Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.34 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
VIỆN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA VÀ
NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

GVHD: Bùi Văn Mưa
SVTH: Lê Phúc Đạt - STT: 27
LỚP: CHKT Đêm 5 – Khóa 21
TP Hồ Chí Minh, 2012
Tiểu Luận Triết Học Mục Lục
MỤC LỤC
Lời Mở Đầu 1
1.Vấn đề nghiên cứu 1
2.Nội dụng nghiên cứu 1
3.Mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu 1
Chương 1: NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA TRƯỜNG PHÁI ĐẠO
GIA 2
1.Sơ lược sự hình thành và phát triển Đạo gia 2
2.Một số tư tưởng triết học cơ bản của Đạo gia 3
2.1Tư tưởng triết học trong Đạo đức kinh của Lão Tử 3
2.2Trang Tử và sự phát triển của Đạo gia 5
Chương 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI ĐẠO GIA
7
1.Những giá trị của tư tưởng triết học trường phái Đạo gia 7
1.1Quan niệm biện chứng về thế giới của Lão Tử 7
1.2Quan niệm nhân sinh và chính trị - xã hội 7
1.3Quan niệm biện chứng về thế giới của Trang Tử 8
2.Những hạn chế của tư tưởng triết học trường phái Đạo gia 8
2.1Quan niệm biện chứng về thế giới của Lão Tử 8


2.2Quan niệm nhân sinh và chính trị - xã hội 9
2.3Quan niệm biện chứng về thế giới của Trang Tử 9
KẾT LUẬN 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
GVHD: Bùi Văn Mưa
Tiểu Luận Triết Học Lời Mở Đầu
Lời Mở Đầu
1. Vấn đề nghiên cứu
Khi nghiên cứu về triết học phương Đông mà cụ thể là triết học Trung Hoa cổ
đại ta ,nhậnthấy sự hình thành của các tư tưởng triết học nhằm đưa ra nhưng
phương cách giải quyết khác nhau cho những vấn đề thực tiễn, chính trị, đạo
đức, xã hội. Một trong những tư tưởng triết học chủ đạo là tư tương triết học
Đạo gia với sự áp dụng các quan điểm biện chứng để nhận biết sự vận động
biến đổi của vạn vật. Với một trình độ khái quát cao của tư duy biện chứng
được thể hiện trong những tư tương của Đạo gia, cũng như những ảnh hưởng
đến sự phát triển của triết học Trung Hoa nói riêng và phương Đông nói
chung , tôi chọn đề tài “Những tư tưởng triết học Đạo Gia và những giá trị,
hạn chế của nó” để nghiên cứu.
2. Nội dụng nghiên cứu
Nội dung được nghiên cứu trong tiểu luận này bao gồm quá trình hình thành và
phát triển của Đạo giáo tư tưởng triết học Đạo gia và những giá trị, hạn chế
trong trường phái triết học Đạo gia.
3. Mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu
Thông qua việc tham khảo sách vở và các công trình nghiên cứu khác về Đạo
gia đề phân tích & đưa ra những giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học Đạo
gia
Những nội dụng nêu ra trong nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ
cho việc nghiên cứu, tham khảo về tư tưởng nhân sinh quan triết học về Đạo
giáo.
GVHD: Bùi Văn Mưa Trang 1

Tiểu Luận Triết Học Chương 1
Chương 1: NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA
TRƯỜNG PHÁI ĐẠO GIA
1. Sơ lược sự hình thành và phát triển Đạo gia
Đạo giáo (tiếng Trung: 道教), Giáo lí về Đạo, là một nhánh triết học và tôn giáo
Trung Quốc, được xem là tôn giáo đặc hữu chính thống của xứ này.
Sự hình thành của Đạo Giáo là quá trình dài, thu thập nhiều trao lưu thượng cổ
khác nhau, trong đó có các tư tưởng được phổ biến từ thời nhà Chu (1040-256
trước CN).Đạo giáo được xác nhận là hình thànhkhi tác phẩm Đạo Đức kinh của
Lão Tử xuất hiện. Kiệt tác của Lão Tử là quyển Đạo Đức Kinh và có được khi
ông rời khỏi nhà Châu. Lúc đó, do nhận thức rằng chính sự của vương quốc này
đã đến hồi suy đồi nên Ngài bèn quyết định ra đi. Theo truyền thuyết, Ngài cưỡi
trâu về phía Tây, ngang qua nước Tần và biến mất vào sa mạc rộng lớn. Lúc đó,
có một người lính gác cửa tên Doãn Hỷ ở cửa phía tây của Vạn Lý Trường
Thành thuyết phục Lão Tử viết lại những hiểu biết của mình trước khi ra đi. Cho
tới lúc ấy, Lão Tử mới chịu viết để lại cuốn Đạo Đức Kinh.Đạo Đức Kinh gồm
trong 5.000 chữ, với lời từ chối giảng đạo thể hiện trong hai dòng đầu tiên:
Đạo khả đạo phi thường đạo
Danh khả danh phi thường danh.
Đạo giáo là một trong Tam giáo có ảnh hưởng rất lớn đến nền tảng văn hoá dân
tộc Trung Quốc , tồn tại từ thời Trung Quốc cổ đại, song song với Nho giáo và
Phật giáo. Ảnh hưởng Tam giáo trong lĩnh vực tôn giáo và văn hoá vượt khỏi
biên giới Trung Quốc, được truyền đến các nước Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật
Bản.
Tại Trung Quốc, Đạo giáo đã ảnh hưởng sâu rộng đến các lĩnh vực chính trị, kinh
tế, triết học, văn chương, nghệ thuật, âm nhạc, dưỡng sinh, y khoa, hoá học, vũ
thuật và địa lí.
Hiện tại Đạo giáo có hơn 400 triệu tín đồ theo Đạo giáo với các trường phái ,
tông phái khác nhau ở các nước Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia &
cộng đồng người Hoa ở nước ngoài.

Tiểu Luận Triết Học Chương 1
2. Một số tư tưởng triết học cơ bản của Đạo gia
2.1 Tư tưởng triết học trong Đạo đức kinh của Lão Tử
2.1.1Lý luận về đạo và đức
Đạo là phạm trù để chỉ bản nguyên vô hỉnh, phi cảm tính, phi ngôn từ, sâu kín,
huyền diệu của vạn vật, vừa để chỉ con đường, quy luật chung của mọi sự hình
thành, biến hóa xảy ra trong thế giới.Đức là phạm trù dùng để chỉ sức mạnh
tiềm ẩn của đạo, là cái hình thức nhờ đó vạn vật được hình thành và phân biệt
với nhau, là cái lý sâu sắc để nhận biết vạn vật.
Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật. Lão Tử đếm vài con số
rồi phán nhưthế, và ta hiểu ý của ông cho rằng không thể định nghĩa Đạo,
nhưng Đạo có trước vũ trụ và Đạolà nguồn gốc của vũ trụ. Theo Lão Tử, trời
đất muôn vật do Đạo mà sinh thành. Đạo là cái hỗn mang chưa phân, là cái
nguyên thủy và là sự vận động hằng cửu mà ta không thể cảm, khôngthể biết.
Đạo vô danh vô hình, là căn nguyên và cốt lõi của muôn vật. Muôn vật đều
khởi đi từ Đạo, đi theo Đạo và quay về Đạo.
Chữ Đức hiểu theo nghĩa của Lão Tử là “mầm sống ngấm ngầm” trong vạn vật.
Đạo thì sinh racòn Đức thì nuôi nấng. Người sống có Đức là sống theo Đạo.
Điều này cho phép hiểu đạo như nguyên lý thống nhất – vận hành của vạn vật ,
còn gọi là nguyên lý “đạo pháp tự nhiên” : “Nhân pháp địa, địa pháp thiên,
thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên” (Đạo Đức Kinh, Chương 25)nghĩa là
người bắt chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước tự
nhiên.
Quan điểm về đạo và đức của Lão Tử thể hiện một trình độ khái quát cao của tư
duy biện chứng khi giải quyết vấn đề bản nguyên thế giới.
2.1.2Quan niệm niệm biện chứng về thế giới của Lão Tử
Theo Lão Tữ , thế giới là một chỉnh thể thống nhất – vận hành của Đạo; thông
qua đức mà đạo nằm trong cái vạn vật luôn biến hóa. Đạo là cái vô, cái vô sinh
ra cái hữu, cái hữu sinh ra vạn vật, vạn vật mất đi trở về với đạo.Lão tử cho
rẳng vũ trụ vận động và biến đổi theo hai qui luất : qui luật bình quân và qui

luật phản phục.
Qui luật bình quân giữ cho sự vật cân bằng theo một trật tự điều hòa tự nhiên,
không có gì thái quá, bất cập.“Cái gì khuyết sẽ được tròn đầy, cái gì cong sẽ
được thẳng, cái gì ít sẽ được, nhiều sẽ mất, cái gì cũ thì lại mới.Qui luật phản
phục là sự phát triển đến cực điểm thì chuyển quay trở lại phương hướng cũ.
Vạn vật biến hoá trao đổi cho nhau theo một vòng tuần hoàn đều đặn, kế tiếp,
nhịp nhàng bất tận như bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông thay đổi, qua lại. Đây là
luật bất di, bất dịch của tự nhiên.Nghĩa là vạn vật sẽ trở lại gốc.
Lão Tử nhìn sự vật thường xuyên biến đổi và nhận ra luật mâu thuẫn nơi vẻ
ngoài của vạn vật,“cái yên tĩnh là chủ của cái xáo động, cái quí lấy cái tiện làm
gốc, cái cao lấy cái thấp làm gốc,cái thật đầy thì giống như trống không, con
người thật khôn khéo thì trông giống như vụng về ”. Lão Tử cho rẳng sự vật
Tiểu Luận Triết Học Chương 1
nào cũng là sự thống nhất của hai mặt đối lâp , chúng ràng buộc, bao hàm lẫn
nhau.Lão Tử còn cho rằng các mặt đối lập không chỉ thống nhất mà còn xung
đột đấu tranh lẫn nhau tạo ra sự vận động, thay đổi, biến hóa không ngừng của
vạn vật.
Lão Tử khẳng định càng tách xa đạo thì xã hội càng chứa nhiều mâu thuẫn và
mâu thuẫn là tai họa của xã hội. Để giải quyết Lão Tử cho rằng phải xóa bỏ mọi
mâu thuẫn bằng cách đẩy mạnh một trong hai mặt đối lập để sự vật chuyển hóa
theo qui luật phản phục để trở lại cái ban đâu hay bỏ đi một trong hai mât đối
lập để mặt đối lập kia mất đi theo qui luật bình quân.
2.1.3Quan niệm nhân sinh và chính trị - xã hội
Dựa trên nguyên lý đạo pháp tự nhiên và mở rộng quan điểm về đạo vào các lại
vực xã hội, Lão Tử xây dựng thuyết vô vi để trình bày quan điểm của mình về
các vấn đề nhân sinh và chính trị - xã hội.
Vô vi la sống và hành động theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không giả tạo, không
gò ép trái với bản tính của mình và ngược với bản tính của tự nhiên.
Về nhân sinh
Quan niệm của Lão Tử đối với nhân sinh được tóm tắt trong mấy chữ “tĩnh tọa

vô vi”, nghĩa là “ngồi lặng lẽ và không làm gì”. “Không làm gì” không có nghĩa
là ngồi ì ra suốt ngày như cục bướu trên một thân cây, mà đúng ra chỉ làm
những gì thực sự cần làm và làm trong cách thế không đi ngược lại với trật tự tự
nhiên của Đạo và khuôn khổ của sức mạnh vũ trụ, nghĩa là một cách tự phát và
không cần chủ âm, người đạo sĩ chỉ làm mọi sự thuần túy để mà làm chứ không
vì những động cơ nào khác, và sống trong sự hài hòa với thiên nhiên chứ không
tìm cách chinh phục thiên nhiên. Có lẽ quan trọng hơn cả, vô vi có nghĩa là biết
khi nào dừng hơn là làm quá mức, biết lúc nào cần phải kiềm chế hoàn toàn,
không làm những việc bất xứng.
Lão tử phản đối mọi chủ trương hữu vi, vì ông cho rằng hữu vi chỉ làm xáo trộn
trật tự tự nhiên vốn mang tính điều hòa, làm mất bản tính tự nhiên của con
người, dẫn đến sự xa lánh và làm mất đạo. Từ đây , Lão Tử rút ra nghệ thuật
sống danh cho con người là từ ái , cần kiệm, khiêm nhương, khoan dung. Họ
luôn giữ được đồng nhất với đạo, họ hoà mình vào khoảng không. Họ biết dành
cho người khác chỗ mà không làm mất chỗ của mình. Họ biết giảm ánh sáng
của mình để có thể làm mất chỗ của mình vào bóng tối của kẻ khác. Họ ngập
ngừng như kẻ phải lội qua sông trong mùa đông, lưỡng lự như kẻ e ngại láng
giềng run rẩy như tuyết sắp tan, giản dị như miếng gỗ chưa đẽo gọt, trống trải
như thung lũng và bất dạng như nước đục.
Với Lão Tử, đạt đến vô vi là bước chân vào vương quốc trong mơ, để tỉnh dậy
thực tế vào lúc chết
Về đường lối an dân trị nước
Tiểu Luận Triết Học Chương 1
Lão Tử cho rằng hành động hay nhất là đừng can thiệp đến việc đời; nhưng đời
cần ta phải làm thì ta hãy làm cái không làm một cái kín đáo, khéo léo.Với ông
chính phủ yên tinh vô vi thì dân sẽ biến thành chất phát, chính phủ tích cực làm
việc thì dân đầy tai họa.
Lão Tử chủ trương bất bạo động, phản đối việc gây chiến tranh bạo lực. Ông
cho đó là sự tàn bạo, là tai hoạ của đời sống con người. Trong cuộc chiến tranh
Lão Tử cho rằng, chẳng có thắng bại vinh nhục. Ông viết : "Chiến tranh là việc

chẳng lành, không phải việc của quân tử. Nếu bắt buộc phải dùng binh thì phải
điềm đạm. Nếu thắng cũng đừng cho là hay. Đắc thắng mà cho là hay tức là kẻ
thích giết người, cuộc chiến tranh phải xử bằng tang lễ".
Ông nói: “Ta vô vi mà dân tự hóa. Ta vô tình mà dân tự tính. Ta vô dục mà dân
tự giàu. Ta vô dục mà dân chất phác” (Đạo đức kinh, chương 57).Lão Tử chủ
trương xóa bỏ mọi lễ giáo, pháp luật, văn hóa, kĩ thuật; bỏ mọi điều trái với tự
nhiên làm tổn hại đến bản chất tự nhiên của con người. Ông còn cho rằng :
"Không chuộng hiền khiến dân không tránh, không trọng vật khiến dân không
trộm cướp, không thấy vật đáng ham khiến lòng dân khỏi loạn. Cho nên lối trị
dân như vậy, thường khiến cho lòng dân trống, bụng no nhược trĩ, xương cứng
cáp, thường khiến cho dân không biết, không muốn"(Đạo đức kinh, chương 3)
Lão Tử mơ ước đưa xã hội trở lại đời sống chất phát của thời đại nguyên thủy
chât phác, mơ ước cô lập cá nhân với xã hội để hòa tan vào đạo.Ông nói:
"Thánh nhân coi toàn dân như trẻ sơ sinh". Vì trẻ nhỏ vốn sống hồn nhiên,
không có ham muốn, dục vọng, chưa xa cái đức tự nhiên, vô vi. Lão Tử nói :
"Không xa đức trở lại thời kì trẻ thơ". Hơn thế, thánh nhân còn "không làm cho
dân sáng, mà làm cho dân ngu".
Xã hội lý tưởng với ông là những nước nhỏ, dân ít, có thuyền xe nhưng không
đi, có gươm giáo nhưng không dùng, bỏ văn tự, từ tư lợi, không học hành…;
Dân hai nước ở cạnh nhau dù cách nhau một bờ dậu nhỏ hay một con mương
cạn, cùng nghe tiếng chó sủa tối, tiếng gà gáy sáng nhưng đến già đến chất
không bao giờ qua lại thăm nhau.
2.2 Trang Tử và sự phát triển của Đạo gia.
Sau Lão Tử khoảng hai trăm năm, có một triết gia chiêm bao thấy mình hóa
bướm nhởn nhơ bay lượn tới độ khi tỉnh giấc, không biết giờ đây mình đang là
bướm hay bướm chính là mình.Kẻ ấy là triết gia và văn hào Trang Tử, người để
lại cho đời tuyệt phẩm Nam Hoa Kinh.
Sử ký của Tư Mã Thiên viết về ông: “Sở học của ông không sách gì không
xem, nhưng cái gốc chủ yếu quy về lời Lão Tử, cho nên ông viết sách hơn
mười vạn chữ (Nam Hoa Kinh), đại để dùng dụ ngôn Lời ông mênh mông

phóng túng để thỏa thích ý mình, cho nên vương công đại nhân không ai dùng
được ông”
Trang Tử đã biến các yếu tố biện chứng trong triết học của Lão Tử thành chủ
nghĩa tương đối và thuyết ngụy biện. Từ đó, ông xây dựng quan niệm nhân sinh
Tiểu Luận Triết Học Chương 1
thoát tục – vị ngã – toàn sinh đầy tính duy tâm tiêu cực trong trường phái Đạo
Gia
Ông cho rằng Đạo là vô vi, vô hình, tồn tại từ lúc chưa có trời đất. Và trời đất
muôn vật được cấu tạo bởi Khí — “suốt thiên hạ là một Khí vậy”. Ông là người
đầu tiên quả quyết rằng mọi sinh vật sống trên mặt đất có nguồn gốc từ dưới
biển.
Trang tử cho rằng trời đất với ta cùng sinh ra, vạn vật với ta đều là một thì cần
chi phân biệt cái này với cái kia. Từ đó, ông cho rằng đúng-sai, trên-dưới, sang-
hèn, bần-tiệ nóa đều như nhau, mà nếu là như nhau thì không cần loại bỏ sang
một bên để tiến vào vương quốc tiêu dao, coi sống chết bằng nhau, quên vật
quên ta, trời đất với ta là một, coi đời là một cuộc giải trí, một cõi mộng mơ mà
khi tỉnh dậy không biết ta hóa bướm hay bướm hóa ta.
Do thoát tục mà phải sống trong trần tục nên Trang Tử chủ trương, phải toàn
sinh và vị ngã, nghĩa là phải yên theo thời mà ở thuận, vì cái tự nhiên nào cũng
hợp lý cả; không nên buộc đầu ngựa xỏ mũi trâu, không khen chê phải – trái,
tốt-xấu làm gì phải lánh nạn để bảo toàn sinh mạng; hay can thẳng mà họ
không nghe thì ta nên lui chớ cải…, bởi vì một người quân tử chết vì nghĩa và
một kẻ tiểu nhân chết vì của cải, thì hai cái chết đó như nhau.
Tiểu Luận Triết Học Chương 2
Chương 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA
TRƯỜNG PHÁI ĐẠO GIA
1. Những giá trị của tư tưởng triết học trường phái Đạo gia
1.1 Quan niệm biện chứng về thế giới của Lão Tử
Lão Tử đã chỉ qui luật vận động, biến đổi trong thế giới khách quan của vạn vật
theo quy luật quân bình và quy luật phản phục.Ông đã chỉ ra được bản chất

thực sự của mọi sự mâu thuẫn - đó là mối quan hệ biện chứng giữa động và tĩnh
giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Vì mối quan hệ biện chứng
của các mặt đối lập chính là nguồn gốc của mọi sự vận động, biến đổi. Ông cho
rằng mâu thuẫn là tai họa của xã hội và đề ra cách giải quyết những vấn đề của
xã hội là giải quyết các mâu thuẫn có nguồn gốc chủ quan trong xã hội.
Đây là nơi tập trung giá trị của quan điểm biện chứng của Lão Tử, thể hiện một
trình độ khái quát cao và tư duy biện chứng khi giải quyết vấn đề bản nguyên
thế giới.
1.2 Quan niệm nhân sinh và chính trị - xã hội
Về nhân sinh
Mặc dù Lão Tử đề cao mặt tự nhiên của con người, phủ nhận mặt xã hội, nhưng
quan điểm "vô vi" của Lão Tử vẫn biểu hiện sâu sắc nghệ thuật sống, thái độ
ứng xử của con người, phương pháp trị nước của vua chúa hay bộ máy nhà
nước, và đây cũng chính là chỗ tập trung giá trị hệ thống triết học của ông.
Lão Tử cho rằng nếu không hành động theo tự nhiên, đem cái hữu vi trong bản
chất con người mà áp đặt vào cái tự nhiên có sẵn sẽ làm mất tính tự điều hòa,
làm xáo trộn trật tự tự nhiên sẽ dẫn đến thất bại. Ông hướng con người đến lối
sống gần gũi với thiên nhiên, cây trong rừng mọc làm sao thì để tự như vậy .
Nếu chúng ta cứ để cho sự việc xảy ra tự nhiên thì là phải đạo nhất. Lý thuyết
này thực sự hiệu quả khi giải thích lý do tại sao phải bảo tồn thiên nhiên, không
phải động chạm gì mà chỉ bảo tồn thế là đủ.
Lão Tử viết : "Ngũ sắc làm cho mắt mờ, ngũ âm làm cho tai điếc, ngũ vị làm
cho miệng chán. Cưỡi ngựa săn bắn làm cho phát cuồng, vật khó kiếm khiến
cho lòng tà vậy".Quan niệm của Lão Tử cho rằng con người không bị ràng
buộc bởi bất cứ ý tưởng, dục vọng, đam mê, ham muốn nào. Nếu trong đời
sống người ta cố chạy theo những nhu cầu, ham muốn trái với khả năng, bản
tính tự nhiên của mình thì sẽ đánh mất chính bản thân mình
Tiểu Luận Triết Học Chương 2
Lão Tử đã nâng quan điểm vô vi lên thành một nghệ thuật sống cho con người
trong xã hội Trung Hoa, đó là từ ái, cần kiệm, khiêm nhường, khoan dung.

Về đường lối an dân trị nước
Lão tử đã giải thích được nguyên nhân sâu xa về sự bất ổn của xã hội và nhận
thấy được sự tha hóa của con người
Lão Tử chủ trương phải bỏ hết những gì trái với đạo tự nhiên vô vi, vượt quá
bản tính, khả năng, nhu cầu tự nhiên cần thiết của con người. Ông nói : "Thánh
nhân bỏ nhiều, bỏ thừa, bỏ quá". Và, "theo đạo thì càng bớt, bớt rồi lại bớt đến
vô vi". Khi đã đạt tới mức "vô vi thì không gì không tri. Thường dùng vô vi mà
được thiên hạ; hữu sự không đủ lấy thiên hạ".
Ông cho rằng thánh nhân trị vị thiên hạ phải bằng lẽ tự nhiên của đạo vô vi và
khuyến khích con người không tham lam, không dục vọng, không bị ràng buộc
bởi đạo đức mà phải hành động theo bản chất tự nhiên của mọi người theo một
cách tự nhiên vốn có.
Lão Tử phản đối chiến tranh. Ông nói nơi đóng quân mọc đầy gai góc; sau
chiến tranh lớn ắt sẽ xảy ra nạn đói. Ông còn phản đối hành vi cướp bóc vô tội
vạ của giai cấp thống trị. “Nước lớn mà hạ mình trước nước nhỏ thì được nước
nhỏ thần phục; nước nhỏ mà hạ mình trước nước lớn thì tất được nước lớn che
chở”.
1.3 Quan niệm biện chứng về thế giới của Trang Tử
Dựa trên những quan điểm của Lão Tử , Trang Tử đã phát triển phép biện
chứng thành phép biện chứng tự phát. Ông đã dựa vào đó để nhận biết được qui
luât vận động, biến đổi không ngừng của thế giới.
Ông cho rằng vạn vật, con người đều vận động, biến hoá theo quy luật tự nhiên,
quy luật này như một vòng tròn lưu chuyển vô cùng tận dưới sự tác động của
Đạo: "Vạn vật không đồng nhau, thế thì cái gì khiến nó liên lạc được với
nhau ?" và "người cùng tạo vật hoà hợp làm một rồi thì đi đâu chẳng phải là
mình ?"
2. Những hạn chế của tư tưởng triết học trường phái Đạo gia
2.1 Quan niệm biện chứng về thế giới của Lão Tử
Phép biện chứng của Lão Tử chỉ mới nhận biết qui luật vận động của vạn vật
những chỉ dừng ở mức độ máy móc, đơn giản.Lão Tử chỉ quan niệm sự chuyển

hóa, vận động là sự thay thế, chuyển đổi một cách tuần tự, bình quân, phản
phục không có sự đấu tranh, loại bỏ lẫn nhau, phủ định lẫn nhau giữa các mặt
đối lập.Vạn vật chỉ vận động tuần hoàn lập đi lập lại một cách buồn tẻ mà
không có sự ra đời của cái mới, nghĩa là không có sự phát triển.
Tiểu Luận Triết Học Chương 2
Mặc dù đã chỉ nên được bức tranh sinh động về sự vận động nhưng chỉ mang
tính ngây thơ, chất phát, dựa trên tính trực quan cảm tính. Không vạch được
yếu tố cốt lõi khi giải quyết mâu thuẫn là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập mà
chủ trương lấy cái tĩnh, cái vô vi để tạo thành sự chuyển hoá theo luật quân
bình
2.2 Quan niệm nhân sinh và chính trị - xã hội
Về nhân sinh
Ông chủ trương bỏ trí năng, bỏ văn tự, bỏ việc dạy dỗ dân, để dân chúng sống
mộc mạc, tự nhiên. Có thể thấy rằng Lão Tử không khuyến khích con người
học hành, phát triển tri thức, văn hóa, kĩ thuật mà “bỏ hẳn cái học đi thì không
lo lắng gì cả, hiện ra cái nõn nà, âm lầy cái chất phát, ít lòng tư, bớt lòng
dục”(Đạo Đức Kinh, Chương 20.
Ông phản đối việc áp đặt luật pháp và các chuẩn mực về đạo đức trong cuộc
sống sẽ làm con người mất tự nhiên, làm mất đạo.Theo ông khi đạo lớn bị phá
bỏ sẽ xuất hiện nhân-nghĩa, khi trí tuệ ra đời thì sinh ra giả dối, khi loạn nước
mới sinh ra tôi trung, khi gia tộc bât hòa mới sinh ra con hiếu thảo….Như vậy
khiến con người không có ý chí phấn đấu để cải thiện bản thân.
Về đường lối an dân trị nước
Có thể thấy rằng, quan điểm triết học của Trang Tử đã thể hiện tư tưởng và địa
vị giai cấp của tầng lớp quý tộc sa sút trong thời kỳ loạn lạc.
Quan niệm xã hội lý tưởng của ông là “nước nhỏ, dân ít” , không ngoại giao
với bên ngoài mà chỉ cô lập xã hội và hòa tan vào đạo, vào cái tự nhiên. Điều
này khiến xã hội trì trị chậm phát triển.
Ông chủ trương các bậc Thánh nhân khi trị vì thì phải xỏa bỏ hết mọi lễ tục,
mọi ràng buộc về đạo đức và pháp luật, không có thể chế khuôn phép.\

Ông còn mơ ước đưa con người về cuộc sống của chế độ nguyên thủy , sống
bầy đàn, không có chế độ tư hữu, không trao đổi hàng hóa.Thế nên dù có nhận
biết được qui luật vận động của vạn vật, của xã hội nhưng lại đi ngược với xu
hướng phát triển của vạn vật mà chỉ dựa vào cái vô vi để tự huyễn hoặc bản
thân.
2.3 Quan niệm biện chứng về thế giới của Trang Tử
Do bắt nguồn từ phép biện chứng của Lão Tử nên Trang Tử cũng sử dụng phép
biện chứng siêu hình là tuyệt đối hóa sự vận động, biến đổi để xem vạn vật là
như nhau , xóa nhòa mọi sự khác biệt vốn có của vạn vật.Ông đồng nhất đúng-
sai, trên-dưới, sang-hèn, tốt-xấu , cái chung và cái riêng, vận động và đứng
im.Ông đã xóa nhòa vận động của các mặt đối lập dẫn mất sinh động trong
phép biện chứng, biến phép biện chứng thành ngụy biện. Thế giới quan của
Trang Tử nghiêng về duy tâm , tuyệt đối cái tự nhiên của Đạ
Tiểu Luận Triết Học Kết Luận
KẾT LUẬN
Qua việc phân tích các tư tưởng triết học của trường phái Đạo gia mà tiêu biêu là
Lão Tử và Trang Tử , ta nhận thấy những quan điểm đặc sặc về “Đạo và Đức”,
thuyết vô vi cũng như sự ảnh hưởng to lớn của Đạo gia lên nên văn hóa Trung
Hoa và các nước lân cận.Điển hình cho những ảnh hưởng này là những nghệ
thuật sống được Lão Tử rút ra cho con người là từ ái, cần kiệm, khiêm nhường,
khoan dung. Mong ước của ông về việc trở lại tính thánh thiện của đạo đức con
người như không tham lam (vô dục), không tranh giành (bất tranh), không xảo
quyệt của thời kỳ nguyên thủy lại là mong ước muôn thuở về tính nhân bản của
nhân loại.Ngoài ra còn phải kể đến các tư tưởng về bảo vệ thiên nhiên, môi
trường.
Trên phương diện nghiên cứu triết học, mặc dù có những hạn chế về mặt giải
quyết vấn đề mẫu thuẩn của các mặt đối lập cũng như cách sống dửng dưng,
thoát tục, vị ngã nhưng nhìn chung đóng góp của tư tưởng triết học đạo gia vào
quá trính hình thành tư duy biện chứng duy vật sau này là không thể phủ
nhận.Những ý kiến luận giải về Đạo, coi Đạo là nguyên lý duy nhất và tuyệt đối

trong sự vận hành của vũ trụ đã thể hiện rất sâu sắc quan điểm biện chứng của
Lão Tử.Những tư tưởng sâu sắc của Lão Tử đã nâng ông lên vị trí nhà triết học
hàng đầu trong nền triết học Trung Hoa.Chúng góp phần to lớn vào sự phát triển
của triết học phương Đông ,làm suối nguồi làm phát sinh nhiều tư tưởng triết học
đặc sắc của nền triết học phương Đông.
Tiểu Luận Triết Học Tài Liệu Tham Khảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Hồng Giang ,Về Vấn Đề Con Người Và Xã Hội Con Người Trong Triết
Học Lão Tử, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQG-HCM,
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 12, SỐ 01 – 2009
2. Bùi Văn Mưa, Triết Học, phần 1 : Đại Cương Về Lịch Sử Triết Học, Trường
Đại Học Kinh Tế HCM, năm 2010
3. Bùi Văn Mưa , Slide bài giảng Triết Học, lớp CHKT k21-đêm 5, 2011-2012
4. Hàn Sinh Tuyên ( Lê Anh Minh dịch ), Tư Tưởng Đạo Gia, NXB Tam Giáo
Đồng Nguyên, năm 2008
5. />6. />7. />

×