Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

kinh tế nông nghiệp tỉnh thái nguyên thời kì 1997-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 137 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






ĐẶNG THỊ HUYỀN



KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN
THỜI KÌ 1997 – 2010



















LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ








Thái Nguyên, năm 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM







ĐẶNG THỊ HUYỀN



KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN
THỜI KÌ 1997 – 2010






Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13








LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Minh





Thái Nguyên, năm 2013




i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
đƣợc nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Các kết quả và thông tin trong
luận văn là do tác giả thu thập từ các tài liệu thứ cấp và điều tra thực tế. Mọi sự
giúp đỡ cho việc hoàn chỉnh luận văn đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích
dẫn trong luận văn đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc.


Tác giả luận văn


Đặng Thị Huyền




Xác nhận của BCN khoa Lịch sử Xác nhận của GV hƣớng dẫn















ii
LỜI CẢM ƠN

Trƣớc hết, tác giả Luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy
hƣớng dẫn khoa học TS. Nguyễn Xuân Minh - ngƣời thầy đã nêu ý tƣởng và
tận tâm hƣớng dẫn tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn này.
Cảm ơn các Thầy, Cô trong khoa Sau Đại học, khoa Lịch sử trƣờng Đại
học sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên đã chỉ bảo tận tình, động viên, khích lệ tác
giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm học
liệu – Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong
quá trình thu thập tài liệu hoàn thành Luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn
bè đã động viên, khuyến khích tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành
Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2013

Tác giả


Đặng Thị Huyền










iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU vi
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 7
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 7
5. Đóng góp của Luận văn 8
6. Bố cục của Luận văn 8
NỘI DUNG 9
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN
TRƢỚC NĂM 1997 9
1.1. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên 9

1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 9
1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội 14
1.2. Kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên qua các thời kì trƣớc năm 1997. 21
1.2.1. Trong thời kì 1954 – 1965 21
1.2.2. Trong thời kì 1965 – 1975 31
1.2.3. Trong 10 năm đầu cả nƣớc cùng đi lên chủ nghĩa xã hội (1976 - 1986)
38
1.2.4. Trong 10 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới toàn diện đất nƣớc 1986 –
1996 44




iv
Chƣơng 2:KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG THỜI KÌ
1997 – 2010 51
2.1. Kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên trong những năm đầu thực hiện
đƣờng lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc 1997 – 2000 51
2.2. Kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc (2001 – 2005) 59
2.3. Kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên trong thời kì tiếp tục đẩy mạnh
CNH – HĐH (2006 – 2010) 74
Chƣơng 3: VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI
NGUYÊN 94
3.1. Vị trí của kinh tế nông nghiệp Thái Nguyên 94
3.2. Vai trò của kinh tế nông nghiệp Thái Nguyên 100
3.2.1. Nông nghiệp là nguồn cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho xã hội . 100
3.2.2. Nông nghiệp là cơ sở cho sự phát triển công nghiệp 102
3.2.3. Ngành Nông nghiệp tạo ra nhiều việc làm, thu hút lao động, góp phần
xóa đói giảm nghèo cho ngƣời dân trong tỉnh 105

3.2.4. Nông nghiệp cung cấp nguồn vốn lớn cho phát triển kinh tế 108
3.2.5. Nông nghiệp có vai trò giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi
trƣờng 109
KẾT LUẬN 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
PHỤ LỤC 127










v


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Viết Là:
Đọc Là:
CNH - HĐH
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
DN
Doanh nghiệp
HĐND

Hội đồng nhân dân
HTX
Hợp tác xã
NN & PTNT
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
UBND
Ủy ban nhân dân
VAC
Vƣờn ao chuồng
ViêtGAP
Vietnamese Good Agricultural Practices: Thực hành sản
xuất Nông nghiệp tốt cho rau quả tƣơi của Việt Nam

















vi



DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Trang
Bảng 1.1: Tỉ lệ các thành phần dân tộc ở Thái Nguyên năm 2010 17
Bảng 1.2: Năng suất lúa của một số huyện, thành trên địa bàn Thái Nguyên năm
1970 so với các năm 1968, 1969 35
Bảng 1.3: Diện tích và sản lƣợng các loại cây lƣơng thực của các huyện, thành phố
trên địa bàn Thái Nguyên năm 1984 43
Bảng 1.4: Sự tăng trƣởng đàn gia súc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên qua các năm
1987 – 1990 47
Bảng 1.5: Sản lƣợng nông nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trong các năm
1994 – 1996 48
Bảng 1.6: Sự tăng trƣởng đàn gia súc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên qua các năm
1992 – 1996 49
Bảng 2.1: Diện tích và cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm tỉnh Thái Nguyên
từ 2002 – 2005 62
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2002 – 2005 64
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất cây lâu năm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 – 2005: . 65
Bảng 2.4: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (Theo giá so sánh năm 1994) tỉnh Thái
Nguyên từ 2002 – 2005 66
Bảng 2.5: Diện tích và sản lƣợng thủy sản chủ yếu của tỉnh Thái Nguyên từ năm
2002 – 2005 67
Bảng 2.6: Cơ cấu ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp
tỉnh Thái Nguyên tƣ 2002 – 2005 68
Bảng 2.7: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp giai đoạn 2002 – 2005 69





vii
Bảng 2.8: Diện tích và cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm tỉnh Thái Nguyên
từ năm 2006 – 2010 76
Bảng 2.9 : Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2006– 2010 77
Bảng 2.10. Diện tích, sản lƣợng trồng cây lâu năm tỉnh Thái Nguyên từ năm
2007 – 2010 78
Bảng 2.11: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tỉnh Thái Nguyên từ năm 2007 – 2010
(Theo giá so sánh năm 1994) 79
Bảng 2.12 : Sản lƣợng chè búp tƣơi phân theo Huyện, Thành phố, Thị xã tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 1998 – 2010 82
Bảng 2.13 : Sản lƣợng gia súc, gia cầm tỉnh Thái Nguyên từ năm 2006 – 2010 84
Bảng 2.14 : Diện tích và sản lƣợng thủy sản chủ yếu tỉnh Thái Nguyên từ
năm 2007 – 2010 87
Bảng 2.15: Cơ cấu ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
tỉnh Thái Nguyên từ năm 2006 – 2010 87
Bảng 2.16 : Cơ cấu giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2007 – 2010 88
Bảng 2.17: Số tổ hợp tác toàn tỉnh tính từ năm 2007 – 2010 89
Bảng 3.1: Cơ cấu các ngành kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 – 2005 97
Bảng 3.2: Cơ cấu các ngành kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010 99





1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

C. Mác là ngƣời đầu tiên đƣa ra định nghĩa khoa học về vị trí của kinh
tế trong sự phát triển của xã hội. Mác viết: “Toàn bộ những quan hệ sản xuất
hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, thành cơ sở hiện thực trên đó xây dựng
lên một kiến trúc thượng tầng pháp lí và chính trị và thích ứng với kiến trúc
thượng tầng ấy là những hình thức nhất định của ý thức xã hội” [28;tr.6-7].
Kinh tế là cơ sở của mọi quan hệ xã hội và giữ vai trò quyết định trong
sự phát triển xã hội. Bằng chính sách kinh tế, Nhà nƣớc sẽ điều tiết nền sản
xuất vật chất – cơ sở phát triển xã hội. Qua đó xác định triển vọng và nhịp độ
phát triển của xã hội. Ở mọi thời kì lịch sử, vấn đề kinh tế luôn là vấn đề đƣợc
quan tâm, chú trọng vì nó không chỉ liên quan mà còn ảnh hƣởng trực tiếp
đến tình hình chính trị, an ninh quốc phòng, văn hóa, giáo dục của một quốc
gia. Kinh tế là vấn đề quyết định hàng đầu sự sinh tồn và phát triển của mỗi
quốc gia. Xác định đúng đắn tình hình kinh tế là yếu tố quan trọng hàng đầu
để mỗi quốc gia lựa chọn con đƣờng phát triển của đất nƣớc cho phù hợp.
Lênin đã từng nói: “Những cỗi rễ sâu xa nhất của chính sách đối nội cũng
như đối ngoại của Nhà nước chúng ta đều do những lợi ích kinh tế, địa vị
kinh tế của các giai cấp thống trị ở nước ta quyết định” [75;tr.403-404].
Tình hình kinh tế là sự phản ánh rõ nét quá trình phát triển của mỗi thời
kì lịch sử. Nói cách khác, sự tiến bộ của đất nƣớc trong một giai đoạn nào đó
thƣờng đƣợc đánh giá trên hai mặt: sự gia tăng về kinh tế và sự tiến bộ về xã
hội. Trong đó, kinh tế địa phƣơng góp phần không nhỏ vào sự phát triển
chung của kinh tế quốc gia. Chiến lƣợc và quy hoạch phát triển kinh tế ở Việt
Nam trong những năm qua có ý nghĩa rất quan trọng, nên việc đầu tƣ phát
triển kinh tế địa phƣơng đƣợc Đảng ta xác định là nhiệm vụ quan trọng, lâu
dài và tất yếu trên con đƣờng xây dựng phát triển đất nƣớc. Kinh tế trung
ƣơng và kinh tế địa phƣơng hợp thành cơ cấu thống nhất và hoàn chỉnh của
nền kinh tế XHCN. Kinh tế địa phƣơng bao gồm: kinh tế nông nghiệp, công


2

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ, thƣơng mại, lƣu thông phân
phối ở các địa phƣơng và là một bộ phận không thể tách rời của cơ cấu
kinh tế cả nƣớc. Vì vậy, việc đầu tƣ phát triển kinh tế địa phƣơng rất quan
trọng, không chỉ có ý nghĩa trƣớc mắt mà còn là chiến lƣợc lâu dài để củng
cố tiềm lực kinh tế địa phƣơng; đồng thời góp phần vào sự phát triển chung
của đất nƣớc.
Đƣợc xác định là ngành kinh tế trọng điểm của Thái Nguyên với 75%
dân số sống bằng nông nghiệp, trong những năm qua, ngành Nông nghiệp đã
đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng cƣờng áp dụng các
biện pháp khoa học – kĩ thuật vào sản xuất kết hợp với phát huy tối đa thế
mạnh về điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng của tỉnh. Nhờ đó, ngành Nông nghiệp
Thái Nguyên đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng kể, đóng góp quan trọng vào sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của phần lớn hộ nông
dân trên địa bàn.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã đề ra đƣờng lối đổi
mới, đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng trên con đƣờng đổi mới toàn diện
và sâu sắc ở nƣớc ta; đặc biệt là sự đổi mới về quan điểm kinh tế. Tƣ duy mới
về kinh tế mà Đại hội VI đƣa ra chính là sự vận dụng đúng đắn chủ nghĩa
Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nƣớc ta, phù hợp với quy luật và trình
độ phát triển của nền kinh tế ở mỗi thời kì.
Những năm tiếp theo, trƣớc những thành tựu và khó khăn về kinh tế -
xã hội của đất nƣớc, Đảng ta lại tiếp tục đƣa ra các chiến lƣợc, mục tiêu phát
triển phù hợp. Điều đó đƣợc thể hiện rõ trong nghị quyết các kì Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX và X.
Để tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng một nền nông nghiệp vững mạnh,
mới đây Phó Thủ tƣớng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã có văn bản số 217/TB-
VPCP chỉ đạo Bộ NN&PTNT tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung
ƣơng 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Cụ thể, tiếp tục phối
hợp với các Bộ, ngành, địa phƣơng rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới



3
đồng bộ các cơ chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong
đó chú ý đến đặc thù vùng, miền, loại hình sản xuất để xây dựng cơ chế,
chính sách phù hợp, đảm bảo khả thi và hiệu quả. Cùng với đó, xác định lĩnh
vực, ngành, nghề ƣu tiên, khâu đột phá để tập trung đầu tƣ giải quyết, nhằm
khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của ngành Nông nghiệp cả nƣớc; xây dựng
mô hình cung cấp đầu vào cho ngành Nông nghiệp đảm bảo chất lƣợng hàng
hóa, giá cả phù hợp, kịp thời vụ để giúp nông dân yên tâm đầu tƣ phát triển
sản xuất.
Hòa chung sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nƣớc, tỉnh Thái Nguyên đã vận dụng các Nghị quyết Trung ƣơng Đảng
nhƣ thế nào? Kinh tế nông nghiệp phát triển ra sao và chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, vật nuôi nhƣ thế nào? Tỉnh Thái Nguyên đã đạt đƣợc những thành tựu
gì? Những hạn chế, yếu kém nào cần đƣợc khắc phục. Nghiên cứu kinh tế
nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 1997 – 2010 không những
nhằm tái hiện bức tranh toàn cảnh về sự phát triển nông nghiệp, mà còn làm
rõ tính đúng đắn của đƣờng lối đổi mới do Đảng đề ra; đồng thời rút ra những
bài học kinh nghiệm trong sự vận dụng và thực hiện đƣờng lối đổi mới của
Đảng bộ địa phƣơng.
Vì vậy, việc nghiên cứu kinh tế nông nghiệp trong thời kì công nghiệp
hóa - hiện đại hóa là việc làm cần thiết không chỉ có ý nghĩa khoa học, mà
còn có giá trị thực tiễn. Nghiên cứu kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 1997 – 2010 còn góp phần bổ sung, cung cấp tƣ liệu cho việc
nghiên cứu, biên soạn Lịch sử địa phƣơng.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Kinh tế Nông
nghiệp tỉnh Thái Nguyên trong thời kì 1997- 2010” làm Luận văn Thạc sĩ
Sử học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tình hình kinh tế, trong đó có kinh tế nông nghiệp cả nƣớc nói chung, ở

các địa phƣơng nói riêng, là một vấn đề đƣợc các nhà lãnh đạo cũng nhƣ giới


4
nghiên cứu ở Trung ƣơng và địa phƣơng quan tâm nghiên cứu dƣới nhiều
hình thức và góc độ khác nhau. Đặc biệt, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới
đất nƣớc theo chủ trƣơng của Đảng, với tƣ duy mới, chúng ta đã thấy rõ hơn
vai trò của kinh tế nông nghiệp đối với sự phát triển chung của kinh tế cả
nƣớc. Điều này thể hiện rất rõ trong các văn kiện của Đảng, từ văn kiện các
Đại hội lần thứ III, IV, V, nhất là các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, VII,
VIII và IX. Đáng chú ý, trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX có
nêu lên 2 nội dung rất quan trọng mang tính chất định hƣớng cho sự phát triển
là: “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010” và “Phương hướng
nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2005”.
* Các bài viết, phát biểu của lãnh đạo có:
Lê Duẩn trong tác phẩm “Nắm vững đường lối cách mạng xã hội chủ
nghĩa, tiến lên xây dựng kinh tế địa phương vững mạnh” – Nxb sự thật, Hà
Nội 1968 đã đề cập đến vị trí vai trò của kinh tế địa phƣơng trong sự phát
triển của kinh tế đất nƣớc.
Trƣờng Chinh trong tác phẩm “Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất
nước và của thời đại” – Nxb Sự thật, Hà Nội 1987, khi phân tích chủ trƣơng
của Đảng đề ra tại các Đại hội IV, V, trên cơ sở đó khẳng định tính đúng đắn
và những thành tựu đạt đƣợc đã chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm, nguyên
nhân của nó, từ đó thấy rõ sự cần thiết phải đổi mới, nhất là đổi mới tƣ duy
kinh tế.
Nguyễn Văn Linh trong tác phẩm “Đổi mới sâu sắc và toàn diện trên
mọi lĩnh vực hoạt động” – Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987; Nguyễn Trí Dĩnh,
trong sách “Lịch sử kinh tế quốc dân”, Tập II – Nxb Giáo dục 1994, đã đề cập
đến vấn đề kinh tế, chủ trƣơng đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc trong
thời kì đổi mới.

* Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học:
Đoàn Trọng Truyến với bài viết “Những vấn đề kinh tế của Việt Nam
bước vào kế hoạch 5 năm (1986 - 1990)” trong cuốn “Những vấn đề kinh tế


5
cơ bản của thời kì quá độ” – Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 1987, đã đề cập
đến những thành tựu cơ bản, trong đó có những thành tựu phát triển kinh tế
nông nghiệp, đồng thời đƣa ra phƣơng hƣớng có tính chiến lƣợc trong phát
triển kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng trong những năm
đầu đổi mới.
Phạm Xuân Nam: Đổi mới kinh tế - xã hội, thành tựu, vấn đề giải pháp,
Nxb Khoa học xã hội, 1991, đã nêu lên những thành tựu mà nƣớc ta đã đạt
đƣợc, trong đó có kinh tế nông nghiệp vào những năm đầu thực hiện đổi mới.
Từ đó, tác giả đƣa ra những biện pháp phát triển những năm tiếp theo.
Nguyễn Trọng Phúc: “Một số kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới” – Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2000, đã tổng kết một số chủ trƣơng đổi mới của Đảng và những
thành tựu tiêu biểu mà chúng ta đã đạt đƣợc, từ đó rút ra những kinh nghiệm
trong lãnh đạo của Đảng
Tất cả các công trình trên đều nói đến kinh tế - xã hội Việt Nam. Đặc
biệt, khi nói đến kinh tế các tác giả cũng đã đề cập đến kinh tế nông nghiệp
của nƣớc ta trong các thời kì và chủ yếu là trong thời kì đổi mới. Từ đó, nêu
lên vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp có vai trò quan trọng trong sự phát
triển kinh tế chung của đất nƣớc.
Ngoài các công trình nghiên cứu nêu trên, đối với tỉnh Thái Nguyên,
vấn đề kinh tế xã hội đã đƣợc đề cập trong các công trình nghiên cứu của các
cá nhân, cơ quan, các báo, đài, báo cáo của các cơ quan Đảng và chính quyền
địa phƣơng, trong đó đáng chú ý là:
Cuốn “Lịch sử ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái

Nguyên (1945 – 2010)”, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái
Nguyên, 2011.Tác phẩm đã trình bày tƣơng đối đầy đủ quá trình hình thành,
phát triển của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên,
ghi lại công lao và đóng góp của các thế hệ lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, công
nhân, viên chức trong Ngành với sự phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh


6
Thái Nguyên từ 1945 đến 2010. Các tác giả trình bày có hệ thống quá trình
phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên qua các thời kì.
Luận văn Thạc sĩ “Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên từ
1986 đến 2002”, tác giả Nguyễn Thu Huyền đã nêu lên chuyển biến về kinh tế
- xã hội của thành phố Thái Nguyên, những thành tựu và những hạn chế mà
thành phố đã đạt đƣợc trong đó có lĩnh vực nông nghiệp trong thời kì đổi mới
đến 2002.
Luận văn Thạc sĩ “Hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên từ 1958 đến
1990”, Lê Việt Hà, 2009, đã trình bày hệ thống quá trình hợp tác hóa nông
nghiệp ở Thái Nguyên từ đó thấy đƣợc vai trò của phong trào hợp tác hóa ở
địa phƣơng, nhất là những đóng góp to lớn của phong trào đối với sự nghiệp
đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nƣớc cũng nhƣ đóng góp cho
việc khôi phục và phát triển kinh tế ở Thái Nguyên đặc biệt là trong sản xuất
nông nghiệp. Luận văn cũng đã đƣa ra những mặt hạn chế của phong trào từ
đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển nền nông
nghiệp của tỉnh giai đoạn tiếp theo.
Luận văn Thạc sĩ “Nghề sản xuất và chế biến chè ở Thái Nguyên (giai
đoạn 1997 - 2010)”, Đinh Thị Thu Hƣơng, 2011, đã trình bày tình hình phát
triển nghề sản xuất và chế biến chè ở Thái Nguyên, đồng thời nêu lên vai trò
quan trọng của cây chè đối với nghề sản xuất và chế biến chè nói riêng, kinh
tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên nói chung.
Tất cả các công trình trên, do mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau

đã đề cập đến chủ trƣơng đổi mới của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội Thái
Nguyên ở nhiều khía cạnh khác nhau. Cho đến nay, chƣa có công trình nghiên
cứu một cách đầy đủ, hệ thống về kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên từ
1997 – 2010. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu trên là những tài liệu
tham khảo quý giúp cho tác giả nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.



7
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Luận văn tập trung nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên
từ năm 1997 đến năm 2010.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu kinh tế Nông nghiệp ở tỉnh
Thái Nguyên gồm 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên, thị xã
Sông Công và 7 huyện Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú
Lƣơng, Đại Từ, Định Hóa.
+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái
Nguyên trong thời kì 1997 đến 2010. Tuy nhiên, để làm rõ bƣớc phát triển
mới của nông nghiệp Thái Nguyên trong thời kì 1997 – 2010, Luận văn đề
cập khái quát kinh tế nông nghiệp Thái Nguyên trƣớc ngày tái lập tỉnh.
3.3 . Nhiệm vụ của đề tài.
+ Khái quát về kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên trƣớc năm 1997.
+ Nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về tình hình kinh tế nông
nghiệp Thái Nguyên từ năm 1997 đến 2010.
+ Trên cơ sở đó, đánh giá vị trí, vai trò của kinh tế nông nghiệp đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội Thái Nguyên.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu.

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp luận sử
học Mác – xít, phƣơng pháp lịch sử kết hợp với phƣơng pháp lô gic là chủ
yếu. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phƣơng pháp thống kê, so sánh.
4.2. Nguồn tài liệu.
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các nguồn tƣ liệu sau:
+ Tƣ liệu thành văn: Các tác phẩm kinh điển của Mác – Ăngghen, Lênin
bàn về vấn đề kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng. Các văn kiện Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ III, IV, V, VI, VII, VIII, IX và các nghị quyết, báo


8
cáo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Thái Nguyên.
Các sổ sách, bảng, biểu thống kê của các sở, ban, ngành liên quan, nhƣ
Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thống kê tỉnh.
Những nguồn tƣ liệu trên đƣợc khai thác chủ yếu ở Kho lƣu trữ Văn
phòng Tỉnh ủy; Chi cục Văn thƣ Lƣu trữ thuộc Sở Nội vụ; Thƣ viện tỉnh;
Phòng Lịch sử - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Cục Thống kê tỉnh, Phòng Thống
kê Thành phố; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn phòng Ủy ban
nhân dân thành phố, Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên.
+ Nguồn tài liệu khảo sát điền dã: Chúng tôi khai thác tƣ liệu từ nhân
chứng, từ điều tra thực địa để đảm báo tính chính xác và phong phú hơn cho
nội dung của đề tài nghiên cứu.
5. Đóng góp của Luận văn
- Trên cơ sở nguồn tài liệu sƣu tầm đƣợc, Luận văn trình bày một cách
hệ thống, tƣơng đối đầy đủ và chân xác về tình hình kinh tế nông nghiệp của
tỉnh Thái Nguyên.
- Trên cơ sở đó, làm rõ sự chuyển biến và nêu lên đặc điểm, thành tựu
nổi bật và phân tích, làm rõ những nguyên nhân của những thành tựu, hạn ché
của kinh tế Nông nghiệp Thái Nguyên, từ đó thấy đƣợc vị trí, vai trò của kinh

tế nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tinh.
- Luận văn cung cấp thêm nguồn tài liệu phục vụ việc nghiên cứu lịch sử
Thái Nguyên trong thời kì đổi mới, làm tài liệu phục vụ giáo dục truyền thống
và giảng dạy, học tập lịch sử địa phƣơng.
6. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, đề tài
đƣợc xây dựng thành 3 chƣơng nội dung:
Chƣơng 1: Khái quát nền kinh tê nông nghiệp Thái Nguyên trƣớc năm 1997
Chƣơng 2: Kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên trong thời kì 1997 – 2010.
Chƣơng 3: Vị trí, vai trò của kinh tế nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh Thái Nguyên.



9
NỘI DUNG
Chƣơng 1:
KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN
TRƢỚC NĂM 1997
1.1. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên
1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Thái Nguyên là tỉnh miền núi và trung du thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ.
Trải qua những biến thiên của lịch sử, sau nhiều lần thay đổi tên gọi và điều
chỉnh địa giới hành chính, ngày nay Thái Nguyên nằm ở giữa vùng đồng bằng
châu thổ sông Hồng và vùng núi rừng Việt Bắc, từ 21
0
19’ đến 22
0
03’ vĩ Bắc;
105

0
29’ đến 106
0
15’ kinh Đông; Phía bắc giáp Bắc Kạn; phía nam giáp thủ đô
Hà Nội; phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang; Phía tây nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc;
phía đông giáp Lạng Sơn, phía đông nam giáp Bắc Giang. Thái Nguyên có
diện tích đất tự nhiên 3.562,8 km
2
, chiếm 1,13% diện tích cả nƣớc; Thái
Nguyên có 9 đơn vị hành chính trực thuộc là thành phố Thái Nguyên, thị xã
Sông Công, các huyện Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình, Đại Từ, Định Hóa, Phú
Lƣơng, Võ Nhai, gồm 180 xã, phƣờng, thị trấn.
Về địa hình, tỉnh Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hƣớng
bắc – nam, thấp dần xuống phía Nam và chấm dứt ở Đèo Khế (Đại Từ - Thái
Nguyên). Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hóa mạnh (castơ)
tạo thành nhiều hang động, thung lũng nhỏ. Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo
với đỉnh cao nhất là 1590m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hƣớng
tây bắc – đông nam. Ngoài 2 dãy núi kể trên, còn có dãy Ngân Sơn (bắt đầu
từ Bắc Kạn chạy theo hƣớng đông bắc – tây nam đến huyện Võ Nhai) và dãy
núi Bắc Sơn chạy theo hƣớng tây bắc – đông nam. Là tỉnh trung du, miền núi
nhƣng địa hình tỉnh Thái Nguyên không phức tạp lắm nếu so với các tỉnh
trung du, miền núi khác trong vùng. Đây là điều kiện thuận lợi cho tỉnh trong
quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp.


10
Về khí hậu, Thái Nguyên chia làm bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Do địa
hình thấp từ vùng núi cao xuống vùng núi thấp, trung du, đồng bằng theo
hƣớng bắc – nam nên khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông đƣợc chia thành 3
vùng rõ rệt:

+ Vùng núi phía Tây và Tây Bắc tỉnh gồm các huyện Đại Từ, Định Hóa,
các xã phía Tây huyện Phú Lƣơng, Tây Bắc huyện Đồng Hỷ chịu ảnh hƣởng
mạnh cả gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam nên lƣợng mƣa nhiều, bình
quân trên 1.800 mm/năm. Khu vực ven sƣờn dãy Tam Đảo lƣợng mƣa trung
bình lên trên 2.000mm/năm. Đồi núi tƣơng đối cao, giao thông tƣơng đối tốt,
lƣợng mƣa lớn là điều kiện phát triển nông, lâm nghiệp.
+ Vùng núi phía Đông gồm các xã phía Đông Bắc huyện Đồng Hỷ,
huyện Võ Nhai độ cao trung bình từ 500m đến 600m. Đây là vùng lạnh và
ít mƣa nhất trong tỉnh, lƣợng mƣa trung bình 1.600mm/năm, lại có nhiều
núi cao, giao thông khó khăn nên không thuận lợi cho phát triển kinh tế
nông nghiệp.
+ Vùng trung du (địa hình thấp dƣới 100m so với mặt nƣớc biển) gồm
các xã Phía Nam huyện Phú Lƣơng và Tây Nam huyện Đồng Hỷ, thành phố
Thái Nguyên, các huyện Phổ Yên, Phú Bình. Địa hình ở đây gồm những dải
đồi thấp hình bát úp, xen kẽ giữa những cánh đồng tƣơng đối rộng. Đây là
vùng khí hậu trung gian có tính chất chuyển tiếp giữa vùng phía đông và vùng
phía Tây, nhiệt độ trung bình năm trên 23
0
C. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng
nóng nhất (tháng 6: 28,9
0
C) với tháng lạnh nhất (tháng 1:12,5
0
C) là 13,7
0
C.
Tổng số giờ nắng trong năm dao động khoảng 1300 – 1750 giờ, phân phối
tƣơng đối đều cho các tháng. Tổng lƣợng mƣa khá lớn, khoảng 6,4 tỷ m
3
/năm.

Tuy nhiên, lƣợng mƣa phân bố không đều theo thời gian và không gian.
Trong đó, theo không gian, lƣợng mƣa tập trung nhiều hơn ở thành phố Thái
Nguyên, huyện Đại Từ, trong khi đó các huyện Võ Nhai, Phú Lƣơng lƣợng
mƣa tập trung ít hơn. Theo thời gian, lƣợng mƣa tập trung khoảng 70% vào
mùa mƣa. Trong đó, riêng tháng 8 lƣợng mƣa chiếm gần 30% tổng lƣợng


11
mƣa cả năm, vì vậy thƣờng gây ra những trận lũ lớn. Vào mùa khô (đặc biệt
là tháng 12), lƣợng mƣa trong tháng chỉ bẳng 0,5% lƣợng mƣa cả năm.
Thái Nguyên là tỉnh có nhiều sông, suối, trong đó có 2 sông chính là
sông Cầu và sông Công. Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình, có
lƣu vực 3.480km
2
, bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn), chảy theo
hƣớng bắc – đông nam. Hệ thống thủy nông sông Cầu (trong đó có đập
dâng thác Huống) đảm bảo nƣớc tƣới cho 24 nghìn ha lúa 2 vụ của các
huyện Phú Bình (Thái Nguyên) và Hiệp Hòa, Tân Yên (Bắc Giang). Sông
Công có lƣu vực 951km
2
, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá (huyện Định Hóa),
chạy dọc theo chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng mƣa lớn nhất của tỉnh.
Dòng sông đã đƣợc ngăn lại ở Đại Từ, tạo thành Hồ Núi Cốc, có mặt nƣớc
rộng khoảng 25km
2
, dung lƣợng 175 triệu m
3
nƣớc, có tác dụng điều hòa
dòng chảy và chủ động tƣới tiêu nƣớc cho hơn 10 nghìn ha lúa 2 vụ, hoa
màu, cây công nghiệp và cung cấp nƣớc sinh hoạt cho thành phố Thái

Nguyên và Thị xã Sông Công [9].
Bên cạnh đó, Thái Nguyên còn có hệ thống sông Máng (còn gọi là sông
Đào) bắt nguồn từ đập thác Huống thuộc phƣờng Gia Sàng, thành phố Thái
Nguyên. Đập Thác Huống và hệ thống sông Máng đƣợc khởi công xây dựng
từ năm 1922, khánh thành ngày 15/6/1929, tƣới nƣớc cho hàng trăm ha ruộng
đất của huyện Phú Bình và tỉnh Bắc Giang.
Ngoài ba con sông lớn kể trên, Thái Nguyên còn có nhiều sông nhỏ. Đó
là sông chợ Chu, sông Đu, sông Nghinh Tƣờng, sông Rong, sông Khe Mo,
sông Huống Thƣợng cùng nhiều suối nhỏ khác đều là phụ lƣu của sông Cầu.
Hệ thống sông, suối ở Thái Nguyên đƣợc phân bố tƣơng đối đều khắp. Vùng
núi phía Tây, phía Bắc tỉnh có diện tích rừng khá lớn bao phủ tạo ra khả năng
giữ nƣớc bề mặt và tạo nguồn nƣớc ngầm lớn. Dãy Tam Đảo nhƣ bức tƣờng
thành ở phía Tây, chắn gió mùa đông bắc làm cho khu vực phía Tây của tỉnh
có lƣợng mƣa lớn, tạo ra nguồn tài nguyên nƣớc dồi dào, thuận lợi cho Thái
Nguyên phát triển cây lƣơng thực, thực phẩm và cây công nghiệp. Theo đánh


12
giá của các cơ quan chuyên môn, trên các con sông chảy qua tỉnh có thể xây
dựng nhiều công trình thủy điện kết hợp với thủy lợi quy mô nhỏ. Việc xây
dựng các công trình này sẽ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn vùng cao.
Thái Nguyên là tỉnh miền núi với diện tích đất lâm nghiệp 152.000 ha
(chiếm 43% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh), Thái Nguyên có lợi thế trong
khai thác và phát triển kinh tế rừng. Hằng năm, rừng của Thái Nguyên cung
cấp hàng chục mét khối gỗ, củi, hàng triệu cây tre, nứa, vầu, hàng chục triệu
tầu lá cọ cùng nhiều dƣợc liệu, thực phẩm cho nhu cầu xây dựng, tiêu dùng
của nhân dân trong tỉnh. Những năm sau này, do công tác quản lí rừng không
tốt, khai thác không đi đôi với công tác bảo vệ rừng làm cho diện tích rừng
của Thái Nguyên ngày càng bị thu hẹp, tài nguyên rừng đang bị suy giảm
đáng kể.

Trƣớc năm 1960, giao thông của Thái Nguyên chủ yếu bằng đƣờng thủy
và đƣờng bộ. Về đƣờng thủy, có ba tuyến chính (sông Cầu, sông Công và
sông Máng) trong đó, sông Cầu và sông Công là 2 tuyến chuyên chở các sản
vật của núi rừng Việt Bắc (gỗ, tre, nứa, mai, vầu, lá cọ ) về các tỉnh đồng
bằng Bắc Bộ, đồng thời chở các nhu yếu phẩm (thóc, gạo, muối, vải mặc, dầu
thắp ) từ đồng bằng lên. Tuyến giao thông theo hệ thống sông Máng từ Thái
Nguyên đi tới Đáp Cầu, Phủ Lạng Thƣơng, Phả Lại, Hải Phòng, hoặc đến
Đáp Cầu rồi theo đƣờng bộ, đƣờng sắt về Hà Nội. Thời thuộc Pháp, đây là
tuyến giao thông chính chuyên chở khoáng sản (than, quặng sắt ) từ Thái
Nguyên về xuôi, đồng thời cũng là đƣờng vận chuyển lƣơng thực, thực phẩm
và các mặt hàng thiết yếu khác từ các tỉnh đồng bằng lên Thái Nguyên.
Hệ thống đƣờng bộ của Thái Nguyên có tổng chiều dài 2.753 km. Quốc
lộ 3 từ Hà Nội đi Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc tỉnh Thái Nguyên, chạy qua
thành phố Thái Nguyên. Các quốc lộ 37, 1B, cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện
lộ là những mạch máu quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh trong vùng.
Ngoài ra, còn hàng chục tuyến đƣờng liên huyện, liên xã, phục vụ nhu cầu đi
lại và chuyên chở hàng hóa trong nhân dân. Nhƣng nhìn chung các con đƣờng


13
này đều nhỏ hẹp và không bằng phẳng, nên việc đi lại, chuyên chở gặp nhiều
khó khăn.
Sau ngày hòa bình lập lại (21/7/1954), hệ thống giao thông của Thái
Nguyên từng bƣớc đƣợc mở rộng và nâng cấp. Từ đầu những năm 60 của thế
kỉ XX, tuyến đƣờng sắt Quán Triều – Hà Nội là đầu mối giao lƣu quan trọng
giữa vùng đồng bằng sông Hồng với Khu Công nghiệp Sông Công, Khu Gang
thép Thái Nguyên và thành phố Thái Nguyên. Hệ thống đƣờng thủy có 2
tuyến sông chính đi Hải Phòng và Hòn Gai (Quảng Ninh), rất thuận lợi cho
việc chuyển hàng hóa từ Thái Nguyên đến hai cảng lớn Hải Phòng và Cái Lân
(Quảng Ninh).

Với vị trí địa lí vừa là miền núi, vừa là trung du nên tiềm năng của Thái
Nguyên rất đa dạng. Theo thống kê năm 2009, toàn tỉnh có 150.591 ha đất
nông nghiệp, trong đó diện tích trồng cây hằng năm 115.896 ha, diện tích
trồng cây lâu năm là 34.695 ha; 171.697 ha rừng, trong đó, diện tích rừng tự
nhiên có 98.633 ha, rừng trồng có 73.064 ha; 4.813 ha mặt nƣớc nuôi trồng
thủy sản.
Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, nằm ở độ cao trên 200m so với
mực nƣớc biển, hình thành do sự phong hóa trên đá mácma, đã biến chất và
đá trầm tích. Đất núi thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu
nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh và trồng các cây đặc sản, cây ăn quả,
cây lƣơng thực phục vụ nhân dân vùng cao. Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự
nhiên, đây là loại đất có sự phân hóa phức tạp. Một phần phân bố dọc theo các
con suối, rải rác không tập trung, chịu tác động lớn của chế độ thủy văn khắc
nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán ), khó khăn cho việc canh tác. Đất phù sa, diện
tích 19.448 ha, chiếm 5,49% diện tích tự nhiên phân bố tập trung chủ yếu dọc
sông Cầu, sông Công và các sông suối trên địa bàn tỉnh. Trong đó có 3.961 ha
đất phù sa đƣợc bồi hằng năm thuộc huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ, thị xã Sông
Công và thành phố Thái Nguyên. Đất phù sa của tỉnh thƣờng có thành phần
cơ giới trung bình, đất ít chua, hàm lƣợng dinh dƣỡng khá rất thích hợp cho


14
phát triển các loại cây nông nghiệp đặc biệt là cây trồng ngắn ngày (lúa, ngô,
đậu, đỗ, rau, màu ). Điều đáng lƣu ý là, diện tích đất chƣa sử dụng ở Thái
Nguyên khá lớn, chiếm 22,18% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất này có
khả năng phát triển lâm nghiệp, nhất là mô hình trang trại vƣờn rừng. Đây là
tiềm năng, đồng thời cũng là nhiệm vụ lớn đặt ra cho tỉnh trong việc khai
thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội
* Đặc điểm kinh tế

Ngoài đặc điểm chung của cả nƣớc, kinh tế Thái Nguyên cũng có
những ƣu thế riêng. Thái Nguyên có vùng chè nổi tiếng Tân Cƣơng và sản
phẩm có hƣơng thơm tự nhiên, nồng nàn nhƣ hƣơng cốm, đậm đà bởi vị ngọt
chát mà chỉ có đất trời nơi đây mới tạo đƣợc. Đề án phát triển sản xuất, chế
biến và tiêu thụ chè giai đoạn 2001 – 2005 đƣợc triển khai có hiệu quả. Trong
5 năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã trồng thêm gần 4.000 ha, nâng diện tích chè
của tỉnh lên trên 16 nghìn ha, trong đó có trên 1.500 ha chè giống mới. Sản
lƣợng chè búp tƣơi tăng từ 66,4 nghìn tấn (năm 2000) lên trên 100 nghìn tấn
(năm 2005), bình quân tăng 8,55%/năm. Chất lƣợng sản phẩm chè đƣợc giữ
vững và có uy tín trên thị trƣờng.
Nói đến Thái Nguyên cũng là nói đến thành phố công nghiệp với nhiều
cơ sở sản xuất khai khoáng, luyện kim, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng,
hàng tiêu dùng. Công nghiệp Thái Nguyên đƣợc hình thành vào đầu những
năm 60 với sự ra đời của Khu Công nghiệp Gang thép Thái Nguyên – nơi sản
xuất thép từ quặng sắt duy nhất ở Việt Nam và đang tiếp tục đƣợc đầu tƣ để
phát triển.
Thái Nguyên là một trong những tỉnh đƣợc ƣu tiên đầu tƣ phát triển
công nghiệp sớm nhất trong cả nƣớc (trên 40 năm). Trải qua nhiều thăng trầm
của ngành công nghiệp Việt Nam và của tỉnh, công nghiệp vẫn đƣợc đánh giá
là ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trƣởng khá ổn định và vững chắc
(giai đoạn 1996 – 2000 đạt 8,25%, giai đoạn 2001 – 2003 đạt 18,63%), chiếm


15
tỉ trọng lớn trong GDP của tỉnh (năm 2003 chiếm khoảng 37% và đến năm
2010 chiếm 41,54%).
Với các khu, cụm công nghiệp đã hình thành và đi vào hoạt động gồm:
Khu Công nghiệp Gang thép Thái Nguyên, Khu Công nghiệp Sông Công,
Cụm công nghiệp La Hiên, Cụm công nghiệp Giang Tiên Thái Nguyên thực
sự trở thành một trong những trung tâm công nghiệp khá lớn của khu vực phía

Bắc. Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên đang dốc sức quy hoạch và đầu tƣ phát triển
ngành công nghiệp, đặc biệt là một số ngành công nghiệp mũi nhọn. Những
ngành công nghiệp chủ đạo gồm có: công nghiệp luyện kim, công nghiệp khai
khoáng, công nghiệp dệt may, thêu ren, đồ mộc và công nghiệp chế biến
lƣơng thực, thực phẩm, đồ uống.
Hoạt động thƣơng mại với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đã
đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của
nhân dân. Các loại hình dịch vụ trên các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm y tế, giáo dục, thể dục - thể thao, giao thông, bƣu chính - viễn thông
phát triển khá. Tốc độ tăng trƣởng bình quân của khu vực dịch vụ đạt
9,4%/năm. Tỉ trọng chi đầu tƣ trong tổng chi ngân sách tăng từ 29,85% (năm
2001) lên 34,51% (năm 2005).
Có thể nói, sự phát triển của công nghiệp và thƣơng mại có tác động rất
lớn đến sự phát triển nông nghiệp, tạo ra công cụ lao động, đƣa tiến bộ khoa
học kĩ thuật vào hoạt động sản xuất nâng cao năng suất và đồng thời tạo ra
sản phẩm phục vụ ngành công nghiệp chế biến từ đó chất lƣợng và giá trị sản
phẩm nông nghiệp đƣợc nâng cao hơn nhiều.
Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hƣớng đổi mới cơ cấu cây trồng,
vật nuôi, cơ cấu mùa vụ và sản xuất hàng hóa. Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản
xuất nông lâm nghiệp bình quân đạt gần 4,5%/năm, vƣợt mục tiêu Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra. Sản lƣợng lƣơng thực bình quân đạt
337kg/ngƣời/năm.



16
* Đặc điểm xã hội.
Theo Niên giám thống kê 2010, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.131.300
ngƣời; trong đó nam có 558.900 ngƣời, chiếm 49,4% và nữ là 572.400 ngƣời,
chiếm 50,6%, tỉ số giới tính nam/nữ là 97,6/100. Tổng dân số đô thị là

293.600 ngƣời (25,95%) và tổng dân cƣ nông thôn là 837.700 ngƣời
(74,05%). Số con trên mỗi phụ nữ là 1,9 và tỉ lệ tăng dân số là 0,53% bằng
một nửa số với tỉ lệ tăng của cả nƣớc là 1,05%.
Cũng nhƣ toàn quốc, Thái Nguyên có một dân số trẻ với nhóm tuổi lao
động từ 15 đến 60 là 779.261 ngƣời, chiếm 69,38% tổng dân số. Nhóm tuổi
dƣới 15 có 249.001 ngƣời, chiếm 22,17% tổng dân số còn nhóm ngƣời trên
60 tuổi có 94.854 ngƣời, tức chiếm 8,45%. Trong đó, lực lƣợng lao động
trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 665.652 ngƣời.
Nhân dân các dân tộc trên địa bàn Thái Nguyên gồm nhiều bộ phận hợp
thành. Một bộ phận là dân bản địa, sinh cơ lập nghiệp tại Thái Nguyên từ lâu
đời. Một bộ phận là đồng bào các tỉnh khác trong nhiều thế kỉ di cƣ tự nhiên
đến sinh sống. Một bộ phận đồng bào các tỉnh đồng bằng tản cƣ trong thời
gian kháng chiến chống thực dân Pháp rồi ở lại sinh cơ lập nghiệp. Đầu
những năm 60 của thế kỉ XX, một bộ phận đồng bào các tỉnh Thái Bình, Hải
Dƣơng, Hƣng Yên theo tiếng gọi của Đảng lên các huyện Đại Từ, Định
Hóa, Phú Lƣơng, Võ Nhai xây dựng quê hƣơng mới. Cùng thời gian này,
hàng vạn cán bộ, công nhân, bộ đội trên khắp miền Bắc tập trung về Thái
Nguyên xây dựng Khu Công nghiệp Gang thép, hình thành nên bộ phận dân
cƣ ở phía Nam thành phố Thái Nguyên. Dân cƣ Thái Nguyên phân bố không
đều, vùng cao và vùng núi dân cƣ rất thƣa thớt, trong khi đó ở thành thị và
đồng bằng dân cƣ lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 72
ngƣời/km², cao nhất là thành phố Thái Nguyên với mật độ 1.260 ngƣời/km ².
Theo tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, trong 10 năm (1999 - 2009) dân
số tỉnh tăng bình quân 0,7%/năm, thấp hơn mức bình quân của cả nƣớc là

×