Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA NÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.19 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài nhóm 08:
CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH VÀ
NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA NÓ
NGƯỜI THỰC HIỆN : HUỲNH MINH KHÁNH
STT : 76
LỚP : CHKT – ĐÊM 5 – KHÓA 21
GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
TP.HCM, THÁNG 02-2012
LỜI NÓI ĐẦU
Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh là một trong những trường phái triết
học có đóng góp nhiều ý nghĩa trong lịch sử phát triển triết học và khoa học, là
cơ sở để giúp triết học phục hồi và bắt đầu phát triển mạnh mẽ sau một giai đoạn
lịch sử lâu dài bị thần học thiên chúa giáo thống trị. Mục tiêu của bài tiểu luận
này chỉ khái quát lại các tư tưởng của Triết học trường phái duy vật kinh nghiệm
Anh, những giá trị đóng góp và những hạn chế của nó.
Tài liệu chính để thực hiện tiểu luận này là 1)Tài liệu Triết học (Phần I)
dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không chuyên ngành triết học,
Khoa Lý Luận chính trị, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM; 2) Bùi Thanh Quất,
Vũ Tình. Lịch sử triết học, Nhà xuất bản Giáo Dục, 2001; 3) Nguyễn Hữu Vui.
Lịch sử triết học. Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, 1998. Ngoài ra còn tham
khảo thêm các tài liệu khác và tra cứu các bài viết trên Internet.
Tiểu luận chia làm 2 phần: phần I nói về các tư tưởng triết học với các đại
diện tiêu biểu cho trường phái duy vật kinh nghiệm Anh; phần II đánh giá các
đóng góp của nó và những mặt hạn chế.
Mặc dù rất cố gắng để hoàn thiện bài tiểu luận một cách tốt nhất, nhưng
bài tiểu luận chắc sẽ không tránh những hạn chế, mong nhận được những ý kiến
đóng góp của Thấy, các bạn học viên cao học để kịp thời bổ sung, sửa chửa giúp


cho bài tiểu luận chặc chẽ và hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
MỤC LỤC
Chương I: Những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh 1
1.1 Những tư tưởng của của Phơrăngxít Bêcơn (1956 - 1626) 1
1.1.1 Những định hướng xây dựng triết học và khoa học mới 1
1.1.2 Quan niệm về thế giới 2
1.1.3 Quan niệm về con người 3
1.1.4 Quan niệm về nhận thức và phương pháp nhận thức 3
1.2 Những tư tưởng của Tôma Hốpxơ (1588 - 1679) 6
1.2.1 Quan niệm về thế giới 6
1.2.2 Quan niệm về con người 6
1.2.3 Quan niệm về nhận thức và phương pháp nhận thức 7
1.3 Những tư tưởng của Giôn Lốccơ (1632 - 1704) 7
1.3.1 Quan niệm về thế giới 7
1.3.2 Quan niệm về con người 8
Chương II: Những giá trị và hạn chế của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm
Anh 9
2.1 Những giá trị của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh 9
2.2 Những hạn chế của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh 10
KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và giá trị và hạn chế của nó
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
CHƯƠNG I: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT
KINH NGHIỆM ANH
Trong bối cảnh lịch sử thời cận đại tại Tây Âu, phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự xung đột ngày càng lớn không

những giữa phương thức sản xuất phong kiến cũ kỹ và phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa cách mạng mà còn trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tinh thần.
Nhằm giúp cho phương thức tư bản chủ nghĩa phát triển và thống trị một cách
vững chắc, nhu cầu về việc hình thành và phát triển của các tư tưởng triết học
mới, khoa học mới là rất cấp thiết. Trong xu thế phát triển đó, một trong những
trào lưu, trường phái tư tưởng phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng rất sâu sắc là
trường phái triết học duy vật kinh nghiệm Anh.
Trường phái chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh được tiêu biểu bởi 3 nhà
tư tưởng là Phơrăngxít Bêcơn, Tôma Hốpxơ và Giôn Lốccơ. Trong đó, Ph.
Bêcơn là người đặt nền móng tư tưởng, T. Hốpxơ kế thừa và phát triển chúng
theo khuyng hướng kinh nghiệm duy danh, kế đến Gi.Lốccơ đẩy mạnh theo
khuynh hướng duy giác.
1.1 Những tư tưởng của Phơrăngxít Bêcơn (1956 - 1626)
Phranxis Bêcơn (Francis Bacon) là nhà triết học vĩ đại thời cận đại. C.
Mác xem Ph. Bêcơn là ông tổ của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và khoa
học thực nghiệm. Lịch sử triết học và khoa học phương Tây chịu ảnh hưởng sâu
sắc bởi các tư tưởng của ông.
1.1.1 Những định hướng xây dựng triết học và khoa học mới
Là một nhà tư tưởng lỗi lạc với tinh thần yêu nước, Ph. Bêcơn đòi hỏi phải
chấn hưng đất nước [1,132]. Để làm được điều này ông cho rằng con người cần
phải thống trị, phải làm chủ giới tự nhiên, bắt giới tự nhiên phải phục vụ lợi ích
cho con người. Để làm được điều này phải phát triển triết học và khoa học mới
dựa trên quan điểm thực tiển, rời bỏ, khắc phục tính giáo điều của chủ nghĩa kinh
viện. Do vậy, Ph. Bêcơn xây dựng triết học và khoa học mới xuất phát từ 2 cơ sở
là: tri thức là sức mạnh và lý luận thống nhất với thực tiễn. Theo Ph. Bêcơn thì
NTH: Huỳnh Minh Khánh Trang 1
Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và giá trị và hạn chế của nó
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
triết học mới phải là khoa học của mọi khoa học, hay là cơ sở của mọi khoa học.
Khoa học mới là lý luận phải thống nhất với thực tiễn [1,133]. Mục đích của triết

học mới và khoa học mới là xây dụng các tri thức lý luận chặt chẽ, khắc phục
lòng tin mù quáng.
Ông xác nhận nhiệm vụ của triết học mới bao gồm:
 Nhiệm vụ tối thượng là tăng cường quyền lực tinh thần để thống trị giới tự
nhiên, chấn hưng đất nước, khắc phục lợi ích cho con người [1,133].
 Nhiệm vụ trước mắt là đại phục hồi cho khoa học bằng cách cải tạo toàn
bộ tri thức hiện có, xóa bỏ những sai lầm chủ quan, sử dụng hiệu quả tư
duy khoa học để khám phá ra trật tự của thế giới khách quan, tiến đến xây
dựng một hình ảnh về thế giới tư duy giống như nó tồn tài trong hiện thực
[1,133].
Còn nhiệm vụ của khoa học mới là khám phá ra các quy luật của thế giới,
chứ không đi tìm nguyên nhân cuối cùng [1,133].
Từ những tư tưởng này, Ph. Bêcơn xây dựng hệ thống triết học của mình
về thế giới quan, về con người, về nhận thức và phương pháp nhận thức.
1.1.2 Quan niệm về thế giới
Chịu ảnh hưởng bởi các tư tưởng triết học duy vật của các nhà triết học
Hy Lạp cổ đại như: lý luận về hình dạnh của Arixtốt, nguyên tử luận của Đêmôc
rít, … Ph. Bêcơn cho rằng giới tự nhiên tồn tại khách quan, đa dạng và thống
nhất:
 Tính khách quan của thế giới được thể hiện là thế giới tồn tại một cách
khách quan không phụ thuộc vào tình cảm, uy tín, nhận thức (cái chủ
quan) của con người. Triết học và khoa học không thể biết cái gì về thế
giới vật chất khách quan đó.
 Về tính đa dạng của thế giới, Ph. Bêcơn đã kế thừa thuyết nguyên nhân
của Arixtốt khi cho rằng mọi vật tồn tại đều có nguyên nhân: vật chất,
hình thức, vận động và mục đích. Xóa bỏ nguyên nhân mục đích, ông cho
NTH: Huỳnh Minh Khánh Trang 2
Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và giá trị và hạn chế của nó
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
rằng mọi vật trên thế giới đều tồn tại từ 3 nguyên nhân: vật chất, hình

dạng và vận động.
o Vật chất là các phần tử rất nhỏ, có tính chất khác nhau. Khác với quan
điểm của Arixtốt xem vật chất là bản thể thụ động, thì Ph. Bêcơn xem
vật chất có nhiều tính chất khác nhau, có sinh khí.
o Hình dạng là nguyên nhân làm cho các sự vật trở thành khác nhau, là
lý do đầy đủ để sự vật xuất hiện, là bản chất chung của các sự vật cùng
loại, là quy luật chi phối sự vận động của chúng.
o Vận động là bản năng là sinh khí của sự vật, là thuộc tính quan trọng
nhất của vật chất. Theo Ph. Bêcơn cho rằng có 19 dạng vận động,
trong đó hình dạng là dạng vận động mà nhờ vào nó các phần tử vật
chất cấu thành sự vật, và đứng im cũng là dạng vận động.
 Tính thống nhất: các thuộc tính của mọi vật: vật chất, hình dạng, vận
động thống nhất với nhau nên nhận thức bản chất của sự vật vật chất là
khám phá ra hình dạng, là vạch ra các quy luật vận động chi phối chúng.
Từ đây, có thể thấy rằng, về cơ bản Ph. Bêcơn đã phân loại vận động theo
cảm tính, mô tả, chưa biết phân loại theo cấp độ khác nhau về cấu trúc của vật
chất, mà hầu như quy toàn bộ các dạng vận động thành các hình thức vận động
cơ học hay triết học của Ph. Bêcơn theo chủ nghĩa duy vật máy móc.
1.1.3 Quan niệm về con người
Mặc dù Ph. Bêcơn cho rằng con người là sản phẩm của thế giới nhưng
ông cũng coi con người bao thể xác và linh hồn, và không chỉ có thể xác mà cả
linh hồn của con người đều được cấu tạo từ vật chất, đây cũng là quan điểm thần
học trong tư tường triết học của Ph. Bêcơn. Ông xem linh hồn con người có thể
cảm giác và tồn tại trong bộ nảo của chúng ta, vận động theo các dây thần kinh
và mạch máu trong cơ thể. Với tư tưởng duy vật máy móc, theo ông khoa học
nghiên cứu con người và linh hồn của nó phải là khoa học tự nhiên.
1.1.4 Quan niệm về nhận thức và phương pháp nhận thức
NTH: Huỳnh Minh Khánh Trang 3
Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và giá trị và hạn chế của nó
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa

1.1.4.1Quan niệm về nhận thức
Ph. Bêcơn cho rằng quá trình nhận thức xảy ra bắt đầu từ thế giới khách
quan, thông qua kinh nghiệm cảm tính, tiến đến tư duy lý tính để xây dựng các tri
thức khách quan về thế giới [1,135]. Theo ông thì cảm giác, kinh nghiệm là
nguồn gốc duy nhất của mọi tri thức. Khoa học phải là khoa học thực nghiệm, sử
dụng tư duy tổng hợp và phương pháp quy nạp để khái quát các dữ kiện do kinh
nghiệm mang lại nhằm khám phá ra các quy luật, bản chất của thế giới khách
quan, đa dạng và thống nhất [1,134]. Do vậy tri thức khoa học luôn mang tính
khách quan, hoàn toàn không phụ thuộc vào tình cảm, ý chí, lợi ích chủ quan của
con người.
Với mong muốn tạo ra một thế giới thật sự khách quan, Ph. Bêcơn đã chỉ
ra những hạn chế trong khả năng nhận thức của con người, những hạn chế không
phải chỉ dẫn đến những sai lầm vụn vặt và nhất thời, mà là những sai lầm nghiêm
trọng không thể tránh khỏi của con người trong nhận thức. Ông gọi chúng là các
“ảo tưởng”.
Theo Ph. Bêcơn quá trình nhận thức của con người bị chi phối bởi những
yếu tố chủ quan như mắc phải các ảo tưởng:
 Ảo tưởng loài là sai lầm gây ra do con người nhằm lẫn bản tính chủ quan
của trí tuệ của mình với bản tính khách quan của sự vật. Con người
thường hay gán ép cho sự vật khách quan các đặc điểm chủ quan của con
người [3,273].
 Ảo tưởng hang động xuất hiện trong quá trình nhận thức cụ thể của từng
cá nhân con người. Đây là một dang của ảo tưởng loài nhưng ứng với từng
người có hoàn cảnh giáo dục, môi trường khác nhau nên sẽ biểu hiện ở các
mức hình thức khác nhau [3,274].
 Ảo tưởng thị trường là nhận thức sai lầm hình thành khi con người
không xuất phát từ tình hình thực thế khách quan của sự vật mà theo tập
quán, số đông, thói quen của mình [3,274].
NTH: Huỳnh Minh Khánh Trang 4
Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và giá trị và hạn chế của nó

GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
 Và ảo tưởng nhà hát là nhận thức sai lầm do ảnh hưởng có hại của nhiều
học thuyết, quan niệm sai lầm được củng cố bởi các thế lực thống trị, tôn
giáo làm cản trở quá trình nhận thức chân lý [3,275].
Và trong các ảo tưởng này thì ảo tưởng nhà hát là nguy hiểm nhất, đưa
đến nhận thức con người sai lầm nhất.
Để khắc phục những các ảo tưởng hay nhận thức sai lầm này, phải khách
quan hóa hoạt động nhận thức. Điều này được thực hiện bằng cách tiếp cận trực
tiếp thế giới tự nhiên mà không thông qua uy tín, sách vở, lòng tin, tín điều…mà
tiếp cận bằng quan sát, làm thí nghiệm, hoàn thiện công cụ nhận thức, nhân cách
cá tính cá nhân của từng con người, và đặc biệt là biết sử dụng phép quy nạp
khoa học, biết tổng hợp và khái quát hóa một cách đúng đắn các tài liệu kinh
nghiệm cảm tính [1,135].
1.1.4.2 Quan niệm về phương pháp nhận thức
Ph. Bêcơn cho rằng từ trước đến nay, tư duy cũ chỉ sử dụng chủ yếu
phương pháp “con nhện” và phương pháp “con kiến”. Đây là phương pháp nhận
thức sai lầm, chỉ giúp con người hiểu được vẽ bên ngoài của sự vật, chứ không
thể được bản chất bên trong. Ông đã khắc phục hai phương pháp này bằng tư duy
mới là nhà khoa học phải là nhà khoa học thực nghiệm biết sử dụng điêu luyện
phương pháp con ong. Là phương pháp từ những tri thức do cảm tính đem lại chế
biến chúng, như con ong biến mật hoa thành mật ong, rút ra những tri thức mới
bằng tư duy lý tính. Theo ông, quá trình nghiên cứu - nhận thức đúng đắn cần
phải trải qua 3 bước [1,137]:
 Đầu tiên thông qua quan sát, thí nghiệm để rút ra các tài liệu kinh nghiệm
cảm tính.
 Sau đó hệ thống hóa, phát hiện các mối quan hệ nhân quả xâ dựng ra các
giả thiết.
 Và cuối cùng là dùng phương pháp quy nạp khoa học để khái quát hóa các
giả thiết này thành các nguyên lý, định luật tổng quát (của khoa học thực
nghiệm), nếu sai thì lập lại giả thuyết mới.

NTH: Huỳnh Minh Khánh Trang 5
Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và giá trị và hạn chế của nó
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Từ những tìm hiểu trên, chúng ta nhận thấy Ph. Bêcơn là người có công
khởi xướng ra tư tưởng cần thiết phải xây dựng một hệ thống phương pháp luận
mới, phù hợp với sự phát triển của triết học và khoa học thời cận đại.
1.2 Những tư tưởng của Tôma Hốpxơ (1588 - 1679)
T. Hốpxơ là nhà triết học nổi tiếng, đại diện ưu tú của chủ nghĩa duy vật
Anh thế kỷ XVII, ông đã hệ thống hoá và phát triển nhiều quan niệm chủ nghĩa
duy vật kinh nghiệm, khắc phục tính thần học trong tư tưởng triết học của Ph.
Bêcơn.
Kế thừa Ph. Bêcơn, T. Hốpxơ cho rằng tri thức là sức mạnh, do vậy phải
tăng cường phát triển các khoa học, nhất là triết học. Tuy nhiên, khác với Ph.
Bêcơn, T. Hốpxơ khẳng định thần học là lĩnh vực hoàn toàn thuộc về tôn giáo,
còn triết học là hoạt động trí tuệ của con người nhằm khám phá ra bản chất của
sự vật. Tất cả những lĩnh vực khoa học như hình học, vật lý học, đạo đức đều
chỉ là những lĩnh vực khác nhau của triết học. Theo ông, vấn đề trung tâm của
triết học là vấn đề về con người [2,224]. Nhưng do con người vừa là một thực thể
tự nhiên, vừa là một thực thể đạo đức và tinh thần, nên theo T. Hốpxơ triết học
phải bao gồm 2 bộ phận chủ yếu là triết học tự nhiên và triết học xã hội.
1.2.1 Quan niệm về thế giới
Cùng giống như Ph. Bêcơn, T. Hốpxơ cho rằng thế giới tồn tại khách
quan, có trước con người và không do Thượng đế tạo ra. Tuy nhiên, ông không
kế thừa hoàn toàn của Ph. Bêcơn, với quan điểm duy danh, ông cho rằng các sự
vật trong thế giới đều tồn tại riêng lẽ và chỉ có các vật thể riêng lẻ mới tồn tại
khách quan, mọi sự vật đều quy về quan hệ số lượng cơ học, toán học, vì thế là
một thế giới không thuộc tính, không màu sắc [1,139]. Đây là một bước lùi so
với bức tranh thế giới nhiều tính chất, nhiều màu sắc của Ph. Bêcơn.
1.2.2 Quan niệm về con người
Con người, theo T.Hôpxơ là một thực thể thống nhất giữa tính tự nhiên và

tính xã hội. Về bản tính tự nhiên, mọi người khi sinh ra đều như nhau, sự khác
nhau nhất định giữa họ không lớn. Nhưng con người ai cũng có khát vọng và nhu
NTH: Huỳnh Minh Khánh Trang 6
Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và giá trị và hạn chế của nó
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
cầu riêng của mình. Đây là tiền đề để con người làm điều ác. Về bản tính xã hội,
do nhu cầu thoát ra khỏi nguy cơ nguy hiểm do con người thường hay tranh
giành để đạt cái gì mà mình muốn do khả năng con người sẽ làm đều ác, con
người đã ký các khế ước xã hội, hình thành các quốc gia. Con người hoạt động
dưới sự quản lý của quốc gia [3,282].
1.2.3 Quan niệm về nhận thức và phương pháp nhận thức
T. Hốpxơ cho rằng, mọi quá trình nhận thức đều dựa trên ý tưởng, mọi ý
tưởng đều có cội nguồn từ cảm giác về thế giới bên ngoài. Từ các cảm giá này
kết hợp với tu duy mà các ý tưởng hình thành các ý tưởng mới. Tuy nhiên do quá
trình nhận thức chỉ là những thao tác trên những cảm giác về những sự vật riêng
lẻ trong thế giới nên sản phẩm mà nhận thức mang lại chỉ kinh nghiệm tri thức về
những sự kiện mang tính sự kiện, đơn nhất hay đang xảy ra. Điều này chỉ mang
lại những tri thức xác suất, không chắc chắn [1,140].
T. Hốpxơ khẳng định chân lý không phải tính chất gắn liền với các vật
riêng lẻ mà là tính chất của các suy diễn về sự vật do tư duy chúng ta tiến hành.
Do T. Hốpxơ là nhà triết học duy vật cơ học máy móc, nên ông xem toán học, cơ
học là tuy duy mẫu mực cho bất kỳ khoa học nào. Chúng sử dụng ngôn ngữ hay
tên gọi chung và phép suy diễn tổng quan để thực hiện các thao tác chứng minh.
Do đó chứng cho phép nhận thức được mối liên hệ tất yếu, khám phá ra các tri
thức chắc chắn và chính xác.
1.3 Những tư tưởng của Giôn Lốccơ (1632 - 1704)
Gi. Lốccơ tiếp tục kế thừa chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm của Ph. Bêcơn,
phát triển chúng theo khuynh hướng duy giác. Mặc dù kế thừa tư tưởng về chủ
nghĩa kinh nghiệm duy vật của Ph. Bêcơn nhưng không giống như Ph. Bêcơn và
T. Hốpxơ, quan điểm về thế giới quan hay nhân sinh quan của G. Lốccơ không

phân định rõ ràng, có sự dao động giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật
bên trong nó.
1.3.1 Quan niệm về thế giới quan
NTH: Huỳnh Minh Khánh Trang 7
Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và giá trị và hạn chế của nó
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Ông cho rằng các sự vật có những đặc tính vừa tồn tại khách quan, lại vừa
tồn tại chủ quan. Ông chia đặt tính của sự vật ra làm 2 phần [1,143]:
 Đặc tính có trước mang tính chất khách quan không phụ thuộc vào cảm
giác của con người như quán tính, khối lượng, … Chúng không mất đi dù
ta biến đổi sự vật thế nào đi nửa. Nhiệm vụ của các nhà khoa học là phải
tìm ra chúng.
 Đặc tính có sau có thể mang tính chất khách quan hoặc tính chất chủ
quan như âm thanh, mùi vị, màu sắc, Chúng rất dễ biến đổi và không
giống nhau ở những người khác nhau.
1.3.2 Quan niệm về con người
Đây là tư tưởng nổi bật trong triết học của Gi. Lốccơ. Ông cho rằng con
người ban đầu lúc mới sinh ra chỉ là một tấm bảng trắng, nghĩa là không có năng
lực hay tri thức bẩm sinh. Mọi tri thức của con người đều bắt đầu từ cảm giác,
kinh nghiệm.
Ông phân chia cảm giác con người thành cảm giác bên ngoài (mang tính
khách quan) và cảm giác bên trong (mang tính chủ quan) [1,143]. Đồng thời, ông
cũng đi tới tư tưởng triết học kinh nghiệm duy giác khi khẳng định không có cái
gì trong lý tính mà trước đó không có trong cảm tính. Tập hợp các kinh nghiệm
sẽ đưa đến đời sống tâm lý – tư tưởng con người.
NTH: Huỳnh Minh Khánh Trang 8
Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và giá trị và hạn chế của nó
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
CHƯƠNG II: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY
VẬT KINH NGHIỆM ANH

2.1 Những giá trị của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh
Xuất hiện trong bối cảnh lịch sử thời kỳ Cận đại tại Tây Âu, vào lúc
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đang có sự vươn lên mạnh mẽ chống lại
phương thức sản xuất phong kiến cũ kỹ, chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh
đóng vai trò rất quan trọng, có những giá trị rất to lớn với lịch sữ triết học Tây
Âu nói riêng và của triết học thế giới nói chung.
 Điều đầu tiên, chủ nghĩa kinh nghiệm Anh hình thành các tư tưởng triết
học mới để chống lại và xóa bỏ các tư tưởng chủ nghĩa kinh viện tồn tại đã
từ rất lâu với sự hậu thuẩn của tầng lớp chính trị thống trị - nhà thờ thiên
chúa giáo. Phục hồi, kế thừa và phát triển các tư tưởng duy vật cổ đại,
xem thế giới tồn tại khách quan trước con người.
 Lần đầu tiên sau thời gian đêm trường trung cỗ ảm đạm, triết học mới
được tiếp tục được phát triển với quan điểm là khoa học của mọi khoa
học. Điều này giúp cho việc nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng của
khoa học và triết học; sự cần thiết phải đẩy mạnh sự phát triển của chúng
như một nền tảng lý luận của công cuộc chấn hưng và phát triển kinh tế
của đất nước.
 Xây dựng mục đích của triết học và khoa học là xây dựng các tri thức lý
luận chặc chẽ, đầy tính thuyết phục. Triết học và khoa học phải xuất phát
từ tinh thần “tri thức là sức mạnh” và “lý luận thống nhất với thực tiển”.
 Hình thành phương pháp luận phù hợp với thời đại là tri thức đi đến từ
kinh nghiệm cảm giác, thông qua quá trình tư duy lý tính để hình thành.
 Thực hiện cuộc cách mạng của con người trong việc chinh phục thế giới
tự nhiên bằng cách nắm bắt các quy luật khách quan của thế giới tự nhiên;
bắt giới tự nhiên phải phục vụ cho lợi ích của con người.
 Đặt nền móng về phương pháp luận giúp hình thành và phát triển các
ngành khoa học mới. Đưa ra phương pháp “con ong” cách tân để thay thế
NTH: Huỳnh Minh Khánh Trang 9
Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và giá trị và hạn chế của nó
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa

cho các phương pháp nhiều hạn chế, xưa cũ là phương pháp “con kiến” và
phương pháp “con nhện”. Đề cao tầm quan trọng của phương pháp quy
nạp khoa học.
 Là tư tưởng khai sáng có ảnh hưởng rất lớn đến các tư tưởng của nhiều
nhà triết học sau này. Như từ tư tưởng duy vật kinh nghiệm của Ph.
Bêcơn, Gi. Lốccơ đã phát triển theo chiều hướng kinh nghiệm duy giác
nhưng lại không triệt để trong lập trường chủ nghĩa duy vật hay duy tâm
đã làm cho chủ nghĩa duy giác của Gi. Lốccơ trở thành cội nguồn lý luận
đưa đến sự xuất hiện của chủ nghĩa duy tâm chủ quan Béccơly lẫn chủ
nghĩa duy vật Pháp.
 Khái quát những sai lầm trong nhận thức của con người dưới dạng những
ảo tưởng; phân loại chúng nhằm giúp cho hoàn thiện quá trình nhận thức
của con người.
 Những nhà triết học của trường phái triết học duy vật kinh nghiệm Anh là
những người đầu tiên cổ súy cho việc hình thành và phát triển các lý luận
triết học mới. Đồng thời cũng ủng hộ việc khôi phục và hình thành thêm
các ngành khoa học mới để giúp con người nắm được quy luật khách quan
của thế giới; giúp tăng cao năng suất lao động của con người.
2.2 Những hạn chế của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh
Mặc dù có nhiều đóng góp rất có giá trị cho thế giới triết học và con
người, nhưng chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh do đặc điểm của thời đại, và
nhiều yếu tố khác làm cho nó còn nhiều mặt hạn chế.
 Trong thời kỳ Cận đại tại Tây Âu khoa học cơ học phát triển mạnh mẽ và
cực kỳ được xem trọng, nên các tư tưởng trong trường phái duy vật kinh
nghiệm Anh mang trong mình tư tưởng chủ nghĩa duy vật máy móc. Đồng
thời đó, quan niệm về thế giới quan là siêu hình.
 Vai trò của triết học quan trọng nhưng không phải là khoa học của mọi
khoa học (có thể vào thời kỳ này quan niệm này đúng nhưng hiện nay
NTH: Huỳnh Minh Khánh Trang 10
Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và giá trị và hạn chế của nó

GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
quan điểm này không còn đúng nữa, ngày nay triết học là một trong những
môn khoa học và các môn khoa học khác dựa trên môn học này).
 Trong quan niệm về nhân sinh quan của Ph. Bêcơn vẫn còn tính chất thần
học. Ông xem linh hồn là vật chất, nó tồn tại bên trong bộ nảo, và vận
động thông qua mạch máu con người.
 Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh nhìn nhận thế giới tồn tại khách quan
với ý thức của con người. Nhưng đồng thời nó cũng loại bỏ hẳn chủ quan
của thế giới vật chất, điều này là không đúng.
 Một tư tưởng chủ đạo trong chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh là tư
tưởng chủ nghĩa duy vậy duy danh của T. Hốpxơ. Ông cho rằng các sự vật
trong thế giới đều tồn tại riêng lẽ và chỉ có các vật thể riêng lẻ mới tồn tại
khách quan, mọi sự vật đều quy về quan hệ số lượng cơ học, toán học, vì
thế là một thế giới không thuộc tính, không màu sắc.
 Dù là một trường phái tư tưởng cấp tiến vào thời điểm này, nhưng chủ
nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh cũng chỉ phục vụ cho tầng lớp tư sản, tầng
lớp thống trị mới. Nó không phải là tư tưởng phục vụ cho mọi tầng lớp
khác như tầng lớp vô sản (vì khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra
đời nó hình thành cả tầng lớp tư sản bốc lột và tầng lớp vô sản bị bốc lột).
NTH: Huỳnh Minh Khánh Trang 11
Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và giá trị và hạn chế của nó
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
KẾT LUẬN
Mặc dù có những khuyết điểm do yếu tố thời đại, nhưng với những giá trị
đóng góp to lớn cho lịch sự phát triển của triết học phương Tây nói riêng và của
thế giới nói chung, có thể xem Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh là trường
phái khởi đầu cho sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ của triết học sau này.
Tựu chung lại, những giá trị nổi bật của trường phái chủ nghĩa duy vật
kinh nghiệm Anh là:
 Phục hồi lại quan điểm duy vật trong nhìn nhận thế giới vật chất.

 Mở ra các cơ hội phát triển các nghành khoa học mới.
 Kế thừa và phát triển phương pháp nhận thức từ kinh nghiệm, từ cảm giác
và tư duy lý tính.
 Hình thành các tư tưởng triết học mới để khắc phục, thay thế triết học kinh
viện đã tồn tại từ rất lâu tại Tây Âu.
NTH: Huỳnh Minh Khánh Trang 12
Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và giá trị và hạn chế của nó
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bùi Văn Mưa (chủ biên). Triết học-Phần 1-Đại cương về lịch sử triết học,
Lưu hành nội bộ, 2011.
[2] Bùi Thanh Quất, Vũ Tình. Lịch sử triết học, Nhà xuất bản Giáo Dục, 2001.
[3] Nguyễn Hữu Vui. Lịch sử triết học. Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, 1998.
NTH: Huỳnh Minh Khánh Trang 13

×