Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 104 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM







MAI ANH DŨNG




KHẢO SÁT TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ
CỦA DÂN TỘC MÔNG LƯU HÀNH Ở YÊN BÁI





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN






THÁI NGUYÊN – 2013





ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM






MAI ANH DŨNG



KHẢO SÁT TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ
CỦA DÂN TỘC MÔNG LƯU HÀNH Ở YÊN BÁI

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS: Vũ Anh Tuấn





THÁI NGUYÊN – 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố
trong một công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2013
Tác giả luận văn



Mai Anh Dũng
















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa
Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, cùng toàn thể các thầy cô
giáo đã tham gia giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho tập thể lớp
Cao học K19 - Văn học Việt Nam; Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái; Phòng
Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Yên; Ban Giám hiệu và tập thể giáo viên
trường THCS Lương Thế Vinh huyện Văn Yên đã tạo điều kiện để tôi có cơ
hội học tập và nghiên cứu khoa học.
Xin chân thành cảm ơn thầy giáo - nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa
các dân tộc Hoàng Việt Quân - Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Yên
Bái đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình trong suốt quá trình tôi tập hợp tư liệu
và tìm hiểu về con người, văn học - văn hóa dân tộc Mông ở Yên Bái; đồng
bào dân tộc Mông ở huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải đã giúp đỡ tôi rất
nhiều trong những chuyến đi thực địa.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Vũ Anh
Tuấn - người thầy rất nghiêm khắc, tận tình trong công việc đã truyền thụ cho
tôi nhiều kiến thức quý báu cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2013
Tác giả luận văn




Mai Anh Dũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i

MỤC LỤC
Trang

Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục i
MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 7

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ CỦA
DÂN TỘC MÔNG LƯU HÀNH Ở YÊN BÁI 7

1.1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên, đặc điểm xã hội và đời sống văn hóa
của dân tộc Mông ở Yên Bái 7

1.1.1. Đặc điểm địa - chính trị Yên Bái 7

1.1.2. Đặc điểm lịch sử văn hóa dân tộc Mông ở Yên Bái 8

1.2. Truyện cổ tích, truyện cổ tích thần kỳ 11

1.2.1. Truyện cổ tích 11


1.2.2.Truyện cổ tích thần kỳ 13

1.3. Tình hình sưu tầm và khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc
Mông lưu hành ở Yên Bái 18

1.3.1. Trước Cách mạng tháng Tám - 1945 18

1.3.2. Sau Cách mạng tháng Tám - 1945 19

1.4. Khảo sát văn bản 23
1.4.1. Đặc điểm bản kể 23

1.4.2. Tính dị bản 25

1.5. Phân nhóm truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái 27

Chương 2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG TRONG TRUYỆN CỔ
TÍCH THẦN KỲ CỦA DÂN TỘC MÔNG LƯU HÀNH Ở
YÊN BÁI 30

2.1. Những phương diện cơ bản về mặt nội dung 30

2.1.1. Truyện về người mồ côi 30

2.1.2. Truyện về người em 38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii


2.1.3. Truyện về người con riêng 43

2.1.4. Truyện về người mang lốt 46

2.1.5. Truyện về người dũng sĩ 52

2.2. Những điểm tương đồng và khác biệt về nội dung phản ánh giữa
truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái với
truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Kinh 57

2.2.1. Những điểm tương đồng 57

2.2.2. Những điểm khác biệt 58

Chương 3. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH
THẦN KỲ CỦA DÂN TỘC MÔNG LƯU HÀNH Ở YÊN BÁI 60

3.1. Kết cấu truyện 60

3.1.1. Phần mở đầu 60

3.1.2. Phần nội dung 62

3.1.3. Phần kết thúc 65

3.2.1. Đặc điểm xây dựng nhân vật chính 66

3.2.1.1. Nghệ thuật giới thiệu nhân vật. 66

3.2.1.2. Nghệ thuật sử dụng yếu tố thần kỳ 67


3.2.2. Đặc điểm nhân vật người kể chuyện 68

3.2.2.1. Nhân vật người kể chuyện sử dụng ngôn ngữ trần thuật
thuần túy 69

3.2.2.2. Nhân vật người kể chuyện sử dụng ngôn ngữ trần thuật
xen với ngôn ngữ đối thoại của nhân vật chính 71

3.3. Không gian - thời gian nghệ thuật. 74

3.3.1. Không gian nghệ thuật 74

3.3.2. Thời gian nghệ thuật 75

3.4. Một số biểu tượng trong truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông
lưu hành ở Yên Bái 77

KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
1.1 Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Mỗi dân tộc lại có những
nét riêng về bản sắc văn hóa cũng như phong tục tập quán. Điều đó phần lớn
được thể hiện trong những lời ru, câu hò, điệu hát… và cả trong những câu
chuyện cổ tích được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Trong những năm
gần đây, thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng về việc chăm lo phát triển
văn hóa dân tộc, những người làm công tác văn hóa tư tưởng, văn nghệ dân
gian cùng những người yêu thích văn học dân tộc đã tiến hành sưu tầm truyện
dân gian trên khắp mọi miền đất nước. Số lượng các truyện cổ tích nói riêng
và truyện dân gian nói chung được sưu tầm ngày càng nhiều, góp phần làm
cho kho tàng văn học dân tộc ngày càng phong phú và giàu đẹp hơn. Song để
có được cái nhìn toàn diện, có cách đánh giá đúng đắn về giá trị truyện cổ tích
của mỗi dân tộc, khi tiến hành khảo cứu chúng ta phải tìm hiểu thêm về vị trí
địa lý, địa hình, lịch sử, lễ hội, phong tục tập quán… để thấy được các yếu tố
bên ngoài tác động, chi phối đến sự hình thành, phát triển của mỗi tác phẩm
văn học; thấy được sức sống bền bỉ của văn học dân tộc trong không gian,
thời gian. Việc khảo sát truyện cổ tích của mỗi dân tộc sẽ đánh giá được một
cách chính xác giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong mỗi truyện dân gian
của từng dân tộc. Qua việc khảo sát, ta sẽ thấy được nguồn gốc tộc người, đặc
điểm tính cách cũng như lối sống của từng dân tộc trong cộng đồng các dân
tộc Việt Nam.
1.2 Yên Bái là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa
miền Tây Bắc và Trung du Bắc Bộ của Việt Nam. Ở vị trí cửa ngõ miền Tây
Bắc của Tổ quốc, đây còn là điểm dừng chân của các dòng người thiên di từ
đồng bằng Bắc Bộ lên, từ phương Bắc xuống sinh cư lập nghiệp. Hiện nay,
vùng đất Yên Bái là nơi quần cư của hơn 30 dân tộc anh em với dân số gần 70
vạn người, trong đó dân tộc Mông chiếm 8,1%. Hầu hết người Mông ở Yên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2


Bái sống ở các triền núi cao. Họ cư trú tập trung chủ yếu ở Trạm Tấu và Mù
Cang Chải. Là một người con được sinh ra trên mảnh đất Yên Bái anh hùng,
ngay từ thời ấu thơ tôi đã biết đến người Mông qua điệu múa khèn; được nghe
tiếng đàn Môi, lời hát giao duyên mộc mạc nhưng đằm thắm; được xem ném
Còn, đánh Pao trong lễ hội Gầu tào; được nghe những câu chuyện cổ tích
thần kỳ của người Mông. Qua đó, tôi nhận thấy rằng bản sắc văn hóa của
người Mông vô cùng phong phú, độc đáo. Đó là những nét riêng để phân biệt
văn hóa Mông với văn hóa các dân tộc anh em trên địa bàn cư trú. Truyện cổ
tích thần kỳ là một trong những yếu tố làm nên bản sắc văn hóa của người
Mông ở Yên Bái nói riêng và của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung.
Người Mông luôn coi những câu chuyện cổ tích thần kỳ của dân tộc mình như
một báu vật để truyền lại cho con cháu đời sau.
1.3 Năm học 2002 - 2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phát hành
bộ sách giáo khoa mới. Nhằm giúp học sinh tăng cường sự hiểu biết về văn
học của từng địa phương, qua đó bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương
đất nước, chương trình sách giáo khoa Ngữ văn ở bậc học THCS đã dành ra
thời lượng 5 tiết/lớp/năm học để mỗi tỉnh (thành phố) giới thiệu về văn học
của địa phương mình cho học sinh. Năm học 2008 - 2009, Sở Giáo dục và
Đào tạo Yên Bái đã biên soạn công trình Ngữ văn địa phương trung học cơ
sở nhằm cung cấp tài liệu giảng dạy và học tập cho giáo viên và học sinh
THCS trong toàn tỉnh. Qua công trình trên, đội ngũ tác giả đã giới thiệu về
văn học các dân tộc tỉnh Yên Bái như: dân tộc Kinh, dân tộc Thái, dân tộc
Dao, dân tộc Cao Lan và dân tộc Mông. Nhờ đó độc giả có thể thấy được
truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông cũng như truyện cổ tích của các dân
tộc anh em khác lưu hành ở Yên Bái có một vị trí rất quan trọng trong kho
tàng văn học dân gian.
1.4 Là giáo viên dạy Ngữ văn ở trường THCS Lương Thế Vinh
(huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái), tôi nhận thấy rằng việc khảo sát truyện dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3


gian của dân tộc nói chung và truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông ở Yên
Bái nói riêng sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn đầy đủ hơn về truyện dân gian
của dân tộc Mông ở Yên Bái. Với những lý do trên, chúng tôi đã quyết định lựa
chọn đề tài Khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên
Bái để làm đề tài nghiên cứu. Việc lựa chọn đề tài này mặc dù gặp rất nhiều khó
khăn và vất vả, song nếu thành công chắc chắn nó sẽ có nhiều hữu ích.
2. Lịch sử vấn đề.
Tìm hiểu về văn hóa cũng như truyện cổ tích của mỗi dân tộc trong
mấy thập kỷ gần đây đã được những người làm công tác văn hóa tư tưởng,
văn nghệ dân gian cùng những người yêu thích văn học dân tộc lưu tâm. Xét
riêng ở tỉnh Yên Bái, việc sưu tầm nghiên cứu về văn hóa Mông cũng như
truyện kể dân gian Mông đã được chú ý. Cho đến nay, văn học cũng như
truyện cổ tích của dân tộc Mông ở Yên Bái mới chỉ được sưu tầm, dịch và
giới thiệu trên một số công trình hay tạp chí của địa phương và trung ương.
Qua quá trình khảo sát, chúng tôi chưa thấy có công trình nào giới thiệu
đầy đủ về truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái. Bên
cạnh đó, việc khảo sát các giá trị về nội dung và nghệ thuật của các truyện cổ
tích thần kỳ cũng chưa được tiến hành. Có thể những điều đó chưa phải là
mục đích của các công trình đã nghiên cứu. Về truyện dân gian của dân tộc
Mông lưu hành ở Yên Bái, chúng tôi mới chỉ thấy luận văn Khảo sát truyền
thuyết các dân tộc lưu hành ở Yên Bái của Thạc sĩ Phùng Thị Phương Hạnh
đề cập đến vấn đề này. Một số công trình khác của Lò Ngân Sủn, Trần Hữu
Sơn, Doãn Thanh, Minh Khương, Đinh Sơn, Hoàng Hạc, Hoàng Việt Quân
lại tập trung vào nghiên cứu văn hóa, dân ca, lịch sử mang tính tổng hợp chứ
không phải là công trình nghiên cứu văn học.
Chúng tôi nhận thấy rằng số lượng truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc
Mông lưu hành ở Yên Bái không những phong phú về số lượng mà còn đa
dạng trong việc thể hiện nội dung. Bên cạnh những điểm tương đồng trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4

một vài truyện kể thì truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên
Bái có nhiều điểm khác biệt so với truyện cổ tích của các dân tộc anh em
khác. Chính điều đó đã làm nên sức hấp dẫn của truyện cổ tích thần kỳ của
dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái.
Trên cơ sở kế thừa thành tựu của những người đi trước, chúng tôi mong
muốn trong một giới hạn nhất định đề tài Khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của
dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái sẽ là cơ hội để mình tiến hành tìm hiểu
các giá trị về nội dung và nghệ thuật làm nên giá trị của truyện dân gian dân
tộc Mông trên tinh thần khoa học và toàn diện nhất có thể, từ đó hướng tới
một cách hiểu và cách lý giải thuyết phục về cái hay, cái độc đáo và hấp dẫn
của truyện cổ tích dân tộc Mông ở Yên Bái. Hy vọng rằng việc nghiên cứu đề
tài này là một đóng góp của người viết trong việc phát hiện về bản sắc văn
hóa của dân tộc.
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Khi thực hiện công việc, chúng tôi sẽ đặt trọng tâm vào đối tượng
chính: Truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái được sưu
tầm và giới thiệu trên các sách, báo, tạp chí; các phương tiện thông tin đại
chúng của trung ương và địa phương. Tiêu biểu là các công trình sau:
- Nàng Nu - truyện cổ dân tộc Mông do Minh Khương sưu tầm, Nhà
xuất bản Văn hóa dân tộc (1997).
- Suối nước mắt - Tập truyện dân gian vùng Văn Chấn do Phạm Đức
Hảo sưu tầm, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc (1996).
- Ông vua ngốc - truyện cổ các dân tộc Hoàng Liên Sơn do Lò Ngân
Sủn biên tập, in tại xí nghiệp in Hoàng Liên Sơn (1989).
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trong giới hạn của đề tài luận văn, chúng tôi sẽ tập trung vào việc khảo
sát truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái. Qua đó chỉ

ra những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong các truyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5

3.3. Mục đích nghiên cứu:
Truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông là một tiểu loại đặc sắc, đậm
đà màu sắc văn hóa Mông. Qua việc nghiên cứu đề tài Khảo sát truyện cổ tích
thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái, chúng tôi muốn góp phần gìn
giữ, bảo tồn và giới thiệu những nét đặc sắc trong truyện cổ tích của dân tộc
Mông ở Yên Bái đến độc giả và những người quan tâm đến vấn đề này.
4. Những đóng góp mới của luận văn.
4.1 Về lý luận:
- Thống kê và phân loại được truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông
lưu hành ở Yên Bái.
- Hiểu được mối quan hệ hữu cơ giữa văn học và các yếu tố ngoài văn
học: lịch sử tộc người, quan niệm sống, vùng đất, địa bàn cư trú, văn hóa…
Đó là những nhân tố quan trọng góp phần làm nên sức sống của truyện cổ tích
thần kỳ của dân tộc Mông.
4.2 Về nhận thức:
Kết quả mà luận văn đạt được chính là những giá trị nội dung cũng như
những giá trị nghệ thuật làm nên sự hấp dẫn trong truyện cổ tích thần kỳ của
dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái.
Mặt khác, kết quả mà luận văn nghiên cứu sẽ là nguồn tư liệu hữu ích
cho việc nghiên cứu và giảng dạy của giáo viên đứng lớp sau này khi giảng
dạy về văn học địa phương ở Yên Bái cũng như văn học các dân tộc thiểu số
ở Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích đề ra trong
phạm vi tự giới hạn, trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng phối hợp
một số phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại.

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Từ việc khảo sát, thống kê, phân
loại, chúng tôi tiến hành tìm hiểu các giá trị về nội dung và nghệ thuật làm nên
nét riêng trong truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6

- Phương pháp đối chiếu, so sánh: Để làm nổi bật tính địa phương trong
truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái, chúng tôi có so
sánh, đối chiếu với truyện cổ tích thần kỳ của người Việt và các thể loại tự sự
dân gian khác.
- Phương pháp điền dã: Chụp hình, ghi chép các thông tin có liên quan
đến truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
Trong các phương pháp nghiên cứu trên thì thống kê phân loại là
phương pháp được áp dụng tích cực trong quá trình xử lí tư liệu. Các tư liệu
được thống kê phân loại là cơ sở để đưa ra những phân tích, so sánh khoa học
có sức thuyết phục của đề tài. Bên cạnh đó, phương pháp nghiên cứu liên
ngành cũng được chúng tôi sử dụng trong cả quá trình nghiên cứu nhằm giải
mã văn hóa với một số biểu tượng trong văn học dân tộc Mông, từ đó làm
sáng tỏ những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật. Điều này cũng phù hợp
với xu hướng nghiên cứu hiện nay.
Song song với việc vận dụng phối hợp các phương pháp trên, chúng tôi
còn vận dụng những kiến thức đã học được về các khoa học liên ngành như:
lý luận văn học, thi pháp học, phong cách học, phương pháp luận nghiên cứu
văn học… để phục vụ hiệu quả cho việc nghiên cứu cụ thể các vấn đề người
viết đã chọn làm đề tài cho luận văn.
6. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận văn được
thể hiện trong 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu

hành ở Yên Bái.
Chương 2: Những đặc điểm về nội dung trong truyện cổ tích thần kỳ
của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái.
Chương 3: Những đặc điểm về nghệ thuật trong truyện cổ tích thần kỳ
của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ CỦA DÂN TỘC
MÔNG LƯU HÀNH Ở YÊN BÁI

1.1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên, đặc điểm xã hội và đời sống văn
hóa của dân tộc Mông ở Yên Bái
1.1.1. Đặc điểm địa - chính trị Yên Bái
Yên Bái là một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa. So với các tỉnh
miền núi khác, Yên Bái có một vị trí địa lý khá đặc biệt. Phía Bắc giáp với
tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp tỉnh Tuyên Quang,
phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Yên Bái nằm giữa hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc,
nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa miền Tây Bắc và Trung du Bắc Bộ. Vì vậy
mà cả đặc điểm tự nhiên và kinh tế văn hóa xã hội của tỉnh có mối quan hệ
giao lưu và mang dấu ấn của cả ba vùng. Yên Bái là tỉnh giữ vị trí trọng yếu
về kinh tế và quân sự của Việt Nam và có lợi thế trong quá trình giao lưu với
các tỉnh bạn.
Yên Bái có diện tích tự nhiên là 6.888 km2 với ¾ là núi đồi; 01 thành
phố (Yên Bái), 01 thị xã (Nghĩa Lộ) và 07 huyện (Yên Bình, Lục Yên, Trạm
Tấu, Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Mù Cang Chải). Về địa hình, Yên Bái

cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo với ba dãy núi lớn đều có
hướng chạy là Tây Bắc - Đông Nam. Phía Tây của Yên Bái có dãy núi Hoàng
Liên Sơn - Pú Luông kẹp giữa sông Hồng và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ
Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy. Phía Đông có dãy núi đá vôi
kẹp giữa sông Chảy và sông Lô. Địa hình của Yên Bái tuy có phức tạp nhưng
vẫn được chia thành hai vùng lớn: vùng cao và vùng thấp. Vùng cao có độ
cao trung bình từ 600m trở lên (chiếm 67,56%). Vùng thấp có độ cao dưới
600m là phần diện tích còn lại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8

Do điều kiện khách quan và chủ quan mà địa giới của tỉnh Yên Bái
trước kia và ngày nay có nhiều thay đổi, song từ bao đời nay Yên Bái vẫn là
một vùng đất quan trọng của Tổ quốc. Dưới thời Hùng Vương, Yên Bái thuộc
Bộ Tân Hưng. Dưới thời Lý, Yên Bái thuộc châu Đăng. Dưới thời Trần, Yên
Bái thuộc lộ Quy Hóa. Từ thời Lê đến thời Nguyễn, Yên Bái nằm trong phủ Quy
Hóa, tỉnh Hưng Hóa. Ngày 27 tháng 12 năm 1975, Yên Bái đã sáp nhập với tỉnh
Lào Cai và Nghĩa Lộ lấy tên là Hoàng Liên Sơn. Từ tháng 8 năm 1991 cho đến
nay, Yên Bái được tách thành tỉnh riêng (bao gồm cả Nghĩa Lộ).
Với đặc điểm vị trí thuận lợi như thế, Yên Bái đã trở thành điểm thu
hút với các tộc người, các dòng người di cư đi tìm những vùng đất mới để
khai hoang và thiết lập lãnh địa của mình. Tỉnh Yên Bái đã thu hút được cả
những tộc người di cư từ phương Bắc xuống, từ phía Đông và từ phía Tây
sang. Từ đồng bằng lên. Chính vì vậy mà Yên Bái rất phong phú các thành
phần dân tộc, số dân tương đối đông và họ định cư ở đây từ rất sớm. Điều này
rất quan trọng đối với sự hình thành lịch sử văn hóa, văn học, truyền thống và
phong tục tập quán của từng dân tộc trên địa bàn cư trú.
1.1.2. Đặc điểm lịch sử văn hóa dân tộc Mông ở Yên Bái
Dân tộc Mông còn được gọi với tên khác là dân tộc Mèo (hay Miêu).
Theo công trình nghiên cứu Một số nét đặc trưng các dân tộc tỉnh Yên Bái

do Ban Dân vận và dân tộc tỉnh Yên Bái xuất bản vào tháng 6 năm 2000 thì
người Mông ở Yên Bái có 4 ngành: Mông hoa (Mông lềnh, ở Mù Cang Chải
gọi là Mông linh), Mông đen (Mông dú, ở Mù Cang Chải gọi là Mông đu),
Mông trắng (Mông đư, ở Mù Cang Chải gọi là Mông đơ), Mông đỏ (Mông
si). Trong đó người Mông đen chiếm số lượng đông hơn cả.
Người Mông ở tỉnh Yên Bái có khoảng 55.000 người, cư trú tập trung
tại 40 xã thuộc 5 huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên, Trấn
Yên. Theo công trình nghiên cứu Tìm hiểu dân ca dân tộc Mông của tác giả
Hoàng Việt Quân (N.X.B Văn hóa Dân tộc, 2004) thì người Mông có 5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9

ngành: Mông hoa (Mông lềnh), Mông đen (Mông dú), Mông xanh (Mông
chúa), Mông trắng (Mông đư), Mông đỏ (Mông si). Các nhóm Mông trên tuy
có sự khác nhau đôi chút về tiếng nói nhưng lại cùng thuộc nhóm ngôn ngữ
Mông - Dao. Cả bốn nhóm Mông đều mặc vải lanh nhuộm chàm, riêng váy
của ngành Mông trắng để nguyên vải mộc. Chính chất liệu lanh đã tạo nên sự
khác biệt giữa trang phục của người Mông với trang phục của các dân tộc
khác. Đàn ông Mông thường mặc quần đũng thấp, áo cài vạt sang một bên,
thân áo lưng ngắn để hở một khoảng bụng. Phụ nữ mặc váy nhiều lớp, phủ
ngoài tạp dề trước và sau, áo ngắn cài khuy một bên, trên ống tay áo có khoác
nhiều khoang vải. Trên nền y phục, sắc độ các màu nguyên: đỏ, vàng, xanh,
đen cùng với kĩ thuật dệt, thêu, ghép màu vải, vẽ sáp ong, dân tộc Mông đã
tận dụng, sử dụng phương tiện tạo hình trên y phục.
Theo các nhà nghiên cứu thì người Mông có nguồn gốc chung với
người Dao. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ IX sau công nguyên, Mông với Dao mới
tách ra thành hai cộng đồng riêng biệt. Những nhóm Mông đầu tiên di cư đến
Việt Nam cách đây chừng hơn 300 năm. Người Mông từ Quý Châu (Trung
Quốc) vào Lào Cai cách ngày nay hơn 200 năm. Trong đợt thiên di từ Quý
Châu đến Lào Cai vào đợt thứ 2 (từ năm 1840 đến năm 1869), có một đoàn từ

Bắc Hà xuống Phố Lu lên SaPa đi Than Uyên và tới Mù Cang Chải của Yên
Bái. Những người Mông chọn Mù Cang Chải làm điểm dừng chân lập kế sinh
nhai, lấy tên là “Xáo Mông”, sau đó họ mở rộng địa bàn sinh sống sang các
huyện lân cận như Trạm Tấu và Văn Chấn (Yên Bái). Đầu những năm 2000,
một phần đồng bào Mông mới đã di chuyển từ Lào Cai, Hà Giang và Sơn La
sang Yên Bái để định cư. Dân tộc Mông cư trú ở vùng đất cao nhất của tỉnh
Yên Bái. Dù có sống xen cư với các dân tộc khác nhưng họ vẫn quần tụ với
nhau thành cộng đồng và ở sống chủ yếu ở độ cao từ 700m - 1800m. Cuốn
Lịch sử Đảng bộ huyện Mù Cang Chải (1957 - 2002) xuất bản năm 2002
ghi rõ: “Đầu thế kỉ XVIII, người Mông từ Lào Cai vượt dãy Hoàng Liên Sơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10

vào cư trú tại Nậm Kim và phát triển lên Mù Cang Chải (Lồng Cống, Lồng
Mù). Người Mông coi Lồng Cống, Lồng Mù là “vùng đất tổ” khi chết phải chỉ
đường cho về đây. Nhóm đầu tiên đến thuộc họ Vàng rồi đến các họ Thào,
Giàng, Sùng, Cứ, Hờ, Hảng, Mua, Lý, Phàng, Lầu… trong đó họ Giàng là
đông nhất”.
Về văn hóa, có thể khẳng định văn hóa của dân tộc Mông là văn hóa di
cư. Trong quá trình thiên di từ Quý Châu (Trung Quốc) sang Việt Nam, người
Mông đã mang theo những phong tục tập quán, lối sống, tín ngưỡng. Tuy đến
định cư tại vùng đất mới song người Mông vẫn luôn bị ám ảnh bởi những gì
đã diễn ra trong quá khứ của họ. Điều đó được thể hiện rõ qua các bài dân ca
Mông, các câu chuyện cổ mà họ mang theo trong quá trình thiên di tới vùng
đất mới. Người Mông ở Yên Bái có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Nói
đến văn hóa lễ hội dân tộc Mông, các nhà nghiên cứu đều khẳng định rằng
Gầu tào là lễ hội quan trọng nhất. Trong những ngày diễn ra lễ hội Gầu tào,
điệu múa khèn luôn là nghi lễ mở hội “chù Gầu tào”, sau đó là các trò chơi:
đám hát gầu plềnh (giao duyên trai gái), đám đánh tù lú (đánh quay), tâu tí
(cầu lông gà), đánh mảy pao. Trong lễ hội Gầu tào, những nghệ nhân điêu

luyện người Mông thường thổi khèn múa tua tài với nhiều động tác khá phức
tạp như trồng cây chuối, đi qua đòn ống bắc trên chảo thắng cố…
Về văn học, người Mông ở Yên Bái có một kho tàng văn học dân gian
rất phong phú, gồm nhiều thể loại: thần thoại, truyện cổ tích, các thể loại dân
ca và tục ngữ… Có loại được kể như văn xuôi, có loại kể dưới dạng truyện
thơ, bài ca mang tính chất li kì, hấp dẫn. Có thể nói rằng dòng đời của người
Mông luôn tắm mình trong các lễ nghi phong tục tập quán, các hoạt động đời
sống thực tiễn gắn liền với sinh hoạt văn hóa truyền thống mang đậm tính
nguyên hợp. Trong cộng đồng của mình, người Mông vẫn kể chuyện cổ tích
cho con cháu của mình nghe. Có thể nói truyện cổ tích đóng một vai trò quan
trọng góp phần làm nên sức hấp dẫn của văn học dân tộc Mông ở Yên Bái nói
riêng và của văn học Việt Nam nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11

Người Mông cũng có chữ viết riêng. Chữ của người Mông ngày nay có
được là do cha đạo Sanina (cha đạo thuộc dòng thừa sai Paris vào truyền đạo
ở Việt Nam tạo nên bằng cách Latinh hóa theo mẫu chữ quốc ngữ). Những
con chữ cũng đã góp phần lưu giữ lại những nét văn hóa cổ truyền đặc sắc của
dân tộc Mông (trong đó có truyện cổ tích thần kỳ).
1.2. Truyện cổ tích, truyện cổ tích thần kỳ
1.2.1. Truyện cổ tích
Kể từ khi truyện cổ tích được quan tâm nghiên cứu, nhiều nhà nghiên
cứu đã đưa ra định nghĩa về truyện cổ tích theo quan niệm và cách hiểu của
họ. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (NXB Giáo dục Việt Nam, 2011),
nhóm tác giả PGS. Lê Bá Hán - PGS.TS Trần Đình Sử - GS. Nguyễn khắc
Phi đã đưa ra định nghĩa về truyện cổ tích như sau: “Truyện cổ tích là một thể
loại truyện dân gian nảy sinh từ xã hội nguyên thủy nhưng chủ yếu phát triển
trong xã hội có giai cấp với chức năng chủ yếu là phản ánh và lí giải những vấn
đề xã hội, những số phận khác nhau của con người trong cuộc sống muôn màu

muôn vẻ khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng (chủ yếu là gia đình
phụ quyền), có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh xã hội quyết liệt” [18.368].
Trong cuốn Giáo trình Văn học dân gian (NXB Giáo dục Việt Nam,
2012), nhóm tác giả PGS.TS. Vũ Anh Tuấn - PGS.TS. Phạm Thu Yến - TS.
Nguyễn Việt Hùng - ThS. Phạm Đặng Xuân Hương lại đưa ra định nghĩa:
“Truyện cổ tích là sáng tác dân gian thuộc loại hình tự sự, chủ yếu sử dụng
yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời
sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như về công lí xã hội và ước mơ một
cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động” [82.116].
Trong công trình nghiên cứu khoa học Truyện cổ tích trong con mắt
các nhà khoa học, GS. Chu Xuân Diên cho rằng sẽ thật khó khăn khi phải
xác định cho khái niệm truyện cổ tích một nội dung thật chặt chẽ, theo ông thì
truyện cổ tích có ba nội dung sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12

“1. Truyện cổ tích đã nảy sinh từ trong xã hội nguyên thủy, do đó có
những yếu tố phản ánh quan niệm thần thoại của nhân dân về các hiện tượng
tự nhiên, xã hội và có ý nghĩa ma thuật (…) chủ đề chủ yếu của nó là chủ đề
xã hội, phản ánh nhận thức của nhân dân về cuộc sống xã hội muôn màu,
muôn vẻ với những xung đột đặc trưng cho các thời kỳ lịch sử (…).
2. Truyện cổ tích nói lên những quan điểm đạo đức, những quan niệm về
công lí xã hội và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn về cuộc sống hiện tại.
3. Truyện cổ tích là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của nhân
dân” [06.204].
Với tinh thần thâu tóm các đặc điểm chung của truyện cổ tích, trong cuốn
Văn học dân gian, Hoàng Tiến Tựu đã khái quát về thể loại này như sau:
“Truyện cổ tích là một loại truyện gắn liền với quá trình tan rã của chế
độ công xã nguyên thủy, hình thành gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp.
Nó đặc biệt nói về các xung đột giữa người với người trong phạm vi gia đình

và xã hội. Nó dùng một thứ tưởng tượng hư cấu riêng, kết hợp các thủ pháp
nghệ thuật đặc thù khác để phản ánh đời sống và mơ ước của nhân dân, đáp
ứng nhu cầu nhận thức, thẩm mĩ, giáo dục giải trí của họ” [84.42]. Đây được
coi là khái niệm tương đối đầy đủ và sáng rõ về truyện cổ tích. Theo cách
hiểu này, ta có thể nắm bắt nội dung cơ bản và hình thức sáng tạo một cách
chung nhất của truyện cổ tích.
Qua việc tìm hiểu khái niệm về truyện cổ tích trong các công trình
nghiên cứu cũng như trực tiếp đọc các truyện cổ tích của Việt Nam và thế
giới, chúng tôi nhận thấy một số điểm cơ bản về thể loại cổ tích như sau:
Truyện cổ tích ra đời trong xã hội có sự phân chia giai cấp, đề cập và quan
tâm trước hết đến những nạn nhân xấu số cho nên chức năng chủ yếu của nó
là nhằm an ủi, động viên, bênh vực cho thân phận, phẩm chất của con người.
Chính vì thế mà thông qua mỗi câu chuyện, nhân dân lao động thường gửi
gắm ước mơ về một thế giới tốt đẹp, về sự công bằng, về sự thưởng phạt công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13

minh. Từ chức năng thể loại đó, ta có thể thấy truyện cổ tích có những đặc
trưng cơ bản như:
- Truyện cổ tích xây dựng một thế giới hư cấu, kì ảo.
- Truyện cổ tích là câu chuyện đã hoàn tất trong quá khứ, đã trọn vẹn
về cốt truyện, nhưng đồng thời cũng mang tính mở đặc trưng của văn bản văn
học dân gian ở cấp độ chi tiết, môtip.
- Truyện cổ tích mang tính giáo huấn cao, mỗi câu chuyện là một bài
học về đạo đức, ứng xử, về lẽ công bằng, thưởng phạt công minh.
Về việc phân loại, có rất nhiều cách phân loại truyện cổ tích, song hiện
nay chúng ta thấy phổ biến nhất là phân chia ra làm ba tiểu loại: truyện cổ
tích loài vật, truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích sinh hoạt. Ở Nga, cách
phân chia này đã có từ năm 1865 do Ô. Mi lơ đề xuất. Cách phân loại này
được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng. Đây cũng là cách phân loại hợp

lí, vì ngoài tiêu chí chính là đề tài thì những yếu tố nghệ thuật khác (nhân vật,
tính kì ảo) cũng được tính tới trong khi phân loại. Chúng tôi thống nhất với
cách phân loại trên và trên cơ sở đó tìm hiểu về truyện cổ tích thần kỳ như
một tiểu loại nổi bật và đặc sắc của thể loại tự sự dân gian này.
1.2.2.Truyện cổ tích thần kỳ
Có thể nói truyện cổ tích thần kỳ là một sản phẩm sáng nghệ thuật độc
đáo và có ý thức của người xưa. Tuy ra đời, tồn tại và phát triển trong một
thời gian dài, hòa chung với mạch nguồn của văn học dân tộc song cho tới
nay các nhà nghiên cứu văn học dân gian vẫn chưa đưa ra một thuật ngữ
thống nhất về tiểu loại này. Hiện nay, các nhà nghiên cứu khoa học đã tìm tòi,
phân định bản chất, đặc điểm của truyện cổ tích thần kỳ.
Trong công trình Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (tập 1), Nguyễn
Đổng Chi đã đưa ra quan niệm: “Cổ tích thần kỳ là loại truyện tương đối có
nhiều nhân tố ảo tưởng nhất. Những truyền thuyết thần bí, kỳ quái, những
truyện người, truyện vật nhưng bên trong đầy dẫy những sự can thiệp của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14

huyền diệu đều có thể xem là cổ tích thần kỳ” [04.53]. Chính nhân tố ảo
tưởng đã tạo nên bao tình tiết kì thú, hấp dẫn mạnh mẽ trí tưởng tượng của
người nghe, thế giới không thực trong truyện cổ tích thần kỳ giúp người ta
thực hiện hóa những ước muốn không tưởng. Một phần của truyện cổ tích
thần kỳ là tàn dư của những tưởng tượng gắn liền với mê tín, ma thuật và các
hình thức tôn giáo thời nguyên thủy.
Nguyễn Đổng Chi còn cho rằng tác giả của truyện cổ tích thần kỳ nhiều
khi đã sử dụng lực lượng siêu nhiên để thắt nút, mở nút câu chuyện mà không
cần biết điều đó có hợp lý hay không.
Khi bàn luận về “Tinh thần phê phán xã hội và lý tưởng dân chủ - nhân
đạo trong truyện cổ và các thể tài dân gian khác ở giai đoạn đầu của chế độ
phong kiến”, nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh cũng phân tích đặc điểm của

truyện cổ tích thần kỳ. Từ khái niệm chung “truyện cổ về xã hội”, nơi phản
ánh xung đột xã hội diễn ra trong phạm vi gia đình phụ quyền và sự nảy sinh
của lý tưởng dân chủ - nhân đạo của nhân dân, tác giả đã tìm ra đặc điểm
chung của truyện cổ tích thần kỳ. Theo Cao Huy Đỉnh thì truyện cổ tích thần
kỳ vẫn mang đậm nội dung về hiện thực xã hội, tình cảm tự nhiên, đạo đức
thực tiễn và ước mơ lãng mạn của nhân dân lao động. Khi “yếu tố thần kỳ
(…) trở thành những biện pháp nghệ thuật của chủ nghĩa lãng mạn và chủ
nghĩa tượng trưng rất đậm đà và phổ biến trong hàng loạt truyện cổ xã hội.
Có thể gọi chung đó là truyện cổ tích thần kỳ” [11.56].
Cao Huy Đỉnh đã kết luận: “truyện cổ tích thần kỳ có nội dung dân chủ
và tính chất dân tộc”. Như vậy, có thể nói rằng nội dung phản ánh của truyện
cổ tích thần kỳ xoay quanh cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người
tốt và kẻ xấu, và cuối cùng bao giờ cái ác, cái xấu cũng bị tiêu diệt. Truyện cổ
tích thần kỳ bao giờ cũng kết thúc có hậu, đó chính là quan điểm thẩm mĩ tích
cực, lạc quan của nhân dân lao động. Tuy nhiên, tác giả chưa đưa ra được một
định nghĩa ngắn gọn, súc tích và trọn vẹn về truyện cổ tích thần kỳ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15

Trong công trình Đặc điểm nghệ thuật truyện cổ tích thần kỳ của dân
tộc Mông ở Hà Giang, tác giả Hạng Thị Vân Thanh đã trích dẫn quan niệm
của A.M.Nôvicôva về truyện cổ tích thần kỳ như sau: “Trong nhận thức của
người nguyên thủy, cả hai thế giới đó (thế giới hiện thực, thế giới tưởng
tượng) hợp thành một thực tại thống nhất (…). Truyện cổ tích thần kỳ (…) là
những tác phẩm nghệ thuật mang tư tưởng rõ ràng về sự chiến thắng của con
người đối với lực lượng độc ác, đen tối, miêu tả những nhân vật lý tưởng hóa
sau khi đi qua những thử thách ban đầu, nhờ có sự giúp đỡ của các phương tiện
thần kỳ đã đạt được điều mong muốn…”[72.27]. Theo đó, chúng tôi nhận thấy
có ba bước hình thành liên tục của truyện cổ tích với tư cách là một thể loại:
- Thứ nhất: Những truyện kể cổ xưa nhất mang tính chất thần thoại có

mục đích thực dụng nhằm ngăn cấm việc vi phạm những qui tắc sinh hoạt
nhất định.
- Thứ hai: Truyện kể cổ xưa phức tạp dần lên do những môtíp có tính
chất xã hội, những môtíp về những trợ thủ thần kỳ dẫn đến sự ra đời của
truyện cổ tích thần kỳ.
- Thứ ba: Truyện cổ tích hình thành do nhào nặn lại những đề tài cổ
xưa và những ý niệm thần thoại, cùng với việc khẳng định tư tưởng chiến
thắng, khẳng định công lý và việc sáng tạo ra những công thức kể chuyện cổ
tích độc đáo.
Nhà nghiên cứu văn học dân gian Lê Chí Quế nhận định rằng: “Truyện
cổ tích thần kỳ, như tên gọi của nó, yếu tố thần kỳ đóng vai trò quan trọng
trong kết cấu và quá trình dẫn dắt câu chuyện (…) trong truyện cổ tích thần
kỳ yếu tố niềm tin nhạt dần. Người kể chuyện chỉ mượn yếu tố thần kỳ để làm
phương tiện hỗ trợ cho hoạt động của con người, qua đó truyền đến cho con
người một bài học giáo huấn nào đấy” [63.95]. Tuy nhiên, trong cuốn giáo
trình Văn học dân gian Việt Nam, tác giả Lê Chí Quế vẫn chưa đưa ra được
định nghĩa cụ thể về truyện cổ tích thần kỳ ngoài việc xác định đặc điểm bản
chất thể loại của truyện cổ tích thần kỳ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16

Theo tác giả Chu Xuân Diên, truyện cổ tích thần kỳ có những yếu tố cổ
xưa có liên quan đến những quan niệm thần thoại và tín ngưỡng của con
người thời thị tộc, bộ lạc “…nội dung chính của truyện cổ tích thần kỳ là đời
sống xã hội của con người và số phận của con người trong xã hội có giai cấp.
Nhân vật trung tâm của truyện cổ tích thần kỳ là (…) nạn nhân của chế độ tư
hữu tài sản, của chế độ gia đình phụ quyền và của cả chế độ xã hội có giai
cấp” [06.205]. Truyện cổ tích thần kỳ đã miêu tả những nhân vật bất hạnh
theo khuynh hướng lí tưởng hóa. Phải nhờ vào các yếu tố thần kỳ can thiệp
vào cốt truyện thì truyện mới có thể từ miêu tả hiện thực cuộc sống đi đến kết

cục có tính chất ước mơ dành cho nhân vật trung tâm của truyện.
Trong cuốn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, tác giả Đinh Gia
Khánh đã chia truyện cổ tích thành hai tiểu loại là truyện cổ tích lịch sử và
truyện cổ tích thế sự. Cách phân chia của tác giả dựa trên tiêu chí tính chất sự
kiện được phản ánh trong nội dung mỗi truyện. Theo ông, truyện cổ tích dù ở
tiểu loại nào dù nhiều hay ít cũng có sự tham gia của yếu tố thần kỳ. Vì “yếu
tố kỳ diệu, siêu nhiên chính là một thủ pháp nghệ thuật gắn với nội dung lãng
mạn của truyện” [28.347].
Trong công trình Cổ tích thần kỳ người Việt, đặc điểm cấu tạo cốt
truyện, Tăng Kim Ngân cũng coi truyện cổ tích thần kỳ là một tiểu loại của
truyện cổ tích Việt Nam. Tác giả cho rằng truyện cổ tích thần kỳ có những
đặc điểm riêng về nhiều mặt, trong đó tiêu chí cơ bản để phân biệt nó với hai
tiểu loại cổ tích còn lại là ở “vai trò quan trọng của yếu tố thần kỳ trong việc
chi phối quá trình phát triển hệ thống tình tiết của cốt truyện”[40.25]. Về
mặt nội dung của truyện cổ tích thần kỳ, tác giả Tăng Kim Ngân cũng thống
nhất với ý kiến của các nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên, Cao Huy Đỉnh và Lê
Chí Quế.
Trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, nhà nghiên cứu Hoàng
Tiến Tựu đã phân tích, lý giải về truyện cổ tích thần kỳ. Tuy nhiên, ông vẫn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17

chưa đưa ra được khái niệm về truyện cổ tích thần kỳ một cách súc tích và
trọn vẹn nhất. Theo tác giả, gốc rễ sâu xa và nguồn gốc quan trọng của truyện
cổ tích thần kỳ là từ thế giới quan nguyên thủy và từ đời sống xã hội có giai
cấp, “truyện cổ tích thần kỳ chính là sản phẩm của giai đoạn phát triển cao
nhất của thể loại cổ tích” [84.57], khi mà phương pháp sáng tác và phương
tiện nghệ thuật đã thay đổi phù hợp với trình độ tư duy và nhu cầu nhận thức
trước thực tại phong phú, phức tạp hơn. Cũng theo đó, Hoàng Tiến Tựu đã
đưa ra bốn đặc điểm nổi bật của truyện cổ tích thần kỳ:

- Thứ nhất: Đối tượng miêu tả, phản ánh của truyện cổ tích thần kỳ
luôn hướng về nhân vật người và những xung đột xã hội.
- Thứ hai, lực lượng thần kỳ giữ “vai trò quan trọng đặc biệt” trong
việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong truyện.
- Thứ ba, thế giới trong truyện cổ tích thần kỳ là thế giới tồn tại trong
trí tưởng tượng của người kể, trong đó, do tác giả dân gian dùng biện pháp
hư cấu và tưởng tượng để nối liền hiện thực và lý tưởng.
- Thứ tư, thành phần nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ đông đảo,
đa dạng và phức tạp, tạo nên nét độc đáo so với các tiểu loại khác của tự sự
dân gian.
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học xuất bản năm 2011, nhóm tác
giả PGS. Lê Bá Hán - PGS.TS Trần Đình Sử - GS. Nguyễn khắc Phi đã đưa
ra định nghĩa về truyện cổ tích thần kỳ một cách khái quát như sau: Truyện cổ
tích thần kỳ là một bộ phận quan trọng và tiêu biểu nhất của thể loại cổ tích.
Ở loại truyện này nhân vật chính vẫn là con người trong thực tại, nhưng các
lực lượng thần kỳ, siêu nhiên có một vai trò rất quan trọng. Hầu như mọi
xung đột trong thực tại giữa người với người đều bế tắc, không thể giải thích
nổi nếu thiếu yếu tố thần kỳ”[18.368]. Cách nêu khái niệm của nhóm tác giả
trên rất súc tích, dễ nhớ, đồng thời cũng nêu ra được đặc điểm nổi bật của
truyện cổ tích thần kỳ. Vì vậy, chúng tôi thống nhất lựa chọn cách hiểu này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18

1.3. Tình hình sưu tầm và khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của dân
tộc Mông lưu hành ở Yên Bái
Trên cơ sở định hướng thực hiện mục đích của đề tài, chúng tôi cơ bản
tìm hiểu đối tượng qua nguồn tư liệu đã được xuất bản. Qua đó chọn ra những
truyện nằm trong đối tượng nghiên cứu.
1.3.1. Trước Cách mạng tháng Tám - 1945
Trước Cách mạng tháng Tám - 1945, hầu như chưa có người Việt Nam

nào bắt tay vào công việc sưu tầm, biên dịch, nghiên cứu về truyện cổ tích của
dân tộc Mông. Kể từ khi thực dân Pháp chiếm SaPa (1888), nhất là sau năm
1905, cha cố - đại úy Savina cùng với các công sứ Pháp ở Lào Cai xây dựng
kế hoạch truyền đạo Thiên chúa vào vùng dân tộc Mông nhằm ru ngủ tinh
thần đấu tranh quyết liệt của nhân dân ta, cha cố - đại úy Savina mới dành
thời gian nghiên cứu đời sống văn hóa tinh thần của người Mông. Trong cuốn
hồi ký Cát bụi chân ai (N.X.B Hội nhà văn, 1993) của nhà văn Tô Hoài thì
linh mục Savina đã từng ở nhà thờ SaPa, cùng thời kì cha cố Hiền người Pháp
ở nhà thờ Sọa Hồ trên núi ở Nghĩa Lộ. Linh mục Savina đã viết cuốn Lịch sử
dân tộc Mèo và bộ Từ điển Pháp - Mèo in ở Hồng Kông năm 1924.
Năm 1942, nhà in Viễn Đông xuất bản cuốn sách với nhan đề Vùng
cao của Cresson - một viên chánh sứ người Pháp ở Yên Bái - dày 142 trang,
khổ 18 x 22cm, đã mô tả khá chi tiết thiên nhiên hùng vĩ và các dân tộc sinh
sống ở vùng cao Yên Bái, trong đó có dân tộc Mông. Năm 2011, tạp chí Văn
nghệ Yên Bái số 49 đã đăng một đoạn trích với tiêu đề Đến Púng Luông do
An Thế Cường dịch từ cuốn Vùng cao của chánh sứ Cresson.
Điểm qua những công trình có tên trên, chúng tôi mới chỉ nhận thấy các
tác giả mới chỉ tập trung vào việc nghiên cứu về phong tục tập quán và các
vấn đề liên quan đến văn hóa dân gian. Việc nghiên cứu của các tác giả không
hướng tới khai thác và thúc đẩy văn học, văn hóa dân gian phát triển mà chỉ
nhằm mục đích truyền đạo Thiên chúa hoặc âm mưu xâm lược nước ta. Chưa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19

có một cuốn sách nào sưu tầm, dịch và giới thiệu về truyện cổ tích của dân tộc
Mông ở Yên Bái.
1.3.2. Sau Cách mạng tháng Tám - 1945
Sau Cách mạng tháng Tám - 1945, cùng với việc chú trọng thúc đẩy
nền văn học nước nhà phát triển nhằm mục đích phục vụ cho đời sống tinh
thần, phát triển nhận thức cho người dân, đặc biệt là phục vụ cho phong trào

cách mạng Việt Nam, được sự quan tâm, khuyến khích của Đảng và nhà
nước, đã có nhiều nghệ nhân và tác giả dân gian bỏ công sức đi điền dã, khai
thác, sưu tầm, nghiên cứu, công bố bài viết của mình trên các phương tiện
thông tin đại chúng, in trong các tập san, tạp chí văn hóa, văn nghệ ở địa
phương và trung ương. Công việc này lúc đầu mới chỉ diễn ra trên quy mô
nhỏ hẹp và thiên về tính chất cá nhân, phải từ năm 1954 - 1960 công tác
nghiên cứu, sưu tầm văn học dân gian ở Yên Bái mới được chú trọng.
Những tên tuổi nổi bật trong công tác sưu tầm và nghiên cứu văn học
dân tộc Mông giai đoạn đầu là Hoàng Đình Quý (Hà Giang), Lê Trung Vũ,
Doãn Thanh (Lào Cai), Minh Khương (Yên Bái). Tác giả Minh Khương đã có
rất nhiều năm gắn bó với dân tộc Mông , thông thạo song ngữ Việt - Mông đã
sưu tầm được nhiều tư liệu, tự mình biên soạn rồi in thành sách.
Ở giai đoạn sau, nhiều tác giả của Chi hội Văn hóa dân gian Lào Cai và
Yên Bái đã để tâm đến công việc sưu tầm nghiên cứu văn hóa và văn học dân
tộc Mông. Các tác giả tiêu biểu là Trần Hữu Sơn, Hoàng Việt Quân, Bùi Huy
Mai, Phạm Tuất… Họ chính là những người yêu mến văn hóa, văn học dân
tộc Mông. Bên cạnh đó, còn có những nhà nghiên cứu, sưu tầm, dịch truyện là
con em đồng bào dân tộc Mông như Hạng Mí De, Dương Thị Phương, Hạng
Thị Vân Thanh (Hà Giang). Họ là những người luôn có ý thức giữ gìn và bảo
tồn các thành tựu văn hóa dân tộc với tinh thần tự giác và thái độ tự hào.
Ngoài ra, những người yêu mến văn chương, gắn bó với dân tộc Mông như:
đội ngũ cán bộ ngành văn hóa, các phóng viên, các thầy cô giáo, học sinh học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×