Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.29 KB, 124 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM





NÔNG TUẤN TRUNG





TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT
VÀ TỤC NGỮ TÀY VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ GIA ĐÌNH
TRONG CÁI NHÌN ĐỐI SÁNH







LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM










Thái Nguyên, Năm 2013


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM




NÔNG TUẤN TRUNG




TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT
VÀ TỤC NGỮ TÀY VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ GIA ĐÌNH
TRONG CÁI NHÌN ĐỐI SÁNH


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21




LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ THỊ THANH QUÝ





Thái Nguyên, Năm 2013



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
XÁC NHẬN
CỦA TRƯỞNG KHOA CHUYÊN MÔN
XÁC NHẬN
CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC













PGS.TS. Đào Thủy Nguyên
TS. Ngô Thị Thanh Quý



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ văn học trên đây là của
riêng tôi. Các kết quả, dẫn chứng trong luận văn là trung thực và
chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác.


Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013
Tác giả




Nông Tuấn Trung


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian nghiên cứu đề tài "Tục ngữ người Việt và tục ngữ
Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh ", đến nay chúng
tôi đã hoàn thành và được phép bảo vệ luận văn.
Với tình cảm chân thành, tôi xin cảm ơn các thầy, các cô khoa Ngữ văn -
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ tận tình về mọi
mặt trong quá trình tôi học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy,
cô Khoa Sau đại học đã chỉ dẫn, quản lý chặt chẽ về thủ tục, thời gian và
những điều kiện cần thiết cho việc hoàn thành Luận văn Thạc sĩ.
Với sự biết ơn chân thành, tôi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới: TS. Ngô
Thị Thanh Quý - Người đã giúp đỡ tôi, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi
học tập tại trường.
Bên cạnh đó tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc cùng
toàn thể cán bộ nhân viên Thư viện tỉnh Cao Bằng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình tìm tài liệu nghiên cứu.
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo
trường Trung học phổ thông Thông Nông tỉnh Cao Bằng.
Xin cảm ơn gia đình, người thân, các bạn lớp Cao học Văn K19 đã động
viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn thạc sĩ.
Mặc dù bản thân tôi đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu
xong trong Luận văn chắc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
được sự chỉ dẫn của quí thầy cô và các bạn đồng nghiệp.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013
Tác giả



Nông Tuấn Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5. Tư liệu nghiên cứu 7
6. Phương pháp nghiên cứu 7
7. Đóng góp của luận văn 8
8. Bố cục của luận văn 8
Chương 1: TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG
GIA ĐÌNH 9
1.1. Khái quát về tục ngữ 9
1.1.1. Khái niệm tục ngữ 9
1.1.2. Khái quát nội dung, nghệ thuật của tục ngữ 10
1.2. Khái niệm ứng xử và văn hóa ứng xử trong gia đình 15
1.2.1. Khái niệm về văn hóa ứng xử 15
1.2.2. Quan niệm về gia đình 17
1.3. Văn hóa ứng xử gia đình của người Việt trong tục ngữ 20
1.3.1. Quan hệ ứng xử vợ chồng 20
1.3.2. Quan hệ ứng xử cha mẹ - Con cái 24

1.3.3. Quan hệ ứng xử anh (chị) em 29
1.3.4. Tục ngữ truyền thống phản ánh mối quan hệ trong họ hàng người
Việt 35
Chương 2: TỤC NGỮ TÀY VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH
DÂN TỘC TÀY 41

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
2.1. Gia đình truyền thống của người Tày 41
2.1.1. Phong tục văn hóa dân tộc Tày 41
2.1.2. Gia đình dân tộc Tày 42
2.1.3. Nét đẹp nhận con nuôi, kết tồng của dân tộc Tày 44
2.2. Vai trò người đàn ông trong gia đình người Tày 45
2.2.1. Nhiệm vụ cơ bản người đàn ông Tày trong gia đình 45
2.2.2. Tầm quan trọng của người đàn ông trong gia đình dân tộc Tày 47
2.3. Vai trò người phụ nữ trong gia đình người Tày 49
2.3.1. Vai trò đồng làm chủ gia đình của phụ nữ Tày 49
2.3.2. Văn hóa ứng xử của người phụ nữ Tày trong gia đình 50
2.4. Quan hệ ứng xử vợ chồng, cha mẹ và con cái, anh (chị) – em, họ hàng,
nội ngoại 52
2.4.1. Quan niệm chọn con dâu, con rể dân tộc Tày 52
2.4.2. Cơ sở mối quan hệ vợ chồng 54
2.4.3. Quan hệ ứng xử vợ chồng 55
2.4.4. Quan hệ ứng xử cha mẹ con cái 58
2.4.5. Quan hệ mẹ chồng, nàng dâu trong gia đình 62
2.4.6. Quan hệ ứng xử anh chị em ruột 63
2.5. Tục ngữ Tày phản ánh mối quan hệ họ, hàng nội ngoại 65
2.5.1. Cơ sở lí luận của mối quan hệ họ hàng. 65
2.5.2. Quan hệ họ hàng – thông gia 67

Tiểu kết 70
Chương 3: SO SÁNH VĂN HÓA ỨNG XỬ ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG
TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT VÀ TỤC NGỮ TÀY 71
3.1. Những điểm gặp gỡ trong văn hóa ứng xử giữa người Việt và người Tày 71
3.1.1. Chú trọng đến đạo nghĩa, đề cao lối sống trọng tình, trọng sự hòa thuận
71
3.1.2. Ứng xử tinh tế, mềm dẻo 73


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii
3.2. Những nét đặc thù trong văn hóa ứng xử gia đình của người Tày 76
3.2.1. Tính “gia đình chủ nghĩa” 76
3.2.2. Tục ngữ phản ánh mối quan hệ gia đình – xã hội 78
3.3. Sự độc đáo trong cách thể hiện của tục ngữ Tày và tục ngữ Việt 80
3.3.1. Tính giàu vần điệu của tục ngữ Việt 80
3.3.2. Tính đa nghĩa của tục ngữ Việt 82
3.3.3. Tục ngữ Tày sử dụng nhiều điển tích, giai thoại 84
3.3.4. Tục ngữ Tày có nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng 87
Tiểu kết: 90
Phần 3: KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 96


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam vô cùng phong phú, đa
dạng, với nhiều thể loại khác nhau. Ngay từ thời thơ ấu chúng ta đã được nghe
những lời hát ru của ông, bà, cha, mẹ hay những làn điệu dân ca của chính dân
tộc mình. Được nghe những điều kỳ diệu thông qua những câu chuyện thần
thoại, những câu chuyện cổ tích. Khi lớn lên chúng ta lại nhận được những
bài học quý giá, về cách đối nhân xử thế thông qua các câu tục ngữ mà cha
ông ta đã đúc kết từ ngàn xưa. Điều quan trọng hơn là tục ngữ còn dạy cho
chúng ta về cách ứng xử trong gia đình theo chuẩn mực đạo đức truyền
thống. Chúng ta nhận được ở tục ngữ những bài học quý báu như vật gia bảo
mà cha ông đã trao truyền.
Tục ngữ là kho báu kinh nghiệm, tài sản tinh thần quý giá và là tinh hoa
của dân tộc được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Trong kho tàng văn học Việt Nam,
so với các thể loại văn học khác, tục ngữ là thể loại văn học dân gian có sức hút
mạnh mẽ trong giới nghiên cứu. Sức hút ấy không phải chỉ vì tục ngữ là sản
phẩm tư duy, tinh thần của con người. Mà tục ngữ là công cụ diễn đạt những tri
thức kinh nghiệm quý báu, những triết lý nhân sinh sâu sắc, thâm thúy nhưng
không mất đi tính nghệ thuật trong văn học. Những câu tục ngữ được đúc kết từ
thực tiễn đời sống, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nó phản ánh mọi
phương diện trong đời sống tinh thần của con người, trong đó văn hóa ứng xử
của nhân dân được nói đến ở tất cả các khía cạnh. Trong gia đình người Việt
cũng như người Tày, tục ngữ đã dạy ta cách ứng xử trong mối quan hệ gia đình,
anh em họ hàng, theo đúng chuẩn mực đạo đức truyền thống.
1.2. Gia đình là cái nôi phát triển nhân cách của trẻ nhỏ. Môi trường gia
đình có tầm quan trọng trong việc hình thành giá trị sống lành mạnh, tốt đẹp
cho mỗi con người. Gia đình bền vững mới tạo một nền móng vững chắc cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2
xã hội. Cho nên trong quan niệm của người xưa giáo dục gia đình phải gia giáo,
đảm bảo kỷ cương, có thứ bậc, ngôi vị. Văn hóa ứng xử trong gia đình được
người Việt đề cao và rất coi trọng. Những giá trị đạo đức, xã hội của tư tưởng
Nho giáo được cha ông ta răn dạy, chỉ bảo từ khi con cái còn thơ đến lúc trưởng
thành, tất cả đều được gửi gắm trong tục ngữ. Đó là những bài học ứng xử về hiếu
nghĩa, đạo làm con, tình thương yêu chị em ruột thịt, anh em họ hàng.
Trong cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế, đã ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có gia đình. Với những chính sách
kinh tế, xã hội mới đã góp phần nâng cao mức sống của các gia đình một cách
nhanh chóng. Kéo theo đó, điều kiện hưởng thụ, văn hóa được nâng cao, cùng
với việc quan hệ bình đẳng giữa vợ chồng, con cái được xác lập. Tuy nhiên mặt
trái của nền kinh tế thị trường cũng đã tác động một cách mạnh mẽ đến môi
trường gia đình. Các giá trị truyền thống bị thay đổi. Ở nhiều gia đình, cha mẹ
mải chạy theo cuộc sống vật chất đã lãng quên thiên chức làm mẹ, làm cha,
thiếu trách nhiệm với con cái. Người con mải mê kiếm tiền đã quên đi trách
nhiệm phụng dưỡng cha mẹ khi tuổi già, làm mất đi nghĩa vụ đạo đức cao quý.
Sự suy thoái trong văn hóa gia đình đã khiến cho nét đẹp mang tính văn hóa
trong quan hệ ứng xử bị mai một. Nghĩa vụ đạo đức, sự hy sinh, lòng chung
thủy, niềm tin bị xói mòn.
Do khi tiếp thu những nét văn hóa mới du nhập từ bên ngoài, nhiều người
đã lầm tưởng tất cả những cái mới được coi là hiện đại, văn minh, tiến bộ. Còn
những gì thuộc về quá khứ của dân tộc đều cũ kỹ, bảo thủ, lạc hậu. Cho nên
những ảnh hưởng của cái gọi là mới được tiếp thu một cách nhanh chóng,
không có chọn lọc làm xáo trộn nếp sống gia đình. Khiến cho việc xác định
những chuẩn mực trong ứng xử gia đình của mỗi thành viên bị sai lệch. Nó dẫn
tới mối quan hệ cha con, vợ chồng, anh chị em, họ hàng bị sứt mẻ. Chính vì thế
khi tiếp thu văn hóa nước ngoài cần phải có sự chọn lọc. Không thể coi những
cái cũ là lạc hậu, những điều mà cha, ông ta đã đúc kết từ bao đời trong những


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
câu tục ngữ về mối quan hệ ứng xử trong gia đình cần phải được giữ gìn, bảo
tồn, phát huy.
1.3. Người Việt và người Tày đều sống trong nền kinh tế nông nghiệp
trồng lúa nước, hoặc làm nương rẫy. Do điều kiện tự nhiên khác nhau nên cách
tổ chức cộng đồng và đời sống văn hóa cũng có những điểm khác. Điều này tạo
nên sự đa dạng phong phú về nét đẹp văn hóa và bản sắc riêng của mỗi dân tộc.
Dân tộc Tày có nền văn nghệ cổ truyền rất phong phú và đa dạng với
nhiều thể loại khác nhau, như thơ ca, múa nhạc. Trong đó tục ngữ và ca dao
chiếm một số lượng đáng kể. Các điệu dân ca phổ biến là hát lượn, hát đám
cưới, ru con. Rất đáng được kể đến là các câu tục ngữ của người Tày, có thể coi
đây là kho báu tri thức của dân tộc Tày. Nó phản ánh cuộc sống, cũng như đúc
kết kinh nghiệm trong ứng xử với tự nhiên và xã hội của người dân. Nó được
chọn lọc hoàn thiện, qua nhiều thế hệ. Tục ngữ Tày được ra đời từ thực tế đời
sống, vì vậy nó có cách diễn đạt thật giản dị, phù hợp với cách nói, cách nghĩ
của quần chúng. Từ bao đời nay những câu tục ngữ được lưu truyền trong xã
hội người Tày như một nhu cầu văn hóa, góp phần giáo dục các thế hệ về mọi
mặt của cuộc sống, làm phong phú thêm vốn văn hóa của dân tộc.
Tuy nhiên có thể thấy được rằng những câu tục ngữ của dân tộc Tày hiện
nay ít được thế hệ trẻ quan tâm. Họ cũng ít nói tục ngữ trong quá trình giao
tiếp, diễn đạt. Với những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tục ngữ
người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh”,
với mong muốn giới thiệu những nét đẹp trong văn hóa ứng xử gia đình của
người Việt và người Tày. Thấy được nét tương đồng, khác biệt về phong tục
tập quán của dân tộc Việt và dân tộc Tày. Những vẻ đẹp văn hóa truyền thống
về gia đình của hai dân tộc cần được khắc sâu, lưu giữ và nhân rộng trong xã
hội hiện đại.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
2. Lịch sử vấn đề
Trong kho tàng văn học Việt Nam văn học dân gian là một bộ phận không
thể thiếu trong suốt quá trình vận động và phát triển của nền văn học nước nhà.
Mỗi một thể loại ra đời đã ghi dấu một thời kỳ phát triển của lịch sử. Tục ngữ
là một trong những thể loại được cho rằng ra đời từ rất sớm. Nó đúc kết tri thức
toàn diện của nhân dân lao động qua các thời kỳ lịch sử.Trong xã hội nguyên
thủy, tục ngữ thường là những câu đúc kết kinh nghiện về tự nhiên với những
điều quan sát được trong qúa trình lao động. Trong xã hội có giai cấp tục ngữ
lại mang một chức năng mới, đó là những phát biểu nhận thức của nhân dân về
các hiện tượng lịch sử và xã hội. Khác với các bậc thánh hiền dùng lý lẽ để làm
chỗ dựa cho chân lý của mình. Người dân lao động lại dùng các câu tục ngữ để
khẳng định những nhận xét, giải thích khuyên răn theo thế giới quan nhân sinh
quan của mình. Những kinh nghiệm của dân gian đã được đúc rút trong quá
trình đấu tranh thiên nhiên và xã hội, và đã được thể nghiệm nhiều lần trong
thực tế, trở thành một chân lý có tính chất phổ biến được mọi người thừa nhận
và sử dụng.
Có thể tục ngữ Tày và tục ngữ Việt ra đời trong môi trường khác nhau
nhưng chúng cùng chung đặc điểm là phản ánh những ứng xử của con người
với tự nhiên, với xã hội và cũng là với chính mình.Trong những nội dung phản
ánh đó mối quan hệ gia đình được tục ngữ đề cập khá rõ nét. Đó là mối quan hệ
vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh chị em Với những chuẩn mực về cách ứng xử,
mối quan hệ đối nhân xử thế theo chuẩn mực đạo đức.
Vấn đề tục ngữ phản ánh văn hóa ứng xử gia đình, cũng đã được một số
tác giả đã đi sâu nghiên cứu. Trong bài viết của tác giả Nguyễn Văn Mệnh Vẻ
đẹp tâm hồn Việt Nam trong cách đối xử qua tục ngữ, ca dao đã đề cập đến
vẻ đẹp trong tâm hồn người Việt. Sống với nhau trọn tình trọn nghĩa, thủy

chung, trung thực, tế nhị và lịch sự…những vẻ đẹp đã được hình thành và vun
đắp lâu đời trên mảnh đất bốn nghìn năm văn hiến [28, tr.14-15]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Trong luận án tiến sỹ, tác giả Phạm Việt Long (2001), đã đề cập đến Tục
ngữ ca dao và quan hệ gia đình. Tác giả đã đi vào nghiên cứu, tìm hiểu các mối
quan hệ trong gia đình ở các câu tục ngữ, ca dao. Tuy nhiên, tác giả chỉ giới
hạn trong phạm vi nhỏ các mối quan hệ gia đình, đặc biệt là mối quan hệ vợ
chồng để xét về phương pháp tiếp cận văn hóa [14].
Tác giả Nguyễn Đức Dân qua bài viết Đạo lý trong tục ngữ đã chỉ ra quá
trình tạo nghĩa khái quát của tục ngữ trên cơ sở suy luận chặt chẽ những đạo lý
ứng xử được thể hiện trong tục ngữ [7, tr.56-57].
Trong bài viết So sánh tục ngữ người Việt với tục ngữ các dân tộc thiểu
số, tác giả Nguyễn Nghĩa Dân đã chỉ ra những điểm tương đồng của tục ngữ
Việt và tục ngữ các dân tộc thiểu số: Về đạo làm con đối với cha mẹ trước hết
là biết ơn cha mẹ đã sinh ra mình, nuôi dưỡng mình lúc trẻ, vì thế khi cha mẹ
về già con cái là chỗ dựa của cha mẹ Trong quan hệ anh chị em, giá trị được
xác định trong tục ngữ người Việt và các dân tộc thiểu số là tình yêu thương, là
sự hòa thuận. Trong quan hệ vợ chồng, điểm nổi bật là tục ngữ các dân tộc đều
thống nhất ca ngợi sự chung sống hòa thuận để đảm bảo hạnh phúc cho gia
đình, cho bản thân cho con cái. [8, tr.7]
Trong cuốn văn hóa dân gian Cao Bằng, tác giả Hoàng Quyết với bài:
Bước đầu nghiên cứu về thuần phong mỹ tục dân tộc Tày Cao Bằng đã nêu
đại ý: Mỗi dân tộc đều có thuần phong mĩ tục của họ để tồn tại được mối quan
hệ cộng đồng tốt đẹp. Mà những thuần phong mĩ tục ấy ngày càng được hoàn
chỉnh hơn theo sự phát triển của xã hội [17,tr. 251]
Trên trang www baomoi.com. trong bài viết: Văn hóa ứng xử trong bữa
ăn của người Tày đã đề cập đến nét đẹp truyền thống trong văn hóa ứng xử gia

đình thông qua bữa ăn. Mỗi thành viên tự ý thức được nghĩa vụ và trách nhiệm
của mình trong gia đình. Họ luôn dành sự ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, người
ốm đau, phụ nữ đang ở cữ hay có mang. Đối với người Tày ứng xử ăn uống
trong mỗi gia đình còn là ý thức, sự nhường nhịn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Quả thực trên hành trình tìm kiếm những vấn đề nghiên cứu so sánh có
liên quan, chúng tôi thấy thật khó có thể tìm được những công trình so sánh
giữa tục ngữ người Việt và tục ngữ người Tày. Đó là những khó khăn nhưng
chúng tôi cũng xác định trên cơ sở nền tảng của những công trình nghiên cứu đi
trước, chúng tôi đã kế thừa, phát triển và đi sâu vào một nét văn hóa của người
Việt và người Tày đó là: “Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng
xử gia đình trong cái nhìn đối sánh ”.Với công trình này chúng tôi mong muốn
góp một phần nhỏ vào việc khai thác thêm giá trị nội dung của tục ngữ người
Việt và tục ngữ tộc Tày. Thấy được những nét tương đồng, khác biệt về văn
hóa ứng xử trong gia đình của mỗi tộc người để trong quá trình giảng dạy
những tiết học tự chọn trong nhà trường phổ thông, chúng tôi sẽ có thêm tư liệu
giới thiệu những tinh hoa văn hóa của hai dân tộc với các thế hệ học sinh nơi
mình công tác với mong muốn gìn giữ và bảo tồn.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài “Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về
văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh ” nhằm hướng tới mục đích:
Rút ra được những nhận xét về tục ngữ người Việt và tực ngữ Tày thể hiện
văn hóa ứng xử trong mối quan hệ gia đình, thấy được giá trị của tục ngữ gia
đình trong đời sống của nhân dân.
Rút ra được những bài học quý báu về cách ứng xử trong gia đình thông
qua tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những câu tục ngữ của người Việt

và tục ngữ của dân tộc Tày về văn hóa ứng xử trong gia đình. Trong đó, hướng
đến tìm hiểu về các mối quan hệ gia đình như: quan hệ vợ chồng, con cái, anh
chị em, họ hàng trong gia đình người Việt, có sự đối sánh với tục ngữ dân
tộc Tày.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ đối tượng và phạm vi nghiên cứu nói trên, nhiệm vụ chính của đề tài là:
Khảo sát cụ thể các câu tục ngữ của người Việt và người Tày phản ánh văn hóa
ứng xử trong gian đình.
Phân tích, so sánh đối chiếu giữa tục ngữ người Việt và tục ngữ người Tày
về văn hóa ứng xử gia đình trên phương diện nội dung và hình thức.
5. Tư liệu nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu của luận văn, chúng tôi sàng lọc những
câu tục ngữ của người Việt và người Tày nói về chủ đề gia đình, chúng tôi căn
cứ vào cuốn Kho tàng tục ngữ người Việt do tác giả Nguyễn Xuân Kính chủ
biên, Nxb Văn hóa thông tin,Hà Nội, 2002.
Bên cạnh đó chúng tôi còn khảo sát các câu tục ngữ của dân tộc Tày tại Từ
điển thành ngữ - tục ngữ dân tộc Tày Triều Ân – Hoàng Quyết, Nxb văn hóa
dân tộc Hà Nội, 1996.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Dựa trên những khái niệm về văn
hóa, ứng xử, gia đình. Từ đó làm cơ sở để phân tích, tổng hợp những quan
niệm này thông qua các câu tục ngữ của dân tộc Việt và dân tộc Tày, để giải
quyết những vấn đề mà đề tài đề cập đến.
- Phương pháp thống kê, phân tích, phân loại: Để cho việc nghiên cứu,
đánh giá có căn cứ xác thực chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê những câu

tục ngữ của dân tộc Việt và dân tộc Tày. Thông qua đó phân loại nội dung phản
ánh theo từng nhóm chủ đề. Từ đó phân tích nội dung phản ánh để rút ra giá trị
trong văn hóa ứng xử trong gia đình.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm mục
đích soi rọi để thấy được sự giống nhau và khác nhau về những quan niệm ứng
xử trong gia đình của dân tộc Việt và dân tộc Tày. Từ đó tìm đến được với cái
chân, thiện, mĩ trong các câu tục ngữ dân tộc Tày. So sánh tục ngữ của người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Việt với tục ngữ người Tày góp phần làm nên một nền văn hóa Việt Nam đậm
đà bản sắc dân tộc.
7. Đóng góp của luận văn
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích nhìn nhận và đánh giá về tục ngữ trong
văn hóa ứng xử gia đình, thấy được những vẻ đẹp truyền thống luôn trường tồn
trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Giới thiệu với bạn đọc những nét văn hóa
truyền thống của dân tộc Việt và dân tộc Tày về mối quan hệ ứng xử trong gia
đình.
Gợi ý một hướng nghiên cứu mới về tục ngữ trong cái nhìn đối sánh giữa
các dân tộc để từ đó thấy được vẻ đẹp chung và nét đẹp riêng trong những
chuẩn mực truyền thống
8. Bố cục của luận văn
Phần một: Mở đầu
Phần hai: Nội dung
Chương 1: Tục ngữ người Việt về văn hóa ứng xử trong gia đình
Chương 2: Tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử trong gia đình người Tày
Chương 3: So sánh văn hóa ứng xử được thể hiện trong tục ngữ người
Việt và tục ngữ Tày
Phần 3: Kết luận



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Chương 1
TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ
TRONG GIA ĐÌNH

1.1. Khái quát về tục ngữ
1.1.1. Khái niệm tục ngữ
Từ trước đến nay, ở Việt Nam trong khoa học nghiên cứu về tục ngữ có rất
nhiều định nghĩa về thể loại này:
Tác giả Vũ Ngọc Phan trong công trình "Tục ngữ ca dao dân ca Việt
Nam", năm 1965 đã định nghĩa: "Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn ven
một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một lý luận một công lý, có khi là một
phê phán"[32,tr.39]
Trong bài viết Đạo lý trong tục ngữ đăng trên tạp chí Văn học, số 5 năm
1985, Nguyễn Đức Dân đã quan niệm: "Tục ngữ là những câu nói ổn định về
cấu trúc, phản ánh những tri thức kinh nghiệm và quan niệm (dân gian) của
một dân tộc về thế giới khách quan, tự nhiên cũng như xã hội" [7, tr.58 ]
Tác giả Hoàng Tiến Tựu trong công trình Văn học dân gian Việt Nam, tập
2 năm 1990 đã cho rằng "Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết
kinh nghiệm, tri thức, nêu lên những nhận xét, phán đoán, lời khuyên răn của
nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, giản dị, xúc tích, có nhịp
điệu dễ nhớ, dễ truyền''.[41,tr.109]
Theo Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn trong Văn học
dân gian Việt Nam do nhà xuất Nxb Giáo dục phát hành năm 1998 thì: "Tục
ngữ là những câu nói ngắn gọn, có ý nghĩa hàm súc, do nhân dân lao động
sáng tạo nên và lưu truyền qua nhiều thế kỷ" [20,tr.244]

Qua cách định nghĩa của các nhà nghiên cứu, ta có thể khái quát ngắn gọn
về tục ngữ: Tục ngữ là đơn vị ngôn ngữ, có chức năng thông báo, có khả năng
tạo câu một cách độc lập dưới dạng lời nói, hình thức của chúng tương đối ổn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
định, có ý nghĩa khái quát cao, do nhân dân lao động sáng tạo nên và lưu truyền
qua nhiều thế kỷ.
Tục ngữ là tấm gương phản chiếu mọi biểu hiện của đời sống dân tộc, mọi
quan niệm về đời sống nhân dân về các hiện tượng lịch sử xã hội về đạo đức,
tôn giáo. Nó là một thể loại văn học ra đời từ rất sớm, có số lượng phong phú
và sức sống bền lâu trong lòng dân tộc.
Trong đời sống và tư duy, tục ngữ giúp con người có những kinh nghiệm
về cách nhìn nhận, bình giá, ứng xử thực hành về mọi phương diện của cuộc
sống. Trong ngôn ngữ, tục ngữ làm đẹp, làm sâu sắc thêm lời nói, giúp mọi
người diễn đạt cả những điều khó diễn đạt hoặc không tiện nói ra trực tiếp một
cách hàm súc, bóng bẩy hơn.
Do đó tục ngữ là một di sản hết sức quý báu cần được lưu truyền và gìn
giữ. Là sự đúc kết trí tuệ và tâm hồn nhân dân lao động, vì vậy những câu tục
ngữ không chỉ là một phán đoán, một triết lý mà nó còn là một văn bản nghệ
thuật có giá trị. Tục ngữ được ví như "túi khôn nhân gian","kho báu của trí tuệ
nhân dân".
1.1.2. Khái quát nội dung, nghệ thuật của tục ngữ
1.1.2.1. Nội dung
Nhắc đến tục ngữ là nói tới kinh nghiệm. Những kinh nghiệm ấy được
coi như tri thức của dân gian. Nó là tri thức phi học đường. Những tri thức ấy
bao gồm: tri thức ứng xử với tự nhiên và tri thức ứng xử với xã hội. Đây cũng
chính là nội dung mà tục ngữ chứa đựng.
Quá trình hoạt động lâu dài nhằm thích ứng với môi trường tự nhiên và

xã hội đã hình thành nên những tri thức trong tục ngữ. Những tri thức của tục ngữ
được hình thành theo phương thức: quan sát cộng trải nghiệm bằng tri thức. Tri
thức dân gian ấy được lưu truyền nơi cửa miệng người đời từ thế hệ này sang
thế hệ khác. Cứ như vậy, con người quan sát, chiêm nghiệm và rút ra những đúc
kết mang tính kinh nghiệm và trở thành bài học cho bao người, bao đời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Nhắc đến nội dung của tục ngữ, đầu tiên là nhắc tới tri thức ứng xử với
tự nhiên. Tri thức ấy nói về thiên nhiên, thời tiết và kinh nghiệm lao động (kinh
nghiệm trồng trọt và chăn nuôi). Tri thức này phản ánh mối quan hệ của con
người với thế giới tự nhiên. Con người đã biết quan sát, khám phá tự nhiên để
ứng dụng vào lao động sản xuất tạo hiệu quả cao. Biểu hiện đó được thể hiện
trong nội dung của rất nhiều câu tục ngữ nói về thời tiết, kinh nghiệm trong
canh tác nông nghiệp. Trong trồng trọt, người dân lao động đưa ra "hệ thống
kinh nghiệm" từ khâu làm đất đến gieo mạ, chăm sóc và thu hoạch. Trong chăn
nuôi, cách nuôi nấng chăm sóc, cách thu hoạch, tất cả đều chi tiết rõ ràng. Tục
ngữ là nguồn tài liệu quý giá, là "kĩ sư" tư vấn cho nhà nông trong quá trình sản
xuất nông nghiệp. Bên cạnh kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, còn có những
câu tục ngữ nói về tập quán canh tác của người Việt. Tập quán trồng khoai,
trồng đậu, trồng cà, trồng lúa của nền văn minh nông nghiệp lâu đời đã được
tục ngữ phản ánh và trở thành những kinh nghiệm quý báu cho khoa học nông
nghiệp phát triển.
Tục ngữ phản ánh tri thức ứng xử xã hội được hình thành trong quá trình
sinh sống, giao tiếp và ứng xử giữa con người với nhau; nhân dân đã đúc kết rất
nhiều câu tục ngữ nói về kinh nghiệm ứng xử trong gia đình và ngoài xã hội.
Trong gia đình có thể kể đến các mối quan hệ ứng xử giữa: cha mẹ - con cái;
vợ - chồng; anh chị em ruột Tục ngữ không chỉ đưa ra những hiện tượng mà
còn đưa ra những kinh nghiệm ứng xử khéo léo, tinh tế để tạo mối hòa hảo tốt

đẹp giữa các đối tượng trong mối quan hệ này. Cũng như vậy, hàng loạt các câu
tục ngữ xuất hiện đề cập tới mối quan hệ ứng xử giữa hàng xóm láng giềng với
nhau; bạn bè đồng nghiệp; tập thể - cá nhân, ; giữa người làm ơn - kẻ chịu ơn;
người nói - người nghe; và đề cập tới các kinh nghiệm trong giao tiếp, thái độ
khen - chê
Tục ngữ ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, Tục ngữ đã tái hiện
những kí ức về thời kỳ lịch sử xa xưa của dân tộc: "Ăn lông ở lỗ”, "Chồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
chung vợ chạ”, "Con dại cái mang” ; ghi lại một số hiện tượng và nhân vật
lịch sử cá biệt, một số biến đổi về kinh tế, chính trị ảnh hưởng đến đời sống của
nhân dân: "Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”, "Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh
vong”, "Một nhà hai chủ không hòa, hai vua một nước ắt là không yên” Đại
bộ phận các câu tục ngữ ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội ở thời kỳ phong
kiến. Đó là những tập tục sinh hoạt hàng ngày về mọi mặt như ăn, ở, mặc, cưới
xin, ma chay, hội hè đình đám: "Tương cà Gia Bản”, "Dưa La, cà Láng, nem
Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét”, "Đói cho chết, ngày tết
cũng lo”, "Ép dầu, ép mỡ, ai nỡ ép duyên”, "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”,
"Cha đưa, mẹ đón”, "Gái hơn hai, trai hơn một” Đó còn là những câu tục
ngữ ghi lại những đặc điểm trong tổ chức và tập tục của xã thôn: "Phép vua
thua lệ làng”, "Sống lâu lên lão làng”, "Một miếng giữa làng bằng một sàng
xó bếp” ; phản ánh tổ chức gia đình và những quan điểm thân tộc của nhân
dân ta: "Một người làm quan cả họ được nhờ”, "Thế gian một vợ một chồng,
chẳng như vua bếp hai ông một bà” ; phản ánh đời sống của các giai cấp và
các tầng lớp nhân dân khác nhau (chủ yếu là của nhân dân lao động) và tình
hình đấu tranh giai cấp: "Tháng tám đói qua, tháng ba đói chết”, "Con vua thì
lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa”, "Cá lớn nuốt cá bé”, "Con giun xéo
lắm cũng oằn” Tục ngữ ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội được hình

thành trong một điều kiện lịch sử nhất định. Tuy nhiên qua quá trình lưu truyền
về sau, nội dung lịch sử của nhiều câu thường mờ nhạt đi. Nhân dân sử dụng
những câu này xem như một lời sẵn có, súc tích, có hình ảnh để phát biểu
một nhận xét, một điều suy nghĩ, một phán đoán này hay khác tương ứng với
hình ảnh đó.
Tục ngữ phản ánh truyền thống tư tưởng và đạo đức của nhân dân lao
động Việt Nam với những câu tục ngữ thể hiện tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa
chân chính của nhân dân lao động. Tư tưởng nhân đạo này trước hết thể hiện ở
sự quý trọng con người: "Người ta hoa đất”, "Người như hoa ở đâu thơm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
đó” ; thể hiện lòng tự hào của nhân dân ta đối với đất nước giàu đẹp và con
người tài hoa: "Chè Vân Thái, gái Tiên Lữ”, "Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì phố
Hiến”, "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, chẳng lịch cũng thể là người Tràng
An” Tục ngữ phản ánh khá đầy đủ những đức tính của nhân dân lao động như
cần cù, kiên trì, tinh thần lạc quan, óc thực tế, lòng chung thủy, nết thật thà :
"Còn nước còn tát”, "Có thực mới vực được đạo”, "Một con ngựa đau cả tàu
bỏ cỏ”, "Thật thà là cha quỷ quái” Nhiều câu tục ngữ thể hiện tinh thần đấu
tranh không khoan nhượng của nhân dân lao động chống áp bức bóc lột: "Được
làm vua, thua làm giặc”, "Bà tiền bà thóc bà cóc gì ai” Điều kiện sống và lao
động trong xã hội cũ đã làm nảy ra một cách tự phát trong nhân dân lao động
Việt Nam những yếu tố của tư tưởng dân chủ và xã hội chủ nghĩa: "Ăn cho đều, kêu
cho sòng”, "Hơn nhau tấm áo manh quần, thả ra mình trần ai cũng như ai”
Nội dung của tục ngữ được thể hiện như thế nào để tạo được ấn tượng và
hiệu quả, điều đó phụ thuộc rất lớn vào phương diện hình thức. Nội dung hay
cần phải có hình thức tốt và phù hợp thì mới truyền tải được nội dung ấy. Và
làm nên thể loại tục ngữ là sự hài hòa giữa nội dung và hình thức.
1.1.2.2. Nghệ thuật

Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, có ý nghĩa hàm súc do nhân dân lao
động sáng tạo nên và lưu truyền qua nhiều thế kỷ. Điều này đã tạo nên một
trong những đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ Việt Nam
Tính ngắn gọn, hàm súc: Tục ngữ ra đời bắt nguồn từ những nhận xét,
phán đoán, suy luận của con người về các hiện tượng của tự nhiên và xã hội.
Những nhận xét, phán đoán này cần phải được đúc rút lại thành những kinh
nghiệm, chân lý. Hơn nữa những kinh nghiệm này cần phải được lưu giữ, phổ
biến từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác…nhưng sự
lưu giữ và phổ biến này chủ yếu bằng con đường truyền miệng. Do đó, tục ngữ
cần phải thật ngắn gọn để tiện lợi cho trí nhớ. Vì vậy, câu càng ngắn gọn, hàm
súc, càng gần với đặc trưng tục ngữ, ngược lại càng dài, càng xa tục ngữ và dài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
đến một độ nào đó thì mất tính tục ngữ, trở thành ca dao hoặc vè. Ý nhiều mà
lại được gói trong một lượng lời ít, tiết kiệm ngôn ngữ đến mức tối đa, đó là
nguyên tắc lớn nhất, là đặc điểm nổi bật nhất của sự sáng tạo tục ngữ. Tục ngữ
ưa nói ngắn, quen nói ngắn, nói ngắn một cách thường xuyên, cũng nội dung ấy
nói càng ngắn càng hay. Lời nói ngắn của tục ngữ (xét về hình thức biểu đạt) là
cốt để nói nhiều (xét về phương diện nội dung), nghĩa là nhằm làm tăng mức độ
khái quát cho bài học kinh nghiệm. Câu tục ngữ bao giờ cũng ngắn. Câu ngắn
nhất chỉ có ba tiếng: “May hơn khôn”, “Túng thì tính” Thông thường là những
câu có từ 4 đến 8 tiếng: “Mất con còn cháu”, “Bụt chùa nhà không thiêng”,
“Buôn có một, bán có mười”, “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”
Tính đối xứng: Đây là một đặc điểm nổi bật của câu tục ngữ. Nó không
những góp phần tạo nên tính ngắn gọn, chặt chẽ của lối nói trong tục ngữ mà
còn tạo nên tính nhịp nhàng, dễ làm “ngọt tai” người tiếp nhận. Bởi lẽ tiếng
Việt vừa là thứ tiếng đơn âm tiết vừa là thứ tiếng giàu thanh điệu có rất nhiều
điều kiện để tạo nên tính hòa đối. Kho tàng tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu

có tính chất đối xứng. Hình thức cú pháp của tục ngữ thường rất phức tạp, đa
dạng. Có hai kiểu câu đối xứng trong tục ngữ là câu đối xứng đơn và câu đối
xứng kép.
Câu đối xứng đơn: là câu đảm bảo được hai đặc điểm sau: Về mặt logic:
nội dung của mỗi câu tục ngữ là một phán đoán; Về mặt cú pháp: mỗi câu là
một câu đơn mà mỗi thành phần câu tương đương với một vế.
Thí dụ: “Con gái là cái bòn”,“Của mua là của được”, “Tham thì thâm”
Câu đối xứng kép: là câu đảm bảo đủ hai yêu cầu sau:
Về mặt logic: có sự liên kết hai hoặc hơn hai phán đoán.
Về mặt cú pháp: mỗi câu là một câu phức mà mỗi thành phần câu tương
đương với một câu đơn.
Thí dụ: “Trẻ dôi ra, già rụt lại”, “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”,
“Nhất sĩ, nhì nông, tam công, tứ cổ”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Tính vần điệu: Đây là yếu tố không thể thiếu trong việc tạo dựng cấu trúc
của câu tục ngữ cả về phương diện hình thức nghệ thuật lẫn phương diện nội dung.
"Vần" là "chất keo" có chức năng kết dính, liên kết các yếu tố, các vế để
tạo thành một phát ngôn hoàn chỉnh, chặt chẽ, bền vững, khó bị tan vỡ. Bên cạnh
đó, nhờ vần điệu mà câu tục ngữ có âm hưởng mượt mà, xuôi tai, thuận miệng,
người tiếp nhận tục ngữ có thể nhớ, thuộc, vận dụng một cách dễ dàng hơn.
Tóm lại, những đặc điểm thi pháp của tục ngữ biểu hiện một cách tập
trung những đặc điểm của ngôn ngữ Việt Nam. Chính vì thế, tục ngữ Việt Nam
không chỉ là kho tàng kinh nghiệm, tri thức vô cùng phong phú và quý giá, nó
còn là một kho mỹ từ pháp, là những văn bản mang tính nghệ thuật tiêu biểu
cho lời ăn tiếng nói của nhân dân.
1.2. Khái niệm ứng xử và văn hóa ứng xử trong gia đình
1.2.1. Khái niệm về văn hóa ứng xử

* Khái niệm về "văn hóa"
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa, hiện trên thế giới có gần 400
định nghĩa khác nhau về văn hóa. Xuất phát từ những bình diện khác nhau (đặc
trưng, chức năng, cấu trúc, mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển ) các nhà
nghiên cứu đã nêu lên quan điểm của mình về vấn đề văn hóa. Trong nghĩa
tiếng Hán văn hóa được hiểu là sự biến cải, thay đổi làm cho đẹp ra ("văn": vẻ
đẹp ; "hóa": biến đổi). Văn hóa là sản phẩm của loài người, nó được tạo ra bởi
sự phát triển trong mối quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Nó tác đông
trở lại trong việc cải tạo, duy trì sự bền vững, trật tự xã hội của loài người. Mọi
yếu tố về vật chất có thể mất đi trong dòng chảy của thời gian nhưng văn hóa
được truyền từ đời này sang đời khác, những nét đẹp văn hóa sẽ được tồn tại
duy trì phát triển trường tồn theo thời gian, trong đời sống con người.
Theo định nghĩa UNESSCO: "Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách
tổng quát, sinh động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cộng đồng)
đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
nhiêu thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm
mỹ mà lối sống mà dựa trên đó từng dâm tộc tự khẳng định bản sắc riêng
của mình".
Như vậy, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về văn hóa nhưng các học
giả đều khẳng định văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần
do con người sáng tạo ra nó được tích lũy trong hoạt động thực tiễn, trong sự
tác động qua lại giữa con người và môi trường tự nhiên, xã hội. Nó được biểu
hiện trực tiếp qua hành vi ứng xử con người với con người, con người với thế
giới tự nhiên.
* Khái niện "ứng xử"
Hiểu theo lối triết tự "ứng" là sự ứng biến, là sự tương ứng một sự vật hiện

tượng nào đó; "xử" nghĩa là cách cư xử, xử sự, xử thế trước những thay đổi,
những tình huống xảy ra trong tự nhiên và xã hội.
"Trong từ điển tiếng Việt" định nghĩa về ứng xử như sau: Ứng xử ở đây
được hiểu là xử sự, xử thế thể hiện thái độ tình cảm, hành động thích hợp trước
những việc có quan hệ giữa mình với người khác [33, tr.18].
* Khái niệm văn hóa ứng xử
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa học thì văn hóa ứng xử là một phạm trù
vô cùng rộng lớn. Trong cuốn Cơ sở văn hóa, tác giả Trần Ngọc Thêm thêm đã
đề cập đến văn hóa ứng xử trong môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử trong
môi trường xã hội được nhìn nhận từ những góc độ khác nhau: Quan hệ với tự
nhiên - chiều cao, Quan hệ với xã hội - chiều rộng, Quan hệ với chính mình -
chiều sâu, Quan hệ với tổ tiên mai sau - chiều lịch sử.
Trong ứng xử nhân dân ta coi trọng tình cảm, sự chân thật, thẳng thắn
nhưng luôn lựa chọn lời nói sao cho thật tế nhị, lịch sự. Từ xa xưa ông cha ta đã
khuyên dạy chúng ta cách nói năng, đối nhân xử thế sao cho hợp tình, hợp lý
đó là: học ăn, học nói, học gói, học mở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
Văn hóa ứng xử có rất nhiều cách thể hiện khác nhau nó không chỉ thể
hiện qua lời nói, có thể biểu hiện thông qua cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ, hay nó
còn được thể hiện qua chữ viết. Tuy nhiên trong các cách thể hiện khác nhau đó
văn hóa ứng xử được thể hiện qua giao tiếp bằng lời nói là quan trọng nhất.
Thông qua lời nói có thể hiện thế nào là có văn hóa, vừa tôn trọng người nói
chính là tôn trọng chính mình. Khi ứng xử có văn hóa là thể hiện người có nhân
cách, khí chất, người có giáo dục, có tầm văn hóa.
Khi nói đến phạm trù trong triết lý văn hóa ứng xử nó là một phạm trù bao
gồm hai yếu tố lớn: triết lý ứng xử trong gia đình và triết lý ứng xử trong xã
hội. Trong khuôn khổ của đề tài chỉ nghiên cứu vấn đề ứng xử trong phạm vi

gia đình trong tục ngữ người Việt và tục ngữ dân tộc Tày. Đó là sự thể hiện văn
hóa ứng xử giữa cha mẹ - con cái; anh (chị) - em trong gia đình: vợ - chồng, họ
hàng nội ngoại.
1.2.2. Quan niệm về gia đình
Ngay từ thời nguyên thủy cho tới hiện nay, không phụ thuộc vào cách
kiếm sống, gia đình luôn tồn tại và là nơi đáp ứng những nhu cầu cơ bản về đời
sống vật chất và tinh thần cho các thành viên trong gia đình. Một số nhà nghiên
cứu xã hội học đã đưa ra sự so sánh giữa gia đình loài người với cuộc sống lứa
đôi của động vật, gia đình loài người luôn luôn bị ràng buộc theo các điều kiện
văn hóa xã hội của con người. Gia đình loài người luôn bị ràng buộc bởi các
quy định, các chuẩn mực giá trị, sự kiểm tra và sự tác động xã hội. Vì thế theo
các nhà xã hội học, thuật ngữ gia đình chỉ nên dùng để nói gia đình loài người.
Theo cách hiểu truyền thống: Gia đình là một nhóm người gắn bó với nhau
bởi quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng qua đặc trưng giới
tính thông quan hệ hôn nhân. Họ cùng chung sống và chung kinh tế.
Từ những cách hiểu khác nhau về gia đình, ta có thể đưa ra một định nghĩa
chung như sau: Gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một thiết chế
xã hội mà có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người.

×