Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.34 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI NHÓM 3
TƯ TƯỞNG ĐẠO GIA
VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ


SVTH: Nguyễn Duy Đông
STT: 29 – Lớp CHKT Đêm 5 - Khóa 21
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa

TP HCM 2012
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU Trang 1
PHẦN NỘI DUNG 2
Chương 1: NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT` HỌC CỦA TRƯỜNG
PHÁI ĐẠO GIA 2


1. Sơ lược sự hình thành và phát triển Đạo gia 2
2. Một số tư tưởng triết học cơ bản của Đạo gia 2
2.1Tư tưởng triết học trong Đạo đức kinh của Lão Tử 2
2.1.1Lý luận về đạo và đức 2
2.1.2Quan niệm niệm biện chứng về thế giới của Lão Tử 4
2.1.3Quan niệm nhân sinh và chính trị xã hội 6
Thuyết vô vi 6
Về đường lối trị nước an dân 8
2.2Trang Tử và sự phát triển của Đạo gia 9


Chương 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TRƯỜNG
PHÁI ĐẠO GIA 12
1. Những giá trị của tư tưởng triết học trường phái Đạo gia 12
2. Những hạn chế của tư tưởng triết học trường phái Đạo gia 14
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Tư tưởng Đạo gia, những giá trị và hạn chế GVHD:TS Bùi Văn Mưa
LỜI MỞ ĐẦU
Xuân Thu (春秋時代) là tên gọi một giai đoạn lịch sử từ 722 đến 481 TCN
trong lịch sử Trung Quốc.
Ở thời điểm đó Trung Quốc vẫn chưa được coi là một đế quốc, với một hệ
thống các chư hầu phức tạp tranh giành chữ lợi, thúc đẩy chiến tranh liên miên,
nhân dân lầm than. Thời thế tạo anh hùng. Các nhân tài, học giả lớp lớp xuất
hiện, điển hình là các gương mặt như Khổng Tử, Lão Tử – thời này còn được
gọi là Bách Gia Chư Tử. Họ sống giữa thời loạn, cảm nhận được nỗi cơ hàn của
nhân dân, sự tham lam vô độ của chư hầu, nhận ra sự cần thiết phải có một hệ
thống tư tưởng để giải quyết các ung nhọt của xã hội lúc bấy giờ, giải hoá vấn đề
làm sao để an dân lập quốc.
Tác phẩm của Lão Tử - người được cho là khai tổ của Đạo giáo, cuốn Đạo
Đức Kinh, là một trong những cuốn chuyên luận đáng chú ý nhất trong lịch sử
triết học Trung Quốc. Nó là kiệt tác đụng chạm tới nhiều vấn đề của triết học
trong quan hệ giữa con người và thiên nhiên, rằng con người cần sống hòa hợp
với thiên nhiên và tạo hóa, tuân theo quy luật của thiên nhiên, tu luyện để sống
lâu và gần với Đạo.
Ngoài ra Trang Tử với tác phẩm Nam Hoa Kinh của mình đã có công trong
việc mài dũa viên ngọc "đạo" của Lão Tử tuy nhiên lại hết sức đề cao sự thực
hành bằng chính bản thân cuộc sống theo "đạo" (nguồn sống, đạo sống) hơn là
việc suy ngẫm nhưng triết lý thâm trầm về đạo
Triết học của Đạo gia đã có ảnh hưởng sâu rộng không chỉ đến Trung Quốc
mà còn vượt qua biên giới, ảnh hưởng các nước lân cận như Việt Nam, Hàn

Quốc, Nhật Bản. Nghiên cứu tư tưởng của Đạo gia để có thể hiểu hơn về cái “vô
vi”, “thuận theo đạo trời”, tìm sự thanh thản trong tâm hồn, và hiểu hơn tại sao
Trang 3
Nguyễn Duy Đông-CHKT.K21.D5
Tư tưởng Đạo gia, những giá trị và hạn chế GVHD:TS Bùi Văn Mưa
Đạo giáo lại có sức ảnh hưởng lâu dài, to lớn, sâu rộng đến như vậy. Đồng thời
cũng hiểu được những giá trị to lớn của hệ thống tư tưởng này, cũng như những
hạn chế còn vướng mắc.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA
TRƯỜNG PHÁI ĐẠO GIA
1. Sơ lược sự hình thành và phát triển Đạo gia
Người ta không biết rõ Đạo giáo khởi phát lúc nào, chỉ thấy được là
tôn giáo này hình thành qua một quá trình dài, thâu nhập nhiều trào lưu
thượng cổ khác. Đạo giáo thâu nhiếp nhiều tư tưởng đã phổ biến từ thời
nhà Chu (周朝, 1040-256 trước CN). Thuộc về những tư tưởng này là vũ
trụ luận về thiên địa, ngũ hành ( 五行 ), thuyết về năng lượng, chân khí
(氣), thuyết âm dương (陰陽) và Kinh Dịch (易經).
Đạo của Đức Lão Tử là một khái niệm trừu tượng chỉ cái tự nhiên,
cái có sẵn một cách tự nhiên: “Người ta bắt chước Đất, Đất bắt chước
Trời, Trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước Tự Nhiên”. Nó là nguồn gốc của
vạn vật. Đức là biểu hiện cụ thể của Đạo trong từng sự vật. Đạo sinh ra
vạn vật, nhưng làm cho vật nào hình thành ra vật ấy và tồn tại được trong
vũ trụ là do Đức. Nếu Đạo là cái Tĩnh vô hình thì Đức là cái Động hữu
hình của Đạo. Nếu Đạo là bản chất của vũ trụ thì Đức là sự cấu tạo và tồn
tại của vũ trụ.
2. Một số tư tưởng triết học cơ bản của Đạo gia
2.1Tư tưởng triết học trong Đạo đức kinh của Lão Tử
2.1.1 Lý luận về đạo và đức
Lão Tử là nhà triết học lớn với học thuyết về “đạo” nổi tiếng ở Trung

Quốc cổ đại. Ông được coi là người sáng lập ra trường phái triết học Đạo
Trang 4
Nguyễn Duy Đông-CHKT.K21.D5
Tư tưởng Đạo gia, những giá trị và hạn chế GVHD:TS Bùi Văn Mưa
gia, một trong ba trường phái lớn nhất thời Xuân thu – Chiến quốc. Cuộc
đời và sự nghiệp của ông mang đầy huyền thoại, cũng thấp thoáng, mập
mờ, nửa hư, nửa thực như triết lý của ông, nên người ta khó xác định được
một cách chính xác. Đa số các tài liệu đều cho rằng Lão Tử có thể sống
đồng thời với Khổng Tử và có dạy lễ cho Khổng Tử. Quan điểm này chủ
yếu dựa vào hai thiên “Khổng Tử thế gia” và “Lão Tử liệt truyện” trong
cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên nói với Khổng Tử đã từng gặp Lão Tử ở
Chu để hỏi về lễ.
Quyển Đạo Đức Kinh – gồm 2 thiên thượng và hạ, với 81 chương, nội
dung dạy về “Đạo kinh ” và “Đức kinh”.
Trong “Đạo kinh” Lão Tử đưa ra khái niệm Đạo, vậy:
Đạo là gì? Chương một Đạo Đức kinh có chỉ ra Đạo chính là Tuyệt
đối, là Bản thể thường hằng cửu vũ trụ. Vì Tuyệt đối, nên Đạo khó bàn
cãi, khó xưng danh. Đạo chính là nguồn gốc sinh xuất vũ trụ quần sinh.
Đạo là thực thể nguyên thủy “thành lập trước trời đất, yên lặng mênh
mông, một mình độc lập, tản mác khắp nơi, không ngừng ở đâu, coi như
mẹ của thế gian… Cái hỗn mang chưa có tên tạm gọi là Đạo”.
Các nhà bình giải Đạo đức kinh, Hoa hay Việt cũng đều giải Đạo là
Nguyên lý tối cao, là nguồn gốc sinh ra trời đất vạn vật, là Thái cực, v.v.
Về Đức kinh, Lão Tử dạy: Đức không phải là một vật, không có thực
thể, không có hình tượng, mà nó chính là tinh tuý của mọi vật. Đức do
Đạo sinh ra, dùng để nuôi dưỡng vạn vật. Sinh ra vạn vật là Đạo nhưng
làm cho vạn vật tồn tại là Đức. Như vậy, Đạo là bản chất và Đức là thể
năng. Ngài giải nghĩa chữ Đức: sinh ra mà không nhận là sinh, làm ra mà
không cậy công, nuôi lớn mà không làm chủ, đó là cái Đức mầu nhiệm
( Sinh nhi bất hữu, vi nhi bất thị, trưởng nhi bất tể, thị vi huyền Đức).

Đức là năng lực của Đạo, là công dụng của Đạo. Đức là biểu hiện cụ
thể của Đạo trong từng sự vật. Nếu Đạo là cái vô hình tĩnh tại thì Đức là
Trang 5
Nguyễn Duy Đông-CHKT.K21.D5
Tư tưởng Đạo gia, những giá trị và hạn chế GVHD:TS Bùi Văn Mưa
cái động hữu hình của Đạo. Đạo là bản chất của vũ trụ, Đức là sự cấu tạo
và tồn tại của vũ trụ. Đây chính là nguyên lý Âm - Dương bất biến của vũ
trụ với tính chất quân bình hằng hữu : “Vạn vật phụ âm nhi bảo dương,
xung khí dĩ vi hòa” có nghĩa “muôn vật đều cõng âm mà bồng dương,
nhân chỗ xung nhau mà hòa với nhau” Do đó, mọi sự trong trời đất mà bất
cập hay thái quá đều trái lẽ tự nhiên và sẽ tự điều chỉnh theo nguyên tắc
phản phục tức theo luật âm sinh dương, dương sinh âm “Vật hễ bớt thì nó
thêm, thêm thì nó bớt “ (Đạo Đức kinh Chương 42).
Sống một đời sống đạo đức chân thực là sống phối hợp với đạo, với
trời; lấy sự trau dồi bồi dưỡng tâm linh làm trọng; lấy sự thuận theo thiên
lý làm hay, mà không câu nệ đến những khuôn sáo giả tạo bên ngoài do xã
hội vẽ vời ra. Sống một đời sống giả tạo là nệ vào những hình thức bên
ngoài, lo những công chuyện lặt vặt bên ngoài; làm việc để cầu danh tranh
lợi, cố bám víu vào những khuôn sáo bên ngoài, cho thế là hay, là phải.
Cho nên bậc thượng nhân sống một cuộc đời vô vi, vô cầu, “được cả
thế gian mà lòng không dự” (hữu thiên hạ dã nhi bất dự). Còn những
người cấp dưới, làm gì cũng phải cố gắng; gượng gạo không tự nhiên; có
những mục đích vị kỷ cầu danh, tranh lợi.
Lão tử cũng cho rằng theo trào lưu lịch sử, nhân loại đã sa đọa dần
dần, đời sống đạo đức ngày càng trở nên phù phiếm. Do vậy, Lão tử chủ
trương hướng đến sự thay đổi của xã hội mà căn bản là sự thay đổi từ lòng
người, Lão Tử muốn thấy Đạo được thịnh hành trong thiên hạ.
Như vậy, quan niệm về đạo của trường phái Đạo gia đã thể hiện một
trình độ khái quát cao của tư duy về những vấn đề bản nguyên thế giới
được xem xét trong tính chỉnh thể thống nhất của nó.

2.1.2 Quan niệm niệm biện chứng về thế giới của Lão Tử
Phép biện chứng của Lão Tử là sự phát triển tư tưởng về sự biến
dịch trong "Kinh Dịch". Theo ông toàn bộ thế giới là một cuộc đại chuyển
Trang 6
Nguyễn Duy Đông-CHKT.K21.D5
Tư tưởng Đạo gia, những giá trị và hạn chế GVHD:TS Bùi Văn Mưa
tiếp không ngừng. Thuật ngữ "Đạo trường" trong "Đạo đức kinh" thường
đồng nghĩa với Dịch - đó là sự chuyển biến, thay đổi của vạn vật. Trong
sự vận động, biến đổi đó tất cả chỉ là tương đối, chỉ là một giai đoạn của
dòng chuyển hoá vô tận. Sự vận động của vạn vật không phải là hỗn loạn
mà tuân theo những quy luật tất yếu của tạo hoá. Đây là những quy luật
nghiêm ngặt, không sự vật nào đứng ngoài quy luật đó kể cả trời, đất, thần
linh. Toàn thể vũ trụ, theo Lão Tử, bị chi phối bởi hai quy luật phổ biến là:
luật quân bình và luật phản phục.
Luật quân bình là giữ cho vận động được thăng bằng không để cho
cái gì thái quá, thiên lệch hay bất cập. Cái gì khuyết sẽ được tròn đầy, cái
gì cong sẽ được thẳng, cái gì vơi dễ được bồi đắp cho đầy, cái gì cũ thì sẽ
đổi mới lại. Đó là Đạo tự nhiên.
“Đạo” giống như nước chảy về nơi thấp, giống như sông dài biển
rộng, to lớn mênh mông, nhưng nó là chỗ thấp nên trăm dòng chảy dồn
về. Nước mềm mại không tranh chấp, ghanh đua vì nó nhún nhường,
khiêm tốn cho nên nó lan tràn và len lõi khắp nơi. Chỉ vì ở chỗ thấp nên
trăm dòng dồn rót tới, chỉ vì ở dưới thấp nên biển mênh mông rộng lớn
không có gì là không thể chứa đựng. Một đặc tính nữa của nước là thế
quân bình của nó. Trong bất cứ trường hợp nào dù nghiêng ngửa, chao
đảo đến đâu đi chăng nữa thì nước cũng mau chóng tìm lại thế quân bình
của mình, tạo ra mặt phẳng, san lắp tất cả lồi lõm. Có lẽ, để diễn đạt luật
quân bình trong “đạo”, không có một ví dụ nào, không có hình ảnh nào
hơn nước.
Theo Lão Tử, trong quá trình vận động, cái gì phát triển đến tột

đỉnh thì tất sẽ trở thành cái đối lập với nó; sự vật khi phát triển đến cực
điểm các tính chất của nó thì những tính chất ấy sẽ đi ngược lại để trở
thành tính chất tương phản. Lão Tử gọi đó là quy luật "phản phục", quy
luật này có hai nghĩa :
Trang 7
Nguyễn Duy Đông-CHKT.K21.D5
Tư tưởng Đạo gia, những giá trị và hạn chế GVHD:TS Bùi Văn Mưa
Nghĩa thứ nhất, phản phục là sự vận động, biến hóa có tính chất
tuần hoàn, đều đặn, nhịp nhàng và tự nhiên của vạn vật. Như hết ngày rồi
lại đến đêm, trăng tròn rồi lại khuyết, trăng khuyết rồi lại tròn. Đó là quy
luật bất di bất dịch của tự nhiên.
Thứ hai, phản phục còn có ý nghĩa trở về với đạo tự nhiên, vô vi.
Trở về với đạo tự nhiên, vô vi là trở về với gốc rễ, cội nguồn của mình,
bền bỉ, trường tồn. Sự trở về với “đạo” của vạn vật, ở trạng thái nguyên
sơ, tĩnh lặng, trống rỗng và tự nhiên được coi là tất yếu, bởi theo Lão Tử:
“Nặng là gốc của nhẹ, tĩnh là chủ của động – Trọng vi khinh căn, tĩnh vi
táo quân” (Đạo đức kinh, Chương 26), cái trống không là cơ sở để sinh ra
cái có. Chỉ có trở về với “đạo” thì vạn vật mới tồn tại, phát triển điều hòa,
hanh thông. Cho nên Lão Tử nói: “đạo pháp tự nhiên” là vì vậy. Từ đó,
Lão Tử cho rằng tất cả những chủ trương cố tình can thiệp vào cái trật tự
tự nhiên thì nhất định sẽ bị thất bại: “nếu trời không trong sẽ vỡ. Đất
không yên sẽ lở. Hang không đầy sẽ cạn. Vạn vật không sống sẽ dứt”
(Đạo đức kinh, Chương 39).
Như vậy, trong tư tưởng về phép biện chứng, có thể nói về căn bản,
Lão Tử đã vạch ra được quy luật, con đường vận động, biến đổi của vạn
vật trong thế giới khách quan. Theo ông, nguồn gốc của sự vận động, biến
đổi ấy của vũ trụ, vạn vật là sự liên hệ, tác động, chuyển hóa giữa các mặt
đối lập trong chính các sự vật.
2.1.3 Quan niệm nhân sinh và chính trị xã hội
Mở rộng tư tưởng về “đạo” đến mặt đời sống xã hội, Lão Tử đã đề

xướng học thuyết “vô vi”. “Vô vi” có thể dịch theo nghĩa đen là “không
làm gì”. Nhưng thực chất theo Lão Tử cũng như theo cách nghĩ của người
Trung Hoa, danh từ “vô vi” không có nghĩa là không có sự hoạt động gì,
không làm gì cả, mà là hoạt động một cách tự nhiên, không can thiệp vào
guồng máy tự nhiên, không hoạt động có tính giả tạo, gò ép, không thái
quá và bất cập. Đối lập với vô vi là hữu vi. Hữu vi là sống và hành động
Trang 8
Nguyễn Duy Đông-CHKT.K21.D5
Tư tưởng Đạo gia, những giá trị và hạn chế GVHD:TS Bùi Văn Mưa
không theo lẽ tự nhiên, là đem áp đặt ý chí của mình vào sự vật, là can
thiệp vào đất trời.
Quan điểm "vô vi" của Lão Tử xét cho cùng là những vấn đề đạo
đức, nhân sinh và chính trị xã hội. Mặc dù Lão Tử đề cao mặt tự nhiên của
con người, phủ nhận mặt xã hội, nhưng quan điểm "vô vi" của Lão Tử vẫn
biểu hiện sâu sắc nghệ thuật sống, thái độ ứng xử của con người, phương
pháp trị nước của vua chúa hay bộ máy nhà nước, và đây cũng chính là
chỗ tập trung giá trị hệ thống triết học của ông.
"Vô vi" là phương pháp sống tự nhiên, mộc mạc, thuần phác,
không bị cưỡng chế, gò ép. Cốt lõi thực sự của nó là nghệ thuật sống của
con người trong sự hoà nhập với tự nhiên. Thuận theo bản tính tự nhiên
của con người. "Vô vi" trong "Đạo Đức kinh" có ba ý nghĩa chính:
Một là vạn vật đều có bản tính tự nhiên của mình, chúng tồn tại,
vận động, biến hoá theo lẽ tự nhiên, không cần biết đến ý nghĩa, mục đích
của bản thân chúng, ví dụ như cá, bản tính tự nhiên của nó là lội dưới
nước, chim là bay trên trời. Nghĩa là sống với cái vốn có tự nhiên, không
can thiệp vào quá trình vận hành của các vật khác, biết chấp nhận và thích
ứng với mọi hoàn cảnh, môi trường. Từ đó Lão Tử phản đối trường phái
hữu vi, cho rằng hành vi của họ chỉ làm xáo trộn trật tự, điều hoà tự nhiên
của tạo hoá.
Hai là "Vô vi" còn có nghĩa tự do "tuyệt đối", không bị ràng buộc

bởi bất cứ ý tưởng, dục vọng, đam mê, ham muốn nào. Nếu trong đời sống
người ta cố chạy theo những nhu cầu, ham muốn trái với khả năng, bản
tính tự nhiên của mình thì sẽ đánh mất chính bản thân mình.
Ba là "Vô vi" còn có nghĩa là luôn bảo vệ, giữ kín bản tính tự nhiên
của vạn vật mà trước hết là chống lại mọi hành động của con người xã
hội. Lão Tử nói "Thiên hạ nhiều kị huý thì dân càng nghèo, dân nhiều khí
giới thì nước càng loạn. Người nhiều tài khéo, vật xảo càng thêm. Pháp
Trang 9
Nguyễn Duy Đông-CHKT.K21.D5
Tư tưởng Đạo gia, những giá trị và hạn chế GVHD:TS Bùi Văn Mưa
lệnh càng tăng, trộm cắp càng nhiều". Theo đạo vô vi người ta "có ba của
báu hòng nắm giữ và bảo vệ : một là tự ái, hai là tiết kiệm và ba là không
dám đứng trước thiên hạ".
Tiếp theo chúng ta xem xét về đường lối trị nước an dân của Lão
Tử. Từ học thuyết vô vi, Lão Tử đề cập tới những vấn đề chính trị, xã hội.
Trong đời sống xã hội và phép trị nước, trước hết Lão Tử chủ trương phải
bỏ hết những gì trái với đạo tự nhiên vô vi, vượt quá bản tính, khả năng,
nhu cầu tự nhiên cần thiết của con người. Ông nói : "Thánh nhân bỏ
nhiều, bỏ thừa, bỏ quá". Và, "theo đạo thì càng bớt, bớt rồi lại bớt đến vô
vi". Khi đã đạt tới mức "vô vi thì không gì không tri. Thường dùng vô vi
mà được thiên hạ; hữu sự không đủ lấy thiên hạ".
Chủ trương của Lão tử là muốn cho dân trở lại đời sống thời thái
cổ, vì thời buổi ấy dân chúng sống thuần phác hồn nhiên, thuận thiên lý,
chưa có chút gì là nhân vi ngụy tạo. Người thời buổi văn minh ngày nay
thường ước mơ trạng thái ấy. Họ muốn trút bỏ trách nhiệm và muốn thoát
nợ suy tư. Lão tử ước mơ cho dân con sống lại những ngày hoàng kim ấy.
Ông mong muốn một đất nước nhỏ bé, ít dân, không có nhà nước, không
có quân đội, sống một đời sống thuần phác, tiêu dao. Sống chung với thiên
nhiên, con người tuy ở gần nhau nhưng không cần thiết phải gắp nhau.
Như vậy mới trọn vẹn với thiên tính, mới hòa mình vào trong cái đạo của

đất trời.
Ngày nay các nhà cầm quyền vì bày vẽ quá nhiều luật pháp, lễ
nghi, hình thức, nên đã làm cho dân con mất thiên chân thiên tính, để rồi
chạy theo những văn minh, những kiến thức kiến văn giả tạo bên ngoài.
Những cái đó không đem lại hạnh phúc, an bình cho con người được; trái
lại chúng chính là mầm loạn lạc chia ly.
Tóm lại, chủ trương của Lão tử, chính là không can thiệp vào đời
sống dân, không đem kiến văn, kiến thức dạy dân. Tại sao? Vì con người
là một nghệ phẩm tối cao, không được nhào nắn bậy bạ (Đạo Đức kinh
Trang 10
Nguyễn Duy Đông-CHKT.K21.D5
Tư tưởng Đạo gia, những giá trị và hạn chế GVHD:TS Bùi Văn Mưa
chương 29). Vì thánh nhân chỉ giúp cho vạn vật sống tự nhiên theo thiên
chân, thiên lý mà thôi (Đạo Đức kinh chương 64). Vì đem điều xảo trá,
đem kiến văn kiến thức dạy dân, là làm hại dân, làm cho họ trở nên xa
Đạo, xa trời, trở nên bất trị, chứ không làm lợi cho họ (Đạo Đức kinh
chương 65).
2.2Trang Tử và sự phát triển của Đạo gia
Trang Tử được coi là nhà tư tưởng lớn về đạo học trong triết học cổ
Trung Quốc, người có công mài dũa viên ngọc “đạo” của Lão Tử làm hiện
lên đầy đủ vẻ lấp lánh huyền hoặc của nó. Vì thế, người đời xưa thường
gọi trường phái triết học này là Lão – Trang.
Trang Tử tên thật là Trang Chu. Ông sinh vào khoảng nửa cuối thế kỷ
thứ IV trước Công nguyên và mất vào những năm đầu của thế kỷ thứ III
trước Công nguyên. Tác phẩm của Trang Tử được lưu truyền đến nay, chỉ
còn bộ Nam Hoa kinh với 33 thiên còn lại, được chia làm ba phần lớn, gọi
là Nội thiên, Ngoại thiên và Tạp thiên.
Trung tâm của toàn bộ học thuyết triết học Trang Tử là quan niệm về
“đạo”, “đức” và mối quan hệ đồng nhất của chúng.
Quan niệm về “đạo” ở Trang Tử thực chất là những vấn đề bản thể

luận và vũ trụ quan, nó là nền tảng và quyết định đường lối triết học của
ông. Tư tưởng “đạo” của Trang Tử có sự kế thừa các tư tưởng truyền
thống ở Trung Quốc, như “thái cực” trong Kinh Dịch, “đạo” trong Lão
Tử, đồng thời cũng có những bước phát triển mới. Có thể diễn đạt tư
tưởng đó của ông bằng những nội dung sau:
Nội dung thứ nhất về “đạo” của Trang Tử là cái vô danh. Ông cho rằng
“đạo” là cái không thể diễn đạt bằng lời, không thể gọi nó bằng một cái
nào đó, mà nếu có đặt tên cho nó thì chẳng qua là ước lệ, là ý muốn chủ
quan của con người mà thôi. Nếu đã ghép “đạo” vào một tên gọi, định cho
nó một tính chất, một nội dung nào đó chính là xuyên tạc, bóp méo nó đi
Trang 11
Nguyễn Duy Đông-CHKT.K21.D5
Tư tưởng Đạo gia, những giá trị và hạn chế GVHD:TS Bùi Văn Mưa
mà thôi. Đó không phải là “đạo” theo lẽ tự nhiên, vô thủy vô chung của
nó.
Về nguyên nhân của “đạo” và năng lực của nó, Trang Tử viết: “Đạo tự
bản tự căn, vốn tồn tại như xưa, khi chưa có trời đất, làm thiêng liêng quỷ
thần. Thượng đế sinh ra trời đất, ở trước thái cực mà chẳng là cao, ở dưới
lục cực mà chẳng là sâu. Sinh trước trời đất mà chẳng là lâu, dài hơn
thượng cổ mà chẳng là già” (Nam Hoa kinh, Đại tông sư). Quan điểm duy
vật đã thể hiện rõ khi ông cho “đạo” là cái tự nhiên như thế, nó không do
ai sinh ra mà tự bản tự căn. Nó là bản thể đầu tiên của vũ trụ và vạn vật,
nên nó “sinh ra trời đất”.
Nội dung thứ hai về “đạo” của Trang Tử là vô thường. Đây là nội dung
cốt lỗi của “đạo” ở Trang Tử. “Đạo” vô thường chính là cuộc biến hóa của
vũ trụ, là cuộc đại chuyển tiếp giữa vũ trụ và vạn vật, là trạng thái động,
biến đổi không ngừng của “đạo”. Trạng thái vận động không ngừng đó
được ví như con rồng luôn uốn lượn, thay đổi. Trang Tử viết: “Thoắt lặng
không hình, biến hóa không thường, chết chăng sống chăng? Trời đất
cùng chăng, thân mình đi chăng? Mơ màng đi đâu? Muôn vật la liệt,

không có gì là nơi đáng để ta về” (Nam Hoa kinh, Thiên hạ)
Vậy là Trang Tử tuyệt đối hóa sự vận động, bỏ qua sự đứng im, sự tồn
tại tương đối của vạn vật. Đây chính là điểm khác biệt giữa Trang Tử và
Lão Tử. Nếu Lão Tử chú ý phân biệt các mặt đối lập, tương phản nhau
trong “đạo” như “một âm một dương là đạo”, hay “rắn thì nát, nhọn thì
nhụt” thì ở Trang Tử, ông đã hòa nhập tất cả là một trong sự biến hóa
không lường. Vì vậy, vũ trụ, vạn vật luôn ở trạng thái tương đối.
Trong triết học Trang Tử, khái niệm “đức” không phải là đạo đức
trong đời sống xã hội, mà là năng lực phát triển tự do trọn vẹn có bản tính
tự nhiên ở mọi người, mọi vật. “Đức” là một trạng thái tất yếu của vạn vật
được quy định bởi bản tính tự nhiên của nó, giống như “đức” của mặt trời
là sáng và nóng, đức của nước là lạnh và luôn chảy xuống thấp “Đức”
Trang 12
Nguyễn Duy Đông-CHKT.K21.D5
Tư tưởng Đạo gia, những giá trị và hạn chế GVHD:TS Bùi Văn Mưa
của con người là sống hòa thuận với tự nhiên, theo bản tính tự nhiên vốn
có của mình, không bị ràng buộc của bất cứ mối liên hệ xã hội nào. Cái
“đức” tự nhiên như vậy, nên không cần phải làm gì hơn là tự nó vận động,
sống theo lẽ lớn của tạo hóa, của “đạo”.
Phần không kém đặc sắc trong triết học Trang Tử là phép biện chứng
tự phát. Trang Tử đã xem xét vũ trụ, tự nhiên bằng quan điểm biện chứng,
mà nổi bật là tư tưởng về sự vận động, biến hóa không ngừng của thế giới.
Cũng giống như Héraclite, ông cho rằng mọi sự vật có sự liên hệ khăng
khít với nhau, luôn chuyển hóa cho nhau: “Vạn vật không đồng nhau, thế
thì cái gì khiến nó liên lạc được với nhau?”. Người cùng với tạo hóa hợp
làm một rồi,mọi vật đều vận động theo một quy luật tất yếu, bất di bất
dịch như một vòng tròn lưu chuyển vô cùng tận, dưới sự tác động của
“đạo” mà Trang Tử gọi là “Thiên quân” hay “đạo trời”.
Về những vấn đề nhân sinh, so với Lão Tử, quan điểm “vô vi” của
Trang Tử có hai nội dung mới: một là, “vô vi” theo Trang Tử nghĩa là

không hành động thái quá. Học giả Phùng Hữu Lan trong Đại cương triết
học sử Trung Quốc viết: “Học thuyết tương đối của Trang Tử mang màu
sắc quân bình trong mọi vấn đề. Tất cả mọi sự phân biệt rõ ràng, mọi hành
vi có mục đích rõ ràng đều hỏng cả vì nó thái quá, trái với học thuyết vô
vi của ông”.
Ở Trang Tử “vô vi” còn có một ý nghĩa nữa là phá bỏ tất cả những gì
trở ngại cho việc phát triển tự nhiên của vạn vật. Trang Tử cho rằng tất cả
những chế độ chính trị, pháp luật, đạo đức luân lý đều là những cái có
hại cho sự phát triển tự do theo bản tính tự nhiên của người và vật, cần
phải loại bỏ: “Cái đạo trị thiên hạ, không khác nào việc chăng ngựa, chỉ
trừ khử những cái có hại cho ngựa mà thôi” (Nam Hoa kinh, Từ vô quỷ).
Xuất phát từ học thuyết “vô vi”, Trang Tử đã trình bày những vấn đề
chính trị - xã hội của mình. Ông đòi hỏi phải tôn trọng chỗ khác nhau mọi
vật của mọi vật, thuận theo bản tính tự nhiên của chúng, mọi vật tự do
Trang 13
Nguyễn Duy Đông-CHKT.K21.D5
Tư tưởng Đạo gia, những giá trị và hạn chế GVHD:TS Bùi Văn Mưa
sống theo khả năng, sở thích của mình thì thiên hạ sẽ yên bình: “Người ta
phải làm sao cho tâm thích cái điềm đạm, khí hợp với cái điềm tĩnh, vật ở
chỗ tự nhiên của nó mà không theo tự dục của mình, thì thiên hạ mới trị”
(Nam Hoa kinh, Ứng đế vương).
Vậy theo Trang Tử, để trị thiên hạ thì không cần phải làm gì cả, tự
nhiên mà hóa. Mẫu mực xã hội ở ông là một xã hội không thể chế, không
pháp luật, không luân lý, không đạo đức Đó là một xã hội thời tiền sử.
Chương 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TRƯỜNG
PHÁI ĐẠO GIA
1. Những giá trị của tư tưởng triết học trường phái Đạo gia
Như vậy, trong tư tưởng về phép biện chứng, có thể nói về căn bản, Lão Tử
đã vạch ra được quy luật, con đường vận động, biến đổi của vạn vật trong thế
giới khách quan. Theo ông, nguồn gốc của sự vận động, biến đổi ấy của vũ trụ,

vạn vật là sự liên hệ, tác động, chuyển hóa giữa các mặt đối lập trong chính các
sự vật. Đây là thành quả đặc sắc nhất trong triết học của Lão Tử, biểu hiện năng
lực quan sát tinh vi và trình độ tư duy sắc sảo của ông đối với sự vật khách quan.
Thể hiện một trình độ khái quát cao của tư duy biện chứng khi giải quyết vấn đề
bản nguyên thế giới. Lão Tử cho rằng, tòan bộ vũ trụ vạn vật do sự chi phối của
“đạo” luôn luôn trong quá trình vận động, biến hóa không ngừng, không nghỉ.
Lão Tử khẳng định, chính sự liên hệ, tác động giữa các mặt, các khuynh hướng
đối lập nhau trong sự vật, hiện tượng đã tạo ra sự vận động, biến đổi không
ngừng của vũ trụ, và sự vận động, biến đổi của vũ trụ, vạn vật theo Lão Tử
không hỗn loạn, mà chũng tuân theo quy luật tất yếu – “đạo”. Đây là những quy
luật nghiêm ngặt, không có sự vật nào có thể tồn tại mà đứng ngoài quy luật đó,
kể cả trời đất, thần linh. Lão Tử viết: “Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt” (Đạo
đức kinh, Chương 73).
Ngoài ra, về quan niệm nhân sinh và xã hội, tư tưởng của Lão Tử hướng con
người đến lối sống từ ái, cần kiệm, khiêm nhường, khoan dung. Mang con người
Trang 14
Nguyễn Duy Đông-CHKT.K21.D5
Tư tưởng Đạo gia, những giá trị và hạn chế GVHD:TS Bùi Văn Mưa
đến cuộc sống gần gũi, làm bạn với thiên nhiên, không hủy hoại, làm xáo trộn
trật tự tự nhiên vốn mang tính điều hòa. Làm cho con người không chạy theo
những ham muốn, dục vọng cá nhân, mà trở về với thiên tính, hòa mình vào cái
đạo to lớn của trời đất.
Tư tưởng của Lão Tử về chủ nghĩa "vô vi" là rất sâu sắc và độc đáo. Với trình
độ tư duy lí luận cao, những quan điểm ấy của Lão Tử đã đóng góp đáng kể vào
sự phát triển tư tưởng triết học phương Đông. Trong cái "lờ mờ", "hỗn độn" và
gợi mở, Lão Tử đã làm cho người đời sau kinh ngạc, thán phục trước sức mạnh
của tư duy trừu tượng.
Lão Tử đã giải thích được nguyên nhân sâu xa về sự bất ổn của xã hội, đó là
xã hội càng xa đạo thì càng có nhiều mâu thuẫn (tai họa). Thủ tiêu mâu thuẫn
trong xã hội bằng cách: Đẩy mạnh một trong hai mặt đối lập để tạo ra sự chuyển

hóa (phản phục) hay cắt bỏ một trong hai mặt đối lập để làm cho mặt kia tự mất
đi (quân bình). Hành động hay nhất là không can thiệp đến việc đời, nhưng nếu
phải làm thì hãy làm cái không làm một cách kín đáo (vô vi). Thánh nhân trị vì
thiên hạ bằng vô vi xóa mọi ràng buộc về đạo đức, pháp luật; trả lại cho con
người cái bản tính tự nhiên của nó.
Còn đối với đóng góp của Trang Tử, đã có công mài dũa “Đạo” của Lão Tử,
tư tưởng nhân sinh căn bản trong Nam hoa kinh của ông là vô vi - mẫu mực sống
của các bậc thánh nhân - đứng ở chỗ khôn lường mà chơi ở miền không có. Vô vi
hành động theo lẽ tự nhiên nhi nhiên, vô tư, hồn nhiên như trẻ thơ "giữ tâm điềm
đạm, khí điềm tĩnh, thuận theo tự nhiên mà không theo ý riêng của mình" (Ứng
đế vương). Cũng giống như Vô vi của Lão Tử là "vô vi nhi vô bất vi" nhưng mới
hơn ở Trang Tử là không thái quá và biết phá bỏ những gì cản trở cho sự phát
triển tự nhiên của vạn vật, làm cho mọi vật đều được tự do, bình đẳng sống theo
đúng bản tính, sở thích tự nhiên của nó.
Tóm lại, triết học của Lão Tử và Trang Tử đã đóng góp rất nhiều vào sự phát
triển của triết học phương đông bằng chứng là sự ảnh hưởng to lớn, rộng rãi kéo
dài cả ngàn năm cho đến tận bây giờ của Đạo giáo đến đời sống văn hóa tinh
Trang 15
Nguyễn Duy Đông-CHKT.K21.D5
Tư tưởng Đạo gia, những giá trị và hạn chế GVHD:TS Bùi Văn Mưa
thần của người dân Trung Hoa nói riêng, và cả các nước láng giềng lân cận, thậm
chí vươn mình qua cả Tây phương.
2. Những hạn chế của tư tưởng triết học trường phái Đạo gia
Bên cạnh những giá trị to lớn nói trên, tư tưởng của Lão Tử, Trang Tử (đại
diện cho trường phái Đạo gia) vẫn có những thiếu sót, hạn chế.
Trong học thuyết về quy luật vận động của vạn vật, Lão Tử chỉ mới thấy các
mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng nương tựa nhau một cách hình thức, giản
đơn. Lão Tử quan niệm sự chuyển hóa của các mặt đối lập chỉ là sự thay thế,
chuyển đổi vị trí cho nhau một cách tuần tự, kế tiếp, phản phục, quân bình,
không có sự đấu tranh phủ định, bài trừ, thâm nhập vào nhau một cách biện

chứng. Do vậy, sự vận động, biến đổi của sự vật hiện tượng không có bước nhảy
vọt, không có sự thay đổi về chất, mà chỉ là quá trình lập đi lập lại, có tính chất
tuần hoàn buồn tẻ.
Còn Trang Tử lại tuyệt đối hóa sự vận động, biến đổi để tất cả chỉ là tương
đối, và chính chủ nghĩa tương đối ở ông đã xóa nhòa mọi mâu thuẫn, mọi mặt đối
lập.
Xóa nhòa mọi mặt đối lập tương phản trong sự vật, cũng như giữa các sự vật,
không còn phân biệt vật ta, phải trái, tốt xấu, sống chết, Trang Tử đã bỏ mất cái
sinh động của phép biện chứng, không tìm thấy động lực thực sự của sự vận
động biến đổi. Đồng nhất cái chung và cái riêng, nội dung và hình thức, vận động
và đứng im, Trang Tử đã đi từ phép biện chứng đến chủ nghĩa chiết trung, ngụy
biện, mang tính chất tự phát.
Tư tưởng biện chứng của Lão Tử về căn bản nó vẫn mang tính chất tự phát,
ngây thơ, dựa trên những kinh nghiệm có tính trực quan cảm tính và chủ yếu là
mô tả sự biến chuyển của sự vật, hiện tượng xảy ra trong tự nhiên cũng như trong
xã hội. Nó chưa có cơ sở để vạch ra sự hạn chế bị quy định bởi tính chất thời đại
lịch sử mà còn do sự hạn chế bởi trình độ nhận thức còn thấp kém ở Trung Quốc
thời bấy giờ. Sự hạn chế đó thể hiện ở chủ trương tiêu cực khi muốn đưa con
người quay về xã hội nguyên thủy, ngăn cản phát triển xã hội, xóa bỏ ràng buộc
Trang 16
Nguyễn Duy Đông-CHKT.K21.D5
Tư tưởng Đạo gia, những giá trị và hạn chế GVHD:TS Bùi Văn Mưa
về đạo đức, pháp luật, cô lập cá nhân với xã hội, đó là biểu hiện của trốn tránh,
không nhận ra nguyên nhân đích thực của sự tha hóa con người thời bấy giờ.
KẾT LUẬN
Với tư tưởng hết sức đặc sắc về “đạo” về phép biện chứng chất phác cũng
như về quan điểm “vô vi”, triết học của Lão Tử thực sự trở thành viên ngọc quý
của nền triết học phương Đông. Trong cái “mập mờ”, “thấp thoáng”, mơ hồ
nhưng luôn chói sáng tính chất gợi mở, vạch đường, tư tưởng của ông làm người
đời sau phải kinh ngạc và thán phục trước sức mạnh tư duy độc đáo của ông. Tuy

triết học Lão Tử vẫn còn những thiếu sót, hạn chế, nhưng về phương diện lịch sử,
chúng ta cũng phải nghiêng mình trước những di sản tài hoa và sắc sảo của ông.
Ngoài ra, không phải ngẫu nhiên mà tư tưởng của Đạo gia, cùng với Nho
gia, Phật gia lại có sức ảnh hưởng to lớn như thế, lâu dài như thế đến không chỉ
đời sống kinh tế, chính trị xã hội của đất nước Trung Hoa mà còn ảnh hưởng tới
đời sống tinh thần, văn hóa nghệ thuật của người dân nước này.
Tìm hiểu tư tưởng Đạo gia, không nhất thiết phải giải phóng hoàn toàn
tinh thần con người, mà chỉ cần tìm lại một chút thanh thản trong tâm hồn, nơi xã
hội văn minh hiện đại, đầy những lo toan cuộc sống.
Trang 17
Nguyễn Duy Đông-CHKT.K21.D5
Tư tưởng Đạo gia, những giá trị và hạn chế GVHD:TS Bùi Văn Mưa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Doãn Chính, Trương Văn Chung, Nguyễn Thế Nghĩa, Vũ Tình Đại cương
triết học Trung Quốc, HN, Nxb CTQG, 1999
2. TS. Nguyễn Ngọc Thu – TS. Bùi Văn Mưa Giáo trình đại cương lịch sử
triết học
3. TS. Bùi Văn Mưa PGS.TS Lê Thanh Sơn Triết học (Phần II)
4.
5.
6.
7.
8.
Trang 18
Nguyễn Duy Đông-CHKT.K21.D5

×