Báo cáo nghiên cứu
khoa học:
"Từ ngữ chỉ không
gian nghệ thuật
trong hát phường vải
Nghệ Tĩnh."
Nguyễn Thị Mai Hoa Từ ngữ chỉ không gian nghệ thuật , tr. 30-37
30
Từ ngữ chỉ không gian nghệ thuật
trong hát phờng vải Nghệ Tĩnh
Nguyễn Thị Mai Hoa
(a)
Tóm tắt. Bài báo đề cập đến từ ngữ chỉ không gian nghệ thuật trong hát phờng
vải Nghệ Tĩnh, bao gồm: không gian sinh hoạt cộng đồng; không gian riêng t; không
gian gắn với địa danh. Khi đi vào lời hát phờng vải, việc lựa chọn từ ngữ chỉ không
gian nghệ thuật thờng gắn với điểm nhìn của ngời nói. Do vậy, lớp từ này mang
đậm màu sắc giới tính và chịu sự chi phối trực tiếp của ngữ cảnh trong quá trình
giao tiếp.
1. Về không gian và không gian
nghệ thuật trong hát phờng vải
Nghệ Tĩnh
Không gian là một mảng hiện thực
khách quan và tất yếu gắn với lời hát
của nhân vật nên trong ngôn ngữ, nhà
nghiên cứu có cách riêng để nhận diện
nó. Không gian nghệ thuật (KGNT) là
phơng tiện để tồn tại và triển khai thế
giới nghệ thuật và cũng là một trong
những phạm trù quan trọng của thi
pháp. Khi đi vào tác phẩm nghệ thuật,
không gian vừa mang ý nghĩa địa điểm,
lại vừa gắn với trờng nhìn, điểm nhìn
của nhân vật trữ tình. Do đó, KGNT trở
thành phơng tiện thể hiện ý nghĩa
riêng- biểu tợng nghệ thuật. Không
gian trong ca dao dân ca (CDDC) nói
chung và trong hát phờng vải Nghệ
Tĩnh (HPV) nói riêng không nằm ngoài
quy luật ấy.
Trong việc khảo sát KGNT, ngời ta
thờng phân biệt không gian vật lí
(KGVL) với không gian tâm lí (KGTL)
[8, tr. 135-151]. KGVL đợc hiểu là
không gian cụ thể, chỉ địa điểm, nơi các
nhân vật trữ tình gặp gỡ, trò chuyện,
tâm tình. Cũng nh trong kho tàng
CDDC của ngời Việt, KGVL trong
HPV là những không gian bình dị của
làng quê, có quy mô vừa phải và là
những hình ảnh vô cùng gần gũi, quen
thuộc với ngời lao động nh dòng sông,
con đò, bến nớc, mái đình, cây đa,
ruộng lúa, bãi ngô, đờng làng, ngõ
xóm Còn KGTL là không gian thể
hiện trạng thái tâm hồn của các chàng
trai, cô gái phờng vải, là phơng tiện
nghệ thuật để nhân vật bộc lộ tâm
trạng. Vì lẽ đó, trong HPV, kiểu KGTL
xuất hiện nhiều hơn. Do gắn với trờng
nhìn, điểm nhìn của nhân vật trữ tình,
không gian trong HPV trở thành
phơng tiện chiếm lĩnh đời sống, mang
ý nghĩa cảm xúc tâm tởng. Sự xa cách,
những khó khăn cách trở khiến nhân
vật trữ tình cảm nhận đợc sự mênh
mông vô cùng vô tận của không gian với
mời hai bến nớc, mời hai cửa biển,
sông dài biển rộng, tam tứ núi, ngũ lục
sông Nhân vật trữ tình dờng nh ít
biểu hiện tình cảm trực tiếp mà thờng
gửi gắm qua những hình ảnh về không
gian. Trờng nhìn, điểm nhìn của nhân
vật trữ tình thờng xuất phát từ nỗi
lòng, cảm xúc nên không gian cũng
chứa đầy tâm trạng. Có khi, không gian
đợc dùng để đối sánh, liên hệ tới tình
cảm của con ngời:
Bao giờ Ngàn Hống hết cây,
Sông Rum hết nớc, em đây mới hết tình.
[Chặng III-2, C 50, tr. 280]
Nhận bài ngày 17/11/2008. Sửa chữa xong 30/12/2008.
trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 1b-2009
31
Tuy nhiên, sự phân loại KGVL và
KGTL cũng chỉ mang tính chất tơng
đối, rất khó có một sự chia tách rạch ròi
bởi xét cho cùng khi KGVL đi vào thơ ca
thì bản thân nó đã qua sự chọn lọc của
tâm trạng.
Trông sao, sao sáng cả trời,
Trông anh, anh đã đến chơi em mừng.
[Chặng I-1, C 53, tr. 189]
Sao sáng cả trời là KGVL, nhng
xuất hiện trong ngữ cảnh là nỗi vui
mừng của ngời con gái khi nhìn thấy
ngời yêu mà mình đang ngóng đợi thì
không gian ấy dờng nh đã nhuốm
đầy tâm trạng, lung linh rực rỡ muôn
sắc màu.
2. Từ ngữ diễn tả không gian
nghệ thuật trong hát phờng vải
2.1. Từ ngữ diễn tả không gian vũ
trụ
Hát phờng vải thờng diễn ra
trong một không gian cụ thể với khung
cảnh lao động của những cô gái làm
nghề kéo sợi, dệt vải. Do vậy, từ ngữ
diễn tả không gian vũ trụ chiếm số
lợng không lớn. Tần số xuất hiện
nhiều nhất là không gian trời (28 lợt
lời nam, 29 lợt lời nữ); không gian đất
(6 lợt lời nam, 17 lợt lời nữ); không
gian trăng, sao (13 lợt lời nam, 20 lợt
lời nữ) Tuy nhiên, khi đi vào ngôn ngữ
HPV, không gian vũ trụ cũng biểu đạt
nhiều tầng ý nghĩa, phong phú và sâu
sắc.
a. Không gian vũ trụ trong HPV với
ý nghĩa là không gian vật lí: trên trời,
cả trời, góc trời, trời ma, giữa đất, dới
đất, xuống đất, đất bằng, trăng lên,
trăng nghiêng
Cây đứng giữa đất nói cây đổ
Cây đứng một chỗ nói cây trôi,
Chàng mà đối đợc chàng lôi em về ?
[Chặng II-2, C 4, tr. 237]
Với những cảm quan về không gian
vũ trụ khá độc đáo, các chàng trai, cô
gái phờng vải còn đa hình ảnh trời
đất, trăng sao vào các câu đố, câu đối
(Đố: Cây chi trăm trợng tứ mùa có
hoa? - đáp: Đèn trời trăm trợng tứ mùa
có hoa; đố: Anh về mua lụa bọc giời?-
đáp: Anh sai ngời thổi gió mây lên che
trời; đố: Ai trổ trời cho chim bay?- đáp:
Cái đó xin hỏi thấy bày ). Vấn đề ở đây
là các câu đố, lời xuất đối phần lớn là
của bên nữ (chiếm 96,5% với 138/143 lời
trong chặng hát đố, hát đối đợc khảo
sát), điều đó cho thấy cảm thức về
không gian vũ trụ trong HPV thờng
bắt đầu từ phía các cô gái với những ý
tởng thật độc đáo thông qua những vế
đố, vế đối bất ngờ, vừa mộc mạc vừa trí
tuệ. Do vậy, không ít câu đố đã khiến
đối phơng lúng túng, hoặc chọn cách
trả lời qua quýt (đố: Ai sinh ra trời?-
đáp: Ông trời cụ trời sinh ra); hoặc đẩy
yêu cầu tìm câu đáp về phía đối phơng
(Đố: Mặt trời ở đó trốc (đầu) trời ở mô?-
đáp: Em về van đất đất ơi- Ra đây anh
chỉ trốc trời cho em). Sự độc đáo, sáng
tạo trong chặng hát đố hát đối của HPV
sẽ đợc chúng tôi đề cập tới kĩ hơn ở
một bài viết khác.
b. Không gian vũ trụ với ý nghĩa là
không gian tâm lí
(i) Không gian vũ trụ diễn tả các
cung bậc cảm xúc
HPV là hát giao duyên. Mỗi cuộc
HPV đều qua các chặng các bớc với hát
dạo, hát chào hát mừng (chặng 1); hát
đố hát đối (chặng 2); hát mời, hát xe kết
và hát tiễn (chặng 3). Qua các chặng các
bớc ấy, trai gái phờng vải chia sẻ với
nhau bao tâm t, tình cảm, bao nỗi
niềm riêng: có vui - buồn, có hạnh phúc
- khổ đau, có yêu thơng - hờn giận
Những tâm trạng ấy thể hiện khá rõ
qua các hình ảnh không gian vũ trụ thể
hiện trong lời HPV. Cảnh gặp gỡ, giao
duyên gắn với hình ảnh gió mát trăng
thanh, trời lạnh sơng im, sao sáng cả
Nguyễn Thị Mai Hoa Từ ngữ chỉ không gian nghệ thuật , tr. 30-37
32
trời, trăng trong bóng nguyệt gió ngoài
đờng phong, sao sáng trăng trong ;
Cảnh chia li, sự nhớ nhung, nỗi cô đơn
gắn với hình ảnh bơ vơ góc bể chân trời,
trăng thanh vằng vặc giữa trời, trăng
sáng sao tha, nguyệt lặn sao dời,
nguyệt gác cành yên
Trời một vầng đêm dày vô hạn,
Mợn gió chiều hỏi bạn bên sông,
Thân em là gái cha chồng,
Tơ duyên có chắc nh dòng nớc chăng!
[Chặng III-2, C 1006, tr. 385]
Có khi không gian vũ trụ là hình
ảnh đợc dùng để diễn tả các cung bậc
cảm xúc. Chẳng hạn nh trong lời hát
sau, đất và trời mênh mang đợc đa ra
ví với nỗi sợ hãi của ngời con gái khi
dự cảm về những bất ổn của mối tình
ngang trái:
Thấy anh, em muốn giao ca,
Sợ mẹ bằng đất, sợ cha bằng trời,
Thấy anh em muốn trao lời,
Sợ chòm mây bạc giữa trời mau tan.
[Chặng III-2, C 226, tr. 300]
(ii) Không gian vũ trụ gắn với tín
ngỡng, tâm linh và số phận
Cuộc sống trong thế giới của hát ví
phờng vải cũng giống nh thực tiễn
cuộc sống của ngời lao động, vừa ngập
tràn hạnh phúc, ớc mơ nhng cũng
đầy trắc ẩn với những hội ngộ - chia li,
những hợp - tan, còn - mất Vì vậy, từ
cảm thức của con ngời, không gian vũ
trụ (trời, đất) trong HPV cũng gắn với
tín ngỡng, tâm linh qua lời cầu mong,
than thở hay trách móc. Tuy nhiên,
ngoài những trờng hợp coi trời nh
một thế lực siêu nhiên có thể đem lại
những điều lành hay điều dữ cho con
ngời để rồi cầu xin (lạy trời, xin trời,
trông trời ), trách móc (trách trời), lời
hát nam thờng nghiêng về than trách,
phán xét trong t thế chủ động (trời ơi,
ông trời, đèn trời, trời cao có thấu không
trời ); còn lời hát nữ lại thờng
nghiêng về cầu xin trong t thế bị động
(khấn nguyền trời bụt, nhờ trời ). Cũng
có những trờng hợp cùng một cách
diễn đạt (tội trời) nhng thái độ và ý
nghĩa biểu đạt lại hoàn toàn khác nhau:
Lời hát nam:
Thơng ai cũng chỉ một ngời,
Em thơng bậy thơng bạ tội trời đó em
[Chặng III-2, C 192, tr. 427]
Lời hát nữ:
Thơng anh em cũng muốn thơng anh,
Bát cơm đã lỡ chan canh vô rồi,
Nuốt vào khổ lắm anh ơi,
Nhả ra thì sợ tội trời ai mang.
[Chặng II-2, C 902, tr. 374]
Cùng đề cập tới vấn đề lấy trời làm
yếu tố chứng giám cho sự chung thuỷ
trong tình yêu (cả hai lời hát đều nói về
đối tợng đợc chứng giám là em),
nhng lời hát nam mang ý nghĩa cảnh
báo, phán xét, nhắc nhở ngời (tội trời
đó em), còn lời hát nữ thực chất là lời
than thở cho số phận, cũng là một hình
thức tự ràng buộc mình (tội trời ai
mang).
Cũng có trờng hợp không gian vũ
trụ xuất hiện trong lời thề nguyền: Em
nói với anh nguyệt khuyết sao băng;
Còn trăng còn gió thì còn đôi ta; Nói
lời đã hẳn nh giao- Dới chân có đất
trên cao có trời; chọc trời vạch đất
lấy nhau lúc này Dờng nh chính
không gian vũ trụ đã làm cho lời thề
nguyền của các chàng trai cô gái có
thêm sức thuyết phục. Và nếu ai đó
phạm lời thề thì việc đối mặt với không
gian vũ trụ cũng là cách để tăng ý
nghĩa trách móc, giận hờn:
Nhớ khi ăn miếng trầu trao,
Nhớ khi nhận lễ ngày nào mới đây,
Nhớ khi thề thốt những lời,
Bây giừ (giờ) em nghiêng ngửa, đất
trời có chứng không.
[Chặng III-2, C 154, tr. 423]
Bằng điệp ngữ nhớ khi, ngời con
trai nhắc lại những mốc thời gian in
đậm kỉ niệm lứa đôi, những lời thề thốt
trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 1b-2009
33
trong quá khứ, đồng thời đối sánh với
hiện tại (bây giừ em nghiêng ngửa-
nghĩa là không còn giữ trọn lời thề), và
cuối cùng đặt giữa không gian đất trời
với ý nghĩa chứng giám. Dờng nh vì
vậy, lời ca càng làm tăng nỗi day dứt
trong lòng ngời nghe (em).
Bên cạnh đó, theo quan niệm của
dân gian, tình duyên là chuyện của con
ngời, nhng cũng là số phận (duyên
phận). Vì lẽ đó, trong HPV, không gian
vũ trụ (trời, đất) cũng xuất hiện với ý
nghĩa tác động, chi phối số phận con
ngời, nhất là chuyện tình duyên đôi
lứa: trời xây(xoay) đất vần, nhờ tay tạo
hoá, con tạo xoay vần, ông trời đã
định
Vừa ra vừa kháp (gặp) anh đây,
Một là duyên kì ngộ, hai là trời xây
(xoay) đất vần.
[Chặng I-1, C 83, tr. 183]
2.2. Từ ngữ diễn tả không gian sinh
hoạt tập thể, cộng đồng
Không gian trong CDDC cũng nh
trong HPV thờng gắn với các sinh hoạt
xã hội, gắn với lao động, vui chơi, gắn
với hoạt động giao tiếp, do đó thờng là
không gian diễn xớng.
Nếu nh hát quan họ Bắc Ninh hay
một số hình thức hát dân ca các miền ở
phía Bắc thờng gắn với không gian lễ
hội, không gian sông nớc lãng mạn và
tình tứ thì HPV Nghệ Tĩnh lại có một
không gian văn hoá riêng. Lúc đầu, ở
chặng hát dạo-hát chào hát mừng-hát
hỏi và chặng hát đố hát đối là không
gian trong nhà (vai chủ) - ngoài ngõ,
ngoài đờng (vai khách). Khi những
ngời khách đã vợt qua thử thách của
chặng hát đố hát đối thì đợc phe chủ
mời vào nhà cùng hát chặng cuối, và
không gian lúc này là trong nhà hoặc
một mảnh sân của chủ nhà [5, tr. 88].
Tất cả các hoạt động giao lu đều diễn
ra bên khung cảnh lao động quay xa
kéo sợi của các cô gái.
Em đang kéo vải giữa sân,
Thấy chàng quân tử mời phần nhớ thơng,
[Chặng I-1, C 20, tr. 185]
Có lẽ vì thế mà không gian phờng
vải chủ yếu là không gian sinh hoạt
đợc giới hạn trong phạm vi hẹp. Cụ
thể là không gian nhà, cửa, ngõ, đờng
chiếm tần số cao: nhà (53 lợt lời nam,
73 lợt lời nữ); cửa (2 lợt lời nam, 13
lợt lời nữ); sân (3 lợt lời nam, 12 lợt
lời nữ); vờn (19 lợt lời nam, 24 lợt lời
nữ); ngõ (16 lợt lời nam, 17 lợt lời
nữ); đờng (đàng) (27 lợt lời nam, 45
lợt lời nữ). Mở rộng thêm là không
gian làng xóm, ruộng đồng, bờ ao, cây
đa, mái chùa: làng, xã (1 lợt lời nam,
13 lợt lời nữ); chùa (7 lợt lời nam, 13
lợt lời nữ); ruộng, đồng (9 lợt lời nam,
6 lợt lời nữ); chợ (4 lợt lời nam, 7 lợt
lời nữ); cầu (9 lợt lời nam, 8 lợt lời
nữ) Trong một số trờng hợp, không
gian mở rộng hơn nữa, bao gồm cả núi
non, sông nớc. Điển hình có câu hát sử
dụng một loạt từ ngữ chỉ không gian:
Rú, rừng, núi, động, đèo, truông,
Ngàn xanh cách trở, mây luồng cũng theo.
- Bể, hồ, khe, hói, lạch, rào,
Sông sâu nớc lội ớc ao kết nguyền.
[Chặng II-2, C 57, tr. 252]
Một điều thú vị là sinh hoạt văn
hoá phờng vải ở xứ Nghệ thờng gắn
với các dòng sông. Nghệ An có sông
Lam, sông Giăng; Hà Tĩnh có sông La,
sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố Đây cũng
là một trong những cơ sở để lí giải vì
sao ở HPV, trong khi không gian núi
non (bao gồm non, ngàn, rừng, núi, rú,
đồi, truông, đèo) chiếm tỉ lệ thấp (28
lợt lời nam, 45 lợt lời nữ) thì không
gian sông nớc đợc nhắc tới với tần số
cao: rào, sông (giang), biển (43 lợt lời
nam, 50 lợt lời nữ); nớc, non nớc (27
Nguyễn Thị Mai Hoa Từ ngữ chỉ không gian nghệ thuật , tr. 30-37
34
lợt lời nam, 39 lợt lời nữ); ao, hồ,
giếng, chuôm, đìa, bàu (18 lợt lời nam,
17 lợt lời nữ). Và không gian sông nớc
trên bến dới thuyền đã tạo cho những
cuộc HPV một sức hấp dẫn riêng, rộn
ràng, náo nức:
Nghe tin em hay hát hay hò,
Cho nên anh phải chèo đò tới đây.
- Một chiếc ghe lui, năm bảy chiếc đò vào,
Ngọn cờ xanh cuộn lại, ngọn cờ đào kéo lên.
Kéo lên ta hát cho liền,
Cho tình đằm thắm, cho duyên đậm đà.
[Chặng I-1, C 36, tr. 187]
Mặc dù vậy, cũng nh trong cảm
thức chung của ngời Việt về sự tơng
hợp sơn thuỷ hữu tình, lại gắn với mảnh
đất Nghệ Tĩnh địa linh non xanh nớc
biếc, các chàng trai, cô gái phờng vải
cũng thờng ngẫu hứng với không gian
núi - sông trong sự song hành, tơng
hợp, hài hoà, gợi lên khát vọng mãnh
liệt:
Mình em nh con chim phợng hoàng,
Khi bay qua bể, khi đậu ngàn sơn lâm.
[Chặng III-2, C 554, tr. 334]
Đó là không gian núi-sông gắn với lời
thề lứa đôi sắt son, kiên định, vững vàng,
không gì lay chuyển đợc với lời sơn hải,
dặn núi thề non, sông cạn đá mòn:
Ba lời thề khở núi lấp sông,
Em quyết theo anh cho trọn đạo, kẻo
luống công anh đợi chờ.
[Chặng III-2, C595, tr. 340]
Không gian diễn xớng trong HPV
là không gian vừa có tính xác định, vừa
mang ý nghĩa phiếm chỉ nh các loại
hình dân ca khác, do đó, trong lời hát,
các chàng trai cô gái còn đề cập tới yếu
tố không gian thông qua hệ thống từ chỉ
xuất không gian: đây (53 lợt lời nam,
51 lợt lòi nữ); cảnh này, chốn này,
chốn ni, cõi này, chốn cũ (5 lợt lời nam,
13 lợt lời nữ).
Đến đây ngã nớc chia ba,
Muốn về bên Hạ lạy mẹ cha cùng chàng.
[Chặng III-2, C 269, tr. 304]
Đờng dài ngựa ch1ạy cát bay,
Chàng về chốn cũ mấy ngày đến nơi?
[Chặng III-3, C 91, tr. 453]
2.3. Từ ngữ diễn tả không gian
riêng t
Ngời xa thờng đề cao quan hệ
cộng đồng, quan hệ tập thể, không chú
trọng nhiều tới bản ngã cá nhân. Quan
niệm ấy ảnh hởng tới tâm lí, tính cách
của họ, chi phối không ít đối với cách
biểu đạt tình cảm trong giao duyên nam
nữ. Do đó, họ thờng e dè, ngại ngùng
khi nói tới cái tôi cá nhân, cái riêng t
của nỗi niềm, và lời tỏ tình yêu đơng
cũng thờng đợc đặt trong không gian
xã hội, không gian cộng đồng.
Thực tế ấy lí giải vì sao so với không
gian xã hội, không gian sinh hoạt cộng
đồng thì không gian riêng t xuất hiện
trong HPV không nhiều (14 lợt lời
nam, 24 lợt lời nữ), thờng gắn với
những lời ca thể hiện tình cảm nam nữ
đã đến độ sâu đậm (hát xe kết, hát cới
hỏi), không còn là những buổi gặp gỡ
ngày đầu. Tuy nhiên, sự xuất hiện của
kiểu không gian này có thể đợc coi là
những đột phá, thể hiện khát vọng
cháy bỏng về hạnh phúc lứa đôi của con
ngời. Không kể đến các tổ hợp từ nhà
anh, nhà em (đã đợc đề cập tới trong
không gian diễn xớng ở trên), trong
HPV, không gian riêng t thờng gắn
với những từ ngữ, hình ảnh gợi lên cuộc
sống lứa đôi. Nếu nh không gian riêng
t trong lời hát nữ gợi lên những ớc
mơ, mong muốn (chung chăn, chung
nằm, chăn chung gối kề, tay gối đầu
kề ), hoặc hàm ý trách móc, giận hờn
(Chàng về chăn ấm gối êm sao đành;
Chàng về chăn ấm gối ai mà về ) thì
không gian riêng t trong lời hát nam
trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 1b-2009
35
lại thờng mang ý nghĩa nh một lời
mời, lời hứa hẹn (Chiếu giờng đã trải
anh mong em về; Có về chăn ấm gối êm
thì về; chung nhà, đắp đôi giải yếm,
nằm một nơi ).
Em đang kéo vải cạnh thềm,
Chàng về chăn ấm gối êm sao đành.
- Hỡi ngời ngồi tựa cạnh thềm,
Có về chăn ấm gối êm thì về.
[Chặng III-3, C 97, tr. 454]
Một điều dễ nhận thấy là không
gian riêng t nói về hạnh phúc lứa đôi
trong CDDC nói chung và HPV nói
riêng thờng không phải là không gian
diễn xớng, không gian hiện tại. Hạnh
phúc lứa đôi luôn là điều mong muốn,
khao khát của họ; và giữa cuộc đời đầy
trắc ẩn, ngang trái với bao sự ràng
buộc, cản trở từ xã hội (khoảng cách địa
vị, tuổi tác, sự cách núi cách sông ),
cản trở từ phía gia đình (mẹ cha ngăn
cản, ép buộc, hay cúc đã đóng khuy )
thì việc đạt đợc hạnh phúc lứa đôi đối
với các chàng trai cô gái phờng vải
không hề đơn giản. Nhng hiện thực ấy
không ngăn cản đợc họ ớc mơ, khao
khát, hy vọng. Do đó, không gian riêng
t nói về hạnh phúc lứa đôi trong HPV
thờng gắn với các tổ hợp từ diễn tả
thời gian ở thì tơng lai: ớc gì, khi nào,
bao giờ:
Cơm chung bát, canh chung nồi,
Ước gì ta đợc cùng ngồi một mâm,
Ước gì trải chiếu ra nằm,
Chân ruỗi (duỗi) vào lòng đầu
gối cánh tay.
[Chng III- 2, C 137, tr. 290]
Khi nào chiếu trải lác (cói) tròn,
Thì anh chung lng lại, kiếm chút con
mà bồng. [Chặng III-2, C 478, tr. 327]
2.4. Từ ngữ diễn tả không gian gắn
liền với địa danh
Trong CDDC, không gian gắn với
địa danh thờng không có tính cá thể
hoá trong sự miêu tả, nghĩa là có thể
thay địa danh này bằng địa danh khác
mà nội dung vẫn phù hợp, miễn là nó
tơng ứng với hoàn cảnh, tâm trạng của
chủ thể trữ tình (Đờng vô xứ Nghệ
quanh quanh/ Đờng vô xứ Huế quanh
quanh ). Nói cách khác, tính chất
phiếm chỉ là một đặc điểm trong miêu
tả không gian ở CD. Không gian phiếm
chỉ thờng tơng ứng với nhân vật
phiếm chỉ, mang tâm trạng chung, tình
cảm phổ biến của cộng đồng, tập thể.
Với tần số xuất hiện tơng đối
nhiều (58 lợt lời nam, 79 lợt lời nữ),
không gian gắn với địa danh trong HPV
vừa có những đặc điểm chung của
CDDC, lại vừa có những nét riêng của
dân ca xứ Nghệ. Là hình thức sinh hoạt
văn hoá cộng đồng, ở HPV, tính chất
phiếm chỉ của kiểu không gian này thể
hiện rõ qua việc đề cập tới những địa
danh ớc lệ, điển tích nh Chơng Đài,
sông Ngân, Kim Lăng, cõi Thiên Thai,
non Bồng (trờng hợp này chủ yếu xuất
hiện ở chặng hát dạo, hát chào, hát
mừng). Ngay cả những địa danh thực là
tên núi, tên sông, tên các địa giới hành
chính cụ thể của nớc Việt vẫn mang
tính chất phiếm chỉ bởi ta có thể bắt
gặp ở đâu đó trong CDDC các miền
khác: bể Đông, bể Thái Bình, nớc
Nam, Hà Nội, chợ Đồng Xuân, cầu ái
tử, núi Vọng Phu, núi Ba Vì, núi
Trờng Sơn, sông Cửu Long, sông
Hồng, sông Bạch Đằng, sông Cầu, sông
Hơng Giang (các địa danh này chủ yếu
xuất hiện ở chặng hát đố, hát đối và hát
xe kết).
Sông Hồng nớc đỏ phù sa,
Cửu Long uốn khúc nh là rồng bay,
Bạch Đằng xác giặc chất đầy,
Sông Cầu không chảy suốt ngày lửng lơ.
[Chặng II-1, C 11, tr. 228]
Các địa danh thuộc về Nghệ Tĩnh
chiếm tần số cao hơn. Nhiều nhất là địa
danh núi non (15 lợt lời nữ, 11 lợt lời
Nguyễn Thị Mai Hoa Từ ngữ chỉ không gian nghệ thuật , tr. 30-37
36
nam) với núi Hồng Lĩnh (non Hồng,
ngàn Hống), Hoành Sơn, Bằng Sơn,
Hùng Sơn, Nội Sơn, Tam Sơn, núi Dồi
Tiếp đến là địa danh sông nớc (12
lợt lời nữ, 6 lợt lời nam) với sông Lam
(Lam Giang, Lam Thuỷ, sông Rum),
sông Giăng, sông Vịnh, sông Lờng,
Phù Long, Đò Rồng, cầu Giằng Ngoài
ra phải kể đến địa danh chợ, địa danh
đình chùa, cầu, bến:
Chùa Vàng Chung Lĩnh án tiền,
Cự Trì tích thuỷ gái hiền chào xuân,
Kim Liên nổi búp hoa sen,
Núi Vân Hội đột mọc thiếp chàng
kết duyên. [Chặng I-2, C 9, tr.194]
Một nét riêng trong HPV Nghệ
Tĩnh là nhiều không gian gắn với địa
danh có tên làng, tên xã, tên huyện
đợc xuất hiện trong các lời hát của các
nghệ nhân phờng vải có tính danh cụ
thể, do vậy, đã thoát khỏi ảnh hởng
của tính chất phiếm chỉ và mang dấu
ấn riêng của ngời hát.
Một cô gái ở phờng vải Võ Liệt,
Thanh Chơng hỏi Phan Bội Châu:
Nam Đàn tứ hổ là ai,
Nói cho em biết để mai em chào?
[HPV, tr. 142]
Phan đáp:
Nam Đàn tứ hổ là đây,
San, Song, Lơng, Quý, một bầy
bốn anh
(1)
[HPV, tr. 143]
Gắn với giai thoại trên, địa danh
Nam Đàn không còn mang ý nghĩa
phiếm chỉ, cũng nh các nhân vật đợc
nhắc đến trong lời hát (San, Song,
Lơng, Quý) là hoàn toàn có tính danh
cụ thể, gắn với ngữ cảnh giao tiếp, quan
hệ giao tiếp cụ thể
(2)
.
Khi có sự tham gia của các nhà nho
với vai trò là thầy bày, việc đa không
gian gắn với địa danh trong HPV có
phần phức tạp, cầu kì hơn, thậm chí trở
thành một trong những nội dung đố
nhau. Khi thì gắn địa danh với chơi chữ
đồng nghĩa: Lập Thạch có hòn đá
dựng- Thanh Thuỷ có vũng nớc
trong; khi thì gắn địa danh với chơi chữ
cùng trờng nghĩa: Cô Xuân mà đi chợ
Hạ- Mua một con cá thu về chợ hãy còn
đông. Có trờng hợp ẩn tên nhiều
huyện trong một câu hát:
Hỡi anh nguyên khách văn chơng,
Đàn đa đôi giọng, quỳnh tơng tự
tình.
(3)
[Chặng II-2, C 30, tr. 248]
3. Kết luận
Tóm lại, trong bài viết này, chúng
tôi tập trung xem xét từ ngữ chỉ không
gian của hát ví phờng vải Nghệ Tĩnh
từ góc độ ngôn ngữ hành chức. Kết quả
khảo sát dù cha thực sự toàn diện
nhng bớc đầu đã cho thấy ở thể hát ví
này, sự lựa chọn từ ngữ chỉ không gian,
nhất là không gian tâm lí chịu sự chi
phối của nhiều yếu tố: Về hoàn cảnh
giao tiếp, HPV là hát giao duyên gắn
với công việc lao động, lại thờng diễn
ra vào thời điểm ban đêm; Về mục đích
giao tiếp, các chàng trai cô gái đến với
phờng vải là để gặp gỡ - làm quen -
giao duyên nên tình nên nghĩa; Về vai
giao tiếp: phe nam luôn trong vai
khách, phe nữ lại trong vai chủ; Về yếu
tố thể thức của cuộc hát phờng vải:
cuộc hát thờng diễn ra theo trình tự
các chặng, các bớc Do đó, từ ngữ chỉ
không gian nghệ thuật cũng đợc sử
dụng một cách linh hoạt, phong phú và
đa dạng, chúng vừa mang đậm màu sắc
dân gian chung của các thể hát ví lại
vừa có nét riêng biệt của làn điệu dân
ca xứ Nghệ.
trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 1b-2009
37
(1), (2) San là Phan Bội Châu; Quý là Vơng Thúc Quý, ngời làng Kim Liên, bạn chí
thân của Phan Bội Châu; Lơng là Trần Văn Lơng, cũng quê ở Kim Liên; Song là Nguyễn
Đình Song, ngời Xuân Hồ. Trong 4 ngời, sau này có một ngời đỗ tiến sĩ, ba ngời đỗ cử
nhân. Vì vậy, hồi đó ở Nam Đàn, nhân dân ca ngợi bốn ngời tuấn kiệt: Mẫn tiệp bất nh
San - Thông minh bất nh Quý - Cờng kì bất nh Lơng - Thâm thuý bất nh Song.
(3) 6 huyện: Anh Sơn, Hng Nguyên, Thanh Chơng, Nam Đàn, Quỳnh Lu, Tơng Dơng.
Tài liệu tham khảo
[1] Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, 2005.
[2] Đỗ Hữu Châu, Đại cơng ngôn ngữ học, tập 2, NXB Giáo dục, 2001.
[3] Nguyễn Đức Dân, Những giới từ không gian: sự chuyển nghĩa và ẩn dụ, Ngôn
ngữ, Số 9 (196), 2005, tr. 42-50.
[4] Ninh Viết Giao, Hát phờng vải, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2002.
[5] Đỗ Thị Kim Liên, Ngữ nghĩa lời hội thoại, NXB Giáo dục, 1999.
[6] Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, Hà Nội,
2000.
[7] Vi Phong (chủ biên), Hát phờng vải ở Trờng Lu, NXB Hà Nội, 1997.
[8] Phạm Thu Yến, Thời gian và không gian nghệ thuật, Những thế giới nghệ thuật
ca dao, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr. 135-151.
Summary
words of art space in Phuong vai Nghe Tinh songs
This article studies the words of art space in phuong vai Nghe Tinh songs,
including the space of community life, space of person life and space of place name.
In phuong vai Nghe Tinh songs, choosing words of art space combines with
observing point of speakers. Thus, these words always have their sex features and
are directly ruled by the contexts of communication.
(a)
NCS chuyên ngành lý luận ngôn ngữ, Trờng Đại học Vinh.