Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

nghiên cứu mô hình lọc sinh học xác định mức độ xử lý nước thải cơ sở sản xuất nước tương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC



Đồ AN TốT NGHIệP:

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH LỌC SINH HỌC XÁC ĐỊNH
MỨC ĐỘ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CƠ SỞ SẢN XUẤT NƯỚC
TƯƠNG LAM THUẬN – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học
Mã số ngành: 111






GVHD: Th.S LÂM VĨNH SƠN
SVTH: ĐẶNG LÊ QUÂN





Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KTCN TP.HCM


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

KHOA:MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
BỘ MÔN:MÔI TRƯỜNG

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP



HỌ VÀ TÊN: ĐẶNG LÊ QUÂN MSSV: 105111050
NGÀNH: NGÀNH MÔI TRƯỜNG LỚP : 05DSH

1. Đầu đề Đồ án tốt nghiệp:
NGHIN CỨU MƠ HÌNH LỌC SINH HỌC XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ XỬ LÝ
NƯỚC THẢI CƠ SỞ SẢN XUẤT NƯỚC TƯƠNG LAM THUẬN - THNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH

2. Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu):
 Tổng quan về nước tương và cơ sở sản xuất nước tương Lam
Thuận
 Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải từ nước tương.
 Nghin cứu mơ hình lọc sinh học để xử lý nước thải từ nước
tương.

3. Ngày giao Đồ án tốt nghiệp: 01/04/2009
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/6/2009
5. Họ và tên người hướng dẫn: Th.S Lm Vĩnh Sơn

Nội dung và yêu cầu ĐATN đã được thông qua Bộ môn

Ngày …… tháng …… năm 2006

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
(Ký và ghi rõ họ tên)
NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH
(Ký và ghi rõ họ tên)



PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN
Người duyệt (chấm sơ bộ):
Đơn vị:
Ngày bảo vệ:
Điểm tổng kết:
Nơi lưu trữ Đồ án tốt nghiệp:



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN





























Điểm số bằng số___________Điểm số bằng chữ._______________

TP.HCM, ngày…….tháng……… năm 2006
(GV hướng dẫn ký và ghi rõ họ tên)

Mục Lục
Lời cảm ơn
Muc lục
Danh sách bảng
Danh sách hình
Chương I :
Mở Đầu
I.1 Đặt vấn đề 01

I.2 Mục đích nghiên cứu 01
I.3 Nội dung nghiên cứu 01
I.4 Đối tượng nghiên cứu 01
I.5 Phương pháp nghiên cứu 01
I.6 Phạm vi nghiên cứu 02

Chương II

:
Tổng Quan Về Nước Tương và Cơ Sở Sản Xuất Nước Tương
Lam Thuận – TPHCM
II.1 Tổng quan về nước tương. 03
II.1.1 Lịch sử nước tương 03
II.1.2 Giá trị thực phẩm của nước tương 03
II.1.3 Thành phần nước tương 03
II.1.4 Nguyên liệu chính 04
II.1.5 Các phương pháp sản xuất nước tương 06
II.1.6 Quy trình sản xuất nước tương 07
II.1.7 Vi sinh vật trong sản xuất nước tương 07
II.1.8 Quy trình công nghệ 08
II.1.9 Nuôi nấm mốc 09
II.1.10 Lên men hoặc thủy phân 09
II.1.11 Trích ly 09
II.1.12 Thanh trùng sản phẩm 10
II.2 Cơ Sở sản xuất nước tương Lam Thuận – TPHCM 10
II.2.1 Giới thiệu chung 10
II.2 2 Môi trường và nước thải 10
Chương III

:

Tổng Quan Về Các Phương Pháp Xử Lý Nước Thải .
III.1 Phương pháp cơ học 12
III.1.1 Song chắn rác 12
III.1.2 Bể lắng cát 12
III.1.3 Bể lắng 12
III.1.4 Bể vớt dầu mỡ 13
III.1.5 Bể lọc 13
III.2 Phương pháp hóa lý 14
III.2.1 Phương pháp đông tụ và keo tụ, tạo bông 14
III.2.2 Phương pháp tuyển nổi 16
III.2.3 Phương pháp hấp phụ 16
III.2.4 Phương pháp trao đổi ion 17
III.2.5 Các quá trình tách bằng màng 18
III.2.6 Phương pháp điện hóa 18
III.2.7 Phương pháp điện ly 18
III.2.8 Phương pháp trung hòa 19
III.2.9 Phương pháp oxi hóa khử 19
III.2.10 khử trùng nước thải 20
III.3 Phương pháp sinh học 21
III.3.1 Phương pháp sinh học tự nhiên 21
III.3.2 Phương pháp sinh học nhân tạo 22
Chương IV

:
Vi Sinh Vật Trong Xử Lý Nước Thải.
IV.1 Khái Niệm 33
IV.2 Hoạt động của vi sinh vật trong nước thải 34
IV.3 Vai trò của vi sinh vật trong xử lý nước thải 35
IV.3.1 Vi sinh vật hiếu khí trong quá trình phân hủy hữu cơ 35
IV.3.2 Vi sinh vật của quá trình phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện kỵ khí 39

IV.4 Quá trình trao đổi chất của vi sinh vật 42
IV.4.1 Cacbon và nguồn năng lượng 42
IV.4.2 Chất dinh dưỡng 43
IV.5 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường 44
IV.6 Các dạng trao đổi chất của vi sinh vật 45
IV.7 Sự tăng trưởng của vi sinh vật 45
IV.7.1 Sự tăng trưởng về số lượng 46
IV.7.2 Sự phát triển của vi sinh vật về khối lượng 47
IV.7.3 Sự tăng trưởng trong môi trường hỗn hợp 47
IV.7.4 Động học của quá trình xử lý sinh học 47
Chương V

:
Nội Dung và Kết Quả Nghiên Cứu
V.1 Phương pháp luận 52
V.1.1 Cơ sở của quá trình xử lý sinh học 52
V.1.2 Cơ sở lý thuyết về khả năng bám dính 53
V.1.3 Các thông số thường dùng trong quá trình bùn hoạt tính 53
V.1.4 Giá thể và mô hình nghiên cứu 55
V.1.5 Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích 55
V.1.6 Vận hành mô hình 55
V.2 Thảo luận kết quả thí nghiệm 66
ChươngVI

:
Kết Luận Và Kiến Nghị
VI.1 Kết Luận 70
VI.1.1 Đề xuất dây chuyền công nghệ xử lý cho cơ sở sản xuất nước tương Lam
Thuận 70
VI.1.2 Thuyết minh quy trình 72

VI.2 Kiến Nghị 73
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt những năm học tập tại trường Đại Học Kỹ Thuật
Công Nghệ Hồ Chí Minh em đã nhận được sự giúp đỡ từ các
thầy cô trong trường . Đặc biệt là các thầy, cô giáo trong Khoa
Môi Trường Và Công Nghệ Sinh Học đã tận tình giảng dạy ,
truyền đạt những kiến thức giúp em có cơ sở để hoàn thành Đồ
án tốt nghiệp .
Em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến thầy hướng dẫn Th.S
Lâm Vĩnh Sơn đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn
thành Đồ án tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô phụ trách phòng thí
nghiệm đã tạo điều kiện tốt cho em hoàn thành Đồ án tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn đến các cô chú trong Cở Sở Sản
Xuất Nước Tương Lam Thuận đã tạo điều kiện cho em trong
việc lấy mẫu trong quá trình thực hiện đề tài .
Cuối cùng em xin gởi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã giúp
đỡ , động viên em trong quá trình học tập cũng như quá trình
thực hiện Đồ án tốt nghiệp .
TPHCM . ngày 25 tháng 06 năm 2009
Sinh Viên
Đặng Lê Quân


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÂM VĨNH SƠN
SVTH: ĐẶNG LÊ QUÂN MSSV: 105111050 Trang: 1
Chương I :

MỞ ĐẦU
I.1 Đặt vấn đề

Kinh tế thế giới không ngừng vận động và phát triển điều đó đồng nghĩa với vấn đề
khai thác tài nguyên .Khi tài nguyên bị khai thác quá mức thì môi trường bị ảnh
hưởng nghiêm trọng .Điều đó được thể hiện qua sự biến đổi khí hậu toàn cầu :
Những cơn bão ngày càng mạnh hơn , băng tan , mưa acid , lũ quét … Làm thiệt hại
của cải vật chất và tính mạng con người . Vì vậy ngay từ bây giờ mỗi người phải có ý
thức bảo vệ môi trường chung vì một hành tinh màu xanh.
Riêng ở Việt Nam đời sống người dân ngày càng ổn định do đó nhu cầu cuộc sống
ngày càng cao tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước mở rộng hoạt
động kinh doanh Cơ sở chế biến và sản xuất nước tương Lam Thuận là một trong số
đó. Ngoài những vấn đề về kinh tế như giải quyết được việc làm cho người lao động
,nâng cao đời sống người dân , đóng góp ngân sách nhà nước bên cạnh đó là các vấn
đề môi trường mà cơ sở chưa giải quyết được .Vơí đề tài “ Nghiên cứu mô hình lọc
sinh học xử lý nước thải cơ sở sản xuất nước tương Lam Thuận” tôi hy vọng sẽ đóng
góp được một phần sức nhỏ bé của mình trong việc bảo vệ môi trường chung.
I.2 Mục đích nghiên cứu
Xác định mức độ ô nhiễm của nghành sản xuất nước Tương sau khi đã áp dụng
phương pháp mới và mô hình lọc sinh học hiếu khí để xử lý nước thải nhằm đạt được
tiêu chuẩn môi trường phù hợp với các quy định về môi trường của chính phủ Việt
Nam.
I.3 Nội dung nghiên cứu
 Lấy nước thải đầu ra của cơ sở sản xuất nước tương Lam Thuận
 Tiến hành mô hình thí nghiệm và phân tích các chỉ tiêu đầu ra
 Tìm ra khoảng nồng độ xử lý tối ưu nhất đối với giá thể nghiên cứu
I.4 Đối tượng nghiên cứu
 Giá thể là các vòng nhựa có đường kính d = 21mm và chiều cao h =25mm
 Nước thải được lấy từ cơ sở sản xuất nước tương Lam Thuận
I.5 Phương pháp nghiên cứu
 Xây dựng mô hình nhỏ mô phỏng bể xử lý đặt trong phòng thí nghiệm
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÂM VĨNH SƠN
SVTH: ĐẶNG LÊ QUÂN MSSV: 105111050 Trang: 2

 Vận hành mô hình với giá thể là các ống nhựa và xử lý nước thải theo các tải
trọng khác nhau
 Kiểm tra các chỉ tiêu đầu vào và đầu ra của nước thải sau khi được xử lý ở mô
hình trong phòng thí nghiệm.
 Các chỉ tiêu kiểm tra COD,pH,SS.
I.6 Phạm vi nghiên cứu
 Mô hình trong phòng thí nghiệm
 Bể lọc sinh học hiếu khí với giá thể là các ống nhựa
 Xử lý nước Tương sau quá trình sản xuất theo phương pháp mới(có hàm
lượng 3MCPD dưới chuẩn cho phép)










LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÂM VĨNH SƠN
SVTH: ĐẶNG LÊ QUÂN MSSV: 105111050 Trang: 3
Chương II
:

TỔNG QUAN NGHÀNH SẢN XUẤT
NƯỚC TƯƠNG .
II.1 Tổng quan về nước tương
II.1.1 Lịch sử nước tương
Nước Tương hay còn gọi là xì dầu là loại nước chấm được sản xuất bằng cách lên

men hạt đậu tương,ngũ cốc rang chin,nước và muối ăn.Nước Tương có nguồn gốc từ
Trung Quốc được sử dụng rộng rãi ở các nước châu á trong đó có Việt Nam
Nước tương được lên men bằng men có chứa 1 trong 2 loài nấm Aspergillus oryzae
hoặc A.sojae cùng các vi sinh vật liên quan khác.
Có 2 loại nước tương
 1 loại được làm từ hạt đậu tương nguyên vẹn có chất lượng cao hơn
 1 loại rẻ tiền được làm từ protein đậu tương thủy phân.
Lên men đậu tương tự nhiên sẽ cho mùi vị thơm hơn bằng cách để ngoài trời.Ngày
nay các sản phẩm này đều được làm trên quy trình máy móc.
Nước tương là một sản phẩm lên men truyền thống giàu axit amin có mùi vị đặc
trưng và kích thích tiêu hóa.Dùng nhiều trong bữa ăn và có lợi cho sức khỏe vừa tạo
thêm vị ngon cho thức ăn.Từ lâu được sản xuất dưới quy mô nhỏ ( hộ gia đình ) bằng
phương pháp lên men truyền thống từ các vi sinh vật có sẵn trong tự nhiên.
II.1.2 Giá trị thực phẩm của nước tương.
Khi đánh giá chất lượng nước tương về phương diện hóa học trước hết người ta chú
ý đến lượng đạm toàn phần vì đây chính là chất dinh dưỡng có giá trị nhất của nước
tương.Tiếp theo cần xem xét lượng đạm amin.Từ 2 lượng đạm này ta có thể suy ra tỷ
lệ đạm amin đốivới đạm toàn phần cho biết mức độ thủy phân protein trong nước
tương , tỷ lệ này càng cao càng tốt.trung bình tỷ lệ này trong nước tương chiếm 50%
- 60%.
II.1.3 Thành phần hóa học của nước tương.
Chất lượng nước tương thay đổi tùy theo nguyên liệu , tỷ lệ phối chế,phương pháp
chế biến…. Trong nước chấm lên men còn chứa nhiều đường do tác dụng của men
amylase lên tinh bột. Nước chấm chứa một số loại chất béo ,vitamin ,muối ăn và các
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÂM VĨNH SƠN
SVTH: ĐẶNG LÊ QUÂN MSSV: 105111050 Trang: 4
yếu tố vi lượng khác.Vì vậy nước tương nếu được sản xuất theo đúng quy trình thì sẽ
có mùi vị và màu sắc rất tốt.
Bảng II.1 Thành phần hóa học trung bình của nước tương.
Thành Phần Hàm Lượng


( Nguồn :” Phương pháp sản xuất nước tương và thiết kế phân xưởng” Võ Văn Quốc )
pH = 5,9 – 6,2 , khối lượng riêng của nước tương 1,01 - 1,04mg/l
II.1.4 Nguyên liệu chính
Đậu nành
Đạm Nito toàn phần the
o Nito
15 – 21,6
Nito
8,5 – 1,3
NH3

1,0 – 2,0
Đường

14,5 – 15,3


Lipid

17,0 – 25,0

NaCl

200 – 250

Acid

2,0 – 8,0
Ch

ất khô
325 - 387

Metionin

3,32

Lyzin

6,5
Phynylamin

7,0
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÂM VĨNH SƠN
SVTH: ĐẶNG LÊ QUÂN MSSV: 105111050 Trang: 5
Bảng II.2 Thành phần hóa học của đậu nành












( Nguồn :”Phương pháp sản xuất nước tương và thiết kế phân xưởng” Võ Văn Quốc )
Ngoài ra đậu nành còn chứa nước, vitamin A ,B

1
,B
2
,B
5
,B
6
, B
12
.
Protein đậu nành : Protein đậu nành được tạo bởi acid amin trong đó có đủ các loại
acid amin không thay thế .Có thể nói protein của đậu nành giống protein của trứng và
được xem là nguyên liệu chế biến thay thế protein động vật
Các nhóm protein đơn giản ( % so với tổng số protein )
Albumin : 6 – 8 %
Globumin : 25 – 34 %
Glutelin : 13 – 14 %
Prolamin : không đáng kể.
Thành phần các acid amin không thay thế trong đậu nành và thực phẩm quan trọng
(g/100g protein)


Đạm Nito toàn phần theo Nito

15 – 21,6
Nito

8,5 – 1,3
NH3


1,0 – 2,0
Đường

14,5 –
15,3
Lipid

17,0 – 25,0
NaCl

200 – 250

Acid

2,0 – 8,0
Ch
ất khô
325 - 387

Metionin

3,32

Lyzin

6,5
Phynylamin

7,0
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÂM VĨNH SƠN

SVTH: ĐẶNG LÊ QUÂN MSSV: 105111050 Trang: 6
Bảng II.3 Thành phần các acid amin không thay thế trong đậu nành và thực
phẩm.
Loại Acid
amin
Đậu nành

Trứng Thịt Bò Sữa bò Gạo Giá trị
FAO –
OMS
Leusin 7.84 8.32 8.00 10.24 8.26 4.8
Isoleusin 4.48 5.6 5.12 5.6 3.84 6.4
Lysin 6.4 6.24 2.12 8.16 3.68 4.2
Phenylalanin

4.96 5.12 4.48 5.44 4.8 2.8
Threonin 3.84 5.12 4.64 4.96 3.36 2.8
Tryptophan 1.28 1.76 1.21 1.44 1.28 1.4
Valin 4.8 7.52 5.28 7.36 5.76 4.2
Methionin 1.28 3.2 2.72 2.88 2.08 2.2
( Nguồn :”Phương pháp sản xuất nước tương và thiết kế phân xưởng” Võ Văn Quốc”)
Chất béo đậu nành chiếm khoảng 20 % trọng lượng khô của hạt đậu nành nằm chủ
yếu trong nhân của hạt.chất béo chiếm 2 thành phần chủ yếu là triglycerid ( 96%
lượng chất béo thô ) và lecithine ( chiếm 2% chất béo thô ).
II.1.5 Các phương pháp sản xuất nước tương
Ngày nay nước tương được sản xuất từ nguyên liệu protein với hai phương pháp
chính đó là
 Phương pháp lên men vi sinh truyền thống
 Phương pháp hóa giải
Ngày nay phương pháp sản xuất theo truyền thống đã không còn đáp ứng được nhu

cầu của thị trường ngày một đông đúc nên hiện nay đa phần các sản phẩm có bán
trên thị trường đều là nước tương hóa giải có sử dụng HCl ở nhiệt độ cao sinh ra
nhiều chất có độc hại có thể dẫn đến ung thư điển hình nhất là chất 3 – MCPD (viết
tắc của chất 3 – mono – chloro – propan 1,2 – Diol ) được tạo thành chủ yếu từ phản
ứng thủy phân giữa protein thực vật và Acid chlohydrid.
Việc sử dụng nước chấm truyền thống sẽ tốt hơn về vấn đề vệ sinh an toàn thực
phẩm.Đây là phương thức sản xuất nước tương sử dụng nấm
Aspergillus oryzae
cùng

với nguyên liệu trong công nghiệp ép dầu và bia.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÂM VĨNH SƠN
SVTH: ĐẶNG LÊ QUÂN MSSV: 105111050 Trang: 7
II.1.6 Quy trình sản xuất nước tương

Vo Ngâm

Rang chín già Hấp chín

Nghiền Nuôi mốc mốc trung gian

Ngâm nước đậu Ủ mốc Nước

Chắt

Dịch bột đậu Nước đậu Ủ tương

Để ngấm


Tương lỏng
Hình II.1 Quy trình sản xuất nước tương
II.1.7 Vi sinh vật trong sản xuất nước tương.
Đối với phương thức sản xuất nước tương trong công nghiệp thì phải cải tạo giống vi
sinh vật thuần chủng.Giống vi sinh vật được đưa vào sản xuất phải đảm bảo các điều
kiện :
ảnh hưởng tốt đến hương vị của sản phẩm
có hoạt lực protease cao
không chứa độc tố aflatoxin
khả năng tăng sinh tốt, dễ nuôi trong điều kiện thường
Giống mốc dùng trong sản xuất nước chấm có thể là Aspergillus oryzae, Aspergillus
soyae, Aspergillus teriol, Aspergillus

niger…


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÂM VĨNH SƠN
SVTH: ĐẶNG LÊ QUÂN MSSV: 105111050 Trang: 8
II.1.8 Quy trình công nghệ



























Hình II.2 Quy trình sản xuất nước chấm bằng phương pháp lên men mốc Aspergillus
oryzae).
Giải thích quy trình
Quá trình xử lý nguyên liệu được thực hiện qua các bước sau:
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÂM VĨNH SƠN
SVTH: ĐẶNG LÊ QUÂN MSSV: 105111050 Trang: 9
 Xay nhỏ : kích thước hạt khoảng 1 mm là tốt nhất có mục đích để tăng hiệu
quả diện tích tiếp xúc của enzyme nhờ đó tăng hiệu quả của enzyme.
 Phối liệu và trộn nước : trộn khô đậu đã được xay nhỏ cho thêm 60 – 75%
nước so với lượng bột trên.
 Hấp chín nhằm mục đích tiêu diệt vi sinh vật đồng thời thay đổi đặc tính lý
hóa của nguyên liệu nhằm tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển tốt để tạo ra
các enzyme có hoạt lực cao.
II.1.9 Nuôi nấm mốc
Nấm được nuôi phải có hoạt lực protease tốt để thủy phân tốt nguồn đạm có sẵn

trong nguyên liệu.Để đạt được yêu cầu trên thì các yếu tố môi trường kỹ thuật lên
mốc cũng như thời gian lên mốc,kiềm hãm mốc phát triển dóng vai trò rất quan trọng
trong việc tạo ra nước tương ngon.Thường nuôi nấm mốc ở 38 - 32
0
C , độ ẩm
không khí 85 – 90% , thời gian lên mốc khoảng 48 giờ.
Trong quy trình nuôi nấm mốc cần có quạt ly tâm có lưu lượng gió khoảng 6000
m
3
/tấn nguyên liệu/giờ với áp lực 100mm cột nước.
Trong quá trình nuôi cần đảo lộn để mốc phát triển đều khắp cơ chất.
II.1.10 Lên mên hoặc thủy phân
Thủy phân thường xảy ra 2 quá trình chính :
Thủy phân protein và thủy phân tinh bột ca 2 đều chịu 3 yếu tố ảnh hưởng chính
 Lượng nước cho vào quá trình thủy phân, bằng kinh nghiệm sản xuất thực tiễn
cho thấy nước cho vào chiếm khoảng 30 – 40% so với nguyên liệu tương
đương với 60 – 70% khối lượng nấm.
 Lượng muối khi cho vào là 15%
 Nhiệt độ thủy phân phải giữ ổn định trong khoảng 54 – 58% trong suốt thời
gian thủy phân.
 Sau khi thủy phân xong căn cứ vào hàm lượng nước thủy phân để tính lượng
muối, nước muối và các phụ gia khác cần bổ sung sao cho đạt nồng độ quy
định.
II.1.11 Trích ly :
Dịch trích ly lần thứ nhất cho nồng độ đậm, có màu xấu và chiếm khoảng 60 – 80%
lượng nguyên liệu thủy phân nhưng lại chứa một lượng đạm khá cao.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÂM VĨNH SƠN
SVTH: ĐẶNG LÊ QUÂN MSSV: 105111050 Trang: 10
Dịch trích ly lần 2 nhận được từ việc ngâm bã trong 12 – 16 giờ với nước muối 15 –
18 Be.

Cứ như vậy ta tiến hành các lần trích ly tiếp theo để tận thu lượng đạm còn lại trong
bã lọc.Tùy theo yêu cầu chất lượng và loại nước chấm ta có thể có công thức pha đấu
khác nhau.
II.1.12 Thanh trùng sản phẩm
Thanh trùng có thể tiến hành bằng hai cách :
 Đun trực tiếp hoặc dùng hơi từ nồi hơi.Nhiệt độ thanh trùng ở 60 – 70
0
C để
tránh làm thay đổi chất lượng nước tương , làm bay hơi đạm hòa tan thì thời
gian thanh trùng từ 1h 30 đến 2h.
II.2 Cơ sở sản xuất nước tương Lam Thuận
II.2.1Giới Thiệu Chung
Cơ Sở Sản Xuất Nước Tương Lam Thuận có địa chỉ 295/14/6 Kinh Dương Vương ,
khu 6 , phường An Lạc , quận Bình Tân – TPHCM
Là cơ sỏ sản xuất nước tương quy mô vừa và nhỏ.
Số người đang làm cho cơ sở là 75 người : số lượng Nam, Nữ xấp xỉ bằng nhau.Nam
bốc vác, nữ chế biến , bảo quản, đóng gói.
II.2.2 Môi trường và nước thải
Nước thải từ nước tương có đặc điểm là COD và BOD khá cao,còn lại là cặn lơ lửng
nhưng ở dạng dễ tách bằng các phương pháp xử lý cơ học.
Nước thải của công ty gồm
 Nước thải từ sản xuất và sinh hoạt
 Nguồn nước thải từ quá trình vận chuyển
 Nước thải sinh ra từ quá trình chế biến
 Nước thải vệ sinh, thiết bị , nhà xưởng trước và sau giờ sản xuất
 Lưu lượng nước thải khoảng 10 m
3
/ngày.
 Khí thải :Cơ sở sản xuất được trang bị hiện đại nên hạn chế được khí thoát ra
bên ngoài

 Mùi : không đáng kể ,chỉ phảng phất trong co sở sản xuất ít bay ra ngoài do cơ
sở dường như khép kín với xung quanh.
Các khía cạnh khac
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÂM VĨNH SƠN
SVTH: ĐẶNG LÊ QUÂN MSSV: 105111050 Trang: 11
 Nhiệt độ : Nước tương không cần bảo quản ở nhiệt độ lạnh, ở nhiệt độ thường
sản phẩm vẫn tốt nhưng tránh ánh nắng vì ánh nắng có thể làm tăng nhiệt độ
cua sản phẩm gây ra các biến đổi hóa lý trong chai.
 Ánh sáng : Cơ sở trang bị hệ thống đèn neon có công suất 40W để kiểm tra
sản phẩm.
 Độ ẩm :nhà máy sản xuất hoạt động khá hiệu quả các vấn đề vệ sinh.Nước chỉ
được sử dụng trong dây chuyền chế biến khép kín, hơn nữa để bảo quản sản
phẩm tốt thì độ ẩm không được quá cao.Vì vậy trong cơ sở rất khô ráo, sạch
sẽ.
 Tiếng ồn : Vì cơ sở sản xuất được thiết kế gần như khép kín hơn nữa tiếng ồn
khi máy móc hoạt động không lớn nên không gây ảnh hưởng gì lớn đối với
xung quanh.
 Bụi : nhà xưởng sạch sẽ ,công nhân được trang bị thiết bị bảo hộ lao động
(Ủng,giày,vớ ,bao tay ,mũ bảo hiểm … ) nên Bụi dường như không có
Tóm lại cơ sở sản xuất nước tương Lam Thuận có những cố gắng nhất định trong
việc chấp hành các vấn đề môi trường và an toàn lao động.Chỉ còn một số hạn chế
trong việc xử lý nước thải đầu ra.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÂM VĨNH SƠN
SVTH: ĐẶNG LÊ QUÂN MSSV: 105111050 Trang: 12
Chương III
:
TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP
XỬ LÝ NƯỚC THẢI .
III.1 Phương pháp xử lý cơ học

Xử lý các thành phần có kích thước khá lớn ,không tan.Những phương pháp xử lý cơ
học bao gồm :
III.1.1 Song chắn rác
Song chắn rác có 2 loại
Song chắn rác thô và lưới chăn rác
 Song chắn rác thô dùng để chắn các loại rác có kích thước lớn bao gồm các
thanh sắt chắn dọc 2 bên, có hình chữ nhật, hình bầu dục ,hình tròn có thể di
động hoặc cố định.
 Đối với các loại rác có kích thước thì dùng lưới chắn rác. Sau khi các loại rác
lớn đã được gạt bỏ thì các loại rác nhỏ sẽ được thiết bị lưới chắn rắn loại bỏ
hoặc đưa vào bể phân hủy cặn hay còn gọi là bể mêtan
Thông thường Song chắn rác được đặt theo một góc 60 – 90
0
theo hướng dòng chảy.
III.1.2 Bể lắng cát
Dùng để tách các chất bẩn vô cơ có trọng lượng riêng lớn trọng lượng riêng của nước
và chịu sự tác động mạnh của trọng lực như Cát , xỉ than,…ra khỏi nước thải.Cát từ
bể lắng cát sẽ được đưa ra ngoài hoặc đi đến sân phơi sau đó vận chuyển tới công ty
xây dựng nếu tải trọng cát nhiều.
III.1.3 Bể lắng
Bể lắng dùng để tách các chất hữu cơ lơ lửng có trọng lượng phân tử lớn hơn nước
,chất lơ lửng nào nặng hơn nước sẽ lắng xuống dưới, chất nào nhẹ hơn nước sẽ nổi
lên trên dùng những thiết bị thu gom và vận chuyển các chất bẩn lắng và cặn nổi tới
công trình xử lý cặn.
Dựa vào chức năng vị trí có thể chia bể lắng thành các loại : bể lắng đợt 1 trước công
trình xử lý sinh học và bể lắng sinh học và bể lắng đợt 2 sau quá trình xử lý sinh học.
Dựa vào nguyên tắc người ta có thể chia ra các loại bể lắng như bể lắng hoạt động
gián đoạn hoặc bể lắng hoạt động liên tục
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÂM VĨNH SƠN
SVTH: ĐẶNG LÊ QUÂN MSSV: 105111050 Trang: 13

Dựa vào cấu tạo có thể chia bể lắng thành các loại như sau : bể lắng đứng, bể lắng
ngang, bể lắng ngang,bể lắng ly tâm, bể lắng 1 vỏ, bể lắng 2 vỏ.
Nói chúng mỗi bể lắng đều có các ưu nhược điểm khác nhau nhưng thông thường
người ta dùng bể lắng đứng.
III.1.3.1 Bể lắng đứng
Có hình dạng tròn hoặc hình chữ nhật trên mặt bằng, bể lắng đứng thường dùng cho
các trạm xử lý có công suất 20.000 m
3
/ngày.đêm.Nước thải được đưa vào ống trung
tâm và chuyển động từ dưới lên trên theo phương thẳng đứng.Vận tốc dòng nước
chuyển động lên phải nhỏ hơn vận tốc của các hạt lắng . Nước đã được xử lý sẽ được
đưa lên phía trên và sẽ dùng máng thu nước.Cặn lắng được thu ở phần hình nón hoặc
chóp cụt ở phía dưới.
III.1.3.1 Bể lắng ngang
Có hình dạng hình chữ nhật trên mặt bằng , tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều sâu không
nhỏ hơn ¼ và chiều sâu có thể là 4m.Bể lắng ngang có công suất 15.000
m
3
/ngày.đêm .Trong bể lắng , nước thải chuyển động theo phương ngang từ đầu bể
đến cuối bể và được dẫn tới các công trình xử lý tiếp theo.Vận tốc dòng chảy trong
vùng công tác của bể không quá 40mm/s. Bể lắng ngang có hố thu cặn ở đầu bể và
nước trong được thu vào ở máng bể.
III.1.3.1 Bể lắng ly tâm
Bể lắng ly tâm có dạng hình tròn trên mặt phẳng , đường kính bể từ 16 đến 40m,
chiều cao làm việc bằng 1/16 – 1/10 đường kính bể. Bể lắng ly tâm được dùng cho
các trạm xử lý có công suất lớn hơn 20.000 m
3
/ngày.đêm.Trong bể lắng nước chảy ra
trung tâm đáy bể bằng hệ thống cào gom cặn ở phía dưới dàn quay hợp với trục 1
góc 45

0
. Đáy bể thường làm với độ dốc I = 0,02 – 0,05. Dàn quay với tốc độ 2 – 3
vòng trong 1 giờ. Nước trong được thu vào máng đặt dọc theo thành bể phía trên.
III.1.4 Bể vớt dầu mỡ
Bể vớt dầu mỡ được áp dụng khi xử lý nước thải có chứa dầu mỡ ( nước thải công
nghiệp ) nhằm tách các tạp chất nhẹ. Đối với nước thải sinh hoạt khi hàm lượng dầu
mỡ không cao thì việc vớt dầu mỡ thực hiện ngay khi ở bể lắng nhờ thiết bị gạt dầu
mỡ.
III.1.5 Bể lọc
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÂM VĨNH SƠN
SVTH: ĐẶNG LÊ QUÂN MSSV: 105111050 Trang: 14
Bể lọc nhằm tách các chất ở trạng thái lơ lửng kích thước nhỏ bằng cách cho nước
thải đi qua lớp lọc đặc biệt hoặc qua lớp lọc đặc biệt qua lớp vật liệu lọc sử dụng chủ
yếu cho một số loại nước thải công nghiệp. Quá trình phân riêng được thực hiện nhờ
vách ngăn xốp, nó cho nước đi qua và giữ pha phân tái lại. Quá trình diễn ra dưới tác
dụng của áp suất cột nước .
Tóm lại phương pháp xử lý cơ học
Có thể loại bỏ được đến 60% tạp chất không hòa tan trong nước thải và giảm BOD
đến 30%.Để tăng hiệu quả của các công trình xử lý cơ học có thể dùng biện pháp
thoáng sơ bộ, thoáng gió đông tụ sinh học ,hiệu quả xử lý có thể đạt 75% theo hàm
lượng chất lơ lửng và 40 – 50% theo BOD
Trong số các công trình xử lý cơ học có thể kể đến bể tự hoại bể lắng hai vỏ , bể lắng
trong có ngăn phân hủy là những công trình cơ học vừa có tác dụng lắng vừa có tác
dụng phân hủy cặn lắng.
III.2 Phương pháp hóa lý
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý có bản chất là dùng các quá trình phản ứng
giữa các chất hữu cơ,vô cơ có trong nước thải với các chất được đưa vào bằng chất
hóa học hoặc phương pháp vật lý để gây biến đổi hóa học ,giảm nồng độ ô nhiễm ,
tạo thành các chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hòa tan nhưng không gây ô nhiễm
môi trường hoặc độc hại.Giai đoạn xử lý hóa lý có thể xem là độc lập với giai đoạn

xử lý các giai đoạn xử lý khác hoặc có thể xem chúng là một giai đoạn trong quy
trình xử lý nước cùng với các giai đoạn cơ học,hóa học ,sinh học.
Những phương pháp xử lý hóa lý thường được áp dụng để xử lý nước thải là : keo
tụ,tuyển nổi,đông tụ,hấp phụ,trao đổi ion,thấm lọc,siêu lọc….
III.2.1 Phương pháp đông tụ và keo tụ,tạo bông.
Quá trình lắng chỉ không tách được các chất ô nhiễm ở dạng hạt rắn lơ lửng ở dạng
keo và hòa tan những hạt có kích thước nhỏ mà chỉ tách được các hạt ở dạng huyền
phù.Vì vậy để phương pháp lắng đạt hiệu quả thì cần tăng kích thước của chúng nhờ
sự tác động tương hổ giữa các hạt phân tán liên kết thành tập hợp các hạt để tăng vận
tốc lắng của chúng.Tăng kích thước của chúng bằng cách trung hòa điện tích để
chúng có thể liên kết với nhau.Đông tụ (coagulation) chính là quá trình trung hòa
điện tích, còn quá trình tăng kích thước hạt là flocculation
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÂM VĨNH SƠN
SVTH: ĐẶNG LÊ QUÂN MSSV: 105111050 Trang: 15
III.2.1.1Phương pháp đông tụ
Quá trình tạo thành bông keo

Me
3
+ HOH

Me(OH)
2+
+ H
+
Me(OH)
2+
+ HOH

Me(OH)

+
+ H
+
Me(OH)
+
+ HOH

Me(OH)
3
+ H
+

Me
3+
+ 3HOH

Me(OH)
3
+ 3 H
+
Các chất thường được sử dụng để keo tụ là Al
2
(SO
4
)
3,
FeSO
4
hoặc FeCl
3


Để các chất này xử lý hiệu quả hơn thì nên chú ý đến kích thước của hạt rắn lơ lửng.
 d < 4 – 10 mm dùng phương pháp keo tụ
 d> 4-10 mm thì dùng phương pháp lắng lọc
Việc lựa chọn chất đông tụ phụ thuộc vào thành phần,tính chất vật lý,giá thành,nồng
độ tạp chất trong nước,PH.
 Các muối Nhôm thường dùng để đông tụ là : Al
2
(SO
4
)
3
.18H
2
O , NaAlO
2
,
Al(OH)
2
Cl, Kal(SO
4
)
2
.12H
2
O , NH
4
Al(SO
4
)

2
.12H
2
O.
 Các muối Sắt thường dùng để đông tụ là : Fe(SO)
3
.2H
2
O , Fe(SO
4
)
3
.3H
2
O ,
FeSO
4
.7H
2
O vaø FeCl
3
.
Hiệu quả cao khi sử dụng khô hoặc dung dịch 10% - 15%.
III.2.1.2 Phương pháp Keo tụ
Bản chất của quá trình keo tụ là sự kết hợp các hạt lơ lửng khi cho các chất cao phân
tử vào nước khác với quá trình đông tụ ,khi keo tụ diễn ra thì sự kết hợp diễn ra
không chỉ do sự tiếp xúc trực tiếp mà còn do tương tác lẫn nhau giữa các phân tử keo
bị hấp phụ trên các hạt lơ lửng.
Quá trình keo tụ được thúc đẩy quá trình tạo bông hydroxyt nhôm và sắt với mục
đích tăng vận tốc lắng của chúng.Việc sử dụng chất keo tụ cho phép giảm chất đông

tụ,giảm thời gian đông tụ đồng thời tăng vận tốc lắng .
Cơ chế làm việc của chất keo tụ dựa trên các hiện tượng sau : hấp thụ phân tử keo
trên bề mặt hạt keo , tạo thành mạng lưới phân tử keo tụ.Sự dính lại các hạt keo các
hạt keo do lực đẩy vanderwalls.Dưới tác động của chất keo tụ giữa các hạt keo tạo
thành cấu trúc 3 chiều , có khả năng tách nhanh và tách hoàn toàn ra khỏi nước.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÂM VĨNH SƠN
SVTH: ĐẶNG LÊ QUÂN MSSV: 105111050 Trang: 16
Chất keo tụ thường dùng có thể là hợp chất tự nhiên và tổng hợp.Chất keo tự nhiên là
tinh bột , ete, xenlulo, dectrin, và dioxyt silic
Độ Ph ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thủy phân của phèn nhôm
pH > 4,5 : không xảy ra quá trình thủy phân
pH = 5,5 – 7,5 : hiệu quả cao nhất
pH < 7,5 hiệu quả keo tụ không tôt
Nhiệt độ của nước thích hợp vào khoảng 20
0
C – 40
0
C và tốt nhất ở 35
0
C – 40
0
C
Phèn sắt II nếu kết hợp với Vôi ở pH = 8 – 9 xử lý tốt
Phèn sắt III lắng nhanh khi pH = 5,5 – 6,5
III.2.2 Phương pháp tuyển nổi
Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tác các tạp chất ( ở dạng rắn hoặc
lỏng) phân tán không tan,tự lắng ít hiệu quả ra khỏi pha lỏng.Trong xử lý nước thải
tuyển nổi thường được sử dụng để khử các chất lơ lửng và làm đặc bùn sinh học.Ưu
điểm cơ bản của phương pháp này so với phương pháp lắng là có thể khử được hoàn
toàn các hạt nhỏ và nhẹ có trọng lượng phân tử thấp trong một thời gian ngắn.Khi

các hạt hữu cơ nổi trên bề mặt nước chúng sẽ được thu lại bằng bộ phận vớt bọt
Phương pháp tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục khí bọt nhỏ (thường sử dụng
không khí) vào trong pha lỏng,các khí đó kết dính với các hạt và khi tập hợp lực nổi
của bóng khí và hạt đủ lớn sẽ kéo theo hạt cùng nổi lên trên bề mặt.Sau đó chúng tập
hợp với nhau thành các lớp bọt chứa hàm lượng các hạt cao hơn trong chất lỏng ban
đầu.
III.2.3 Phương pháp hấp phụ
Hấp phụ vật lý là quá trình xảy ra nhờ các lực liên kết vật lý giữa chất bị hấp phụ và
bề mặt chất hấp phụ như lực liên kết Vanderwalls.Các hạt bị hấp phụ vật lý chuyển
động tự do trên bề mặt chất hấp phụ.Đây được gọi là quá trình hấp phụ đa lớp.
Hấp phụ hóa học là quá trình hấp phụ trong đó xảy ra các phản ứng hóa học giữa
chất bị hấp phụ và chất hấp phụ .
Trong xử lý nước thải , quá trình hấp phụ thường là sự liên kết của 2 quá trình hấp
phụ vật lý và hấp phụ hóa học.
Phương pháp hấp phụ được dùng rộng rãi để làm triệt để nước thải khỏi các chất
hữu cơ hòa tan sau xử lý sinh học cũng như xử lý cục bộ khi nước thải có chứa một
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÂM VĨNH SƠN
SVTH: ĐẶNG LÊ QUÂN MSSV: 105111050 Trang: 17
lượng rất nhỏ các chất hữu cơ đó.Những chất này không phân hủy bằng con đường
sinh học và thường có độc tính cao.Nếu các chất cần bị hấp phụ tốt và khi chi phí
riêng lượng chất hấp thụ không lớn thì việc áp dụng phương pháp này là hợp lý nhất.
Các chất hấp phụ thường được sử dụng như : Than hoạt tính,các chất tổng hợp và
nước thải và các chất thải của vài nghành sản xuất được dùng làm chất phụ trợ.
Chất hấp phụ vô cơ như đất sét, silicagen ,keo nhôm và các hydroxyt kim loại ít được
sử dụng vì năng lượng tương tác của chúng với các phân tử nước lớn.Chất hấp phụ
phổ biến nhất và có hiệu quả là Than hoạt tính nhưng chúng cần có các tính chất xác
định như :tương tác yếu với các phân tử nước và mạnh với các chất hữu cơ, có lỗ xốp
thô để có thể hấp thụ các chất hữu cơ lớn và phức tạp, có khả năng phục hồi.Ngoài ra
than phải bền với nước và thấm nước nhanh.Quan trọng là than phải có hoạt tính xúc
tác thấp với các phản ứng bởi vì một số chất hữu cơ trong nước thải có khả năng bị

oxy hóa và bị hóa nhựa.Các chất hóa nhựa bịt kín lỗ xốp của than và cản trở nó tái
sinh ở nhiệt độ thấp.
III.2.4 Phương pháp trao đổi ion
là quá trình trong đó các ion trên bề mặt của chất rắn trao đổi ion có cùng điện tích
trong dung dich tiếp xúc với nhau.Các chất này gọi là ionit (trao đổi ion) chúng có
đặc điểm là không tan trong nước.
Các chất có khả năng hút các ion dương từ dung dịch điện ly gọi là cationit những
chất này mang tính axit.Các chất có khả năng hút các ion âm gọi là anionit và các
chất này mang tính kiềm.Nếu ionit nào có khả năng trao đổi anion và cation thì đó là
ionit lưỡng tính.
Phương pháp trao đổi ion thường được sử dụng để loại các kim loại nặng ra khỏi
nước như :Cu,Fe,Zn,Pb,Hg,Ni,… và các hợp chất độc hại khác như arsen,photpho
Cyanua,chất phóng xa
Các chất trao đổi ion là các chất vô cơ hoặc hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên hay tổng
hợp nhân tạo .Các chất trao đổi ion tự nhiên vô cơ gồm có zeonit, kim loại khoáng
chất, đất sét ,fenspat ,chất mica khác nhau ….
Vô cơ tổng hợp gồm silicagen, pecmutit (chất làm mềm nước) ,các oxyt khó tan và
hydroxyt của một số kim loại như nhôm ,crom ,ziriconi …. Các chất trao đổi ion hữu
cơ có nguồn gốc tự nhiên gồm axit humic và than đá chúng mang tính axit ,các chất
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÂM VĨNH SƠN
SVTH: ĐẶNG LÊ QUÂN MSSV: 105111050 Trang: 18
có nguồn gốc tổng hợp và các nhựa có bề mặt riêng lớn là những hợp chất cao phân
tử.
III.2.5 Các quá trình tách bằng màng.
Màng được định nghĩa là một pha đóng vai trò ngăn cách giữa các pha khác
nhau.Việc ứng dụng màng để tách các chất phụ thuộc vào độ thấm của các hợp chất
đó qua màng.Người ta thường dùng các kỹ thuật như điện thẩm tích , thẩm thấu
ngược, siêu lọc và các quá trình tương tự khác.
Thẩm thấu ngược và siêu lọc là quá trình lọc dung dịch qua màng bán thẩm thấu
dưới áp suất cao hơn áp suất thẩm thấu lọc.Màng lọc cho các phân tử dung môi đi

qua và giữ lại các chất hòa tan .Sự khác biệt giữa hai quá trình là ở chỗ siêu lọc
thường được sử dụng để tách dung dịch có khối lượng phân tử trên 500 và có áp suất
thẩm thấu nhỏ ( ví dụ như các vi khuẩn , tinh bột , protein đất sét , đất sét … ) còn
thẩm thấu ngược thường được sử dụng để khử các vật liệu có khối lượng phân tử
thấp và có áp suất cao.
III.2.6 Phương pháp điện hóa
Mục đích của phương pháp này là xử lý các tạp chất tan và phân tán trong nước thải,
có thể áp dụng trong quá trình oxi hóa dương cực,khử âm cực, đông tụ điện và điện
thẩm tích.Tất cả các quá trình đều xảy ra trên các điện cực khi cho dòng điện 1 chiều
đi qua nước thải
Các quá trình điện hóa giúp thu hồi các sản phẩm có giá trị từ nước thải với sơ đồ
công nghệ tương đối đơn giản, dễ tự động hóa và không sử dụng các chất hóa học.
Nhược điểm của phương pháp này là tiêu hao điện năng lớn nên giá thành để xử lý sẽ
tăng cao.
Làm sạch nước thải bằng phương pháp điện hóa có thể tiến hành liên tục hoặc gián
đoạn
Hiệu suất của phương pháp điện hóa được đánh giá bằng 1 loạt các yếu tố như mật
độ dòng điện, điện áp, hệ số sử dụng hữu ích điện áp, hiệu suất theo dòng và hiệu
suất theo năng lượng
III.2.7 Phương pháp trích ly :
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÂM VĨNH SƠN
SVTH: ĐẶNG LÊ QUÂN MSSV: 105111050 Trang: 19
Trích ly pha lỏng được áp dụng để làm sạch nước thải chứa phenol, dầu , axit hữu cơ,
các ion kim loại …. Phương pháp này được ứng dụng khi nồng độ chất thải lớn hơn
3 – 4 g/l ,vì khi đó giá trị chất thu hồi mới bù đắp chi phí cho quá trình trích ly.
Quá trình làm sạch nước thải bằng phương pháp trích ly được chia theo 3 giai đoạn :
 Giai đoạn 1 : trộn mạnh nước thải với chất trích ly (dung môi hữu cơ ) trong
điều kiện bề mặt tiếp xúc phát triển giữa các chất lỏng nên hình thành 2 pha
lỏng.Một pha là chất trích ly và một pha là chất được trích ly, còn một pha là
chất trích ly và nước thải.

 Giai đoạn 2 : phân ly 2 pha lỏng trên.
 Giai đoạn 3 : tái sinh chất trích ly
Để giảm nồng độ chất hòa tan thấp hơn giới hạn cho phép cần phải chọn đúng chất
trích ly và vận tốc của nó khi cho vào nước thải
III.2.8 Phương pháp trung hòa.
Nước thải chứa các axit vô cơ hoặc kiềm cần được trung hòa đưa pH về khoang 6,5 –
8,5 để cho vi sinh vật có thể hoạt động tốt, trước khi thải vào nguồn nước hoặc sử
dụng cho công nghệ xử lý tiếp theo.
Trung hòa nước thải có thề được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau :
Bỏ kiềm hoặc acid vào nước thải để điều chỉnh độ pH đến giá trị phù hợp
Bổ sung các tác nhân hóa học.
Lọc nước axit qua vật liệu để trung hòa
Hấp thụ nước khí acid bằng nước kiềm hoặc hấp thụ amoniac bằng nước axit
Việc lựa chọn phương pháp trung hòa là tùy thuộc vào thể tích và nồng độ nước thải
, chế độ thải nước thải , khả năng sẳn có và giá thành của tác nhân hóa học.
Trong quá trình trung hòa một lượng bùn cặn được tạo thành .Lượng bùn này phụ
thuộc vào nồng độ và thành phần của nước thải cũng như loại và lượng các tác nhân
sử dụng cho quá trình.
III.2.9 Phương pháp oxi hóa khử
Mục đích của phương pháp này là chuyển các chất ô nhiễm độc hại trong nước thải
thành các chất ít độc hơn và được loại ra khỏi nước thải.Quá trình này tiêu tốn một
lượng lớn các tác nhân hóa học do đó quá trình oxi hóa hóa học chỉ được dùng trong
những trường hợp khi các tạp chất gây ô nhiễm ,nhiễm bẩn trong nước thải không thể

×