Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Công ty đa quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.08 KB, 8 trang )

1. Khái niệm công ty đa quốc gia.
- Thuật ngữ công ty đa quốc gia thường được dùng để chỉ những công ty mà vốn của nó
thuộc sở hữu của các doanh nghiệp hoặc các cá nhân thuộc nhiều quốc tịch khác nhau.
Các công ty này đăng kí và tiến hành hoạt động kinh doanh ở các quốc gia nước ngoài
nhưng có trụ sở chính là nơi phối hợp các hoạt động quản trị toàn cầu đặt tại một quốc
gia cụ thể nào đó được gọi là nước chủ nhà.
- Trong hơn 3 thập kỷ gần đây, những công ty này đã phát triển mạnh mẽ và ngày càng giữ
vai trò chi phối các quan hệ kinh tế quốc tế.
Theo Báo cáo đầu tư thế giới năm 2009 của UNCTAD, toàn thế giới có khoảng
82053 công ty đa quốc gia với khoảng 807363 chi nhánh, công ty con. Cũng theo
UNCTAD, trong năm 2008, tổng doanh thu của 100 công ty đa quốc gia lớn nhất xấp xỉ
8,5 nghìn đô la. Ba công ty đa quốc gia lớn nhất trên thế giới năm 2009 là: Citigroup Inc.,
Allianz Semvaf ABN AMRO holding NV.
Cũng theo Báo cáo xếp hạng thường niên các công ty lớn nhất thế giới Forbes
Global 2000 thì 2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới có tổng doanh thu 32000 tỷ USD,
lợi nhuận 1600 tỷ USD, tài sản 125000 tỷ USD và giá trị thị trường 20000 tỷ USD.
2. Cấu trúc của các công ty đa quốc gia
Các công ty đa quốc gia có thể xếp vào ba nhóm lớn theo cấu trúc các phương tiện
sản xuất:
- Công ty đa quốc gia “theo chiều ngang” sản xuất các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự ở
các quốc gia khác nhau (ví dụ: McDonalds).
- Công ty đa quốc gia “theo chiều dọc” có các cơ sở sản xuất ở một số nước nào đó, sản
xuất ra sản phẩm là đầu vào cho sản xuất của nó ở một số nước khác (ví dụ: Adidas).
- Công ty đa quốc gia “nhiều chiều” có các cơ sở sản xuất ở các nước khác nhau mà chúng
hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc (ví dụ: Microsoft).
3. Đặc điểm của công ty đa quốc gia.
- Các công ty đa quốc gia thường có qui mô lớn, vốn lớn, công nghệ cao, trình độ quản lý
tiên tiến, có nhiều kinh nghiệm trong việc xâm nhập, mở rộng thị trường, xây dựng, duy
trì và bảo vệ thương hiệu. Điều này thể hiện thông qua việc các công ty đa quốc gia sở
hữu khối tài sản khổng lồ, sử dụng rất nhiều lao động và số lượng khách hàng là rất lớn.
- Các công ty đa quốc gia có mạng lưới hoạt động bao phủ rộng khắp thế giới. Với hàng


trăm ngàn các chi nhánh, công ty con hoặc liên doanh hoạt động trên thế giới, các công ty
đa quốc gia dễ dàng bao phủ và chiếm lĩnh thị trường trên nhiều khu vực địa lý khác nhau
của thế giới. Không những tạo lợi thế trong sản xuất và phân phối, mạng lưới hoạt động
rộng còn giúp các công ty đa quốc gia dễ dàng thu thập thông tin để phân tích, nghiên
cứu và phát triển thị trường, từ đó xây dựng các phương án kinh doanh để khai thác tối đa
lợi thế so sánh của từng quốc gia.
- Có sự cọ xát giữa các nền văn hóa khác nhau trong công ty đa quốc gia. Sự cọ xát này
làm cho văn hóa của công ty trở nên đa dạng hơn, giúp công ty dễ dàng tiếp cận những
thị trường mới.
- Các công ty đa quốc gia chịu tác động của môi trường bên ngoài ở mỗi quốc gia nơi công
ty hoạt động Đó là môi trường văn hóa- xã hội, luật pháp, chính trị và kinh tế của mỗi
quốc gia. Điều này đòi hỏi các công ty đa quốc gia cần sự mềm dẻo và linh hoạt để dễ
dàng thích nghi với môi trường xung quanh.
4. Vai trò của công ty đa quốc gia
4.1Thúc đẩy đầu tư nước ngoài: thông qua việc các công ty đa quốc gia đầu tư vốn vào các
nước đang phát triển
Nguồn vốn FDI của các công ty đa quốc gia được thực hiện qua các hoạt động:
- Mua bán và sáp nhập:
• Đầu tư vào những hoạt động kinh doanh hiện hữu
• Mua lại doanh nghiệp địa phương
- Thành lập công ty con.
• Liên doanh
• Sở hữu vốn 100%
4.2. Thúc đẩy và làm thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế

Hình trên cho biết 10 công ty đa quốc gia lớn nhất xếp theo giá trị tài sản, có thể thấy
doanh số bán hàng từ nước ngoài chiếm tỉ trọng rất cao trong tổng doanh thu của của các
công ty này. Một số công ty có doanh thu từ nước ngoài chiếm tớ trên 90% tổng doanh
thu. Điều này cho thấy các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài chiếm vai trò quan trọng
trong hoạt động kinh doanh của các công ty đa quốc gia. Đồng thời điều này cũng có tác

động mạnh mẽ tới hoạt động thương mại quốc tế.
4.2.1. Thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển
Một trong những vai trò nổi bật của công ty đa quốc gia là thúc đẩy thương mại quốc
tế phát triển, thúc đẩy nhanh quá trình nhất thể hóa nền kinh tế thế giới. Công ty đa quốc
gia chi phối hầu hết chu chuyển hàng hoá giữa các quốc gia bởi các kênh lưu thông
xuyên quốc gia của mình. Các công ty đa quốc gia mở rộng và phát triển ra nước ngoài
thông qua hoạt động FDI đã góp phần to lớn đối với thúc đẩy xuất khẩu của các nước
đang phát triển. Với các hoạt động hướng về xuất khẩu, các công ty đa quốc gia hiện
đang chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu của các quốc gia, đặc biệt là các nước
đang phát triển ở Châu Á.
4.2.2. Làm thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế
* Thay đổi trong cơ cấu hàng hoá
Trong những năm gần đây, tỷ suất lợi nhuận trong ngành dịch vụ tăng cao còn trong
ngành nông nghiệp và công nghiệp giảm dần. Do đó, các công ty nói chung và các công
ty đa quốc gia nói riêng cũng chuyển mạnh sang đầu tư vào các ngành dịch vụ và thúc
đẩy giá trị xuất khẩu của hàng hoá dịch vụ tăng cao.
Bên cạnh đó, hiện nay giao dịch trên thế giới đang thay đổi theo chiều hướng tăng tỉ
trọng hàng hoá có hàm lượng vốn hoặc kỹ thuật cao và giảm dần tỉ trọng hàng sử dụng
nhiều lao động và nguyên liệu. Những sản phẩm quan trọng nhất trong thương mại thế
giới hiện nay chủ yếu thuộc ngành sản xuất không dựa vào nguyên liệu trong đó các sản
phẩm bán dẫn là một trong những sản phẩm mũi nhọn. Nguyên nhân của xu hướng này
xuất phát từ chiến lược tập trung phát triển các ngành có trình độ công nghệ cao của công
ty đa quốc gia nhằm duy trì khả năng cạnh tranh cao và thu lợi nhuận tối đa.
* Thay đổi trong cơ cấu đối tác
Tỷ trọng của hàng hoá xuất khẩu của các nước đang phát triển ngày càng cao, đặc biệt
là các nước mới công nghiệp. Sự thay đổi chiến lược của các công ty đa quốc gia và hệ
thống sản xuất quốc tế của chúng mở ra nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển và các
nền kinh tế chuyển đổi tham gia vào các hoạt động hướng về xuất khẩu. Xét một cách
riêng rẽ thì bên cạnh các nền kinh tế phát triển (Mỹ, Nhật Bản, Đức) thì chính những nền
kinh tế đang phát triển (Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ, Đài Loan…) lại chiếm thị phần

xuất khẩu lớn trong thương mại thế giới.
4.3. Phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm và tác động đến quá trình di chuyển quốc tế
về lao động
Các công ty đa quốc gia tác động đến phát triển nguồn lực lao động theo hai cách trực
tiếp và gián tiếp. Cách trực tiếp là thông qua các dự án đầu tư, công ty đào tao lực lượng
lao động địa phương để phục vụ cho nhu cầu hoạt động của dự án. Trong khi đó, cách
gián tiếp là tạo ra cơ hội ( thông qua các liên kết kinh tế, cung cấp dịch vụ, ), động
lực( cạnh tranh)cho sự phát triển của lực lượng lao động theo đuổi mục tiêu thu nhập
cao.
Một vai trò quan trọng khác phải nhắc tới là công ty đa quốc gia tạo ra nhiều cơ hội
việc làm hơn cho người lao động. Năm 2011 các chi nhánh nước ngoài của các công ty
đa quốc gia đã tạo ra tới 69 triệu việc làm trên toàn thế giới, ước tính bằng khoảng 3% số
lao động trên toàn thế giới. Hơn nữa tiền lương và điều kiện lao động ở các công ty đa
quốc gia thường cao hơn tiền lương và điều kiện lao động ở các công ty nội địa. Các công
ty đa quốc gia còn có vai trò đào tạo nghề nghiệp đối với lực lượng lao động phổ biến, trợ
giúp tài chính cho các chương trình nghiên cứu đào tạo nghề nghiệp, quản lý.
4.4. Công ty đa quốc gia với hoạt động chuyển giao công nghệ
Các công ty đa quốc gia đóng vai trò rất to lớn trong việc phát triển kinh tế thế giới
thông qua việc phát triển công nghệ. Thông qua hoạt động sản xuất, thương mại các
công ty đa quốc gia đã không ngừng có những phát minh, sáng chế và phổ biến những
kinh nghiệm về quản lý, các ý tưởng mới, và các sáng tạo khác trên phạm vi toàn cầu. Có
thể nói tính sáng tạo là đặc trưng riêng của các công ty đa quốc gia mà không tổ chức nào
có được. Tuy nhiên, quá trình chuyển giao công nghệ thường đi kèm với quá trình độc
quyền hoá. Do đó, các nước đang phát triển trong quá trình tiếp nhận công nghệ cần nhận
thức rõ vai trò của các công ty đa quốc gia đồng thời có những đối sách thích hợp để vừa
phát huy tối đa tác dụng tích cực của công ty này đối với nền kinh tế vừa hạn chế sự kìm
hãm của chúng
5. Những ảnh hưởng tiêu cực của công ty đa quốc gia
5.1Đối với nước đi đầu tư.
- Giảm việc làm trong nước do kết quả của việc đầu tư ra nước ngoài. Đây là một

nguyên nhân thúc đẩy các nước chủ nhà chống lại việc các công ty đa quốc gia tiến hành
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Kỹ thuật, công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến của nước chủ nhà có thể bị hao
mòn, do việc các công ty đa quốc gia xuất khẩu hoặc chuyển giao các nguồn lực này cho
các chi nhánh, các DN ở nước ngoài để tối đa hóa lợi nhuận.
- Giảm nguồn thu của nước chủ nhà từ thuế do các công ty đa quốc gia thường
chuyển đến hoạt động ở các quốc gia có thuế thấp hơn.
- Việc gia tăng các công ty đa quốc gia có thể phá vỡ chính sách tiền tệ trong nước
và làm cho việc quản lý nền kinh tế của chính phủ nước chủ nhà gặp nhiều khó khăn.
Nước chủ nhà phải gánh chịu nhiều khó khăn trong cán cân thanh toán do hoạt động của
các MNCs.
5.2. Đối với nước sở tại.
Tác động tiêu cực từ nguồn vốn đầu tư của các công ty đa quốc gia đối với các nước
đang phát triển được thể hiện ở một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, các công ty đa quốc gia gặt hái nhiều lợi nhuận ở các nước đang phát
triển nhờ vị trí siêu độc quyền của họ trong các nền kinh tế này. Tuy nhiên phần lớn các
khoản lợi nhuận này được chuyển ra nước ngoài cho công ty mẹ chứ không được tái đầu
tư ở nước chủ nhà.
Thứ hai, các công ty đa quốc gia còn tính giá phí quá cao khi chuyển giao công
nghệ cho công ty con. Các công ty con phải phụ thuộc nhiều vào máy móc, thiết bị, linh
phụ kiện hơn so với các công ty trong nước. Các công ty đa quốc gia làm tăng sự phụ
thuộc của nền kinh tế các nước đang phát triển vào vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ
hàng hóa của các công ty này.
Thứ ba, các công ty đa quốc gia thường được vay ưu đãi từ ngân hàng ở nước chủ
nhà nhiều hơn so với các công ty trong nước. Đây cũng được coi là một trong những
nguyên nhân dẫn đến khả năng cạnh tranh của công ty trong nước luôn kém hơn các công
ty đa quốc gia này.
Thứ tư, nhiều công ty đa quốc gia còn không góp phần thúc đẩy kỹ năng kinh doanh
ở nước chủ nhà, bởi lẽ họ thâm nhập vào thị trường các nước đang phát triển bằng con
đường mua lại doanh nghiệp trong nước hoặc sử dụng nguồn lực vượt trội của mình để

loại bỏ đối thủ cạnh tranh trong nước.
Thứ năm, nhiều nhà máy khai thác tài nguyên thuộc các công ty đa quốc gia còn
gây ô nhiễm môi trường cho các nước đang phát triển.VD như người dân ở Ilo, Peru bị
mắc bệnh về đường hô hấp và nhiều vấn đề sức khỏe khác do ô nhiễm không khí và
nguồn nước từ một nhà máy đúc đồng thuộc 3 tập đoàn lớn của Mỹ, mỗi ngày nhà máy
này thải vào không khí 2000 tấn Sunphuadioxit, gấp 10 – 15 lần so với mức cho phép ở
Mỹ.
Thứ sáu, tình trạng phân phối thu nhập không đều ở các nước nhận đầu tư cũng là
một tác đông tiêu cực cần phải nhắc tới ở đây.Thường tiền lương của nhân công, lao
đông làm trong các công ty liên doang bao giờ cũng cao hơn mức trung bình ở địa
phương.
Thứ bảy, một tác động tiêu cực khác của các công ty đa quốc gia là can thiệp vào
nền chính trị của các nước nhận đầu tư thông qua một số cách khác nhau. Tuy vậy,
thường thì các công ty đa quốc gia đánh giá cao sự ổn định chính trị của một nước, như
vậy họ có thể yên tâm đặt lòng tin và đầu tư vào nước đó.
Thứ tám, làm thay đổi thị hiếu và thói quen tiêu dùng của người dân nước sở tại.
Thứ chin, các công ty đa quốc gia có thể thu hút các nhà quản lý và các chuyên gia
giỏi của nước sở tại, gây ra hiện tượng chảy máu chất xám, tạo sự cạnh tranh khốc liệt
với nước sở tại, khiến cho các công ty nước sở tại bị phá sản hoặc không thể thành lập.
6. Một số công ty đa quốc gia tiêu biểu.
6.1 Coca-Cola
Coca-Cola được phát minh bởi dược sĩ John Stith Pemberton, chủ một phòng thí
nghiệm và hiệu thuốc tư nhân. Ông cho những người tiêu dùng của mình hiểu thứ "thuốc
uống" Coke là một loại thức uống ngon lành và tươi mát. Cho đến ngày nay, Coca Cola
vẫn trung thành với tiêu chí này của hãng. Hình dạng chai Coca-Cola được đăng ký bảo
hộ năm 1960.
Từ khi được thành lập và đặt trụ sở chính tại Atlanta, bang Georgia, tập đoàn Coca-
cola hiện đang hoạt động trên 200 nước khắp thế giới. Thương hiệu Coca-cola luôn là
thương hiệu nước ngọt bán chạy hàng đầu và tất cả mọi người trên thế giới đều yêu thích
Coca-cola hoặc một trong những loại nước uống hấp dẫn khác của tập đoàn.

Coca-Cola chiếm 3.1% tổng lượng sản phẩm thức uống trên toàn thế giới. Trong 33
nhãn hiệu nước giải khát không cồn nổi tiếng trên thế giới, Coca-Cola sở hữu tới 15 nhãn
hiệu. Mỗi ngày Coca-Cola bán được hơn 1 tỷ loại nước uống, mỗi giây lại có hơn 10.000
người dùng sản phẩm của Coca-Cola. Trung bình một người Mỹ uống sản phẩm của công
ty Coca-Cola 4 ngày 1 lần. Coca-Cola hiện đã có mặt tại tất cả các châu lục trên thế giới
và có thể được nhận ra bởi phần lớn dân số thế giới.
Năm 2007, Coca-Cola đã trả cho các nhà cung cấp nguyên vật liệu là 11 tỷ USD và
tiền lương cho 73.000 công nhân là gần 4 tỷ USD. Sản xuất tiêu thụ hết 36 triệu lít nước,
6 tỷ J (Joule/Jun) năng lượng. Có khoảng 1.2 triệu các nhà phân phối sản phẩm của Coca-
Cola, 2.4 triệu máy bán lẻ tự động, nộp 1.4 tỷ USD tiền thuế và đầu tư cho cộng đồng
31.5 triệu USD.
6.2 Nokia
Nokia Corporation là một công ty đa quốc gia có trụ sở tại Keilaniemi, Espoo, một thành
phố láng giềng của thủ đô Helsinki, Phần Lan. Nokia tập trung vào các sản phẩm viễn
thông không dây và cố định, với 129.746 nhân viên làm việc ở 120 quốc gia, bán sản
phẩm ở hơn 150 quốc gia trên toàn cầu và đạt doanh số 41 tỷ euro với lợi tức 1,2 tỷ €
năm 2009.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×