Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2011-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 139 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





HỒNG ANH



BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
GIAI ĐOẠN 2011-2020




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC






THÁI NGUN - 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


/>

ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




HỒNG ANH



BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
GIAI ĐOẠN 2011-2020

Chun ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÝ TIẾN HÙNG




THÁI NGUN - 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
/>

i
LỜI CAM ĐOAN
tại Việt Nam.
.
Quảng Ninh, ngày 20 tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn



Hồng Anh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
/>

ii
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới
Lãnh đạo trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Ngun, các Thầy Cơ giáo đã
tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo điều kiện giúp
đỡ tác giả trong q trình học tập, nghiên cứu rèn luyện tại nhà trường.
Đặc biệt với tấm lòng thành kính tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc
nhất tới Tiến sĩ Lý Tiến Hùng, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình
giúp đỡ tác giả trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo Thành ủy, UBND,
Phòng GD&ĐT, Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cơ giáo các trường THCS thành
phố Hạ Long đã tạo điều kiện về thời gian, vật chất, tinh thần cho tác giả trong
suốt q trình học tập và hồn thành khóa học. Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, gia

đình đã tận tình giúp đỡ động viên tác giả hồn thành khóa học và luận văn này.
Do điều kiện về thời gian và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên
luận văn này còn có những khiếm khuyết, tác giả mong nhận được sự góp ý
chân thành của Thầy Cơ và đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Quảng Ninh, ngày 20 tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn



Hồng Anh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
/>

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ vi
MỞ ĐẦU 7
1. Lý do chọn đề tài 7
2. Mục đích nghiên cứu 10
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 10
3.1. Xác định cơ sở lý luận về việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường
THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn 2011-2020 11
3.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ và thực trạng cơng tác phát triển đội

ngũ cán bộ quản lý trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long 11
3.3. Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS giai
đoạn 2011-2020 11
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 11
4.1. Đối tượng nghiên cứu 11
4.2. Khách thể nghiên cứu 11
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 11
6. Giả thuyết khoa học 11
7. Phương pháp nghiên cứu 11
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 11
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 12
7.2.1. Phương pháp điều tra viết 12
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn 12
7.2.3. Phương pháp quan sát 12
7.2.4. Phương pháp chun gia 12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
/>

iv
7.2.5. Nhóm phương pháp thống kê tốn học 12
8. Cấu trúc luận văn 13
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 13
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 13
1.2. Một số khái niệm có liên quan 17
1.2.1. Quản lý 17
1.2.2. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường và quản lý trường THCS 18
1.2.2.1. Quản lý giáo dục 18
1.2.2.2. Quản lý nhà trường 20
1.2.2.3. Quản lý trường THCS 22

1.2.3. Phát triển và phát triển đội ngũ 23
1.2.3.1. Phát triển 23
1.2.3.2. Đội ngũ 24
1.2.3.3. Phát triển đội ngũ 24
1.2.4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý 24
1.2.4.2. Đội ngũ cán bộ quản lý 25
1.2.4.3. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý 25
1.3. Cán bộ quản lý trường THCS 29
1.3.1. Vị trí vai trò của trường THCS 29
1.3.2. Khái niệm vị trí, vai trò của Cán bộ Quản lý trường THCS 30
1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ quản lý trường THCS 31
1.4. Đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục
hiện nay 34
1.4.1. Vị trí vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý trong bối cảnh đổi mới 34
1.4.2. Những u cầu đối với cán bộ quản lý 37
1.4.3. Những u cầu đối với cơng tác phát triển đội ngũ 38
1.5. Nội dung phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS 41
1.5.1. Đáp ứng u cầu về số lượng 41
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
/>

v
1.5.2. Phát triển về chất lượng 41
1.5.3. Lập kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS 42
1.5.4. Dự báo nhu cầu và thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
trường THCS 43
1.5.5. Kiểm tra, đánh giá cơng tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường
THCS 44
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường THCS
trên địa bàn thành phố Hạ Long 44

1.6.1. Hệ thống quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục và cơng tác cán bộ 44
1.6.1.1. Xu hướng đổi mới và phát triển giáo dục tồn cầu 44
1.6.1.2. Định hướng chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 2020 . 45
1.6.1.3. Các mục tiêu chiến lược giai đoạn 2010 - 2020 46
1.6.1.4. Mục tiêu cụ thể phát triển giáo dục đến năm 2020 47
1.6.1.5. Các giải pháp phát triển giáo dục 48
1.6.1.6. Vai trò của người cán bộ quản lý trường học theo quan điểm mới 48
1.6.2. Các yếu tố về kinh tế - xã hội, văn hố - giáo dục 49
1.6.3. Nhận thức của lãnh đạo địa phương và các cơ quan chun mơn trong
việc phát triển đội ngũ qán bộ quản lý trường THCS 50
Tiểu kết chương 1 52
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN
BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HẠ LONG
TỈNH QUẢNG NINH 53
2.1. Đặc điểm KT-XH của thành phố Hạ Long 53
2.2. Tình hình giáo dục THCS Thành phố Hạ Long giai đoạn 2006 - 2011 54
2.2.1. Quy mơ giáo dục THCS 54
2.2.2. Chất lượng giáo dục THCS 55
2.3. Thực trạng cơng tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS Thành
phố Hạ Long giai đoạn 2006 - 2011 58
2.3.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành phố Hạ Long 58
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
/>

vi
2.3.1.1. Số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý 58
2.3.1.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS TP Hạ Long 60
2.3.1.3. Thực trạng phẩm chất và năng lực 61
2.3.2. Thực trạng cơng tác dự báo nhu cầu và quy hoạch phát triển đội ngũ cán
bộ quản lý trường THCS 74

2.3.3. Thực trạng cơng tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung
học cơ sở thành phố Hạ Long 79
2.3.4. Kết quả phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành phố Hạ
Long giai đoạn 2006 - 2011 84
2.3.5. Đánh giá chung thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý 87
2.4. Ngun nhân của những hạn chế yếu kém 88
2.4.1. Về đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS 88
2.4.2. Về cơng tác xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS 89
2.4.3. Phương hướng khắc phục những hạn chế, yếu kém 91
Tiểu kết chương 2 93
Chƣơng 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ
CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HẠ LONG GIAI
ĐOẠN 2011 - 2020 94
3.1. Định hướng phát triển KT-XH và Giáo dục THCS Thành phố Hạ Long và
nhu cầu cán bộ quản lý giai đoạn 2011 - 2020 94
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hạ Long đến 2020 94
3.1.1.1. Mục tiêu tổng qt 95
3.1.1.2. Một số mục tiêu cụ thể đến năm 2020 95
3.1.2. Dự báo về phát triển dân số Thành phố Hạ Long đến năm 2020 96
3.1.3. Định hướng phát triển giáo dục THCS Thành phố Hạ Long đến 2020 97
3.2. Các ngun tắc đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường
THCS ở thành phố Hạ Long giai đoạn 2011 - 2020 98
3.2.1. Đảm bảo tính mục tiêu 98
3.2.2. Đảm bảo tính kế thừa 98
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
/>

vii
3.2.3. Đảm bảo tính hiệu quả 99
3.2.4. Đảm bảo tính hệ thống 99

3.3. Các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành phố
Hạ Long đến 2020 99
3.3.1 Thực hiện tốt cơng tác dự báo và xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ
cán bộ quản lý trường THCS 99
3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp 99
3.3.1.2. Nội dung biện pháp 100
3.3.1.3. Cách tiến hành biện pháp 100
3.3.2. Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản
lý trường THCS thành phố Hạ Long 101
3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp 101
3.3.2.2. Nội dung của biện pháp 101
3.3.2.3. Cách tiến hành biện pháp 102
3.3.3. Chú trọng cơng tác lựa chọn giáo viên, tăng cường cơng tác đào tạo, bồi
dưỡng làm cán bộ nguồn đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng, theo chuẩn
nghề nghiệp cán bộ quản lý 102
3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp 102
3.3.3.2. Nội dung của biện pháp 102
3.3.3.3. Cách tiến hành biện pháp 103
3.3.4. Tăng cường cơng tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát
triển đội ngũ cán bộ quản lý 103
3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp 103
3.3.4.2. Nội dung biện pháp 104
3.3.4.3. Cách tiến hành biện pháp 105
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp 106
3.5. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp 107
3.5.1. Đối tượng khảo nghiệm 107
3.5.2. Cách đánh giá 107
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
/>


viii
3.5.3. Kết quả đánh giá 107
Tiểu kết chương 3 109
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 111
1. Kết luận 111
2. Khuyến nghị 112
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo 112
2.2. Đối với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh 113
2.3. Đối với thành uỷ, UBND và Phòng Giáo dục thành phố Hạ Long 113
2.4. Đối với cán bộ quản lý trường THCS thành phố Hạ Long 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
/>

iv
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

CB - GV - CNV : Cán bộ - Giáo viên - Cơng nhân viên
CNH – HDH : Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CSVC : Cơ sở vật chất
HDNGLL : Hoạt động ngồi giờ lên lớp
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
SGK : Sách giáo khoa
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thơng
UBND : Ủy ban nhân dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
/>


v
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Số lượng trường, lớp và số học sinh THCS TP Hạ Long từ năm học
2008 - 2009 đến nay 54
Bảng 2.2: Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh sau 4 năm 55
Bảng 2.3: Kết quả xếp loại học lực học sinh sau 4 năm 55
Bảng 2.4: Thống kê CSVC các trường THCS năm học 2011 - 2012 57
Bảng 2.5: Số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS TP Hạ Long 58
Bảng 2.6: Thực trạng về độ tuổi Cán bộ Quản lý các trường THCS TP Hạ Long 58
Bảng 2.7: Thực trạng về thâm niên Quản lý của cán bộ quản lý các trường TP
Hạ Long 59
Bảng 2.8: Thực trạng trình độ cán bộ quản lý các trường THCS TP Hạ Long . 60
Bảng 2.9: Đánh giá năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý 62
Bảng 2.10: Đánh giá phẩm chất chính trị đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý 64
Bảng 2.11: Đánh giá về năng lực chun mơn của đội ngũ cán bộ quản lý 68
Bảng 2.12: Đánh giá về năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý 71
Bảng 2.13: Đánh giá về thực trạng quy hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ
cán bộ quản lý trường THCS thành phố Hạ Long giai đoạn 2006-2011 74
Bảng 2.14: Đánh giá về các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ
quản lý trường THCS thành phố Hạ Long (2006-2011) 75
Bảng 2.15: Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về sự cần thiết của cơng
tác quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS 78
Bảng 2.16: Đánh giá về mức độ quản lý phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức
đội ngũ cán bộ quản lý 79
Bảng 2.17: Đánh giá về mức độ quản lý phát triển năng lực chun mơn 81
Bảng 2.18: Đánh giá về mức độ quản lý phát triển năng lực quản lý của đội
ngũ cán bộ quản lý 83
Bảng 3.1: Dự báo phát triển dân số theo nhóm tuổi thành phố Hạ Long đến
năm 2020 96

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
/>

vi
Bảng 3.2: Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
đề xuất 107
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Mức độ phẩm chất và năng lực của đội ngũ Cán bộ Quản lý
trường THCS 63
Biểu đồ 3.1: Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp đề xuất 109

SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Vị trí trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân 29
Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 107
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
/>

7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS nhằm góp phần tích cực
vào việc đào tạo, phát triển con người phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất
nước, của q trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, trước xu thế tồn cầu
hóa, với một nền văn minh mới, đang là vấn đề quan tâm của các nhà lãnh đạo,
các nhà giáo dục cũng như mọi thành viên xã hội.
Nước ta đang đối mặt với những thách thức lớn, thách thức lớn nhất hiện
nay là vấn đề chất lượng giáo dục và đào tạo. Nếu xem giáo dục là “quốc sách

hàng đầu” thì chúng ta phải hết sức coi trọng nhiệm vụ quản lý và lãnh đạo nói
chung và quản lý nhà trường nói riêng. Người được giao phó nhiệm vụ quản lý
nhà trường chẳng những phải hiểu biết sâu sắc về giáo dục hiện đại mà còn
phải có các kỹ năng trong lao động quản lý, có điều kiện tập trung tồn tâm
tồn ý cho cơng việc của mình.
Quan điểm xun suốt của Đảng và Nhà nước ta đối với việc xây dựng và
phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là ln khẳng định vai trò
quyết định của nhà giáo trong việc nâng cao chất lượng và tầm quan trọng của
đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong việc điều hành một hệ thống giáo dục
đang ngày càng mở rộng và phát triển. Do đó, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục đã ln nhận được sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước.
Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI nhấn mạnh:
“Nguồn lực con người là q báu nhất, có vai trò quyết định đặc biệt đối với
nước ta khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp. Nguồn
lực đó là người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất
tốt đẹp được đào tạo bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến
gắn liền với một nền khoa học cơng nghệ hiện đại. Giáo dục phải làm tốt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
/>

8
nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, đội ngũ lao động cho khoa
học cơng nghệ”.[22]
Chỉ thị 40 - CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã
xác định: “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc
chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề
của nhà giáo; thơng qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu
quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp
ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước. Phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục một cách tồn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng u cầu trước mắt, vừa
mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành cơng Chiến lược phát triển
giáo dục 2001 - 2010 và chấn hưng đất nước.” [20]
Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được
chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt
chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề
của nhà giáo. Thơng qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu
quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp
ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Ngày 09/02/2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 239/QĐ-
TTg về việc phê duyệt đề án “Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2010 - 2015 ” với mục tiêu tổng qt là:
“Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa,
nâng cao chất lượng, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú
trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, lương tâm nghề
nghiệp và trình độ chun mơn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao
của sự nghiệp giáo dục trong cơng cuộc đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
/>

9
Quyết định số 1012/QĐ - UB của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt kế
hoạch “Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục giai đoạn 2010 - 2015 địa bàn Quảng Ninh”
Nghị quyết số 06/NQ/ĐH ngày 25/09/2010 về việc xây dựng và nâng cao
chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; Sở GD&ĐT đã xây dựng
chương trình hành động về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2010 - 2015 của tỉnh Quảng Ninh.

Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII (nhiệm kỳ
2010 - 2015 ) xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đối với
lĩnh vực giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực: “Xây dựng, nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên cả về trình độ chun
mơn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức; đảm bảo đủ số lượng và chất lượng ở mỗi
cấp học, ngành học. Khắc phục cho được tình trạng tiêu cực trong việc dạy
thêm, học thêm”.
“Xây dựng chiến lược, chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn
nhân lực, tạo mơi trường phát huy tối đa năng lực nội sinh; đồng thời chú trọng
thu hút nhân tài từ nơi khác đến, đặc biệt là các nhà khoa học đầu ngành, kỹ
thuật viên lành nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa tỉnh nhà” [14]
Trong những năm qua, Ngành Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh đã nỗ
lực phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng. Với vai trò, chức năng
nhiệm vụ được quy định, cùng với những đặc điểm của địa bàn, đội ngũ cán bộ
Quản lý giáo dục các trường phổ thơng nói chung và các trường THCS thành
phố Hạ Long nói riêng đã có những nỗ lực góp phần tạo ra hiệu quả giáo dục
THCS ở địa phương, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần hồn
thành phổ cập THCS năm 2008.
Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả giáo dục THCS ở thành phố Hạ Long
còn chưa đồng đều, có sự chênh lệch khá lớn giữa những trường nội thành và
các trường ngoại thành. Vấn đề này do nhiều ngun nhân còn bất cập. Một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
/>

10
trong những ngun nhân còn bất cập đó là một bộ phận khơng nhỏ đội ngũ cán
bộ quản lý giáo dục THCS của thành phố chưa đáp ứng được u cầu nhiệm vụ
đặt ra. Vì vậy, việc nghiên cứu để đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ cán
bộ quản lý các trường THCS trên địa bàn là vấn đề có tính cấp thiết.

Xuất phát từ những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về cơng
tác giáo dục, trong đó đề cập đến vai trò, vị trí của đội ngũ cán bộ quản lý giáo
dục; xác định tầm quan trọng của cơng tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
nhà trường nói chung, trường THCS nói riêng.
Xuất phát từ thực trạng cơng tác quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
của các trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long còn những bất cập, đội ngũ
cán bộ quản lý các trường THCS chưa đáp ứng được u cầu nhiệm vụ đặt ra.
Việc nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ cán bộ
quản lý các trường THCS thành phố Hạ Long chưa được tác giả nào đề cập
nghiên cứu cụ thể để góp phần giải quyết vấn đề tồn tại trong đội ngũ cán bộ
quản lý trường THCS hiện nay.
Từ những lý do trên, chúng tơi quyết định chọn đề tài: “Biện pháp phát triển
đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở thành phố Hạ Long tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2011 -2020” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và dự báo nhu cầu cán bộ quản lý trường
THCS thành phố Hạ Long giai đoạn 2011 - 2020 luận văn đề xuất cho Phòng
GD&ĐT thành phố Hạ Long các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
các trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn 2011 - 2020 đáp
ứng u cầu phát triển giáo dục THCS của địa phương.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
/>

11
3.1. Xác định cơ sở lý luận về việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường
THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn 2011-2020
3.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ và thực trạng cơng tác phát triển
đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long
3.3. Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS giai

đoạn 2011-2020
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS
trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Cơng tác quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS trên địa
bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đề tài này tập trung nghiên cứu biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản
lý trường THCS đáp ứng nhu cầu quản lý phát triển giáo dục THCS ở thành
phố Hạ Long giai đoạn 2011 - 2020.
6. Giả thuyết khoa học
Cơng tác quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành
phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, tuy
nhiên vẫn còn một số hạn chế cơ bản chưa phát huy hết nội lực của đội ngũ cán
bộ quản lý; nếu thực hiện những biện pháp quản lý phù hợp thì sẽ khắc phục
được những hạn chế trên, đồng thời nâng cao chất lượng cơng tác quản lý phát
triển đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng u cầu phát triển giáo dục THCS của
thành phố trong giai đoạn 2011-2020.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
/>

12
Lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý
nguồn nhân lực, quản lý phát triển nguồn nhân lực để xác định cơ sở lý luận
của luận văn.
Hệ thống hố các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây

dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục…
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra viết
Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến để tìm hiểu, khảo sát nhằm thu thập
những thơng tin cần thiết về cơng tác quản lý ở các trường THCS thành phố Hạ
Long. Từ đó phân tích tổng hợp, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Trực tiếp tiếp xúc với cán bộ quản lý các cấp, giáo viên thơng qua một số
câu hỏi để tìm hiểu về trình độ, năng lực của cán bộ quản lý các trường THCS
thành phố Hạ Long (có ghi biên bản)
7.2.3. Phương pháp quan sát
Quan sát các hoạt động giáo dục ở các trường THCS thành phố Hạ Long
với các hình thức:
- Quan sát khơng tham dự: Lập phiếu hỏi
- Quan sát có tham dự: Tham quan cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà
trường; dự các buổi sinh hoạt chun mơn, họp hội đồng nhà trường, nghiên
cứu sản phẩm của các cán bộ quản lý (kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, tổ chức
thực hiện nhiệm vụ quản lý trong nhà trường THCS…)
7.2.4. Phương pháp chun gia
Dùng phiếu trưng cầu ý kiến để xin ý kiến các chun gia hoặc khách thể
nghiên cứu để khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của biện pháp đề xuất
trong đề tài.
7.2.5. Nhóm phương pháp thống kê tốn học
Sử dụng một số cơng thức tốn học như tính tỷ lệ phần trăm, tính hệ số
tương quan… để thống kê số lượng, chất lượng về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
/>

13
viên, kết quả học tập của học sinh trường THCS và xử lý số liệu, định lượng kết

quả nghiên cứu nhằm đưa ra những kết luận phục vụ cơng tác nghiên cứu.
8. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng THCS
Chƣơng 2: Thực trạng cơng tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
trƣờng THCS Thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh
Chƣơng 3: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trƣờng
THCS Thành phố Hạ Long giai đoạn 2011 - 2020
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Theo luận thuyết “Đức trị” lấy chữ “Tín” làm đầu của Khổng Tử - Nho
Giáo, người lãnh đạo đất nước phải coi trọng 3 vấn đề: “Thứ - Phú - Giáo”.
Nghĩa là phải làm cho dân đơng lên. Dân đã đơng phải làm cho dân giàu, khi
dân đã giàu phải dạy cho có giáo dục. Điều này tương đồng với tinh thần Phật
dạy trong kinh Dược Sư là: “Khi người ta đói thì cho cơm ăn áo mặc. Đã no đủ
thì mới cho giáo pháp”. Đó chính là kích thích để phát triển, người Quản lý nhà
nước phải có các chính sách văn hóa, y tế, giáo dục, dân sinh… để quần chúng
nhân dân trăm họ thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh.
Chủ nghĩa duy vật về lịch sử giải thích rằng lịch sử phát triển của xã hội
trên tồn thế giới là lịch sử thay thế kế tiếp các hình thái kinh tế xã hội mà thực
chất là các phương thức sản xuất. C.Mác lập luận rằng: “Lịch sử xã hội lồi
người trải qua 05 phương thức sản xuất tương ứng với 05 hình thái kinh tế và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
/>

14
05 thời đại lịch sử: Cộng sản ngun thủy, nơ lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa

và cộng sản chủ nghĩa”. [8, tr. 26]
Quan điểm của C.Mác đã mở ra bước ngoặt có tính cách mạng trong
nhận thức của con người về phân chia các giai đoạn lịch sử. Hơn nữa, C.Mác
còn chỉ ra rằng sự biến đổi của xã hội và sự phát triển lịch sử bắt nguồn từ hệ
thống sản xuất, cơ cấu kinh tế của xã hội.
Mặt khác: Quản lý là một thuộc tính bất biến, nội tại của mọi q trình
lao động xã hội. C.Mác đã viết trong bộ Tư bản: “Bất cứ lao động xã hội hay
cộng đồng trực tiếp nào, được thể hiện ở quy mơ tương đối lớn đều cần đến
một chừng mực nhất định đến sự quản lý, quản lý xác lập sự tương hợp giữa
các cơng việc cá thể và hồn thành các chức năng chung xuất hiện trong tồn
bộ cơ thể sản xuất, khác với các bộ phận riêng rẽ của nó”.
C.Mác đã định nghĩa quản lý như là “lao động để điều khiển lao động”
[8]. Như vậy, quản lý hay điều khiển lao động là điều kiện quan trọng nhất để
làm cho xã hội lồi người hình thành, vận hành và phát triển. Lao động xã hội
và quản lý là khơng thể tách rời nhau được.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của đội ngũ giáo viên:
“Nếu khơng có thầy giáo thì khơng có giáo dục”. Nhưng để thực hiện vai trò vẻ
vang của mình, người thầy giáo phải phấn đấu để: “Thầy phải xứng đáng là
thầy, thầy phải được lựa chọn cẩn thẩn vì khơng phải ai cũng làm được thầy”.
Vì vậy phải thường xun rèn luyện khơng ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức,
chun mơn nghiệp vụ. Hồ Chí Minh rất coi trọng cả đức và tài (phẩm chất và
năng lực), đức và tài là điều cần thiết và giữa chúng có mối quan hệ mật thiết
với nhau. Người nói: “Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng, có đức mà
khơng có tài thì làm việc gì cũng khó”. Trong q trình chỉ đạo cách mạng, Chủ
tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm vấn đề con người. Người nhấn mạnh trong di
chúc: “Đầu tiên là cơng việc đối với con người” [30]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
/>

15

Lao động quản lý là một dạng đặc biệt của lao động, tham gia vào q
trình lao động trong xã hội để hồn thành chức năng quản lý cần thiết cho q
trình đó. Lao động quản lý là loại lao động trí óc diễn ra theo quy trình: quyết
định - tổ chức thực hiện quyết định - kiểm tra - điều chỉnh - tổng kết.
Trong xã hội hiện đại, giáo dục ví như: “chiếc chìa khóa vàng để mở
cánh cửa đi vào tương lai”. Thật vậy: Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, xem biến
đổi xã hội là một thuộc tính vốn có của xã hội. Bởi vì con người khơng ngừng
hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng lên của mình. Max nói: “
Các bộ phận xã hội khơng chỉ tác động qua lại với nhau mà còn mâu thuẫn,
thậm chí đối kháng. Đó là nguồn gốc thúc đẩy sự phát triển xã hội. Sự vận động
biến đổi của xã hội tn theo một quy luật mà con người có thể nhận thức
được”[8]. Vậy con người có khả năng vận dụng các quy luật đã nhận thức được
để cải tạo xã hội cho phù hợp với lợi ích của mình.
Một xã hội hiện đại là xã hội áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật,
cơng nghệ, trí tuệ để kinh tế phát triển, thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước.
Tăng trưởng kinh tế cùng với những biến đổi xã hội đã làm cho mức sống con
người được nâng cao. Giáo dục đóng vai trò chủ yếu trong việc giữ gìn, phát
triển và truyền bá văn minh của nhân loại. Điều này càng thể hiện rõ ràng trong
thời đại của cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ ngày nay, tiềm năng trí tuệ
trở thành động lực chính của sự tăng tốc phát triển. Giáo dục được coi là nhân
tố tích cực tạo nên nguồn nhân lực, quyết định sự thành bại của mỗi quốc gia
và sự thành đạt cho mỗi cá nhân trong cuộc sống của mình. Vì thế phát triển
giáo dục đã trở thành “quốc sách hàng đầu” của nhiều quốc gia. Phát triển giáo
dục là phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực.
Sự nghiệp CNH - HĐH đặt ra mục tiêu đến năm 2020 đất nước ta về cơ
bản sẽ trở thành một nước cơng nghiệp. Nhân tố quyết định sự thắng lợi của
cơng cuộc CNH - HĐH là nguồn lực con người Việt Nam được phát triển về
số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Vì vậy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
/>


16
muốn đảm bảo tăng trưởng về kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, củng cố
an ninh quốc phòng, trước hết phải chăm lo việc phát triển nguồn lực con
người, chuẩn bị lớp người lao động có phẩm chất và năng lực phù hợp với u
cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Điều này rất cần được bắt đầu từ
giáo dục phổ thơng.
Trong q trình xây dựng đất nước, Đảng ta ln quan tâm đến sự
nghiệp giáo dục, trong đó chú trọng việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán
bộ quản lý. Điều đó được thể hiện qua Chủ trương chính sách, hệ thống văn
bản pháp luật. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã xây dựng hệ thống văn bản
làm cơ sở cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nói chung và
trường THCS nói riêng.
Các cấp quản lý giáo dục và các nhà khoa học cũng đã có nhiều nghiên
cứu, đề xuất những giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý,
giáo viên nhằm đáp ứng u cầu phát triển sự nghiệp giáo dục.
Tại trường Đại học sư phạm Hà Nội trong một số luận văn thạc sĩ
chun ngành quản lý giáo dục có những tác giả nghiên cứu cùng hướng với đề
tài như: Nguyễn Thế Long (2005), Phùng Quang Thơm (2005), Nguyễn Xn
Trường (2006), Tại trường Đại học sư phạm Huế: Trần Trung Triết (2007)…
đã đề cập đến cơng tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở trường
phổ thơng. Các cơng trình nghiên cứu trên đây, cơ bản giải quyết những vấn đề
lý luận cũng như thực tiễn về xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
trường phổ thơng ở một số địa phương. Tuy nhiên, vấn đề quản lý phát triển
đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS thành phố Hạ Long thì chưa có tác
giả nào đề cập nghiên cứu.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý
trường THCS, thực trạng cơng tác quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
trường THCS của phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long cũng như lịch sử nghiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

17
cứu vấn đề, chúng tơi chọn đề tài “Biện pháp phát triển cán bộ quản lý trường
trung học cơ sở thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh ” để nghiên cứu.
1.2. Một số khái niệm có liên quan
1.2.1. Quản lý
Ngay từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm, để thực hiện mục
tiêu mà họ khơng thể đạt được với tư cách cá nhân riêng lẻ, thì cách quản lý đã
là một yếu tố cần thiết để đảm bảo sự phối hợp của những cá nhân. Vì chúng ta
ngày càng dựa vào sự nỗ lực chung, nhiều nhóm có tổ chức trở nên rộng lớn
hơn, cho nên nhiệm vụ quản lý ngày càng quan trọng. Hoạt động quản lý bắt
nguồn từ sự phân cơng lao động, mục đích của hoạt động quản lý nhằm tăng
năng suất lao động, cải tạo cuộc sống. Để đạt được mục tiêu trên cơ sở kết hợp
các yếu tố con người, phương tiện… thì cần có sự tổ chức và điều hành chung,
đó chính là q trình quản lý. Trải qua q trình phát triển, cùng với sự phát
triển của xã hội, trình độ tổ chức và quản lý cũng được từng bước nâng lên.
Nói đến hoạt động quản lý, người ta thường nhắc đến ý tưởng sâu sắc
của C.Mác: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến
hành trên quy mơ tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để
điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát
sinh từ sự vận động của tồn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của
những khí quan độc lập của nó. Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều khiển mình, còn
dàn nhạc thì cần có nhạc trưởng” [8]
Hiện nay vẫn còn tồn tại khá nhiều những khái niệm, định nghĩa về quản
lý. Trong tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu của quản lý”, tác giả người Mỹ
H.Kootz đã đưa ra khái niệm “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo
phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích theo nhóm. Mục tiêu
của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một mơi trường mà trong đó con người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

18
có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự
bất mãn cá nhân ít nhất. Với tư cách thực hành thì cách quản lý là một nghệ
thuật; còn kiến thức có tổ chức về quản lý là một khoa học”.
Theo quan điểm chính trị xã hội: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ
chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý, người tổ chức quản
lý) lên khách thể quản lý (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hóa, xã
hội, kinh tế… bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các ngun tắc,
các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra mơi trường và điều kiện
cho sự phát triển của đối tượng” [32]
Theo tác giả Phạm Khắc Chương: “ Quản lý là một khái niệm ghép giữa
“quản” và “lý” ”. “Quản” có hàm nghĩa rất phong phú: cai quản, thống trị, giữ
gìn, theo dõi…Theo góc độ điều khiển, “quản” có thể hiểu là lái, điều khiển,
chỉ huy, kiểm sốt,… Do đó, trong đời sống xã hội ngày càng phát sinh những
khái niệm liên quan đến từ “quản” như: quản giáo, quản thúc, quản tượng, quản
gia, quản trị,… “lý” theo hàm nghĩa là khoa học, khách quan nâng cao hiệu quả
hoạt động “quản” [12]
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, song có thể khái qt: Quản lý là
những tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng
quản lý nhằm bảo đảm cho sự vận động, phát triển của hệ thống phù hợp với
quy luật khách quan, trong đó sử dụng và khai thác có hiệu quả nhất các tiềm
năng, các cơ hội để đạt được mục tiêu đã xác định theo ý chí của chủ thể quản lý.
1.2 .2. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường và quản lý trường THCS
1.2.2.1. Quản lý giáo dục
Xã hội tồn tại và phát triển dựa trên yếu tố đầu tiên là sản xuất ra của cải
vật chất Ph.Ăngghen viết: “Các Mác là người đầu tiên đã phát hiện quy luật
phát triển của lịch sử lồi người, nghĩa là tìm ra cái sự thật đơn giản… là trước
hết con người cần phải ăn, uống, mặc và ở trước khi có thể lo đến chuyện làm

chính trị, khoa học, nghệ thuật, tơn giáo v.v…” [8, tr. 6].

×