Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Khắc Hùng
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển nhất định
phải có phương án kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế. Để đứng vững và phát triển trong điều
kiện có sự cạnh tranh gay gắt doanh nghiệp phải nắm bắt và đáp ứng được tâm lý, nhu
cầu của người tiêu dùng với sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã phong
phú, đa dạng chủng loại. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải giám sát tất cả các khâu từ khi
mua hàng cho đến khi tiêu thụ hàng hóa để đảm bảo việc bảo toàn và tăng nhanh tốc độ
luân chuyển vốn, giữ uy tín với bạn hàng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên, doanh nghiệp đảm bảo có
lợi nhuận để tích lũy mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh thương mại là một hoạt động kinh tế mang tính đặc thù. Phạm
vi của nó rất rộng bao gồm cả buôn bán nội địa và quốc tế. Do thời gian có hạn nên em
chỉ xin trình bày về phạm vi buôn bán nội địa. Nói đến buôn bán là nói đến mua hàng hóa
vào và bán hàng hóa ra đó chỉ là một trong những hoạt động chính yếu của doanh nghiệp
thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa vô cùng quan trọng trong nhiều hoạt động khác
nhau của doanh nghiệp thương mại. Nó quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp, vì có
mua bán hàng hóa thì mới có chênh lệch giữa giá bán và giá mua. Trong nền kinh tế thị
trường hiện nay thì mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận. Do đó việc tổ chức
kinh doanh và quản lý kinh doanh thương mại đặt ra những yêu cầu phải cải thiện mọi
công tác trong doanh nghiệp mà hoàn thiện công tác kế toán là không thể thiếu để có thể
đạt được lợi nhuận cao.Kế toán mua bán hàng hóa sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi tình
hình nhập - xuất – tồn hàng hóa, báo cáo doanh thu lãi, lỗ trong việc kinh doanh hàng hóa
giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng nhằm đi tới mục đích tối
đa hóa lợi nhuận.
Nhận thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ mua bán hàng hóa trong nghiệp, qua
quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại Học Sài Gòn, cùng với thời gian tìm hiểu
thực tế công tác kế toán tại Thương Xá Tax em đã chọn đề tài:
“Hoàn thiện công tác kế toán mua bán hàng hóa tại Thương Xá Tax” cho
chuyên đề tốt nghiệp của mình”.
Để hoàn thành bài báo cáo này em đã chọn phương pháp nghiên cứu là quan sát, thu
thập và kết hợp với kiến thức đã học để xử lý các số liệu mua bán hàng hóa thực tế tại
Thương Xá Tax. Bên cạnh đó, em còn tham khảo trao đổi ý kiến cùng thầy cô bạn bè và
các anh chị kế toán trong phòng kế toán tài chính tại Thương Xá Tax.
Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về mua bán hàng hóa trong nước.
Chương 2: Thực trạng về kế toán mua bán hàng hóa trong nước tại Thương Xá
Tax.
• Phần I: Giới thiệu khái quát về Thương Xá Tax.
• Phần II: Thực trạng của đề tài kế toán mua bán hàng hóa tại Thương Xá Tax.
SVTH: Võ Thị Huyền Trang 1
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Khắc Hùng
Chương 3: Các giải pháp về kế toán mua bán hàng hóa nhằm hoàn thiện công
tác kế toán mua bán hàng hóa tại Thương Xá Tax.
SVTH: Võ Thị Huyền Trang 2
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Khắc Hùng
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN MUA BÁN HÀNG HÓA
TRONG NƯỚC.
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại
Thương mại là khâu trung gian nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng. Thương mại bao
gồm phân phối và lưu thông hàng hóa.
Đặc điểm khác biệt cơ bản giữa doanh nghiệp kinh doanh thương mại và doanh
nghiệp sản xuất là doanh nghiệp thương mại không trực tiếp tạo ra sản phẩm, nó đóng vai
trò trung gian môi giới cho người sản xuất và người tiêu dùng. Doanh nghiệp sản xuất là
doanh nghiệp trực tiếp tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu xã hội. Doanh nghiệp
thương mại thừa hưởng kết quả của doanh nghiệp sản xuất, vì thế chi phí mà doanh nghiệp
thương mại bỏ ra chỉ bao gồm: giá phải trả cho người bán và các phí bỏ ra để quá trình bán
hàng diễn ra thuận tiện, đạt hiệu quả cao.
Đặc điểm về hoạt động: Hoạt đông kinh tế chủ yếu của doanh nghiệp thương mai là
mua bán hàng hóa .Quá trình mua bán hàng hóa là quá trình đưa hàng hóa từ lĩnh vực lưu
thông sang lĩnh vực tiêu dùng thông qua mua và bán do doanh nghiệp đảm nhận. Việc trao
đổi hàng hóa diễn ra trong nước gọi là nội thương.
Đặc điểm về hàng hóa: Hàng hóa trong kinh doanh thương mại gồm hai ngành hàng
chủ yếu: hàng công nghệ phẩm và hàng nông sản thực phẩm, mỗi ngành hàng có những
đặc điểm riêng biệt.
Đặc điểm về phương thức lưu chuyển hàng hóa: Quá trình lưu chuyển hàng hóa được
thực hiện theo hai phương thức : bán buôn và bán lẻ. Trong đó bán buôn là bán cho các
đơn vị thương mại, doanh nghiệp sản xuất… để thực hiện bán ra, hoặc gia công, chế biến
bán ra. Đặc điểm của hàng hoá bán buôn là hàng vẫn nằm trong lưu thông, chưa đi vào lĩnh
vực tiêu dùng, do đó, giá trị và giá trị sử dụng hàng hóa chưa đươc thực hiện. Còn bán lẻ là
phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các đơn vị kinh tế mua về mang
tính chất tiêu dùng nội bộ.
Đặc điểm về tổ chức kinh doanh: Tổ chức kinh doanh thương mại có thể theo nhiều
mô hình khác nhau như tổ chức bán buôn, bán lẻ, công ty kinh doanh tổng hợp, công ty
môi giới…Ngoài nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu là mua, bán hàng hóa thì các doanh nghiệp
thương mại còn thực hiện nhiệm vụ sản xuất, gia công chế biến, tạo thêm nguồn hàng và
tiến hành các hoạt động kinh doanh.
Đặc điểm về sự vận động hàng hóa: Sự vận động hàng hóa trong kinh doanh thương
mại không giống nhau, tùy thuộc vào nguồn hàng và ngành hàng khác nhau có sự vận động
khác nhau. Do đó, chi phí thu mua và thời gian lưu chuyển hàng hóa cũng khác nhau giữa
các loại hàng.
2. Nhiệm vụ của kế toán
Trong nền kinh tế thị trường, các đơn vị kinh doanh có thể tồn tại và phát triển được
thì luôn phải bám sát tình hình thị trường để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình có
hiệu quả. Để cung cấp thông tin hữu hiệu cho nhà quản trị ra quyết định thì công tác kế
toán luôn phải được cập nhật nhanh chóng, chính xác. Trong doanh nghiệp thương mại thì
công tác kế toán mua bán hàng hóa đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng tới kết quả kinh
doanh của công ty. Để cung cấp cho các nhà quản trị một cách chính xác, kịp thời thì công
tác kế toán mua bán hàng hóa trong doanh nghiệp phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
Phản ánh kịp thời, chính xác tình hình nhập – xuất – tồn kho hàng hóa cả về số
lượng, giá cả, chất lượng, tình hình bảo quản hàng hóa dự trữ. Phản ánh đầy đủ
nghiệp vụ mua bán hàng hóa.
SVTH: Võ Thị Huyền Trang 3
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Khắc Hùng
Quản lý chặt chẽ tình hình biến động và dự trữ hàng hóa, phát hiện xử lý kịp thời
những hàng hoá giảm chất lượng, giá cả và khó tiêu thụ.
Tổ chức tốt nghiệp vụ hạch toán chi tiết hàng hóa, luôn luôn kiểm tra tình hình ghi
chép nghiệp vụ ở các kho, quầy hàng.Thực hiện tốt chế độ kiểm tra, đối chiếu sổ sách
ghi chép và kết quả kiểm kê hàng hóa ở các kho và quầy hàng.
Lựa chọn phương pháp tính giá vốn hàng hóa xuất bán cho phù hợp với tình hình đặc
điểm kinh doanh của doanh nghiệp mình để đảm bảo đúng chỉ tiêu lãi gộp hàng hóa.
Ghi nhận doanh thu bán hàng đầy đủ và kịp thời phản ánh kết quả mua bán hàng hóa,
tham gia kiểm kê đánh giá lại hàng hóa.
Tính toán chính xác các chi phí liên quan đến quá trình mua bán hàng hóa, các khoản
giảm trừ doanh thu, các khoản thanh toán công nợ với nhà cung cấp và với khách
hàng.
3. Đánh giá hàng hóa
Đánh giá hàng hóa là xác định giá trị ghi sổ của hàng hóa khi nhập và xuất kho.
a. Giá gốc của hàng hóa mua vào
− Giá gốc của hàng hóa mua vào được tính theo từng nguồn nhập và phải theo dõi
phản ánh riêng biệt giá mua và chi phí mua hàng hóa.
− Giá gốc của hàng hóa mua vào bao gồm giá mua theo hóa đơn, thuế nhập khẩu,
thuế tiêu thụ đặc biệt và các chi phí phát sinh trong quá trình thu mua (vận chuyển, bốc
xếp, bảo quản,…), chi phí gia công sơ chế (phân loại, chọn lọc, sấy khô,…) trừ chiết khấu
thương mại, giảm giá. Nếu DN chịu TGTGT theo phương pháp trực tiếp thì giá gốc của
hàng hóa mua vào còn có thêm TGTGT đầu vào
b. Giá gốc của hàng hóa xuất ra
Có nhiều phương pháp để tính giá thực tế hàng hóa xuất ra. Doanh nghiệp có thể lựa
chọn một trong bốn phương pháp quy định trong chuẩn mực kế toan 02
Tính theo giá thực tế nhập trước xuất trước: (phương pháp FIFO: First in first out)
Theo phương pháp này thì giá trị hàng hóa nào nhập kho trước thì được xuất ra trước.
Tính theo giá thực tế nhập sau xuất trước: (phương pháp LIFO: Last in first out)
Theo phương pháp này, giá hàng hóa xuất dùng được tính theo giá hàng hóa nào nhập
kho sau thì xuất ra trước, phương pháp này ngược với phương pháp trên.
Tính giá thực tế bình quân gia quyền:
Phương pháp này được chia ra:
− Tính giá thực tế bình quân gia quyền cuối kỳ:
Theo phương pháp này, cuối kỳ tính đơn giá thực tế bình quân của hàng hóa nhập trong
kỳ và tồn đầu kỳ, rồi sau đó suy ra giá thực tế của hàng hóa xuất theo công thức sau:
Đơn giá thực tế bình
quân gia quyền hàng =
hóa tồn và nhập trong kỳ
Tính giá thực tế bình quân gia quyền liên hoàn:
Theo phương pháp này mỗi lần nhập kho hàng hóa là phải tính lại đơn giá bình quân gia
quyền của hàng hóa trong kho rồi từ đó suy ra giá thực tế của hàng hóa xuất vào thời điểm
xuất hàng hóa, cách tính toán đơn giá tương tự như trên.
SVTH: Võ Thị Huyền Trang 4
Giá trị thực tế hàng hóa tồn đầu kỳ + giá thực tế hàng hóa nhập trong kỳ
Số lượng hàng hóa tồn đầu kỳ + số lượng hàng hóa nhập trong kỳ
Số lượng hàng hóa xuất dùng trong kỳ x Đơn giá thực tế bình
quân gia quyền
=
Giá thực tế hàng hóa
xuất dùng trong kỳ
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Khắc Hùng
Tính theo giá thực tế đích danh:
Phương pháp này thích hợp đối với những doanh nghiệp bảo quản hàng hóa theo từng lô
nhập riêng biệt, khi xuất ra sử dụng lô nào thì tính đích danh giá của lô đó khi nhập.
c. Phương pháp kế toán hàng tồn kho
Hàng hóa được hạch toán theo một trong hai phương pháp:
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường
xuyên, liên tục có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng hóa, công cụ trên sổ kế toán.
Trong trường hợp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, các tài khoản kế toán hàng
tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của hàng hóa.
Vì vậy giá trị hàng hóa tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm
nào trong kỳ kế toán. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế hàng hóa tồn
kho, so sánh, đối chiếu với số liệu hàng hóa tồn kho trên sổ kế toán, nếu có chênh lệch thì
phải truy tìm nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời.
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế
để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật liệu trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị
của vật liệu đã xuất trong kỳ theo công thức:
Giá trị
vật liệu xuất =
Giá trị hàng
hóa tồn đầu kỳ
+
Tổng giá trị
nhập trong kỳ
_
Giá trị hàng hóa
tồn cuối kỳ
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ mọi hoạt động của hàng hóa không theo dõi phản ánh
trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Giá trị hàng hóa mua và nhập kho trong kỳ được
theo dõi, phản ánh trên một tài khoản riêng (tài khoản mua hàng). Công tác kiểm kê hàng
hóa được tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán để xác định giá trị hàng hoá tồn kho thực tế làm
căn cứ ghi sổ kế toán của các tài khoản hàng tồn kho. Đồng thời căn cứ vào giá trị hàng
hóa tồn kho để xác định giá trị hàng hóa xuất kho trong kỳ làm căn cứ ghi sổ kế toán. Như
vậy khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ sử
dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để phản ánh giá trị
thực tế hàng tồn klho cuối kỳ).
II. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ MUA HÀNG
1. Chứng từ sử dụng
− Hóa đơn GTGT (01- GTKT) hoặc hóa đơn bán hàng (02 – GTTT) do Bộ Tài Chính phát
hành
− Bảng kê thu mua hàng hóa mua vào không có hóa đơn (04/ GTGT)
− Phiếu nhập kho (01 – VT)
− Biên bản kiểm nghiệm hàng hóa (03 – VT)
2. Kế toán chi tiết
Kế toán chi tiết hàng hóa được thực hiện chi tiết đối với các loại hàng hóa lưu chuyển
qua kho cả về chỉ tiêu giá trị lẫn hiện vật. Đây là công tác quản lý cần có ở các doanh
nghiệp. Hạch toán nhập – xuất – tồn hàng hóa phải được phản ánh theo giá thực tế.
Việc hạch toán chi tiết hàng tồn kho phải được thực hiện hàng ngày ở từng kho và từng
loại vật tư, hàng hóa. Cuối tháng, phải tổng hợp số liệu để xác định giá vốn hàng tiêu thụ.
Hiện nay các doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong ba phương pháp ghi chi tiết hàng
hóa đó là: phương pháp thẻ song song, phương pháp Sổ đối chiếu luân chuyển, phương
pháp Sổ số dư.
a. Phương pháp thẻ song song
SVTH: Võ Thị Huyền Trang 5
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Khắc Hùng
Theo phương pháp này kế toán chi tiết vật liệu được tổ chức tại kho và tại phòng kế toán,
nội dung ghi chép theo phương thức này như sau:
+ Tại kho : thủ kho sử dụng thẻ kho (sổ kho) (mẫu số S12 –DN) để ghi chép việc nhập –
xuất –tồn từng thứ hàng hóa ở từng kho theo số lượng. Phòng kế toán lập thẻ kho và ghi
các chỉ tiêu: tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính, mã số hàng hóa, sau đó giao cho thủ kho
để ghi chép hàng ngày.
Hàng ngày khi nhận được các chứng từ kế toán về nhập, xuất vật liệu, thủ kho kiểm tra
tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ cho nhập xuất kho vật liệu rồi ghi số lượng thực tế của
vật liệu nhập, xuất vào chứng từ. Sau đó sắp xếp chứng từ theo từng loại riêng biệt đồng
thời căn cứ vào các chứng từ này thủ kho ghi số lượng vật liệu nhập, xuất vào thẻ kho, mỗi
chứng từ ghi một dòng, mỗi ngày thủ kho tính số tồn kho và ghi vào thẻ kho. Sau khi ghi
vào thẻ kho xong, thủ kho lập phiếu giao nhận chứng từ rồi chuyển những chứng từ đó cho
nhân viên kế toán hàng hoá. Khi giao nhận chứng từ xong người nhận và người giao phải
ký vào phiếu giao nhận chứng từ để làm cơ sở xác định trách nhiệm.
+ Tại phòng kế toán :
Kế toán sử dụng sổ chi tiết hàng hóa để ghi chép cả số lượng lẫn giá trị của hàng hóa nhập,
xuất, tồn. Sổ chi tiết hàng hóa cũng được mở chi tiết cho từng thứ hàng hóa, tương ứng với
thẻ kho mở ở từng kho.
Theo định kỳ nhân viên kế toán xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép thẻ
kho của thủ kho, sau đó ký xác nhận vào thẻ kho (cột G). Khi chứng từ nhập xuất được
chuyển về phòng kế toán, kế toán phải kiểm tra lại tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ, ghi
số tiền vào chứng từ rồi phân loại chứng từ và sau đó ghi số lượng lẫn giá trị của hàng hóa
nhập, xuất, tồn vào sổ chi tiết hàng hóa.
Cuối tháng, kế toán tiến hành cộng sổ chi tiết hàng hóa để tính ra tổng số nhập, xuất và tồn
kho của từng thứ vật liệu cả về số lượng lẫn giá trị.
Ưu điểm:
•Đơn giản dễ làm và dễ đối chiếu
•Cung cấp thông tin thường xuyên, kịp thời cho nhà quản lý cả về hiện vật lẫn giá trị
•Vận dụng vào máy vi tính việc hạch toán chi tiết hàng hóa
Nhược điểm
•Ghi chép trùng lắp giữa kho và phòng kế toán, không thích hợp với doanh nghiệp sử
dụng nhiều loại hàng hóa
•Nếu sử dụng hàng hóa nhiều không ghi chép bằng tay mà phải sử dụng bằng máy
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi tiết hàng hóa theo phương pháp thẻ song song
b. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
+ Tại kho: Thủ kho vẫn mở Thẻ kho để theo dõi số lượng hàng hóa nhập, xuất giống như ở
phương pháp thẻ song song
+ Tại phòng kế toán: Căn cứ vào chứng từ nhập, xuất hàng hóa kế toán ghi vào Bảng kê
nhập, Bảng kê xuất sau đó tập hợp số liệu trên các bảng này kế toán ghi vào sổ đối chiếu
SVTH: Võ Thị Huyền Trang 6
Chứng từ nhập
Phiếu xuất kho
Thẻ kho Sổ chi tiết
hàng hóa
Bảng tổng
hợp nhập –
xuất- tồn
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Khắc Hùng
luân chuyển. Cuối tháng, kế toán đối chiếu số lượng trên sổ đối chiếu luân chuyển trên thẻ
kho và thủ kho lấy số tiền của từng loại hàng hóa đối chiếu với kế toán tổng hợp.
Ưu điểm:
• Tránh được việc ghi trùng lắp giữa kho và phòng kế toán
• Cung cấp được thông tin cả về giá trị và hiện vật cho người quản lý
Nhược điểm:
• Công việc kế toán thường dồn vào cuối tháng nên việc lên báo cáo kế toán chậm
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi tiết hàng hóa theo phương pháp sổ đối chiếu luân
chuyển.
Bảng 1: SỔ ĐỐI CHIẾU LUÂN CHUYỂN
Số
Dan
h
điểm
Tên
Vật
Liệu
Đơn
vị
tính
Đơn
giá
Số dư
đầu
Tháng 1
Luân chuyển
tháng 1
Năm …
Số dư đầu
Tháng 2
Số dư đầu
Tháng 4
SL ST SL ST SL ST SL ST …SL ST …
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 …23 24 …
c. Phương pháp sổ số dư
Phương pháp này áp dụng cho doanh nghiệp dùng tỷ giá hạch toán để hạch toán giá trị
hàng hóa nhập, xuất, tồn.
+ Tại kho: Thủ kho vẫn sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng hóa nhập, xuất, tồn về số
lượng. Cuối tháng căn cứ vào số lượng hàng hóa tồn ghi trên thẻ kho thủ kho tiến hành ghi
vào sổ số dư. Sổ số dư do phòng kế toán lập và cuối tháng gửi cho thủ kho để ghi sổ.
Định kỳ, thủ kho phân loại chứng từ nhập, xuất hàng hóa để lập phiếu giao nhận chứng từ
và chuyển giao cho phòng kế toán kèm theo các chứng từ nhập, xuất.
+ Tại phòng kế toán: Nhân viên kế toán có trách nhiệm theo định kỳ từ 3 đến 5 ngày
xuống kho để kiểm tra, hướng dẫn thủ kho ghi chép và xem xét việc phân loại chứng từ.
Kế toán thu nhận phiếu giao nhận chứng từ và các chứng từ nhập, xuất có liên quan. Căn
cứ vào chứng từ nhập, xuất kế toán phải đối chiếu vào các chứng từ có liên quan sau đó
căn cứ vào giá hạch toán mà công ty đang sử dụng để ghi số tiền vào phiếu giao nhận
chứng từ. Từ phiếu giao nhận chứng từ, kế toán tiến hành ghi vào bảng lũy kế nhập, xuất,
tồn, hàng hóa. Bảng này được mở riêng cho từng kho mỗi danh điểm hàng hóa được ghi
trên một dòng riêng. Cuối tháng, kế toán phải tổng hợp số tiền nhập, xuất trong tháng và
tính ra số dư cuối tháng cho từng loại hàng hóa trên bảng lũy kế.Số dư trên bảng lũy kế sẽ
được đối chiếu với sổ số dư của thẻ kho.
Ưu điểm:
• Tránh được việc ghi chép trùng lắp giũa kho và phòng kế toán
• Cung cấp thông tin thường xuyên giá trị hàng hóa nhập, xuất, tồn
SVTH: Võ Thị Huyền Trang 7
Chứng từ nhập Bảng kê nhập
Chứng từ xuất Bảng kê xuất
Thẻ
kho
Sổ đối
chiếu luân
chuyển
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Khắc Hùng
Nhược điểm:
• Kế toán chỉ ghi phần giá trị muốn biết tình hình cụ thể phải xem xét tài liệu ở kho
• Nếu có nhầm lẫn, sai sót khó phát hiện ra. Công tác này đòi hỏi nhân viên kế toán
và thủ kho phải có trình độ chuyên môn cao.
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi tiết hàng hóa theo phương pháp sổ số dư
Bảng 2: PHIẾU GIAO NHẬN CHỨNG TỪ
Từ ngày……đến ngày……tháng……năm
Nhóm vật liệu Số lượng chúng từ Số hiệu chứng từ Số tiền
2 3 4
Người nhận Ngày……tháng……năm……
Người giao
SỔ SỐ DƯ
Bảng 3: NĂM ……
KHO ……
Số
Danh
điểm
Tên
Vật
liệu
Đơn
vị
tính
Đơn
giá
Định
mức
dự trữ
Số dư
đầu năm
Số dư cuối
tháng 1
… Số dư cuối
tháng 4
…
SL ST SL ST SL ST
1 2 3 4 5 6 7 8 9 14 15
Bảng 4: BẢNG LŨY KẾ NHẬP XUẤT TỒN KHO VẬT LIỆU
SVTH: Võ Thị Huyền Trang 8
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Thẻ kho
Sổ số dư
Phiếu giao nhận chứng từ nhập
Phiếu giao nhận chứng từ xuất
Bảng lũy kế N – X - T
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Khắc Hùng
Nhóm
Vật
Liệu
Tồn
Kho
Đầu
Nhập Xuất Tồn kho
cuối
tháng
Từ ngày…
Đến ngày…
Từ ngày…
Đến ngày…
Từ ngày…
Đến ngày…
Từ ngày…
Đến ngày…
1 2 3 4 5 6 7
3. Kế toán tổng hợp
a. Theo phương pháp kê khai thường xuyên
Tài khoản chuyên dùng:
• Tài khoản 156 “Hàng hóa”: Dùng để phản ánh giá trị hiện có và và tình hình
biến động tăng giảm của các loại hàng hóa của doanh nghiệp bao gồm hàng tại
kho, quầy hàng, cửa hàng, trạm… và hàng háo bất động sản.
156( Theo phương pháp kê khai thường xuyên)
Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 2:
− Tài khoản 1561: “Giá mua của hàng hóa”
− Tài khoản 1562: “Chi phí thu mua hàng hóa”
− Tài khoản 1567: “Hàng hóa bất động sản”
• Tài khoản 151 – “Hàng mua đang đi trên đường”
Tài khoản này dùng phản ánh giá trị của các loại hàng hóa mua ngoài đã thuộc quyền sở
hữu của doanh nghiệp, nhưng chưa về nhập kho của doanh nghiệp, còn đang trên đường
vận chuyển, ở bến cảng, bến bãi hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận
nhập kho.
Ngoài ra trong quá trình hạch toán kế toán còn sử dụng một số tài khoản như:
111,112, 133, 151, 157, 331…
Phương pháp hạch toán:
Hạch toán tổng hợp hàng hóa
(Theo phương pháp kê khai thường xuyên)
SVTH: Võ Thị Huyền Trang 9
111, 112
141, 151, 331
Trị giá hàng đã nhập kho do mua vào,
do nhận góp vốn liên donh, do thuê
ngoài gia công, do hàng bán bị trả lại,
…
Thuế nhập khẩu, chi phí chế biến
Trị giá hàng thừa
Chi phí thu mua hàng hóa
Trị giá hàng hóa bất động sản tăng
Chi phí thu mua hàng hóa tồn kho
Số dư nợ:-Trị giá hàng hóa tồn kho
Trị giá hàng xuất bán tại kho, gửi đi bán,
xuất thuê ngoài gia công, dùng cho
SXKD,…
Hàng mua được giảm giá, hàng mua trả
lại bên bán
Trị giá hàng mất mát thiếu hụt
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng đã bán
trong kỳ
Trị giá hàng hóa bất động sản giảm
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Khắc Hùng
Ghi chú:
(*) Cơ sở kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế
(**) Cơ sở kinh doanh chịu thuế theo phương pháp trực tiếp
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán tổng hợp nghiệp vụ mua hàng
b. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Tài khoản sử dụng
− Tài khoản 611 “Mua hàng”
Tài khoản này dùng để phản ảnh giá trị hàng hóa mua vào trong kỳ và chỉ áp dụng đối với
doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
SVTH: Võ Thị Huyền Trang 10
TK 611
632156
khi kiểm kê
Hàng hóa phát hiện thiếu
Chi phí thu mua hàng hóa (*)
138, 334
Mua hàng hóa về nhập kho (**)
111, 112, 141,
151,331
(Giá có thuế GTGT)
Hàng mua trả người bán
Hàng mua được giảm giá
ggggggggiigggia gg
331
gia công
Xuất hàng hóa thuê ngoài
thuêthuêngoài
154
Vào SXKD
Xuất hàng hóa sử dụng
vvvvvvdddddddunnnndd
ddddụng
627, 641, 642
Xuất hàng hóa gửi bán
bbán
157
kiểm kê
Hàng hóa thừa phát hiện khi
công nhập kho
Hàng hóa thuê ngoài gia
công
Thuế nhập khẩu tính vào giá trị
đầu vào
Hàng hóa mua ngoài nhập kho
133
Thuế GTGT
Xuất bán hàng hóa
333
Hàng hóa nhập khẩu
154
338
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Khắc Hùng
Tài khoản 611 không có số dư cuối kỳ.
− Tài khoản 156 “Hàng hóa”: phản ánh giá trị tồn đầu và cuối kỳ
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán tổng hợp nghiệp vụ mua hàng theo phương pháp kiểm kê
định kỳ.
Ghi chú:
− Theo phương pháp kiểm kê định kỳ thay thế tài khoản 1561 bằng tài khoản 6112
− Nếu đơn vị sử dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT thì thuế gộp chung vào
tài khoản 1561 hoặc 6112
III. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG
1. Phương thức bán hàng:
SVTH: Võ Thị Huyền Trang 11
Cuối tháng k/c SDCK
− Hàng mua được
giảm giá, hàng mua
trả lại bên bán
− Cuối tháng, ghi trị
giá hàng xuất trong
kỳ.
− Trị giá thực tế hàng hóa tồn
kho cuối kỳ
− Trị giá thực tế hàng hóa xuất
trong kỳ
− Trị giá thực tế hàng hóa đã gửi
bán nhưng chưa xác định là tiêu thụ trong
kỳ.
− Trị giá hàng hóa trả lại cho
Trị giá thực tế hàng hóa tồn kho đầu
kỳ.
Trị giá thực tế hàng hóa mua vào
trong kỳ, hàng hóa đã bán bị trả lại…
SD đầu kỳ: Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ
Kết chuyển trị giá hàng tồn kho cuối kỳ
SD cuối kỳ: Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ
Kết chuyển hàng tồn kho đầu kỳ
156 (Theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Giá thực tế hàng hóa nhập trong kỳ
111, 112, 331
Đầu tháng k/c SDĐK
611
151, 153, 156, 157,
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Khắc Hùng
Có nhiều phương thức bán hàng:
Bán qua kho
Bán vận chuyển thẳng
• Bán vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán
• Bán vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán
Bán hàng qua đại lý (ký gửi)
Bán hàng trả góp
Hàng đổi hàng
2. Thời điểm ghi chép nghiệp vụ bán hàng:
Theo chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”: doanh thu bán hàng được ghi
nhận chỉ khi giao dịch bán hàng đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện:
Doanh thu đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hoặc
hàng hóa cho người mua.
Doanh nghiệp không còn nắm quyền quản lý hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng
hóa.
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ các giao dịch bán
hàng.
Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
3. Chứng từ sử dụng
− Hóa đơn GTGT
− Hóa đơn bán hàng
− Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (03 - PXK)
− Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý (04 – HDL)
− Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ
4. Kế toán chi tiết
Kế toán chi tiết hàng hóa phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm, từng thứ
hàng hóa.
Kế toán chi tiết áp dụng một trong ba phương pháp kế toán chi tiết : phương pháp Thẻ
song song, phương pháp Sổ đối chiếu luân chuyển, phương pháp Sổ số dư.
5. Kế toán tổng hợp
a. Tài khoản chuyên dùng
− TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: phản ánh doanh thu bán hàng của
doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.
− TK 512 Doanh thu bán hàng nội bộ: phản ánh doanh thu của hàng hóa tiêu thụ trong
nội bộ.
− TK 157 Hàng gửi đi bán: phản ánh giá trị của hàng hóa tính theo giá thực tế xuất kho
gửi đi cho khách hàng theo phương thức chuyển hàng, hoặc ký gửi đại lý, hàng gửi đi bán
vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
− TK 632 Giá vốn hàng bán: phản ánh giá vốn của hàng hóa tính theo giá thực tế đã
xuất kho xuất bán trong kỳ.
Ngoài ra còn có một số tài khoản khác.
b. Hạch toán tổng hợp doanh thu bán hàng
SVTH: Võ Thị Huyền Trang 12
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Khắc Hùng
Ghi chú: (*) Cơ sở kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
(**) Cơ sở kinh doanh chịu thuế theo phương pháp trực tiếp
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán tổng hợp doanh thu bán hàng
IV. KẾ TOÁN CHI PHÍ MUA HÀNG
1. Khái niệm
Chi phí mua hàng là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ khoản hao phí về lao động sống
và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra liên quan đến việc thu mua hàng hóa.
Do chi phí thu mua liên quan đến toàn bộ khối lượng hàng hóa trong kỳ và lượng
hàng hóa đầu kỳ, nên cần phân bổ chi phí thu mua cho toàn bộ lượng hàng đã bán ra
trong kỳ và lượng hàng còn lại cuối kỳ nhằm xác định đúng đắn trị giá vốn hàng xuất
áo bán, trên cơ sở đó tính toán chính xác kết quả bán hàng. Đồng thời phản ánh được
chính xác trị giá vốn hàng tồn kho trên báo cáo tài được chính xác.
2. Công thức tính toán
SVTH: Võ Thị Huyền Trang 13
Chi phí mua hàng
phát sinh trong kỳ
Trị giá của
hàng hóa đã
xác định tiêu
thụ trong kỳ
Chi phí mua hàng
liên quan đến
HTK ĐK
+=
Doanh thu bán hàng (**)
111, 112, 131
33311
Bán hàng theo phương thức
Trả lương cho CNV bằng sản phẩm
334
Kết chuyển doanh thu thuần
911
đổi hàng
156
531
trả lại
Giá trị hàng hóa đã bị KH
Doanh thu bán hàng cho nơ(*)
131
Giảm giá hàng bán cho KH
532
3331
Doanh thu bán hàng thu tiền ngay
phải nộp
Thuế TTĐB, thuế XK
111, 112
511
333
Chi phí mua hàng
phân bổ cho hàng
hóa đã tiêu thụ
trong kỳ
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Khắc Hùng
3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí mua hàng
Giải thích sơ đồ:
1. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ.
2. Chi phí bảo hiểm, bảo quản, tiền thuê kho, bãi.
3. Chi phí bao bì luân chuyển.
4. Chi phí khác (giao dịch, môi giới, hoa hồng công tác phí của nhân viên thu mua…)
5. Cuối kỳ, tính toán phân bổ chi phí thu mua để tính trị giá vốn hàng xuất bán trong kỳ.
V. KẾ TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO.
1. Nguyên tắc kế toán
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh phần
trị giá bị giảm xuống thấp hơn so với trị giá ghi sổ kế toán của hàng tồn kho. Việc lập dự
phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do hàng hóa
bị giảm giá, đồng thời cũng để phản ánh đúng giá trị thực tế thuần túy hàng tồn kho của
doanh nghiệp nhằm đưa ra một hình ảnh trung thực về tài sản của doanh nghiệp khi lập báo
cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho chỉ được lập vào cuối niên độ kế toán, trước khi lập báo
cáo tài chính.
Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được lập cho từng thứ hàng hóa.
Cuối niên độ kế toán căn cứ vào số lượng, giá trị hàng hóa tồn kho, xác định khoản dự
phòng giảm giá cho niên độ kế toán tiếp.
2. Tài khoản sử dụng
SVTH: Võ Thị Huyền Trang 14
x
Trị giá mua hàng hiện còn cuối kỳ và hàng
hóa đã xuấ bán xác định tiêu thụ trong kỳ
==
(5)
(4)
111, 112, 141
(3)
153, 1421
(2)
133
(1)
111, 112, 331
632
156 (1562)
111, 112, 141, 331
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Khắc Hùng
Sử dụng tài khoản 159 và tài khoản 632.
Tài khoản 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
3. Định khoản chủ yếu:
Tại thời điểm khóa sổ để lập báo cáo tài chính năm, doanh nghiệp phải xác định mức dự
phòng giảm giá cho năm sau.
− Nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho năm sau > số dự phòng năm nay, kế toán lập
dự phòng thêm:
Nợ TK 632
Có TK 159
− Nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho năm sau < số dự phòng năm nay, kế toán
hoàn nhập dự phòng:
Nợ TK 159
Có TK 632
4. Sơ đồ kế toán tổng hợp
Sơ đồ 1.8: Sơ đồ hạch toán tổng hợp kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
VI. CÁC HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN ÁP DỤNG
Sổ kế toán là phương tiện để kế toán ghi chép hệ thống hóa thông tin chứng từ ban đầu
theo từng đối tượng hoặc theo thời gian. Do quy mô và loại hình hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp khác nhau nên mỗi doanh nghiệp nên lựa chọn cho mình một mẫu sổ kế
toán thích hợp. Hiện nay, các doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức sổ kế toán sau:
• Hình thức Nhật ký chung
• Hình thức Nhật ký sổ Cái
• Hình thức Chứng từ ghi sổ
• Hình thức Nhật Ký Chứng từ
1. Hình thức Nhật ký chung
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán vào sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc
biệt, sổ quỹ, sổ chi tiết mua bán hàng hóa. Căn cứ vào số liệu ghi trên Nhật ký chung kế
toán vào sổ các tài khoản có liên quan
SVTH: Võ Thị Huyền Trang 15
632
TK 159
Giá trị dự phòng giảm giá
hàng tồn kho đã lập
Số dư Có: Giá trị dự phòng
giảm giá hàng tồn kho
Giá trị dự phòng giảm
giá hàng tồn kho được
hoàn nhập
Số dự phòng thêm
Số dự phòng hoàn nhập thêm
Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
159
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Khắc Hùng
Sơ đồ 1.9: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật Ký Chung
2. Hình thức Nhật ký Sổ Cái
Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh vào sổ Nhật ký – Sổ
Cái . Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc kế toán vào sổ Nhật ký – Sổ Cái và sổ chi tiết
mua bán hàng hóa
SVTH: Võ Thị Huyền Trang 16
Chứng từ gốc
Nhật ký đặc biệt Nhật ký chung Sổ thẻ kế toán chi tiết
Sổ Cái
Bảng cân đối SPS
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp
chi tiết
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu cuối tháng
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ thẻ chi tiết
Nhật ký Sổ Cái
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp
chi tiết
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Khắc Hùng
Sơ đồ 1.10: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật Ký – Sổ Cái
3. Hình thức Chứng từ ghi sổ
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc có liên quan kế toán lập chứng từ ghi sổ. Sau đó kế
toán sẽ vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và vào sổ cái.
Sơ đồ 1.11: Trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ
4. Hình thức Nhật ký chứng từ
Căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán ghi vào các Nhật ký chứng từ và các Bảng kê, sổ chi tiết
mua, bán hàng hóa. Từ Nhật ký chứng từ số 8 vào sổ cái các tài khoản có liên quan.
SVTH: Võ Thị Huyền Trang 17
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu cuối tháng
Ghi hàng ngày
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Sổ thẻ kế toán
chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ Cái
Bảng cân đối SPS
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp
chi tiết
Ghi cuối tháng
Đối chiếu cuối tháng
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Khắc Hùng
Sơ đồ 1.12: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI
THƯƠNG XÁ TAX
PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG XÁ TAX
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG XÁ TAX:
Giới thiệu chung
Tên doanh nghiệp: Chi Nhánh Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn – SATRA – Thương
Xá Tax.
Tên tiếng anh giao dịch quốc tế: SÀI GÒN TAX TRADE CENTER
Trực thuộc: Tổng công ty Thương Mại Sài Gòn – SATRA
Địa chỉ: 135 đường Huệ, Quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 088213849
Fax: 089299973
Email:
Website: www.thuongxatax.com.vn
Tóm lược quá trình hình thành và đã phát triển
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN THƯƠNG XÁ TAX – CHẶNG ĐƯỜNG 100 NĂM
Thương Xá Tax cổ xưa
SVTH: Võ Thị Huyền Trang 18
Chứng từ gốc và các
bảng phân bổ
Nhật ký chứng từ
Sổ Cái
Báo cáo tài chính
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng kê
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Khắc Hùng
Thương Xá Tax được xây dựng từ năm 1880. Đường Nguyễn Huệ ngày ấy với tên gọi là
Charner trước đây là “Đường 13” - chỉ là một đường nhỏ trong xóm. Ngày 22/3/1955 Ban
quản lý định cư đổi tên đường Charner là đường Nguyễn Huệ, đường Lê Lợi cho đến nay.
Một thời gian dài Thương Xá Tax mang tên Les Grands Magazins Charner, chuyên bán các
mặt hàng bazar của các nước chủ yếu là Pháp, Anh. Thời bấy giờ chỉ có giới thượng lưu ở
Sài Gòn hoặc các đại điền chủ ở miền quê đến đây để mua sắm các mặt hàng như vải, đồng
hồ, máy hát…chủ yế là hàng hiệu nhằm chứng tỏ đẳng cấp của người sử dụng.
Năm 1942, việc kinh doanh lúc này rất hưng thịnh, để mở rộng diện tích kinh doanh,
người chủ Thương Xá quyết định đập bỏ phần tháp đồng gồ bên trên tòa nhà để xây thêm
một tầng nữa.
Năm 1960, Charner được giao lại cho Hội Mậu dịch, đổi tên thành Thương Xá Tax với
hoạt động chủ yếu là cho thuê mặt bằng để kinh doanh.
Thương Xá Tax sau ngày giải phóng Miền Nam: 30/4/1975
Cuối năm 1975, công việc kinh doanh ở Thương Xá Tax không còn như trước, người chủ
sở hữu Thương Xá quyết định hiến tòa nhà nhà này cho Ủy Ban Nhân Dân TP HCM. Từ
đó Thương Xá trở thành nơi triển lãm hàng công nghiệp, và ngoài ra còn có bán chút ít
hàng hóa.
Năm 1978, Thương Xá được chính quyền cách mạng tiếp quản và đổi tên thành cửa hàng
phục vụ thiếu nhi do sở Thương Nghiệp và Thành Đoàn quản lý, đây là cửa hàng phục vụ
thiếu nhi đầu tiên của thành phố ra đời, với sự ra đời của cửa hàng đã tạo ra sự náo nhiệt trở
lại cho tòa nhà này.
Năm 1981, UBND TP ký quyết định thành lập cửa hàng Bách Hóa Tổng Hợp thành phố
trực thuộc sở thương nghiệp thành phố. Từ đó quy mô hoạt động của cửa hàng được mở
rộng thêm với một số cửa hàng trên đường Lê Thánh Tôn và Nguyễn Trung Trực, cũng từ
đó cửa hàng trở thành doanh nghiệp quốc doanh kinh doanh bán lẻ lớn nhất thành phố thời
bấy giờ.
Năm 1990, Việt Nam chuyển qua thời kỳ đổi mới, cửa hàng mở rộng kinh doanh bằng cách
cho các thành viên tham gia buôn bán tại đây.Trên 200 hộ đã thuê mặt bằng để bán các mặt
hàng thủ công mỹ nghệ, điện máy, vải sợi.
Những năm đầu thập niên 90, Thương Xá Tax kinh doanh rất phát đạt, buôn bán với nhiều
người nước ngoài, từ Châu Âu.
Năm 1997, UBND TP.HCM đổi tên cửa hàng Bách Hóa Tổng Hợp Thành phố thành công
ty bán lẻ Tổng Hợp Sài Gòn – Saigon General Retail Company.
Năm 2000, UBND TP.HCM quyết định lấy lại tên Thương Xá Tax, tên giao dịch tiếng Anh
là Sai Gon Tax trade (thành viên hạch toán độc lập chuyển sang hạch toán phụ thuộc Tổng
Công Ty Thương Mại Sài Gòn – SATRA)
Ngày 01/5/2002, Thương Xá Tax đóng của để sữa chữa, nâng cấp cải tạo toàn bộ
Thương Xá Tax một trung tâm mua sắm, một điểm hẹn hấp dẫn
Ngày 26/4/2003, Thương Xá Tax, một trung tâm thương mại văn minh được khai trương
hoạt động với kiến trúc độc đáo, hiện đại nhưng vẫn giữ được kiến trúc cổ kiểu Pháp từ đầu
thế kỷ XX. Từ nay không chỉ là khu thương mại sầm uất, mà còn là một chứng tích lịch sử
văn hóa, một điểm du lịch cho du khách trong nước.
Diện tích sử dụng là 15.000m
2
gồm một trệt và 4 lầu, có trên 200 quầy bán hàng với siêu
thị tự chọn, hàng hóa đa dạng về chủng loại
Thương Xá Tax là một trung tâm thương mại lớn, danh tiếng hơn một thế kỷ. Thương Xá
Tax có vị trí thuận lợi ở Trung tâm Thành phố, cảnh quan đẹp nên có nhiều hãng phim,
video ngoại cảnh.
Nhiệm vụ, chức năng và lĩnh vực hoạt động
a.Nhiệm vụ
SVTH: Võ Thị Huyền Trang 19
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Khắc Hùng
− Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế đúng hạn với nhà nước. Định kỳ báo cáo kết quả
kinh doanh cho cơ quan chủ quản.
− Thương Xá Tax có nhiệm vụ quản lý vốn, tài sản do nhà nước cấp và không ngừng
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đạt lợi nhuận, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân
viên, xây dựng nền tảng cho công ty ngày càng phát triển hơn.
− Tổ chức thu mua nguồn hàng từ cơ sở sản xuất, nhận bán hàng ký gửi, giới thiệu và bán
sản phẩm cho đơn vị sản xuất.
− Tổ chức nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng, nghiên cứu giá cả mua vào, bán ra của từng loại
hàng hóa trên thị trường để điều chỉnh giá cả sao cho phù hợp với giá cả trên thị trường và
hơn nữa đó là sự chấp nhận của người tiêu dùng.
− Đảm bảo cung ứng hàng hóa chất lượng tốt, giá cả hợp lý được người tiêu dùng tín
nhiệm và đạt được uy tín trên thị trường.
− Thực hiện đúng ngành nghề đăng ký, đúng với mục đích thành lập của công ty. Nghiêm
chỉnh chấp hành các chủ trương chính sách về quản lý kinh doanh. Phấn đấu hoàn thành
vượt mức kế hoạch thu mua vào và bán ra, đảm bảo đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.
− Thường xuyên nâng cao bồi dưỡng văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công
nhân viên. Quản lý cán bộ công nhân viên theo đúng chính sách hiện hành của nhà nước.
Bố trí phân công lao động hợp lý để nâng cao chất lượng phục vụ cho người tiêu dùng.
− Làm tốt công tác bảo vệ tài sản, bảo vệ môi trường môi sinh, làm tròn nghĩa vụ quốc
phòng.
b. Chức năng
Với hơn 200 quầy hàng cùng với siêu thị tự chọn, Thương Xá Tax sẽ thực hiện chức năng
cung cấp hàng hóa chất lượng tốt, đa dạng về chủng loại. Ngoài ra Thương Xá Tax còn
thực hiện các dịch vụ như ngân hàng, du lịch, rút tiền qua máy ATM, truy cập Internet, khu
làm đẹp phụ nữ, massage
c.Lĩnh vực hoạt động:
Lĩnh vực hoạt động chinh của Thương Xá Tax là Thương mại và Dịch Vụ
Kinh doanh mua bán cá ngành tổng hợp, công nghệ phẩm, nông sản, thực phẩm, rượu và
thuốc lá nội…
Thực hiện các dịch vụ quảng cáo, cho thuê mặt bằng, quầy hàng, vui chơi giải trí, ăn uống,
giữ xe.
Ngoài ra, Thương Xá Tax đã tận dụng một số mặt bằng dư thừa để tiến hành cho tư nhân
thuê làm quầy hàng buôn bán. Thu tiền thuê mỗi tháng. Với hình thức trên, Thương Xá Tax
vừa tận dụng hết diện tích có thể sử dụng vừa tạo thêm thu nhập mỗi tháng.
4. Các thành tích Thương Xá Tax đã đạt được
Dịch vụ du lịch đạt chuẩn: Được Sở Du Lịch TP. HCM cấp ngày 15/11/2004.
Bằng khen “Hoàn Thành Xuất Sắc Nhiệm Vụ 2004”: Do Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố
cấp ngày 25/01/2005
Điểm du lịch được hài lòng: Do Báo Sài Gòn Tiếp Thị và Sở Du Lịch TP. HCM cấp
ngày 22/04/2005.
Thương hiệu Việt được yêu thích: Do báo Sài Gòn Giải Phóng và Sở Du Lịch TP.
HCM cấp năm 2005.
Bằng khen “Hoàn Thành Xuất Sắc Nhiệm Vụ 2005”: Do Ủy Ban Nhân Dân TP. HCM
cấp năm 2006.
Giấy khen phong trào quần chúng “Bảo vệ an ninh - Tổ quốc”: năm 2005: Do công an
TP. HCM cấp ngày 16/02/2006.
Thương hiệu Việt được yêu thích nhất: Do báo Sài Gòn Giải Phóng và Sở Du Lịch TP.
HCM cấp năm 2006.
Công sở Văn minh – Sạch đẹp – An toàn 2005 -2006: Do ban chỉ đạo toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa quận 1 cấp ngày 30/03/2007.
SVTH: Võ Thị Huyền Trang 20
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Khắc Hùng
Giấy chứng nhận “Tập thể lao động xuất sắc 2006”: Do UBND TP. HCM cấp ngày
10/04/2007.
Bằng khen “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2006”: Do Bộ Thương mại cấp ngày
07/5/2007
Giấy khen “Bảo vệ an ninh trật tự”: Do UBND phường Bến Nghé cấp ngày 09/5/2007.
Doanh nghiệp đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm: Do Sở Y Tế TP HCM cấp ngày
10/9/2007.
Thương hiệu Việt yêu thích nhất 2008 & Thương hiệu Vàng năm 2008: Do bạn đọc
Báo Sài Gòn Giải Phóng bình chọn.
II. MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA THƯƠNG XÁ TAX:
1. Sơ đồ bộ máy tổ chức:
2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban:
a. Ban giám đốc:
Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật mọi hoạt động của Thương Xá
Tax trên cơ sở thực hiện các nhiệm vụ và yêu cù được giao. Giám đốc có nhiệm vụ điều
hành và chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh chung của Thương Xa Tax theo đúng pháp
luật,đúng điều lệ mà pháp luật quy định như: xây dựng chiến lược phát triển lâu dài , chiến
lược kinh doanh, các dự án đầu tư liên doanh, đề án tổ chức quản lý tổ chức quản lý
Thương Xá Tax, quyết định giá cả kinh doanh và dịch vụ phù hợp với quyết định của nhà
nước, và chịu trách nhiệm về xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Phó giám đốc: là người có nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ giám đốc về việc chỉ đạo, thi
hành, xây dựng các biện pháp, phương thức kinh doanh và điều hành một số lĩnh vực hoạt
động theo sự kinh doanh và ủy quyền của giám đốc.
Các trưởng phòng trưởng siêu thị: Là người tham mưu, giúp đỡ cho ban giám đốc
về nghiệp vụ chuyên môn của mình. Trưởng các bộ phận có trách nhiệm quản lý, điều
hành toàn bộ hoạt động của đơn vị mình theo đúng quyền hạn, nhiệm vụ và chức năng
được giao hoặc do sự chỉ đạo của ban giám đốc. Ngoài ra, còn phải báo cáo công việc
thường xuyên cho ban giám đốc và trình lên những vấn đề vượt quá quyền hạn để xin ý
kiến chỉ đạo.
b. Phòng Tổ chức – Hành chính:
Chịu trách nhiệm về công tác tổ chức, nhân sự, tiền lương, nội quy lao động đối với
người lao động, chế độ bảo hiểm xã hội. Theo sự phân công của ban giám đốc, phòng tổ
SVTH: Võ Thị Huyền Trang 21
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng Kế Toán – Tài Chính
Phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh
Phòng Kỹ Thuật – Bảo vệ
Siêu thị
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy
tổ chức tại Thương Xá
Tax
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Khắc Hùng
chức có chức năng điều hành nhân sự, có trách nhiệm quản lý tài sản trang thiết bị của
Thương Xá.
c. Phòng Kế Toán – Tài chính :
Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính và hạch toán công tác kế toán tại
công ty theo chế độ quản lý kế toán, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty đồng
thời chịu sự kiểm tra về mặt nghiệp vụ của kế toán cấp trên và các cơ quan quản lý. Thực
hiện việc lưu trữ và bảo quản các chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ kê toán. Phản ánh
tình hình sử dụng vốn, xác định kết quả hoạt động kinh doanh của Thương Xá.
d. Phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh:
Xây dựng kế hoạch hoạt động của công ty, có chức năng nghiên cứu quy hoạch mạng
lưới kinh doanh, xây dựng các dự án phát triển kinh doanh của Thương Xá.
Tổ chức quảng cáo tiếp thị tham mưu v ề giá cả thị trường và nhu cầu sử dụng hàng hóa
của người tiêu dùng.
Nghiên cứu, dự thảo các hợp đồng kinh tế và theo dõi thực hiện các hợp đồng kinh tế
này.Tham mưu cho ban giám đốc các hoạt động đầu tư liên doanh liên kết trong và ngoài
nước, khảo sát giá thị trường và kiểm tra giá bán của các cửa hàng trực thuộc.
e. Phòng Kỹ Thuật – Bảo vệ
Đảm nhiệm mọi công tác về mặt kỹ thuật cho toàn Thương Xá Tax, tổ chức quản lý hệ
thống điện nước, máy móc trang thiết bị cơ sở hạ tầng.
Có trách nhiệm bảo vễ tài sản hàng hóa, tiền mặt của Thương Xá Tax và đảm bảo an toàn
trật tự cho người dân mua sắm tại Thương Xá Tax. Thực hiện tốt công tác phòng cháy
chữa cháy. Định kỳ phải gửi báo cáo tình hình an ninh trật tự trong Thương Xá cho ban
giám đốc.
f. Siêu Thị
Tổ chức hoạt động kinh doanh các ngành tổng hợp như lương thực, thực phẩm, vải sợi,
quần áo may sẵn, hóa mỹ phẩm, dụng cụ gia đình, điện gia dụng, văn phòng phẩm, hàng
phục vụ thiếu nhi…
III. MÔ HÌNH TỔ CHỨC KẾ TOÁN CỦA THƯƠNG XÁ TAX.
1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán:
Căn cứ vào quy mô, đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý và khối lượng công việc kế
toán, Thương Xá tax tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung. Toàn bộ
công việc xử lý thông tin trong toàn doanh nghiệp được Thương Xá thực hiện tập trung ở
phòng kế toán, còn các bộ phận và đơn vị trực thuộc khác chỉ thực hiện thu thập phân, loại
và chuyển chứng từ cùng các báo cáo nghiệp vụ về phòng kế toán để xử lý và tổng hợp
thông tin. Tuy nhiên, ở siêu thị vẫn có một kế toán thực hiện một số công việc liên quan
đến kế toán theo dõi công nợ và thuế của siêu thị. Với hình thức này Thương Xá Tax vừa
tập trung được nguồn thông tin kế toán mà bên cạnh đó siêu thị cũng nắm được số liệu kế
toán cho việc quản lý đơn vị mình.
2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
SVTH: Võ Thị Huyền Trang 22
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế
Toán
Tiền
Mặt
Kế
Toán
Ngân
Hàng
Kế
Toán
Thuế
Kế
Toán
Siêu
Thị
Kế
Toán
Công
Nợ
Kế
Toán
Nhập
Khẩu
Kế
Toán
TSCĐ
&
CCDC
Thủ
Quỹ
Kế toán nhập
Kế toán xuất
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Khắc Hùng
SƠ ĐỒ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Thương Xá Tax
3. Chức năng nhiệm vụ của từng kế toán:
Kế toán trưởng: Chỉ đạo công tác kế toán của phòng kế toán, chịu trách nhiệm với giám
đốc về toàn bộ tài chính của công ty, theo dõi, kiểm soát, kiểm tra tình hình biến động về
tài chính của đơn vị và báo cáo lên cấp trên.
Kế toán tổng hợp: Tổng hợp ghi chép từ các phần hành kế toán, lập báo cáo tài chính của
doanh nghiệp nộp cho các cơ quan quản lý chức năng. Kiểm tra tính chính xác trong ghi
chép của các loại báo cáo có liên quan đến lĩnh vực tài chính kế toán.
Kế toán tiền mặt: Theo dõi các khoản thu chi bằng tiền mặt tại Thương Xá, lập các phiếu
chi, kiểm tra chứng từ gốc, hợp đồng trước khi lập phiếu chuyển nộp. Hằng ngày kiểm tra
đối chiếu với thủ quỹ, theo dõi các khoản tạm ứng. Và định kỳ tham gia kiểm tra quỹ để
kịp thời phát hiện thừa thiếu và có biện pháp xử lý.
Kế toán ngân hàng: Theo dõi tình hình thanh toán tiền hàng, nộp thuế, chuyển trả tiền
nộp thuế, thanh toán LC. Thường xuyên kiểm tra đối chiếu với sổ phụ ngân hàng.
Kế toán thuế: Theo dõi tình hình thực hiện và nghĩa vụ nộp các khoản thuế theo quy định
của pháp luật, theo dõi thuế GTGT đầu ra và đầu vào để lập báo cáo nộp thuế và hoàn thuế
GTGT.
Kế toán siêu thị: Phản ánh số liệu tổng hợp về tình hình thu mua, vận chuyển, xuất nhập
và tồn kho hàng hóa, theo dõi các chứng từ mua bán hàng hóa, tham gia công tác kiểm kê,
đánh giá tài sản và hàng hóa định kỳ.
Kế toán công nợ: Giám sát việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán, theo dõi việc thực hiện
các hợp đồng mua bán, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác, rõ ràng các khoản phải thu,
phải trả theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán kết hợp với thời gian thanh toán.
SVTH: Võ Thị Huyền Trang 23
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Khắc Hùng
Kế toán nhập khẩu: Chịu trách nhiệm lập các chứng từ, giấy tờ liên quan đến quá trình
nhập khẩu hàng hóa.Theo dõi tình hình nhập xuất tồn của hàng hóa nhập khẩu.
Kế toán TSCĐ và CCDC: Theo dõi tình hình tăng giảm và hiện có của tài sản cố định và
công cụ dụng cụ. Hàng tháng trích khấu hao tài sản cố định và phân bổ công cụ dụng cụ
vào chi phí kinh doanh trong tháng.
Thủ quỹ: Bảo quản tiền mặt tai quỹ, không để xảy ra mất mát. Thủ quỹ chịu trách nhiệm
ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác về việc thu chi tiền mặt. Cuối ngày phải kết sổ thu –
chi và đối chiếu với kế toán tiền mặt.
4. Hệ thống chế độ kế toán áp dụng tại Thương xá:
Thương Xá tổ chức hạch toán phụ thuộc Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn và chịu sự
chỉ đạo của phòng kế toán Tổng Công Ty thương Mại Sài Gòn.
− Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
− Đơn vị sử dụng tiền tệ: Việt Nam Đồng
− Đối tượng chịu thuế: Chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
− Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Thương Xá Tax hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên. Tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân
gia quyền tại kho hàng bán lẻ và thực tế đích danh tại kho hàng bán buôn.
− Phương pháp trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng và tính riêng cho
từng loại tài sản.
a. Hệ thống tài khoản kế toán:
− Thương Xá Tax đang áp dụng “Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các doanh
nghiệp (có sửa đổi bổ sung theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC). Dựa vào đặc điểm kinh
doanh, theo dõi công nợ, Thương Xá Tax mở thêm tài khoản cấp 2.
b. Chế độ chứng từ:
− Thương Xá Tax thực hiện theo đúng nội dung phương pháp lập, ký chứng từ theo
quy định của luật kế toán và Nghị định số 129/2004NĐ-CP ngày 31/5/2004 của chính phủ
ban hành
− Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh đều
được kế toán lập chứng từ kế toán. Và chứng từ kế toán chỉ lập một lần cho một nghiệp vụ
kinh tế tài chính phát sinh.
− Với các chứng từ kế toán phải lập nhiều liên như hóa đơn GTGT, Ủy nhiệm chi thì sẽ
được kế toán lập một lần cho tất cả các liên và đúng với số liên quy định bằng máy.
c. Hệ thống báo cáo kế toán
− Thương Xá Tax do hạch toán phụ thuộc Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn, nên
ngoài báo cáo tài chính, báo cáo quản trị phải lập ở Thương Xá Tax. Hàng quý Thương Xá
Tax còn lập báo cáo tài chính gửi lên tổng công ty cấp trên.
Các báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng thuyết minh báo cáo tài chính.
5. Hình thức sổ sách kế toán áp dụng:
Căn cứ vào quy mô doanh nghiệp, đặc điểm về tổ chức kinh doanh quản lý và đặc
điểm về đối tượng kế toán, Thương Xá Tax chọn hình thức kế toán là Chứng từ ghi
sổ.
a. Đặc điểm của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:
− Theo hình thức này, căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”.
Việc ghi sổ kế toán tổng hợp được ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi
sổ kết hợp với nội dung ghi trên sổ Cái.
− Chứng từ ghi sổ được kế toán có liên quan lập trên cơ sở từng chứng từ gốc hoặc
bảng tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại và cùng nội dung kinh tế phát sinh.
SVTH: Võ Thị Huyền Trang 24
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Khắc Hùng
− Chứng từ ghi sổ được kế toán tổng hợp đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc
cả năm (theo số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ gốc đính kèm,
phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
b. Các loại sổ kế toán:
− Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
− Sổ Cái.
− Các loại sổ,thẻ chi tiết.
c. Nội dung kết cấu và phương pháp ghi sổ :
− Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ, vừa để kiểm tra, đối chiếu số liệu với bảng cân đối phát
sinh.
− Sổ, thẻ chi tiết: Dùng để phản ánh chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng
đối tượng kế toán riêng biệt mà trên sổ kế toán tổng hợp chưa phản ánh được.
d. Trình tự ghi sổ :
− Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán
cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn
cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi
vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi dùng làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng
để ghi vào sổ, thẻ chi tiết có liên quan.
− Cuối tháng phải khóa sổ, tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát
sinh trong tháng trên Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số
phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng cân đối
số phát sinh.
− Sau khi đã đối chiếu đúng khớp số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng Tổng hợp chi tiết
(được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
− Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh
Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của
từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương
ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết
SVTH: Võ Thị Huyền Trang 25
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ Cái
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ đăng ký
Chứng từ ghi sổ