Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
–––––––––––––––––
NGUYỄN THÁI DUY
HỢP TÁC CÙNG CÓ LỢI TRONG VIỆC SỬ DỤNG
TÀI NGUYÊN NƢỚC CỦA CÁC QUỐC GIA
VÙNG HẠ NGUỒN SÔNG MÊ CÔNG
Chuyên ngành: ĐỊA LÝ HỌC
Mã số: 60 31 05 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Nhƣ Vân
THÁI NGUYÊN, 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nghiên cứu luận văn là trung thực và chƣa có ai công bố trong một
công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Thái Duy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy - TS. Vũ Nhƣ Vân - ngƣời
đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, xin cảm ơn bạn bè
trong và ngoài khoa Địa lí đã động viên, đóng góp ý kiến cho vấn đề mà
tôi tìm hiểu.
Tôi xin chân thành cảm ơn trƣờng Đại học sƣ phạm - Đại học Thái
Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp đúng
thời gian.
Thái nguyên, tháng 04/2013
Học viên
Nguyễn Thái Duy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 2
5. Lịch sử nghiên cứu 4
6. Những đóng góp của đề tài 5
7. Cấu trúc của luận văn 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HỢP TÁC
CÙNG CÓ LỢI TRONG VIỆC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƢỚC 6
1.1. Cơ sở lý luận 6
1.1.1. Khái niệm “Toàn cầu hoá” Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Vấn đề sử dụng nƣớc các lƣu vực sông 7
1.2. Cơ sở thực tiễn 9
1.2.1. Sông Mê Công - mối quan tâm chung của các nƣớc trong khu
vực Đông Nam Á 9
1.2.2. Mối quan tâm chung giữa các nƣớc hạ nguồn, giữa hạ nguồn
với các tổ chức quốc tế và các quốc gia ngoài vùng 13
Tiểu kết chƣơng 1 26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
Chƣơng 2: TÀI NGUYÊN NƢỚC HẠ NGUỒN SÔNG MÊ CÔNG:
TIỀM NĂNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VÌ MỤC TIÊU HỢP
TÁC PHÁT TRIỂN CÙNG CÓ LỢI 27
2.1. Tổng quan về khu vực Đông Nam Á bán đảo và Tiểu vùng sông
Mê Công mở rộng (GMS) 27
2.1.1. Tổng quan về lƣu vực sông Mê Công (Cửu Long) 27
2.1.2. Các khái niệm phát sinh: Khu vực Đông Nam Á bán đảo /
Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) / Vùng hạ nguồn sông
Mê Công 29
2.2. Đặc điểm tổng quát về lƣu vực Mê Công 33
2.2.1. Đặc điểm về tự nhiên 33
2.2.2. Đặc điểm lịch sử, dân cƣ, xã hội 36
2.2.3. Những thách thức lớn trong lƣu vực 39
2.3. Biến đổi khí hậu toàn cầu 48
2.4. Xung đột lợi ích địa - kinh tế/ địa - chính trị giữa các quốc gia
trong lƣu vực 50
2.5. Cơ hội hợp tác 54
2.5.1. Hợp tác trên quy mô khu vực - Tiểu vùng Mê Công mở
rộng(GMS) 54
2.5.2. Các chƣơng trình hợp tác phát triển tiểu vùng Mê Công 55
2.5.3. Hợp tác Mê Công trong khuôn khổ ASEAN 58
2.6. Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia hợp tác GMS 59
Tiểu kết chƣơng 2 61
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HỢP TÁC
CÙNG CÓ LỢI CHO CÁC QUỐC GIA VÙNG HẠ NGUỒN SÔNG
MÊ CÔNG 62
3.1. Quan điểm và phƣơng hƣớng trong các chƣơng trình phát triển
bền vững của Uỷ hội sông Mê Công 62
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
3.1.1. Chƣơng trình quy hoạch phát triển lƣu vực (BDP) 62
3.1.2. Chƣơng trình môi trƣờng (EP) 63
3.1.3. Chƣơng trình Đối thoại nƣớc khu vực sông Mê Công (MWD) 63
3.2. Các giải pháp hành động và kiến nghị đối với các quốc gia 64
3.2.1. Các giải pháp hành động 64
3.2.2. Kiến nghị đối với các quốc gia 83
Tiểu kết chƣơng 3 94
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
ASEAN
Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á
ADB
Ngân hàng phát triển Châu Á
BDP
Chƣơng trình quy hoạch phát triển lƣu vực
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
EP
Chƣơng trình môi trƣờng
EWEC
Hành lang kinh tế Đông - Tây
FAO
Tổ chức lƣơng thực và nông nghiệp
GDP
Tổng sản phẩm trong nƣớc
GMS
Tiểu vùng Mê Công mở rộng
KTTĐ
Kinh tế trọng điểm
MRC
Uỷ hội Mê Công
MWD
Chƣơng trình đối thoại nƣớc
NSEC
Hành lang kinh tế Bắc - Nam
SEA
Báo cáo đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc của Uỷ hội sông Mê Công
SEC
Hành lang kinh tế phía Nam
SMC
Sông Mê Công
RNM
Rừng ngập mặn
TCH
Toàn cầu hoá
LMI
Sáng kiến hạ nguồn sông Mê Công
USGS
Cơ quan nghiên cứu Địa lý Hoa Kỳ
DRAGON
Mạng lƣới Quan trắc toàn cầu và Nghiên cứu đồng bằng
USAID
Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ
HTM
Học thuyết hiện thực mới
IPCC
Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Lý giải của thuyết hiện thực mới về hợp tác Mỹ-Mê Công 24
Bảng 2.1. Đa dạng sinh học của Mê Công 36
Bảng 2.2. Sự khác biệt giữa các quốc gia trong lƣu vực sông Mê Công 38
Bảng 2.3. Tỷ lệ diện tích lƣu vực và lƣu lƣợng nƣớc ở thƣợng và hạ
nguồn sông Mê Công 55
Bảng 2.4. Triển vọng Tiểu vùng sông Mê Công tới 2020 56
Bảng 2.5. Các bậc thang thuỷ điện trên sông Lan Thƣơng (Trung Quốc) 57
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Lƣu vực sông Mê Công 28
Hình 2.2. Các nƣớc Đông Nam Á bán đảo 30
Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích rừng ngập mặn của
ĐBSCL qua các năm(1950 - 2002) 40
Hình 2.4.Các dự án thuỷ điện đƣợc đề xuất/lập kế hoạch, đang xây
dựng, tồn tại ở lƣu vực sông mê Công, tháng 9/2008 42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sông Mê Công trong tiếng Thái nghĩa là “dòng sông mẹ”, bắt nguồn từ
cao nguyên Vân Nam (Trung Quốc), chảy qua Lào, Myanma, Thái Lan,
Campuchia và đổ ra biển Đông ở Việt Nam. Cũng nhƣ bao dòng sông khác
mang trong mình những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, sở hữu sự đa
dạng vô cùng lớn về thuỷ sinh vật, sự lƣu thông của sông Mê Công tạo nguồn
thuỷ sản dồi dào, duy trì những vùng đồng bằng màu mỡ, đảm bảo an ninh
lƣơng thực cho các quốc gia trong khu vực. Đồng thời đây cũng là tài sản văn
hoá - xã hội - kinh tế vô giá của các quốc gia ven sông cùng chia sẻ.
Tuy nhiên, việc khai thác nguồn nƣớc Mê Công đang đặt ra không ít
thách thức trong việc phát triển kinh tế - xã hội đối với các quốc gia Đông Nam
Á bán đảo, nhất là vấn đề xây dựng đập thuỷ điện trên dòng sông này. Câu hỏi
này đặt ra cho các quốc gia cùng sử dụng chung nguồn nƣớc sông Mê Công sau
khi mà chính phủ Lào dự kiến sẽ xây dựng đập thuỷ điện lớn đầu tiên trên dòng
chính hạ lƣu sông Mê Công - Thuỷ điện Xayaburi. Việc xây dựng thuỷ điện
trên dòng chính sông Mê Công sẽ tác động nhƣ thế nào đối với hạ lƣu các quốc
gia trong khu vực Đông Nam Á bán đảo nhất là đối với Việt Nam - quốc gia
cuối nguồn chịu tác động của các hoạt động thƣợng lƣu…Và các quốc gia vùng
hạ lƣu cần hợp tác nhƣ thế nào trong việc sử dụng, khai thác hợp lí các nguồn
lợi đặc biệt nguồn nƣớc mà sông Mê Công mang lại.
Nhận thức đƣợc tính thời sự và cấp thiết nêu trên, chúng tôi chọn đề tài:
"Hợp tác cùng có lợi trong việc sử dụng tài nguyên nước của các quốc gia
vùng hạ nguồn sông Mê Công".
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Nghiên cứu nhằm làm rõ những nguồn lợi mà sông Mê Công mang lại,
và việc hợp tác trong vấn đề liên quan tới sự phát triển kinh tế - xã hội của các
quốc gia Đông Nam Á bán đảo nhất là trong vấn đề sử dụng chung nguồn nƣớc
hạ nguồn sông Mê Công.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về việc hợp tác cùng có lợi trong
việc sử dụng tài nguyên nƣớc của các quốc gia.
- Phân tích tiềm năng, cơ hội và thách thức vì mục tiêu hợp tác phát triển
cùng có lợi của các nƣớc trong khu vực hạ nguồn sông Mê Công.
- Nghiên cứu, tìm hiểu những giải pháp có tính định hƣớng nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nƣớc hạ nguồn sông Mê Công nhằm hƣớng tới
mục tiêu lâu dài là phát triển cùng có lợi.
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Về nội dung cùng có lợi: Giữa các bên liên quan, trƣớc hết là các nƣớc hạ
nguồn, ADB, ASEAN, Trung Quốc, Mĩ.
Về Thời gian: Những sự kiện, thông tin tƣ liệu trong những năm đầu thế
kỉ XXI.
Về không gian lãnh thổ: Chủ yếu liên quan tới các nƣớc hạ nguồn Mê
Công: Lào, Mianma, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Trong một số nội dung
có xét tới một số vấn đề liên quan tới Trung Quốc, ASEAN và Hoa Kì
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
Quan điểm lịch sử - viễn cảnh: Vận dụng trong nghiên cứu sự vận động
phát triển theo thời gian của sự vật hiện tƣợng, giúp ngƣời nghiên cứu hiểu rõ
hơn xu hƣớng vận động của nó trong tƣơng lai.
Quan điểm hệ thống: trong nghiên cứu địa lý nói chung và địa lý kinh tế
- xã hội nói riêng thì việc vận dụng quan điểm tổng hợp có ý nghĩa rất quan
trọng. Vì vậy, khi nghiên cứu tài nguyên nƣớc hạ nguồn sông Mê Công: vì mục
tiêu hợp tác phát triển cùng có lợi phải xét trên nhiều yếu tố: kinh tế, chính trị,
VH - XH và môi trƣờng.
Quan điểm lãnh thổ: Thực chất là quan điểm không gian trong địa lý
học. Tất cả nghiên cứu về vấn đề Địa lí nhƣng không thể tách rời khỏi không
gian Địa lí tƣơng ứng. Đây là quan điểm đặc thù của Địa lí học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Quan điểm địa - kinh tế / địa - chính trị: Là cơ sở cho mọi định hƣớng
phát triển kinh tế không chỉ ở Việt Nam mà còn chung cho các quốc gia. Các
vấn đề kinh tế có liên quan tới cả vấn đề chính trị, nó là hai mặt có quan hệ với
nhau, tác động hỗ trợ lẫn nhau.
Quan điểm phát triển bền vững: Phát triển bền vững là một khái niệm
tƣơng đối mới, ra đời trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm phát triển của các quốc
gia trên hành tinh, phản ánh xu thế phát triển của thời đại và định hƣớng cho
tƣơng lai. Nghiên cứu những thách thức và cơ hội hợp tác vì mục tiêu phát triển
bền vững ở lƣu vực sông Mê Công phải đảm bảo sự bền vững cả 3 mặt: kinh tế,
xã hội và môi trƣờng. Về mặt kinh tế, đó là tốc độ tăng trƣởng, hiệu quả và sự
ổn định của nền kinh tế. Dƣới góc độ xã hội, phải chú trọng đến việc xóa đói
giảm nghèo. Về phƣơng diện môi trƣờng là giữ gìn tính đa dạng sinh học, bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn sự ô nhiễm và xuống cấp của môi trƣờng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập nguồn tài liệu phong phú đa
dạng từ tài liệu của cơ quan lƣu trữ, tài liệu xuất bản, tạp chí Đông Nam Á, tài
liệu chuyên ngành và tài liệu trên Internet. Những tài liệu và số liệu thống kê là
cơ sở đánh giá vấn đề khách quan.
Phương pháp thống kê: Trên cơ sở những số liệu tài liệu đã thu thập
cần phải sử dụng phƣơng pháp thống kê để hệ thống các số liệu phục vụ cho
nghiên cứu.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Điều cần thiết và quan trọng
trong nghiên cứu là ngƣời nghiên cứu phải đƣa ra nhận định đánh giá của mình
về vấn đề nghiên cứu. Phƣơng pháp trên đƣợc thể hiện ở việc đánh giá tiềm
năng, cơ hội và thách thức vì mục tiêu phát triển bền vững tài nguyên nƣớc hạ
nguồn sông Mê Công. Đồng thời đƣa ra những nhận định và triển vọng phát
triển bền vững trong tƣơng lai.
Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Khai thác các thông tin từ các bản đồ, biểu
đồ cũng nhƣ thể hiện các kết quả nghiên cứu trên bản đồ. Giúp cụ thể hoá các dữ
liệu đƣa ra làm tăng tính trực quan, sát thực, tăng độ tin cậy của công trình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
5. Lịch sử nghiên cứu
Sông Mê Công đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nhƣ: Phạm Đức
Dƣơng (2007) với tác phẩm Có một vùng văn hoá Mê Công, Nxb KHXH, Hà
Nội. Tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích hệ sinh thái tự nhiên và bức tranh
văn hoá đa dạng các nƣớc sử dụng chung nguồn nƣớc sông Mê Công trong bối
cảnh Đông Nam Á lục địa. Nó giống nhƣ một chuyến du lịch bắt đầu từ Vân
Nam (Trung Quốc) đến mũi Cà Mau (Việt Nam). Nghiên cứu về Đông Nam Á
đã có nhiều tài liệu quan trọng của các tác giả Trần Khánh, (2006), Những vấn
đề kinh tế chính trị Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb KHXH; Vũ
Dương Minh (chủ biên),(2007), Đông Nam Á truyền thống và hội nhập, Nxb TG.
Các nhà địa lý Việt Nam đã quan tâm đến khu vực Đông Nam Á nói
chung và Đông Nam Á lục địa nói riêng trong các giáo trình: Địa lý kinh tế xã
hội Việt Nam; giáo trình Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam của Lê Thông (chủ
biên), Nguyễn Viết Thịnh và Đỗ Minh Đức, Nxb GD Hà Nội. Đặc biệt rất có
giá trị cho nghiên cứu sông Mê Công là Địa lý Đông Nam Á của Phan Huy Xu,
1988, Nxb Giáo Dục.
Những thông tin tƣ liệu mới nhất có thể sử dụng để cập nhật tình hình tài
nguyên nƣớc hạ nguồn sông Mê Công là Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu
năm 2010-2011; niên giám thống kê 2009, Nxb Thống kê, 2010. Các khái
niệm cơ bản sử dụng để phân tích nhận định so sánh giữa các nƣớc sử dụng
chung nguồn nƣớc sông Mê Công chủ yếu dựa vào Từ điển Địa lý, Nxb GD,
2011, Hà Nội. Và các tài liệu khác nhƣ: Báo cáo đánh giá môi trường chiến
lược về thuỷ điện trên dòng chính sông Mê Công, tháng 10/2010; Hiệp định
phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công (1997), Nxb Hà Nội; Báo cáo đánh
giá tác động đến môi trường (ETA) dự án thuỷ điện Xayaburi.
Hơn nữa, trong những năm gần đây diễn ra nhiều sự kiện kinh tế, chính
trị và xã hội nổi bật trong khu vực. Xuất phát từ lợi ích quốc gia, nhu cầu phát
triển kinh tế đã có hàng loạt các dự án, công trình thuỷ điện đã và đang đƣợc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
xây dựng trên dòng chính sông Mê Công đặt các nƣớc sử dụng chung nguồn
nƣớc sông Mê Công trƣớc những khó khăn, thách thức không chỉ về môi
trƣờng, kinh tế mà còn ẩn chứa những bất ổn về chính trị. Vì vậy, các nƣớc sử
dụng chung nguồn nƣớc sông Mê Công cần phải tăng cƣờng đoàn kết, hợp tác
hơn nữa để đƣa ra những giải pháp cho thực tiễn và định hƣớng chiến lƣợc cho
tƣơng lai. Đặc biệt 2010 là năm Hội nghị thƣợng đỉnh của Uỷ hội Mê Công
đƣợc tổ chức lần đầu tiên tại Thái Lan thể hiện quyết tâm phát triển bền vững
lƣu vực. Hoà cùng xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá và tiến tới xây dựng Cộng
đồng ASEAN vào 2015 tạo ra cơ hội lớn cho hợp tác Mê Công. Những nguồn
thông tin này đƣợc khai thác chủ yếu từ mạng Internet.
6. Những đóng góp của đề tài
- Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về việc hợp tác cùng
có lợi giữa các quốc gia trong việc sử dụng tài nguyên nƣớc.
- Phân tích, đánh giá đƣợc tiềm năng cơ hội và thách thức vì mục tiêu
hợp tác cùng có lợi của các nƣớc trong khu vực hạ nguồn sông Mê Công.
- Phân tích quan điểm và phƣơng hƣớng trong chƣơng trình phát triển
bền vững của ủy hội sông Mê Công và các giải pháp, kiến nghị đối với các
quốc gia trong việc sử dụng tài nguyên nƣớc.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn đƣợc trình
bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hợp tác cùng có lợi trong
việc sử dụng tài nguyên nƣớc.
Chƣơng 2: Tài nguyên nƣớc hạ nguồn sông Mê Công: tiềm năng, cơ hội
và thách thức vì mục tiêu hợp tác phát triển cùng có lợi.
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm hợp tác phát triển cùng có
lợi cho các quốc gia vùng hạ nguồn sông Mê Công.
Kết luận và kiến nghị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HỢP TÁC
CÙNG CÓ LỢI TRONG VIỆC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƢỚC
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm “ Toàn cầu hóa”
Thuật ngữ “Toàn cầu hóa” (Globalization) xuất hiện trong từ điển tiếng
Anh vào năm 1961 đã đƣợc sử dụng rộng rãi từ những năm 1980. Đôi khi
ngƣời ta đánh đồng khái niệm “toàn cầu hóa” với “quốc tế hóa”
(Internationlization). Quốc tế hóa thƣờng đƣợc dùng để chỉ những mối liên hệ
chủ yếu về mặt kinh tế (sự liên kết kinh tế và phân công lao động quốc tế).
Quốc tế hóa kinh tế thế giới là một dạng đặc trƣng của quá trình mở rộng
sự liên kết các lực lƣợng sản xuất ngày nay trên thế giới, giúp cho các nƣớc sử
dụng hợp lý hơn các nguồn nguyên liệu, năng lƣợng, nhân lực, đồng thời cũng
làm cho sự phân công lao động quốc tế trở nên sâu sắc, hợp lý hơn.
Toàn cầu hóa diễn ra trên nhiều phƣơng diện nhƣ kinh tế, chính trị, an
ninh, xã hội…Trong các mối quan hệ đó, toàn cầu hóa kinh tế là trung tâm, là
cơ sở thúc đẩy các quá trình khác của toàn cầu hóa nói chung. TCH Toàn cầu
hóa kinh tế chính là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vƣợt qua
mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh
tế trong sự vận động phát triển hƣớng tới nền kinh tế thống nhất. Sự gia tăng
của xu thế này đƣợc thể hiện ở sự mở rộng quy mô mậu dịch thế giới, sự lƣu
chuyển các dòng vốn và lao động trên phạm vi toàn cầu đem lại những cơ hội.
- TCH Toàn cầu hóa tạo khả năng phát triển cho các quốc gia. Sự cạnh
tranh quốc tế quyết liệt, đòi hỏi các nƣớc phải cải tiến công nghệ, tăng năng
suất, chất lƣợng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm.
- TCH thúc đẩy rất nhanh sự phát triển và xã hội hóa lực lƣợng sản xuất,
đem lại sự tăng trƣởng kinh tế cao (nửa đầu thế kỷ XX, GDP của thế giới tăng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
2,7 lần, nửa sau của thế kỷ XX tăng 5,2 lần); góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, đặc biệt là tăng tỷ trọng của các sản phẩm chế biến và ngành dịch vụ có giá
trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.
- TCH thúc đẩy sự phân công lao động trên quy mô toàn thế giới, mở ra
khả năng tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế; tạo điều kiện cho
các công ty xuyên quốc gia có thể sử dụng lao động ở nhiều nƣớc mà không
làm tăng làn sóng di dân nƣớc này sang nƣớc khác.
TCH đem đến nhiều cơ hội nhƣng cũng đặt các nƣớc đang phát triển vào
cuộc cạnh tranh gay gắt, phá sản, thất nghiệp; gây tình trạng chảy máu chất
xám từ các nƣớc đang phát triển gây trở ngại lớn đối với sự phát triển kinh tế
các quốc gia này; làm mất đi bản sắc dân tộc, mất đi dạng văn hóa vốn có của
loài ngƣời, phát triển tƣ tƣởng vọng ngoại, lối sống hƣởng thụ.
Trên lĩnh vực chính trị, TCH đang tạo ra nguy cơ đe doạ dân tộc, chủ
quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ…; làm nóng bầu không khí cạnh tranh.
Bên cạnh dòng vốn chảy vào làm tăng trƣởng kinh tế thì chính những nguồn
vốn đó có thể gây ra tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.
1.1.2. Vấn đề sử dụng nước các lưu vực sông
Cho đến nay, các cách ứng xử trên các dòng sông quốc tế vẫn chỉ theo
những trƣờng hợp cụ thể, dựa vào các hiệp ƣớc và thỏa thuận giữa các quốc gia
hữu quan là chính. Trên thế giới hiện có 261 lƣu vực dòng chảy quốc tế, chiếm
45% diện tích đất toàn cầu và là nơi sinh sống của trên 40% dân số thế
giới. Trong vấn đề sử dụng tài nguyên nƣớc trên các dòng sông quốc tế, hai
công ƣớc đƣợc xem là cơ sở cho các chuẩn mực ứng xử công bằng:
- Quy định Helsinki năm 1967 về việc sử dụng nƣớc trên các dòng sông
quốc tế. Cho đến nay quy định Helsinki chỉ mới đƣợc sử dụng một lần trong
bản tuyên bố năm 1975 của Ủy ban sông Mê Công.
- Công ƣớc Liên Hiệp Quốc năm 1997 về việc “sử dụng không vì mục
đích giao thông của các dòng chảy quốc tế”. Công ƣớc này nhấn mạnh đến việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
sử dụng “công bằng và hợp lý” các dòng sông quốc tế. Có ba nƣớc là Trung
Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp đã không ký vào công ƣớc này. Các công ƣớc này
ra đời để hạn chế những sử dụng lạm quyền của nhiều quốc gia nằm ở thƣợng
nguồn các dòng sông quốc tế khi xây dựng những công trình thủy nông hay
thủy điện, không đếm xỉa đến quyền lợi của các nƣớc ven sông nằm ở hạ lƣu.
Họ đã dựa vào những học thuyết không còn phù hợp với nền văn minh nhân
loại trong thời đại mới. Các học thuyết ấy gồm có:
- Học thuyết Harmon về chủ quyền tuyệt đối. Nó cho phép quốc gia ở
thƣợng nguồn quyền tự do làm bất kỳ điều gì họ muốn. Học thuyết này đƣợc
Mỹ sử dụng vào đầu thế kỷ 20 trong việc phân chia nguồn nƣớc với Mexico
nhƣng ngày nay bị tất cả các quốc gia phản đối.
- Học thuyết toàn vẹn tuyệt đối của dòng sông: cấm tất cả các tác động
lên dòng sông, vì quá khắt khe nên học thuyết này ít đƣợc sử dụng,
- Học thuyết chủ quyền lãnh thổ hạn chế: đƣợc sử dụng rộng rãi,
- Học thuyết tài sản chung: xem dòng sông là tài sản chung của tất cả các
quốc gia ven sông.
- Học thuyết quyền hạn tƣơng liên: nhấn mạnh đến việc sử dụng có hiệu
quả tài nguyên nƣớc là quan trọng hơn quyền sở hữu tài nguyên này.
Ngƣời ta kết luận rằng muốn tránh tranh chấp và xung đột, các cách ứng xử
phải dựa theo các nguyên tắc sau:
- Nhiệm vụ của các quốc gia là phải hợp tác và thƣơng lƣợng để đạt đến
thỏa thuận,
- Nghiêm cấm những hành động có khả năng gây hại cho các quốc gia
ven sông khác,
- Nhiệm vụ tham khảo ý kiến trƣớc hành động.
- Tuân thủ nguyên tắc sử dụng công bằng và hợp lý các dòng chảy quốc tế.
Trƣờng hợp của việc sử dụng không công bằng các nguồn nƣớc ở Trung
Đông là những thí dụ điển hình của việc các quốc gia ở thƣợng nguồn tìm cách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
chiếm đoạt tài nguyên nƣớc quốc tế mà không có thƣơng lƣợng và thỏa thuận.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Sông Mê Công - mối quan tâm chung của các nước trong khu vực
Đông Nam Á
1.2.1.1. Tiểu vùng Mê Công - quan tâm chung của ASEAN
Với chiều dài 4880km, sông Mê Công là con sông dài nhất ở khu vực
Đông Nam Á (ĐNA), lớn thứ 12 trên thế giới, khởi nguồn từ cao nguyên Tây
Tạng, chảy theo hƣớng Bắc - Nam qua 6 nƣớc: Trung Quốc, Mianmar, Thái
Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Lƣu lƣợng nƣớc sông Mê Công hàng năm
là 475 tỉ m
3
đứng hàng thứ 8 thế giới với hơn 100 chi lƣu và phụ lƣu lớn nhỏ đổ
vào dòng Mê Công. Đây là địa bàn cƣ trú của 320 triệu dân với nền văn hoá đa
dạng, đa sắc tộc. Lƣu vực sông Mê Công khuôn khổ hợp tác các quốc gia Đông
Nam Á, có tên gọi là Tiểu vùng Mê Công mở rộng - Tiếng Anh là GMS.
GMS giàu tài nguyên thiên nhiên, văn hoá và nhân văn, nhƣng nhìn
chung đây còn là vùng nghèo, chậm phát triển ở khu vực Đông Nam Á, cơ sở
hạ tầng yếu kém, từng bị các cuộc chiến tranh kéo dài tàn phá, trình độ phát
triển rất chênh lệch giữa các quốc gia và các địa phƣơng.
Bằng sự nỗ lực của các nƣớc thành viên và sự hỗ trợ của ADB, GMS
đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng. Từ năm 1992 đến 2006, tổng xuất
khẩu của các nƣớc thành viên GMS tăng 4 lần so với trƣớc. Năm 2005 nội
tiểu vùng đã tăng 15 lần so với năm 1992, đầu tƣ nƣớc ngoài tăng từ 3 tỉ
USD lên 7 tỉ USD. Số khách du lịch nƣớc ngoài vào tiểu vùng tăng từ 10
triệu (1995) lên 22 triệu (2006).
Hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đƣợc coi là lĩnh vực ƣu
tiên hàng đầu và đạt nhiều thành tựu nổi bật, tập trung vào 3 hành lang kinh
tế chủ yếu.
Thứ nhất: Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC), dài 1450 km, đầu cầu
phía đông tính từ thành phố cảng Đà nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị (Việt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Nam) qua Savanakhet (Lào), Thái Lan và kết thúc tại đầu phía tây tại thành phố
cảng Mawlamyine (Mianmar).
Năm 2007, với việc khánh thành cây cầu quốc tế thứ hai qua sông Mê
Công, giao thông đƣờng bộ của EWEC đã thông suốt và EWEC thực sự trở
thành hành lang đi vào hoạt động trong khuôn khổ GMS.
Thứ hai: Hành lang kinh tế Bắc - Nam (NSEC), gồm 3 tuyến dọc theo
trục Bắc - Nam là Côn Minh - Chiềng Mai - Băng Cốc/ Côn Minh - Hà Nội -
Hải Phòng/ Nam Ninh - Hà Nội. Dự kiến NSEC hoàn thành vào năm 2020.
Thứ ba: Hành lang kinh tế phía Nam (SEC), gồm 3 tuyến đƣờng nối
Nam Thái Lan qua Campuchia với Việt Nam. Theo quy hoạch dự kiến SEC đi
vào hoạt động từ năm 2012 - 2020.
Nhìn tổng thể, các nƣớc trong khu vực chịu sự ràng buộc bởi một hệ
thống các mối quan hệ không gian lƣu vực.
Tại Hội nghị GMS3 các nhà lãnh đạo đã đối thoại với Diễn đàn thanh
niên; gặp gỡ thành viên Diễn đàn kinh doanh đầu tƣ GMS. Đoàn đại biểu cấp
cao Chính phủ Việt Nam do Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu tham dự
GMS3 đã khẳng định quyết tâm của Việt Nam tăng cƣờng hợp tác và làm sâu
sắc thêm tiến trình hội nhập kinh tế tiểu vùng, thúc đẩy hợp tác, phát triển bền
vững, phấn đấu từng bƣớc cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các địa
phƣơng dọc theo các hành lang Đông - Tây, Hành lang kinh tế Bắc - Nam và
các hành lang khác trong khuôn khổ hợp tác GMS.
1.2.1.2. Lợi ích Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác sử dụng cùng có lợi tài
nguyên nước hạ nguồn Mê Công
Lưu vực Mê Công trên lãnh thổ Việt Nam:
Việt Nam có hai phần diện tích lớn nằm trong lƣu vực Mê Công là Đồng
bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên (lần lƣợt là 8% và 3% diện tích toàn lƣu
vực Mê Công). Đồng bằng sông Cửu Long nằm cuối nguồn của con sông lớn.
Nguồn nƣớc đến Đồng bằng sông Cửu Long chịu mọi hoạt động phát triển của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
thƣợng lƣu. Cùng với đà phát triển kinh tế mạnh mẽ trong khu vực, sự gia tăng
dân số nhanh chóng trong lƣu vực, thách thức về nguồn nƣớc đến ĐBSCL sẽ
ngày càng gia tăng. Kế hoạch phát triển 12 thuỷ điện đập dâng trên dòng chính
Hạ lƣu vực cùng các công trình đã xây dựng, trong kế hoạch từ 8-15 bậc thang
thuỷ điện trên phần lãnh thổ Trung Quốc và hàng trăm công trình thuỷ điện trên
tất cả các dòng nhánh Mê Công, ở mức độ khác nhau, tất cả sẽ tác động đến
ĐBSCL. Đặc biệt hệ thống 12 đập dâng dự kiến trên dòng chính Hạ lƣu vực
Mê Công sẽ là tác nhân lớn gây sức ép nhiều mặt lên ĐBSCL.
Quan điểm của Việt Nam trong hợp tác Mê Công đã rất rõ ràng. Việt Nam
ủng hộ quan điểm phát triển và quản lý tài nguyên nƣớc của lƣu vực Mê Công
theo cách tiếp cận quản lý tổng hợp, mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia “tối
ƣu hoá việc sử dụng đa mục tiêu tài nguyên nƣớc vì lợi ích chung của tất cả các
nƣớc ven sông, để tránh bất kỳ tác động bất lợi nào do các hiện tƣợng tự nhiên
và con ngƣời gây ra, và bảo vệ giá trị lớn lao của các hệ sinh thái tự nhiên và cân
bằng sinh thái”. Trong khuôn khổ hợp tác Mê Công, Việt Nam nhất trí với kiến
nghị trong báo cáo Đánh giá môi trƣờng Chiến lƣợc của việc Phát triển Thuỷ
điện Dòng chính Hạ lƣu vực Mê Công (SEA) là đề nghị hoãn việc xây dựng 10
năm để tiến hành nghiên cứu sâu hơn về tác động đối với hạ lƣu. Lo ngại sâu sắc
của Việt Nam đã đƣợc thể hiện ở quan điểm Chính phủ trên thông tin đại chúng
chính thống, các cuộc tiếp xúc ở cấp cao nhất của Việt Nam với Campuchia,
Thái Lan và với Lào. Việt Nam bày tỏ việc ủng hộ cần phát triển nhƣng không
có nghĩa là phải hy sinh môi trƣờng, phải đảm bảo không gây tổn hại cho các thế
hệ tƣơng lai. Việt Nam cũng đề ra nhiều giải pháp cùng các quốc gia tìm ra giải
pháp tối ƣu cho quyền lợi của các quốc gia cùng chia sẻ dòng sông Mê Công,
bảo vệ đƣợc môi trƣờng, sinh thái và nguồn sống không chỉ cho thế hệ hôm nay
mà cả mai sau. Việt Nam kiến nghị Uỷ hội sông Mê Công quốc tế kêu gọi các
nƣớc, các tổ chức quốc tế có kinh nghiệm, năng lực giúp các nƣớc hạ lƣu thực
hiện các đánh giá, quy hoạch phát triển hạ lƣu Mê Công.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Đồng bằng sông Cửu Long - mối quan tâm đặc biệt của Việt Nam:
Là vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) trong sơ đồ 4 vùng KTTĐ của cả
nƣớc, Đồng bằng sông Cửu Long có quan hệ chặt chẽ về kinh tế sinh thái đối
với sông Mê Công, trên hai phƣơng diện quan trọng nhất là nguồn nƣớc, đa
dạng sinh học và nguồn phù sa bồi đắp hàng năm.
Đồng bằng sông Cửu Long là bộ phận của đồng bằng châu thổ Mê Công
rộng lớn, gồm các vùng đồng bằng từ Kratie đến Biển Đông dài trên 450km,
chiếm khoảng 5,5 triệu ha. Đến đây dòng sông ngày càng mở rộng do địa hình
bằng phẳng dần, tốc độ dòng chảy giảm và lƣợng phù sa bồi lắng nhiều. Đặc
biệt từ Phnôm Pênh, sông Mê Công chia làm hai nhánh là sông Tiền(Trans-
Bassac) và sông Hậu(Bassac) chảy vào nƣớc ta. Ở Đồng bằng sông Cửu Long,
sông Tiền và sông Hậu lại tiếp tục mở rộng dần và thoát ra biển Đông bằng 9
cửa: Cửa Tiểu, Cửa Đại, Cửa Ba Lai, Cửa Hàm Luông, Cửa Cổ Chiên, Cửa
Cung Hầu, Cửa Định An, và Cửa Trần Đề.
Trong mùa lũ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ vùng biển Ấn Độ Dƣơng
tràn tới kết hợp với các luồng khí áp từ Châu Úc tạo nên một địa hình mƣa
nhiệt đới rất lớn. Các dải hội tụ nhiệt đới và mƣa bão ảnh hƣởng mạnh đến
phần trung lƣu của sông Mê Công, “Lũ sông Mê Công thƣờng xuất hiện khi có
từ hai trở lên các nhiễu động nhiệt đới xảy ra liên tiếp hoặc khi hội tụ nhiệt đới
có lƣỡi của gió mùa Tây Nam đi tới, giai đoạn phát triển và nhiễu động nhiệt
đới sau đó tiếp tục tồn tại một thời gian ngắn nữa” (Đoàn Quyết Trung, 1979).
Lũ sông Mê Công là kết quả tập trung nƣớc của nhiều nguồn: 15% do tuyết tan
ở Tây Tạng + 15% - 20% do mƣa ở thƣợng Lào + 40 - 45% do mƣa ở hạ Lào +
10% do mƣa ở Campuchia + 10% do mƣa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Vì tất
cả dòng chảy trên sông Cửu Long mang tính chất vùng cửa sông chịu ảnh
hƣởng của thuỷ triều và các yếu tố khí tƣợng khu vực Đông Nam Á chi phối.
Phần lớn lƣợng nƣớc đều đổ ra biển Đông, lƣu lƣợng bình quân ở cửa
sông lên đến 15.854 m
3
/s(khoảng W = 50 tỉ m
3
nƣớc/năm), còn lại khoảng 5%-
10% theo các sông rạch và các kênh đầo đổ vào vịnh Thái Lan nhƣ kênh Tri
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Tôn, Ba Thê, Cái Sắn, Ô Môn, Thốt Nốt, và một kênh mới khác qua vùng Tứ
giác Long Xuyên - Hà Tiên.
Hàng năm, sông Mê Công tải một lƣợng bùn cát khổng lồ do các hoạt
động xói mòn từ thƣợng nguồn và trung lƣu. Lƣợng bùn cát này hoà lẫn một
phần trong nƣớc và một phần bồi lắng trong quá trình vận chuyển. Tổng khối
lƣợng bùn cát này ƣớc tính lên đến 67 triệu tấn/năm bao gồm các chất vi lƣợng
trong đất, các chất phù sa lơ lửng hoà với các tạp chất hữu cơ và các vật liệu di
đáy nhƣ cát, sạn, sỏi, Trung bình trong một lít nƣớc sông có khoảng 0,3-0,8g
bùn cát. Đầu mùa lũ, lƣợng bùn cát chứa lớn nhất. Lƣợng bùn cát này là nguồn
phù sa quý báu cho các cánh đồng Nam Bộ và lƣợng vật liệu liên tục bồi lắng ở
mũi Cà Mau làm cho mỗi năm mũi Cà Mau lấn ra ngoài biển từ 80 - 100m. Các
vùng đất có nƣớc phù sa chảy mạnh qua thƣờng là đất tốt cho nông nghiệp vì
đƣợc cải tạo và bồi tích. Muốn tăng lƣợng phù sa vào trong vƣờn, ruộng cần
phải tăng tốc độ của dòng nƣớc.
1.2.2. Mối quan tâm chung giữa các nước hạ nguồn, giữa hạ nguồn với các
tổ chức quốc tế và các quốc gia ngoài vùng
1.2.2.1. Các quốc gia, các tổ chức tài chính quốc tế, đặc biệt là ADB
Đối với những sông lớn, kể cả sông quốc gia và quốc tế, khi khai thác
các lợi ích, thƣờng xuất hiện những khác biệt, thậm chí xung đột giữa vùng
đầu nguồn và cuối nguồn, giữa yêu cầu bảo vệ môi sinh và xây dựng công
trình, giữa các mục tiêu dùng nƣớc (tƣới tiêu, phát điện, giảm nhẹ lũ lụt và hạn
hán ). Vì vậy, sự hợp tác của các quốc gia ven sông là rất quan trọng vì mục
tiêu phát triển về kinh tế và bền vững về môi trƣờng của lƣu vực. Vì là sông lớn
trên thế giới với những giá trị về môi trƣờng tự nhiên và đa dạng sinh học, cũng
là nơi có sản lƣợng hàng hoá lớn góp phần giữ gìn an ninh lƣơng thực thế giới,
nên sông Mê Công đƣợc các nƣớc và các tổ chức quốc tế rất quan tâm. Từ
1957, bắt đầu thực hiện hợp tác giữa bốn quốc gia Campuchia, Lào, Thái Lan
và Việt Nam nhằm phối hợp nghiên cứu lƣu vực Hạ Mê Công. Năm 1955, Hiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
định hợp tác phát triển bền vững lƣu vực sông Mê Công đƣợc ký kết, Uỷ hội
Mê Công (Mekong River Commission - MRC) đƣợc thành lập. MRC đã làm
đƣợc nhiều việc, tiến hành nhiều khảo sát, nghiên cứu dòng chảy, xã hội, môi
trƣờng, dự thảo quy hoạch sử dụng nƣớc, giảm nhẹ lũ, và ban hành một số
thoả thuận về đảm bảo dòng chảy cùng với những quy định thủ tục tham khảo
lẫn nhau khi tiến hành các dự án phát triển. Tuy nhiên, những thảo luận kéo dài
về phát triển thuỷ điện và gìn giữ môi trƣờng, duy trì dòng chảy xuống hạ du
ngày càng trở nên khó khăn. Trung Quốc và Myanmar không tham gia MRC.
Có thể nói thế giới rất cần quan tâm đến sông Mê Công. Cho đến nay,
hoạt động của Uỷ hội tuy có bốn thành viên chính, nhƣng có rất đông các nƣớc
tài trợ, trong đó có Mỹ, Nhật Bản, các nƣớc Châu Âu, các tổ chức tài chính
quốc tế, đặc biệt là ADB. Những nƣớc này cung cấp kinh phí nhiều cho các dự
án ở sông Mê Công, các chuyên gia quốc tế đến làm việc về sông Mê Công rất
nhiều. Điều đó thể hiện mối quan tâm quốc tế. Bên cạnh đó, theo quy định của
Hiệp định Chiang Rai thì tổng thƣ ký của Ban thƣ ký MRC phải là ngƣời ngoài
bốn nƣớc thành viên, nhằm đảm bảo tính khách quan. Chức vụ này trong mấy
khoá gần đây đều là ngƣời của các nƣớc Châu Âu, hiện nay là một ngƣời Anh.
Rõ ràng, Mỹ đã thể hiện sự quan tâm lớn đến Mê Công. Điều này đƣa vấn đề
hợp tác ở sông Mê Công lên một tầm mới, đó là hợp tác tổng thể hơn, giữa các
nƣớc ở hạ nguồn và Trung Quốc ở thƣợng nguồn.
1.2.2.2. Sự quan tâm của Mỹ qua Sáng kiến Hạ nguồn sông Mê Công (LMI)
Ngoại trƣởng Hoa Kì Hillary Clinton công bố chính thức lần đầu tiên tại
Hội nghị Thƣợng đỉnh ASEAN tháng 7/2009 tại Puket, Thái Lan về LMI. Mục
đích của sáng kiến là đẩy mạnh hợp tác, trợ giúp về môi trƣờng, y tế, giáo dục
và cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ đối với các nƣớc thuộc khu vực hạ nguồn sông
Mê Công (gồm Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam). Mục tiêu địa chính trị
của sáng kiến này, đồng thời là một trong những trọng tâm trong chính sách
“Trở lại Đông Nam Á” của Hoa Kỳ, là nhằm cân bằng ảnh hƣởng chiến lƣợc
bên ngoài đối với khu vực Đông Nam Á.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Kể từ đó đến nay, LMI đã nhận đƣợc sự hƣởng ứng tích cực của các
quốc gia trong khu vực và Hoa Kỳ đã triển khai, mở rộng nhiều dự án giúp các
nƣớc thuộc hạ nguồn sông Mê Công nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả sử
dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên do sông Mê Công mang lại, nhất là nâng
cao khả năng quản lý nguồn nƣớc, bảo vệ rừng, xây dựng đối tác khoa học và
thúc đẩy sử dụng năng lƣợng sạch. Cụ thể:
Tháng 12/2009, trung tâm nghiên cứu đất ngập nƣớc quốc gia, thuộc cơ
quan Nghiên cứu Địa lý Hoa Kỳ (USGS), đã phối hợp với trƣờng Đại học Cần
Thơ của Việt Nam triển khai Mạng lƣới Quan trắc toàn cầu và Nghiên cứu
đồng bằng (DRAGON) để chia sẻ kiến thức về kĩ thuật và các công cụ giúp
vùng đồng bằng sông Mê Công đối phó với các thay đổi do biến đổi khí hậu
gây ra. USGS cũng phát triển một công cụ đa truyền thông mới với tên gọi “Dự
báo Mê Công” để mô phỏng những tác động có thể đối với sông Mê Công và
vùng đồng bằng do hiện tƣợng biến đổi khí hậu và phát triển cơ sở hạ tầng,
nhất là việc xây dựng đập thuỷ điện gây ra.
Tháng 5/2010, Uỷ hội sông Missisippi và Uỷ hội sông Mê Công kí kết
thoả thuận thiết lập “Quan hệ đối tác sông chị em Misssippi-Mê Công” nhằm
phát triển năng lực kĩ thuật và các công cụ tiên tiến đồng thời xây dựng năng
lực thể chế cho các nƣớc lƣu vực sông Mê Công.
Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kì (USAID) đang triển khai các dự án
nâng cao cơ hội tiếp cận nƣớc sạch và các thiết bị vệ sinh cho các nƣớc thuộc
lƣu vực sông Mê Công, đối phó với nguy cơ đại dịch và các bệnh truyền nhiễm,
giúp Uỷ hội sông Mê công và các uỷ ban sông Mê Công quốc gia đẩy mạnh
hợp tác khu vực trong chia sẻ nguồn nƣớc.
Lực lƣợng Công binh (Corps of Engineers) thuộc Quân đội Hoa Kỳ đã
trợ giúp Uỷ hội sông Mê Công phát triển các công cụ và lên kế hoạch có thể
quản lý tốt hơn các nhu cầu đa dạng đối với sông Mê Công của các nƣớc mà nó
chảy qua.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Cục quản lý Công viên Quốc gia Hoa Kỳ cũng tham gia triển khai
chƣơng trình trao đổi thực tế để giúp xây dựng và phát triển năng lực quản lý
rừng trong khu vực.
Tại cuộc gặp giữa Ngoại trƣởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và Ngoại trƣởng
các nƣớc Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam tháng 7/2010 tại Hà Nội
trong khuôn khổ LMI, các bên đã nêu bật kết quả và nhất trí tiếp tục đẩy mạnh
quá trình hợp tác giữa Mỹ và các nƣớc hạ nguồn sông Mê Công trong các lĩnh
vực quan tâm chung. Hoa Kỳ đã tuyên bố các khoản trợ giúp trị giá hơn 22
triệu USD cho các chƣơng trình về môi trƣờng và hơn 147 triệu USD cho các
chƣơng trình y tế cho khu vực hạ nguồn sông Mê Công trong năm 2010.
Ngày 14 tháng 9 năm 2012 tại Manila - Philippin, sáu quốc gia thành
viên tiểu vùng Mê - Công mở rộng (GMS) kỷ niệm 20 năm hợp tác kinh tế, khu
vực này một thời từng đầy những xung đột nay trở thành một hình mẫu Châu Á
tăng trƣởng, xoá đói giảm nghèo và hợp tác khu vực.
Stephen Groff, phó Chủ tịch Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) phụ
trách khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dƣơng cho biết: “Chƣơng
trình GMS biến đổi một tiểu vùng từng bị cô lập một thời thành một hình mẫu
hội nhập kinh tế. Nếu các quốc gia trong GMS tiếp tục tăng cƣờng hợp tác, thì
tƣơng lai sẽ là một tiểu vùng hội nhập, thịnh vƣợng và hài hoà tại tâm điểm
của châu lục năng động nhất thế giới”.
Trải qua hai thập kỷ, Chƣơng trình GMS đã đầu tƣ khoảng 15 tỉ USD
vào các dự án về đƣờng xá, sân bay và đƣờng sắt, điện, cơ sở hạ tầng du lịch và
phòng tránh dịch bệnh lây truyền của tiểu vùng, với tổng số tiền đóng góp của
ADB lên tới hơn 5 tỉ USD.
ADB đã hỗ trợ cho Chƣơng trình Hợp tác Kinh tế GMS ngay từ khi
chƣơng trình bắt đầu triển khai vào đầu năm 1992. Cùng với hỗ trợ về tài
chính, kỹ thuật, tƣ vấn, ADB hoạt động với vai trò là Ban thƣ ký và cơ quan
điều phối của Chƣơng trình GMS.