ sộ gồm 160 đầu sách thuộc đủ mọi thể loại (từ truyện ngắn, tiểu
thuyết, truyện đồng thoại cho đến hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận…) và đa dạng về
đề tài (cách mạng và đời thường, hòa bình và chiến tranh, miền núi và miền xuôi,
nông thôn và thành thị…). Ở đề tài và thể loại nào, ông cũng để lại những dấu ấn
riêng với độc giả, và thể hiện tài năng phong cách rõ nét của mình “một cây bút văn
xuôi sắc sảo và đa dạng”[19,21].Nói như nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn:“Đời văn
Tô Hoài gợi ra hình ảnh một dòng sông miên man chảy và mang trong mình cả cuộc
sống bất tận”[19,379]. Các chặng đường sáng tác của Tô Hoài gắn bó chặt chẽ với
từng bước đi của lịch sử. Bởi vậy, ông được đánh giá là nhà văn “luôn đồng hành
cùng dân tộc và thời đại”[19,21] trên từng chặng đường lịch sử.
1.2. Tô Hoài sáng tác ở hai chặng: trước và sau Cách mạng tháng Tám. Trước
Cách mạng tháng Tô Hoài được xếp vào nhóm “các tác gia tả chân”(Vũ Ngọc
Phan). Các sáng tác của ông thời kỳ này đã thể hiện đậm nét tài năng, phong cách
và một bản lĩnh nghệ thuật vững vàng. GS.Phong Lê đánh giá Tô Hoài là “một cây
bút sung sức, đứng bên Nam Cao, làm nên một dấu ấn đặc trưng cho trào lưu văn
học hiện thực Việt Nam những năm tiền Cách mạng”[19,21]. Sau Cách mạng, Tô
Hoài đến với đồng bào Tây Bắc, hòa nhập với cuộc sống của các dân tộc miền núi
và đã có những đóng góp đáng kể cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Đọc tác
phẩm của ông, người đọc luôn bị cuốn hút bởi những trang văn xuôi giàu chất thơ
miêu tả những phong tục tập quán lâu đời, những sinh hoạt truyền thống của nhiều
vùng văn hóa, hiểu hơn cốt cách của con người Việt Nam ở nhiều miền khác nhau
trong cộng đồng người Việt. Người đọc hiểu hơn tình cảm yêu mến thiết tha của
nhà văn với quê hương xứ sở. Tìm hiểu “Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của
Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám” là việc làm cần thiết để góp phần
làm rõ nét riêng trong phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
1.3. Tô Hoài là một trong những tác gia lớn được giảng dạy ở trường đại học,
đồng thời hai tác phẩm đặc sắc của ông được chọn giảng ở trường phổ thông là Dế
mèn phiêu lưu ký và Vợ chồng A Phủ. Vì vậy đề tài được hoàn thành sẽ là tài liệu
tham khảo thiết thực cho việc dạy và học tác giả và tác phẩm Tô Hoài ở các cấp học.
2. Lịch sử vấn đề
Tô Hoài bước chân vào con đường văn học khá sớm. Ông cầm bút và nổi
danh từ trước Cách mạng tháng Tám 1945. Đến nay, Tô Hoài vẫn là nhà văn viết
đều, viết nhiều, dẻo dai, sung sức ở nhiều thể loại. Sáng tác của ông đã được giới
nghiên cứu phê bình chú ý ngay từ những ngày đầu ông tham gia làng viết. Bởi
những sáng tác đó luôn mang đến cho bạn đọc những phát hiện mới mẻ về nhiều
vấn đề của đời sống và văn học nghệ thuật. Trong đó, thế giới nghệ thuật là một
phương diện thẩm mĩ nghệ thuật có nhiều ý nghĩa trong sáng tác của Tô Hoài thời
kỳ trước Cách mạng tháng Tám. Một số nhà nghiên cứu văn học đã dành nhiều thời
gian, tâm huyết để tìm hiểu về ông và có đề cập đến vấn đề này.
2.1. Về thế giới nhân vật trong sáng tác của Tô Hoài
Tô Hoài đến với nghề văn thật ngẫu nhiên và dường như đó cũng là cái
duyên của ông. Ông được người đọc biết sớm qua những truyện ngắn, truyện dài
viết về người dân quê và về loài vật. Trong bài giới thiệu Tô Hoài – Nguyễn Sen,
nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan chủ yếu đưa độc giả tiếp cận với Tô Hoài trên
phương diện tác phẩm. Ông phê bình, giới thiệu về hai tác phẩm: Quê người (tiểu
thuyết) và tập truyện ngắn O Chuột, trên cơ sở đó đưa ra nhận xét về quan niệm và
phong cách sáng tác của Tô Hoài. Đề cập đến thế giới nhân vật và phong cách sáng
tác của Tô Hoài, Vũ Ngọc Phan viết:“Cái tính chất xã hội trong tiểu thuyết của Tô
Hoài hơi thiên về một mặt là trong hầu hết các truyện dài của ông, ông đều tả hạng
dân nghèo nàn, mà hạng người này cũng chỉ là những người ở một miền, một vùng-
vùng Nghĩa Đô, quê hương tác giả”[20,53]. Ông chỉ ra rằng, Tô Hoài tỏ ra là một
nhà tiểu thuyết có con mắt quan sát sâu sắc, đã nhận xét rất kỹ, tỉ mỉ những tính
tình, thói tục và cách sống của người dân quê vùng Bưởi. Đồng thời nhà nghiên cứu
cũng chỉ ra hạn chế của Tô Hoài là đôi khi đã “tiểu thuyết hóa” cái tính tình phác
thực của anh dân quê. Từ đó, Vũ Ngọc Phan kết luận:“Quê người là cuốn tiểu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
thuyết có tính chất đặc thôn quê”[19,62]. Đặc biệt khi nhận xét về phong cách của
Tô Hoài trong tác phẩm, nhà nghiên cứu viết:“Từ ngôn ngữ, cử chỉ, thói tục cho đến
cách sinh hoạt của những người dân quê sống về nghề dệt cửi ở vùng Bưởi, Tô
Hoài đều tả với một nghệ thuật chân sát”[19,65].
Tập truyện ngắn O Chuột cũng được Vũ Ngọc Phan nhận xét rất kỹ. Điều
đặc biệt là khi nghiên cứu về tác phẩm này, Vũ Ngọc Phan đã phát hiện và chỉ ra
cho chúng ta thấy bóng dáng nhân vật người dân quê được miêu tả thông qua thế
giới loài vật trong sáng tác của Tô Hoài. Ông khẳng định:“Những truyện loài vật
của Tô Hoài thường phản chiếu những cảnh sống của người dân nghèo ở thôn quê”
và “những tâm hồn giản dị ấy, cả tâm hồn vật lẫn tâm hồn người, Tô Hoài đã mượn
để diễn những nỗi thương tâm của cảnh ngây dại và nghèo nàn, nên tập truyện O
Chuột này ta nên đọc theo con mắt riêng, không nên phân biệt người với vật, vì ở
đó, vật cũng là người, và nếu có người, thì người cũng gần như vật”[19,62]. Từ việc
xem xét hai tác phẩm, nhà nghiên cứu tiếp tục chỉ ra đặc điểm về thế giới nhân vật
trong sáng tác của Tô Hoài, đó “là những người đáng thương chứ không đáng ghét.
Tuy họ có nhiều thói xấu, nhiều điều mê tín quàng xiên như những dân quê các
nước nhưng bao giờ họ cũng là người cần cù, nhịn nhục, kiên nhẫn, bám lấy gia
đình, lấy đất nước mà sống nghèo nàn, chỉ khi thất cơ lỡ vận, họ mới phải đi xa, và
một khi hơi xa quê hương, họ đã tưởng như họ sang làm ăn “đồng đất nước người”
tuy họ vẫn còn trong Tổ Quốc”[19,62]. Họ là những con người yêu quê hương đến
mức máu thịt và chỉ muốn sống mãi trên mảnh đất thân quen ấy.
GS.Hà Minh Đức nhận ra vẻ đẹp của con người thôn quê trong sáng tác của
Tô Hoài. Đó là những con người yêu lao động, giàu lòng nhân nghĩa và trí sáng
tạo:“Tô Hoài đã có những trang viết đẹp về những ngày hội với cảnh gói bánh
chưng, giã bánh giày, nấu cơm thi. Ông dùng sức tưởng tượng để tạo dựng lại
những khung cảnh hội hè đông vui, ông đi sâu vào từng nghề nghiệp của người lao
động trên đồng ruộng, trên sông nước”[19,128]. Đồng thời, nhà nghiên cứu cũng
chỉ ra nét riêng trong cách thức xây dựng nhân vật của Tô Hoài:“Tô Hoài đã miêu
tả những nhân vật của mình với tình cảm trân trọng, mến yêu. Không có khoảnh
cách giữa tác giả và nhân vật. Ông không nhìn ngắm họ với cặp mắt dò la, tìm hiểu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Ông không quan sát họ với sự chăm chú, lạ lùng. Ông đến với họ như những người
bạn chân tình”[19,125]. Chính nhờ sự gần gũi, chân tình này mà các nhân vật hiện
lên trên trang sách của Tô Hoài trở nên chân thực như những con người trong đời
thực.“Thế giới nhân vật của Tô Hoài vốn là những kiểu người bình dị, gần gũi
trong cuộc sống hằng ngày của những vùng quê. Họ quay tơ, dệt lụa, chạy chợ… để
kiếm sống. Gặp buổi thuận thời làng quê vang lên đều đặn tiếng thoi dệt cửi đến
canh khuya, phiên chợ đông vui kẻ mua người bán, hội làng nhộn nhịp trong những
ngày xuân, trai gái hẹn hò lứa đôi…Những trang sách vui chắc chắn là không
nhiều. Cuộc đời cũ dần dần đẩy những người lao động đến chỗ cùng đường, kiệt
sức để rồi phải lang thang biến chất hoặc tan tác chia lìa”[19,115].
GS.Nguyễn Đăng Mạnh trong Bài khảo luận tổng hợp văn học nhận thấy:
“Tô Hoài hay viết về những bà mẹ nghèo suốt đời khó nhọc mà chẳng bao giờ
gặp điều may mắn. Hình ảnh bà cụ Vối trong tác phẩm Mẹ già có cái gì quá tội
nghiệp, gây cảm giác nặng nề cho người đọc. Hình ảnh người mẹ trong U Tám
đạt hơn. Thông qua cái nhìn hồn nhiên của một đứa trẻ trong truyện, U Tám hiện
lên thật thà, chất phác, bình dị đến thô kệch, nhưng tâm hồn thật trong trẻo, đẹp
đẽ biết bao”[37,50]. Hình ảnh của những u Tám hay mẹ già trong truyện ngắn của
Tô Hoài dường như là hình ảnh người mẹ lam lũ, tần tảo và chịu nhiều bất hạnh
của chính tác giả.
Viết về làng quê, Tô Hoài còn chú ý tới một đối tượng nhân vật đặc biệt. Đó
là những con vật nhỏ bé, gần gũi, ngộ nghĩnh và đáng yêu, tiêu biểu nhất là hình
ảnh chú Dế Mèn. Nhận xét về thế giới nhân vật này, GS.Phong Lê khẳng định:“Quả
biết bao là vui thích, là sống động của cả một thế giới nhân vật, gồm cả nhân và
vật, đã được mở rộng đến tối ưu các biên độ sống, dẫu tất cả chỉ diễn ra trong một
khu vườn nhà hoặc một cánh đồng làng. Cái khu vườn vẫn chỉ nhỏ bé và thân thuộc
thế, nhưng lại xiết bao to rộng và khoáng đãng có thể chứa biết bao là cuộc rong
chơi, du lịch cho dế, nó cũng chính là ước mơ của người, của thế giới
người”[25,177]. Sáng tạo ra những loài vật trong thế giới các sinh vật nhỏ bé giữa
thiên nhiên, Tô Hoài cho người đọc thấy được ở ông một cây bút tài năng về nhiều
mặt: “Đó là khả năng hóa thân vào sự sống của vật và đồng thời đưa lại cho thế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
giới vật sự sống của người. Sự chung sống, sự hòa trộn, sự chuyển hóa của hai thế
giới đã giúp cho bạn đọc cái cảm giác mở rộng, nhân lên các giới hạn sống, trong
một xã hội tù túng, ngột ngạt”[25,177]. Bởi vậy mà nhân vật của Tô Hoài luôn có
“dáng riêng, giọng riêng và đều sắc nét”[25,178].
Gần gũi với nhận định của GS.Phong Lê về thế giới loài vật, nhà nghiên
cứu Trần Hữu Tá cho rằng: “Dưới ngòi bút của Tô Hoài, những con vật ấy cũng
có tình cảm, cá tính và tâm trạng, số phận nữa. Thông qua thế giới loài vật này,
tác giả muốn nói đến chuyện loài người, đến số phận những người nông dân, thợ
thủ công vùng Bưởi”[19,145]. GS.Hà Minh Đức cũng nhận ra: “Thế giới của loài
vật cũng nhiều chia ly, tan tác đau khổ, chết chóc như chính cuộc sống của con
người. Có điều gì khác chăng là ở chỗ trong xã hội con người các quy luật phức
tạp và cuộc sống điên đảo hơn. Còn ở thế giới loài vật mọi sự có thể đơn giản
nhưng kết thúc thì cũng không kém phần cay đắng”[19,115].
Như vậy, có thể khẳng định thế giới nhân vật trong sáng tác của Tô Hoài đa
dạng và phong phú bao gồm cả nhân và vật. Nhưng điều đáng nói ở đây là nhà văn
đã không tách riêng hai kiểu nhân vật này thành hai khía cạnh riêng biệt mà nó có
sự soi chiếu, cộng hưởng lẫn nhau. Mượn cuộc sống của thế giới loài vật, Tô Hoài
muốn nói đến cuộc sống của xã hội loài người. Đó là nét đặc biệt và khác biệt của
Tô Hoài so với các nhà văn cùng thời.
2.2. Về không gian nghệ thuật
- Không gian bối cảnh thiên nhiên
“Thiên nhiên đóng một vai trò quan trọng trong tác phẩm của Tô Hoài”
(Vân Thanh). Phản ánh và tạo dựng bức tranh ca ngợi cảnh đẹp của đất nước chính
là nhà văn đã bộc lộ tình yêu quê hương đất nước của mình. Tô Hoài “đặc biệt
thành công khi ghi lại hình ảnh thiên nhiên bao la tươi đẹp của đất nước”[19,102].
Điều đó khẳng định, ở Tô Hoài tình yêu thôn quê là nguồn cảm hứng bất tận giúp
ông thành công khi viết về phong cảnh thiên nhiên. Nhiều nhà nghiên cứu đã phát
hiện ra điều này ở ông. Tiêu biểu là GS.Hà Minh Đức, người am hiểu sâu sắc văn
Tô Hoài đã nhận định rằng: “Tô Hoài giỏi miêu tả thiên nhiên. Thiên nhiên trong
tác phẩm của ông gồm nhiều màu vẻ từ những cảnh thơ mộng gợi cảm đến một
thiên nhiên khắc nghiệt, hung dữ. Tô Hoài miêu tả thiên nhiên theo một cách nhìn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
ngắm tự nhiên, nhẹ nhàng. Không có dấu vết ngăn cách giữa khung cảnh thiên
nhiên và bức tranh xã hội (…). Trong tác phẩm của ông, thiên nhiên luôn có mặt và
dường như là một nhân vật có cuộc sống, có tâm hồn”[19,138]. Nhà nghiên cứu đã
chỉ ra biệt tài của Tô Hoài là viết về thiên nhiên. Từ đó, tiếp tục khẳng định trong
sáng tác của ông, thiên nhiên vừa mang vẻ đẹp khách quan tồn tại với nhiều màu vẻ
như nó vốn có nhưng cũng có lúc lại hiện diện như một nhân vật trong tác phẩm,
“có cuộc sống” và “có tâm hồn”.
TS.Mai Thị Nhung nhận xét: “Thiên nhiên trong cảm quan của Tô Hoài
mang đậm hình ảnh bình dị, khách quan: có ánh sáng và bóng tối, có mặt trời và
mặt trăng, có nắng và mưa, có cỏ cây hoa lá chim muông như trong cuộc sống thực.
Mỗi bức tranh thiên nhiên trên từng trang sách của ông lại gần gũi, gắn bó, theo
sát với cuộc sống sinh hoạt của con người”[35,53]. Ý kiến này gần gũi với nhận
định của GS.Hà Minh Đức về cách miêu tả thiên nhiên của Tô Hoài. Đó là bức
tranh mang màu sắc bình dị, khách quan như trong đời sống thực với đủ mọi gam
màu và dáng vẻ. Nhưng TS.Mai Thị Nhung còn phát hiện ra rằng thiên nhiên trong
sáng tác của nhà văn rất gần gũi, gắn bó và góp phần thể hiện tâm trạng con người.
Nhận xét về bức tranh thiên nhiên của Tô Hoài, Trần Hữu Tá khẳng định:
“Tô Hoài có khả năng quan sát tinh tế và nghệ thuật miêu tả linh động. Người, vật,
thiên nhiên nổi rõ cái “thần” của đối tượng và thường bàng bạc một “chất
thơ”[19,159]. Nhà nghiên cứu đã nhận thấy tài năng “thiên bẩm” của Tô Hoài là
khả năng quan sát nhạy bén, tinh tế, nhanh chóng nắm bắt bản chất của đối tượng và
miêu tả chúng với ngòi bút chân thực nhưng vẫn thấm đẫm chất lãng mạn.
Tựu chung lại, ý kiến của các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở một điểm là:
Thiên nhiên dưới ngòi bút “sắc sảo và đa dạng” của Tô Hoài đều hiện lên“đầy hương vị,
màu sắc”, lãng mạn, sinh động, gần gũi, gắn bó và mang dấu ấn tâm trạng con người.
- Không gian bối cảnh xã hội
Tô Hoài đã đưa vào trong sáng tác của mình những trang viết hết sức tinh tế,
nhạy cảm và hiện thực về đời sống của người dân ở một vùng quê nghèo gần sát “Kẻ
Chợ”. Nhiều nhà nghiên cứu đều có chung nhận định: Không gian trong sáng tác của
Tô Hoài thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám là không gian làng Nghĩa Đô - một làng
nghề thủ công truyền thống, nơi ông đã gắn bó suốt cuộc đời mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Nghiên cứu về sáng tác của Tô Hoài trước Cách mạng, PGS.TS Vân Thanh
khẳng định: “Đặc sắc của văn xuôi Tô Hoài trước 1945 là truyện ngắn, gồm truyện
ngắn về loài vật và truyện ngắn về cảnh và người một vùng quê ven đô – quê ngoại
của tác giả, nơi tác giả sống suốt cả cuộc đời”[20,40].
Nhà thơ Hoàng Trung Thông khi đọc những trang viết của Tô Hoài về làng
quê bên dòng sông Tô Lịch đã nhận định: “Tô Hoài trước khi là nhà văn là một
người thợ dệt. Anh viết về quê hương của mình như chính anh viết về cuộc đời của
anh”[19,109]. Nhà thơ cảm nhận được tình yêu tha thiết của Tô Hoài với thôn quê.
Tình yêu đó giúp nhà văn đưa vào trong trang sách của mình hình ảnh làng quê thân
thương như là một cuốn “tự truyện” về bản thân.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu sáng tác của Tô Hoài thời kỳ
trước Cách mạng đều nhấn mạnh: Một trong những “vùng thẩm mĩ nghệ thuật”
đặc sắc của ông là làng – Nghĩa Đô, một làng nghề nằm bên dòng sông Tô Lịch và
nổi tiếng với nghề dệt lụa truyền thống:“Tô Hoài viết về quê ngoại của mình –
làng Nghĩa Đô và các khu vực lân cận như Bưởi, Trích Sài, Thụy Khuê, Võng
Thị… Những đường thôn ngõ xóm, những căn nhà đơn sơ luôn vẳng ra tiếng
khung cửi lách cách, những“ tàu seo” róc rách nước đến khuya…”[19,145].
Một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nhãn quan phong tục đậm đặc chi
phối ngòi bút của Tô Hoài: PGS.Nguyễn Văn Long: “Ở Tô Hoài, cảm quan hiện
thực nghiêng về phía sinh hoạt phong tục”[19,238]. Và thế giới nhân vật trong sáng
tác của ông cũng rất đa dạng gắn liền với những nét sinh hoạt phong tục cổ xưa như
trong lời nhấn mạnh của GS.Hà Minh Đức: “Làng quê trong sáng tác của Tô Hoài
còn hiện lên với nhiều màu vẻ, nhiều kiểu người sinh động và những phong tục tập
quán từ lâu đời”[19,136]. Bởi vậy: “Dưới ngòi bút của ông, nhiều phong tục tập
quán, nhiều tính cách nhân vật được miêu tả chân thực, sắc sảo”[19,136].
Khác với một số nhà văn Việt Nam thường thể hiện hình tượng con người
Việt Nam trong những biến cố lớn lao, phi thường, Tô Hoài lại bám sát đời sống
bằng cách thể hiện con người với những hành động bình thường nhất và trong
những hoàn cảnh đời thường bằng cái nhìn khách quan, chân thực. Đó là cuộc sống
“nghèo nàn”, đói khổ của người nông dân trước Cách mạng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
GS.Hà Minh Đức nhận ra rằng: “Làng quê của Tô Hoài hiện lên trang sách
với những nét vẽ chân thực, nhẹ nhàng mà thấm thía, xót xa”[19,36]. Nhà nghiên
cứu đã nhìn ra “cảm quan đời thường” của nhà văn, đồng thời cũng cảm nhận được
tấm lòng xót xa, đồng cảm của nhà văn với những người dân nghèo thôn quê. Nhà
phê bình Trần Hữu Tá cũng có nhận xét tương tự: “Tô Hoài đã miêu tả xã hội vùng
ngoại thành Hà Nội với những con người của nó, đã ghi nhận cảnh đời ngày một
lam lũ, bần hàn của người nông dân và cuộc sống quẩn quanh, mòn mỏi của lớp thị
dân nghèo”[19,148]. Tác giả này nhận ra nét riêng của Tô Hoài khi viết về làng quê
là: ông chú ý lột tả một cách chân thực cuộc sống túng quẫn, bần cùng của con
người nơi đây. Từ đó nhà nghiên cứu đi đến một kết luận: “Tô Hoài có riêng một
vùng ngoại thành cần lao, nhưng thơ mộng gắn bó với ông từ thủa lọt lòng. Nhà
văn hiểu nó đến tận chân tơ, kẽ tóc, từ nghề dệt lĩnh đến nghề làm giấy, từ hội hè
đình đám đến chợ búa, tết nhất, phong tục tập quán xưa cũ đến cả quá trình tham
gia cách mạng”[19,148]. Bởi vậy mà muốn hiểu và yêu Hà Nội, trong danh mục tác
giả cần đọc, không thể thiếu Tô Hoài cũng như không thể không đọc Thạch Lam,
Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan, người đỡ đầu cho
Tô Hoài trong những ngày chập chững bước vào nghề cũng nhận thấy:“Ông là một
nhà văn có biệt tài viết về những cảnh nghèo nàn của dân quê”[42,1023].
Cuộc sống của con người nơi thôn quê của Tô Hoài chịu chung số phận như
làng quê của Nam Cao hay Ngô Tất Tố. Nhưng trong đau khổ, nhà văn vẫn thấy ở
họ ánh lên chút niềm vui nho nhỏ. Đấy chính là cái nhìn có phần lãng mạn, thi vị
của Tô Hoài. GS Phan Cự Đệ đã phát hiện ra cái nhìn đời sống vừa chân thực mà
vẫn thấm đấm tinh thần lãng mạn đó trong văn Tô Hoài và khẳng định: “Anh quen
viết về những nhân vật, những cảnh đời hồn nhiên như những hơi thở của sự sống,
khỏe mạnh, thuần phác, lạc quan như những con người trong truyện cổ tích, trữ
tình, trong sáng đẹp ý nhị như ca dao(…). Trong tác phẩm của Tô Hoài, những bức
tranh xã hội dù màu sắc tối thẫm, dù đường nét trần trụi đến đâu vẫn le lói một ánh
sáng, bàng bạc một chút thơ”[1,699].
Qua sự điểm lược những ý kiến, nhận định của các nhà nghiên cứu chúng ta
có thể khẳng định rằng: không gian bối cảnh xã hội trong sáng tác của Tô Hoài
trước Cách mạng tháng Tám là không gian làng Nghĩa Đô hiện lên với hai gam màu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
vui tươi và đượm buồn; hạnh phúc và bất hạnh như cuộc đời thực. Nhưng gam màu
trầm buồn có phần đậm hơn do ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử mang lại.
2.3. Về thời gian nghệ thuật
Qua thống kê, khảo sát chúng tôi thấy có một số nhận định sau đây của các nhà
nghiên cứu về vấn đề thời gian nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài:
GS.Hà Minh Đức đã khẳng định ngòi bút linh hoạt của ông trong việc tái
hiện thời gian nghệ thuật:“Truyện Tô Hoài quan tâm đến nhịp sống quen thuộc của
đời thường, ở đây có niềm vui, nỗi buồn, có những điều may mắn và những số phận
hẩm hiu”[19,116]. Không chỉ linh hoạt, ngòi bút của nhà văn còn “quan tâm tới
những mảnh nhỏ, mảnh vụn của từng gia đình, những cảnh đời nằm trong mạch
máu chung của cuộc sống”. “Ông không quá tập trung vào những xung đột xã hội ở
điểm nóng, ở phút căng thẳng nhất mà quên đi trăm ngàn mạch đời lan tỏa trong
cuộc sống”[19,120]. Ông “muốn chú ý đến sự vận động của cuộc đời với những
đường nét quen thuộc ở những quy luật phổ biến, điều mà ông đã từng ghi nhận và
miêu tả”[19,127]. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn khẳng định “cái tạng” của Tô
Hoài là “viết về cái mạch ẩn chìm kia hơn và lặng lẽ làm cuộc phiêu lưu đơn
độc”[19,180].
Nhà phê bình Trần Hữu Tá phát hiện ra đặc điểm riêng của Tô Hoài khi miêu
tả thời gian sự kiện lịch sử và thời gian tâm lý nhân vật:“Không đề cập đến những
mâu thuẫn giai cấp sục sôi, quyết liệt, không tả những nhân vật độc đáo phi thường.
Tô Hoài viết về những chuyện đời thường với những con người thật bình thường,
tâm hồn giản dị, không có ước muốn cao xa, khát vọng mãnh liệt. Họ yêu cuộc sống
bình dị và muốn sống mãi trong cảnh ấy. Quả thực họ cũng đã được nếm trải trong
một số ngày ngắn ngủi vị ngọt ngào của hạnh phúc đơn sơ: được làm việc, được
yêu nhau. Tình yêu của họ thoảng hương thơm của hoa ngọc lan và lấp lánh ánh
trăng khuya”[19,146]. Đồng ý kiến với nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá, GS.Phong Lê
nhận định:“Không lên giọng. Không nhấn mạnh. Thậm chí không muốn có bất kì sự
can thiệp nào của một ý chí chủ quan (…) truyện của Tô Hoài cứ tự nhiên mà thủ
thỉ cái tiếng nói hồn nhiên của bản thân sự sống”[19,86]. GS.Phong Lê một lần nữa
nhấn mạnh đặc điểm riêng biệt của Tô Hoài khi dựng lên bức tranh lịch sử bằng bản
thân sự sống mà sự sống ấy chính là mạch nguồn của dân tộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan nhận ra tấm lòng liên cảm của nhà văn với tất
cả cuộc sống quanh mình “cảm từ cái sống cỏn con lặng lẽ, đến cái sống phức tạp,
ồn ào”[19,65]. GS.Hà Minh Đức còn chỉ ra một điểm sáng trong sáng tác của Tô
Hoài thời kì đất nước chìm trong bóng đen cuộc đời là cái nhìn về tương lai:“Trong
cái biến chuyển quay cuồng của thời cuộc ông thấy hé ra một cái có thể tin cậy,
mong chờ được”[19,121]. GS.Phong Lê lại nhấn mạnh vào sức lao động bền bỉ của
Tô Hoài với 70 năm cầm bút và ngòi bút chân thực của ông khi tái hiện lại diễn biến
của thời cuộc:“Ông chỉ muốn làm một nhân chứng trung thực, một người ghi chép
cần mẫn, một “thư kí của thời đại”[19,177], có nghĩa là Tô Hoài luôn có ý thức
dùng ngòi bút của mình bám sát và phản ánh một cách chân thực nhất mọi bước
chuyển của thời đại.
Có thể thấy các nhà nghiên cứu đã chạm đến nét riêng trong cách thức xây
dựng thời gian nghệ thuật của nhà văn. Họ nhận ra Tô Hoài không phản ánh lịch sử
bằng những sự kiện đao to, búa lớn, những xung đột xã hội gay gắt mà đơn giản:
Thời gian sự kiện được hiện lên từ những chi tiết rất nhỏ, rất đời thường. Nhà văn
Nghĩa Đô hướng sự quan tâm của mình vào dòng chảy cuộc đời của những kiếp
người nhỏ bé để từ đó khái quát lên mạch sống chung của cả một thời kì lịch sử.
Nhìn chung, vấn đề thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời
kì trước Cách mạng đã được một số nhà nghiên cứu đề cập đến ở phương diện
này hay phương diện khác với mức độ đậm, nhạt khác nhau. Tuy nhiên, chưa
có công trình nào nghiên cứu vấn đề này một cách đầy đủ và có hệ thống. Xét
thấy đây là vấn đề hay cần được tìm hiểu một cách thấu đáo, chúng tôi lựa
chọn đề tài:“Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước
Cách mạng tháng Tám”. Và những ý kiến ý kiến trên của các nhà nghiên cứu
đi trước sẽ là những gợi ý thiết thực cho chúng tôi khi thực hiện đề tài này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu vấn đề “Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài
thời kì trước Cách mạng tháng Tám”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
- Phạm vi tài liệu nghiên cứu của đề tài là: Các sáng tác của Tô Hoài thời kì
trước Cách mạng tháng Tám.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài:“Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì
trước Cách mạng tháng Tám” chúng tôi xác định những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ những nét đặc sắc của “Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô
Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám” ở các phương diện cơ bản: thế giới
nhân vật, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật. Từ đó, có cái nhìn đầy đủ
hơn về các sáng tác của nhà văn.
- Góp phần làm rõ nét hơn phong cách nghệ thuật của Tô Hoài và khẳng
định vị trí của nhà văn trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp liên ngành
6. Đóng góp của đề tài
- Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên có tính chất chuyên biệt về vấn
đề Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng
Tám. Kết quả của công trình nghiên cứu sẽ góp phần khẳng định nét riêng trong
phong cách nghệ thuật của Tô Hoài và khẳng định vị trí của ông trong nền văn học
Việt Nam hiện đại.
- Kết quả của luận văn ít nhiều sẽ góp phần gợi mở một hướng tiếp cận mới
cho các sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám. Luận văn có thể
sẽ là những gợi ý tích cực cho học sinh, sinh viên và giáo viên trong quá trình học
tập, nghiên cứu và giảng dạy Tô Hoài ở các cấp học.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung
gồm 3 chương:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
- Chương 1: Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách
mạng tháng Tám.
- Chương 2: Không gian nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước
Cách mạng tháng Tám.
- Chương 3: Thời gian nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước
Cách mạng tháng Tám.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
NỘI DUNG
Chương 1
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC
CỦA TÔ HOÀI THỜI KÌ TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật
Thế giới nghệ thuật là thiên nhiên thứ hai do người nghệ sĩ sáng tạo ra. Một
mặt nó phản ánh hiện thực, mặt khác nó biểu hiện những khát vọng chân, thiện, mĩ
của chủ thể sáng tạo.
Ở “Liên Xô cũ” vào những năm 70 đã có một số công trình nghiên cứu theo
hướng này như công trình: Thế giới nghệ thuật của M.Gorki, Thế giới nghệ thuật
của Sôlôkhốp…Ở Việt Nam, khái niệm này được nhắc đến vào những năm 80
nhưng cách hiểu của các tác giả chưa hoàn toàn cụ thể về nội hàm khái niệm của nó.
Năm 1985, trong luận án Tiến sĩ khoa học: Sự hình thành và những vấn đề
của chủ nghĩa hiện thực xã hội trong VHVN hiện đại, tác giả Nguyễn Nghĩa
Trọng đã xác định hàm nghĩa khái niệm thế giới nghệ thuật như sau:“Thế giới nghệ
thuật là một phạm trù mĩ học bao gồm tất cả các yếu tố của quá trình sáng tạo nghệ
thuật và tất cả kết quả của quá trình hoạt động nghệ thuật của nhà văn. Nó là một
chỉnh thể nghệ thuật và một giá trị thẩm mĩ. Thế giới nghệ thuật bao gồm hiện thực
- đối tượng khách quan của nhận thức nghệ thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn hay
chủ thể nhận thức nghệ thuật, ngôn ngữ hay chất liệu nghệ thuật. Trong thế giới
nghệ thuật chứa đựng sự phản ánh hiện thực,tư tưởng, tình cảm của nhà văn. Thế
giới nghệ thuật không chỉ tương đương đối với tác phẩm nghệ thuật mà còn rộng
hơn bản thân nó. Nó có thể bao gồm tất cả các tác phẩm nghệ thuật của một nhà
văn, một trào lưu nghệ thuật, một thời kỳ nhất định của văn học, một nền văn học
của dân tộc hay nhiều dân tộc nhưng đồng thời cũng có thể liên quan đến nhiều yêu
tố khác của sáng tạo nghệ thuật nhỏ hơn khái niệm hình tượng nghệ thuật. Thế giới
nghệ thuật là thiên nhiên thứ hai được người nghệ sĩ tạo dựng trong đó chứa đựng
hiện thực và quan niệm về hiện thực, tự nhiên và con người…là thế giới sinh động
và đa dạng vô cùng, mỗi nhà văn, mỗi trào lưu văn học, mỗi dân tộc, mỗi thời kì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
lịch sử đều có thế giới nghệ thuật riêng của mình”[48,86]. Đây là một khái niệm
rộng, được triển khai với nhiều cấp độ. Tuy còn dừng ở mức khái quát song quan
niệm này sẽ là những gợi ý hết sức quý báu cho chúng tôi trong quá trình triển khai
luận văn.
Năm 1992, nhóm tác giả Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi đã
định nghĩa:“Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tạo
nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, một tác giả, một trào lưu).Thế
giớ nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được tạo
ra theo các nguyên tắc riêng tư tưởng, nghệ thuật Thế giới nghệ thuật có thời gian,
không gian riêng, có quy luật tâm lý riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo
đức, thang bậc giá trị…”[5,303].
Mỗi thế giới nghệ thuật ứng với một quan niệm về thế giới, một cách cắt
nghĩa về thế giới, nó giúp cho người đọc hình dung ra tính độc đáo về tư duy nghệ
thuật có cội nguồn trong thế giới quan và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Như
vậy, thế giới nghệ thuật là một mô hình nghệ thuật thể hiện quan điểm, lập trường,
cách nhận thức thế giới của người nghệ sĩ.
Dựa vào các khái niệm thế giới nghệ thuật nêu trên chúng tôi sẽ đi sâu
nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng
tháng Tám ở các phương diện sau: Thế giới nhân vật (thế giới nhân vật và thế giới
loài vật), không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật.
1.2. Tô Hoài và hành trình 70 năm viết
1.2.1. Vài nét về tiểu sử và con người nhà văn Tô Hoài
* Về tiểu sử
Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh ngày 27/9/1920 (tức 16/8 âm lịch năm
Canh Thân) tại một làng quê nghèo bên dòng sông Tô Lịch: Làng Nghĩa Đô, Phủ
Hoài Đức (tỉnh Hà Đông cũ) nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Bút
danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức. Ngoài ra, ông
còn có một số bút danh như: Mắt Biển, Mai Trang, Duy Phương, Hồng Hoa.
Xuất thân trong một gia đình nghèo với nghề dệt lĩnh truyền thống, từ nhỏ Tô
Hoài đã cùng mẹ và chị gái rong ruổi khắp các chợ để bán lụa. Cha ông, do hoàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
cảnh nghèo túng đã bỏ nhà vào Sài Gòn hi vọng lập nghiệp rồi ở luôn trong đó
không về nữa. Gánh nặng gia đình đè lên vai người mẹ…Nhà nghèo, học hết bậc
tiểu học, Tô Hoài đã sớm bươn trải trên đường đời và làm rất nhiều nghề khác nhau
để kiếm sống như: thợ thủ công, dạy học tư, bán hàng, kế toán hiệu buôn…Vậy là
Tô Hoài lớn lên trong cái đói khổ, thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần. Chính hoàn
cảnh xuất thân và những trải nghiệm cuộc sống đã giúp cho nhà văn có vốn kiến
thức thực tế sâu sắc để đưa vào những trang viết của mình một cách chân thực và
thấm đượm tình yêu thương. Lớn lên trong hoàn cảnh đất nước oằn mình dưới gót
giầy của chế độ phong kiến thực dân, Tô Hoài được tận mắt chứng kiến nỗi khổ của
người dân nơi thôn quê. Cầm bút viết văn, ông đã bày tỏ thái độ cảm thông, chia sẻ
với quê nghèo bằng một tấm lòng gắn bó thiết tha, sâu nặng.
Hiểu được nỗi thống khổ của người nông dân dưới sự kìm kẹp của chế độ xã
hội bất công, Tô Hoài đã sớm có ý thức về thời cuộc và quyết định đi theo lý tưởng
cách mạng. Năm 1936, chịu ảnh hưởng của phong trào Mặt trận Bình dân, Tô Hoài
tham gia hoạt động trong các tổ chức Ái hữu thợ dệt và Thanh niên Dân chủ ở Hà
Nội, dạy học truyền bá chữ quốc ngữ. Những sáng tác đầu tiên của ông được đăng
trên Hà Nội tân văn và Tiểu thuyết thứ Bảy vào cuối những năm 30. Năm 1943,
Tô Hoài tham gia hoạt động trong Hội văn hoá Cứu quốc và Phong trào Việt Minh,
viết bài cho báo bí mật.
Sau Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp, ông lên Việt
Bắc làm báo Cứu quốc, sau đó về công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam.
Từ 1957 đến 1980, ông liên tục tham gia công tác lãnh đạo Hội Văn nghệ
Việt Nam. Từ 1966 đến 1996, ông đảm nhiệm nhiều chức trách xã hội khác.Với sự
cống hiến của mình, ông đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân
chương trong hoạt động Cách mạng và giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996 về
văn học nghệ thuật.
* Về con người
Các nhà văn cùng thời và bạn đọc trẻ khi tiếp xúc với Tô Hoài đều nhận
thấy: ông là một con người điềm đạm, cởi mở luôn xuất hiện với nụ cười “tủm tỉm”
trên môi, rất có “duyên”. Đặc biệt, ở ông, luôn toát lên sự thông minh, hóm hỉnh, rất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
đỗi trẻ trung và gần gũi. Ông là người có khả năng quan sát nhạy bén và tinh tế như
nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn nhận xét:“Tô Hoài lõi đời, sành sỏi, con ruồi bay
qua không lọt khỏi mắt”[19,203].
Trong một cuộc phỏng vấn, Tô Hoài đã khẳng định:“Tôi là người chịu khó
học hỏi”[18,196]. Những kiến thức mà nhà văn có được là học từ trong sách và học
ngay trong chính bản thân cuộc sống. Cho đến nay, ông đã sáng tác được hơn 160
đầu sách, viết khoảng 1000 bài báo. Tô Hoài là một tấm gương sáng về ý thức lao
động nghiêm túc, cần mẫn và rất đáng kính nể, “hiếm có ai trong các nhà văn Việt
Nam hiện đại so sánh được”[19,21].
1.2.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Tô Hoài
* Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám
Tô Hoài đến với nghề văn khá sớm. Mười bảy, mười tám tuổi ông đã có một
số sáng tác thơ đăng trên Tiểu thuyết thứ Bảy. Những bài thơ non nớt về nghệ thuật
như thế đã giúp ông hiểu mình và nhanh chóng chuyển hướng. Từ giã vườn thơ,
ông đến với cánh đồng văn xuôi, từ chân trời lãng mạn, ông đến với chủ nghĩa
hiện thực nhưng chất trữ tình vẫn là một phần không thể thiếu trong những
trang viết của Tô Hoài.
Tô Hoài lớn lên trong cuộc sống nghèo nàn vất vả. Cảnh sống thiếu thốn của
bản thân và gia đình đã chi phối cách viết của ông, khiến ông khó có thể thả hồn
phiêu diêu vào thế giới thơ mộng của “chàng” và “nàng” như Nhất Linh, Khái
Hưng, Hoàng Đạo…Sống trong môi trường Nghĩa Đô, những người dân quê cần
lao chất phác và những cảnh đời điêu đứng, cùng quẫn của họ đã trở thành đối
tượng phản ánh của Tô Hoài. Nước lên, truyện ngắn đầu tiên của Tô Hoài được
đăng trên Hà Nội tân văn đã miêu tả những cảnh nhà văn được chứng kiến tận mắt
trong chuyến đi hộ đê ở Tứ Tổng: cảnh canh đê, các gia đình ven sông Hồng điêu
đứng trong mùa nước “người lớn và trẻ con rúc ráy trên vệ cỏ”.
Là “bà đỡ” cho những sáng tác đầu tiên của Tô Hoài, Vũ Ngọc Phan - ông
chủ tờ báo Hà Nội Tân Văn đã xếp Tô Hoài vào nhóm “các tác gia tả chân”. Và
chưa đầy bốn năm, ở tuổi đời ngoài hai mươi, ông “viết như chạy thi” được tám đầu
sách. Tiêu biểu là các tập truyện ngắn: Nhà nghèo (1941), O chuột (1942); các tiểu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
thuyết: Dế mèn phiêu lưu ký (1941), Giăng thề (1941), Quê người (1942), Xóm
giếng ngày xưa (1944), Cỏ dại (1944). Sáng tác của ông thời kỳ này tập trung vào
hai đề tài chính: truyện loài vật và truyện kể về làng quê tác giả. Trong những
truyện ngắn về loài vật, Tô Hoài miêu tả những con vật bé nhỏ gắn bó với sinh hoạt
con người: những gã chuột bạch “bằng quả nhót và cũng mũm mĩm như thế”
(Truyện gã chuột bạch), những con mèo mướp “lừ đừ và nghiêm nghị tựa một ông
thầy giáo nhà dòng”, những con chó “lèm bèm, ủng oẳng, sinh sự nhỏ nhen”(O
chuột)…Dưới ngòi bút của Tô Hoài, những con vật ấy cũng có tình cảm, cá tính và
cả tâm trạng, số phận nữa. Thông qua thế giới nhân vật này, tác giả muốn nói đến
chuyện loài người, đến số phận những người nông dân, thợ thủ công vùng Bưởi.
Viết về thế giới loài vật với những khám phá tìm tòi đầy sáng tạo, Tô Hoài đã tạo
được một dấu ấn riêng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Quả đúng như lời
nhận xét của nhà nghiên cứu Vân Thanh:“Có lẽ trước ông và sau ông ít ai có sức
viết và tài viết như thế”[20,16].
Ở mảng đề tài làng quê, Tô Hoài cũng đạt nhiều thành công với truyện ngắn
và cả truyện dài. Những sáng tác này chủ yếu viết về cảnh và người một vùng quê
ven đô – quê ngoại của tác giả, nơi ông gắn bó suốt cuộc đời. Một vùng quê kề với
Kẻ Chợ, được gắn với Kẻ Chợ. Một vùng quê sống bằng nghề canh cửi hiện lên thật
sinh động trong các trang viết của Tô Hoài. Không hiếm những trang vui và ấm áp.
Tháng giêng, tháng hai hội hè – “mùa ăn chơi”. Những đêm chèo hát. Những mối
tình trai gái của đám thợ tơ khi nghề còn thịnh và cuộc sống còn đang vui. Những
hẹn hò yêu đương rất bâng khuâng…Nhưng rồi niềm vui ấy cũng dần dần phôi phai
vì cuộc sống đầy những lo toan và khó khăn thời cuộc đè nặng, những cuộc tình
không mấy khi đi đến đích mà nguyên cớ thường do sự chen ngang của một cách
tính vụ lợi. Mọi thề nguyền dù sắt son đến mấy rồi cũng theo gió bay đi. Cùng với
chuyện tình của những đôi trai gái là cảnh sống dưới mỗi mái nhà, trong từng gia
đình, với những vui buồn dệt nên cuộc sống hàng ngày. Cái vui thường đơn sơ thì
cái buồn cũng không quá nặng nề.
Những trang viết về làng quê đã làm rõ nét đặc sắc của ngòi bút Tô Hoài. Đó
là đặc điểm riêng nơi bức tranh hiện thực và cũng là dấu ấn riêng của nhà văn trong
nền văn học Việt Nam thời kì trước Cách mạng tháng Tám.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
* Tô Hoài sau Cách mạng tháng Tám
Sau Cách mạng, với Tô Hoài, là một quá trình gần 60 năm viết bền bỉ, liên
tục, không ngừng nghỉ, không mệt mỏi trên rất nhiều đề tài quan trọng của văn học
Việt Nam hiện đại. Nhà văn đi vào thực tế, khai thác đề tài về đời sống của các dân
tộc vùng cao trong kháng chiến chống thực dân Pháp với tập truyện Núi cứu quốc
(1948). Tiếp tục đi sâu vào đề tài miền núi, Tô Hoài đã thu hoạch được nhiều thành
công với hai tác phẩm: Truyện Tây Bắc (1953) và Miền Tây (1967). Với hai tập
truyện này, ông nhận được nhiều ý kiến khen ngợi về khả năng bao quát hiện thực
trước và sau 1945, về sự khắc họa rất công phu cảnh sống và thiên nhiên miền núi,
đồng thời người đọc cũng chỉ ra cả những mặt yếu của Tô Hoài trong việc tạo dựng
tính cách nhân vật và sự mờ nhạt của hình ảnh vùng cao trong công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội.
Sau Cách mạng, ngòi bút của Tô Hoài thấm nhuần lý tưởng cộng sản. Nhờ sự
trải nghiệm những khốc liệt của chiến tranh nên sáng tác của ông càng trở nên “hiện
thực” hơn. Ông trở lại đề tài về Hà Nội với vùng ngoại ô. Như là một sự tiếp tục của
Quê người (1942), Tô Hoài viết Mười năm (1958), Người ven thành (1972), Quê
nhà (1980)…hầu hết các tác phẩm đều thu hút sự chú ý của bạn đọc. Cũng trong
mảng sáng tác này còn phải kể đến một tác phẩm mang tính tư liệu phong tục rất quý
hiếm của Tô Hoài đó là Chuyện cũ Hà Nội (1998). Mảng đặc sắc nhất của Tô Hoài
sau Cách mạng là các chân dung và hồi ức. Qua Tự truyện (1978), Những gương
mặt (1988), Cát bụi chân ai (1992) và Chiều chiều (1999) người đọc cái nhìn gần
hơn và thật hơn về chính con người tác giả Tô Hoài và các bạn văn cùng thời với
ông. Năm 2006, khi đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm”(86 tuổi), nhà văn cho ra đời cuốn
tiểu thuyết Ba người khác với những khám phá mới về một thời kỳ đặc biệt quan
trọng trong lịch sử nước nhà.
Nhìn chung, sáng tác của Tô Hoài trước và sau Cách mạng đều để lại dấu ấn
khó phai trong lòng người đọc. Với gần 70 năm cầm bút, trải qua bao biến cố, thăng
trầm của thời đại:“Tô Hoài vẫn luôn luôn là người cùng thời và cùng đồng hành với
bạn đọc”[19,22].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
1.3. Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng
tháng Tám
1.3.1. Khái niệm và phân loại nhân vật
*Khái niệm nhân vật:
Tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để
qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Bản chất văn học là một quan
hệ đối với đời sống, nó chỉ tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai
trò như những tấm gương của cuộc đời.
Nhân vật trong văn học rất phong phú, có nhân vật có tên hoặc không có tên.
Nhân vật văn học có thể là những con người giống như thật hoặc có nguyên mẫu ở ngoài
đời như Mẹ La, ông Dâng, cụ Cam, mẹ Nghĩa, Đơ Vanhxi, ThySan, Giáng Hương
trong Cửa Biển của Nguyên Hồng; là Quang Trung Nguyễn Huệ trong Hoàng Lê Nhất
Thống Chí của nhóm Ngô Gia Văn Phái; là chị Dậu, Nghị Quế trong Tắt đèn của
Ngô Tất Tố Hoặc có khi là những nhân vật do nhà văn hư cấu tưởng tượng ra như
Thạch Sanh, Sọ Dừa, Tiên, Bụt…trong các câu chuyện cổ dân gian.
Nhân vật văn học còn có thể là các sự vật, hiện tượng như Biển trong bài thơ
của Biển của Xuân Diệu; Sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, Trăng trong thơ
Hàn Mạc Tử nhưng cũng có thể là đồ vật, con vật trong truyện ngụ ngôn hay
những truyện viết cho thiếu thi. Những con vật và đồ vật ấy được các nhà văn trao
gửi linh hồn, số phận của người vào nó. Hay nói một cách khác nó chính là hình ảnh
ẩn dụ về con người, về đời sống nhân sinh.
Nhân vật có vai trò rất quan trọng trong tác phẩm tự sự. Nhân vật chính là
nơi mang chứa nội dung phản ánh, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, là nơi kí thác
quan niệm về con người, về thế giới nhân sinh của nhà văn Nhân vật là hình thức
nghệ thuật ước lệ để qua đó nhà văn miêu tả thế giới một cách hình tượng. Vì thế, ta
không nên đồng nhất nhân vật văn học với con người có thật ngoài đời; cũng không
nên đồng nhất nó với nguyên mẫu, mà chỉ coi nhân vật trong văn học như là một
yếu tố hình thức mang tính nội dung.
Đó là những ước lệ nghệ thuật có những quy ước chung và sáng tạo riêng củ
a tác giả. Phân tích nhân vật trở thành một trong những con đường quan trọng nhất
để tìm đến giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm, để nhận ra lí tưởng thẩm
mỹ của nhà văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
* Phân loại nhân vật
Có nhiều cách phân loại nhân vật:
- Căn cứ vào vai trò của nhân vật trong triển khai cốt truyện, ta có: nhân vật
chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ.
- Căn cứ vào tác động của nhân vật đối với sự phát triển của xã hội gắn với
những đối kháng mâu thuẫn trong tác phẩm, ta có: nhân vật chính diện, nhân vật
phản diện.
- Căn cứ vào cấu trúc nhân vật, ta có: nhân vật chức năng, nhân vật loại hình,
nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng.
Dựa vào đặc điểm sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám,
chúng tôi chia thế giới nhân vật của ông thành các kiểu loại sau: Thế giới nhân vật
người dân quê và Thế giới loài vật. Nhân vật người dân quê là những người dân
vùng Bưởi - nơi nhà văn sinh ra, lớn lên và gắn bó máu thịt. Họ trở thành văn liệu
cho những áng văn đậm chất thôn quê của ông. Sở dĩ chúng tôi coi thế giới loài vật
trong sáng tác Tô Hoài là một kiểu loại nhân vật hay chính xác hơn là “nhân vật đặc
biệt” bởi trong cảm quan hiện thực của ông những con vật ấy là những người bạn
nhỏ gắn bó với tuổi thơ, với cuộc sống của tác giả và với những người dân làng
Nghĩa. Nhưng điều đáng lưu ý là đằng sau thế giới loài vật ấy, Tô Hoài muốn nói
tới xã hội loài người. Bởi vậy, khi nói tới thế giới nhân vật trong tác phẩm Tô Hoài
chúng ta không thể không nhắc đến thế giới loài vật được miêu tả một cách hồn
nhiên theo thế giới tự nhiên, nhưng là một tự nhiên nhuốm ý thức về nhân quần, về
xã hội. Mà xã hội, đó là chuyện của con người, của loài người.
1.3.2. Quan niệm nghệ thuật về con người của Tô Hoài
Theo quan điểm của mỹ học hiện đại, vai trò quyết định tạo nên các khuynh
hướng văn học là quan niệm nghệ thuật về con người. Đó là cách cắt nghĩa, là
phương diện chủ quan trong cách cảm nhận của nhà văn đối với con người. Hay
nói rõ hơn, là các quan niệm về cá nhân, bao gồm hai phương diện: cá nhân tồn tại
như một cá thể và cá nhân trong mối quan hệ xã hội.
Mỗi nhà văn lớn đều có một quan niệm nghệ thuật riêng. Quan niệm này sẽ
chi phối quá trình sáng tác và là cơ sở tư duy nghệ thuật. Chính vì vậy, đối với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên