Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

bước đầu tìm hiểu nghệ thuật sáng tạo trong ngôn từ của nhà báo phan khôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 198 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM








PHẠM ANH NGUYÊN




BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT SÁNG TẠO
TRONG NGÔN TỪ CỦA NHÀ BÁO PHAN KHÔI







LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC














THÁI NGUYÊN, NĂM 2013


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM








PHẠM ANH NGUYÊN




BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT SÁNG TẠO
TRONG NGÔN TỪ CỦA NHÀ BÁO PHAN KHÔI






CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60220102



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HOÀNG CAO CƢƠNG







THÁI NGUYÊN, NĂM 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


i
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Cao Cƣơng đã tận
tình giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy/Cô giáo Khoa Ngữ văn, Khoa Sau Đại học
– trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên, các Thầy/Cô giáo Viện Ngôn ngữ học,

Viện Từ điển và Bách khoa thƣ Việt Nam đã tận tình giảng dạy và giúp tôi hoàn
thành luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn


Phạm Anh Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN




PHẠM ANH NGUYÊN

XÁC NHẬN CỦA KHOA
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


iii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Lịch sử vấn đề
2
2.1. Về tƣ liệu
2
2.2. Các công trình nghiên cứu
3
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
8
4. Đối tƣợng nghiên cứu
8
5. Các đóng góp chính kỳ vọng
8
6. Bố cục luận văn
9
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
10
1.1. Giới thiệu Phan Khôi và thời ông sống
10
1.2. Các thành tựu chính của Phan Khôi trong lĩnh vực báo chí tân văn
13

1.3. Các khái niệm Ngôn ngữ học liên quan
17
1.3.1. Từ vựng học
17
1.3.1.1. Các thành phần từ vựng học tiếng Việt
17
1.3.1.2. Từ Hán – Việt
20
1.3.1.3. Điển cố
21
1.3.1.4. Thành ngữ
23
1.3.2. Cú pháp học
25
1.3.2.1. Cụm từ
25
1.3.2.2. Câu
26
1.3.3. Diễn ngôn
26
1.3.3.1. Câu trong diễn ngôn
26
1.3.3.2. Dụng học
28
1.3.3.3. Phân tích diễn ngôn
31
1.4. Khoa học thông tấn
35
1.4.1. Thể loại
35


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


iv
1.4.2. Diễn ngôn chính trị - xã hội
36
1.4.3. Cấu trúc bài thông tấn
36
1.4.4. Sự khác biệt giữa tạp văn và khảo luận học thuật
40
1.5. Tiểu kết
42
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM NGÔN TỪ CỦA PHAN KHÔI TRONG BÁO
CHÍ
43
2.1. Dẫn nhập
43
2.2. Phân loại các bài báo của Phan Khôi
43
2.2.1. Tiêu chí phân loại
43
2.2.2. Kết quả phân loại
47
2.2.2.1. Tạp văn
48
2.2.2.2. Tranh luận
48
2.2.2.3. Khảo luận (nghiên cứu)
49

2.2.2.4. Bình luận
50
2.2.2.5. Các thể tài Thông tấn khác
50
2.2.3. Nhận xét
52
2.3. Các đặc điểm chính của ngôn ngữ báo chí Phan Khôi
53
2.3.1. Tạp văn
53
2.3.2. Khảo luận học thuật
56
2.3.3. Tranh luận và bút chiến
60
2.4. Tiểu kết
61
Chƣơng 3. NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH VỀ NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ
CỦA PHAN KHÔI
63
3.1. Dẫn nhập
63
3.2. Cấu trúc văn bản độc đáo
63
3.3. Tiêu đề sáng tạo
67
3.3.1. Tiêu đề ngắn gọn
68
3.3.2. Con số trong tiêu đề
70
3.3.3. Tận dụng tục ngữ, thành ngữ

70


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


v
3.3.4. Tên riêng + đặc điểm tạo nên tiêu đề
71
3.3.5. Tiêu đề có cấu tạo bất thƣờng, lặp chữ, chơi chữ
72
3.3.6. Từ trái nghĩa đứng cạnh nhau
72
3.4. Xử lý câu phi truyền thống
75
3.4.1. Độ dài câu và kiểu câu tùy thuộc lƣợng tin và ý đồ ngƣời viết
75
3.4.2. Nghệ thuật chơi chữ, lối nói ví von so sánh
78
3.4.3. Tính đa thanh
80
3.4.4. Thái độ với văn biền ngẫu
81
3.5. Bao dung với từ ngữ
84
3.5.1. Vốn từ đa dạng
84
3.5.2. Vốn từ Hán Việt
86
3.5.2.1. Đặc điểm phân bố từ ngữ Hán Việt

86
3.5.2.2. Dùng từ Hán Việt chính xác
90
3.5.2.3. Trân trọng tiếng mẹ đẻ, khẩu ngữ
93
3.6. Sức hấp dẫn của văn hóa
98
3.6.1. Tri thức dân gian phong phú
98
3.6.2. Tri thức bác học và từ chƣơng uyên bác
101
3.6.3. Không kỳ thị văn hóa phƣơng Tây
104
3.7. Tiểu kết
106
KẾT LUẬN
108
TÀI LIỆU THAM KHẢO
110




iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐPTB: Đông Pháp thời báo
ĐT: Đông Tây
PCVC: Phụ chƣơng văn chƣơng
PNTV: Phụ nữ Tân Văn

PT: Phổ thông
TC: Thần Chung
TL: Trung Lập



1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Báo chí Việt Nam ở giai đoạn đầu (những năm 20, 30 của thế kỷ trƣớc) là
giai đoạn Đông Tây đụng độ, tân cựu giao tranh, giai đoạn tƣ tƣởng là văn hóa dân
tộc đang cần xác định phƣơng hƣớng đúng đắn để tiến lên cho kịp thời đại.
Ở giai đoạn giao thời ấy đòi hỏi phải có những ngƣời “mở đƣờng” khai phá.
Trong đó có Phan Khôi (1887 – 1959) với tƣ cách là tên tuổi lớn của báo chí, văn
học và tƣ tƣởng Việt Nam thế kỷ XX. Ngòi bút Phan Khôi tung hoành ngang dọc,
đƣợc coi là bƣớng bỉnh ngang tàng nổi tiếng một thời. Ông viết mỗi năm hàng trăm
bài báo, bút chiến, khảo luận thể hiện một cá tính, một phong cách khác thƣờng.
Nói tới báo chí Việt Nam ở giai đoạn đầu không thể không nói tới Phan Khôi.
Trong chừng mực tƣ liệu mà hôm nay chúng ta có đƣợc, chủ yếu do Lại
Nguyên Ân sƣu tầm và công bố, chỉ tính riêng từ năm 1928 đến 1932 Phan Khôi
viết trên dƣới 2000 bài báo lớn nhỏ. Với lƣợng bài báo đồ sộ nhƣ thế cùng phong
cách đa dạng mà Phan Khôi đã thể hiện, ngƣời ta có thể khẳng định đƣợc vai trò
“mở đƣờng” của ông trong báo chí hiện đại đặc biệt trong phong cách nghị luận báo
chí thông tấn. Nói cách khác, phong cách nghị luận trên báo chí đã đƣợc Phan Khôi
thể hiện một cách rõ ràng, dứt khoát mà những ngƣời làm báo trƣớc ông cũng nhƣ
cùng thời với ông chƣa làm đƣợc.
Điều làm nên sự khác biệt không thể lẫn giữa phong cách viết của Phan Khôi
với các nhà báo khác là Phan Khôi đã bộc lộ ra một tƣ duy sắc sảo trong lập luận,
phản biện bằng một cấu trúc ngôn từ hiện đại, mới mẻ. Các bài báo của ông không
chỉ phản ánh đƣợc những vấn đề nóng bỏng của thời cuộc mà còn tạo ra một phong

cách viết báo cách tân, đặc sắc gây đƣợc sự ảnh hƣởng chú ý cho dƣ luận đƣơng
thời. Ông viết báo ở nhiều loại, thể và chuyên mục khác nhau từ tạp văn, phê bình
văn học, bút chiến, tranh luận, khảo luận khoa học, dịch thuật, “Câu chuyện hàng
ngày”, “Những điều nghe thấy”, “Văn Uyển”, “Hán Văn độc tu” đến những mẩu
tạp trở “Giấy thừa, mực vụn” viết vốn chỉ để lấp đầy các trang báo thì đều luôn thú
vị. Thú vị vì sự cẩn trọng của một ngƣời uyên thâm Nho học, vì tinh thần duy lý với



2
cách phân tích sắc sảo, vì tƣ tƣởng duy tân mạnh mẽ, vì tinh thần phê phán thấm
đầy qua từng trang viết Các tác phẩm của Phan Khôi đến nay vẫn còn đọng lại
nhiều giá trị, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử báo chí, nghiên cứu các vấn
đề liên quan đến thể loại báo chí, kỹ năng viết báo và đặc biệt là khả năng khai thác
ngôn từ sáng tạo theo lối của riêng ông.
Chúng tôi qua luận văn này muốn tìm hiểu một vài đặc điểm chính về nghệ
thuật sáng tạo ngôn từ của Phan Khôi trên các bài báo của ông.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về tƣ liệu
Ngoài các sáng tác văn học, dịch thuật tiêu biểu nhƣ: các bài thơ Dân quạ
đình công (1909), Đƣa chồng, Nhớ chồng (1919), Tình già (1932); tập truyện Trở
lửa vỏ ra (1939); dịch Kinh Ky-tô ra chữ Quốc ngữ (1926); dịch bộ tiểu thuyết Bá
tƣớc Monte Cristo của Alecxandre Dumas (1929), bản dịch Thù làng (1951), Tuyển
tập tiểu thuyết Lỗ Tấn (1955), Tuyển tập tạp văn Lỗ Tấn (1956) Cho đến nay
ngoài 2 cuốn sách “Chƣơng Dân thi thoại” (Tên lúc đầu là Nam Âm thi thoại) và
“Việt ngữ nghiên cứu” đƣợc Nxb Đà Nẵng tái bản năm 2006 thì di sản báo chí của
Phan Khôi mới chỉ đƣợc sƣu tầm và công bố một phần chƣa đầy đủ. Cụ thể là:
- Nhà nghiên cứu Thanh Lãng sƣu tầm và giới thiệu một phần di sản báo chí
của Phan Khôi trên tờ Phụ nữ tân văn giai đoạn 1929 – 1934, đã đƣợc in trong cuốn
“13 năm tranh luận văn học 1932 – 1945” (tập 3, Nxb.Tp Hồ Chí Minh, 1995).

- Các tác phẩm báo chí của Phan Khôi do Lại Nguyên Ân sƣu tầm và biên
soạn:
+ Phan Khôi: tác phẩm đăng báo 1928, Nxb Đà Nẵng, 2003
+ Phan Khôi: tác phẩm đăng báo 1929, Nxb Đà Nẵng, 2005
+ Phan Khôi: tác phẩm đăng báo 1930, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2006
+ Phan Khôi: tác phẩm đăng báo 1931, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2006
+ Phan Khôi: tác phẩm đăng báo 1932, Nxb Trí thức, Hà Nội, 2009
+ Phan Khôi viết và dịch Lỗ Tấn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2006



3
Có thể khẳng định tất cả những di sản đã đƣợc công bố ở trên chỉ là một
phần rất nhỏ, thậm chí chƣa phải là nội dung chủ yếu trong sự nghiệp sáng tác của
Phan Khôi. Nói nhƣ nhà nghiên cứu Thanh Lãng:
“Sự nghiệp của ông (tức Phan Khôi) hầu hết hãy còn nằm rải rác trên mặt
báo. Mà có lẽ những gì tinh túy nhất của ông, linh lợi nhất nơi ông, “Phan Khôi
nhất” trong ông hình nhƣ đều chƣa đƣợc in thành sách mà hãy còn cất giấu kín
dƣới những chồng báo”
(Thanh Lãng, Phê bình văn học thế hệ 1932, Sài Gòn, 1973)
2.2. Các công trình nghiên cứu
Qua công trình Việt ngữ nghiên cứu của Phan Khôi, GS.Hoàng Tuệ từng
đánh giá rất cao những đóng góp của Phan Khôi đối với Việt ngữ học và hơn thế
nữa, còn nhận định:
“Phan Khôi là nhà văn hóa rất quý trọng tiếng Việt, quyết tâm bảo vệ ngôn
ngữ dân tộc. Ông theo đuổi sự nghiệp này khi hoạt động ở Sài Gòn, Huế, Hà Nội,
rồi đi theo cách mạng giải phóng dân tộc, hoạt động cho tới cuối đời. Và Phan
Khôi có trí tuệ của một nhà Việt ngữ học. Trí tuệ của ông hình thành từ một văn
hóa rộng mở, những hiểu biết không chỉ về tiếng Việt, tiếng Hán mà còn về tiếng
Pháp, tiếng Anh” [57,tr.11]

Một nhân vật nổi bật nhƣ vậy nhƣng sau này lại rất ít đƣợc biết tới. Nguyên
cớ của tình trạng này là các sự việc mà Phan Khôi mắc phải về sau, nhất là vụ Nhân
văn – Giai phẩm. Trong rất nhiều năm, giới nghiên cứu miền Bắc gần nhƣ không
quan tâm tới Phan Khôi, trong khi một số tờ tạp chí lớn của Sài Gòn trƣớc 1975
từng dành các số chuyên đề để viết về ông. Đặc biệt, đầu năm 1959 Phan Khôi qua
đời ở miền Bắc thì chỉ vài tháng sau đó tại Sài Gòn tờ Giáo dục phổ thông (số 38)
đã có một số bài đặc biệt về Phan Khôi, trong đó có bài viết quan trọng “Ông Phan
Khôi với nhân văn chủ nghĩa” của nhà văn Thiếu Sơn, và để khẳng định địa vị
“ngôi sao” của Phan Khôi còn đƣợc Thiếu Sơn nói cụ thể hơn:
“Ông Diệp Văn Kỳ là con ngƣời sành điệu đã để ý tới ông, mời ông hợp tác
nhƣng lúc đó nhiều ngôi sao sáng đã gặp nhau ở một chỗ nên Phan Khôi chƣa nổi



4
bật. Ông chỉ nổi bật khi ông đƣợc mời tới viết cho PNTV của ông bà Nguyễn Đức
Nhuận. Hồi đó, vào khoảng năm 1930 một bài văn đƣợc trả 5 đồng là hậu lắm rồi.
Vậy mà PNTV dám trả 25 đồng cho một bài cho ông Phan. Một tháng 4 bài 100
đồng tức là hơn lƣơng công chức ngạch cao cấp ở huyện, phủ. Nhƣ vậy thì đâu phải
văn chƣơng hạ giới rẻ nhƣ bèo. Phải nói là mắc nhƣ vàng mới đúng. Nhƣng cũng
phải nói thêm là chỉ có văn chƣơng của Phan Khôi mới đƣợc giá thế và chỉ có ông
bà Nguyễn Đức Nhuận mới dám trả tới giá đó mà thôi. Trả nhƣ vậy mà tôi còn cho
rằng chƣa tới mức vì hầu hết độc giả bỏ 15 xu ra mua PNTV đều chỉ muốn đƣợc coi
bài của Phan Khôi hay Chƣơng Dân, những bài viết gãy gọn, sáng sủa, đanh thép
với những đề tài mới mẻ, những lý luận thần tình làm cho ngƣời đọc say mê mà
thống khoái. Cái đặc biệt ở Phan Khôi là chống công thức (non conformiste)”
[52,tr354]
- Tại Sài Gòn năm 1973, Linh mục Thang Lãng trong công trình Phê bình
văn học thế hệ 1932 đánh giá Phan Khôi là nhân vật nổi bất nhất trƣớc giai đoạn
1945 góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển văn học, văn hóa và tƣ tƣởng của Việt

Nam. Thanh Lãng đặc biệt quan tâm tới các cuộc tranh luận về học thuật và tƣ
tƣởng nên đã liệt kê 10 cuộc tranh luận nổi bật giai đoạn 1932 – 1945, thì trong đó
có tới 5 cuộc tranh luận có liên quan tới Phan Khôi: tranh luận Phan Khôi – Trần
Trọng Kim xung quanh bộ Nho giáo; cuộc tranh luận giữa Tản Đà – Phan Khôi về
cách hiểu Tống Nho và truyền thống; các cuộc tranh luận lớn xung quanh vấn đề
“quốc học” với sự tham biện của Lê Dƣ, Trình Đình Rƣ, Phạm Quỳnh, Phan Khôi,
Nguyễn Trọng Thuật; cuộc tranh luận về Thơ Mới với rất đông thành phần, nổi bật
nhất là Phan Khôi, Lƣu Trọng Lƣ; tranh luận về duy tâm – duy vật giữa Phan Khôi
với Hải Triều Qua đó thấy đƣợc Phan Khôi luôn ở vị trí trung tâm trong các cuộc
tranh luận này, nếu không phải là ngƣời châm ngòi thì cũng là ngƣời tham gia hết
sức tích cực và có tiếng nói hết sức có trọng lƣợng. Vậy nên trong cuốn sách Phụ
Nữ Tân Văn – Phấn son tô điểm sơn hà, tác giả Thiện Mộc Lan đánh giá ông là
nhân vật đứng đầu trong “tứ đại” của báo giới Sài Gòn trƣớc 1945: “Hồi thập niên
30 của thế kỷ vừa qua, tại Sài Gòn có bốn nhân vật lừng danh: Phan Khôi, Đào



5
Trinh Nhất, Diệp Văn Kỳ và Bùi Thế Mỹ đƣợc kể là nhóm “Tứ đại” của làng báo
Nam Kỳ” [60,tr.249]
Tuy vậy, có một thực tế cần phải nhấn mạnh rằng giới nghiên cứu ở Việt
Nam chƣa thực sự quan tâm xử lý tài liệu báo chí; ngay cả khi nhà nghiên cứu Lại
Nguyên Ân bỏ công phu sƣu tầm tập 4 quyển Phan Khôi: tác phẩm đăng báo từ
năm 1928 – 1932 thì bộ sách quý giá này gần nhƣ không gây đƣợc sự chú ý gì trên
báo chí ngày nay. Dƣờng nhƣ nhiều ngƣời không còn để ý tới lịch sử và sự lộ diện
trở lại của các nhân vật bấy lâu nay bị chìm lấp đầy bất công. Càng bất công hơn
nữa khi mà Phan Khôi là một trong những bộ óc độc đáo nhất, uyên bác nhất, tỉ mỉ
nhất từng hiện diện trong lịch sử trí thức Việt Nam
1
.

Ở bất cứ hƣớng tiếp cận nào cũng cho thấy sự hiện diện của Phan Khôi là rất
độc đáo. Sự độc đáo là cái mới, cái lạ trong chiều sâu tƣ duy và cách thể hiện của
Phan Khôi. Nhiều ngƣời vẫn nói Phan Khôi hay cãi, “gàn” nhƣng nếu xem xét và
đọc về Phan Khôi một cách có hệ thống thì thấy rõ cá tính và khả năng sản sinh
sáng tạo của Phan Khôi đƣợc trải dài, sâu trên nhiều lĩnh vực từ văn hóa – tƣ tƣởng,
lịch sử - triết học, văn học – nghệ thuật, nhân chủng học – y dƣợc, kiến thức Đông
Tây – Kim cổ, chính trị - thời cuộc, nội ngữ - ngoại ngữ Tất cả đều đƣợc ông thể
hiện theo một đƣờng hƣớng độc lập “rất Phan Khôi”, ít chịu sự ảnh hƣởng bên
ngoài vì ông luôn nhất quán trong việc chống chủ nghĩa hình thức, kinh viện – giáo
điều, cổ súy duy tân – đổi mới.
Riêng thời kỳ làm báo tại Sài Gòn những năm 20, 30 là thời kỳ Phan Khôi
hoạt động sôi nổi nhất: cùng một lúc ông viết bài cho nhiều tờ báo khắp trong Nam
ngoài Bắc nhƣ Phụ nữ Tân Văn, Thần Chung, Đông Pháp thời báo, Trung lập,


1
Sau khi Hồ sơ Phan Khôi đƣợc tác giả Lại Nguyên Ân công bố thì cũng chỉ xuất hiện những bài viết nhỏ
của tác giả Nguyễn Đăng Mạnh, Cao Việt Dũng, Nguyễn Đăng Điệp, Vƣơng Trí Nhàn, Hà Linh, Phan Thanh
Minh, Nguyễn Hƣng Quốc, Đỗ Ngọc Thạch, Phạm Xuân Thạch … đăng rải rác trên Tạp chí nghiên cứu văn
học, Thể thao và Văn hóa, Điện tử kiến thức, Thesaigontimes.vn … Đây mới chỉ là các bài viết với nội dung
khái quát, nêu nhận định hoặc phản ánh một mặt nào đó than thế - sự nghiệp của Phan Khôi. Trong loạt các
bài viết này nổi bật hơn cả là các bài viết của các tác giả Lại Nguyên Ân, Nguyễn Đăng Mạnh và Cao Việt
Dũng. Tác giả Lại Nguyên Ân trong tập tiểu luận “Mênh mông chật chội” có hai bài viết: “Phan Khôi và
cuộc thảo luận sử học năm 1928 trên Đông Pháp thời báo” và “Liệu có thể xem Phan Khôi (1887 – 1959)
nhƣ một tác gia văn học Quốc ngữ Nam Bộ?” theo đánh giá của chúng tôi là rất có giá trị, gợi mở cho nhiều
hƣớng tiếp cận khi nghiên cứu về học giả Phan Khôi bao gồm từ sử liệu, lịch sử báo chí, nghiên cứu văn hóa
– văn học, triết học – tƣ tƣởng, ngôn ngữ …




6
Đông Tây, Phổ thông trong đó có những tờ báo Phan Khôi là trụ cột có tầm ảnh
hƣởng quyết định nhƣ ở tờ Phụ nữ Tân Văn, Trung lập.
Xét về mặt thể loại báo chí và ngôn ngữ thể hiện thì Phan Khôi có những
đóng góp cụ thể:
a) Ngoài phong cách nghị luận trên báo chí thì Phan Khôi là nhà báo định
hình rõ nét nhất thể loại Hài đàm trên báo chí. Đó là những bài viết theo lối tạp văn
và đƣợc coi là “đặc sản” và chiếm số lƣợng rất lớn trong các sáng tác báo chí của
ông: “Lƣợng bài Phan Khôi viết và đăng trên Trung lập có lẽ là lớn nhất so với
lƣợng vài của ông đăng trên bất cứ tờ báo nào Trƣớc hết là mục hài đàm
“Những điều nghe thấy” mà tòa soạn dành riêng cho ông viết với bút danh Thông
reo (10 ngày đầu lấy là Tha Sơn)”. Từ 2/5/1930 đến 30/5/1933, ngày Trung lập bị
đóng cửa, Phan Khôi đã viết trên 600 bài cho mục “Những điều nghe thấy” [9,tr.9]
b) Về ngôn ngữ thể hiện Phan Khôi đã có sự chuyển biến về chất. “Ông bắt
đầu viết đƣợc lối văn sát sóng nhƣ lối văn hiện giờ từ hồi ông làm cho Đông Pháp
thời báo ở Nam” [9,tr.2]. Cũng chính Hoàng Tích Chu – ngƣời mở đầu cho lối viết
văn dây thép ngắn gọn mà ngƣời cùng thời cọi là lối viết cụt lủn “tỏ ra thích thú nét
tinh quái của ngòi bút Thông Reo ở mục Những điều nghe thấy” [5,tr.11]. GS.
Nguyễn Đăng Mạnh trong bài nghiên cứu về Phong cách nghị luận, bút chiến của
Phan Khôi (Tạp chí Văn học, số 9/2010) đã có nhiều nhận định tinh tế, chính xác về
lối viết của Phan Khôi:
Ngoài “cảm hứng gây sự” – một thủ pháp nhằm gây sự chú ý trong hoạt
động thông tấn – báo chí, “Hễ dƣ luận nói xuôi thì ông nói ngƣợc vì xem chừng
ông rất khoái chí gây ra đƣợc những cú sốc nhƣ thế với dƣ luận. Mà có nhƣ vậy,
văn Phan Khôi mới nổi góc cạnh lên đƣợc”. Đã bƣớc đầu đề cập tới cách lập luận,
hàm ngôn của Phan Khôi, đó là thiên về tƣ duy lôgic “chỉ nói lý, không nói tình”.
Trong nghị luận, bút chiến Phan Khôi kiên quyết dứt bỏ tình cảm và đề cao lí trí.
Đề cao lý trí tất phải coi trọng luận lý học. “Muốn cho thông thì chúng ta viết văn
cốt phải đúng theo văn pháp và luận lý học”. Với nguyên tắc của luận lý học đòi
hỏi phải xác định chính xác nội hàm của các khái niệm, ý nghĩa của các thuật ngữ,




7
các ngôn từ. Cũng chính từ việc vận dụng cẩn trọng luận lý học trong viết văn, làm
báo mà Phan Khôi sẵn sàng đứng ra làm Ngự sử văn đàn , viết hàng loạt các bài
đính chính những sai phạm trong nhận thức và sử dụng các thuật ngữ, ngôn từ,
cách dùng hình ảnh của nhiều nhà văn, nhà báo cùng thời. Nguyên tắc phát ngôn
của Phan Khôi là nói điều gì cũng phải tra xét cho phân minh, có chứng cứ rõ ràng
rồi mới nói. Văn phong của ông trƣớc hết các khái niệm, các thuật ngữ đều đƣợc
định nghĩa rõ ràng “theo tam đoạn luận thì phải xét rõ mạng đề (proposition).
Muốn xét rõ mạng đề phải biện từng danh từ (terme) cho rành rẽ. Vậy bƣớc đầu
lôgic là tế nhận danh từ, bƣớc này sai là hỏng bét”. Tuy vậy Phan Khôi thƣờng
hay dùng thành ngữ, tục ngữ và có lối nói khẩu ngữ rất phóng túng thoải mái
[65,tr.90-94]
Ngoài ra trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ học, Phan Khôi cũng để lại
nhiều dấu ấn riêng. Nguyễn Hiến Lê (Tuyển tập Nguyễn Hiến Lê, tập III, Ngữ học)
khi bàn về Loại từ đi với thể trở động vật [61, tr.328]; Quan hệ từ của câu [61,
tr.558]; Ảnh hƣởng về ngữ pháp, Dùng thể từ thay cho trạng từ [61, tr.623] đều
có viện dẫn các ví dụ của Phan Khôi và đồng quan điểm với cách lý giải của tác giả
Việt ngữ học nghiên cứu.
Khi luận giải về Sự phát triển ngôn ngữ và ngôn ngữ đã phát triển trƣờng
hợp tiếng Việt, Hoàng Cao Cƣơng đã nhắc tới Phan Khôi với một thái độ đặc biệt
kính trọng:
“Hơn một ngàn năm học chữ Hán, vẫn có nhờ nó lập cho ta một nền văn hóa
khả quan, nhƣng nếu nói ta đã lập trên thứ chữ ấy một nền văn hóa xứng đáng thì
tôi tƣởng rằng chƣa chắc. Bởi một thứ chữ mà ta viết hãy còn chƣa nhã thuần, chƣa
đúng văn pháp, thì làm sao cho thành văn học đƣợc” [24,tr.2]
Tóm lại Phan Khôi là nhân vật nổi trội đặc biệt nhất trong giới trí thức, trong
làng văn, làng báo Việt Nam đầu thế kỷ XX, nhƣng các công trình nghiên cứu về

ông chƣa nhiều, chƣa thật tƣơng xứng với tài năng và học thuật của ông, nhất là ở
lĩnh vực báo chí thì hầu nhƣ thiếu vắng hoàn toàn. Nguyên nhân của tình trạng này
đƣợc nhấn mạnh là bởi giới nghiên cứu ở Việt Nam chƣa thực sự quan tâm tới xử lý



8
tài liệu báo chí mà chỉ luôn coi trọng sách in hơn báo chí nên công cuộc nhìn nhận
lại Phan Khôi đƣợc tiến hành một cách vô cùng thận trọng và chậm chạp. Đúng nhƣ
GS. Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét:
“Phan Khôi tuy là một nhà tƣ tƣởng, một nhà văn hóa lớn nhƣng cho đến
nay chƣa đƣợc giới nghiên cứu quan tâm đúng mực. Một phần vì cái án Nhân văn
khiến ngƣời ta phải né tránh, một phần vì ông chủ yếu là nhà báo mà giới nghiên
cứu của ta lâu nay vẫn trọng văn, thích viết về nhà văn hơn là viết về nhà báo.”
[65,tr.108]
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp chính sau đây:
- Phƣơng pháp mô tả và thống kê
- Phƣơng pháp so sánh
- Phƣơng pháp phân tích tác phẩm báo chí
- Phƣơng pháp liên ngành: ngôn ngữ học, xã hội học, nghiên cứu văn học
và các sản phẩm thông tấn – báo chí
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu chính của luận văn là các tác phẩm báo chí của Phan
Khôi đăng từ năm 1928 đến năm 1932 do Lại Nguyên Ân sƣu tầm, công bố. Đồng
thời luận văn sẽ đối chiếu với một số tác phẩm báo chí của các tác giả khác cùng
thời và sau thời Phan Khôi.
5. Các đóng góp chính kỳ vọng
- Luận văn theo hƣớng khảo sát chi tiết sự nghiệp một tác giả nhằm đƣa ra
những nhận định mới mẻ về sự đóng góp của Phan Khôi đối với sự hình thành và

phát triển tiếng Việt trong thời điểm giao thời.
- Mong muốn khẳng định đƣợc cách đi sáng tạo của Phan Khôi trong tận
dụng và cách tân tiếng Việt, cái đã làm nên giá trị bền vững của Phan Khôi trong
đời sống tinh thần đƣơng đại Việt Nam.
- Hệ thống hóa đƣợc các thủ pháp nghệ thuật ngôn từ mà Phan Khôi đã dùng
trong lĩnh vực báo chí.



9
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm
3 chƣơng nội dung:
Chƣơng 1. Cơ sở lý thuyết
Chƣơng 2. Đặc điểm ngôn từ của Phan Khôi trong báo chí
Chƣơng 3. Các đóng góp chính của Phan Khôi trong báo chí từ nghệ thuật
ngôn từ
Cuối luận văn chúng tôi đính kèm một số Phụ lục có liên quan đến các phân
tích ở chƣơng 2 và 3.



10
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Giới thiệu Phan Khôi và thời ông sống
Phan Khôi (20/8/1887 – 16/01/1959), quê ở làng Bảo An, Điện Bàn, Quảng
Nam. Ông xuất thên trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Thân phụ ông là
Phan Trần, tri phủ Diên Khánh thời nhà Nguyễn, ông ngoại là Tổng đốc Hoàng
Diệu, ngƣời nổi tiếng vì tử tiết ở thành Hà Nội. Năm 1905, Phan Khôi đỗ tú tài Hán
học. Nhƣng vốn là ngƣời thông minh, nhạy cảm trƣớc cái mới và thời cuộc, Phan

Khôi đã tham gia các phong trào cách mạng Duy Tân, Đông Kinh nghĩa thục nên
ông từng bị bắt giam một thời gian. Với truyền thống của gia đình, với vốn Hán học
vững vàng, lại sắc sảo thông minh Phan Khôi hoàn toàn thuận lợi đi theo con đƣờng
khoa cử. Nhƣng ông lại quay lƣng với chữ nghĩa trƣờng quy, cắt tóc, theo học tiếng
Pháp và tiếng Việt. Chính môi trƣờng cách mạng sôi động những năm đầu thế kỷ đã
câu thúc Phan Khôi vào hoạt động báo chí.
Đầu thế kỷ XIX, với những biến cố lớn lao của lịch sử đã làm thay đổi mạnh
mẽ tới đời sống xã hội Việt Nam, trong đó phải kể tới những yếu tố mới xuất hiện
làm thay đổi diện mạo văn hóa – tƣ tƣởng ngƣời Việt:
a. Chữ Quốc ngữ với sự ra đời của báo chí, in ấn
Tính từ khi nổ tiếng súng đầu tiên vào cửa biển Đà Nẵng (1858) cho đến khi
dập tắt đƣợc phong trào Cần Vƣơng, năm 1896, thực dân Pháp mất 38 năm mới
xâm chiếm đƣợc toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Trong suốt thời gian đó cùng với sự
chiếm đóng quân sự, Pháp đã tiến hành nhiều chính sách nhằm xây dựng một thiết
chế chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa phù hợp với việc khai thác và đồng hóa
thuộc địa. Trong chính sách đồng hóa thực dân Pháp chủ trƣơng khuyến khích dùng
chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh, vì ngƣời Pháp đã nhận thấy: “chữ Hán còn là
một ngăn trở giữa chúng ta với ngƣời bản xứ, sự giáo dục bằng thứ chữ tƣợng hình
( ) chỉ tổ khó cho việc truyền đạt đến dân chúng những điều tạp sự cần thiết liên
quan đến khung cảnh của nền cai trị mới cũng nhƣ cho việc thƣơng mại” [100,
tr.129]. Ngƣời Pháp đã quyết tâm thay thế hẳn chữ Hán, chữ Nôm bằng chữ Quốc
ngữ là một mƣu tính nhằm tách hoàn toàn và vĩnh viễn ngƣời dân An Nam thuộc



11
địa ra khỏi ảnh hƣởng của nền văn hóa Trung Hoa. Mặt khác, xuất phát từ tâm địa
của kẻ đi khai phá, họ nhận định: “chữ Quốc ngữ chỉ có thể tiện lợi cho nhu cầu
hàng ngày và nó không thể trở thành một chữ viết của văn chƣơng, văn hóa thông
thái” [100, tr.129]

Để hỗ trợ cho sự phát triển nhanh chóng của chữ Quốc ngữ là sự xuất hiện
của báo chí và in ấn: tờ báo Quốc ngữ đầu tiên ra đời ở Nam Kỳ là Gia Định báo
(1865). Tiếp theo là Nam Kỳ nhật trình (1883), Thông loại khóa trình (1888), Bảo
hộ Nam dân (1888), Đại Nam đồng văn nhật báo (1892), Phan Yên báo (1898) Đi
liền với hoạt động báo chí là sự hiện diện của các nhà in của nhà nƣớc bảo hộ
(Imprimeries du Gouvernement) và các nhà in tƣ nhân (ví dụ nhƣ nhà in của hiệu
thuốc Tây Holbé in cho Nam Kỳ nhật trình; nhà in của một họ đạo ở Tân Định in
cho Nam Kỳ địa phận ). Có thể thấy rõ báo chí ra đời đã thúc đẩy chữ Quốc ngữ
phổ cập nhanh chóng đồng thời khiến cho đời sống văn hóa, văn chƣơng có một bầu
không khí mới mẻ, sôi động và năng động khác thƣờng.
b. Hệ thống giáo dục với sự ra đời của đội ngũ cầm bút mới viết văn, làm báo
Phát triển song song với việc cổ động dùng chữ Quốc ngữ, phát triển báo chí,
chính quyền Pháp tại Việt Nam chú trọng xây dựng nền giáo dục Pháp – Việt, với
mục tiêu đào tạo một lớp nhân viên hành chính phục vụ trong bộ máy công quyền,
giáo dục – văn hóa của chính quyền thực dân. Trong thực tế, ngoài những công
chức mẫn cán, hệ thống giáo dục này đã tạo ra một nhóm trí thức gồm đủ hiểu biết
Đông Tây kim cổ. Có thể tóm tắt lịch sử phát triển và một số đặc điểm quan trọng
của nền giáo dục Pháp Việt để thấy đƣợc những ảnh hƣởng của nó đến đời sống văn
hóa – tƣ tƣởng, văn chƣơng nhƣ sau:
- Giai đoạn 1 từ 1858 – 1904, có 2 loại hình trƣờng học là trƣờng Dòng
(trƣờng học Thiên Chúa giáo) và trƣờng Thông ngôn (đào tạo công chức phục vụ
cho bộ máy cai trị). Khá nhiều tên tuổi lớn ngƣời Việt nhƣ Trƣơng Vĩnh Ký, Huỳnh
Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản, đã qua học các khóa đào tạo này.



12
- Giai đoạn 2 từ 1904-1917 tồn tại song song hai loại hình cũ, mới trong hệ
thống giáo dục Quốc dân. Mô hình “tháp đôi” nghĩa là giữ nguyên loại hình nhà
trƣờng giáo dục theo lối truyền thống và du nhập thêm một loại hình nhà trƣờng mô

phỏng y nguyên hình thức trƣờng học từ chính quốc. Đây chính là điều kiện để xuất
hiện trong lịch sử Việt Nam lớp trí thức mang trong mình hai nền văn hóa Đông –
Tây ra sức xây dựng nền giáo dục bản xứ và gây dựng văn hóa Việt Nam theo xu
hƣớng mới, tiêu biểu nhƣ Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc,
Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm,
- Giai đoạn 3 từ 1917 – 1924, mô hình “tháp đôi” đƣợc thay thế bởi mô hình
giáo dục “kiểu kim tự tháp” với 4 cấp học là sơ học, tiểu học, cao đẳng tiểu học và
trung học bản xứ. Đây đƣợc coi là “giai đoạn vàng” của nền giáo dục Pháp – Việt
và về cơ bản đƣợc giữ ổn định đến hết năm 1945. [100]
Mặc dù mục tiêu chính của nền giáo dục Pháp Việt là đào tạo ra đội ngũ
nhân viên thừa hành cho bộ máy cai trị thực dân, nhƣng hệ quả lại nằm ngoài mƣu
tính thực dân là tri thức, các trào lƣu tƣ tƣởng duy tân và văn hóa, trong đó có cả
văn chƣơng, báo chí phƣơng Tây có cơ hội phổ biến, du nhập vào Việt Nam. Đây là
môi trƣờng quyết định tạo ra sự phân hóa đội ngũ cầm bút cựu trào hình thành nên
một đội ngũ nhà văn, làm báo mới. Và đây cũng chính là giai đoạn giao thời:
“Giai đoạn Đông – Tây đụng độ, tân cựu giao tranh, giai đoạn tƣ tƣởng văn
hóa dân tộc đang cần xác định phƣơng hƣớng đúng đắn để tiến lên cho kịp thời đại.
Trong cuộc đụng độ về tƣ tƣởng và văn hóa giữa Đông và Tây, nói chung ai cũng
đều phải thừa nhận ƣu thế của văn minh phƣơng Tây hiện đại. Tuy nhiên, dƣ luận
của phần lớn giới trí thức đƣơng thời cho rằng dù phải chấp nhận nền văn minh ấy
vẫn không thể vứt bỏ hoàn toàn truyền thống văn hóa phƣơng Đông, vẫn phải giữ
lấy quốc hồn quốc túy An Nam. Trong khi chủ trƣơng tân cựu điều hòa, thổ nạp Á
Âu của Phạm Quỳnh đƣợc nhiều ngƣời tán thƣởng thì Phan Khôi khác biệt, ông dứt
khoát phản đối” [9, tr.96].



13
Tuy còn những điểm hạn chế là ông chỉ thấy các mặt đối lập mà không thấy
yêu tố có thể hòa hợp giữa văn hóa Đông và Tây, giữa cựu học và tân học, giữa

nhận thức trực giác và tƣ duy khoa học nhƣng có thể thấy rất rõ, xét theo xu
hƣớng, toàn bộ các sáng tác của Phan Khôi đều mang tính hƣớng thƣợng, cổ vũ cho
cái mới với tinh thần duy lý đến cực đoan. Các bài viết của Phan Khôi đều mang
văn phong khoa học, chính xác, lập luận chặt chẽ, bằng chứng rõ ràng, có sức thuyết
phục. Ông xác định 3 tiêu chí chuẩn mực của Văn chƣơng nhà báo: tín, đạt, mỹ [3,
tr.138]. Tín là chân thực, chính xác; đạt là diễn giải đúng và rõ ý ngƣời viết; mỹ là
văn phải cho đẹp, lời cho nhã, ý cho mới. Phong cách chuẩn mực này của Phan
Khôi đã có ảnh hƣởng, tác động không nhỏ tới hoạt động văn chƣơng, báo chí
đƣơng thời.
1.2. Các thành tựu chính của Phan Khôi trong lĩnh vực báo chí tân văn
Năm 1918, Phan Khôi bắt đầu viết báo cho tạp chí Nam Phong ở Hà Nội với
bút danh Chƣơng Dân. Ở đây ngòi bút Chƣơng Dân bộc lộ tiềm năng của một cây
bút viết cả chữ Hán lẫn chữ Việt, có nghị luận, khảo cứu lẫn sáng tác văn chƣơng.
Tuy vậy, hoạt động báo chí của Phan Khôi thực sự sôi nổi nhất phải là từ khi
ông tham gia, góp mặt với báo chƣơng Sài Gòn từ đầu năm 1928, gắn tên tuổi của
mình với các tờ Đông Pháp thời báo, Thân Chung, Phụ nữ Tân Văn, Trung lập
(tiếng Việt) và ít nhiều gắn với các tờ Quần báo, Hoa Kiều nhật báo (chữ Hán) ở
Chợ Lớn Sài Gòn. Chính môi trƣờng báo chí văn chƣơng Sài Gòn chính là nơi nuôi
dƣỡng cây bút Phan Khôi từ lúc định hình đến độ trƣởng thành, là nơi cây bút viết
báo viết văn của ông làm việc năng suất nhất, hiệu quả nhất. Chỉ tính riêng từ năm
1928 đến năm 1932 trên các tờ báo này đã đăng tải khoảng 2000 bài báo lớn nhỏ
của ông. Các bài viết này đề cập tới hầu hết mọi vấn đề cấp thiết về chính trị, kinh
tế, văn hóa của xã hội Việt Nam đƣơng thời, đƣợc phản ánh qua các nội dung, đề tài
cụ thể nhƣ chính sách cải cách, học thuyết tƣ tƣởng, lịch sử, tôn giáo, giáo dục, phụ
nữ, thanh niên, gia đình, văn học, ngôn ngữ,



14
Về thành tựu chính của Phan Khôi trên lĩnh vực này, có lẽ 5 đóng góp sau

đây là có sức hấp dẫn nhất:
Trƣớc hết, ở lĩnh vực Văn chƣơng báo chí
1
Phan Khôi đã có những cống
hiến mang dấu ấn “mở đƣờng”: Mặc dù hoạt động hết sức sôi nổi trên văn đàn
nhƣng tính ra, văn nghiệp trƣớc Cách mạng của Phan Khôi chủ yếu đọng lại trong
Chƣơng Dân thi thoại. Đây là tập hợp các bài viết trên mục Nam Âm thi thoại, viết
từ thời làm cho Nam Phong tạp chí và một số bài khác trên Đông Pháp thời báo,
Phụ nữ Tân Văn, tháng 2/1936. Thi thoại là một lối trứ thuật chuyện nói về chuyện
làm thi. Trong thi thoại thƣờng cóp nhặt những bài những câu thi hay và thƣờng có
kèm theo lời bình phẩm, cốt để lƣu truyền những câu đắc ý của văn nhân tài tử. Việt
Nam tuy có truyền thống thi ca lâu đời, nhƣng sách thi thoại dƣờng nhƣ chƣa xuất
hiện; trong bối cảnh đó Phan Khôi là ngƣời khởi tạo loại sách này (xét về mặt thời
gian Thi tù tùng thoại của Huỳnh Thúc Kháng xuất hiện sau Nam Âm thi thoại).
Luôn theo đuổi đi tìm cái mới, nên Phan Khôi nhận ra sự mòn sáo, cạn kiệt của thơ
Đƣờng luật đã không đủ sức để cho nhà thờ phô diễn đƣợc một cách tự nhiên tình
cảm, tâm tƣ. Bài viết Một lối “thơ Mới” trình cháng giữa làng thơ với bài thơ Tình
già của Phan Khôi (PNTV, Sài Gòn, số 122, ngày 10/3/1932) thực sự đã tạo ra một
cú “sốc” cho phái thơ cũ. Về mặt nghệ thuật, bài thơ Tình già chƣa đạt tới mức làm
cho phái thơ cũ nản lòng nhƣng cách xây dựng dòng thơ và cách phô diễn tình cảm
của ông thì quả thực là một lối thơ mới đƣợc trình cháng giữa làng thơ. Nhƣ vậy, vị
trí lịch sử của Phan Khôi đƣợc khẳng định qua việc khởi xƣớng phong trào thơ mới.
Chính với tinh thần nhập thế và niềm say mê cái mới đã đƣa Phan Khôi vào vị trí


1
Cũng cần phải nói thêm: trong cuốn hồi ký của mình, Nguyễn Công Hoàn thuật lại bầu không khí
văn chƣơng ở nửa đầu thế kỷ trƣớc: “Trƣớc kia, ngƣời viết văn ra làm báo, và trong khi làm báo
vẫn viết văn. Báo nào cũng có đăng văn chƣơng, nên văn chƣơng ra đời bằng con đƣờng báo chí.
Chƣa có báo chí thuần túy về văn chƣơng, cũng chƣa có nhà xuất bản in những sách văn học ( )

thời đó, ngƣời ta lẫn lộn giữa nhà báo với nhà văn, cũng nhƣ nhà văn với nhà báo” [59, tr.54]. Từ
nhận xét này của Nguyễn Công Hoàn về việc “lẫn lộn” nhà văn với nhà báo, ta có thể hình dung
đƣợc phần nào mức độ khó của việc phân chia rạch ròi giữa báo chí và văn chƣơng. Trong tâm trí
những ngƣời thời ấy, việc phân chia này có lẽ là hoàn toàn không cần thiết, báo chí và văn chƣơng
có một cuộc sống chung lý tƣởng, không hẳn là sự tiến triển đi lên từ báo sang sách, mà hai lĩnh
vực này đều có chỗ đứng riêng trong sự liên kết rất chặt chẽ, tầm quan trọng của báo chí trong cái
nhìn của nhà văn không hề thua kém tầm quan trọng của sách in [38].



15
hai lần tiên phong: góp phần mở đƣờng cho phong trào Thơ Mới và mở đầu cho
một thể loại dƣờng nhƣ chƣa xuất hiện ở ta: thi thoại.
Bên cạnh đó, có một điều khá nổi bật khi Phan Khôi làm cho các tờ báo từ
Đông Pháp thời báo (1929) đến khi làm công tác với tờ Phụ nữ Tân Văn (1930) hay
chuyển sang làm cho tờ Trung lập (1931) thì ông đều khởi xƣớng hoặc phụ trách
“Phụ trƣơng văn chƣơng”. Ở mỗi kỳ báo, ngoài những mục “Văn uyển” đăng sáng
tác thơ, mục “Giấy thừa mực vụn” đăng tạp văn hoặc chuyện làng văn thì Phan
Khôi có một lƣợng bài vở rất lớn bao gồm cả sáng tác văn học, lý luận – phê bình
văn học và dịch thuật.
Thứ hai, tranh luận và phản biện là nét cá tính in dấu rất rõ trong cuộc đời
làm báo của Phan Khôi, có khi ông là ngƣời khởi xƣớng châm ngòi cho hàng loạt
các cuộc tranh luận lớn, có khi ông chỉ là một thành viên tham dự, nhƣng dù hiện
diện ở góc độ nào thì các bài tranh luận của ông đều có tầm ảnh hƣởng rất lớn tới
nhận thức dƣ luận đƣơng thời. Có thể kể tới các bài viện tranh về sử học: Bác cái
thuyết nƣớc Pháp giúp nƣớc Nam hồi thế kỷ XVIII (1928); tranh luận về tƣ tƣởng –
học thuật: Đọc cuốn Nho giáo của ông Trần Trọng Kim (1930), Cảnh cáo các nhà
học phiệt (1930); Các bài “đại luận” về quốc học Việt Nam: Luận về Quốc học
(1931), Nhân vấn đề Quốc học kéo qua vấn đề khác (1931), Bất điều đình (1931),
Những cuộc tranh luận này lan rộng ra nhiều tờ báo khắp trong Nam ngoài Bắc,

khiến nhiều cây bút hàng đầu của học thuật đƣơng thời nhƣ Phạm Quỳnh, Huỳnh
Thúc Kháng, Trần Trọng Kim, Trần Huy Liệu phải lên tiếng, làm cho không khí
tranh luận vô cùng sôi nổi, đây cũng là giai đoạn “thăng hoa” không dễ gì lặp lại
trong hoạt động tƣ tƣởng – học thuật ở Việt Nam. Có thể nói các cuộc tranh luận
này “đã là những cú hích quan trọng góp phần thúc đẩy tƣ tƣởng học thuật, thúc
đẩy văn hóa, văn học Việt Nam tiến mạnh lên phía trƣớc trên con đƣờng hiện đại
hóa” [79, tr.96]
Thứ ba, các bài khảo luận của Phan Khôi trên báo chí vô cùng phong phú.
Phan Khôi vừa là một nhà Hán học uyên thâm, vừa chịu khó học tiếng Pháp, miệt
mài học hỏi qua sách, báo trong và ngoài nƣớc nên đã tích lũy đƣợc một vốn tri



16
thức rất rộng, bao gồm đủ cả Đông Tây kim cổ: lịch sử, xã hội, văn hóa, văn học
các nƣớc, từ Việt Nam, Trung Quốc đến Nhật Bản, Pháp, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ ; các
loại tôn giáo: Phật, Gia-tô, Tin Lanh, Cao Đài, Hồi Giáo; các loại học thuyết:
Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, Mặc Tử, Trình Tử, Chu Tử, cho đến Găngđi, Tôn
văn, Lê nin; cả phép suy lý tam đoạn luận của Hégel, luận lý học của Aristote; rồi
biết cả triết lý: duy tâm, duy vật; am hiểu nghệ thuật dân gian: từ thần thoại, truyền
thuyết của Tầu, của ta tới phong dao, tục ngữ của ngƣời Việt. Tìm hiểu lịch sử chữ
Quốc ngữ, tƣờng tận ngữ pháp Tiếng Pháp, rành rọt về các nguyên lý, phép quy
nạp, diễn dịch của tƣ duy khoa học, tìm hiểu cả Đông y, Tây y Do đó, Phan Khôi
có khả năng phân tích sâu nhiều vấn đề, nghiên cứu tới nhiều lĩnh vực khoa học
khác nhau
1
. Các bài khảo luận của Phan Khôi tuy mang nội dung kiến thức chuyên
sâu khoa học, nhƣng lại đƣợc diễn đạt bằng ngôn từ gần gũi đời thƣờng mà đƣơng
thời sử dụng. Đây cũng là đặc điểm đóng góp riêng của Phan Khôi.
Thứ tƣ, xét về sự đóng góp cho phong cách ngôn ngữ và thể tài báo chí,

ngoài việc định hình rõ nét phong cách nghị luận trên báo chí qua hàng loạt các bài
nghị luận chính trị - xã hội
2
, thì Hài đàm – một thể tài văn chƣơng gắn liền với báo
chí đƣợc Phan Khôi thể nghiệm viết đều đặn trong chuyên mục “Câu chuyện hàng
ngày”
3
và “Những điều nghe thấy” chiếm một số lƣợng rất lớn
4
. Đây cũng đƣợc
xem là “đặc sản” của Phan Khôi đƣợc độc giả đƣơng thời đặc biệt mến mộ.
Trên thực tế tờ Gia định báo (1865) – tờ báo quốc ngữ đầu tiên ra đời của
Nam Kỳ, đã từng có những mục: “Chuyện đời xƣa”, “Lựa nhón lấy những chuyện


1
Xem Phan Khôi: tác phẩm đăng báo 1928 – 1932, các bài khảo cứu triết học: Ngƣời mở đƣờng cho lý luận
Á Đông, Tống Nho với phụ nữ, Triết học với nhơn sinh, Cái ảnh hƣởng của Nho giáo ở nƣớc ta; Khảo cứu
lịch sử: Xóa một cái án trong lịch sử: thân oan cho Võ Hậu, Hiện tình của ngƣời Do Thái, Một ít sử liệu về
phong tục ở Nam Kỳ độ trăm năm trƣớc, Lƣợc sử Đài Loan ở Nhật Bổn, Cái lí lịch của Vạn lý trƣờng thành;
Sử với tiểu thuyết ; Khảo cứu về phong tục: Ngƣời Chàm ở Bình Thuận, Tục nhuộm răng đen; Theo tục
ngữ phong dao, xét về sự sanh hoạt của phụ nữ ; Khảo cứu về ngôn ngữ: Chữ Quốc ngữ phải viết cho
đúng, Những tiếng xƣa dùng mà nay không dùng nữa; So sánh văn phạm chữ Pháp với chữ Hán
2
P.A.N: Trong Phan Khôi: tác phẩm đăng báo từ 1928 – 1932, có hơn 200 bài báo mang nội dung bình luận
các vấn đề thời sự, chính trị, xã hội trong nƣớc và quốc tế, chúng tôi xếp nhóm bài này là: nghị luận chính trị
- xã hội.
3
Chỉ tính riêng trên báo Thần Chung với tổng số 346 kỳ báo thì có 337 kỳ báo chuyên mục “Câu chuyện
hàng ngày” có bài của Phan Khôi [8, tr.413]

4
Từ 2/5/1930 đến 30/5/1933, ngày Trung lập bị đóng cửa, Phan Khôi viết trên 600 bài cho mục “Những điều
nghe thấy” [11, tr.9]



17
hay và có ích”, “Chuyện khôi hài” của Trƣơng Vĩnh Ký, nhƣng có thể đƣợc coi là
gợi ý cho mục trào phúng hài hƣớc gần nhƣ không thể thiếu trên các tờ báo sau này.
Các cây bút lão luyện nhƣ Tản Đà, Diệp Văn Kỳ, Đào Trinh Nhất, Ngô Tất Tố,
cũng đều viết trào phúng, hài đàm trên báo chí nhƣng không đều đặn và chƣa hẳn
làm nổi bật thể tài này. Chỉ từ khi Phan Khôi viết Hài đàm, góp những câu chuyện
kể thì ngƣời đọc báo mỗi ngày mới quả thực là biết “câu chuyện hàng ngày” với đủ
loại nội dung: từ các việc xảy ra hàng ngày tại đô thị Sài Gòn và mọi miền trong
nƣớc đến các sự kiện ở nƣớc ngoài. Biết từ chuyện bầu cử của hội đồng quản hạt,
chuyện ăn Tết, chuyện thiếu nƣớc, chuyện giá gạo tăng đến chuyện phế đế Phổ
Nghi, chuyện quân phiệt bên Tầu, chuyện thi sắc đẹp bên Tây và nổi bật lên là
giọng điệu khi mỉa mai, lúc hài hƣớc của tác giả.
Để thể nghiệm thành công thể tài mới mẻ này trên báo chí ngoài sự học hỏi
kinh nghiệm của hai nhà báo Pháp là Clément Vautel và Georges de la Fouchardière
trên các tờ Le Journal và L’Oeuvre xuất bản ở Paris đƣơng thời
1
thì ta thấy đƣợc
trong lối viết hài đàm của Phan Khôi có sự kết hợp tinh tế của tạp văn ngắn (viết
sắc, gọn) với trí liên tƣởng thông minh giàu sức sáng tạo. Đây là việc không phải ai
cũng làm đƣợc. Vì thế những tài năng khôi hài, những cây bút trào phúng trên báo
chí nhƣ Phan Khôi quả thật xƣa nay vẫn hiếm.
1.3. Các khái niệm Ngôn ngữ học liên quan
1.3.1. Từ vựng học
1.3.1.1. Các thành phần từ vựng học tiếng Việt

Vốn từ của một ngôn ngữ đƣợc gọi là từ vựng. Các yếu tố tạo nên từ vựng
một ngôn ngữ hợp thành hệ thống từ vựng. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Ngôn
ngữ học, hệ thống từ vựng là: “Toàn bộ các đơn vị từ vựng của một ngôn ngữ gồm
từ, thành ngữ, quán ngữ, tạo thành các lớp có quan hệ nội tại với nhau” [110,


1
Georges de la Fouchardière (1874 – 1946) năm 1916 đã cùng Gustave Téry sáng lập ra tờ L’Oeuvre (xây
dựng), viết liên tục 15 năm những bài luận bàn thế sự với giọng hài hƣớc, hóm hỉnh, thu hút đủ loại độc giả;
là cây bút có ảnh hƣởng đến tận thế chiến thứ II. Clément Vautel (1876 – 1954; bút danh: Đảo Let thành
Tel): viết cho các báo ngày ở Paris nhƣ Le Matin, Le Liberté , đặc biệt giữ mực “Mon film” (Dƣới mắt tôi)
hằng ngày bàn luận thế sự bằng cái nhìn rất “phải lẽ” của một “français moyen” (thƣờng dân) đƣợc độc giả
đƣơng thời hâm mộ Đây cũng là cây bút có ảnh hƣởng đến tận thế chiến thứ II [8, tr.411-412]

×