Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ THƠM
KHẢO SÁT TỪ NGỮ CHỈ KHÔNG GIAN
TRONG THƠ TỐ HỮU
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
THÁI NGUYÊN - 2013
THÁI NGUYÊN - 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ THƠM
KHẢO SÁT TỪ NGỮ CHỈ KHÔNG GIAN
TRONG THƠ TỐ HỮU
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Quang Năng
THÁI NGUYÊN - 2013
THÁI NGUYÊN - 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thơm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS Hà Quang Năng, người đã hướng
dẫn tôi viết luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giảng dạy, khoa Sau đại học,
Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên, đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
Sau cùng, xin cảm ơn gia đình, người thân, đồng nghiệp và các học viên
Cao học Ngôn ngữ K19 đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
viết luận văn.
Thái Nguyên, ngày 02 tháng 4 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Thị Thơm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng iv
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích nghiên cứu 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
6. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu 6
7. Đóng góp của luận văn 7
8. Cấu trúc của luận văn 7
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT 8
1.1. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài 8
1.1.1. Từ và đoản ngữ 8
1.1.2. Danh từ và danh ngữ 9
1.1.3. Nghĩa và trường nghĩa 10
1.1.4. Ngôn ngữ và văn hóa 12
1.1.5. Khái niệm về không gian 19
1.1.6. Khái niệm không gian nghệ thuật 20
1.1.7. Không gian và vấn đề tri nhận không gian 22
1.2. Một số nét khái quát về nhà thơ Tố Hữu và về từ ngữ chỉ không
gian trong thơ Tố Hữu 23
1.2.1. Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp thơ ca và phong cách thơ Tố Hữu 23
1.2.2. Sơ lược về từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu 27
Tiểu kết 29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chƣơng 2. KẾT QUẢ THỐNG KÊ CÁC TỪ NGỮ CHỈ KHÔNG
GIAN VÀ KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA TỪ NGỮ CHỈ KHÔNG
GIAN TRONG THƠ TỐ HỮU 30
2.1. Kết quả thống kê các từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu 30
2.1.1. Nhận xét chung 30
2.1.2. Danh từ, danh ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu 31
2.1.3. Đại từ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu 48
2.2. Khả năng kết hợp của từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu 50
2.2.1. Danh từ chỉ không gian kết hợp với danh từ 51
2.2.2. Danh từ chỉ không gian kết hợp với đại từ 55
2.2.3. Danh từ không gian kết hợp với động từ 57
2.2.4. Danh từ chỉ không gian kết hợp với tính từ 58
2.2.5. Danh từ không gian kết hợp với số từ 61
Tiểu kết 63
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ CHỈ KHÔNG
GIAN TRONG THƠ TỐ HỮU 64
3.1. Không gian chân thực, cụ thể 64
3.1.1. Không gian làng quê 64
3.1.2. Không gian thành thị 67
3.1.3. Không gian chiến tranh 69
3.1.4. Không gian lao tù 71
3.2. Không gian ƣớc lệ 73
3.2.1. Không gian liên tưởng – tưởng tượng 73
3.2.2. Không gian tâm linh 75
3.2.3. Không gian văn hóa – tín ngưỡng 77
3.3. Không gian thiên nhiên – vũ trụ 79
3.4. Hiện tƣợng chuyển nghĩa của từ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu 83
Tiểu kết 89
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 96
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Các từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu 30
Bảng 2.2. Bảng thống kê khả năng kết hợp của danh từ chỉ không gian
với các từ loại khác 51
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Không gian là một trong những đối tượng phản ánh của tác phẩm văn học,
là một phạm trù thẩm mĩ. Không có hình tượng nghệ thuật nào lại không tồn tại
trong không gian của chủ thể sáng tác. Không gian gắn với những quan niệm
về nghệ thuật, về con người, về thế giới chủ quan. Không gian còn là một yếu
tố quan trọng góp phần làm sáng tỏ được những vấn đề thực sự của ngôn ngữ
liên quan đến văn học với tư cách là “nghệ thuật ngôn từ”.
Không gian trong nghệ thuật cũng được coi là một hình tượng nghệ
thuật. Cũng như thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại
của thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật là sản phẩm của nghệ sĩ nhằm
biểu hiện về con người, về thế giới, đồng thời thể hiện quan niệm nhân sinh.
Không gian trong nghệ thuật có mô hình và ngôn ngữ riêng của mình vì nó thể
hiện quan niệm về trật tự thế giới, về sự lựa chọn của con người.
1.2. Tố Hữu là một nhà thơ lớn của dân tộc. Ngay từ khi mới xuất hiện, thơ Tố
Hữu đã được xem là “bó hoa lộng lẫy”, là “lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng” và
đã sớm thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình văn học. Đúng
như Phong Lan và Mai Hương nhận xét: “Trên bầu trời của văn học Việt Nam
hiện đại, Tố Hữu luôn được coi là ngôi sao sáng, là người mở đầu và dẫn đầu
tiêu biểu cho thơ ca Cách mạng. Sáu mươi năm gắn bó với hoạt động Cách mạng
và sáng tạo thơ ca, ông thực sự tạo nên được niềm yêu mến, nỗi đam mê bền chắc
trong nhiều độc giả. Ông là người đem đến cho công chúng và rồi cũng nhận lại từ
họ sự đồng điệu, đồng cảm, đồng tình tuyệt diệu, đang là niềm mơ ước của mọi sự
nghiệp thơ ca, kể cả những nhà thơ lớn cùng thời với ông ”.
Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị và là sự kết hợp sáng tạo giữa tính
dân tộc và tính hiện đại cả trong nội dung và nghệ thuật biểu hiện. Thơ ông đã
chinh phục được nhiều thế hệ bạn đọc qua giọng điệu trữ tình Cách mạng ấm
áp tính đời, tình người và đã lắng sâu trong lòng quần chúng nhân dân trong
suốt thời gian qua.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Mỗi tác giả có một phong cách nghệ thuật đặc trưng được tạo nên từ
chính việc lựa chọn chất liệu ngôn ngữ để sáng tạo tác phẩm, tạo nên những từ
ngữ mang dấu ấn cá nhân của từng thi sĩ. Nghiên cứu từ ngữ cũng chính là đi
tìm những yếu tố làm nên phong cách của một nhà thơ, từ đó tìm ra con đường
khám phá thế giới nghệ thuật riêng của tác giả.
1.3. Tuy đã có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu, khám phá thơ Tố Hữu
từ nhiều góc độ nhưng cho đến nay, chưa có công trình nào chọn từ ngữ chỉ
không gian trong thơ Tố Hữu làm đối tương nghiên cứu. Xuất phát từ thực tế
ấy, với mong muốn tìm được hướng nghiên cứu văn học dưới cái nhìn ngôn
ngữ học, chúng tôi đã mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát từ ngữ
chỉ không gian trong thơ Tố Hữu” nhằm tìm hiểu sự vận động và biến đổi của
từ ngữ chỉ không gian trong hoạt động hành chức. Từ đó, luận văn sẽ làm
sáng tỏ phần nào đặc trưng từ ngữ - một phần làm nên phong cách nghệ thuật
thơ Tố Hữu.
1.4. Tố Hữu là một tác gia lớn, có vị trí đặc biệt trong nền văn học Việt Nam
hiện đại. Thơ ông được đưa vào giảng dạy ở chương trình phổ thông, cao đẳng,
đại học. Bởi vậy, việc nghiên cứu và khảo sát các từ ngữ chỉ không gian trong
thơ Tố Hữu là một việc làm có ý nghĩa, góp phần thiết thực vào việc giảng dạy
và học tập thơ Tố Hữu trong nhà trường phổ thông hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Sơ lƣợc tình hình nghiên cứu các sáng tác thơ Tố Hữu
Tố Hữu là một cây đại thụ của nền văn học Việt Nam hiện đại. Khối
lượng tác phẩm của ông rất đồ sộ: hàng chục tập thơ với gần một nghìn bài.
Đây quả là một con số không nhỏ. Vì vậy, trong suốt thời gian qua ngay từ khi
bước chân vào thi đàn, Tố Hữu đã gây được sự chú ý của rất nhiều nhà nghiên
cứu, phê bình văn học trong cả nước như: K và T, Trần Minh Tước, Trần Huy
Liệu, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Lê Đình Kỵ, Hà Minh Đức, Vũ Đức Phúc,
Phan Cự Đệ, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử và các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi,
Hoàng Trung Thông,
Tuy nhiên xuất phát từ những góc độ, khía cạnh tiếp cận khác nhau,
nhưng các nhà nghiên cứu đều gặp gỡ và thống nhất trong nhận định: Tố Hữu
là một phong cách lớn trong sự phát triển của nền văn học dân tộc. Thơ ông
không chỉ đặc sắc ở nội dung, tư tưởng mà còn đặc sắc về nghệ thuật trên các
phương diện phong cách và ngôn ngữ. Bằng những hiểu biết sâu rộng và tài
năng riêng, mỗi người theo một cách thức riêng của mình đã chỉ ra thế giới
nghệ thuật mới mẻ, phong phú, khác biệt cùng các giá trị nhân văn và thẩm mĩ,
sâu sắc, lâu bền của thơ Tố Hữu. Trong những công trình biên khảo chuyên sâu
về thơ ông nổi bật nhất là ba công trình: “Thơ Tố Hữu” của Lê Đình Kỵ
(1979), “Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí” và
“Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu” của Nguyễn Văn Hạnh (1985), và “Thi
pháp thơ Tố Hữu” của Trần Đình Sử (1987).
2.2. Khái quát về nghiên cứu từ ngữ chỉ không gian, trƣờng nghĩa không
gian trong tiếng Việt, trong các văn bản nghệ thuật
Nghiên cứu về từ ngữ chỉ không gian, trường nghĩa không gian trong
tiếng Việt, trong các văn bản nghệ thuật đã có các công trình của các tác giả
như: “Thời gian và không gian trong thế giới nghệ thuật của Nam Cao” của
Trần Đăng Xuyền (Tạp chí Văn học số 5-1991), “Sự biểu đạt bằng các tín hiệu
thẩm mĩ không gian trong ca dao” của Trương Thị Nhàn (Luận án Phó tiến sĩ
Ngữ Văn, ĐHSP Hà Nội-1995), “Các từ ngữ chỉ không gian trong thơ Hàn
Mặc Tử” của Nguyễn Thị Thanh Đức (ĐHSP Vinh-2002), “Không gian nghệ
thuật trong thơ trữ tình” của Bùi Thị Minh Duyên (ĐHSP Hà Nội-2005), “Múa
võ trong không gian hẹp” của Lê Quang Trang (NXB Hội Nhà văn-2006),
“Không gian trong mảng ca dao về lao động sản xuất” của Cao Thị Thu Hường
(ĐH Vinh-2009), “Trường nghĩa không gian trong thơ Nguyễn Bính” của
Nguyễn Thị Thu Vân (ĐH Hải Phòng-2011), “Trường nghĩa không gian trong
thơ Nguyễn Duy” của Nguyễn Thị Dung (ĐH Hồng Đức-2011), “Khảo sát các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
từ ngữ chỉ không gian trong thơ Đồng Đức Bốn” của Tống Thị Diễm Hương
(ĐH Hải Phòng - 2012).
Như vậy, có thể thấy các công trình nghiên cứu về từ ngữ chỉ không
gian, trường nghĩa không gian trong tác phẩm văn chương rất phong phú. Tuy
nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình riêng biệt nào nghiên cứu
chuyên sâu và hệ thống về từ ngữ chỉ không gian, trường nghĩa không gian
trong thơ Tố Hữu. Từ cơ sở đó, luận văn này hi vọng sẽ là một đóng góp mới
cho hướng nghiên cứu trên.
2.3. Nghiên cứu về ngôn ngữ thơ Tố Hữu
Nghiên cứu về thơ Tố Hữu từ phương diện ngôn ngữ đã có các công
trình của các tác giả như: “Về cách dùng từ chỉ mầu sắc trong thơ Tố Hữu” của
Lê Anh Hiền (Tạp chí Ngôn ngữ số 4-1976), “Tính dân tộc hiện đại của ngôn
từ thơ Tố Hữu” của Trần Đình Sử (Báo Văn nghệ số 36-1985), “Nhạc điệu thơ
Tố Hữu” của Nguyễn Trung Thu (Tạp chí Văn học số 6-1968), “Từ láy trong
ba tập thơ Từ ấy, Việt Bắc và Gió Lộng của Tố Hữu” của Nguyễn Thị Hương
Trang (Luận văn tốt nghiệp trường ĐHSP TN-2003), “Ẩn dụ tu từ trong thơ Tố
Hữu” của Nguyễn Huệ Yên (Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, trường ĐHSP
TN, năm 2004) và nhiều công trình khác. Trong bài viết “Nhạc điệu trong thơ
Tố Hữu”, Nguyễn Trung Thu đã có nhận định, đánh giá khá sâu sắc và khái
quát về ngôn ngữ thơ trongphong cách nghệ thuật của Tố Hữu: “Tố Hữu là
người rất am hiểu ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ quần chúng, rất am hiểu thơ ca
dân gian và thơ cổ điển. Qua sáng tác của Tố Hữu chúng ta có thể tìm thấy
nhiều mặt Tố Hữu đã tiếp thu thành quả của ca dao, dân ca, thơ văn cổ điển và
hiện đại”.
Nghiên cứu ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương có rất nhiều hướng đi,
nhất là những năm gần đây, nhiều vấn đề của văn học được soi rọi dưới cái
nhìn của ngôn ngữ học hiện đại. Đi sâu vào lí giải sức hấp dẫn của ngôn ngữ
thơ Tố Hữu, hầu hết các bài viết, các bài phê bình, các công trình nghiên cứu
chỉ đề cập đến ngôn ngữ thơ Tố Hữu như là dẫn chứng để minh họa cho những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
phát hiện về những vấn đề lớn như: thi pháp thơ, phong cách nghệ thuật, bản
sắc thơ Tố Hữu,…Một số bài viết, bài phê bình có đưa ra những nhận xét về
nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Tố Hữu trong việc tạo dựng không gian.
Trong bài viết của mình, Đặng Thai Mai đã nhận xét Tố Hữu “là một nhà thơ
đã vận dụng âm điệu và âm hưởng của tiếng Việt một cách hết sức tài tình”.
Trên cơ sở nguồn tư liệu quý báu có tính gợi mở, định hướng của các nhà
nghiên cứu, thẩm bình, lựa chọn đề tài “Khảo sát từ ngữ chỉ không gian trong
thơ Tố Hữu” chúng tôi cố gắng tìm ra cách tiếp cận thơ Tố Hữu ở một góc độ
mới: tìm hiểu cách tổ chức ngôn từ của nhà thơ trong việc biểu hiện không gian
nghệ thuật.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài thực hiện các mục đích sau:
- Xác định không gian như một phạm trù thẩm mĩ của nghệ thuật biểu thị
thi ca - một phạm trù cho phép lí giải những quan niệm của chủ thể sáng tạo.
- Khảo sát và nêu kết quả thống kê các từ ngữ chỉ không gian, cách kết
hợp của những từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu.
- Tìm hiểu về ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ không gian và một số hiện
tượng chuyển nghĩa của từ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu nhằm giúp cho
công việc giảng dạy và hoạt động văn học trong nhà trường có cái nhìn toàn
diện và sâu sắc hơn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:
- Xây dựng cơ sở lí luận việc thực hiện nghiên cứu về từ ngữ chỉ không
gian trong thơ Tố Hữu.
- Trên cơ sở khảo sát, thống kê, phân loại các từ ngữ chỉ không gian trong
thơ Tố Hữu, chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong cách tổ chức ngôn từ của nhà
thơ khi biểu hiện không gian nghệ thuật. Nêu các đặc điểm về ngữ nghĩa của từ
ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu. Từ đó luận văn khái quát chung về đặc
trưng ngôn ngữ thơ Tố Hữu - một phần làm nên diện mạo thơ ông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Từ những vấn đề về nội dung và phương pháp của đề tài, luận văn hướng
vào đóng góp thực tiễn trong việc phân tích và giảng dạy các tác phẩm văn
chương trong trường phổ thông.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Do khuôn khổ của luận văn có hạn nên chúng tôi chỉ tập trung khảo sát
các từ ngữ chỉ không gian trong 3 tập thơ của Tố Hữu, đó là: “Từ ấy”, “Việt
Bắc” và “Gió lộng”. Các tư liệu khảo sát và trình bày trong luận văn được thu
thập từ 113 bài thơ đã được chính Tố Hữu chọn lựa, sửa chữa và sắp xếp trong
cuốn “Thơ Tố Hữu”, Nxb. Văn hóa và Thông tin, Hà Nội, 2002.
6. Phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối kết hợp các phương pháp
và thủ pháp nghiên cứu sau:
6.1. Thi pháp học thể loại: vận dụng thi pháp thể loại (thơ trữ tình)
6.2. Phương pháp thống kê, phân loại
Bước đầu tiên của quá trình nghiên cứu chúng tôi tiến hành khảo sát các
tác phẩm thơ của Tố Hữu trong tuyển tập “Thơ Tố Hữu” thu thập, thống kê và
phân loại các từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu. Đây là phương pháp
giúp luận văn có cơ sở khoa học, chính xác và thuyết phục.
6.3. Phương pháp phân tích diễn ngôn
Bằng phương pháp này, chúng tôi có thể phân tích nội dung các bài thơ
của Tố Hữu trong tuyển tập “Thơ Tố Hữu” để rút ra các từ ngữ chỉ không gian
với tư cách là thi liệu, trên cơ sở đó tiến hành thống kê các từ ngữ, từ đó khái
quát, tổng hợp thành các đặc điểm cụ thể của từ ngữ chỉ không gian trong thơ
Tố Hữu cũng như hiệu quả của nó trong việc biểu hiện không gian nghệ thuật
trong thơ ông.
6.4. Phương pháp miêu tả
Chúng tôi tiến hành phân tích ngữ liệu, miêu tả các hiện tượng, để
thấy được một cách cụ thể đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
không gian trong thơ Tố Hữu. Từ đó rút ra nhận định tổng quát về đối tượng
nghiên cứu.
7. Đóng góp của luận văn
7.1. Về lý luận: Khảo sát từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu góp phần làm
sáng tỏ những nét độc đáo trong phong cách thơ Tố Hữu nhằm khẳng định tài
năng “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng”. Đồng thời, xác định giá trị của từ ngữ
chỉ không gian trong sự phát triển của thơ ca đương đại.
7.2. Về thực tiễn: Luận văn đóng góp thực tiễn vào việc phân tích và giảng dạy
thơ Tố Hữu nói riêng cũng như các tác phẩm thơ ca trong nhà trường phổ thông
nói chung. Nó còn góp phần thúc đẩy việc tìm hiểu tác phẩm văn học dựa trên
mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, nhất là con đường tiếp cận ngôn ngữ
tác hẩm ở cấp độ từ ngữ.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lí thuyết
Chƣơng 2. Kết quả thống kê các từ ngữ chỉ không gian và khả năng kết hợp
của từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu
Chƣơng 3. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài
1.1.1. Từ và đoản ngữ
a. Từ được xem là đơn vị cơ bản của tiếng Việt, là một đơn vị mà đã,
đang và có thể sẽ vẫn là đối tượng lâu dài, trọng tâm của ngôn ngữ học. Cho
đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề định nghĩa từ,
có thể đã có tới trên 300 định nghĩa về từ. Với mỗi mục đích nghiên cứu khác
nhau, người nghiên cứu có thể nhấn mạnh tới một phương diện nhất định của từ.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về từ nhưng theo chúng tôi có hai định
nghĩa đáng quan tâm nhất. Đó là quan niệm của Nguyễn Tài Cẩn cho “Từ là
đơn vị nhỏ nhất mà có thể vận dụng độc lập được” [5, 360]. Quan niệm này
giúp ta phân biệt từ với những đơn vị nhỏ hơn và lớn hơn nó. Quan niệm của
Đỗ Hữu Châu cho “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất
biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo
nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt
và nhỏ nhất để tạo câu” [10, 14] cũng đáng quan tâm. Bởi quan niệm này cho
chúng ta ý thức đầy đủ về các phương diện của từ.
Đơn vị cấu tạo nên từ của tiếng Việt là “tiếng” (còn gọi là các “từ tố,
thành tố, yếu tố…”). Từ tiếng Việt được cấu tạo hoặc là bằng cách dùng một
tiếng, hoặc là tổ hợp các tiếng lại theo lối nào đó. Có ba phương thức cấu tạo từ:
- Dùng một tiếng làm một từ để có các từ đơn: nhà, cửa, hát, học, bay,
đi, đứng…
- Ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau để có các từ ghép: học
tập, dân tộc, sương muối, đường sá, chim chóc, mặt mũi, gan dạ, chim chích
bông…
- Ghép các tiếng trên cơ sở hòa phối ngữ âm (còn gọi là “láy”) để có các
từ láy: chuồn chuồn, mong manh, lung linh, liên miên, bấp bênh, lấp lánh…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
b. Đoản ngữ (cụm từ chính phụ, ngữ) là cụm từ trong đó có một thành tố
trung tâm và một hay một số thành tố phụ đứng quây quần xung quanh đó để
bổ sung thêm một số chi tiết thứ yếu về mặt ý nghĩa. Trong một đoản ngữ có từ
đóng vai trò chủ yếu về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp, gọi là thành tố chính, các
từ phụ thuộc vào thành tố chính gọi các thành tố phụ. Thành tố chính của ngữ
có thể là danh từ (tạo nên danh ngữ), động từ (tạo nên động ngữ), tính từ (tạo
nên tính ngữ).
1.1.2. Danh từ và danh ngữ trong tiếng Việt
Nghiên cứu về từ loại là nghiên cứu các lớp từ của ngôn ngữ xét theo các
đặc trưng ngôn ngữ của chúng. Để phân định các lớp từ (các từ loại) trong tiếng
Việt, người ta thường căn cứ vào các tiêu chuẩn: ý nghĩa khái quát, khả năng
kết hợp và chức vụ cú pháp của từ trong câu.
Các ý nghĩa khái quát chính của các lớp từ tiếng Việt là: ý nghĩa chỉ vật,
ý nghĩa hành động, ý nghĩa trạng thái, ý nghĩa tính chất, ý nghĩa số lượng, ý
nghĩa quan hệ, ý nghĩa tình thái. Căn cứ vào đặc trưng ngữ pháp và nội dung ý
nghĩa khái quát, vốn từ tiếng Việt có thể xếp vào 10 từ loại: danh từ, động từ,
tính từ, số từ, đại từ, phụ từ, kết từ, trợ từ, tình thái từ và thán từ.
Các từ ngữ chỉ không gian thường mang ý nghĩa khái quát chính là chỉ
vật, hiện tượng, địa danh là cách gọi tên (định danh) các sự vật thuộc các phạm
trù khác nhau.
Với đối tượng nghiên cứu là “Từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu”,
chúng tôi xin chỉ giới hạn phần cơ sở lí thuyết ở danh từ và danh ngữ (cụm
danh từ) - các đơn vị có vai trò định danh và có nghĩa thuộc các trường nói trên.
a. Khái niệm về danh từ
Từ loại là một phạm trù từ vựng - ngữ pháp. Danh từ, động từ, tính từ, số
từ,… là những từ loại được phân định dựa trên những tiêu chí, đặc điểm về mặt
ý nghĩa, về hình thức ngữ pháp, chức năng ngữ pháp.
Danh từ, theo cách hiểu thông thường và phổ biến nhất, là những từ biểu
thị sự vật (bao gồm cả người, động vật, sự vật, hiện tượng, khái niệm…).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Danh từ được chia thành hai lớp nhỏ là danh từ chung và danh từ riêng. Danh
từ chung bao gồm:
- Danh từ chỉ đơn vị: con, cái, tấm, cân, mét, nắm, vốc,
- Danh từ chỉ sự vật: công nhân, học sinh, mèo, na, bàn,
- Danh từ chỉ khái niệm trừu tượng: tư tưởng, đạo đức, thói quen,
- Danh từ chỉ chất liệu: nước, rượu, cát,
Danh từ là kết quả của quá trình dịnh danh của người nói. Quá trình định
danh này thể hiện rất rõ nét đặc trưng văn hóa của các dân tộc khác nhau. Mỗi
sự vật hiện tượng khi được một cộng đồng gọi tên sẽ ít nhiều phản ánh trong
tên gọi của mình những quan niệm, cách nhìn, thói quen,… của dân tộc chủ thể
của ngôn ngữ.
b. Khái niệm về danh ngữ
Đoản ngữ có danh từ làm trung tâm được gọi là danh ngữ (hay ngữ danh
từ). Danh ngữ bao gồm hai phần chính: bộ phận trung tâm (danh từ) và các
thành tố phụ.
Danh ngữ có thể tồn tại ở các mô hình cấu tạo sau (Ghi chú: D là danh
từ; T là từ chỉ tính chất, trạng thái…):
D1 - D2 - D3; D1 - D2; D1 - D2 - T; D - T…
1.1.3. Nghĩa và trƣờng nghĩa
a. Khái niệm nghĩa
Từ bao gồm hai phương diện: vỏ âm thanh và nội dung cần biểu hiện,
nghĩa. Trong hai mặt của đơn vị ngôn ngữ này (biểu hiện và được biểu hiện,
hình thức và nội dung), nghĩa thuộc mặt thứ hai.
Các nhà ngôn ngữ học đã đưa ra nhiều cách hiểu về nghĩa của từ.
“Nghĩa” là một khái niệm rất trừu tượng. Đó là khái niệm gắn với tất cả các
đợn vị ngôn ngữ bởi sự tồn tại của ngôn ngữ là nghĩa; không có nghĩa, sự tồn
tại của hình thức âm thanh là không có mục đích.
Nhiều nhà nghiên cứu có cùng quan điểm về “nghĩa” như sau: Hiện thực
phản ánh vào trong nhận thức, tạo nên một mối liên hệ thường trực với một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
hình thức âm thanh nhất định. Sự phản ánh này được hiện thực hóa bằng ngôn
ngữ. Mối liên hệ này được hiểu là nghĩa.
Theo Nguyễn Thiện Giáp: “Nghĩa của từ (cũng như các đơn vị ngôn ngữ khác)
là quan hệ của từ với cái gì đó nằm ngoài bản thân đó. Hiểu nghĩa của một đơn vị nào
đó là hiểu đơn vị ấy có quan hệ với cái gì, tức nó biểu thị cái gì” [26, 261].
Cần phần biệt nghĩa của từ ngữ với sự hiểu biết về nghĩa đó. Hiểu biết về
nghĩa của đơn vị ngôn ngữ nào đó nằm trong nhận thức của con người, còn
nghĩa của đợn vị ngôn ngữ tồn tại thực sự khách quan trong lời nói, còn trong
nhận thức chỉ có sự phản ánh của những nghĩa đó mà thôi.
Sau khái niệm “nghĩa của từ”, thường có những sự phân biệt: nghĩa đen,
nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn, nghĩa biểu cảm, nghĩa biểu hiện, nghĩa cấu trúc,
nghĩa chính, nghĩa phụ, nghĩa chuyển tiếp, nghĩa gốc, nghĩa gợi cảm, nghĩa
hàm chỉ, nghĩa hiển ngôn…
b. Khái niệm trường nghĩa
Các nhà ngôn ngữ học cũng đã bàn nhiều về trường nghĩa. Dù đã có
nhiều ý kiến khác nhau nhưng có thể thấy ở các tác giả có ý chung: Trường
nghĩa là khái niệm dùng để chỉ phạm vi những đơn vị từ vựng có quan hệ lẫn
nhau về ý nghĩa, trong đó, đơn vị từ vựng có thể là một từ vị hay một đơn vị
thành ngữ. Các đơn vị từ vựng trong một trường nghĩa phải có chung một thành
tố nghĩa.
Tác giả Nguyễn Thiệp Giáp đưa ra khái niệm về trường nghĩa như sau:
“Kiểu trường nghĩa phổ biến nhất là cái được gọi là “nhóm từ vựng - ngữ
nghĩa”. Tiêu chuẩn để thống nhất các từ thành một nhóm từ vựng - ngữ nghĩa
có thể rất khác nhau. Chẳng hạn, có thể dựa vào sự tồn tại của các từ khái
quát, biểu thị các khái niệm ở dạng chung nhất, trừu tượng nhất và trung hòa.
Các từ này được dùng hiển thị phạm trù chung, trên cơ sở đó, tập hợp tất cả
các thành phần còn lại của trường. Thí dụ: dùng từ hoa để tập hợp các tên hoa
khác nhau, dùng từ cây để tập hợp các tên cây khác nhau, từ đồ đạc để tập hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
các từ bàn ghế, tử, giường,…. Từ mang có thể tập hợp quanh nó các từ như:
đem, cõng, khiêng, vác, kiệu, đeo, đèo, địu, lai, thồ,… Nói chung, theo cách
này, khi tập hợp các từ vào một trường, người nghiên cứu không chỉ dựa vào sự
hiểu biết của mình mà còn có thể dựa vào trực giác tập thể của những ngươi
biên soạn từ điển” [26, 112].
Các nhà nghiên cứu đã xác định được nhiều trường nghĩa thuộc vốn từ
vựng của một ngôn ngữ, trong đó có các trường nghĩa như: thiên nhiên vũ trụ,
sinh hoạt, lao tù, chiến tranh, văn hóa tinh thần…
Nhiệm vụ của việc phân tích tìm hiểu các trường nghĩa là xác định tính
hệ thống của những quan hệ về nghĩa giữa các yếu tố ở trong trường.
Trong các trường nghĩa quen thuộc, hệ thống các từ ngữ chỉ không gian
là một trường nghĩa lớn, bao gồm toàn bộ các từ ngữ được dùng để chỉ các
không gian nhỏ. Trường nghĩa từ ngữ chỉ không gian bao gồm các loại từ đơn,
từ ghép và cụm từ. Chúng là hệ thống các từ ngữ đồng nhất với nhau về mặt
ngữ nghĩa: đều dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng, địa danh
Tác giả Đỗ Hữu Châu căn cứ vào quan điểm của F.de Saussure trong
Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, đã xác định hai loại trường nghĩa: trường
nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính), trường nghĩa dọc (trường nghĩa trực
tuyến). Trong đó, trường nghĩa dọc có hai loại trường nghĩa: trường nghĩa biểu
vật và trường nghĩa biểu niệm. Dựa theo quan điểm trên, thì từ ngữ chỉ không
gian thuộc loại trường nghĩa biểu vật.
Trong trường nghĩa chỉ không gian lại có thể có các trường nhỏ hơn như:
trường nghĩa chỉ không gian sinh hoạt, trường nghĩa chỉ thiên nhiên vũ trụ,
trường nghĩa chỉ văn hóa tâm linh…
1.1.4. Ngôn ngữ và văn hóa
a. Quan niệm về ngôn ngữ
Theo Từ điển tiếng Việt, ngôn ngữ là:
1. Hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng mà những
người trong cùng một cộng đồng cùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2. Hệ thống kí hiệu dùng làm phương tiện để diễn đạt, thông báo. Ngôn
ngữ điện ảnh.
3. Cách thức, nghệ thuật hay trình độ sử dụng ngôn ngữ có tính chất
riêng. Ngôn ngữ Nguyễn Du [48, 1079].
Trong nhiều cuốn sách ngôn ngữ học, các nhà nghiên cứu đều có quan
điểm chung, được khát quát ở mốt số nội dung sau:
- Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt.
- Ngôn ngữ là một loại hệ thống các tín hiệu. Các tín hiệu ngôn ngữ đều
có hai mặt: mặt biểu hiện là âm thanh; mặt được biểu hiện gồm: các sự vật mà từ
làm tên gọi cho chúng và nội dung ý nghĩa, khái niệm về các sự vật được gọi tên.
- Chức năng cơ bản của ngôn ngữ: ngôn ngữ là công cụ của giao tiếp,
công cụ của tư duy, là nhân tố cấu thành văn hóa và truyền tải văn hóa.
b. Quan niệm về văn hoá
“Văn hóa” là một khái niệm đã trở thành thông dụng trong nói năng
hàng ngày cũng như trong nghiên cứu khoa học. Nhưng định nghĩa văn hóa là
gì vẫn đang là vấn đề được quan tâm. Đã có rất nhiều khái niệm về “văn hóa”
được công bố. Từ năm 1952, hai nhà nhân học Mỹ, Alfred Kroeber và Clyde
Kluckhon, trong một nỗ lực tìm hiểu, đã công bố một công trình về những ý đồ
định nghĩa khái niệm “văn hóa” và những khái niệm gần gũi với nó trong khoa
học xã hội: họ tìm thấy không dưới 164 định nghĩa. Sự khác nhau của chúng
không chỉ là ở bản chất của định nghĩa đưa ra (bởi nội dung, chức năng, các
thuộc tính), mà cả ở những cách sử dụng tương đối rộng rãi của từ này. Theo A.
Kroeber và C. Kluckhon, ít ra có hai cách sử dụng: Một là, thừa kế triết học
thời Khai Sáng, gọi di sản học thức tính luỹ từ Thời Cổ mà các dân tộc phương
Tây tin chắc là đã dựng lên nền văn minh của họ trên đó, là “văn hóa”. Cách
sử dụng kia, chuyên về nhân học hơn, thì gọi văn hóa là “toàn bộ những tri
thức, những tín ngưỡng, những nghệ thuật, những giá trị, những luật lệ, phong
tục và tất cả những năng lực và tập quán khác mà con người với tư cách thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
viên của xã hội nắm bắt được”, theo định nghĩa được coi là chuẩn do Edward
B. Tylor đưa ra năm 1871. Cho đến nay đã có khoảng trên 400 định nghĩa về
văn hóa.
Cựu Tổng Giám đốc UNESSCO Federico Mayor đưa ra định nghĩa:
"Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sông động mọi mặt của
cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khử cũng
như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ
thông các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân
tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình".
Năm 2002, UNESSCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn
hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn,
vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội
và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức
chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin” (Tuyên bố chung của
Unessco về tính đa dạng của văn hóa”).
Từ điển tiếng Việt định nghĩa từ “văn hóa" như sau:
1. Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
2. Những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh
thần (nói tổng quát).
3. Tri thức, kiến thức khoa học (nói tổng quát).
4. Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh.
5. Nền văn hoá của một thời kì lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một
tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau [48, 1079].
Trong cuốn Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hoá Việt, tác giả Nguyễn
Văn Chiến không đưa ra khái niệm ngắn gọn mà trả lời câu hỏi “Văn hoá là
gì?” bằng một số ý cơ bản sau:
- Văn hoá là một hiện tượng, một phạm trù thuộc về con người, do con
người làm nên. Vì vậy văn hoá là tiêu chuẩn, tiêu chí hiển nhiên khu biệt con
người - động vật với con vật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Văn hoá là một sản phẩm đặc thù của xã hội loài người.
- Một hiện tượng văn hoá luôn tồn tại với những lí do riêng của nó.
- Thành tựu của nền văn hoá là con người. Văn hoá không phải là các vật
đơn thuần ta sờ thấy được một cách cụ thể. Hiện tượng văn hoá hiện diện trước mặt
ta, trong ta như một thế giới được vật thể hoá, một thế giới được khúc xạ rõ ràng.
Các nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới vừa có tính riêng biệt vừa
có sự giao thoa với nhau.
Tác giả Trần Ngọc Thêm đưa ra định nghĩa “Văn hóa là hệ thống hữu cơ
các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình
hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên
và xã hội” [53, 10].
Đồng thời tác giả cũng đã nêu và phân tích ba đặc trưng của văn hóa là:
tính hệ thống, tính giá trị và tính nhân sinh.
Như vậy, có thể hiểu “văn hóa” là bao gồm tất cả những sản phẩm do
con người tạo ra trong đời sống, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh:
khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía
cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện,
Tóm lại, “văn hóa” là sản phẩm của loài người, được tạo ra và phát triển
trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham
gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Nó
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa,
được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con
người. Văn hóa thể hiện trình độ phát triển của xã hội được biểu hiện trong các
kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong
giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
c. Biểu tƣợng văn hoá
Nguyên nghĩa của “biểu” là bày ra, trình bày: “tượng” là hình ảnh, hình
dạng. Biểu tượng là một hình ảnh cụ thể nào đó được phô bày ra nhằm thể hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
một nội dung trừu tượng; “biểu tượng” là “cái được dùng để tượng trưng cho
điều gì đó”.
Theo Từ điển tiếng Việt, từ biểu tượng có hai nghĩa:
1- Là hình ảnh tượng trưng, chẳng hạn, chim bồ câu là biểu tượng của
hòa bình.
2- Hình thức của nhận thức, cao hơn cả cảm giác, cho ta hình ảnh của
sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào góc giác quan
ta đã chấm dứt [48, 64].
Biểu tượng vốn có bản chất khó xác định và biến ảo một cách sống động
trong mọi nền văn hóa. Lịch sử của biểu tượng xác nhận rằng mọi vật đều có
thể mang giá trị biểu tượng, dù là vật tự nhiên hay trừu tượng. C.Lévy-Straus
cho rằng: “Mọi nền văn hóa đều có thể xem như một tập hợp các hệ thống biểu
tượng, trong đó xếp ở hàng đầu là ngôn ngữ, quy tắc hôn nhân, các quan hệ
kinh tế, nghệ thuật, khoa học, tôn giáo”.
Sách Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới đưa ra quan niệm: “Khởi
nguyên, biểu tượng (symbole) là một vật được cắt làm đôi, mảnh sứ, gỗ hay kim
loại. Hai người, mỗi người giữ một phần, chủ và khách, người cho vay và
người đi vay, hai kẻ hành hương, hai người sắp chia tay lâu dài… Sau này, ráp
hai mảnh lại với nhau họ sẽ nhận ra mối dây thân tình xưa, món nợ cũ, tình
bạn ngày trước…. Mọi biểu tượng đềi chứa dấu hiệu bị đập vỡ; ý nghĩa của
biểu tượng bộc lộ ra trong cái vừa gãy vỡ vừa là nối kết những phần của nó bị
vỡ ra.
“Lịch sử của biểu tượng xác nhận mọi vật đều có thể mang giá trị biểu
tượng, dù là vật tự nhiên (đá, kim loại, cây cối, hoa, quả, thú vật, suối, sông và
đại dương, núi và thung lũng, hành tinh, lửa, sấm sét,… ) hay là trừu tượng
(hình hình học, con số, nhịp điệu, ý tưởng,…”.
Biểu tượng văn hóa mang dấu ấn nền văn hóa, dấu ấn của dân tộc sản
sinh và sử dụng nó. Nếu biểu tượng của khoa học mang tính phổ quát trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
phạm vi nhân loại thì phần lớn biểu tượng văn hóa mang tính cộng đồng, tính
dân tộc. Có thể là một sự vật nhưng với mỗi nền văn hóa nó lại mang ý nghĩa
biểu tượng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Mỗi nền văn hóa luôn mang
trong mình các hệ biểu tượng mang tính ổn định tương đối, lại chứa đựng một
tiềm năng biến đổi, có thể thay đổi hoặc bổ sung ý nghĩa theo thời gian.
Trong văn hóa Việt Nam, có nhiều sự vật, hiện tượng mang ý nghĩa biểu
tượng, như: đền, chùa, tháp, miếu, đình… hồn, vía… Theo thời gian, các biểu
tượng ấy đã trở thành tinh hoa văn hóa, những di sản văn hóa tinh thần góp
phần làm phong phú hơn văn hóa dân tộc.
d. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá
Khi bàn về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, tác giả Nguyễn Văn
Chiến trong cuốn Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt (Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội) đưa ra “ba định đề cơ bản nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ
và văn hoá” như sau:
Thứ nhất: Ta nói ngôn ngữ bình đẳng với văn hoá hay độc lập với văn
hoá bởi vì cả hai đều là sản phẩm con người lao động có tư duy. Đó là những
hiện tượng nhân loại. Thế nhưng ngôn ngữ lại chính là sản phẩm văn hoá của
nhân loại giống như tất cả những sản phẩm văn hoá khác. Mối quan hệ giữa
ngôn ngữ và văn hoá là mối quan hệ bao nhau.
Thứ hai: Ngôn ngữ là hiện tượng văn hoá, thuộc phạm trù văn hoá, cho
nên tất cả những gì là đặc tính, thuộc tính của văn hoá cũng đều tương tự như là
đặc tính, thuộc tính của ngôn ngữ và được ẩn chứa trong ngôn ngữ.
Thứ ba: Ngôn ngữ là một hiện tượng văn hoá đặc thù.
Về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, tác giả Đ.A.Silichep đã khẳng định:
“Cùng với chiều kích dân tộc, ngôn ngữ đóng vai trò không kém phần quan
trọng trong sự phát triển của văn hóa. Nó cũng gắn bó hữu cơ với văn hóa do
tạo thành gần như là cơ sở, nền tảng của văn hóa. Văn hóa dân tộc không tồn
tại ngoài ngôn ngữ. Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà thông thường hơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
cả chính ngôn ngữ đã đóng vai trò là tiêu chí khi loại hình hóa các nền văn
hóa, để phân biệt các nền văn hóa với nhau”.
Ngôn ngữ là một phần quan trọng trong văn hóa. Các phạm vi của ngôn
ngữ và văn hóa gắn bó với nhau. Ngôn ngữ là phương tiện ghi nhận các hiện
tượng văn hóa khác, là chỗ bảo lưu lâu dài các sự kiện văn hoá, là công cụ thể
hiện các đặc trưng văn hoá cộng đồng. Là một thành tố của văn hóa tinh thần,
ngôn ngữ góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn hóa các dân tộc.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu trong xã hội, đồng thời có vai
trò lưu giữ các di sản văn hóa. Sự phát triển của ngôn ngữ luôn chịu sự chi phối
của các quy tắc giao tiếp văn hoá cộng đồng. Vì vậy, qua ngôn ngữ, người ta
nhìn thấy các đặc trưng văn hóa của một dân tộc. Văn hóa là sợi dây nối liền
con người với con người, qua việc thực hiện chức năng giao tiếp.
Chẳng hạn, qua văn học - những tác phẩm của nghệ thuật ngôn từ có thể
văn hóa các thời đại được lưu giữ, kế thừa và phát huy.
Trong quá trình phát triển lịch sử của một dân tộc, ngôn ngữ dân tộc và
văn hóa dân tộc luôn luôn nương tựa lẫn nhau: “Quan niệm của mỗi dân tộc về
thế giới được khác xạ độc đáo trong bức tranh ngôn ngữ của mình. Bức tranh
ngôn ngữ ấy lại có ảnh hưởng trở lại đến sự tri giác đặc thù đối với hiện thực
của những người thuộc cộng đồng văn hóa - ngôn ngữ tương ứng” [53, 194].
Trong không gian cũng có cái nhìn từ văn hóa, vì vậy khảo sát từ ngữ chỉ
không gian là nghiên cứu một khía cạnh của văn hóa. Không gian trong thơ Tố
Hữu không chỉ là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn độc đáo của đời sống sinh hoạt
người Việt từ bao đời nay mà còn thể hiện được tài năng sử dụng ngôn từ của
tác giả.
Dấu ấn văn hóa dân tộc thể hiện khá đậm nét trong việc sử dụng từ ngữ
chỉ không gian trong thơ Tố Hữu. Qua nghiên cứu từ ngữ chỉ không gian có thể
thấy được những dấu ấn đặc sắc của văn hóa dân gian trong nội dung và ngôn
ngữ của các tiểu không gian.