Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí pvi duyên hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.47 KB, 49 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Mục lục
Trang
Lời mở đầu 02
Phần I: Tìm hiểu chung về Tổng công ty cổ phần bảo hiểm PVI 03
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 03
2. Cơ cấu bộ máy tổ chức Mạng lưới dịch vụ 10
3. Các nghiệp vụ kinh doanh của công ty 13
4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2011 15
Phần II: Tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển 16
2.1. Giới thiệu về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XHK 16
2.2. Quy trình khai thác 25
2.3. Quy trình giám định 37
2.4. Quy trình bồi thường 45
Kết luận và kiến nghị 52
Sinh viên: Cao Minh Bình Trang 1
Lớp: QBH52 - ĐH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Lời mở đầu
Bảo hiểm Hàng hải nói riêng và bảo hiểm nói chung đã ra đời từ rất lâu
trên thế giới. Nó cho thấy một điều rằng: con người đã quan tâm tới việc đảm
bảo sức khỏe, tuổi thọ của mình từ rất sớm cũng như việc đảm bảo an toàn về
mặt tài chính cho mọi hoạt động của họ.
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là một
nghiệp vụ truyền thống của bảo hiểm hàng hải và đến nay nó đã trở thàng tập
quán thương mại quốc tế. Sự phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất
nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển đã tạo điều kiện cho các nhà xuất nhập
khẩu yên tâm mở rộng quy mô hoạt động, đảm bảo khả năng tài chính của doanh


nghiệp, đồng thời đẩy nhanh quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, ở thị trường đầy tiềm năng này hiện tại chỉ có khoảng 5% kim
ngạch hàng xuất khẩu và 33% kim ngạch hàng nhập khẩu tham gia bảo hiểm
trong nước. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giành lại thị phần nghiệp vụ cho các
doanh nghiệp bảo hiểm trong nước cũng như hạn chế chảy máu ngoại tệ ra nước
ngoài đang là thách thức và khó khăn với các công ty bảo hiểm Việt Nam.
Để tìm hiểu vấ đề này Báo cáo thực tập tốt nghiệp của em sẽ trình bày chi
tiết cụ thể quy trình khai thác, giám định, bồi thường về nghiệp vụ Bảo hiểm
hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty cổ phần
Bảo hiểm Dầu khí PVI Duyên Hải .
Sinh viên: Cao Minh Bình Trang 2
Lớp: QBH52 - ĐH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHẦN I: TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Tên Tiếng Việt : TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM
DẦU KHÍ VIỆT NAM
Tên giao dịch đối ngoại : Petrovietnam Insurance Joint stock Corporation
Tên viết tắt : PVI
Logo :
Trụ sở chính : Tòa nhà 154 Nguyễn Thái Học, Hà Nội
Điện thoại : 04 3735588
Fax : 04 3736284
Website :
1. Vài nét tổng quan về Tổng công ty bảo hiểm Dầu khí
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI), tiền thân là
công ty bảo hiểm Dầu khí được thành lập ngày 23/01/1996 theo quyết định số
12/BT của bộ trưởng, chủ nhiệm văn phòng Chính Phủ; được Bộ tài chính cấp
giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và đăng ký hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 07
TC/GCN ngày 02/12/1995.

Sinh viên: Cao Minh Bình Trang 3
Lớp: QBH52 - ĐH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PVI là thành viên của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, có phạm vi hoạt
động trên toàn lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài. PVI ra đời với nhiệm vụ: xây
dựng chương trình quản trị rủi ro, đảm bảo an toàn tài sản cũng như các hoạt
động của ngành, đồng thời trực tiếp kinh doanh sinh lợi để tăng tiềm lực tài
chính cho tập đoàn.
Sau hơn 15 năm hoạt động, PVI đã có những bước phát triển vượt bậc,
với vốn điều lệ đạt 1.535 tỷ đồng, doanh thu năm 2011 đạt 4.989 tỷ đồng, hiện
đứng thứ hai về thị phần trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam và tiếp
tục giữ vững vị trí đứng đầu lĩnh vực bảo hiểm công nghiệp trong nước.
Trong 5 năm đầu thành lập, PVI đã duy trì và củng cố hoạt động của mình
với tổng doanh thu đạt 514 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước trên 48 tỷ đồng và
30 tỷ đồng lợi nhuận, đây là giai đoạn Công ty tập trung gây dựng cơ sở vật chất
và đào tạo đội ngũ nhân viên của mình.
Sinh viên: Cao Minh Bình Trang 4
Lớp: QBH52 - ĐH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Năm 2001: doanh thu đạt 187 tỷ đồng tăng 167% so với năm 2000. Năm
2002, PVI đã tận dụng lợi thế thương hiệu và năng lực tài chính của mình để
vươn lên thống lĩnh thị trường ở lĩnh vực bảo hiểm hàng hải và xây dựng lắp
đặt.
Từ năm 2005, PVI đã có những bước trưởng thành quan trọng về cung
cấp dịch vụ bảo hiểm cho các dự án dầu khí lớn tại nước ngoài và tăng cường
nhận tái bảo hiểm từ Triều Tiên, Trung Quốc… Từ đó PVI thành lập các chi
nhánh khu vực và phát triển mạng lưới đại lý chuyên nghiệp trên khắp các tỉnh
thành trong cả nước.
Năm 2006, PVI đã đánh dấu chặng đường 10 năm hình thành và phát
triển bằng sự kiện đạt doanh thu 1.000 tỷ vào ngày 26/9/2006 cùng với việc vốn

và tài sản được nâng lên đáng kể. Đây là dựng và phát triển thương hiệu Bảo
năm thứ 6 liên tiếp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch do Tập đoàn giao với
tổng doanh thu đạt 1.300 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 102 tỷ đồng, lợi
nhuận đạt trên 62 tỷ đồng…
Tháng 9/2006, Bộ Công nghiệp và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
đã có Quyết định cổ phần hóa PV. Ngày 12/4/2007 là ngày Tổng công ty cổ
phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam chính thức ra mắt, đánh dấu sự chuyển mình
cho những thành công rực rỡ tiếp theo.
Nãm 2007: Chính thức trở thành Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí
hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên PVI đã thể hiện bản lĩnh vững
vàng thể hiện qua việc thích ứng nhanh chóng với cơ chế quản lý mới, doanh thu
đạt 2000 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 250 tỷ đồng.
Nãm 2008: mặc dù phải đối mặt với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn thế giới, tuy nhiên PVI đã vượt qua khó khăn với mức doanh thu
Sinh viên: Cao Minh Bình Trang 5
Lớp: QBH52 - ĐH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
đạt 2.694 tỷ đồng làm tiền đề cho mốc ấn tượng 3000 tỷ đồng vào tháng
12/2009.
Năm 2010: Đây cũng là thời điểm thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tăng
trưởng mạnh với tổng doanh thu 17.072 tỷ đồng, tăng trưởng 25% so với năm
2009.
Năm 2011: Ghi một dấu mốc đặc biệt trong lịch sử phát triển của PVI
Holdings: Đạt doanh thu cao nhất từ trước đến nay, tái cấu trúc thành công hoạt
động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và được đón nhận danh hiệu Anh
hùng Lao động… Lần đầu tiên, PVI đã đạt doanh thu trên 5.200 tỷ đồng, tăng
trưởng trên 15% so với năm 2010. Năm 2011, PVI nộp ngân sách nhà nước trên
440 tỷ đồng, tăng 47% so với năm trước. PVI tiếp tục được xem là nhà bảo hiểm
công nghiệp hàng đầu tại thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Năm 2011 là năm thứ 2 liên tiếp PVI được A.M Best xếp hạng năng lực

tài chính ở mức B+ (Tốt) và World Finance trao giải thưởng Doanh nghiệp Bảo
hiểm tiêu biểu của Việt Nam.
Chiến lược phát triển PVI đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025 trở
thành Tổng công ty Bảo hiểm - Tài chính hàng đầu thông qua việc chiếm lĩnh thị
trường trong nước, phát triển ra thị trường quốc tế đối với mảng kinh doanh bảo
hiểm và triển khai mạnh các hoạt động đầu tư Tài chính.
Sinh viên: Cao Minh Bình Trang 6
Lớp: QBH52 - ĐH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2. Công ty Bảo hiểm Dầu khí Duyên Hải
Tên viết tắt: PVI Duyên Hải
Địa chỉ: Tầng 7, Tòa nhà DG, số 15 Trần Phú, Ngô Quyền, TP Hải Phòng
Thành phố: Hải Phòng
Điện thoại: 031 3747 366
Fax: 031 3747 355
Email:
Website:
II. CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ TỔNG CÔNG TY
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam được tổ chức và hoạt
động tuân thủ theo:
- Luật Doanh nghiệp và Luật kinh doanh Bảo hiểm của Nước Cộng hòa xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam .
- Điều lệ Công ty được Đại hội đồng Cổ đông lần I ngày 08/02/2007 nhất trí
thông qua.
Sinh viên: Cao Minh Bình Trang 7
Lớp: QBH52 - ĐH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Sinh viên: Cao Minh Bình Trang 8
Lớp: QBH52 - ĐH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Tổng công ty, quyết
định tổ chức lại và giải thể Tổng công ty, định hướng phát triển của Tổng công ty,
bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên Ban Kiểm soát.
Hội đồng Quản trị
Hội đồng Quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của Tổng công ty, có đầy đủ
quyền hạn để thay mặt ĐHĐCĐ quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu và
lợi ích của Tổng công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại hội đồng
Cổ đông. Cơ cấu Hội đồng Quản trị hiện tại như sau:
Ông Nguyễn Anh Tuấn: Chủ tịch Hội đồng quản trị
Ông Tôn Thiện Việt: Phó chủ tịch HĐQT
Ông Bùi Vạn Thuận: Uỷ viên HĐQT/Tổng Giám Đốc
Ông Trần Văn Kim: Uỷ viên HĐQT
Ông Nguyễn Khuyến Nguồn: Ủy viên HĐQT
Ban Tổng Giám đốc: Ban Tổng Giám đốc bao gồm Tổng giám đốc và các phó
Tổng giám đốc, do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm. Cơ cấu Ban Tổng Giám đốc
hiện tại như sau:
Ông Bùi Vạn Thuận: Tổng Giám đốc
Ông Trần Văn Quý: Phó Tổng Giám đốc
Ông Nguyễn Hoàng Tuấn: Phó Tổng Giám đốc
Ông Phạm Anh Đức: Phó Tổng Giám đốc
Ông Vũ Văn Thắng: Phó Tổng Giám đốc
Ông Bùi Ngọc Thắng : Phó Tổng Giám đốc
Sinh viên: Cao Minh Bình Trang 9
Lớp: QBH52 - ĐH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Ban kiểm soát
Ban Kiểm soát do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông
để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Tổng công ty.
Cơ cấu Ban kiểm soát hiện tại như sau:

Bà Hà Lan: Trưởng Ban Kiểm soát
Bà Hồ Thu Hương: Uỷ viên
Ông Phạm Trường Giang : Uỷ viên
Khối quản lý: Khối quản lý có chức năng Tham mưu và giúp TGĐ chỉ đạo
Khối kinh doanh
Khối kinh doanh bao gồm các ban: Ban bảo hiểm năng lượng, Ban bảo hiểm
kỹ thuật, Ban bảo hiểm hàng hải, Ban tái bảo hiểm, Ban đầu tư tài chính, Ban đầu
tư dự án và các chi nhánh.
III. MẠNG LƯỚI DỊCH VỤ
Văn phòng Tổng công ty
Địa chỉ: 154 Nguyễn Thái Học, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 84.4.37335588 Fax: 84.4.37336284
25 công ty thành viên:
1. PVI Hà Nội
Địa chỉ: Tầng 4, Khu A, số 22 Láng Hạ, Q. Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04 – 3776 2222 Fax: 04 – 3776 4222
2. PVI Đông Đô
Địa chỉ: 402 Trần Khát Trân. Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 04.3972 5875 Fax: 04.3972 5300
3. PVI Thăng Long
Địa chỉ: 10 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 04. 6285 0268 Fax: 04. 6285 0269
Sinh viên: Cao Minh Bình Trang 10
Lớp: QBH52 - ĐH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
4. PVI Hải Dương
Địa chỉ: 1 Vương Chiêu, Quang Trung, Tp. Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Điện thoại: 0320. 384 8523 Fax: 0320. 3848521
5. PVI Duyên Hải
Địa chỉ: Tầng 7, tòa nhà DG, 15 Trần Phú, Ngô Quyền, Hải Phòng

Điện thoại: 031. 374 7366 Fax: 031. 3747355
6. PVI Bắc Sông Hồng
Địa chỉ: số 306 Trần Hưng Đạo – TP Bắc Ninh
Điện thoại: 0241.6255566 Fax: 0241.6255186
7. PVI Quảng Ninh
Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Habubank, số 18, đường 25/4, P. Bạch Đằng, TP
Hạ Long
Điện thoại: 033.3622028 Fax: 033.3622029
8. PVI Nam Sông Hồng
Địa chỉ: 121 Lê Hồng Phong - TP. Nam Định
Điện thoại: 0350.3831668 Fax: 0350.3831416
9. PVI Hùng Vương
Địa chỉ: 241 đường Mê Linh, phường Liên Bảo, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc
Điện thoại: 0210.3616666 Fax: 0210.3616688
10. PVI Thanh Hóa
Địa chỉ: Lô 28 Bà Triệu - P. Đông Thọ - TP. Thanh Hóa
Điện thoại: 037.3713513 Fax: 037.3713512
11. PVI Bắc Trung Bộ
Địa chỉ: Số 5 Lê Hồng Phong, TP.Vinh, tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 038.3596265 Fax: 038.3843388
12. PVI Đà Nẵng
Địa chỉ: 54-56 Nguyễn Văn Linh, P.Nam Dương, Q.Hải Châu, TP Đà Nẵng
Sinh viên: Cao Minh Bình Trang 11
Lớp: QBH52 - ĐH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Điện thoại: 0511.3896896 Fax: 0511.3895890
13. PVI Nam Trung Bộ
Địa chỉ: 37 Hai Bà Trưng - TP. Quảng Ngãi
Điện thoại: 055.3829555 Fax: 055.3829059

14. PVI Khánh Hòa
Địa chỉ: 16A Tô Hiến Thành, phường Tân Lập, TP Nha Trang
Điện thoại: 058.3516671 Fax: 058.3516673
15. PVI Bình Dương
Địa chỉ: 510 Đại Lộ Bình Dương - Tx. Thủ Dầu Một - BD
Điện thoại: 0650.3872528 Fax: 0650.872.526
16. PVI Đông Nam Bộ
Địa chỉ: 5/4A - đường Đồng Khởi, KP1, phường Tân Mai, Biên Hòa - Đồng
Nai
Điện thoại: 0613.3895997 Fax: 0613.3895934
17. PVI Vũng Tàu
Địa chỉ: Số 58A Võ Thị Sáu, Phường 2
Điện thoại: 064.3810040 Fax: 064.3810044
18. PVI Sài Gòn
Địa chỉ: Tầng 4-6, 90A Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM
Điện thoại: 08.38244255 Fax: 08.38224121
19. PVI Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 3A & 5, tòa nhà TMS, 172 Hai Bà Trưng, P. ĐaKao, Quận 1,
HCM
Điện thoại: 08.38246421 Fax: 08.38246422
20. PVI Tây Nam
Địa chỉ: Số 43, đường Mậu Thân, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều,
Cần Thơ
Điện thoại: 0710.3763067 Fax: 0710.3763068
Sinh viên: Cao Minh Bình Trang 12
Lớp: QBH52 - ĐH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
21. PVI Bến Thành
Địa chỉ: Lầu 4 -7, 13 Cao Thắng, P.2, Q.3, Tp. HCM
Điện thoại: 08.39291268 Fax: 08.39291269

22. PVI Sông Tiền
Địa chỉ: 450A, Trần Hưng Đạo, P4, TP Mỹ Tho, Tiền Giang
Điện thoại: 073 3255888 Fax: 073 3255889
23. PVI Tây Nguyên
Địa chỉ: 150 Lê Thánh Tông, TP. Buôn Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk
Điện thoại: 0500 3957400 Fax: 0500 3957405
24. PVI Cà Mau
Địa chỉ: 705 Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau
Điện thoại: 0780 3828969 Fax: 0780 3828565
25. PVI Miền Nam
Địa chỉ: Phòng 307 – 308 Lầu 3 số 1 – 5 Lê Duẩn, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại: 083 9111 666 Fax: 083 910 7083
IV. CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
- Bảo hiểm dầu khí
- Bảo hiểm hàng hải
- Bảo hiểm kỹ thuật / Tài sản
- Bảo hiểm hàng không
- Bảo hiểm trách nhiệm
+Bảo hiểm trách nhiệm Bên thứ ba
+ Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm
+ Bảo hiểm trách nhiệm của người chủ sử dụng lao động
+ Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiến trúc sư và các tổ chức tư vấn
Sinh viên: Cao Minh Bình Trang 13
Lớp: QBH52 - ĐH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Bảo hiểm con người
+ Bảo hiểm tai nạn cá nhân
+ Bảo hiểm sinh mạng cá nhân
+ Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật
+ Bảo hiểm con người kết hợp

+ Bảo hiểm du lịch trong nước
+ Bảo hiểm người Việt Nam du lịch nước ngoài
+ Bảo hiểm người nước ngoài du lịch Việt Nam
+ Bảo hiểm tai nạn cá nhân đối với người nước ngoài
- Bảo hiểm xe cơ giới
+ Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hoá chở trên xe
+ Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
+ Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi sau xe máy, trên xe ôtô
+ Bảo hiểm kết hợp xe cơ giới
- Bảo hiểm con người trách nhiệm cao “ PVI Care”, "PVI Energy Care"
- Bảo hiểm y tế tự nguyện
- Bảo hiểm chi phí y tế và vận chuyển cấp cứu
- Bảo hiểm nông nghiệp
- Bảo hiểm khác
Sinh viên: Cao Minh Bình Trang 14
Lớp: QBH52 - ĐH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
V. TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY NĂM 2011
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu 2011 2010
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 4.898.550.688.346 3.985.254.404.809
2.Các khoản giảm trừ doanh thu 147.407.622.625 315.623.408.923
3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4.751.143.065.721 3.669.630.995.886
4.Giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ 3.586.942.307.393 2.842.501.560.986
5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.146.200.758.328 827.129.434.990
6.Doanh thu hoạt động tài chính 849.742.957.109 607.270.254.892
7.Chi phí hoạt động tài chính 580.178.717.971 309.375.815.217
8.Chi phí bán hàng 787.068.015.209 609.552.460.752
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 237.867.695.525 180.128.807.059

10.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 408.829.286.732 335.342.606.746
11.Thu nhập khác 54.451.327.371 796.694.697
12.Chi phí khác 50.190.644 86.297.949
13.Lợi nhuận khác 54.401.136.727 683.396.748
14.Lợi nhuận thuần trong công ty liên doanh, liên
kết
4.767.360.791 -
15.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 467.997.784.250 336.026.003.512
16.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 120.370.549.130 39.386.184.594
17.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 347.627.235.120 296.739.818.914
Sinh viên: Cao Minh Bình Trang 15
Lớp: QBH52 - ĐH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu 2.066 2.189
PHẦN II: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH KINH DOANH NGHIỆP VỤ
BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HÓA
XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1. Quy tắc, điều khoản bảo hiểm
- Quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển kèm theo quyết định số
79/QĐ-PVIBH ngày 31/7/2011 của Tổng giám đốc Tổng công ty bảo hiểm PVI.
- Các điều khoản chính của hiệp hội bảo hiểm London (ICC) (tiếng Việt)
ban hành theo Quyết định số 79/QĐ-PVIBH ngày 31/7/2011 của tổng giám đốc
Tổng công ty bảo hiểm PVI; Các điều khoản chính (ICC – Tiếng Anh) áp dụng
theo quyết định số 76/QĐ-PVIBH ngày 31/7/2011 của Tổng giám đốc Tổng công
ty bảo hiểm PVI.
- Các điều khoản bỏ sung bảo hiểm hàng hóa áp dụng theo quyết định số
77/QĐ-PVIBH ngày 31/7/2011 của Tổng giám đốc Tổng công ty bảo hiểm PVI.
(Các quy tắc, điều khoản Bảo hiểm hàng hóa đã được đưa lên ISO Online, Mục

Điều khoản bảo hiểm – Hàng hóa)
- Và các điều kiện áp dụng bắt buộc theo quy định.
2. Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa
Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa là một văn bản trong đó Bảo hiểm PVI cam
kết bồi thường cho Người được bảo hiểm những mất mát, thiệt hại (bao gồm cả các
chi phí) xảy ra đối với hàng hóa dược bảo hiểm đang trong quá trình vận chuyển
do các rủi ro được bảo hiểm gây nên, còn Người được bảo hiểm phải trả phí bảo
hiểm.
Sinh viên: Cao Minh Bình Trang 16
Lớp: QBH52 - ĐH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Hợp đồng bảo hiểm phải được đăng ký bằng văn bản. Mỗi hợp đồng đều bao
gồm các điều khoản chi tiết theo mẫu HĐ 01.3a.KTBH
Các loại hợp đồng bảo hiểm hàng hóa
+ Hợp đồng bảo hiểm chuyến
+ Hợp đồng bảo hiểm có thời hạn
+ Hợp đồng bảo hiểm chuyến và thời hạn kết hợp
+ Hợp đồng bảo hiểm có giá trị xác định
+ Hợp đồng bảo hiểm không xác định giá trị
+ Hợp đồng bảo hiểm mở sẵn/hợp đồng bao
+ Hợp đồng bảo hiểm nguyên tắc/khai báo chi tiết sau.
2. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm
- Giá trị bảo hiểm (GTBH): là giá trị thực tế của hàng hóa, thường là giá CIF, bao
gồm: giá hàng hóa, cước vận chuyển, phí bảo hiểm, GTBH được tính theo công
thức:
CIF =
C + F
1 - R
Trong đó:
C (Cost): Giá hàng được tính bằng giá FOB ở cảng đi.

F (Freight): Cước phí vận chuyển
R (Rate): Tỷ lệ phí bảo hiểm
Sinh viên: Cao Minh Bình Trang 17
Lớp: QBH52 - ĐH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Nếu bảo hiểm cả phần lãi dự tính, công thức tính giá trị bảo hiểm như sau:
V =
(C + F) . (a + 1)
1 – R
Trong đó:
V - Giá trị bảo hiểm
F - Cước phí vận chuyển
C - Giá FOB của hàng hoá
a - Số phần trăm lãi dự tính
R - Tỷ lệ phí bảo hiểm
Thường lãi dự tính là 10%, do đó giá trị bảo hiểm thường được tính 110% CIF.
- Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là toàn bộ hay một phần giá trị bảo hiểm, do Người được bảo
hiểm yêu cầu và được bảo hiểm.
Phí bảo hiểm (P) được xác định như sau:
Phí bảo hiểm = số tiền bảo hiểm x R
+Số tiền bảo hiểm có thể là CIF/CIF + 10%
(trong trường hợp khách hàng mua bảo hiểm cả phần phí bảo hiểm), hoặc
+Số tiền bảo hiểm có thể là FOB/ FOB + 10% hoặc C&F/C&F + 10%
(trong trường hợp khách hàng không mua bảo hiểm phần phí bảo hiểm)
Sinh viên: Cao Minh Bình Trang 18
Lớp: QBH52 - ĐH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+Trường hợp phát sinh phụ phí tàu già:
I

tàu già
= Số tiền bảo hiểm x R
tàu già
Và tổng phí bảo hiểm sẽ là:
I
tổng cộng
= I + I
tàu già
Lưu ý:
+Chỉ chấp nhận bảo hiểm nếu tàu vận chuyển không quá 25 tuổi ( trừ khi có
sự chấp thuận của Tổng công ty bằng văn bản)
+ Tàu từ 15 – 20 tuổi: 0,1% STBH
+ Tàu từ 20 – 25 tuổi: 0,2 % STBH
Phí bảo hiểm có tính thêm 10% VAT
3. Các điều kiện bảo hiểm
Hiệp hội bảo hiểm London đã ban hành bộ điều kiện ICC1982 gồm 5 điều
kiện bảo hiểm là: điều kiện bảo hiểm A, B, C, điều kiện bảo hiểm chiến tranh, điều
kiện bảo hiểm đình công. Trong đó điều kiện bảo hiểm A là điều kiện bảo hiểm
rộng nhất, công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm về mọi rủi ro, tổn thất hư hại xảy ra
cho đối tượng bảo hiểm trừ những rủi ro loại trừ bao gồm các Loại trừ chung và rủi
ro chiến tranh, đình công. Các điều kiên khác có giới hạn trách nhiệm hẹp hơn.
Qui tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển do các
công ty bảo hiểm Việt Nam soạn thảo trên cơ sở vận dụng ICC1982.
4. Phạm vi bảo hiểm
Người mua bảo hiểm có thể lựa chọn một trong 3 điều kiện A, B, C. Điều
kiện A tương tự như ICC1982. Riêng điều kiện B, C trách nhiệm của Người bảo
hiểm cộng thêm trách nhiệm đối với hàng hóa trở trên tàu bị mất tích.
Sinh viên: Cao Minh Bình Trang 19
Lớp: QBH52 - ĐH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Điều khoản bảo hiểm hàng hoá A (CL.252, 1/1/82)
- Bảo hiểm này bảo hiểm cho mọi rủi ro của tổn thất, chi phí xảy ra cho đối tượng
được bảo hiểm trừ những điểm loại trừ nêu cụ thể trong Quy tắc bảo hiểm.
- Bảo hiểm này bồi thường cho tổn thất chung và chí phí cứu hộ
- Mở rộng để bồi thường cho Người được bảo hiểm phần trách nhiệm theo điều
khoản “Hai tàu đâm va cùng có lỗi”
Điều khoản bảo hiểm hàng hóa B (CL.253, 1/1/82)
a) Tổn thất, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm có thể quy hợp lý cho:
- Cháy hoặc nổ
- Tàu, thuyền bị mắc cạn, chạm đáy, chìm đắm, lật úp
- Phương tiện chuyên chở đường bộ bị lật đổ hay trật bánh
- Đâm va của tàu, thuyền, phương tiện chuyên chở với bất kỳ vật thể bên ngoài nào
không phải nước
- Dỡ hàng tại cảng lánh nạn
- Động đất, núi lửa phun, sét đánh
b) Tổn thất, thiệt hại của đối tượng được bảo hiểm gây ra bởi
- Hy sinh tổn thất chung
- Ném hàng xuống biển hoặc nước cuốn trôi
- Nước biển, sông, hồ xâm nhập vào tàu, thuyền, phương tiện vận chuyển, thùng
chứa, xe hàng hoặc nơi chứa hàng
c) Tổn thất toàn bộ cảu bất cứ kiện hàng nào rơi khỏi mạn, rơi mất trong khi xếp,
dỡ, chuyển tải.
d) Tổn thất chung và chi phí cứu hộ phát sinh nhằm tránh hoặc liên quan đến việc
phòng tránh tổn thất.
e) Trách nhiệm theo điều khoản “Hai tàu đâm va cùng có lỗi”.
Sinh viên: Cao Minh Bình Trang 20
Lớp: QBH52 - ĐH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Điều khoản bảo hiểm hàng hóa C (CL.254, 1/1/82)
Bảo hiểm này bồi thường cho:

a) Tổn thất, thiệt hại của đối tường được bảo hiểm có thể quy hợp lý cho
- Cháy và nổ
- Tàu, thuyền bị mắc cạn, chạm đáy, chìm đắm, lật úp
- Phương tiện chuyên chở đường bộ bị lật đổ hay trật bánh
- Đâm va của tàu, thuyền, phương tiện chuyên chở với bất kỳ vật thể bên ngoài nào
không phải nước.
- Dỡ hàng tại cảng lánh nạn
b) Tổn thất, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm gây ra bởi
- Hy sinh tổn thất chung
- Ném hàng xuống biển
c) Tổn thất chung và chi phí cứu hộ phát sinh nhằm trách hoặc liên quan đến việc
phòng tránh tổn thất
d) Phần trách nhiệm của Người được bảo hiểm theo điều khoản “Hai tàu đâm va
cùng có lỗi”.
5. Những tổn thất, chi phí thuộc trách nhiệm của công ty bảo hiểm
- Tổn thất là tình trạng mất mát, hư hại hay giảm giá trị của hàng hóa do những rủi
ro được bảo hiểm gây ra.
- Chi phí là khoản tiền mà Người được bảo hiểm chi ra hoặc phải đóng góp liên
quan đến việc đề phòng, hạn chế tổn thất cho hàng hóa, bốc dỡ, lưu kho tại cảng
lánh nạn, khiếu nại người thứ va, cứu hộ, giám định tổn thất và những chi phí phát
sinh do hậu quả của những rủi ro được bảo hiểm gây ra.
Căn cứ vào quy mô, mức độ tổn thất, tổn thất được phân loại thành:
Sinh viên: Cao Minh Bình Trang 21
Lớp: QBH52 - ĐH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ Tổn thất bộ phận: Tổn thất bộ phận là sự mất mát hoặc giảm giá trị và giá
trị sử dụng của hàng hoá nhưng chưa ở mức độ mất hoàn toàn. Tổn thất bộ phận có
thể là tổn thất về số lượng, trọng lượng, thể tích, phẩm chất hoặc giá trị.
+ Tổn thất toàn bộ: Tổn thất toàn bộ là trường hợp toàn bộ hàng hoá bị hư
hỏng hoặc bị phá huỷ, có thể có trường hợp số lượng thì còn nguyên nhưng giá trị

thì không còn gì cả. Tổn thất toàn bộ có thể là tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thất
toàn bộ ước tính.
Căn cứ vào quyền lợi, nghĩa vụ của các bên, tổn thất được phân loại thành:
+ Tổn thất riêng: là tổn thất chỉ gây ra thiệt hại cho quyền lợi của một vài
chủ hàng trong toàn bộ chuyến hành trình, do những rủi ro được bảo hiểm gây ra
và không phải là tổn thất chung. Quyền lợi bị tổn thất không liên quan đến các
quyền lợi khác và tổn thất hay tổn hại phải là ngẫu nhiên và bất ngờ gây ra bởi một
rủi ro được bảo hiểm. Tổn thất riêng có thể là tổn thất bộ phận hoặc tổn thất toàn
bộ của các quyền lợi riêng biệt.
Bảo hiểm không những bồi thường giá trị thiệt hại vật chất của tổn thất riêng
mà còn chi trả những chi phí liên quan đến tổn thất riêng nhằm hạn chế những hư
hại khi tổn thất xảy ra và gọi là tổn thất chi phí riêng.
+ Tổn thất chung: là loại tổn thất có liên quan đến tất cả mọi quyền lợi trên
một con tàu. Theo quy tắc York - Antwerp 1950 quy định: "khi nào đó và chỉ khi
có một sự hi sinh chi phí bất thường được tiến hành một cách hữu ích và hợp lý vì
an toàn chung để bảo toàn tài sản khỏi bị tai nạn trong một hành trình chung trên
biển thì lúc đó mới gọi là hành động tổn thất chung".
Việc phân loại tổn thất có ý nghĩa quan trọng để tính số tiền bồi thường của Người
bảo hiểm.
6. Rủi ro loại trừ
Sinh viên: Cao Minh Bình Trang 22
Lớp: QBH52 - ĐH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Trừ khi có thỏa thuận khác, Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với
những mất mát, hư hỏng hây chi phí gây ra bởi:
+ Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa hoặc hành động thù địch;
+ Việc chiếm, bắt giữ, cầm giữ tài sản hoặc kiềm chế và hậu quả của chúng
+ Mìn, thủy lôi, bom hay những vũ khí chiến tranh khác đang trôi dạt;
+ Đình công, cấm xưởng, rối loạn bạo động hoặc bạo động;
+ Người đình công, công nhận bị cấm xưởng, người gây rối loạn bạo đông hoặc

bạo động, kẻ khủng bố hay hành động vì động cơ chính trị;
+ Việc sử dụng các vũ khí chiến tranh có dùng đến năng lượng nguyên tử, hạt nhân
hoặc chất phóng xạ;
+ Khuyết tật vốn có hoặc tinh chất đặc biệt của hàng hóa bảo hiểm;
+ Hành động cố ý của bất kỳ người nào.
Trong mọi trường hợp Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với
những mất mát hư hỏng và chi phí do:
+ Việc làm xấu cố ý của Người được bảo hiểm;
+ Chậm trễ là nguyên nhân trực tiếp;
+ Tàu hoặc xà lan không đủ khả năng đi biển do tàu, xà lan, phương tiện vận
chuyển hoặc container không thích hợp cho việc chuyên chở hàng hóa mà Người
được bảo hiểm hay người làm công cho họ đã biết về tình trạng không đủ khả năng
đi biển và không thích hợp đó vào thời gian bốc xếp hàng hóa;
+ Bao bì không đầy đủ hoặc không thích hợp;
+ Hao hụt tư nhiên, hao mòn tự nhiên, dò chảy thông thường;
+ Chủ tàu, người quản lý tàu hoặc thuê tàu không được trả nợ hoặc thiếu thốn về
mặt tài chính gây ra;
+ Xếp hàng quá tải hoặc xếp hàng sai qui cách;
7. Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực từ khi hàng hóa được bảo hiểm rời
kho hoặc nơi chưa hàng hóa tại địa điểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm để bắt đầu
vận chuyển và tiếp tục có hiệu lực trong quá trình vận chuyển bình thường. Hợp
đồng bảo hiểm sẽ kết thúc hiệu lực tại một trong các thời điểm sau đây tùy theo
thời điểm nào đến trước:
+ Khi hàng hóa được giao vào kho hay nơi chứa hàng cuối cùng đã thỏa thuận
trong hợp đồng bảo hiểm.
Sinh viên: Cao Minh Bình Trang 23
Lớp: QBH52 - ĐH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ Khi hàng được giao vào kho hay nơi chứa hàng khác mà Người được bảo hiểm

chọn dùng làm nơi chứa hay phân phối hàng hóa nơi chứa hàng ngoài quá trình vận
chuyển bình thường.
+ Khi hết thời hạn 60 ngày sau khi hoàn thành dỡ hàng tại cảng dỡ hàng cuối cùng
ghi trên đơn bảo hiểm.
Trong trường hợp xảy ra sự chậm trễ trong quá trình vận chuyển mà Người
được bảo hiểm không thể khống chế được hoặc những trường hợp tàu đi chệch
hướng, dỡ hàng bắt buộc, chuyển tải ngoại lệ, hoặc thay đổi hành trình thì phải
thông báo cho Người bảo hiểm và trả thêm phí bảo hiểm nếu có yêu cầu.
II. QUY TRÌNH KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT
NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1. Các tài liệu trong một bộ hồ sơ khai thác bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
Tùy từng dịch vụ, nói chung bao gồm:
+ Thư chào phí bảo hiểm
+ Bản điều tra đánh giá rủi ro/ Bản kiểm tra đánh giá trước khi bảo hiểm(nếu có)
+ Giấy yêu cầu bảo hiểm
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm
+ Hợp đồng bảo hiểm
Sinh viên: Cao Minh Bình Trang 24
Lớp: QBH52 - ĐH
BO CO THC TP TT NGHIP
+ Bn kờ i tng c bo him/ danh mc hng húa ớnh kốm
+ Cỏc ti liu liờn quan khỏc ( thụng bỏo IBM, thụng bỏo ca Tỏi bo him)
+ Thi gian lu: 05 nm v lu ti P.KD/CN cp n
* Chỳ thớch : Cỏc biu mu : Giy yờu cu bo him, Bng ỏnh giỏ ri ro, Mu
n bo him, Giy chng nhn bo him u c ớnh kốm.
2. S quy trỡnh khai thỏc
a, Dch v trong phõn cp - Trng phũng KD/ Lónh o CN ký GCNBH.
Ngời thực
hiện
Các bớc công việc

Các bộ phận liên
quan
Mô tả công việc
CB khai thác,
ĐL, MG
CB khai thác
CB khai thác
CB khai thác
-

- +
Văn th, Phòng KD
/CN
Phòng KD/CN
Phòng KD/CN
Phòng KD/ CN
Ghi sổ cá nhân
3.1.2.1
Bản đánh giá rủi ro
3.1.2.2
Mẫu đơn BH, biểu phí,
GYCBH,3.1.2.3
Sinh viờn: Cao Minh Bỡnh Trang 25
Lp: QBH52 - H
Tiếp thị, nhận
YCBH từ K.hàng
Quản lý Đơn/Hợp
đồng/GCN
Đánh giá rủi ro
Chấp nhận

chào phí
Định phí theo biểu phí,
chào phí
Chuẩn bị Đơn/Hợp
đồng/GCN
Ký duyệt Đơn/Hợp
đồng/GCN
Đóng dấu, chuyển Đơn/Hợp
đồng/GCN
l u nghiệp vụ

×