Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Một số phương pháp tính giá thành sản phẩm chủ yếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.03 KB, 12 trang )

* MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CHỦ YẾU
1.4.3.1.Phương pháp tính gia thành trực tiếp (tính giá thành giản đơn)
* Áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn.
* Đặc điểm quy trình sản xuất giản đơn:
- Để sản xuất sản phẩm chỉ sử dụng một quy trình công nghệ chế biến. Từ khi bỏ NVL cho đến khi
tạo thành thành phẩm là một quy trình khép kín. Khai thác, điện, nước , vận tải
- Mặt hàng sản phẩm ít, khối lượng lớn, chu kỳ ngắn, sản phẩm dở ít hoặc không có.
- Giới hạn tập hợp chi phí sản xuất cũng là đối tượng tính giá thành: Đều là sản phẩm.
* Trình tự tính giá thành
- Căn cứ vào các chứng từ về chi phí phát sinh trong kỳ cho quá trình sản xuất sản phẩm, hoặc các
bảng phân bổ chi phí => Kế toán vào sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh cho từng đối tượng.
- Cuối tháng kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở.
- Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết, giá trị sản phẩm làm dở đã xác định được => Tính ra giá thành
và giá thành đơn vị sản phẩm (Lập bảng tình giá thành).
* Giá thành sản phẩm được tính như sau:
Z = D
d
+ C
sx
- D
c
Trong đó: Z : Là tổng giá thành sản xuất sản phẩm.
D
d
,D
c
: Là giá trị sản phẩm làm dở dang đầu kỳ, dở dang cuối kỳ.
C
sx
: Là tổng chi phí sản xuất trong kỳ.
Gía thành Tổng giá thành sản xuất sản phẩm


Đơn vị =
Sản phẩm Tổng số lượng SP H.Thành trong kỳ
* Bài tập ứng dụng 1:
Tại một doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn có một phân xưởng sản xuất chính sản
xuất 2 loại sản phẩm A và B và một phân xưởng SX phụ (sản xuất lao vụ phục vụ cho SXC).
Trong tháng 10/X có tài liệu sau (Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai TX).
+ Số dư đầu tháng của tài khoản 154 (Chi tiết sán xuất sản phẩm A) là 6.785.000đ
+ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 10/X như sau:
1-Xuất kho vật liệu chính theo giá thực tế :
Dùng để sản xuất sản phẩm A 36.575.000đ
Dùng để sản xuất sản phẩm B 31.350.000đ
2-Xuất kho vật liệu phụ theo giá thực tế:
Dùng để sản xuất sản phẩm A 13.600.000đ
Dùng để sản xuất sản phẩm B 12.400.000đ
Dùng cho sản xuất SP ở PX sản xuất phụ 6.000.000đ
Dùng cho quản lý ở PX sản xuất chính 7.150.000đ
Dùng cho quản lý Doanh nghiệp 1.200.000đ
Dùng cho hoạt động bán hàng 2.400.000đ
3-Xuất kho công cụ - dụng cụ (Loại phân bổ một lần) theo giá thực tế
Dùng cho quản lý ở phân xưởng SX chính 5.000.000đ
Dùng cho quản lý Doanh nghiệp 2.000.000đ
4- Tính tiền lương phải trả cho CBCNV trong tháng (Theo bảng thanh toán lương)
Tiền lương công nhân SX sản phẩm A 20.000.000đ
Tiền lương công nhân SX sản phẩm B 17.000.000đ
Tiền lương nhân viên PX SX chính 4.000.000đ
Tiền lương công nhân sản xuất phụ 5.200.000đ
Tiền lương nhân viên quản lý DN 6.000.000đ
Tiền lương nhân viên bán hàng 2.500.000đ
5-Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định 19% tính vào đối tượng sử dụng
6-Tiền điện phải trả cho công ty điện lực là: 5.400.000đ. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ là 10%.

Trong đó: Dùng cho phân xưởng sản xuất chính 3.800.000đ
Dùng cho phân xưởng sản xuất phụ 600.000đ
Dùng cho quản lý Doanh nghiệp 600.000đ
Dùng cho bán hàng 400.000đ
7-Trich khấu hao TSCĐ (Theo bảng tính và phân bổ khấu hao) là : 6.100.000đ
Trong đó: Khấu hao TSCĐ dùng ở phân xưởng SXC 3.500.000đ
Khấu hao TSCĐ dùng ở phân xưởng SXP 800.000đ
Khấu hao TSCĐ cho quản lý Doanh nghiệp 1.200.000đ
Khấu hao TSCĐ cho hoạt động bán hàng 600.000đ
8-Các chi phí khác đã chi bằng tiền mặt là: 13.893.000đ
Tính cho bộ phân sản xuất chính 1.993.000đ
Tính cho bộ phận quản lý Doanh nghiệp 11.900.000đ
9-Cuối tháng tổng hợp chi phí tính giá thành lao vụ SX phụ và phân bổ như sau:
-Phân bổ chính SX chính 25% giá trị lao vụ.
-Phân bổ cho quản lý Doanh nghiệp 75% giá trị lao vụ.
10-Cuối tháng kết chuyển chi phí NVLTT, chi phi NCTT và chi phí sản xuất chung để xác định giá thành
2 loại sản phẩm. Biết rằng chi phí sản xuất chung được phân bổ cho 2 loại sản phẩm theo tỷ lệ với tiền
lương công nhân sản xuất 2 loại sản phẩm đó.
11-Giá trị phế liệu thu hồi từ vật liệu chính của quá trình sản xuất sản phẩm A nhập kho trị giá là:
660.000đ.
12-Cuối tháng sản xuất được 300 thành phẩm A và 200 thành phẩm B nhập kho. Còn lại 50 sản phẩm A
và 20 sản phẩm B đang chế biến dở dang (Được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính).
Yêu cầu: Căn cứ tài liệu trên :
1-Lập số chi tiết sản xuất kinh doanh cho các tài khoản 621,622,627, 154
2-Lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính giá thành hai loại sản phẩm A và B nhập
kho, phản ảnh vào tài khoản liên quan .Khoá sổ tài khoản 154
1-Lập định khoản kế toán, tính giá thành (ĐVT: đồng)
1. Nợ TK 621 (SXC) 67.925.000
SP A 36.575.000
SP B 31.350.000

Có TK 152 (1521) 67.925.000
2. Nợ TK 621 (SXC) 26.000.000
SP A 13.600.000
SP B 12.400.000
Nợ TK 627 (SXC) 7.150.000
Nợ TK 621 (SXP) 6.000.000
Nợ TK 642 1.200.000
Nợ TK 641 2.400.000
Có TK 152 (1522) 42.750.000
3. Nợ TK 627 (SXC) 5.000.000
Nợ TK 642 2.000.000
Có TK 153 7.000.000
4. Nợ TK 622 (SXC) 37.000.000
SP A 20.000.000
SP B 17.000.000
Nợ TK 627 (SXC) 4.000.000
Nợ TK 622 (SXP) 5.200.000
Nợ TK 642 6.000.000
Nợ TK 641 2.500.000
Có TK 334 54.700.000
5. Nợ TK 622 (SXC) 7.030.000
SP A 3.800.000
SP B 3.230.000
Nợ TK 627 (SXC) 760.000
Nợ TK 622 (SXP) 988.000
Nợ TK 642 1.140.000
Nợ TK 641 475.000
Có TK 338 10.393.000
6. Nợ TK 133 540.000
Nợ TK 627 (SXC) 3.800.000

Nợ TK 627 (SXP) 600.000
Nợ TK 642 600.000
Nợ TK 641 400.000
Có TK 331 5.940.000
7. Nợ TK 627 (SXC) 3.500.000
Nợ TK 627 (SXP) 800.000
Nợ TK 642 1.200.000
Nợ TK 641 400.000
Có TK 214 5.900.000
Đồng thời ghi Nợ TK 009 5.900.000
8. Nợ TK 627 (SXC) 1.993.000
Nợ TK 642 11.900.000
Có TK 111 13.893.000
9.Tính giá thành sản xuất phụ
a.Kết chuyển chi phí sản xuất phụ
Nợ TK 154 (SXC) 13.588.000
Có TK 621 (SXP) 6.000.000
Có TK 622 (SXP) 6.188.000
Có TK 627 (SXP) 1.400.000
b. Phân bổ lao vụ sản xuất phụ cho các đối tượng
Nợ TK 627 (SXC) 3.397.000
Nợ TK 642 10.191.000
Có TK 154 (SXP) 13.588.000
10.Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh chính
a.Kết chuyển chi phí NVLTT
Nợ TK 154 (SXC) 93.925.000
SP A 50.175.000
SP B 43.750.000
Có TK 621 (SXC) 93.925.000
SP A 50.175.000

SP B 43.750.000
b.Kết chuyển chi phí NCTT
Nợ TK 154 (SXC) 44.030.000
SP A 23.800.000
SP B 20.230.000
Có TK 622 (SXC) 44.030.000
SP A 23.800.000
SP B 20.230.000
c.Kết chuyển chi phí SX chung
Chi phí SXC = 7.150.000 + 5.000.000 + 4.000.000 + 760.000 + 3.800.000 + 3.500.000 +
1.993.000 + 3.397.000 = 29.600.000 đ
29.600.000
Phân bổ cho SPA = x 20.000.000 = 16.000.000
37.000.000
Phân bổ cho SPB = = 13.600.000
Nợ TK 154 (SXC) 29.600.000
SP A 16.000.000
SP B 13.600.000
Có TK 627 (SXC) 29.600.000
11. Nợ TK 152 (1528) 660.000
Có TK 154 (SPA) zs660.000
12. Xác định giá thành
+ Giá trị sản phẩm làm dở cuối tháng
6.785.000 + 36.575.000 - 660.000
SPA = x 50 = 6.100.000
300 + 50
31.350.000
SPB = x 20 = 2.850.000
200 + 20
+Tính giá thành

SPA=6.785.000 + (50.175.000 - 660.000 + 23.800.000 + 16.000.000) - 6.100.000= 90.000.000đ
=> Giá thành đơn vị 1 SPA = 90.000.000/300 = 300.000đ/SP
SPB = (43.750.000 + 20.230.000 + 13.600.000) - 2.850.000 = 74.730.000đ
 Giá thành đơn vị 1 SPB = 74.730.000/200 = 373.650đ/SP
Nợ TK 155 164.730.000
SPA 90.000.000
SPB 74.730.000
Có TK 154 (SXC) 164.730.000
SPA 90.000.000
SPB 74.730.000
Kế toán lập sổ chi tiết chi phí sản xuất và bảng tính giá thành sản phẩm như sau (Giả sử đã mở sổ chi tiết
chi phí NVLTT “TK 621”, chi phí NCTT “TK 622”, chi phí SX chung “TK 627”). Trên cơ sở các sổ chi
tiết đó ta lập sổ chi tiết cho tài khoản 154.
SỔ CHI TIẾT CHO TÀI KHOẢN KINH DOANH
TÀI KHOẢN 154
TÊN SẢN PHẨM A ĐVT: 1000đ
Chứng từ
DIỄN GIẢI
TK đ.
ứng
Ghi Nợ tài khoản 154
S N
T.số
tiền
Chia ra
VLC VLP TL BH CPC
SDĐ tháng 6.785 6.785
Chi phí NVLTT 621 50.175 36.575 13.60
0
Chi phí NCTT 622 23.800 20.000 3.800

Chi phí SXC 627 16.000 16.000
Cộng phát sinh 89.975 36.575 13.60
0
20.000 3.800 16.000
Ghi có TK 154 1528 660
155 90.000
SDC tháng 6.100 6.100

BẢNG (PHIẾU) TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Tháng năm
Tên sản phẩm: SPA
Số lượng: 300 ĐVT:1000đ
Khoản mục D
d
C
sx
D
c
PLTHồi TổngZ Z đơn vị
1-Chi phí NVLTT 50.175 6.100 660 50.200 167,34
2-Chi phí NCTT 23.800 23.800 78,33
3-Chi phí SXC 16.000 16.000 53,33
Tổng cộng 6.785 89.975 6.100 660 90.000 300,00

1.4.3.2. Phương pháp tính giá thành phân bước:
* Phương pháp tính giá thành phân bước được áp dụng đối với các Doanh nghiệp có quy trình
công nghệ chế biến phức tạp, kiểu liên tục.
* Đặc điểm quy trình công nghệ chế biến liên tục:
- Để sản xuất sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến (bộ phận, bước), mỗi bước
công nghệ tạo ra nữa thành phẩm (bán thành phẩm), nữa thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế

biến của giai đoạn sau => Giai đoạn cuối cùng tạo thành phẩm.
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các phân xưởng, giai đoạn công nghệ. Đối tượng tính giá
thành là thành phẩm ở giai đoạn cuối hoặc nữa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn
cuối.
* Phương pháp tính giá thành được chia thành:
- Phương pháp phân bước có tính giá thành nữa sản phẩm.
- Phương pháp phân bước không tính giá thành nữa sản phẩm.
1.4.3.2.1.Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành NTP.
Khi Doanh nghiệp có nhu cầu bán nữa thành phẩm ra ngoài hoặc có nhu cầu hoạch toán nội bộ
cao giữa các phân xưởng, các bộ phận trong Doanh nghiệp. Đòi hỏi phải xác định giá thành nữa thành
phẩm trước khi xác định giá thành thành phẩm.
Trình tự tiến hành như sau:
+ Căn cứ chi phí phát sinh ở bước 1, giá trị sản phẩm dở dang ở bước 1 để tính ra giá thành nữa
thành phẩm ở bước 1.
+ Căn cứ giá thành thành phẩm ở bước 1 chuyển qua và chi phí phát sinh ở bước 2 để tính ra giá
thành nữa thành phẩm ở bước 2.
+ Căn cứ giá thành nữa thành phẩm ở bước (n-1) chuyển qua và chi phí phát sinh ở bước (n), giá
trị sản phẩm dở dang ở bước (n) để tính ra giá thành sản phẩm ở bước n (bước cuối cùng).
* Bài tập ứng dụng 2: Tại một Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A phải qua 2 giai đoạn chế biến
liên tục. Trong tháng 10/X có các tài liệu sau (ĐVT: 1000đ).
+ Sản phẩm làm dở đầu tháng ở giai đoạn 1 đã được xác định như sau:
- Chi phí NVLTT (Giả sử chỉ tính VLC) 15.000
- Chi phí nhân công trực tiếp (Lương, BH) 8.000
- Chi phí sản xuất chung 6.800
Giai đoạn 2 không có sản phẩm dở.
+ Chi phí sản xuất trong tháng đã tập hợp được như sau:
Khoản mục Giai đoạn 1 Giai đoạn 2
-Chi phí NVLTT (VLC) 185.000
-Chi phí NTCC 24.400 37.800
-Chi phí sản xuất chung 47.200 39.760

+ Kết quả sản xuất trong tháng như sau:
- GĐ 1: Hoàn thành 150 nữa thành phẩm chuyển sang giai đoạn 2 tiếp tục chế biến, còn lại 50 sản
phẩm dở mức độ hoàn thành 60%.
- GĐ 2: Nhận 150 nữa thành phẩm của giai đoạn 1 tiếp tục chế biến. Cuối tháng hoàn thành 130
sản phẩm A nhập kho, còn lại 20 sản phẩm dở mức độ hoàn thành 50%.
Yêu cầu: Căn cứ tài liệu trên
1-Tính giá thành nữa sản phẩm ở giai đoạn 1 và giá thành thành phẩm ở giai đoạn 2, Lập bảng
tính giá thành.
2-Lập đinh khoản kế toán và phản ánh vào tài khoản liên quan.
1-Tính giá thành nữa thành phẩm ở giai đoạn 1 (ĐVT: 1000đ)
+Đánh giá giá trị sản phẩm dở ở giai đoạn 1
15.000 + 185.000
NVLCTT = x 50 = 50.000
150 + 50
8.000 + 24.400
NCTT = x 30 = 5.400
150 + 30
6.800 + 47.200
CPSXC = x 30 = 9.000
150 + 30
Cộng = 64.400

=> Giá thành nữa thành phẩm ở giai đoạn 1 = 29.800 + 256.600 -64.400= 222.000
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH NỮA THÀNH PHẨM GIAI ĐOẠN 1
Tháng 10/X Số lượng 150 ĐVT: 1000đ
Khoản mục D
d
C
sx
D

c
Tổng Z Z đơn vị
-Chi phí NVLTT 15.000 185.000 50.000 150.000 1.000
-Chi phí NCTT 8.000 24.400 5.400 27.000 180
-Chi phí SXC 6.800 47.200 9.000 45.000 300
Cộng 29.800 256.600 64.600 222.000 1.480
2-Tính giá thành thành phẩm A ở giai đoạn 2 (ĐVT: 1000đ)
+Đánh giá giá trị sản phẩm dở ở giai đoạn 2
222.000
NTPGĐ1 = x 20 = 29.600
130 + 20
Trong đó: NVLCTT = 1.000 x 20 = 20.000
NCTT = 180 x 20 = 3.600
CP chung = 300 x 20 = 6.000
37.800
- Chi phí NC GĐ2 = x 10 = 2.700
130 + 10
39.760
- Chi phí chung = x 10 = 2.840
130 + 10
Cộng 35.140
=> Giá thành thành phẩm A = (222.000 + 77.560) – 35.140 = 264.420
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH THÀNH PHẨM A
Khoản mục C
sx
D
c
Tổng giá
thành
Giá

thành
đơn vị
GĐ1 GĐ2 Cộng GĐ1 GĐ2 Cộng
CPNVLTT 150.000 150.000 20.000 20.000 130.000 1.000
-CPNCTT 27.000 37.800 64.800 3.600 2.700 6.300 58.500 450
-CPSXC 45.000 39.760 84.760 6.000 2.840 8.840 75.920 584
Tổng cộng 222.000 77.560 299.560 29.600 5.540 35.140 264.420 2.034
- Lập định khoản kế toán tác nghiệp vụ kinh tế trên (ĐVT 1000 đ)
1. Tập hợp chi phí phát sinh
a.Nợ TK 621 (GĐ1) 185.000
Có TK 152 (1521) 185.000
b.Nợ TK622 62.200
GĐ1 24.400
GĐ2 37.800
Có TK 334,338 62.200
c.Nợ TK627 89.960
GĐ1 47.200
GĐ2 39.760
Có TK liên quan khác 89.960
2. Kết chuyển chi phí
a.Nợ TK154( GĐ1) 256.600
Có TK 621 ( GĐ1) 185.000
Chi phí sản xuất ở bước 2
Chi phí sản xuất ở bước2 (n-1)
Chi phí sản xuất ở bước 2 nằm trong th. phẩm
Chi phí sản xuất ở bước (n-1)nằm trong th. phẩm
Giá thành thành phẩm
GĐ1 (bước 1)
GĐ2 (bước 2)
GĐn (bước n)

Có TK 622 (GĐ1) 24.400
Có TK 627 (GĐ1) 47.200
b.Nợ TK154 (GĐ2) 77.560
Có TK 622 (GĐ2) 37.800
Có TK 627 (GĐ2) 39.760
3. Kết chuyển giá trị nửa thành phẩm giai đoạn 1 sang giai đoạn 2
Nợ TK 154 (GĐ2) 222.000
Có TK 154 (GĐ1) 222.000
4. Nhập kho thành phẩm
Nợ TK 155 264.420
Có TK 154 (GĐ2) 264.420
1.4.3.2.2. Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành NTP
Trong trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu bán nửa thành phẩm ra ngoài. Doanh nghiệp
chỉ cần tình giá thành thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng, không cần tính giá thành bán thành phẩm ở từng
giai đoạn.
Do vậy theo phương pháp này chi phí phát sinh ở từng giai đoạn chỉ cần tính phần tham gia vào
(nằm trong) giá thành sản phẩm hoàn thành theo từng khoản mục chi phí. Sau đó tổng cộng song song
toàn bộ chi phí của các giai đoạn sẽ được giá thành của giai đoạn cuối cùng (Còn gọi là phương pháp kết
chuyển song song).
• Cách tính:
Chi phí sản xuất chi phí dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh
Trong thành phẩm = * Thành phẩm
( Theo khoản mục ) Sản phẩm hoàn thành + Sản phẩm làm dở
Có thể khái quát trình tự tính giá thành phân bước theo phương án này qua hồ sơ sau .
SƠ ĐỒ TÍNH GIÁ THÀNH PHÂN BƯỚC KHÔNG CÓ BTP
Bài tập ứng dụng 3: Căn cứ tài lịêu ở ví dụ 2 tính giá thành thành phẩm A theo phương pháp này.
1-Tính giá thành
Xác định chi phí sản xuất giai đoạn 1 trong giá thành sản phẩm.
15.000 + 185.000
Chi phí sản xuất ở

bước 1 nằm trong
thành phẩm
Chi phí sản
xuất ở
bước1
Chi phí NVL.TT = x 130 = 130.000
150 + 50
8.000 + 24.400
Chi phí NCTT = x 130 = 23.400
150 +30
6.800 + 47.200
Chi phí SX chung = x 130 = 39.000
150 +30
Cộng = 192.400
Xác định chi phí sản xuất giai đoạn 2 trong giá thành sản phẩm
37.800
Chi phí NCTT = x 130 = 35.100
130 +10
39.760
Chi phí SX chung = x 130 = 36.920
130 +10
Cộng = 72.020

Giá thành thành phẩm A = 192.400 + 72.020 = 264.420
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH THÀNH PHẨM
Tên thành phẩm: A
Số lượng: 130 ĐVT: 1000đ
Khoản mục Chi phí Sx các GĐ trong T.Phẩm Tổng giá
thành
Giá thành

đơn vị
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2
-Chi phí NVLTT 130.000 130.000 1.000
-Chi phí NCTT 23.400 35.100 58.500 450
-Chi phí SX chung 39.000 36.920 75.920 580
Cộng 192.400 72.020 264.420 2.030
2-Lập định khoản kế toán:
1.Tập hợp chi phí phát sinh
a/ Nợ TK 621 (GĐ1) 185.000
Có TK 152 (1521) 185.000
b/ Nợ TK 622 62.200
GĐ1 24.400
GĐ2 37.800
Có TK 334,338 62.200
c/ Nợ TK 627 86.960
GĐ1 47.200
GĐ2 39.760
Có TK liên quan khác 86.960
2.Kết chuyển chi phí
a/ Nợ TK 154 (GĐ1) 256.600
Có TK 621 (GĐ1) 185.000
Có TK 622 (GĐ1) 24.400
Có TK 627 (GĐ1) 47.200
b/ Nợ TK 154 (GĐ2) 77.560
Có TK 622 (GĐ2) 37.800
Có TK 627 (GĐ2) 39.760
3.Nhập kho thành phẩm
Nợ TK 155 264.420
Có TK 154 (GĐ1) 192.400
Có TK 154 (GĐ2) 72.020

1.4.3.3.Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
* Phương pháp này được áp dụng đối với các Doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất phức tạp chế
biến kiểu song song.
* Đặc điểm quy trình chế biến song song:
- Công việc sản xuất thường tiến hành do nhiều bộ phận sản xuất độc lập sau đó lắp rắp lại hay sản
xuất đơn chiếc theo các đơn đặt hàng (Đóng tàu, sữa chữa ).
- Đối tượng hoạch toán chi phí là từng đơn đặt hàng.
- Đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng đã hoàn thành (trong từng đơn đặt
hàng để tính giá thành từng loại sản phẩm phải dùng phương pháp kết hợp: hệ số, tỷ lệ, loại trừ sản phẩm
phụ ).
- Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo mà là khi đơn đặt hàng hoàn thành.
* Phương pháp tính:
- Những đơn đặt hàng nào hoàn thành thì toàn bộ chi phí phát sinh cho đơn đặt hàng đó chính là
giá thành của đơn đặt hàng. Trường hợp đơn đặt hàng được sản xuất ở nhiều bộ phận, phân xưởng khác
nhau thì phải tính toán xác định chi phí liên quan đến từng đơn đặt hàng đó. Các chi phí trực tiếp tính
thẳng cho từng đơn đặt hàng, các chi phí gián tiếp phải phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn
thích hợp.
- Những đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí của đơn đặt hàng là giá trị của sản
phẩm làm dở.
Trong thực tế có những đơn đặt hàng sản xuất nhiều loại sản phẩm (hàng loạt), có một số sản
phẩm đã sản xuất xong nhập kho hoặc giao trước cho khách hàng. Nếu cần thiết hoạch toán thì giá thành
của những sản phẩm này được tính theo giá thành kế hoạch, phần chi phí còn lại là giá trị của sản phẩm
làm dở.
Giá trị sản phẩm Tổng chi phí Giá thành kế hoạch
làm dở của = sản xuất của - của số sản phẩm
đơn đặt hàng đơn đặt hàng đã hoàn thành
Bài tập ứng dụng 4:Tại Doanh nghiệp X có 1 phân xưởng chính số I sản xuất theo đơn đặt hàng. Trong
tháng 10/X nhạn sản xuất 2 đơn đặt hàng Avà B.
Tình hình chi phí sản xuất tập hợp được theo đơn đặt hàng như sau (100đ):
Khoản mục ĐĐH A ĐĐH B

- Chi phí NVLTT 30.000 40.000
- Chi phí NCTT 11.000 14.000
- Chi phí SX chung là 28.000 phân bổ cho 2 ĐĐH theo tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Cuối đơn đặt hàng A sản xuất xong, giao 100 sản phẩm hoàn thành cho khách hàng, đơn đặt hàng
B chưa hoàn thành.
Yêu cầu: Tính giá thành đơn đặt hàng
Phân bổ chi phí chung cho từng đơn đặt hàng
28.000.000
ĐĐH A = x 30.000.000 = 12.000.000
70.000.000
28.000.000
ĐĐH B = x 40.000.000 = 16.000.000
70.000.000
Giá thành ĐĐH A = 30.000.000 + 11.000.000 + 12.000.000 = 53.000.000
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH ĐƠN ĐẶT HÀNG
Số lượng: 100 ĐVT: 1000đ
Khoản mục
DD Đầu
tháng
Chi phí phát sinh
DD Cuối
tháng
Tổng giá
thành
Giá thành
đơn vị
ĐĐH A ĐĐH B
-Cphí NVLTT 30.000 40.000 40.000 30.000 300
-Cphí NCTT 11.000 14.000 14.000 11.000 110
-Cphí SXC 12.000 16.000 16.000 12.000 120

Cộng 53.000 70.000 70.000 53.000 530
1.4.3.4. Phương pháp tính giá thành định mức:
* Phương pháp này áp dụng đối với các Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất ổn định, có
hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí, dự toán chi phí tiên tiến, hợp lý, sát thực tế, chế độ
ghi chép ban đầu ở các bộ phận làm tốt. Tính theo phương pháp này nhằm kiểm tra tình hình thực tế định
mức, tình hình sử dụng hợp lý, tiết kiệm định mức, giảm khối lượng ghi chép, tính toán.
* Phương pháp như sau:
Bước 1: Tính giá thành định mức của sản phẩm:
Căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành về các chi phí trực tiếp và các dự toán chi phí
chung để tính.
+ Nếu sản phẩm do nhiều chi tiết tạo thành thì phải tính giá thành định mức của từng chi tiết sau đó
tổng cộng lại thành giá thành định mức của thành phẩm.
+ Nếu sản phẩm do nhiều giai đoạn chế biến liên tục tạo thành thì phải tính giá thành định mức của
nữa thành phẩm ở giai đoạn sau đó tổng cộng lại thanh giá thnàh của SP.
Bước 2 : Tính số chênh lệch do thay đổi định mức:
Vì giá thành định mức theo các định mức hiện hành do vậy khi có sự thay đổi định mức cần phải
tính toán lại theo định mức mới. Đó là sự thay đổi (tăng, giảm) định mức chi phí sản xuất để sản xuất ra 1
đơn vị sản phẩm do việc áp dụng định mức mới tiên tiến hơn, tiết kiệm hơn thay thế định mức đã lỗi thời.
Việc thay đổi thường tiến hành vào đầu tháng, do vậy tính định mức thay đổi chủ yếu là thay đổi sản
phẩm dở dang. Số chênh lệch đó là định mức mới trừ (-) đinh mức cũ.
Nguyên nhân thay đổi thưòng là:
+ Thay thế nguyên vật liệu bằng nguyên vật liệu khác
+ Xuất bổ sung vật liệu để sữa chữa sản phẩm hỏng
+ Giá thị trường biến động.
+ Trả lương cho công nhân do công cụ làm việc không phù hợp
+ Trả lương công nhân do không theo quy trình công nghệ
+ Thay đổi dự toán chi phí quản lý chung.
Bước 3 : Xác định số chênh lệch do thoát ly đinh mức:
Đó là số chênh lệch do sử dụng tiết kiệm hay lãng phí (vượt chi) của từng khoản mục CP
Chênh lệch thoát = Chi phí thực tế - Chi phí định mức

ly định mức theo khoản mục theo khoản mục
Bước 4: Tính giá thành thực tế của sản phẩm, công việc hoàn thành.
Sau khi xác đinh được giá thành định mức, số chênh lệch do thay đổi định mức, số chênh lệch do
thoát ly định mức =>Tính giá thành thực tế như sau:
Giá thành Giá thành Chênh lệch Chênh lệch
thực tế SP = định mức + do thay đổi + do thoát ly
công việc của sản phẩm định mức định mức
1.4.3.5. Phương pháp tính giá thành kết hợp
Phương pháp tính giá thành loại trừ giá trị sản phẩm phụ
* Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp trong cùng một quy trình công nghệ
ngoài sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ. Để tính được giá thành của sản phẩm chính phải loại
trừ phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí của quy trình. Chi phí của sản phẩm
phụ thường dược tính theo giá kế hoạch hay theo giá bán thực tế sau khi đã trừ phần chi nếu có.
• Tính giá thành sản phẩm chính
Tổng Giá trị Chi phí Chi phí Giá trị
giá thành = P dở + sản xuất - SP dở - của
SP chính đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ SP phụ
Chú ý: chi phí sản xuất phụ có thể tính theo khoản mục bằng cách tính tỉ trọng bằng các tính tổng chi phí
như sau:
1.4.3.5.1. Phương pháp tính giá thành theo hệ số.
* Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất,
sử dụng một thứ nguyên liệu, thu được nhiều sản phẩm khác nhau (Hoá chất, cơ khí, chế tạo, điện cơ )
* Đặc điểm: Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là
từng loại sản phẩm trong quy trình đó.
* Trình tự tính giá thành
- Trước hết tổng cộng chi phí của quá trình sản xuất để xác định tổng giá thành chung cho các loại
sản phẩm thu được đồng thời.
- Quy đổi sản phẩm thu được của từng loại về SP tiêu chuẩn theo các hệ số quy định
Số sản phẩm = Số sản phẩm x Hệ số quy đổi
Tiêu chuẩn từng loại của từng loại SP

- Xác định giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn
Giá thành Tổng giá thành chung của các loại sản phẩm
đơn vị SP =
tiêu chuẩn Tổng số lượng sản phẩm tiêu chuẩn
- Xác định giá thành từng loại sản phẩm:
Tổng giá thành Số lượng SP Giá thành
từng loại = tiêu chuẩn x đơn vị SP
sản phẩm từng loại tiêu chuẩn
1.4.3.5.2. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ
* Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất,
sử dụng một thứ nguyên liệu, thu được nhóm sản phẩm cùng loại với kích cỡ, sán phẩm khác nhau.
* Đẳc điểm : Đối tượng tập hợp chi phí là tập hợp theo nhóm sản phẩm của toàn bộ quy trình
công nghệ, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm trong quy trình đó.
* Trình tự tính giá thành :
- Trước hết tổng cộng chi phí của quá trình sản xuất để xác định tổng giá thành thực tế của nhóm
sản phẩm .
- Xác định tỷ lệ tính giá thành : Căn cứ vào giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức .
Tổng giá thành thực tế toàn bộ sản phẩm
Tỷ lệ giá thành = x 100
Tổng giá thành theo kế hoạch (Định mức)
Xác định gía thành từng quy cách, kích cỡ, phẩm cấp trên cơ sở tỷ lệ :
Giá thành thực tế Giá thành kế hoạch tỷ lệ
từng quy cách , = (Giá thành định mức) x giá
từng kích cỡ từng quy cách, kích cỡ thành

Như vậy nhìn chung các phương pháp tính giá thành đều dựa trên cơ sở phương pháp trực tiếp hay
tổng cộng chi phí kết hợp với các phương pháp khác để tính ra giá thành, giá thành đơn vị các loại sản
phẩm phù hợp với đặc điểm sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.
Bằng các phương pháp tính giá thành ở trên, chúng ta có thể chọn lựa được một phương pháp tính giá thành
phù hợp nhất, đảm bảo tính chính xác của giá thành sản phẩm.

×