Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

văn hóa tâm linh người việt trong tiểu thuyết mẫu thượng ngàn của nguyễn xuân khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.22 KB, 111 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM







TRƢƠNG THỊ HÒA





VĂN HÓA TÂM LINH NGƢỜI VIỆT
TRONG TIỂU THUYẾT MẪU THƢỢNG NGÀN
CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN









THÁI NGUYÊN - 2013




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






TRƢƠNG THỊ HÒA



VĂN HÓA TÂM LINH NGƢỜI VIỆT
TRONG TIỂU THUYẾT MẪU THƢỢNG NGÀN
CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH



CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60220121



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Tuấn Anh





THÁI NGUYÊN - 2013





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội
dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố
trong bất cứ một công trình nào khác.


Thái Nguyên, tháng 5 năm 2013
Tác giả luận văn




Trƣơng Thị Hòa





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CẢM ƠN

Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
PGS. TS Vũ Tuấn Anh, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại
học, cán bộ phòng quản lý khoa học trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái
Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu tại trường.
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới bạn bè cùng gia đình
và những người thân đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện
giúp tôi hoàn thành tốt khoá học này.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2013
Tác giả luận văn





Trƣơng Thị Hòa





i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục i
PHẦN MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 9
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA TÂM LINH VÀ TIỂU
THUYẾT MẪU THƢỢNG NGÀN CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH 9
1.1. Khái quát về văn hóa tâm linh 9
1.1.1. Văn hóa và văn hóa tâm linh 9
1.1.2. Văn hóa tâm linh trong đời sống cộng đồng người Việt 14
1.1.3. Văn hóa tâm linh trong văn học nghệ thuật 19
1.2. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và tác phẩm Mẫu Thượng Ngàn 24
1.2.1. Nguyễn Xuân Khánh và chủ đề lịch sử - tôn giáo 24
1.2.2. Nét đậm của văn hóa tâm linh trong Mẫu Thượng Ngàn 28

Chƣơng 2. NHỮNG BIỂU HIỆN VÀ GIÁ TRỊ CỦA VĂN HÓA
TÂM LINH TRONG MẪU THƢỢNG NGÀN 32
2.1. Lễ hội Kẻ Đình với những tục lệ cổ xưa mang đậm dấu ấn tâm linh 32
2.2. Thờ cúng bách thần và tín ngưỡng vật linh – sức hấp dẫn của văn
hóa bản địa 36
2.3. Tín ngưỡng thờ Mẫu – điểm hội tụ của văn hóa tâm linh trong tác phẩm 42
2.3.1. Ý niệm thiêng liêng về Mẫu trong Mẫu Thượng Ngàn. 44
2.3.2. Những chân dung mang tính Mẫu 50
2.3.2.1.Vẻ đẹp phồn thực và khả năng bảo tồn, duy trì nòi giống. 51
2.3.2.2. Sức mạnh hóa giải những đau khổ và hồi sinh sự sống bằng
tính thiện và tình thương yêu 58

ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2.3.2.3. Giữ gìn và phát triển sức sống bất diệt của văn hóa bản địa
trước văn hó a Phương Tây 65
2.4. Giá trị phản ánh hiện thực và tư tưởng triết lí của những yếu tố tâm
linh trong tác phẩm 68
Chƣơng 3. CÁC PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN YẾU TỐ TÂM LINH
VÀ HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT 77
3.1. Những yếu tố kì ảo, huyền thoại với chức năng khám phá thế giới
bên trong đầy bí ẩn của con người 77
3.2. Những phương thức đặc tả tín ngưỡng thờ Mẫu 83
3.2.1. Tục lên đồng, hầu đồng 83
3.2.2. Tiếng đàn hát của cung văn 89
3.3. Ngôn ngữ và kết cấu nghệ thuật 92
3.3.1. Ngôn ngữ 92
3.3.2. Kết cấu nghệ thuật 95
KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
1.1. Tiểu thuyết Việt Nam sau đổi mới đã trở thành một tâm điểm thu hút
sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Nó được coi là một trong những thể loại
phát triển mạnh mẽ nhất của văn học Việt Nam. Thành công của thể loại tiểu
thuyết trong văn học giai đoạn hiện nay có thể được coi là sự phát triển vượt
bậc của văn học nhằm đến sự hoàn thiện cho chức năng của văn học đối với
cuộc sống, phản ánh cuộc sống một cách toàn diện nhất. Trong quá trình
khám phá ấy, tiểu thuyết tập trung đi tìm những cách tân trong đề tài, chủ đề,
bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ, cấu trúc và từng bước tìm đến vấn đề tâm
linh, một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật, biểu
tượng văn hóa nhằm thấy được mối quan hệ giữa biểu tượng văn hóa và hình
tượng văn học như một tất yếu được thức nhận chủ yếu qua ý thức tâm linh.
Mẫu Thượng Ngàn (Nguyễn Xuân Khánh) ra mắt bạn đọc năm 2006
được đánh giá là cuốn tiểu thuyết giàu giá trị. Ngay từ khi ra đời, cuốn tiểu
thuyết đã được đông đảo bạn đọc và giới phê bình, nghiên cứu văn học quan
tâm. Người ta chú ý đến nhiều khía cạnh của tác phẩm, trong đó đặc biệt phải
kể đến một vấn đề quan trọng, đó là việc nhà văn đã thể hiện một cách độc
đáo những nét đặc sắc về tín ngưỡng, phong tục tập quán của nền văn hóa
Việt. Bằng cách đưa hàng loạt những hình ảnh liên quan trực tiếp đến đời
sống, tín ngưỡng và phong tục Việt Nam, tác giả đã tạo dựng trong sáng tác
của mình một thế giới tâm linh đa dạng, đậm nét từ ngoại cảnh đến nội tâm.
Có thể xem đây là một khám phá mới mẻ, mở đường cho thể loại tiểu thuyết

về phong tục tập quán, về văn hóa trong văn học Việt nam.
1.2. Đối với mỗi quốc gia dân tộc, cái quan trọng nhất, cao quí nhất là
giá trị văn hoá. Văn học là một biểu hiện của văn hóa, sản phẩm của văn hoá.
Là một dạng văn hoá tinh thần, văn học chính là nơi lưu giữ giá trị văn hoá
tinh thần cho mọi thế hệ. Từ văn học có thể hiểu thêm về văn hoá. Đứng ở

2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

góc độ tương quan giữa văn hoá và văn học, có thể thấy văn hoá đựơc hiểu
thêm một cách tinh tế và sống động hơn, còn văn học trên nền tảng văn hóa,
văn học sẽ được tiếp nhận một cách sâu sắc hơn.
Với Mẫu Thượng Ngàn, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã đặt ra và trả lời
về vấn đề Văn hóa Việt, bản sắc văn hóa Việt – một câu hỏi đã được nêu ra và
được hàng trăm nhà nghiên cứu tìm cách lý giải từ rất lâu. Không phải bằng
lý lẽ uyên bác mà bằng một cuốn tiểu thuyết sinh động, Mẫu Thượng Ngàn
còn dày dặn, bề thế, phong phú hơn cả cuốn Hồ Quý Ly từng gây xôn xao của
dư luận mấy năm trước. Đây chính là câu trả lời hấp dẫn, nếu không nói là
thuyết phục hơn cả. Lựa chọn đạo Mẫu làm lăng kính soi rọi, Nguyễn Xuân
Khánh đã để các nhân vật trong tiểu thuyết được bao bọc bởi niềm tin hồn
nhiên vào một thế giới đa thần giáo, xuất phát từ tín ngưỡng phồn thực, phồn
sinh của mảnh đất nhiệt đới gió mùa hình chữ S này. Nguyễn Xuân Khánh đã
đi sâu vào nguồn cội của sức sống Việt Nam, căn nguyên để người dân Việt
Nam vượt lên mọi ách thống trị trong suốt mấy ngàn năm chứ không đơn
thuần ở thời Pháp thuộc.
Mẫu Thượng Ngàn đã đạt giải thưởng Tiểu thuyết Hội Nhà Văn Hà Nội
năm 2006. Qua cuốn tiểu thuyết đầy ấn tượng này, tác giả Nguyễn Xuân
Khánh một lần nữa chứng tỏ bút lực mạnh mẽ, sâu sắc, giàu chất trữ tình của
mình, đồng thời chứng tỏ sự am hiểu sâu sắc về văn hóa tâm linh người Việt,
một bộ phận quan trọng trong nền văn hóa Việt.

1.3. Hiện nay, xu thế mở cửa, giao lưu, hội nhập văn hóa ngày càng trở
nên sâu rộng, Việt Nam đang phải đối mặt trực tiếp với những thách thức lớn,
liên quan đến sự sống còn của văn hóa dân tộc. Trước những yêu cầu của dân
tộc và thời đại, đặc biệt là trong xu thế giao lưu, hội nhập hiện nay, việc
nghiên cứu vấn đề văn hóa tâm linh Việt để có cái nhìn đúng về sức mạnh
văn hóa tâm linh Việt có ý nghĩa to lớn đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa ,
phát huy sức mạnh văn hóa để nâng giá trị con người Việt Nam lên một tầm
cao mới.

3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Đó là những lí do chúng tôi tiếp cận, tìm hiểu Văn hóa tâm linh ngƣời
Việt trong tiểu thuyết Mẫu Thƣợng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Các ý kiến phê bình trên báo, tạp chí, các bài phỏng vấn
Nhà văn Ma Văn Kháng nhận xét: “ Đóng góp lớn của nhà tiểu thuyết
là sự khám phá sâu sắc con người Việt ở chiều kích văn hoá tâm linh, phong
tục, tập quán, tín ngưỡng - con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của một
cơ tầng văn hoá bản địa vô cùng giàu có, ẩn hiện trong sương khói mộng mị
huyền bí mà nguyên khối trong lành, tươi sáng, vẻ như cổ quái mà thân mật
ấm áp nhân tình, tràn trề sức sinh sôi như cây đời, bền vững vĩnh hằng như
trời đất. Khám phá này có cơ sở bền vững ở sự hiểu biết thấu đáo, kỹ lưỡng
trong sự tham chiếu và được nhà văn biểu hiện qua một loạt hình tượng nhân
vật, đặc biệt là tầng tầng lớp lớp các nhân vật nữ huyền ảo mà chân thật, chứa
chan phồn thực mà cao sang, chất phác, giản dị mà lộng lẫy tươi đẹp. Cuốn
sách là một công trình văn hoá, văn học, vừa nghiêm túc, vừa tráng lệ.” [25].
Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên trong cuộc trả lời phỏng vấn của
VTC News đă khẳng định: “Mẫu Thượng Ngàn là nhân vật quần chúng
nhưng lại mang tính đại diện tiêu biểu cho dân tộc Việt và Đạo Mẫu trong

tiểu thuyết (được thể hiện trong tiểu thuyết qua nhân vật bà Tổ Cô bí ẩn, bà ba
Váy đa tình, cô đồng Mùi, mơ Hoa nghèo khổ, trinh nữ Nhụ…) vừa là tín
ngưỡng, vừa thể hiện tính phồn thực và sự trường tồn của dân tộc Việt. Từ Hồ
Quý Ly đến Mẫu Thượng Ngàn, Nguyễn Xuân Khánh đã dùng văn chương
phác hoạ rõ nét về nền văn hoá Việt. Nhà văn rất cần phải làm văn hoá, nói về
văn hoá, nhưng trên hết, trong tư cách là một người viết thì văn Nguyễn Xuân
Khánh rất đẹp, rất trong sáng, thú vị. Mẫu Thượng Ngàn đã chứng tỏ nội lực
văn chương, tri thức, và cả tư chất một nhà nghiên cứu của Nguyễn Xuân
Khánh.” [47].

4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Nhà văn Nguyên Ngọc cũng có những nhận xét: “Nếu đi tìm một nhân
vật chính cho cuốn tiểu thuyết này, thì hẳn có thể nói nhân vật chính đó là nền
văn hóa Việt, cái thực tại vừa vô cùng hiện thực, vừa rất hư ảo, bền chặt,
xuyên suốt mà cũng lại biến hóa khôn lường, rất riêng và rất chung, rất bản
địa mà cũng rất nhân loại…Hàng chục, hàng chục nhân vật nữ hết sức gần
gũi, hiện thực, mơn mởn, sần sùi, dào dạt, trễ tràng, trữ tình, thừa mứa, khát
khao cho và nhận, nhận và cho và đến cả bà Đà của ông Đùng huyền thoại
nữa , tất cả tràn trề sinh lực, đầm đìa phồn thực Bằng cuốn tiểu thuyết này,
bằng khám phá này - tôi muốn nói vậy - Nguyễn Xuân Khánh một lần nữa
khiến ta kinh ngạc vì bút lực còn dồi dào đến tràn trề và say đắm của anh. Tác
giả đã ngót 75 tuổi. Gừng già thật cay!” [46].
Nhà nghiên cứu Châu Diên cho rằng đây là “cuốn tiểu thuyết mang
tầm khái quát văn hóa, nhân vật không còn là những thân phận riêng lẻ mà là
cả một cộng đồng ” [11].
Dương Thị Huyền trong bài viết về Nguyên lý tính mẫu trong truyền
thống Văn học Việt Nam –Tạp chí Văn học tháng 3/2009 nhấn mạnh: “Trước
hết, có thể nói rằng đây (Mẫu Thượng Ngàn) là cuốn tiểu thuyết có giá trị,

nhất là khi nhà văn đã thể hiện một cách vô cùng độc đáo những nét đặc sắc
về tín ngưỡng, phong tục tập quán của nền văn hóa Việt. Cũng có thể coi đây
là một hướng đi mới của thể loại tiểu thuyết, bởi khi đề cập tới những giá trị
về mặt văn hóa phong tục sẽ rất dễ dàng tạo nên cho tác phẩm một sức sống
lâu bền trong nền văn học dân tộc…Thành công của Nguyễn Xuân Khánh
phải chăng sẽ là điểm bắt đầu, là sự mở đường cho thể loại tiểu thuyết về
phong tục tập quán, về văn hóa trong văn học Việt Nam?” [32].
Trần Thị An - (Viện Khoa học Xã hội) trong bài viết Sức ám ảnh của
tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết "Mẫu Thượng Ngàn" trên Tạp chí Văn
học , số 6/2007 khẳng định: “Chọn thời điểm đầu thế kỷ XX làm bối cảnh cho
cuốn tiểu thuyết, có thể thấy, vấn đề mà Nguyễn Xuân Khánh đặt ra trong

5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Mẫu Thượng Ngàn là vấn đề số phận của dân tộc trước ngoại xâm, rộng ra là
những thách đố về ứng xử của cả dân tộc trước sự tiếp xúc với ngoại bang -
một vấn đề nổi lên nhức nhối ở nhiều thời điểm trong lịch sử Việt Nam…”
[1]. Cũng theo Trần Thị An thì vấn đề trung tâm mà tác phẩm này đặt ra là nỗ
lực tìm kiếm và dựng lại một không gian tinh thần mà từ đó, căn cốt tinh thần
của người Việt được định hình. Không gian tinh thần ấy, là không gian văn
hóa làng mà hạt nhân quan trọng nhất trong đó là tín ngưỡng dân gian.
Ngoài các ý kiến trên, còn có nhiều bài viết trên các báo Văn nghệ trẻ,
Thanh niên, Nhân dân…cũng quan tâm đến Mẫu Thượng Ngàn và nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh như: Nguyễn Xuân Khánh tuổi 74 và cuốn tiểu thuyết
mới – Tác giả Quỳnh Châu [9]; Mẫu Thượng Ngàn – cơ duyên của Nguyễn
Xuân Khánh – Tác giả Hòa Bình [7]…
Nhìn chung các ý kiến, các bài viết trên đều thống nhất khẳng định thành
công và tài năng của Nguyễn Xuân Khánh trong Mẫu Thượng Ngàn khi tiếp
cận vấn đề bản sắc văn hóa Việt .

Bản thân nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cũng nói điều mà ông muốn
thể hiện trong tác phẩm đó chính là nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam và
“ông tận dụng tất cả kinh nghiệm về làng quê, văn hóa của mình để viết Văn
hóa Việt có những lúc thay đổi cực mạnh, tuy nhiên thay đổi đến mức gốc rễ
thì không nhiều. Khi viết, tôi đặt văn hóa Việt trong sự thay đổi, trong sự giao
thời … Mẫu Thượng Ngàn không phải chỉ viết về văn hóa làng mà viết về sự
tiếp biến văn hóa, giữa văn hóa Việt và văn hóa Tây Phương…” [39].
2.2 Các công trình nghiên cứu trong nhà trƣờng
Như đã nói ở trên, ngay từ khi mới ra đời Mẫu Thượng Ngàn đă trở
thành một trong những cuốn tiểu thuyết thu hút sự quan tâm của xă hội. Tác
phẩm này là một đề tài hấp dẫn cho những người làm nghiên cứu khoa học
nói chung và nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại nói riêng. Trong số đó có
thể kể đến một số công trình như :

6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Hoàng Thị Thu Trang, Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu Thượng
Ngàn, LV Thạc sĩ, H.,5/2007.
Phạm Thị Kiều, Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu
Thượng Ngàn, LV Thạc sĩ, H.,2007.
Dương Thị Huyền, Nguyên lý tính mẫu trong tiểu thuyết Mẫu Thượng
Ngàn, LV Thạc sĩ, H 2007.
Lê Thu Trang, Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh,
LV Thạc sĩ, Thái Nguyên 2010.
Mới đây nhất là công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Hà, Một số đặc
sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh,
LV Thạc sĩ, H 2011.
Từ những nhận định của các nhà nghiên cứu cũng như từ phía tiếp
nhận của người đọc và phát biểu của chính nhà văn, chúng ta có thể thấy đối

tượng mà nhà văn thể hiện trong tác phẩm đó chính là sức sống mạnh mẽ của
nền văn hóa Việt Nam được thể hiện thông qua những số phận, những cuộc
đời người phụ nữ trong những năm đầu thế kỷ XX ở miền Bắc Việt Nam.
Lịch sử, nhân vật có thể được hư cấu, cũng có thể là những nhân vật “từ trong
ký ức của nhà văn” nhưng tất cả đều tập trung để truyền tải những giá trị của
nền văn hóa Việt từ bao đời nay. Tất nhiên, không thể phủ nhận tính đa nghĩa
của một tác phẩm văn chương, nhưng có thể nói tiếp cận văn hóa lịch sử từ sự
hư cấu, từ những thủ pháp văn học có thể nói là một hướng đi mới mẻ nhưng
sẽ hứa hẹn “những kết tinh độc đáo”. Tuy nhiên các nhận định, các ý kiến
đánh giá mới chỉ dừng lại ở sự khái quát, các công trình nghiên cứu tập trung
đi sâu khai thác thế giới nhân vật, đặc sắc về nghệ thuật, nguyên lý tính Mẫu
…đặc biệt chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập trực tiếp đến vấn đề
văn hóa tâm linh trong tác phẩm .
Trên những cơ sở đó, đề tài Văn hóa tâm linh ngƣời Việt trong tiểu
thuyết Mẫu Thƣợng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh sẽ đi sâu và tìm hiểu
một cách trọn vẹn một trong những nét đẹp của nền văn hóa Việt: Văn hóa

7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

tâm linh. Vấn đề ấy sẽ được thể hiện như thế nào trong tác phẩm thông qua
những cuộc đời, những số phận cụ thể ở một làng quê nghèo, trong một thời
kỳ biến động của lịch sử đất nước. Khi nét đẹp ấy được khẳng định, được lý
giải một cách thấu đáo qua việc tìm hiểu cuốn tiểu thuyết, sẽ góp phần nhìn
nhận, đánh giá đúng đắn giá trị của văn hóa tâm linh trong đời sống người
Việt.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đặt vấn đề nghiên cứu Văn hóa tâm linh trong Mẫu Thƣợng Ngàn
của Nguyễn Xuân Khánh, trên cơ sở đi sâu nhận dạng, thống kê, phân loại
các hiện tượng tâm linh trong tác phẩm, lấy điểm tựa là văn hoá truyền thống

dân tộc (phong tục tập quán, tín ngưỡng…), bước đầu luận văn đi sâu tìm
hiểu, phân tích một số biểu hiện văn hóa tâm linh nổi bật và các phương thức
thể hiện các yếu tố tâm linh, qua đó thấy được ý nghĩa của chúng đối với tác
phẩm, cũng như đối với đời sống con người.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi có sử dụng nhiều phương
pháp nghiên cứu khác nhau. Trong đó có thể kể đến một số phương pháp
chính như sau :
4.1. Phƣơng pháp phân tích tác giả, tác phẩm văn học
Đây đựợc xem là phương pháp chủ đạo khi triển khai dạng đề tài về tác
giả, và tác phẩm văn học. Luận văn của chúng tôi nghiên cứu về tác phẩm
Mẫu Thượng Ngàn và tác giả Nguyễn Xuân Khánh cũng sử dụng triệt để
phương pháp nghiên cứu này.
4.2. Phƣơng pháp hệ thống
Văn hóa tâm linh trong Mẫu Thượng Ngàn là cả một hệ thống với
nhiều những biều hiện khác nhau. Phương pháp này giúp chúng tôi thiết lập
lại phần nào diện mạo phong phú, đa dạng của văn hóa tâm linh trong tác
phẩm đồng thời có được cái nhìn hệ thống trong quá trình nghiên cứu. Từ đó,

8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

luận văn sắp xếp các yếu tố, phân tích, lí giải mối liên hệ giữa chúng để thấy
tính chỉnh thể của một cấu trúc văn hoá trong văn học.
4.3. Phƣơng pháp phân loại thống kê
Phương pháp này, nhằm thống kê, phân loại tần số xuất hiện của các
yếu tố tâm linh trong tác phẩm để thấy mức độ ảnh hưởng của nền văn hoá
truyền thống đối với sáng tác của tác giả, cũng như hiệu quả của chúng trong
việc thể hiện nội dung tư tưởng và nghệ thuật.
4.4 Phƣơng pháp khái quát, tổng hợp

Sau khi đã tiến hành thống kê, phân loại, phân tích các biểu hiện văn
hóa tâm linh và các phương thức thể hiện các yếu tố tâm linh, luận văn sẽ tiến
hành khái quát, tổng hợp lại để từ đó đưa ra các nhận định, đánh giá về giá trị
của nó đối với việc thể hiện tưởng cũng như nghệ thuật của tác phẩm.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn tập trung tìm hiểu những biểu hiện của văn hóa tâm linh trong
tác phẩm và sự ảnh hưởng của các yếu tố này đối với cuộc sống con người
trong thời điểm hiện tại. Đồng thời khẳng định, làm sáng tỏ giá trị đặc sắc và
chiều sâu của tác phẩm do yếu tố văn hoá tâm linh mang lại.
6. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Khái quát về văn hóa tâm linh và tác phẩm Mẫu Thượng Ngàn
của Nguyễn Xuân Khánh .
Chương 2: Những biểu hiện và giá trị của văn hoá tâm linh trong Tác phẩm
Mẫu Thượng Ngàn .
Chương 3: Các phương thức thể hiện yếu tố tâm linh và hiệu quả nghệ thuật.

9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


NỘI DUNG
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA TÂM LINH VÀ TIỂU THUYẾT
MẪU THƢỢNG NGÀN CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

1.1. Khái quát về văn hóa tâm linh
1.1.1. Văn hóa và văn hóa tâm linh
1.1.1.1. Văn hóa
Văn hóa (dịch từ Culture) là khái niệm mang nội hàm rộng với rất
nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh

thần của con người, khó có định nghĩa nào bao quát đầy đủ nội hàm của nó.
Mọi hoạt động của con người và sản phẩm -kết quả của những hoạt động ấy
do con người có ý thức tác động vào tự nhiên và xã hội mà có đều thuộc về
văn hoá. Quá trình phát triển của loài người gắn liền với các hoạt động cải
biến hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội. Con người sáng tạo ra văn hoá
và văn hoá lại tái tạo bản thân con người.
Nhìn một cách khái quát nhất, “văn hoá là tổng thể nói chung những
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”
[50, 1100]; “văn hoá gồm tất cả những sáng tạo kiến thiết của loài người ở trong
xã hội, tất cả những cái gì không là không phải tự nhiên, là phi tự nhiên” [2].
Văn học là một hình thái đặc biệt của văn hoá, thuộc về hệ ý thức, lĩnh
vực văn hoá tinh thần. Với đối tượng nghiên cứu là văn hóa tâm linh - một
phương diện của văn hoá tinh thần trong văn học, chúng tôi lưu ý đến một số
định nghĩa sau:
Theo Bách Khoa Toàn Thư Pháp, “Văn hoá theo nghĩa rộng là tập tục,
tín ngưỡng, ngôn ngữ, tư tưởng, thị hiếu thẩm mỹ,… những hiểu biết kỹ thuật
cũng như toàn bộ việc tổ chức môi trường của con người, những công cụ, nhà
ở,… và nói chung là toàn bộ công nghiệp có thể truyền lại được, điều tiết
những quan hệ và những ứng xử của một nhóm xã hội với môi trường sinh
thái của nó”.

10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Nhà dân tộc học người Anh, E.B.Tylor định nghĩa: “Văn hoá là một
chỉnh thể phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp
luật, tập tục và bất kì năng lực thói quen nào khác mà con người cần có với tư
cách là một thành viên của xã hội” [53].
Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau. Chủ tịch Hồ
Chí Minh cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài

người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng
ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và
phát minh đó tức là văn hóa” [44]. Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm
toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra. Cũng giống như
định nghĩa của Tylor, văn hóa theo cách nói của Hồ Chí Minh sẽ là một “bách
khoa toàn thư” về những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người. Phạm
Văn Đồng cho rằng “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong
phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên
quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con
người làm nên lịch sử… (Văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và
tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu
cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc,
sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh” [69].
Nhân dịp phát động thập kỷ thế giới phát triển văn hoá (1988-1997), tổ
chức văn hoá thế giới UNESCO công bố định nghĩa mới về văn hoá: “Văn
hoá là tổng thể các hệ thống giá trị, bao gồm các mặt tình cảm, tri thức, vật
chất, tinh thần của xã hội. Nó không thuần tuý bó hẹp trong sáng tác nghệ
thuật mà bao gồm cả phương thức sống, những quyền con người cơ bản,
truyền thống tín ngưỡng”.
Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu văn hoá theo hai nghĩa rộng-hẹp.
Nghĩa rộng, văn hoá bao gồm các giá trị vật chất (văn hoá vật chất) và giá trị

11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

tinh thần (văn hoá tinh thần) do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua hoạt
động thực tiễn trong quá trình lịch sử. Nghĩa hẹp, văn hoá chỉ liên quan đến
đời sống tinh thần của con người, tức những giá trị tinh thần nhằm thoả mãn
nhu yếu tinh thần trước hết của con người.

Với đối tượng nghiên cứu của luận văn là văn hoá tâm linh, chúng tôi
hiểu và vận dụng khái niệm văn hoá theo nghĩa hẹp là những giá trị văn hoá
trong lĩnh vực tinh thần - văn hoá tinh thần. Đó là những di sản văn hóa đem
lại nguồn cảm hứng thẩm mĩ cho con người bằng những hoạt động của các
loại hình nghệ thuật. Cụ thể là văn, thơ, hát… nghề mĩ nghệ thủ công, trò
chơi nghệ thuật…Cùng với các loại hình trên là phong tục, tập quán, lễ nghi,
tín ngưỡng, tết, lễ, luật tục và những hương ước, định ước và tri thức dân
gian. Ở đây, có thể xem các thành tố phong tục, tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng
thuộc về văn hoá tâm linh bởi chúng đều gắn với yếu tố tâm linh - vấn đề cơ
bản trong đời sống văn hoá tinh thần dân tộc.
1.1.1.2. Văn hóa tâm linh
Khái niệm “Tâm linh”
Theo Từ điển Tiếng Việt 2000, tâm linh có một nét nghĩa là “tâm hồn,
tinh thần”. Trong khi đó, “tâm hồn” được định nghĩa là “ý nghĩ và tình cảm
làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người” [50, 896] và
“tinh thần” là “tổng thể nói chung những ý nghĩ, tình cảm, những hoạt động
thuộc về đời sống nội tâm của con người” [50, 994]. Theo đó, thế giới tâm
linh chính là thế giới tâm hồn, thế giới tinh thần và nói đến tâm linh tức là nói
đến đời sống nội tâm của con người trong tương quan với đời sống vật chất
bên ngoài. Theo nghĩa này, tâm linh còn là một phần của tâm lý bởi tâm lý là
“toàn bộ nói chung sự phản ánh của hiện thực khách quan vào ý thức con
người, bao gồm nhận thức, tình cảm, ý chí,… biểu hiện trong hoạt động cử
chỉ của mỗi người” [50, 897]. Ở đây tâm linh là một biểu hiện của đời sống
tâm lí con người ở khía cạnh tình cảm và niềm tin.

12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Trong Pháp Việt từ điển của Lê Khả Kế, tâm linh là: “linh tính”. Hay
cũng theo Từ Điển Tiếng Việt 2000, một nét nghĩa khác của tâm linh là “khả

năng biết trước một số biến cố nào đó sẽ xảy ra đối với mình, theo quan niệm
duy tâm” [50; 897]. Ở đây, tâm linh được dùng như một động từ với nội hàm
“tiên tri” (biết trước và nói ra trước các sự kiện trước khi chúng xảy ra).
Còn theo tác giả Nguyễn Đăng Duy thì: “Tâm linh là cái thiêng liêng
cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong tín ngưỡng
tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được đọng lại ở
những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm” [12, 11].
Các khái niệm tâm linh trên tuy khác nhau nhưng vẫn có điểm chung là
hiểu tâm linh gắn với con người, ở trong con người. Nhưng không thật là đủ
nếu không hiểu tâm linh từ ý nghĩa tự thân của nó cũng như từ thực tiễn đời
sống tinh thần.
Tâm linh gồm hai chữ tâm và linh. Tâm (lòng, tấm lòng). Chữ tâm ở
đây được hiểu trong từ “tâm niệm” (thường xuyên nghĩ tới, tự nhắc mình ghi
nhớ làm theo, tức tin theo điều đó). Như thế tâm trong tâm linh là niềm tin.
Còn linh là thiêng trong linh thiêng, thiêng liêng (ví dụ: “linh khí” tức khí
thiêng-khí thiêng sông núi). Vậy tâm linh là niềm tin của con người vào sự
linh thiêng.
Tâm linh là một phần không thể thiếu trong đời sống bởi “trong đời
sống con người, ngoài mặt hiện hữu còn có mặt tâm linh. Về mặt cá nhân đã
như vậy, mà mặt cộng đồng (gia đình, làng xã, dân tộc) cũng như vậy. Nếu
mặt hiện hữu của đời sống con người có thể nhận thức qua những tiêu chuẩn
cụ thể sờ mó được, có thể đánh giá qua những gì cụ thể nhất định, thì về mặt
tâm linh bao giờ cũng gắn với cái gì đó rất trừu tượng, rất mông lung, nhưng
lại không thể thiếu được ở con người. Con người sở dĩ trở thành con người,
một phần căn bản là do nó có đời sống tâm linh. Nghĩa là tuân theo những giá
trị bắt nguồn từ cái thiêng liêng, cái bí ẩn, những giá trị tạo thành đời sống
tâm linh của nó [45, 36].

13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Tâm linh là thế giới của cái thiêng liêng, cao cả mà con người luôn
hướng tới, luôn tin tưởng nên nó có giá trị cố kết cộng đồng, ràng buộc con
người bên cạnh các mối quan hệ hữu hình khác. Nên tâm linh có mặt trong cả
đời sống tinh thần, đời sống xã hội và đời sống tôn giáo. “Không chỉ có
Thượng đế, có Chúa, Trời, Thần, Phật mới thiêng liêng, mà cả Tổ quốc, lòng
yêu thương con người, sự thật công lí cũng thiêng liêng không kém” [62, 8].
Từ những ý kiến trên, chúng ta có thể tổng kết như sau: Tâm linh là
một hình thái ý thức của con người. Nói đến tâm linh là nói đến những gì trừu
tượng, cao cả, vượt quá cảm nhận của tư duy thông thường và gắn liền với
niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống.
Nói tâm linh là một hình thái ý thức của con người - tức là tâm linh gắn
liền với ý thức con người và chỉ có ở con người. Trong đời sống của các loài
vật không có sự tồn tại của tâm linh. Trong ý thức con người, tâm linh là một
dạng của ý thức – ý thức hướng về cái thiêng liêng. Ý thức tâm linh thường được
biểu hiện dưới dạng quan niệm và những hình ảnh, biểu tượng thiêng liêng.
Hạt nhân cơ bản của tâm linh là niềm tin, không có niềm tin, chắc chắn
sẽ không có tâm linh. Đó là niềm tin, sự ngưỡng vọng vào “cái thiêng”, gọi là
niềm tin tâm linh hay niềm tin tâm thức. Do vậy niềm tin tâm linh thuộc về
bản chất của con người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của
con người, cũng giống như đời sống vật chất, đời sống xã hội, tinh thần, tư
tưởng. Tâm linh tồn tại trên nhiều phạm vi: đời sống cá nhân, gia đình, cộng
đồng làng xã, Tổ Quốc, trong văn học nghệ thuật, trong tín ngưỡng, tôn giáo.
Văn hóa tâm linh
Văn hóa tâm linh là thuật ngữ được hiện diện rộng rãi trên văn đàn vào
khoảng mười lăm năm gần đây, nhất là sau khi một số nhà nhân học, tâm lí
học, khoa học xã hội quốc tế thừa nhận yếu tố tâm linh, một trong bốn thuộc
tính của con người (con người xã hội, con người sinh học, con người tâm lí,
con người tâm linh). Từ cách hiểu và giới hạn hai khái niệm Văn hóa và khái
niệm Tâm linh, chúng tôi nhận thấy dù thuộc lĩnh vực tinh thần, văn hóa tâm


14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

linh không chỉ gồm giá trị văn hóa vô hình (nghi lễ, tập tục, ý niệm ) mà cả
những văn hóa hữu hình phát tín hiệu thiêng (đình, đền, miếu, phủ, chùa, nhà
thờ ). Như thế, tất cả những gì liên quan đến đời sống tâm linh con người sẽ
tạo nên văn hóa tâm linh.
Như vậy, có thể khẳng định rằng đời sống tâm linh là một phần của đời
sống tinh thần, ở đó con người tin vào cái thiêng. Ở đó, con người sống với
phần tâm linh của mình. Đó là không gian của những thần cây đa, ma cây
gạo, của thần thánh, Phật Tiên… Đó là thời gian giỗ, tết, các lễ hội với phần
lễ thiêng liêng, những thời điểm giúp con người giao hòa với trời đất, thiên
nhiên và các thế lực thánh thần. Sống trong không gian, thời gian mang tính
tâm linh ấy, con người được giải tỏa, cởi bỏ phiền muộn lo âu, cầu những
điều tốt đẹp cho mình và người thân.
Từ cách hiểu trên, theo chúng tôi, khái niệm văn hóa tâm linh của
Nguyễn Đăng Duy là tương đối đầy đủ: “Văn hóa tâm linh là văn hóa biểu
hiện những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm
tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo” [12, 26]. Đó là niềm tin
thiêng liêng về tổ tiên, niềm tin về Mẫu, Phật, Chúa, niềm tin về các thần
Thành hoàng v.v Niềm tin thiêng liêng do vậy, được xem là yếu tố then chốt
tạo nên đời sống tâm linh, văn hóa tâm linh đúng nghĩa và trang trọng. Một xã
hội văn minh, phát triển, niềm tin thiêng liêng, niềm tin cao cả càng có giá trị
bền vững.
Tóm lại, với những biểu hiện vô cùng phong phú, đa dạng nhưng vẫn
có thể khẳng định, văn hóa tâm linh là sợi dây cố kết cộng đồng, lưu giữ
truyền thống, giáo dục lòng nhân ái và tinh thần hướng thiện đã góp phần tạo
nên chiều sâu, sức sống cho nền văn hóa dân tộc.
1.1.2. Văn hóa tâm linh trong đời sống cộng đồng ngƣời Việt

Văn hóa tâm linh có những biểu hiện vô cùng phong phú, đa dạng trong
đời sống của người Việt. Trong đó
,
tín ngưỡng đa thần, tín ngưỡng sùng bái
tự nhiên và con người là những biểu hiện quan trọng trong đời sống văn hóa

15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

tâm linh người Việt. Hệ thống tín ngưỡng này có gốc rễ từ trong chính đặc
điểm thiên nhiên, lịch sử và con người Việt Nam từ ngày đầu lập nước. Và
yếu tố thiêng, niềm tin tâm linh là hạt nhân cơ bản nhất. Với người Việt, sự
thiêng liêng của núi non sông nước gắn liền với sự thiêng liêng của con
người; không gian thiêng liêng gắn nhập với thời gian thiêng, đất nước gắn
nhập với lịch sử. Tục thờ thần, tạo ra thần thánh của người Việt đã trở thành
một đặc trưng văn hóa của cư dân nông nghiệp phương Nam. Họ không chỉ
lịch sử hóa, địa phương hóa thần linh mà còn thiêng hóa, huyền thoại hóa các
thần để các vị trở nên gần gũi hơn và càng linh ứng hơn. Đó cũng là yếu tố
tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc và là nền tảng truyền thống cho sự tiếp thu
các yếu tố văn hóa ngoại sinh khi tiếp xúc, kết hợp với các tư tưởng văn hóa
khác làm giàu có, phong phú hơn cho văn hóa dân tộc.
1.1.2.1. Tín ngƣỡng sùng bái tự nhiên
Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên là một trong những cơ sở hình thành văn
hóa tâm linh, bắt nguồn và chịu ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên, điều kiện
lịch sử, tâm lí, thói quen và tính cách của người Việt. Khác với cư dân thuộc
nền văn hóa gốc du mục, với xuất phát điểm là văn hóa gốc nông nghiệp đặc
thù - nông nghiệp trồng lúa nước, quá trình vận động phát triển của nền văn
hoá Việt Nam bị qui định bởi những điều kiện tự nhiên và lịch sử xã hội cụ
thể, dẫn đến thái độ và cách ứng xử, tư duy và tín ngưỡng riêng của con người
về thế giới. Sống ở một nước nhiệt đới có nhiều biểu hiện dữ dội của thời tiết,

cư dân người Việt làm ăn, sinh sống lệ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên, “trông
trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm”.
Điều đó dẫn đến hệ quả tất yếu là: tâm lý phụ thuộc, ý thức tôn sùng và thái
độ hòa hợp với thiên nhiên. Từ đó, hình thành lối tư duy tổng hợp và tín
ngưỡng sùng bái tự nhiên, tôn thờ tất cả những lực lượng siêu hình chi phối,
định đoạt đời sống. Đó là cơ sở hình thành tín ngưỡng đặc biệt: tín ngưỡng đa
thần - một yếu tố thiêng trong văn hóa Việt Nam. Giữa bầu trời cao lồng lộng,

16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

có biết bao sự vật sự việc mà con người không thể thấy, không thể hiểu bên
cạnh những gì tri giác được, nên trong thế giới quan của họ mỗi sự vật đều
mang theo một cái gì đó linh thiêng, “vạn vật hữu linh”. Từ núi sông, mưa
gió, đến chim thú, cây đá như đều có thần, có ma. Niềm tin ấy đã trở thành
thói quen thể hiện lòng tôn kính thánh thần, vật thiêng bằng các hình thức lễ
nghi phổ biến: tục thờ thiên thần, nhiên thần, động thực vật và tục tế lễ trời
đất. Để tập trung làm sáng tỏ vấn đề Văn hóa tâm linh trong Mẫu Thựơng
Ngàn, chúng tôi chỉ trình bày hình thức thờ thiên thần, nhiên thần; thờ vật
thiêng là hình thức tín ngưỡng được đề cập đến trong tác phẩm.
Thờ thiên thần, nhiên thần là tục thờ các vị thần có nguồn gốc từ
trời, từ các hiện tượng thiên nhiên (mây, mưa, sấm chớp, nước, đất, núi, đá ).
Sống trong điều kiện địa lý, sinh thái đầy khắc nghiệt, với trình độ hiểu biết,
khả năng nhận thức thực tế của người thời cổ thì không thể nói đến “thay đổi
trời đất, sắp xếp lại giang sơn” mà chỉ thụ động “trông trời”, “lạy trời”, “ơn
trời” mà thôi. Nhận thức ấy hướng họ tìm đến những cách thích ứng với tự
nhiên. Tự nhiên trở thành đối tượng của những ứng xử cụ thể trong cuộc
sống, trước hết là thờ trời, đất, nước. Theo lối sống trọng phụ nữ là thờ các nữ
thần, nên có Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước - những nữ thần cai quản ba hiện
tượng tự nhiên quan trọng nhất, thiết thân nhất đối với nghề nông. Khi có ảnh

hưởng của văn hóa ngoại lai thì bộ ba nữ thần vẫn tồn tại trong dân gian dưới
dạng Tam phủ (Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải) cai quản
muôn loài. Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, và cộng sinh ngay với tín
ngưỡng bản địa, nhóm nữ thần này được nhào nặn thành hế thống Tứ Pháp:
Pháp Vân - Pháp Vũ - Pháp Lôi - Pháp Diện.
Ngoài ra, tạo nên môi trường sống và cảnh quan của cư dân nông
nghiệp còn có sự phù hộ của các sơn thần, thủy thần. Xu hướng cụ thể hóa
trong tục thờ nhiên thần, thiên thần của người Việt được biểu hiện ở việc thờ
cúng thần ngay tại địa phận cư trú của mình (cây đa, bến nước, khe núi, mỏm

17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

đá, thậm chí là ở cả góc ao, sân vườn ). Do tính chất cụ thể, con người có
thể tin Thần núi này thiêng hơn hay Thần sông kia thiêng hơn, nên mỗi vùng
người ta đều tìm thấy cho mình những sông thiêng núi thiêng của mình để
thờ, theo quan niệm “trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy
thờ”. Nhiều vị thần đã trở thành Thành Hoàng bảo hộ cho các cộng đồng làng
xã (Thành Hoàng là Tứ Pháp ở nhiều làng ven sông Hồng, Thành Hoàng là
thần núi Sơn Tinh ở vùng núi Tản Viên - Hà Tây ).
Thờ vật thiêng: Khác với cư dân văn hóa gốc du mục tôn thờ những
con thú dữ (chó sói, đại bàng ), cư dân Việt thờ chủ yếu các loài vật phổ biến
ở vùng sông nước: chim, rắn, cá sấu, “nhất điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng”.
Người Việt cổ xưa đã nâng các con vật này lên thành biểu tượng Tiên Rồng
thông qua các truyền thuyết về họ Hồng Bàng. Tiên được tín ngưỡng hóa từ
giống chim của người Việt cổ ở miền núi. Rồng được biểu tượng hóa từ loài
rắn và cá sấu vùng sông nước. Sự kết hợp rắn - chim, tiên- rồng đã tạo nên
dòng dõi thần linh của người Việt- dòng dõi cao quý không thua kém bất cứ
tộc người nào. Đó là ý thức bảo toàn nòi giống, lòng tôn kính tự hào về tổ tiên
thiêng liêng của người Việt. Con rồng (người phương Bắc gọi con giao long)

đã đi vào các câu chuyện huyền thoại trong dân gian về con vật thiêng phù hộ
cho người.
Bên cạnh đó, các loại cây to, cây cổ thụ cũng trở thành những linh mộc,
“thần cây đa, ma cây gạo”. Các cây sống lâu năm (cây thị, cây gạo, cây đa)
đều có thể thành tinh- Mộc tinh. Các con vật, đồ vật lâu năm cũng có thể
thành tinh, đều có thần có ma trú ngụ. Vì vậy, mà trong dân gian, ngoài việc
thờ cúng các thần linh cao quý thì việc cúng vái, yểm bùa trừ quỷ ma trong
các tinh vật cũng rất phổ biến.
Như thế, có thể thấy, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên đã tạo nên bản sắc
văn hóa của cộng đồng người Việt, như nhắc nhở người dân Việt sống chan
hòa như dây bầu, dây bí cũng đều chung một dàn, và đầy tính bao dung.

18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1.1.2.2. Tín ngƣỡng sùng bái con ngƣời
Trong con người có cái vật chất và cái tinh thần. Cái tinh thần trừu
tượng khó nắm bắt nên người xưa đã “thiêng hóa” nó thành khái niệm linh
hồn. Người xưa quan niệm khi hồn lìa khỏi xác là lúc con người trút hơi thở
cuối cùng. Khi đó, thể xác hòa vào cát bụi còn linh hồn vẫn tồn tại, được thần
linh mang đi, sau đó tiếp tục chuyển sang “sống” ở một cõi khác. Đó là “thế
giới bên kia”, là “cõi âm” theo triết lý âm dương (hồn đi từ cõi dươn gian,
dương thế sang cõi âm-âm ti, âm phủ). Hồn không thể tiêu tan cho nên con
người sau khi chết vẫn còn lại linh hồn, “thác là thể phách, còn là tinh anh”.
Hồn ấy có bản chất như thần linh, ma quỉ. Tuy thuộc về thế giới khác, linh
hồn vẫn tác động trực tiếp đến đời sống con người, gây họa hay tác phúc cho
con người. Đó chính là cơ sở của lòng tin vào linh hồn, vào hiện tượng âm
phù và hình thành tục thờ cúng người chết - một hình thức tín ngưỡng cổ xưa
nhất của loài người. Tín ngưỡng sùng bái con người được biểu hiện qua các
hình thức: thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hùng lịch sử văn hóa, thờ tà thần.

Tín ngưỡng sùng bái thiên nhiên và con người dẫn đến việc hình thành
lễ hội dân gian. Có lẽ không một nền văn hóa truyền thống của dân tộc nào lại
không có lễ hội. Cũng như Trung Quốc và các nước khác, Việt Nam là một
đất nước có rất nhiều lễ hội. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị
riêng. Lễ hội tái hiện lịch sử nhằm suy tôn những con nguời, những anh hùng
dân tộc như Lễ Hội Đền Hùng, Hội Hai Bà Trưng, Hội Gióng… và Lễ hội tái
hiện phong tục tín ngưỡng như Hội chùa Dâu, hội chùa Keo, Hội chùa
Hương, Hội bà chúa Sam…Lễ và Hội luôn đan xen xoắn xuýt nhau. Lễ đi
kèm với hội dưới hình thức cúng kiến, bái viếng đối với thần thánh, Tiên,
Phật, hoặc người dưới cõi âm như lễ rước thần lúa, lễ cầu mưa, nghi lễ phồn
thực, lễ tảo mộ, lễ cúng cầu siêu cho các vong hồn… Lễ diễn ra trong một
không gian thời gian nhất định. Hội thường gắn với những trò chơi dân gian,

19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

gắn với những cuộc thi thố, tranh tài trong một số lĩnh vực nào đó. Tính chất
vui, trào tiếu trong hội là nét nổi bật. Con người không chỉ sống trong cái
thiêng mà còn sống trong cái vui. Vì vậy lễ phải có hội mới cuốn hút, hội phải
có lễ thì mới linh thiêng, mới đi vào nề nếp.
Tóm lại, tín ngưỡng dân gian người Việt vô cùng đa dạng, bao gồm tín
ngưỡng thờ thánh thần, trời đất (thành hoàng làng, thần hộ mệnh cá nhân,
thánh tổ nghề, thờ các vị phúc thần, các anh hùng lịch sử văn hoá…); tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu…; niềm tin tướng số phép
thuật…Các tín ngưỡng song hành tồn tại trong đời sống nhân dân và trở thành
những sinh hoạt văn hoá tạo nên bản sắc văn hoá truyền thống Việt Nam. Và
điều này tạo nên nét đặc sắc trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh. Trong ấy, ta thấy cả một thế giới tâm linh ẩn hiện,
mang nhiều nét tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. Đó là tín ngưỡng đa
thần, là niềm tin thiêng liêng nơi Thánh Mẫu, là những lễ hội - với nhiều hoạt

động văn hóa mang bản sắc văn hóa dân tộc…Cho dù sau này các tôn giáo
khác từ bên ngoài du nhập vào như: Đạo Phật, Thiên Chúa…thì cũng không
thể nào xóa bỏ được văn hóa bản địa này, mà rốt cuộc phải sống chung với
nó, nếu muốn thu phục tín đồ.
1.1.3. Văn hóa tâm linh trong văn học nghệ thuật
Trong nhiều năm gần đây, các vấn đề văn hoá, văn hoá tâm linh, mối
quan hệ giữa văn hoá và văn học thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
cứu văn hoá, văn học nước nhà.
Văn hoá là cội nguồn của văn học và “văn học nghệ thuật có nhiệm vụ
và có tác dụng to lớn trong việc sáng tạo nên những giá trị văn hoá cao quí
ấy” (Phạm Văn Đồng). Giá trị văn hóa, tính văn hoá luôn là một thước đo giá
trị của tác phẩm văn học. Trong Hội thảo quốc tế “Văn học Việt Nam trong
bối cảnh giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế” (Vietnamese Literature in the
Regional and International context of cultural exchanges), được tổ chức tại

×